CSIS: Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies)

1.589 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Trên thế giới có khá nhiều Trung tâm Nghiên cứu mà phần lớn đặt tại Hoa Kỳ. Think Tank là tên gọi một loại hình tổ chức tập họp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao … cuối cùng đưa ra các lý thuyết, sách lược, ý tưởng, giải pháp … có tính chất tư vấn hiến kế cho tầng lớp lãnh đạo quốc gia.

Think Tank xuất hiện ở phương Tây đã lâu, nhưng ở Việt Nam thì khái niệm này còn mới lạ, vì thế thiết nghĩ việc giới thiệu về Think Tank là cần thiết. Theo một báo cáo công bố đầu năm 2009 của ĐH Pennsylvania, kết quả điều tra 169 nước trên thế giới năm 2008 có tổng cộng 5,465 Think Tank; trong đó Bắc Mỹ và Tây Âu có 3,080 (chiếm 56.35%, riêng Bắc Mỹ có 1,872), châu Á có 653 (11.95%), Đông Âu có 514, châu Mỹ La-tinh và vùng Caribe – 538, châu Phi vùng hạ Sahara – 424, Trung Đông và Bắc Phi – 218, châu Đại dương – 38.  Nước có nhiều Think Tank nhất là Mỹ – 1,777, rồi đến Anh – 253, Đức – 186. Tại châu Á, Ấn Độ có nhiều Think Tank nhất – 121, thứ nhì là Nhật – 105. Theo báo cáo trên, Trung Quốc hiện có 74 Think Tank theo nghĩa rộng; nhưng các học giả Trung Quốc đánh giá nước họ thực sự chưa có Think Tank đúng nghĩa.

Xếp hạng Top 9 Think Tank của Mỹ như sau:

1) Brookings Institution

2) Carnegie Endowment for International Peace

3) Rand Corporation

4) Heritage Foundation

5) Woodrow Wilson International Center for Scholars

6) Center for Strategic & International Studies

7) American Enterprise Institute

8) Cato Institute

9) Hoover Institution.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (tiếng Anh: Center for Strategic and International Studies, viết tắt: CSIS) vì trung tâm này liên hệ khá nhiều với vấn đề Tranh Chấp Biển Đông.  Đây là một think tank độc lập có tiếng tăm với trụ sở tại Washington, D.C., Hoa Kỳ. Trung tâm thực hiện các nghiên cứu chính sách và phân tích chiến lược về các vấn đề chính trị, kinh tếan ninh quốc tế trên thế giới với sự chuyên tâm cụ thể dành cho các vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế, thương mại, công nghệ, tài chính, năng lượngđịa chiến lược. CSIS là một think tank lưỡng đảng với các học giả thể hiện nhiều quan điểm đa dạng đối với các vấn đề chính trị và cung cấp hiểu biết sâu sắc mang tính chiến lược và các giải pháp chính sách lướng đảng cho những người ra quyết định cấp quốc gia Hoa Kỳ.

Logo trên cửa vào chính của CSIS

Được thành lập vào năm 1962, ban đầu là một phần của Georgetown University, nhưng tới năm 1987 thì hoạt động độc lập. Trung tâm được biết đến qua việc mời nhiều quan chức dịch vụ công và quan chức chính sách đối ngoại từ Quốc hội Mỹnhánh hành pháp, bao gồm cả đảng viên hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa của Mỹ, cũng như mời các quan chức nước ngoài với nhiều lý lịch chính trị khác nhau. U.S. News & World Report gọi CSIS là think tank “chủ trương ôn hòa”. Trung tâm này tổ chức Diễn đàn các chính khách (Statesmen’s Forum) như một nơi để các nhà lãnh đạo quốc tế thể hiện quan điểm của họ. Các khách mời trong quá khứ là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon và Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon. Trung tâm cũng tổ chức chuỗi thảo luận mang tên CSIS-Schieffer School Dialogues với các bài nói chính của những quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, bao gồm bộ trưởng hiện thời là Chuck Hagel.

Trong báo cáo Global Go To Think Tanks Report năm 2013 của Đại học Pennsylvania, CSIS được xếp hạng nhất trong các think tank trên thế giới về nghiên cứu an ninh và ngoại giao quốc tế, đồng thời được xếp hạng tư trên bảng xếp hạng các think tank toàn cầu. CSIS được gọi là “một trong các think tank Washington được trọng vọng nhất”.”

CÁC QUỐC GIA VÀ TỔ CHỨC YỂM TRỢ CHO CSIS

Trung tâm có ngân khoảng hàng năm là $43 triệu USD được đóng góp bởi nhiều tổ chức trong đó có cả những đồng minh chiến lược từ Đông Nam Á. Trung tâm có 354 nhân viên và gần 300 người tình nguyện (năm 2014).

Một bài viết của tờ New York Times (NYT) đăng ngày 6/9/2014 cho rằng các tổ chức nghiên cứu của Mỹ ở Washington DC như CSIS ban đầu được thành lập từ những nguồn tiền của các nhà hảo tâm để đảm bảo tính độc lập cho các nghiên cứu, nhưng hiện nay họ đang nhận tài trợ từ các chính phủ nước ngoài và ít nhiều bị chi phối bởi người bảo trợ mà “trong nhiều trường hợp muốn gây ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Mỹ”. Trả lời VOA Việt Ngữ, nhà nghiên cứu cao cấp của CSIS, ông Murray Hiebert, phủ nhận bất kỳ sự ảnh hưởng của nguồn tài trợ nước ngoài đối với tổ chức của ông. Ông nói rằng trung tâm của ông nhận sự đóng góp tài chính từ nhiều nguồn và chỉ nhận tiền từ các chính phủ qua các hợp đồng chính thức. Chuyên gia về Đông Nam Á này nói: “Chúng tôi độc lập và có quyết định riêng của mình trong các vấn đề chính sách”.

Trang Web của CSIS liệt kê danh sách 11 nước tài trợ cho tổ chức này không có tên của Việt Nam. Còn ở trong phần các tổ chức tài trợ từ 5 nghìn tới gần 200 nghìn USD, có tên Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), “lò” đào tạo các cán bộ đối ngoại, trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam. Trong danh sách này, cũng có thể thấy một số cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc. Trong bài viết đăng tải trên trang web cá nhân hôm 11/7/2018, có tựa đề “Bàn tay giấu kín của Hà Nội giúp hình thành chương trình nghị sự của một viện nghiên cứu ở Washington như thế nào”, nhà báo điều tra Greg Rushford viết rằng “kể từ năm 2012, chính phủ Việt Nam đã chi cho CSIS hơn 450 nghìn USD để tổ chức các hội thảo thường niên về Biển Đông”. Nhà báo này dẫn các tài liệu có được để đưa ra con số trên. Ký giả điều tra từng làm việc tại Quốc hội Mỹ cho rằng “các mối liên hệ giữa chính phủ Việt Nam và CSIS bắt đầu từ ngày 25/4/2012”, khi đôi bên ký biên bản ghi nhớ, và người Việt ký vào thỏa thuận, theo nhà báo Rushford, là “ông Nguyễn Vũ Tùng, Phó đại sứ Việt Nam ở Washington”, người sau này trở thành giám đốc DAV. Dẫn các tài liệu “mật” của tổ chức nghiên cứu quốc tế có tiếng ở thủ đô Hoa Kỳ, ký giả tự nhận “có mối quan tâm đặc biệt với châu Á” này còn đề cập tới sự “giằng co” giữa phía Việt Nam, mà “đại diện hiện nay”, theo ông Rushford, là tiến sĩ Trần Trường Thủy, nhân viên của DAV đồng thời là Giám đốc điều hành Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, với CSIS về chuyện mời đại sứ Trung Quốc lên tiếng tại hội thảo vào tháng Bảy năm ngoái mà “không tham vấn” với phía Hà Nội. Khi đó, vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa nhiều nước đang nóng, sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế ra phán quyết trao phần thắng cho Philippines trong vụ kiện Bắc Kinh.

Giám đốc quỹ nghiên cứu biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam Trần Trường Thủy (đầu tiên từ phải) là một diễn giả của hội nghị Biển Đông của CSIS.

CSIS VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

 Vị trí chiến lược của Biển Đông: Các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa các quốc gia trong khu vực diễn ra từ sau Thế Chiến 2. Ban đầu các quốc gia tranh chấp vì vị trí chiến lược của Biển Đông. Đối với Trung Quốc, Biển Đông nói chung cũng như quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí quan trọng do nằm giữa Ấn Độ DươngThái Bình Dương là một vùng chiến lược quan trọng, là cổng của lục địa Trung Quốc đi ra thế giới bên ngoài. Đối với Nhật Bản thì Biển Đông là con đường giao thông huyết mạch, không chỉ với Đông Nam Á mà cả với Trung Đôngchâu Âu. Nền kinh tế Nhật Bản gắn liền với sự giao thông này. Vì lợi ích chiến lược, trong Thế Chiến 2 Nhật đã cho xây căn cứ tàu ngầm tại đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa.

Sau khi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 quy định về vùng đặc quyền kinh tế thì tầm quan trọng của việc khai thác tài nguyên, đặc biệt là đánh cá và khai thác dầu khí là nguyên nhân bổ sung cho mục đích tranh chấp. Theo Bộ Tài nguyên, Địa chất Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông khoảng 17.7 tỷ tấn, so với trữ lượng 13 tỷ tấn của Kuwait. Ngày 11 tháng 3 năm 1976, lần đầu tiên công ty dầu Philippines phát hiện một mỏ dầu ngoài khơi đảo Palawan. Mỏ dầu này đang cung cấp 15% lượng dầu mỏ tiêu thụ hàng năm ở Philippines. Một số nguồn khác cho rằng trữ lượng dầu mỏ xác minh trong Biển Đông là 7.5 tỷ thùng. Trung Quốc gọi Biển Đông là “vịnh Ba Tư thứ hai”. Tập đoàn Khai thác dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) dự tính chi 200 tỷ nhân dân tệ (tương đương 30 tỷ USD) trong vòng 20 năm để khai thác dầu khí trên khu vực Biển Đông, với độ sâu lên đến 2000 mét trong 5 năm tới với sản lượng khai thác 25 triệu tấn dầu và khí. Tuy nhiên nhiều chuyên gia dầu khí phương Tây hoài nghi con số dự báo của Trung Quốc về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông, tập trung chủ yếu ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như không tính đến trữ lượng có thể khai thác thương mại.

Tuy nhiên, không quốc gia nào trong số các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa tiến hành khai thác tài nguyên trên quy mô lớn để tránh gây ra một cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, các công ty dầu quốc tế vẫn chưa được thực hiện các cam kết và hy vọng rằng các tranh chấp lãnh thổ sẽ được giải quyết. Các cơ hội đánh bắt cá phong phú cũng là một động lực cho yêu sách chủ quyền. Năm 1988, Biển Đông chiếm 8% sản lượng đánh bắt cá trên thế giới, và con số đó đã tăng lên đáng kể từ đó. Đã có nhiều vụ đụng độ của các tàu Trung Quốc với tàu của ngư dân Việt NamPhilippines trong khu vực Biển Đông. Trung Quốc tin rằng giá trị thu được từ việc đánh bắt cá và dầu từ biển tăng lên đến 1,000 tỷ USD. Khu vực này cũng là một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất trên thế giới. Trong những năm 1980, ít nhất 270 tàu chở hàng chạy qua khu vực mỗi ngày. Hơn một nửa lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển hàng năm của thế giới đi qua eo biển Malacca, eo biển Sundaeo biển Lombok, với đa số các tàu này tiếp tục hành trình vào Biển Đông. Lượng tàu chở dầu đi qua eo biển Malacca để vào Biển Đông nhiều hơn 3 lần số tàu loại này qua kênh đào Suez, hơn 5 lần số lượt loại tàu này qua kênh đào Panama.

Biển Đông và Tranh chấp chủ quyền

Theo Tiến sĩ Kinh tế học Lê Hồng Nhật (Đại học Kinh tế-Luật, TP.HCM) và là cộng tác viên không thường trú tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), TP.HCM khi sử dụng Mô hình Lý thuyết trò chơi đã phân tích tình hình quan hệ trên Biển Đông:

Theo đó, trong trường hợp Hoa Kỳ làm ngơ trước các vấn đề liên quan đến Biển Đông sẽ tồn tại 2 khả năng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Thứ nhất, Việt Nam không phản ứng gì, kết quả là Việt Nam sẽ phải đưa ra những nhượng bộ với Trung Quốc (Việt Nam mất 1 điểm, Trung Quốc được 1 điểm). Nếu Việt Nam có phản ứng tự vệ, lại xảy ra 2 khả năng bao gồm nếu Trung Quốc tôn trọng phản ứng của Việt Nam, kết quả là hai bên không được gì (Việt Nam: 0; TQ: 0) nhưng nếu Trung Quốc không tôn trọng phản ứng tự vệ của Việt Nam và xác lập thực trạng mới trên Biển Đông (khả năng này cao hơn khả năng Trung Quốc tôn trọng Việt Nam) thì Việt Nam sẽ mất nhiều hơn nếu làm ngơ trước các hành vi hung hăng của Trung Quốc (Việt Nam mất 2 điểm, Trung Quốc được 2 điểm).

Bên cạnh đó, nếu Hoa Kỳ tham gia giải quyết tranh chấp sẽ xảy ra 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất Mỹ giữ vững cam kết với Việt Nam. Trong trường hợp này có 2 khả năng xảy ra, thứ nhất là Trung Quốc tôn trọng cam kết Trung Quốc – Việt Nam – Mỹ, thì tất cả các bên đều được lợi và Mỹ có lợi nhất (Trung Quốc: 1; Việt Nam: 1; Mỹ: 4) tuy nhiên khả năng này rất khó xảy ra do Trung Quốc có những biểu hiện hung hăng và không tôn trọng luật pháp quốc tế, thậm chí có ý định thiết lập lại hệ thống luật quốc tế mới có lợi hơn cho Trung Quốc; thứ hai nếu Trung Quốc không tôn trọng liên minh Việt Nam – Mỹ (khả năng này cao hơn khả năng Mỹ giữ cam kết với Việt Nam) thì Việt Nam bị thiệt nhiều nhất, Mỹ vẫn được lợi nhiều nhất (Việt Nam: mất 1 điểm, Trung Quốc mất 0.5 điểm; Mỹ được 1 điểm). Trong trường hợp thứ hai, Mỹ không giữ vững cam kết với Việt Nam hoặc Việt Nam phải chấp nhận cam kết bất lợi cho mình trong quan hệ Việt Nam – Mỹ sẽ có 2 khả năng xảy ra, thứ nhất Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tất cả các bên không được lợi gì hay mất gì (Việt Nam: 0; Trung Quốc: 0; Mỹ: 0) tuy nhiên khả năng này là thấp nhất trong các khả năng vì chắc chắn Mỹ sẽ không làm gì nếu nước này không được lợi và Trung Quốc đang có những biểu hiện không tôn trọng luật pháp quốc tế. Trong trường hợp tồi tệ nhất nhưng lại có khả năng cao nhất trong tất cả các khả năng đó là MỹTrung Quốc đi đêm với nhau, Việt Nam bị bán đứng (như thỏa hiệp 1972 giữa Mỹ và Trung Quốc, bên thiệt hại nhất là Việt Nam Dân Chủ Cộng HòaViệt Nam Cộng Hòa), thiệt hại của Việt Nam là không thể lường được, biểu tượng là chữ K, Trung Quốc được lợi nhất, Mỹ sẽ bị thiệt hại lợi ích trên Biển Đông nhưng không lớn và có thể được bù đắp bởi những cam kết riêng với Trung Quốc, biểu tượng là chữ L nghĩa là low – thấp (Việt Nam: mất K điểm, Trung Quốc: được 3 điểm, Mỹ: mất L điểm).

Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp (Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh) bên lề hội thảo quốc tế về quan hệ ASEAN – Trung – Mỹ vừa diễn ra tại Hà Nội trong tháng 2 năm 2016, Việt Nam vẫn nên giữ chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ để giữ vững tự chủ về mặt hoạch định và thực thi chính sách, từ đó chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia, dân tộc của mình nhưng cần có trọng tâm trọng điểm để gia tăng vị thế trong các cuộc đàm phán.  Những nỗ lực gần đây của Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc không nên được xem như là một dấu hiệu cho thấy Hà Nội đã “đầu hàng” dưới áp lực từ Trung Quốc. Thay vào đó, do hầu hết các quốc gia trong khu vực đang hướng về Bắc Kinh, Việt Nam không muốn đứng một mình trong tư thế thù địch với Trung Quốc và đánh mất các lợi ích thương mại và đầu tư rất thiết yếu mà Trung Quốc có thể cung cấp. Quan trọng hơn, trong bối cảnh chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực vẫn còn mơ hồ, cải thiện quan hệ với Trung Quốc cũng là một cách giúp Hà Nội đề phòng trường hợp xấu nhất mà trong đó Hoa Kỳ có thể không còn quan tâm nhiều tới Việt Nam. Thậm chí các hoạt động của Trung Quốc không làm giảm sự phản đối của Nhà nước Việt Nam.

Hội thảo và Tin tức tình báo về Biển Đông: Trong 2, 3 thập niên vừa qua có rất nhiều loại Hội thảo về Biển Đông. Một số được đề cập trong các hội nghị thường niên G7, G20. Một số khác chuyên đề về Biển Đông như hội nghị Shangri La tổ chức tại Singapore đã gần 20 năm, hội nghị thường niên của các quốc gia ASEAN, hội nghị thường niên của các Tổng trưởng Quốc phòng các nước ASEQAN v.v… CSIS là cơ quan bảo trợ Hội thảo Biển Đông thường niên tại trụ sở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington với các đại diện Việt Nam và các học giả quốc tế kể cả Trung Quốc. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quốc phòng hàng đầu của khu vực châu Á -Thái Bình Dương đánh giá: “Việt Nam muốn các học giả quốc tế “dạy” cho các học giả Trung Quốc tại hội thảo – đó là cách gây ảnh hưởng một cách khéo léo và gián tiếp”. DAV, theo giáo sư Thayer, “muốn thu hút những học giả chỉ trích Trung Quốc về hành vi của nước này ở biển Đông khi không công nhận luật lệ quốc tế”.

Hội thảo Biển Đông thường niên tại trụ sở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington

Ngoài ra, CSIS cùng với trang mạng Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI: Khởi Xướng Minh Bạch Hàng Hải Á Châu) là những cơ quan thường xuyên cập nhật những hình ảnh vệ tinh về Hoàng Sa và Trường Sa. Những hình ảnh này có lẻ do những vệ tinh do thám quân sự hay dân sự cung cấp.

Đảo nhân tạo Chữ Thập của Trung Quốc chụp từ vệ tinh do AMTI cuối năm 2018

Hình ảnh mới nhất của đảo Trường Sa của Việt Nam chụp từ vệ tinh do AMTI cung cấp ngày 8 tháng 4, 2019.

 CÁC TỔ CHỨC KHÁC

Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược (International Institute for Strategic Studies, IISS): là một viện nghiên cứu của Anh (hoặc là một think tank) trong lĩnh vực quốc tế. Từ năm 1997, trụ sở chính của nó là Arundel House, ở London, Anh. Chỉ số Tank Go To Think Tank toàn cầu năm 2017 xếp hạng IISS là think tank tốt thứ 10 trên toàn thế giới và đứng thứ hai về an ninh quốc phòng và an ninh quốc gia. Từ năm 2002, Viện đã tổ chức thường niên Đối thoại IISS Shangri-La tại Singapore, một hội thảo về các vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương với các nguyên thủ quốc gia, Bộ trưởng Quốc phòng và các chuyên gia an ninh từ khu vực và trên thế giới. Năm 2017, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nói: “Đối thoại Shangri-La đã phát triển để trở thành một trong những cuộc tụ họp chiến lược tuyệt vời của thế giới”. Chỉ số Tank Go To Think toàn cầu năm 2017 đã xếp hạng Đối thoại Shangri-La là hội thảo tư duy tốt nhất trên toàn thế giới.

Học viện Quốc phòng Úc và học giả Carlyle Alan Thayer (còn viết ngắn gọn là Carlyle A. Thayer hoặc Carlyle Thayer hoặc Carl Thayer; sinh ngày 5 tháng 11 năm 1945): là nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng, có hai quốc tịch MỹÚc. Ông được biết đến trên phạm vi quốc tế qua các nghiên cứu và xuất bản phẩm viết về chính trị Việt Nam và các vấn đề an ninh Đông Nam Á. Tuy đã chính thức nghỉ hưu từ cuối năm 2010 song ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và xuất bản sách. Ông đã xuất bản trên 380 ấn phẩm, cả cá nhân và hợp tác với đồng sự. Trong các chủ đề mà Thayer quan tâm nghiên cứu, có nhiều vấn đề liên quan đến Việt Nam, bao gồm chính trị (vấn đề ra quyết định của đảng Cộng Sản, vai trò Quốc hội, bầu cử, cải cách luật, sự phát triển của xã hội dân sự, nhân quyền,…), vai trò của quân độichính sách đối ngoại (đặc biệt là quan hệ Việt-Trung, quan hệ Việt-Mỹ và quan hệ Việt-ASEAN). Bên cạnh đó, ông cũng quan tâm đến chủ nghĩa khủng bố chính trị ở khu vực Đông Nam Á, các định chế an ninh đa phương ở châu Á-Thái Bình Dương, sự hợp tác quốc phòng của Trung Quốc với ASEAN, biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu lên an ninh Đông Nam Á. Trả lời VOA tiếng Việt, giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc khẳng định rằng ông đã thấy những trao đổi về sự phản đối của phía Việt Nam. Ông nói thêm: “DAV tài trợ cho hội nghị Biển Đông để đưa quan điểm của họ ra công chúng nhằm cạnh tranh với sự tuyên truyền và các nỗ lực thông tin của Trung Quốc”.

Tổ chức vận động hành lang Podesta Group: Không chỉ có CSIS, nhà báo Rushford nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng Việt Nam còn chi tiền cho Podesta Group, một trong những công ty vận động hành lang hàng đầu ở Washington DC. Đây được cho là nhóm vận động chính sách cho chính phủ Việt Nam liên quan tới việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, giúp Hà Nội tham gia hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như các chuyến thăm của nguyên thủ hai nước.

Quảng bá của Podesta trên trang web của công ty vận động hành lang được cho là đã giúp chính phủ Việt Nam có được ủng hộ trong giới lập pháp Mỹ thông qua việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương vào tháng 5/2016.

Theo tài liệu đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ, chính quyền Hà Nội đã trả cho Podesta hơn một triệu đôla trong vòng 5 năm qua để vận động giới lập pháp và hành pháp của Hoa Kỳ. Đó là khoảng thời gian nhiều quan chức cấp cao của Việt Nam đã tới thăm Nhà Trắng, trong đó có chuyến đi được coi là lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015 cũng như chuyến công du Việt Nam năm 2016 của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đáng chú ý là ông Nguyễn Vũ Tùng, nhà ngoại giao mà ông Rushford cho là từng ký tài trợ cho CSIS, cũng xuất hiện trên văn bản hợp tác với Podesta Group vào cuối năm 2013. Theo tài liệu mà VOA tiếng Việt có trong tay, gần nhất, trong thỏa thuận giữa hai phía từ ngày 1/4 tới 30/6 năm nay, Việt Nam chuyển cho Podesta tổng cộng 90 nghìn USD, tức 30 nghìn USD mỗi tháng, để công ty vận động hành lang này “nghiên cứu và đánh giá các vấn đề quan tâm [đối với Hà Nội]; tư vấn các chính sách của Mỹ [mà Việt Nam] quan tâm, các hoạt động tại Quốc hội và nhánh hành pháp cũng như các diễn biến trên chính trường Mỹ nói chung”.

Trong tài liệu đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ, Podesta cũng tư vấn cho Việt Nam về việc “củng cố quan hệ với chính phủ Mỹ” và “hỗ trợ truyền tải các vấn đề ưu tiên trong quan hệ song phương Việt – Mỹ tới các đối tượng phù hợp ở Hoa Kỳ, trong đó có quốc hội, nhánh hành pháp, truyền thông và cộng đồng [nghiên cứu và lập] chính sách”. Theo nội dung các thỏa thuận mà VOA tiếng Việt có được, khi được phía Hà Nội yêu cầu, “các cuộc gặp với thành viên quốc hội [Mỹ], các nhân viên của họ cũng như các quan chức nhánh hành pháp cũng có thể được sắp xếp”. Ông Phúc là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên diện kiến Tổng thống Trump kể từ khi tỷ phú bất động sản này lên lãnh đạo Hoa Kỳ. Trước đó, ông cũng nằm trong số ít các quan chức cấp cao của các nước đầu tiên điện đàm với ông Trump sau khi ông Trump đắc cử.

Vấn đề nhân quyền: Nhân quyền lâu nay vẫn là chủ đề mà Việt Nam và Mỹ còn khác biệt, và quan chức Hoa Kỳ từng nhiều lần nói với VOA Việt Ngữ rằng cải thiện vấn đề này là điều sống còn để làm sâu đậm mối bang giao song phương. Các công ty vận động hành lang cũng đang được Việt Nam trả tiền để gây ảnh hưởng trong vấn đề này, theo nhà báo Rushford. Trong khi đó, dân biểu Chris Smith nói rằng Podesta nhận tiền của chính phủ Việt Nam và tìm cách “tiêu diệt” các dự luật nhân quyền liên quan tới quốc gia Đông Nam Á này. Thành viên quốc hội đảng Cộng hoà và là người bảo trợ cho Đạo luật Nhân Quyền Việt Nam cho VOA tiếng Việt biết rằng “những công ty này thường xuyên tìm cách tiêu diệt những đạo luật tốt mà khách hàng của họ cho là có vấn đề – và sau đó tiền họ bỏ túi còn các chính phủ như Việt Nam, Trung Quốc và một số các quốc gia có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất thế giới thì lại giam giữ những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền.” Podesta không trả lời câu hỏi của VOA, đề nghị bình luận về tuyên bố này của dân biểu Smith cũng như việc công ty này tìm cách vận động các chính sách có lợi cho Việt Nam. Theo nhận định của Betsy Woodruff cho trang tin Daily Beast, sự vận động hành lang này có hiệu quả đến mức, ngay cả khi Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm tới Hà Nội tháng 5/2016, dù các nhà tranh đấu dân chủ bị chính quyền Hà Nội ngăn cản tới gặp ông, vẫn khen ngợi tiến bộ mà Việt Nam đạt được về vấn đề nhân quyền.

KẾT LUẬN

Vai trò chính thức và thực sự của các viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế rất là phức tạp. Vào năm 2016, The Guardian đã báo cáo rằng IISS “đã bị buộc tội gây nguy hiểm cho tính độc lập của mình sau khi các tài liệu bị rò rỉ cho thấy bí mật nhận được 25 triệu bảng từ gia đình hoàng gia Bahrain”, lưu ý rằng các tài liệu bị rò rỉ tiết lộ rằng các nhà cầm quyền của IISS và Bahrain đã đồng ý giữ tài trợ cho bí mật đối thoại Manama “. IISS đã không tranh luận tính xác thực của các tài liệu bị rò rỉ hoặc từ chối nhận tài trợ từ Bahrain, nhưng đã đưa ra một phản hồi cho rằng IISS thỏa thuận hợp đồng, bao gồm cả các chính phủ chủ nhà, có một điều khoản khẳng định sự độc lập tuyệt đối về hoạt động trí tuệ và của Viện là một tổ chức quốc tế không tham gia vào bất kỳ phương thức vận động nào.  Middle East Eye sau đó báo cáo rằng IISS có thể đã nhận được gần một nửa tổng thu nhập từ các nguồn Bahrain trong một vài năm.

Riêng đối với Việt Nam, để đối phó tình hình phức tạp trên thế giới, Đại hội XII của đảng CSVN năm 2016 đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ “tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại” nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đối ngoại trong tình hình mới. Nghiên cứu chiến lược là bộ phận quan trọng trong tổng thể quy trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của các nước, là căn cứ để xử lý các tình huống, động thái trong hoạt động đối ngoại. Việc nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu chiến lược là một trong những nhiệm vụ chủ chốt của đối ngoại Việt Nam thời gian tới, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Trong ngành Ngoại giao, công tác nghiên cứu chiến lược ngoại giao gắn bó chặt chẽ với những thăng trầm của ngành Ngoại giao trong suốt chiều dài lịch sử từ khi thành lập ngành đến nay. Năm 2008, Viện nghiên cứu Chiến lược ngoại giao được thành lập trên cơ sở khối nghiên cứu cũ của Học viện Ngoại giao, là cơ quan chuyên trách công tác nghiên cứu chiến lược của ngành. Mặt khác, đa số các đơn vị trong Bộ Ngoại giao cũng được giao nhiệm vụ nghiên cứu động thái trong lĩnh vực mà đơn vị đó có chức năng quản lý hành chính nhà nước. Trong những năm qua, công tác nghiên cứu chiến lược của ngành Ngoại giao nói chung đã có những đóng góp đắc lực cho việc chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, cả về hoạch định chiến lược cũng như tác chiến. Công tác nghiên cứu chiến lược cũng cung cấp cơ sở khoa học để Bộ Ngoại giao xây dựng các Chiến lược quốc gia trình Chính phủ, các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng liên quan đến đối ngoại, đồng thời cũng góp phần tạo động lực đổi mới tư duy đối ngoại trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên, và tạo đồng thuận trong nhận thức chung của xã hội về các vấn đề quốc tế, đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác nghiên cứu chiến lược trong ngành Ngoại giao Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế. Tầm quan trọng của công tác nghiên cứu vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, đúng mức ở một số đơn vị chức năng. Sự kết hợp giữa nghiên cứu với tác chiến còn lỏng lẻo; sự phối hợp giữa kênh 1 (ngoại giao chính thức) với kênh 2 (ngoại giao học giả) chưa chặt chẽ. Trên hết, trình độ nghiên cứu khoa học của đa số cán bộ còn khiêm tốn; công tác xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ nghiên cứu còn nhiều điểm chưa phù hợp. Chính vì vậy, công tác tham mưu, cố vấn chính sách có lúc chưa theo kịp diễn biến của tình hình, đối sách chưa kịp thời, kịp lúc, đôi khi lâm vào thế bị động, bất ngờ.

Tình hình thế giới trong những năm tới “thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường”; khu vực châu Á-Thái Bình Dương là “khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn”. Đại hội XII cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ “triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Tình hình này đặt ra thách thức to lớn cho công tác nghiên cứu chiến lược của ngành Ngoại giao trong thời kỳ mới, đặc biệt là công tác dự báo chiến lược. Là cơ quan đảm nhận chức năng chuyên trách nghiên cứu khoa học của ngành Ngoại giao, đồng thời quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của cả Bộ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao đang đứng trước sức ép ngày càng lớn của yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác nghiên cứu và bồi dưỡng cán bộ. Học viện cũng nhận thấy áp lực cạnh tranh cũng như cơ hội hợp tác ngày càng lớn từ các cơ quan nghiên cứu chiến lược trong nước có nghiên cứu về các vấn đề quốc tế như Viện Chiến lược Quốc phòng (Bộ Quốc phòng), Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia TP.HCM …

Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Học viện phải nỗ lực không ngừng để cải thiện vị trí xếp hạng của mình trong bảng xếp hạng các think-tanks hàng đầu của khu vực Đông Nam Á/châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời tham gia sâu vào các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu chiến lược, các hoạt động ngoại giao kênh 2 ở khu vực. Trước những thử thách đó, cán bộ Học viện cần tiếp tục đổi mới cách làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn để thực hiện tốt chức năng nòng cốt của mình trong công tác nghiên cứu của Bộ Ngoại giao.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Tìm hiểu về Think Tanktrên mạng Tin Sáng ngày 8/11/2010.
  2. CSIS: (Center for Strategic and International Studies)
  3. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  4. Bài viết “Tình hình Biển Đông 2018.doc” của tác giả ngày 15/7/2018.
  5. Bài viết “Việt Nam ‘mua’ ảnh hưởng ở thủ đô Mỹ? trên đài VOA ngày 10/8/2017.
  6. Carlyle Alan Thayer – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  7. Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  8. Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược (International Institute for Strategic Studies, IISS) – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

—–