Tập trận hàng hải ASEAN-US

511 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Hoa Kỳ và 10 thành viên ASEAN từ 2 đến 6/9/2019, ở ngoài khơi Vịnh Thái Lan và mở rộng cho tới vùng Cà Mau ở cực Nam của Việt Nam tiếp tục thu hút sự chú ý. Cuộc tập trận kéo dài 5 ngày có sự tham dự của ít nhất tám tàu hải quân và một số phi cơ được cho là có nhiều ẩn ý chính trị, nhất là đối với Hoa Kỳ, Việt Nam và Trung Quốc. Tập trận hàng hải ASEAN-US với tất cả các quốc gia ASEAN mang tính biểu tượng lớn. Điều đó có nghĩa là bất chấp sự bất mãn của Trung Quốc đối với những gì nước này xem là hành động bên ngoài xen vào tình hình Biển Đông, ASEAN rất muốn thấy sự tham gia của Mỹ trong một hiện diện quan trọng về quốc phòng và an ninh khu vực. Từ thời Tổng thống Obama, Hoa Kỳ đã muốn có cuộc tập trận này nhưng mãi đến giờ mới thực hiện được. Cuộc tập trận này và tầm quan trọng của nó cần được nhìn thấy trong bối cảnh cuộc tập trận hàng hải ASEAN-Trung Quốc gần một năm trước, và đề xuất của Trung Quốc trong Dự thảo Duy nhất Bộ quy tắc Ứng xử về Biển Đông (SDNT), hiện đang được các nước ASEAN đàm phán. Đề xuất này quy định rằng “các bên không được tham gia tập trận với những nước ngoài vùng, trừ khi tất cả các bên liên quan được thông báo trước, và không phản đối.”

SỰ CHUẨN BỊ CỦA CÁC NƯỚC THAM DỰ

Ngày 2/9/2019, cuộc diễn tập AUMX (ASEAN-US Maritime Exercise) giữa Hoa Kỳ và 10 nước ASEAN bắt đầu. Mạng báo Bangkok Post loan tin dẫn nguồn ASEAN rằng hoạt động vừa nêu là cuộc diễn tập hàng hải đầu tiên giữa Hoa Kỳ và khối các nước ASEAN. Thật sự, cuộc diễn tập hàng hải ASEAN-Hoa Kỳ đã được thỏa thuận giữa các bộ trưởng quốc phòng 10 nước thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á và Mỹ năm 2018. Mười quốc gia thành viên ASEAN gồm Thái Lan, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Việt Nam cùng với Hoa Kỳ đã khai mạc cuộc diễn tập chung ở căn cứ của Hải quân Hoàng gia Thái Lan tại Sattahip. Cuộc tập trận AUMX kéo dài 5 ngày bắt đầu từ căn cứ hải quân Sattahip ở Thái Lan và kết thúc ở Singapore.

Tại họp báo, Phó Đề đốc Tynch của Hoa Kỳ nhắc lại rằng năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 25 năm hợp tác và đào tạo hàng hải giữa Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á. Mối liên hệ giữa hải quân Mỹ với các nước Đông Nam Á cũng dễ dàng nhìn thấy ở các cuộc diễn tập quân sự Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng phối hợp trên biển (CARAT) hay Hợp tác và huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT). AUMX có điểm khác biệt với CARAT hay SEACAT. Ông Tynch nói với các phóng viên: “Mô hình AUMX năm nay là nhằm tăng cường nhận thức về tình huống và khả năng tương tác cho toàn bộ ASEAN và cho Mỹ nữa. Vì vậy, trọng tâm của AUMX thực sự là về các kỹ năng được áp dụng trên toàn cầu đối với an ninh hàng hải”. Có thể thấy cụm từ “toàn bộ ASEAN” chính là khác biệt, như cách TS Collin Koh Swee Lean – nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh hàng hải (Mỹ) – phân tích, nên phân biệt giữa “Đông Nam Á” và ASEAN. Nếu SEACAT hay CARAT cũng có sự tham gia của “các nước Đông Nam Á”, quả thực giới quan sát không hề nhầm lẫn khi nói rằng AUMX là lần đầu tiên Mỹ diễn tập hàng hải riêng với toàn thể các thành viên ASEAN. Cuộc diễn tập chỉ diễn ra một lần duy nhất, không theo cơ chế thường xuyên. Các cuộc diễn tập trong tương lai tùy theo sự đồng thuận giữa Hoa Kỳ và các nước ASEAN.

Theo tờ Bangkok Post (2/9/2019), Hoa Kỳ cử các tàu USS Montgomery (LCS 8), USS Wayne E. Meyer (DDG 108), ba trực thăng MH-60, một phi cơ P-8 Poseidon và một số đơn vị khác tham gia tập trận. Khu trục hạm Wayne E. Meyer là chiếc tàu Mỹ gần đây đã áp sát hai đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông, nơi tàu Hải Dương 8 từng vào tiếp liệu.

Tin cho biết thêm dự kiến, cuộc diễn tập được đặt dưới sự chỉ huy của một Đô đốc Thái Lan và Phó Đề đốc Joey Tynch – Tư lệnh Phân đội KTH số 7 thuộc Hạm đội 7. Bộ chỉ duy diễn tập được đặt trên tàu HTMS Krabi (OPV 551) của hải quân Thái Lan. Bên cạnh đó có sự tham gia của các thành viên ASEAN và hải quân Hoa Kỳ.

Diễn tập hải quân ASEAN – Mỹ (AUMX) diễn ra trên vùng biển quốc tế, bắt đầu tại căn cứ hải quân Sattahip nằm trên bờ vịnh Thái Lan và kéo dài đến tỉnh Cà Mau của Việt Nam từ ngày 2 đến 6/9 và kết thúc ở Singapore với sự tham gia của 8 tàu chiến, 4 máy bay chiến đấu từ 7 quốc gia cùng 1,250 binh sĩ của Mỹ và tất cả 10 nước ASEAN.

Lể khai mạc buổi diễn tập

  • Trong suốt quá trình chuẩn bị kéo dài hơn 1 năm cho AUMX, Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho việc lên kế hoạch diễn tập, bao gồm các khoa mục như chia sẻ thông tin tình báo; tìm kiếm, theo dõi và khám xét tàu khả nghi trên biển. Đặc biệt, 3 chiến hạm KDB Darulaman của Brunei, KDB Ramon Alcaraz của Philippines và tàu săn ngầm số 18 của Việt Nam đã hội quân tại Trường Sa ngày 26/8 trước khi qua vịnh Thái Lan tham gia cuộc diễn tập. Tàu hải quân 18 là tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang Flight III, với lượng giãn nước 1,200 tấn và được trang bị vũ khí mạnh.

Tàu 18 Việt Nam (phía xa) được chụp từ tàu BRP Ramon Alcaraz (PS-16) của Hải quân Philippines

  • Một chi tiết thú vị củng cố cho khác biệt trên là Myanmar cũng cử tàu khu trục UMS Kyan Sittha tham gia đợt diễn tập này, bất kể quân đội Myanmar nằm trong diện trừng phạt của Mỹ.
  • Cuộc diễn tập hàng hải đầu tiên giữa Mỹ và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), còn gọi là AUMX, không nhằm đối phó với một bên thứ ba nào. Nhưng nó mở đường cho một diễn biến quan trọng. Sự tham gia của Myanmar không phải là ngoại lệ duy nhất. Lào là nước không có biển cũng tham gia đào tạo vời tư cách quan sát viên. Campuchia, Myanmar, Singapore hay Thái Lan không có tranh chấp ở Biển Đông cũng tham gia.

Từ trái qua phải: Tàu tuần tra của Hải quân Hoàng gia Thái Lan – HTMS Krabi (OPV-551); tàu tác chiến cận bờ – USS Montgomery (LCS 8) của Mỹ; tàu khu trục lớp Formidable thuộc biên chế của Hải quân Singapore – RSS Tenacious (71); tàu hộ vệ UMS Kyan Sittha (F-12) của Myanmar; tàu tuần tra BRP Ramone Alcaraz (PS16) của Philippines; tàu tuần tra KDB Darulamen (OPV-08) của Brunei và tàu săn ngầm số 18 của Việt Nam tham gia diễn tập hải quân AUMX – Ảnh: US Navy

Từ trái qua phải: Tàu tuần tra HTMS Krabi (OPV-551) của Hải quân Hoàng gia Thái Lan, tàu tác chiến cận bờ USS Montgomery (LCS 8) của Mỹ và tàu hộ vệ UMS Kyan Sittha (F-12) của Myanmar dàn đội hình trong cuộc diễn tập AUMX tại vịnh Thái Lan ngày 4-9 – Ảnh: US Navy

Chuyên gia Hoa Kỳ điều khiển máy bay trực trực thăng MH-60S thuộc phi đội trực thăng chiến đấu trên biển (HSC 23), chuẩn bị rời khỏi tàu USS Montgomery (LCS 8) – Ảnh: US Navy

PHẢN ỨNG CỦA TRUNG QUỐC

Về ý nghĩa cuộc tập trận hải quân đầu tiên giữa Mỹ và ASEAN, giới phân tích đặc biệt ghi nhận dụng tâm của ASEAN nhấn mạnh đến mong muốn đa phương hóa mối quan hệ của mình, đặc biệt trong lãnh vực quân sự. Ý nghĩa này đặc biệt rõ trong bối cảnh gần đây Trung Quốc đã đưa vào bản dự thảo Bộ Quy Tắc Ứng Xử về Biển Đông một quy định theo đó “các bên không được tham gia tập trận với những nước ngoài vùng, trừ khi tất cả các bên liên quan được thông báo trước, và không phản đối”, một quy định được cho là nhằm loại việc hợp tác với Mỹ.

Cho đến bây giờ, chưa có bình luận từ Trung Quốc.

KẾT LUẬN

Cuộc diễn tập hàng hải đầu tiên giữa Mỹ và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), còn gọi là AUMX, không nhằm đối phó với một bên thứ ba nào. Nhưng nó mở đường cho một diễn biến quan trọng. Sự tham gia của Myanmar không phải là ngoại lệ duy nhất. Lào là nước không có biển cũng cử quan sát viên. Campuchia, Myanmar, Singapore hay Thái Lan không có tranh chấp ở Biển Đông cũng tham gia. Đây là lần đầu tiên 10 nước thành viên ASEAN tiến hành diễn tập chung với Mỹ. Hồi tháng 10/2018, Trung Quốc và ASEAN từng tiến hành đợt tập trận chung đầu tiên tương tự.

Cũng theo PĐĐ Tynch của Hải quân Hoa Kỳ, Mỹ sẽ nghiên cứu về việc có nên tổ chức thường xuyên các cuộc diễn tập tương tự với ASEAN trong tương lai. “Một khi cuộc diễn tập kết thúc an toàn, chúng tôi sẽ xem xét và quyết định chuyện sẽ làm sau này. Chúng tôi đang tập trung vào hoàn thành những việc cần phải làm ngay bây giờ”, PĐĐ Tynch nhấn mạnh. “Cuộc tập trận không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần mà là sự kiện mang lại giá trị thiết thực cho từng nước tham gia”, ông Tynch kết luận. “Đợt diễn tập là một môi trường hữu ích cho hải quân các nước ASEAN phối hợp cùng hải quân Mỹ củng cố hợp tác thực tiễn, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và xây dựng niềm tin”, đại tá Lim Yu Chuan, chỉ huy Phân đội 1 và Nhóm tàu chiến 185 của hải quân Singapore, nhận định. “Lực lượng hải quân các nước cần phối hợp để bảo vệ những tuyến đường thương mại hàng hải then chốt và đảm bảo an toàn cho các vùng biển”, ông nhấn mạnh.

Do vậy, theo quan điểm của ông Collin Koh thuộc Nanyang Technological University tại Singapore, trên tờ South China Morning Post, hoạt động quân sự này nên được hiểu đó là một tín hiệu chính trị nhắm tới Trung Quốc. Thế nhưng, chính cách hành xử của cường quốc châu Á trong việc xử lý các tranh chấp tại Biển Đông và nhất là trong việc thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC đã khiến những nước này lo ngại. Do vậy, theo quan điểm của ông Collin Koh, hoạt động quân sự này nên được hiểu đó là một tín hiệu chính trị nhắm tới Trung Quốc.

Chính việc Trung Quốc muốn đưa điều khoản sau đây trong văn bản dự thảo COC đã khiến nhiều nước bất bình. Theo đó, “các bên có liên quan không nên tham gia các hoạt động quân sự chung với các nước bên ngoài khu vực, trừ phi các bên có liên quan được thông báo trước và cho biết không phản đối”. Điều khoản này có tác động đến vấn đề chủ quyền, liên quan đến quyền được chọn đối tác và thời điểm tiến hành tập trận chung. Những chiến dịch này có một tầm quan trọng đối với các nước ASEAN trong việc xây dựng các năng lực chung để đối phó với các thách thức an ninh ngày càng lớn. Dù cuộc tập trận lần này chỉ là một hành động mang tính biểu tượng, nhưng cũng đủ khẳng định chiến lược của ASEAN: “Chơi với cả Trung Quốc và Mỹ”, không nghiêng về bên nào trong việc kiến tạo an ninh khu vực. Đối với ASEAN, về lâu dài, chiến lược này còn nhắm tới việc mở rộng quan hệ hơn nữa với nhiều cường quốc khác.

Việt Nam được sự ca ngợi từ các nước lân bang nhờ sự nhún nhường và tư cách lãnh đạo sau hậu trường của mình. Cả hai bên Trung Quốc và Việt Nam cho đến nay dường như đã thực hiện sự kiềm chế. Một lý do có thể là Trung Quốc đang bận tâm với những thách thức cấp bách hơn như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và phong trào biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông. Một lý do khác có thể là Việt Nam sẽ làm chủ tịch ASEAN vào năm tới và cả Bắc Kinh và Hà Nội đều không muốn thấy mối quan hệ của họ xấu đi đến mức làm phức tạp vai trò của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tình hình gần Bãi Tư Chính không thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Với sự hiện diện của rất nhiều tàu, khả năng vẫn là những cuộc đụng độ ngoài ý muốn khiến quan hệ trở nên xấu đi và dẫn đến một cuộc xung đột. Thậm chí có một quan điểm cho rằng nếu bị dồn vào chân tường, Hà Nội sẽ có hành động cứng rắn hơn. Về mặt ngoại giao, Việt Nam tìm cách vận động công luận quốc tế thông qua những tuyên bố quan ngại tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông đang bị đe dọa. Hoa Kỳ và các nước đồng minh có thể giúp Việt Nam đến mức nào cho đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn. Thực sự, nếu Trung Quốc đủ mạnh về thương mãi và quân sự thì họ chẳng ngần ngại gì trong việc tiến chiếm Biển Đông và biến các nước Đông Nam Á thành chư hầu mà Việt Nam là mục tiêu đầu tiên. Hoa Kỳ, Nga Sô, các nước Liên Âu và các cường quốc trong vùng chắc cũng thừa hiểu điểu này.

Biểu tình “tự phát” với chưa đến một tá người tại Hà Nội ngày 6/8/2019

THAM KHẢO

  1. Bài viết “VN tham gia cuộc tập trận chung đầu tiên Mỹ-ASEAN ở Vịnh Thái Lanđang trên mạng BBC ngày 22/8/2019.
  2. Bài viết “Tập trận Mỹ-ASEAN: Mỹ sẽ không đứng yên nếu TQ tiếp tục ép VN” đang trên mạng BBC ngày 6/9/2019.
  3. Bài viết “Hình ảnh tàu Hải quân Việt Nam tham gia cuộc Diễn tập hải quân ASEAN-Mỹ” đăng trên mạng BBC ngày 6/9/2019.
  4. Bài viết “Thấy gì từ diễn tập hàng hải đầu tiên Mỹ – ASEAN?” đăng trên mạng Tuổi Trẻ Online ngày 4/9/2019.
  5. Bài viết “Tập trận chung với Mỹ : ASEAN muốn gửi một tín hiệu cho Bắc Kinh” đăng trên mạng RFI ngày 3/9/2019.
  6. Bài viết “Bắc Kinh và Hà Nội có thể hòa giải sau vụ Bãi Tư Chính?” Nguồn bản gốc “Can Beijing and Hanoi overcome their latest South China Sea flashpoint at Vanguard Bank?” của Lye Liang Fook – Khánh Anh dịch ngày 9/9/2019.
  7. Bài viết “Biển Đông: Vì sao Trung Quốc sẽ chọn đánh Việt Nam” đăng trên mạng RFI ngày 9/9/2019

—–