Đá Núi Le của Việt Nam tại Trường Sa

1.047 (lượt xem) |

Đá Núi Le của Việt Nam tại Trường Sa

Đá Núi Le, tiếng Anh là Cornwallis South Reef (QT) nằm tại tọa độ: 8º45′ B – 114º10’ Ð là một phần của London Reefs về phía cực Đông thuộc cụm Trường Sa do Việt Nam chiếm giữ. Đặc điểm: trải dài theo trục Bắc-Nam với chiều dài khoảng 10 km và chiều rộng khoảng 4 km. Khi thuỷ triều xuống thấp nhất thì rải rác có những chỗ nhô lên khỏi mặt nước. Tổng diện tích của rạn vòng này là 35 km² so với diện tích 2.74 km² của đảo nhân tạo Chữ Thập của Trung Quốc. Việt Nam chiếm giữ từ năm 1988 với 2 điểm đóng quân (1 ở góc Đông Bắc và 1 ở góc Tây Nam). So sánh với các đảo nhân tạo của Trung Quốc thì đá Núi Le rất thuận tiện để xây đảo nhân tạo.

Đá Núi Le; tiếng Anh: Cornwallis South Reef; tiếng Filipino: Osmeña; Trung văn giản thể: 华礁; bính âm: Nánhuá jiāo, Hán-Việt: Nam Hoa tiêu, cách bờ biển VN khoảng 345 hải lý

Đá Núi Le với 2 điểm đóng quân của VN – Ảnh GE 11/11/2015

 

Điểm đóng quân Tây Nam

ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TRUNG QUỐC TẠI TRƯỜNG SA

Từ năm 2014, Trung Quốc đã huy động trên dưới 100 tàu hút cát, bắt đầu cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa có diện tích 2.74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11.5 tỉ USD). Theo Diplomat thì bài báo trên China Youth Net thì Trung Quốc dùng cách hút cát lên chứ không phải nạo vét cát từ đáy biển lên theo cách đã lỗi thời – là vượt trội hơn nhiều vì nó tạo nên những đảo cao hơn có khả năng chịu được sóng tốt hơn. “Việc xây đảo là không đơn giản như nó có vẻ” mà đây là một dự án kỹ thuật tích hợp cực kỳ phức tạp mà kiểm nghiệm sức mạnh quốc gia toàn diện của một nước. Không phải ai cũng có thể biến một rạn san hô nhỏ thành một sân bay giữa đại dương như Trung Quốc. Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3,125 m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám.

TÌNH HÌNH ĐÁ NÚI LE TÍNH ĐẾN 12/2015

Những tin tức về việc Việt Nam cải tạo đá Núi Le chỉ biết trên bài viết trên mạng Anh Ba Sàm ngày 6/2/2016 trích dẫn các tài liệu của Trung Quốc. Theo Diplomat thì các hình ảnh được China Youth Net đang đã được phóng to khiến khó xác nhận công việc bồi đắp được thực hiện trong thực tế ở Đá Núi Le. Tuy nhiên, ảnh vệ tinh riêng của Đá Núi Le chụp vào ngày 07/12/ 2015, theo trang web của Trung Quốc Baike, cho thấy, toàn bộ thể địa lý này với hai khu vực có bồi đắp.

Cũng theo báo này, các ảnh vệ tinh chụp ngày 4/4/2015 cho thấy VN đã bắt đầu xây dựng đảo nhân tạo ở 2 vị trí đang chiếm đóng. Có tổng cộng khoảng đất 0.03 km² có thể được nhìn thấy trên cả hai phía đông và phía tây của rạn san hô. Nếu điều này đúng thì diện tích bồi đắp ở đây khá nhỏ nhoi, chỉ 3 ha so với hơn 810 ha (8 km²) của Trung Quốc theo số liệu tới tháng 10/15.

Địa điểm xây dựng của Việt Nam ở góc Đông Bắc (ảnh trên báo Trung Quốc) 31/12/15

Địa điểm xây dựng của Việt Nam ở góc Tây Nam (ảnh trên báo Trung Quốc) 31/12/15

Theo Nhân Dân Nhật báo (People Daily Online) của Trung Quốc, ngày 2 tháng 2 năm 2016 dẫn từ trang mạng Thanh niên Trung Quốc (China Youth Net), đảo mà Việt Nam xây ở Đá Núi Le có thể đã bị cơn bão Jasmine thổi mất hồi tháng 12/2015.

Ảnh so sánh diện tích lúc đầu (25/8/15) với diện tích sau khi bị bão (31/12/15) từ báo Trung Quốc

Trang mạng China Youth Net không tập trung chỉ trích Việt Nam cải tạo đất, mà chủ ý muốn khoe rằng về mặt công nghệ và khả năng xây đảo nhân tạo của Trung Quốc hơn xa Việt Nam. Bài báo viết: “Xây đảo nhân tạo không giản dị như người ta tưởng. Đây là một công trình cực kỳ phức tạp, thể hiện quyền lực quốc gia của một nước”.

KẾT LUẬN

Trước 2015, Philippines và Việt Nam ở thế thượng phong tại Trường Sa, chiếm 13 trong số 15 đảo tự nhiên với tổng diện tích 1.828 km². Tình trạng này thay đổi vào cuối năm 2015 khi Trung Quốc hoàn tất 7 đảo nhân tạo với diện tích 8 km² và phi đạo đầu tiên dài 3,000 m trên đảo Chữ Thập. Trong số 6 đảo tự nhiên và các bãi đá ngầm mà Việt Nam chiếm thì Việt Nam tăng gấp ruởi diện tích của đảo Sơn Ca  từ 41,690 m² lên 62,690 m². Trong khi đó, tại đảo Đá Tây, khoảng 65,000 mét đất đã được cải tạo với một số cơ sở mới, trong đó có một cảng biển mới xây. Hoạt động này dường như được bắt đầu từ tháng Tám 2012, tức từ lâu trước khi Trung Quốc khởi sự kế hoạch bồi đắp và cải tạo lớn ở Trường Sa. Đá Núi Le với rặng san hô tương đối thẳng ở phía Tây dài khoảng 4,000 m có khả năng bồi đắp thành phi đạo 3,000 m nhưng đòi hỏi nhiều công sức về tài chánh và kỹ thuật. Mục tiêu chiến lược trong việc xây đảo nhân tạo của Việt Nam là điều cần phải nghiên cứu thêm để cân bằng lợi ích và chi phí.

Đảo Sơn Ca với khu vực cải tạo về phía Tây

THAM KHẢO

1.     Bài viếtBáo Trung Quốc chê đảo nhân tạo của Việt Nam không bằng của TQ” trên đài VOA ngày 5/2/2016

2.     Bài viết “Trung Quốc chê Việt Nam làm đảo nhân tạo quá kém” trên mạng Người Việt ngày 5/2/2016.

3.     Bài viếtĐảo Việt Nam xây ở Đá Núi Le bị bảo thổi bay mất ?” trên mạng Anh Ba Sàm ngày 6/2/2016.

—–