COVID-19 – Bản tin số 5 (14/4/2020 – 31/5/2020)

637 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Kể từ đầu tháng 4/2020, người phụ trách cập nhật số tử vong trên thế giới và tại Hoa Kỳ mổi ngày để có thể theo dỏi lúc nào bệnh dịch đạt tới đỉnh điểm. Tính đến 27/5/20, đại dịch đã lây nhiễm lên hơn 220 quốc gia. Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới chiều 31/5 (giờ Cali), thế giới có 6,146,601 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó 370,452 ca tử vong. Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở một số khu vực như Mỹ, Nam Á, Mỹ Latinh. Như vậy, so với Bản tin số 4 ngày 14 tháng 4 với 1,990,701 ca lây nhiễm và 125,896 ca tử vong thì tính đến 31 tháng 5 đã là 6,224,458 ca lây nhiễm và 372,501 ca tử vong, gia tăng 4,233,757 ca lây nhiễm và 246,605 ca tử vong, trung bình 5,247 ca tử vong mổi ngày.

1/4: 6,935 2/4: 6,099 3/4: 5,772 4/4: 5,956 5/4: 4,653
6/4: 5,140 7/4: 7,513 8/4: 6,405 9/4: 6,887 10/4: 7,151
11/4: 6,136 12/4: 5,568 13/4: 5,211 14/4: 6,783 15/4: 8,111
16/4: 10,942 17/4: 8,303 18/4: 14,719 19/4: 5,274 20/4: 5,212
21/4: 6,997 22/4: 6,372 23/4: 6,581 24/4: 6,474 25/4: 6,278
26/4: 3,859 27/4: 4,353 28/4: 5,921 29/4: 2,472 30/4: 6,334
1/5: 5,484 2/5: 4,997 3/5: 3,877 4/5: 3,603 5/5: 5,710
6/5: 6,582 7/5: 6,126 7/5: 5,349 8/5: 5,249 9/5: 4,150
10/5: 4,094 11/5: 2,899 12/5: 5,399 13/5: 1,673 14/5: 5,333
15/5: 1,689 16/5: 4,431 17/5: 4,454 18/5: 2,738 19/5: 5,088
20/5: 4,000 21/5: 4,850 22/5: 5,675 23/5: 4,721 24/5: 2,655
25/5: 827 26/7: 4,401 27/7: 4,401 28/5: 4,699 29/5: 4,911
30/5: 4,058 31/5: 3,104      

DIỄN TIẾN

Phần lớn tài liệu lấy từ Worldomter trên Google. Trong các tổng kết hàng tuần dưới đây, chúng tôi chỉ ghi theo dỏi các quốc gia chính:

Tuần lể tính đến 23/4/2020: Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 2,710,089 ca nhiễm với 190,101 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 23/4/2020.

Tuần lể tính đến 30/4/2020:Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 3,229,742 ca nhiễm với 233,624 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 30/4/2020.

Tuần lể tính đến 7/5/2020:Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 3,903,642 ca nhiễm với 270,003 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 7/5/2020.

Tuần lể tính đến 14/5/2020:Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 4,509,187 ca nhiễm với 302,332 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 14/5/2020.

Tuần lể tính đến 21/5/2020:Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 5,170,142 ca nhiễm với 333,046 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 21/5/2020.

Tuần lể tính đến 28/5/2020:Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 5,867,725 ca nhiễm với 360,428 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 28/5/2020.

Tuần lể tính đến 31/5/2020:Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 6,224,458 ca nhiễm với 372,501 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 31/5/2020.

  1. Spain/Italy/France/England: 983,162 lây nhiễm – 127,833 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 13.0%.
  2. United States: 1,828,250 lây nhiễm – 105,918 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 5.8%.
  3. Brazil/Russia/China: 990,827 lây nhiễm – 38,199 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 3.9%.

Nếu tính theo tỷ lệ lây nhiễm/tử vong từng quốc gia thì xếp hạng sẽ như sau:

  1. France: 188,872 lây nhiễm/28,802 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 15.2%.
  2. Italy: 233,019 lây nhiễm/33,415 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 14.3%.
  3. England: 274,762 lây nhiễm/38,489 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 14.0%.
  4. Spain: 286,509 lây nhiễm/27,127 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 9.5%.
  5. Brazil: 501,985 lây nhiễm/28,872 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 5.8%.
  6. United States: 1,740,749 lây nhiễm/101,815 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 5.8%.
  7. China: 82,933 lây nhiễm/4,634 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 5.6%.
  8. Russia: 405,843 lây nhiễm/4,693 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 1.2%.

Tỷ lệ tử vong trên mỗi 100 ngàn người

Với các quốc gia khác, vào Coronavirus Update để có đầy đủ danh sách. Điều cần để ý là các dữ kiện tùy theo ngày giờ và nguồn thống kê.

Tử vong trên thế giới tính đến 27/5/2020

MƯU ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC

Nhiều nước trên thế giới vẫn đang dồn hết sức cho cuộc chiến chống đại dịch, đồng thời lo mở mặt trận mới thời kỳ hậu Covid-19. Còn Trung Quốc, dường như vừa thoát nạn, đã bước ngay vào thời kỳ sau dịch bằng một chiến dịch ngoại giao, kinh tế, quân sự gây ảnh hưởng với bên ngoài.

Sự dấu giếm của Trung Quốc: Trong 6 ngày kể từ khi các lãnh đạo Trung Quốc xác định nguy cơ về một đại dịch, Vũ Hán vẫn tổ chức tiệc cho hàng chục nghìn người. Hàng triệu người bắt đầu di chuyển trong kỳ “xuân vận” lớn nhất thế giới để đón Tết. Tới ngày thứ 7, tức hôm 20/1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra tuyên bố đầu tiên cảnh báo công chúng về chủng virus mới, yêu cầu “dốc toàn lực” chống dịch. Tuy nhiên, hơn 3,000 người đã nhiễm nCoV sau gần một tuần giới chức im lặng, theo tài liệu nội bộ AP thu thập được và ước tính của các chuyên gia. Sự chần chừ của các lãnh đạo Trung Quốc từ ngày 14 đến 20/1 nằm trong khoảng thời gian gần hai tuần Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Quốc gia (CDC) không nhận được báo cáo về bất cứ ca nhiễm nCoV nào từ giới chức địa phương. Do không nhận được báo cáo nội bộ từ địa phương, phải đến khi xuất hiện ca nhiễm nCoV đầu tiên ngoài lãnh thổ Trung Quốc ở Thái Lan hôm 13/1, các lãnh đạo tại Bắc Kinh mới nhận ra nguy cơ về đại dịch. Thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh virus corona được báo cáo đầu tiên, đã điều chỉnh số ca tử vong, để thêm 1,290 người. Như vậy số ca tử vong ở Vũ Hán đã tăng từ 2,579 ca công bố trước đó lên 3,869 ca, nhiều hơn 1,290 trường hợp so với số liệu trước đó. Tuy nhiên, qua trận dịch lần này, thế giới đã bàng hoàng nhận ra rằng mặc dầu thế giới đã đi sâu vào toàn cầu hóa từ lâu nhưng đã co cụm vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và thiếu sự chung tay giúp sức đáng lẽ cần phải có. Trước tiên là sự che giấu có chủ ý của nhà cầm quyền Trung Quốc trong suốt thời gian hai tháng trời từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019, khi mới phát hiện dịch bệnh. Thế giới bên ngoài không được thông tin gì về dịch. Đến khi chính thức công bố nạn dịch, nhà nước Trung Quốc lại cố ý che giấu những gì thế giới cần nên biết về coronavirus.

Chính sách ngoại giao – kinh tế phản tác dụng: Ngày càng xuất hiện nhiều lời chỉ trích nhắm về phía Trung Quốc, cho rằng cách xử lý sai lầm của nước này trong giai đoạn đầu của dịch bệnh đã khiến Covid-19 lan khắp toàn cầu, cướp đi sinh mạng của gần 250,000 người và “đánh gục” nhiều nền kinh tế. Những tranh cãi ngày càng gay gắt về nguồn gốc nCoV và bên phải chịu trách nhiệm đã ảnh hưởng đáng kể đến tham vọng của Trung Quốc nhằm “lấp chỗ trống” trong vai trò lãnh đạo toàn cầu mà Mỹ để lại. Đáp lại, Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ trước những lời chỉ trích. Bắc Kinh vừa tăng cường viện trợ y tế cho một số quốc gia chống Covid-19, vừa thúc đẩy giọng điệu chủ nghĩa dân tộc quyết liệt. Họ vừa tung ra những lời đe dọa tẩy chay kinh tế, đồng thời lại đòi hỏi các nước phải thể hiện lòng biết ơn vì được Trung Quốc giúp đỡ trong khủng hoảng. Về lâu về dài, Trung Quốc đang gieo mầm cho sự ngờ vực và làm tổn hại lợi ích của chính họ. Tờ báo Le Figaro của Pháp đã đặt câu hỏi: Phải chăng thái độ ngạo mạn đó của nền ngoại giao Trung Quốc phản ảnh rõ những tham vọng quá cỡ của ông Tập Cận Bình?

Biển Đông: Trận dịch Covid-19 lần này là lời cảnh báo mới nhất về tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Hiện nay, lợi dụng tình trạng lúng túng của Hoa Kỳ và châu Âu phải đối phó với trận dịch, Trung Quốc đã nhanh chóng xua lực lượng hải quân ra thao túng Biển Đông, uy hiếp các nước trong vùng. Thế giới đã có thể nhận ra những toan tính, những nước cờ chuẩn bị cho cuộc lấn sân của Trung Quốc qua những động thái đầy tính bạo động trên Biển Đông.

  • Nguồn tin độc quyền của Reuters cho biết một báo cáo nội bộ trình lên cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc cảnh báo việc dư luận chống nước này trên toàn thế giới đang tăng mạnh sau đại dịch COVID-19. Theo Hãng tin Reuters, báo cáo được cho của Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR) cảnh báo Bắc Kinh đang đối mặt với làn sóng thù địch gia tăng từ bên ngoài sau đại dịch COVID-19 và có thể đẩy quan hệ Mỹ – Trung tới tình huống xung đột quân sự. Nguồn tin của Reuters cho biết báo cáo nội bộ này đã được Bộ Công an Trung Quốc nộp lên các nhà lãnh đạo cấp cao nhất, trong đó có Tổng bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình.
  • Trung Quốc hôm 15/5, xác nhận đã ra lệnh một số phòng thí nghiệm “không có phép chính thức” phải phá hủy các mẫu virus thu thập ngay từ lúc đầu tại ổ dịch, với lý do là để bảo vệ an toàn sinh học, và ngăn ngừa thảm họa phụ có thể gây ra bởi các vi sinh vật chưa được xác định, theo bản tin của tờ South China Morning Post.
  • Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử không đề ra mục tiêu tăng trưởng cụ thể trong năm 2020 khi Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (quốc hội) bắt đầu diễn ra hôm 22/5. “Chúng tôi không đặt ra mục tiêu GDP cụ thể chủ yếu là do đại dịch toàn cầu và những bất ổn lớn về kinh tế và thương mại. Trung Quốc đang đối mặt với những yếu tố khó lường trong sự phát triển” – trích lời Thủ tướng Lý Khắc Cường tại kỳ họp quốc hội.

TÌNH HÌNH VIỆT NAM

Cho đến ngày 31/5/2020, 4 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Tổng số ca nhiễm đã ghi nhận là 328, trong đó 279 người khỏi bệnh, còn 26 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và 7,870 vẫn còn bị cách ly. Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mở cửa trở lại nền kinh tế khi chấm dứt lệnh giãn cách toàn xã hội hôm 23/4. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 trong cuộc họp Ban Chỉ đạo chiều 21/5, tại Trụ sở Chính phủ đã tuyên bố: “Hiện Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh ở trong nước nhưng chưa chiến thắng dịch Covid-19. Cùng với thế giới, cuộc chiến chống dịch Covid-19 vẫn còn dài và Việt Nam luôn trong tình trạng sẵn sàng”.

Theo dỏi các ca mắc mới tính đến ngày 27/5/2020 – Vietnam+

  • Bộ Y tế Việt Nam ngày 3/5 cho biết các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của nCoV trong phòng thí nghiệm. Việt Nam cho biết đã bắt đầu thử nghiệm vaccine Covid-19 trên chuột. Nếu thành công, vaccine sẽ được thử nghiệm trên người, mở ra hy vọng sẽ sớm có vaccine “Made in Vietnam” trong tương lai gần.
  • Công ty an ninh mạng FireEye khẳng định tin tặc từ VN đã tấn công các cơ quan phụ trách chống dịch Covid-19 của chính phủ TQ và Vũ Hán “để lấy thông tin có lợi cho chính phủ Việt Nam”. Công ty FireEye, chuyên về an ninh mạng, hoạt động tại Mỹ, trước đó cho biết nhóm tin tặc APT32 ủng hộ chính phủ Việt Nam đã tìm cách đột nhập email cá nhân và công việc của nhân sự thuộc Bộ Quản lý Tình trạng Khẩn cấp của Trung Quốc và chính quyền TP Vũ Hán để lấy tin về chiến dịch phòng chống virus corona. Báo cáo về việc nhóm tin tặc APT32 tấn công các cơ quan phụ trách chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc được FireEye tại Hoa Kỳ công bố lần đầu hôm 22/4 trong bối cảnh chiến dịch chống Covid-19 của Việt Nam được đánh giá là thành công. Điều này làm dấy lên đồn đoán cho rằng nhờ các thông tin tình báo có được từ rất sớm, chính phủ Việt Nam đã đánh giá đúng quy mô dịch bệnh nên chủ động triển khai phương án phòng chống ngay từ đầu. GS Thayer nhận định: “Do Trung Quốc thiếu minh bạch về sự lây lan của virus corona đến tháng 1/2020, nhiều khả năng các quan chức Bắc Kinh đã không đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin từ phía các đồng sự Hà Nội. Sự thiếu minh bạch của Trung Quốc sẽ khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam đưa ra chỉ thị, hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan tình báo và quan chức khác nhau của Hà Nội ở Trung Quốc ưu tiên thu thập tất cả thông tin nguồn về virus corona”.
  • Ngày 6/5/2020, tại Văn phòng Chính phủ, theo đề nghị của phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Nội dung thực sự không được tiết lộ. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đánh giá cao năng lực ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam và cảm ơn Việt Nam đã tạo điều kiện cung cấp và vận chuyển trang thiết bị y tế cũng như trao tặng khẩu trang cho phía Hoa Kỳ. Cùng ngày, theo đề nghị của phía Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. 
  • Ngày 7/5, chuyến bay với nhiệm vụ đưa người Việt từ Mỹ trở về nước đã cất cánh vào lúc 8h ngày 7/5 tại sân bay Nội Bài (Hà Nội). Chuyến bay sẽ di chuyển liên tục từ Nội Bài đến San Francisco trong vòng 14 tiếng, đã trở về phi trường Vân Đồn tối 8/5. Đây là chuyến bay của Air Vietnam lần đầu tiên bay thẳng đến Hoa Kỳ.
  • Trước dịch COVID-19 lượng khẩu trang, quần áo bảo hộ, găng tay (gọi chung là nhóm PPE) từ Việt Nam xuất khẩu đi Mỹ khá khiêm tốn khi cả năm 2019 chỉ đạt 59 triệu USD. Tuy nhiên do nhu cầu chống dịch, nhu cầu sản phẩm đã tăng khoảng 20 lần, quy mô thị trường sản phẩm PPE của thế giới tương đương 1,000 tỷ USD và Việt Nam đang nổi lên là một trong những nhà cung cấp hàng đầu. Tính đến 15/5, trong 415 triệu chiếc khẩu trang đã xuất khẩu, hơn một nửa được Việt Nam thực hiện chỉ trong 19 ngày đầu tháng 4 khi nhu cầu các nước tăng vọt. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu trang lớn nhất của Việt Nam với 32.7 triệu chiếc. Sau đó lần lượt là Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Hong Kong, Singapore, Ba Lan, Australia … Đầu tháng 4/2020, 450,000 bộ quần áo bảo hộ trong chuyến hàng đầu tiên do Công ty DuPont của Mỹ sản xuất tại Việt Nam đã về tới thành phố Dallas, tiểu bang Texas, Mỹ. Ngày 20/5, công ty Super Cargo Service của Việt Nam, đơn vị vận chuyển đơn hàng 5 triệu sản phẩm bảo hộ y tế từ Việt Nam đến New York (Mỹ), thông báo chiếc máy bay cuối cùng vận chuyển lô hàng đã đáp xuống sân bay JFK. Đây là đơn hàng thiết bị y tế thuộc hàng “cực lớn” của Mỹ đặt mua từ Việt Nam gần đây, gồm áo bảo hộ, khẩu trang và găng tay phục vụ chống dịch. Để đáp ứng thời gian gấp rút chỉ trong một tuần, công ty đã hợp tác với 4 hãng hàng không là Ethiopia Airlines, Cathay Pacific, Eva Airlines và Philippines Airlines để hoàn tất vận chuyển lô hàng này. Ngày 29/4, Thủ tướng Việt Nam đã ký Nghị quyết 60 về xuất khẩu khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng chống Covid-19. Theo đó, quy định cấp giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế tại Nghị quyết 20/2020 được bãi bỏ. Tức là khẩu trang y tế sẽ được xuất khẩu không giới hạn về số lượng.  
  • Ryan Heath và Beatrice Jin, hai nhà kinh tế của Politico đã lập bản đồ bao gồm 30 quốc gia và vùng lãnh thổ hàng đầu để đánh giá kết quả kinh tế và sức khỏe của họ, phân nhóm dựa trên việc họ đã đưa ra các hạn chế nhẹ, vừa hoặc nghiêm trọng đối với thương mại và tương tác xã hội. “Việt Nam – Quốc gia đông dân nhất không có ca tử vong, với số ca dương tính khoảng trên 300 trên dân số hơn 95 triệu người. Nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 2.7% năm 2020 (theo IMF). Điều đó khiến Việt Nam trở thành quốc gia có phản ứng Covid-19 tốt nhất trên toàn thế giới” – hai nhà kinh tế học nhận xét. Trang Deutsche Welle (DW) của Đức cũng đưa tin: “Bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nguy cơ suy thoái ở một số nước láng giềng, Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm nay. Mục tiêu đầy tham vọng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố trong một hội nghị trực tuyến gần đây với hàng ngàn đại diện doanh nghiệp trong và ngoài nước”.

TÌNH HÌNH HOA KỲ

Ngày 16/4, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hướng dẫn cho các thống đốc về việc mở cửa lại nền kinh tế trong những tháng tới. Các hướng dẫn “Mở cửa trở lại nước Mỹ” phác thảo ba giai đoạn trong đó các bang có thể dần dần nới lỏng lệnh phong tỏa:

Giai đoạn một: Bao gồm nhiều biện pháp hạn chế hiện tại như tránh đi lại không cần thiết và không tụ tập theo nhóm. Nhưng các địa điểm lớn như nhà hàng, nơi thờ phượng tôn giáo, và các khu thể thao “có thể hoạt động với các quy định nghiêm ngặt về khoảng cách”.

Giai đoạn hai: Nếu không có bằng chứng về sự bùng phát trở lại của virus, các di chuyển được coi là không thiết yếu được phép thực hiện. Các trường học có thể mở lại và các quán bar có thể hoạt động “với số lượng khách hạn chế”.

Giai đoạn ba: Các tiểu bang đang có chiều hướng giảm đối với số ca mắc và số người có triệu chứng có thể cho phép “tương tác công cộng” với khoảng cách vật lý quy định và số nhân viên đến sở làm không bị hạn chế. Việc thăm viếng các bệnh viện và nhà dưỡng lão có thể được tiếp tục, các quán bar có thể tăng sức chứa.

California cũng đã đưa ra Lộ trình bốn giai đoạn chi tiết hơn:

Giai đoạn một: Như hiện nay.

Giai đoạn hai: Những cơ sở, ngành nghề có nguy cơ nhiễm COVID-19 thấp, có thể duy trì khoảng cách xã hội, tiệm bán lẻ cho khách hàng đến nhận tại nơi, cơ sở sản xuất, văn phòng nơi làm việc qua điện thoại hay mạng trực tuyến như công ty quan hệ công chúng, văn phòng tư vấn. Các cơ sở chăm sóc trẻ em cũng nằm trong giai đoạn này. Tiểu bang cũng sẽ mở cửa một số công viên, đường mòn, và một số khu vực công cộng.

Giai đoạn ba: Các lĩnh vực sau đây được mở lại: Dịch vụ chăm sóc cá nhân (tiệm làm tóc và móng tay, phòng tập thể dục), địa điểm giải trí (rạp chiếu phim, sự kiện thể thao không có khán giả trực tiếp), các dịch vụ tôn giáo trực tiếp (nhà thờ, đám cưới).

Giai đoạn bốn: Chấm dứt lệnh hạn chế đi lại. Cho phép những hoạt động có nguy cơ lây bệnh cao nhất như đại nhạc hội, hội nghị, sự kiện thể thao được hoạt động trở lại. Giai đoạn này hầu như bình thường như trước khi dịch bệnh xảy ra, nên chưa thể xác định được đến bao giờ California mới bước sang giai đoạn bốn.

Dưới đây là số tử vong kể từ 1 tháng 4. Đặc biệt, số tử vong trong ngày 16/4 tăng đột biến lên đến 6,092 sau khi thành phố New York tính thêm hàng nghìn ca tử vong “có thể đã nhiễm virus”. Tổng số tử vong tính đến ngày 14 tháng 4 là 25,830. Số tử vong tính đến 31 tháng 5 là 105,918, trung bình là 2,253 ca tử vong mổi ngày.

1/4: 936 2/4: 1,092 3/4: 1,257 4/4: 1,423 5/4: 1,076
6/4: 1,104 7/4: 1,977 8/4: 1,907 9/4: 1,850 10/4: 1,976
11/4: 2,026 12/4: 1,501 13/4: 1,528 14/4: 2,345 15/4: 2,553
16/4: 6,092 17/4: 2,378 18/4: 1,930 19/4: 1,640 20/4: 3,444
21/4: 2,874 22/4: 2,130 23/4: 2,424 24/4: 2,091 25/4: 2,296
26/4: 1,303 27/4: 1,186 28/4: 2,113 29/4: 2,472 30/4: 2,636
1/5: 1,792 2/5: 1,685 3/5: 1,270 4/5: 973 5/5: 2,876
6/5: 2,058 7/5: 2,591 8/5: 1,799 9/5: 1,425 10/5: 802
11/5: 818 12/5: 1,743 13/5: 1,673 14/5: 1,648 15/5: 1,689
16/5: 1,152 17/5:1,489 18/5: 786 19/5: 1,667 20/5: 1,331
21/5: 1,442 22/5: 1,376 23/5: 1,106 24/5: 604 25/5: 541
26/5: 1,121 27/5: 1,030 28/5: 1,404 29/5: 1,100 30/5: 1,036
31/5: 563        
  • Tại California, tính đến ngày 31/5, đã có 110,853 ca lây nhiễm, 4,213 ca tử vong. Tại Orange County, đã có 6,100 ca lây nhiễm, 146 ca tử vong.
  • Số người thất nghiệp ở Mỹ do ảnh hưởng của COVID-19 tới hôm 14/5, đã lên tới 40 triệu người.

Sơ đồ tử vong tại Hoa Kỳ – Khu vực bóng mờ cho thấy trường hợp tốt xấu nhất

  • Dịch COVID-19 đợt nhì là “điều không tránh khỏi”, theo lời chuyên gia hàng đầu nước Mỹ về bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên mức độ trầm trọng đến đâu vẫn còn tùy thuộc vào các tiến triển trong phương cách chống dịch mà nước Mỹ có được trong ít tháng tới đây. Theo bản tin của CNN hôm 29/4, Bác Sĩ Anthony Fauci nói rằng: “Nếu vào lúc đó mà chúng ta đã chuẩn bị xong các biện pháp đối phó thì chúng ta sẽ coi như ổn thỏa. Nếu chúng ta không làm được điều đó, thì có thể sẽ lâm vào tình trạng tệ hại cho cả mùa Thu và mùa Đông năm nay.” Bác Sĩ Fauci nhấn mạnh rằng nếu các tiểu bang tháo gỡ các biện pháp giới hạn quá sớm thì nước Mỹ “có thể quay trở lại tình trạng mà chúng ta đã nhìn thấy vài tuần trước đây”.
  • Trong một buổi truyền hình trực tiếp ngày 3/5, Tổng Thống Trump đã trả lời các câu hỏi của người dân Hoa Kỳ, thừa nhận những lo ngại chính đáng từ cả hai phía của vấn đề trên. Một số người lo lắng về việc bị bệnh, trong khi những người khác đang gặp khó khăn vì mất việc làm và sinh kế. Viện Đo lường và Đánh giá sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington dự báo, đến đầu tháng 8, nước Mỹ có hơn 137,000 người Mỹ chết vì Covid-19. Con số này cao hơn so với dự báo 134,000 người và so với dự đoán của Tổng thống Trump rằng khoảng 100,000 người có thể tử vong vì Covid-19 ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
  • Hôm 18/5, công ty dược phẩm Moderna tuyên bố vaccine Covid-19 đang được hãng thử nghiệm trên người “có vẻ an toàn và có khả năng tạo miễn dịch chống virus”, theo New York Times.
  • Gần hai tháng kể từ lúc phải “nghỉ ngơi” vì ảnh hưởng của dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) gây ra, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt (CVN-71) đã rời căn cứ ở Guam và tiến vào biển Philippines vào ngày 21/5 để thực hiện hoạt động kiểm tra khả năng cất và hạ cánh trên tàu sân bay.

Khoanh vùng tại các bải biển Tây Ban Nha

TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

Theo thông báo được đưa ra tối muộn ngày 29/5, Mỹ tuyên bố rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngừng cấp thị thực vào Mỹ cho các công dân Trung Quốc được xếp vào nhóm có nguy cơ đe dọa an ninh đối với công tác nghiên cứu khoa học của Mỹ, đồng thời thanh tra các công ty Trung Quốc đang niêm yết ở Mỹ. Ông Trump cũng cho biết Mỹ sẽ bắt đầu rút lại các đặc quyền dành cho Hồng Kông, và ông đe dọa sẽ ban bố lệnh trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông “trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc làm giảm mức độ tự chủ của Hồng Kông” sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới.

  • Ngày 20/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh Trung Quốc càng minh bạch về nguồn gốc của loại virus này thì càng có lợi cho nhiều người. Lời kêu gọi xuất hiện sau khi Bắc Kinh bác bỏ yêu cầu của Úc về điều tra quốc tế đối với nguồn gốc virus. Nhận xét của bà Merkel xuất hiện trong bối cảnh có nhiều tranh cãi giữa Trung Quốc và phương Tây về nguồn gốc của virus corona chủng mới gây viêm đường hô hấp cấp (COVID-19). Ngày 19/4, Ngoại trưởng Úc Marise Payne đã lên tiếng yêu cầu mở một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc virus corona và cách thức xử lý của Trung Quốc trong giai đoạn đầu dịch bệnh bùng phát. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nổ phát súng mở màn khi nghi ngờ các con số của Trung Quốc và cảnh báo Bắc Kinh sẽ lãnh hậu quả nếu cố ý để dịch bệnh lan thành đại dịch toàn cầu. Pháp và Anh, hai đồng minh của Mỹ, sau đó cũng lên tiếng hưởng ứng. Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận thuyết âm mưu nước này tạo ra virus corona chủng mới, thậm chí một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản pháo bằng việc nói quân đội Mỹ đã mang virus này tới Trung Quốc. Hôm 18/4, người đứng đầu phòng thí nghiệm sinh học P4 thuộc Viện virus học Vũ Hán phủ nhận các thuyết âm mưu nói nơi này đã tạo ra loại virus chết người trên và phát tán ra thế giới.
  • Theo báo The Guardian của Anh, tính đến 21/5, đã có 137 trên 194 quốc gia lên tiếng ủng hộ một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và cách thức lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/5 gửi thư cho Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, dọa sẽ ngừng tài trợ trong vòng 30 ngày tới. Lá thư viết: “Nếu WHO không cam kết tiến hành những cải thiện thực chất đáng kể trong vòng 30 ngày tới, tôi sẽ tạm thời đóng băng quỹ viện trợ của Mỹ dành cho WHO trong một thời gian dài và xem xét lại tư cách thành viên của chúng tôi tại tổ chức này.”
  • Đông Nam Á: Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới hết ngày 22/5, Indonesia vẫn là nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á cả về số người mắc và tử vong vì dịch bệnh Covid-19.

COVID-19 tại ASEAN – Cập nhật 22/5/2020

  • Trong ngày 29/5, Brazil ghi nhận tổng số người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 tại nước này lên 27,878 trường hợp. Hiện số người mắc COVID-19 ở quốc gia Mỹ La tinh này hiện là 465,166 trường hợp, cao thứ 2 thế giới sau Mỹ. Con số này khiến Brazil vượt Tây Ban Nha trở thành quốc gia có số người chết vì virus corona chủng mới cao thứ 5 thế giới. Điều đáng lo ngại là Brazil vẫn chưa lên đến đỉnh dịch. Nghiên cứu của Đại học Washington đưa ra cảnh báo về số ca bệnh thiệt mạng vì dịch tại nước này có thể tăng gấp 5 lần, lên mức 125,000 vào đầu tháng 8.

KẾT LUẬN

Âu Châu và Hoa Kỳ đã làm phẳng được tốc độ lây lan và từ từ mở cửa cho nền kinh tế chậm lại nhưng vẫn còn quá sớm để xem COVID-19 đợt hai có trở lại hay không?  Tuy nhiên, việc làm phẳng tốc độ lây lan đã giảm được số tử vong nhưng lại kéo dài thời gian cách ly. Về vấn đề giải tỏa lệnh cách ly, các quốc gia phải có kế hoạch dự phòng trong trường hợp giai đoạn 2 của COVID-19 tái diễn. Các quốc gia này phải theo dỏi tình hình dịch bệnh hàng ngày để có quyết định hợp thời, cung cấp sự an toàn tuyệt đối cho quốc gia. Tất cả các quốc gia đều phải chấp nhận một số mất mác nào đó trong năm 2020. Mất mác nhiều hay ít cũng tùy theo quyết tâm đối phó với dịch bệnh COVID-19 của mổi quốc gia. Một cuộc nghiên cứu mới của Trường đại học Columbia được công bố vào cuối tháng 5 cho thấy việc Mỹ trì hoãn trong phản ứng chống lại đại dịch COVID-19 làm cho nước Mỹ thiệt hại hàng chục ngàn sinh mạng. Cuộc nghiên cứu do 3 nhà nghiên cứu Trường đại học Columbia thực hiện và được Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ và Quỹ Khoa học Quốc gia tài trợ cho thấy nếu các biện pháp kiểm soát được thiết kế nhằm kiểm soát sự lây lan của virus corona được bắt đầu vào ngày 1/3, tức sớm hơn hai tuần trước khi hầu hết các biện pháp bắt đầu, thì ngăn ngừa được 83% các trường hợp tử vong tại Mỹ. Đối với Trung Quốc, trong bất cứ trường hợp nào, họ chỉ đặt quyền lợi của quốc gia họ trên hết mọi chuyện. Các quốc gia nơi mà mức lây lan COVID-19 đang giảm sút vẫn có thể gặp phải hiểm họa “cao điểm đợt nhì” nếu tháo gỡ quá sớm các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm 25/5. Theo bản tin của hãng thông tấn Reuters, Bác sĩ Mike Ryan, người đứng đầu chương trình đối phó với các trường hợp khẩn cấp của WHO, nói trong cuộc họp báo rằng thế giới hiện vẫn còn đang trong đợt đầu của bùng phát dịch bệnh COVID-19.

Mặc dù các biện pháp đã được cho thấy là rất hiệu quả, thì thành công của Việt Nam không dễ dàng lặp lại ở nơi khác. Khả năng huy động toàn bộ bộ máy an ninh và chính trị này khó có thể được thấy ở các quốc gia phương Tây. Đối với dân chúng và chính quyền Việt Nam, đại dịch COVICD-19 là sự sống còn của dân tộc trước một láng giềng thâm độc ngay trong những thảm họa của thế giới.

Hy vọng bản tin thứ 5 này là bản tin chót. Người phụ trách vẫn tiếp tục cập nhật tin tức theo mức độ thưa hơn. Mức độ lây lan ở nhiều quốc gia đang giảm xuống, ở các quốc gia khác vẫn có tình trạng gia tăng, như ở vùng Trung và Nam Mỹ, Nam Á và Phi Châu.

Nếu COVID-19 đợt hai có dấu hiệu trở lại thì bản tin mới là điều cần thiết.

THAM KHẢO

  1. Worldometer and Worldometer – USA.
  2. Bài viết “Virus Corona tại Vũ Hán (Bản tin số 1: 8/12/2019 – 29/2/2020) của tác giả.
  3. Bài viết “Virus Corona tại Vũ Hán (Bản tin số 2: 1/3/2020 – 8/3/2020) của tác giả.
  4. Bài viết “Đại dịch Coronavirus (Bản tin số 3: 8/3/2020 – 31/3/2020) của tác giả.
  5. Bài viết “Đại dịch Coronavirus (Bản tin số 4: 1/4/2020 – 15/4/2020) của tác giả.
  6. Bài viết “Trump tự giẫm chân mình” đăng trên mạng VNE ngày 12/4/2020.
  7. Bài viết “Will Nguyen nói về bất đồng chính kiến và hiệu suất giải quyết virus corona của VN” do Will Nguyen gửi đến BBC News Tiếng Việt từ Singapore ngày 15/4/2020.
  8. Bài viết “TT Trump: Mỹ điều tra xem virus corona có phải lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán” đăng trên đài VOA ngày 16/4/2020.
  9. Bài viết “AP tung bằng chứng cáo buộc Trung Quốc công bố dịch COVID-19 chậm trễ: 6 ngày vô cùng đáng tiếc” đăng trên mạng Net News ngày 16/4/2020.
  10. Bài viết “Xuất khẩu nhận nhiều tín hiệu tốt khi Trung Quốc mở cửa trở lại, doanh nghiệp thuỷ sản vẫn phải chiến đấu mỗi ngày giữa cơn bĩ cực COVID-19” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 16/4/2020.
  11. Bài viết “Virus corona: Trump tiết lộ kế hoạch ba giai đoạn mở cửa trở lại nước Mỹ đăng trên đài BBC ngày 17/4/2020.
  12. Bài trên Asia Times “https://asiatimes.com/…/vietnam-poised-to-be-big-post-pand…/” Bài dịch “Việt Nam sau cơn mưa”.
  13. Bài viết “Mối quan hệ quyết định thành bại của cuộc chiến chống Covid-19 tại Mỹ” đăng trên mạng Đà Nẵng Online ngày 20/4/2020.
  14. Bài viết “Philippines: Đào tạo và xuất khẩu y tá cho thế giới, lại thiếu y tá trong nước” đăng trên mạng Tuổi Trẻ Online ngày 24/4/2020.
  15. Bài viết “Virus corona: Hơn 50 ngàn tử vong, Trump đổ lỗi cho TQ, còn trách nhiệm của ông?” đăng trên đài BBC ngày 27/4/2020.
  16. Bài viết “Để đại dịch Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán: Mỹ có trách nhiệm gì? đăng trên đài RFI ngày 27/4/2020.
  17. Bài viết “Chiến dịch ngoại giao hậu Covid-19 của Trung Quốc bị phản công” đăng trên đài RFI ngày 17/4/2020.
  18. Bài viết “Liệu Việt Nam lại trễ chuyến tàu vào tương lai?” của tác giả Đoàn Xuân Kiên đăng trên đài BBC ngày 1/5/2020.
  19. Bài viết “Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vaccine COVID-19 trên chuột” đăng trên Đất Việt ngày 2/5/2020.
  20. Bài viết “FireEye: ‘Tin tặc VN tấn công chính phủ TQ để lấy thông tin có lợi cho VN’ của tác giả Bùi Thư đăng trên BBC News Tiếng Việt ngày 5/5/2020.
  21. Bài viết “Chính phủ Việt Nam dự kiến 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế” đăng trên mạng Đà Nẵng Online ngày 16/5/2020.
  22. Bài viết “Đại sứ Phạm Quang Vinh: “Mỹ và Trung Quốc đang định vị lại lợi ích chiến lược của mỗi bên” đăng trên mạng Bizlive ngày 17/5/2020.
  23. Bài viết “Liên minh toàn cầu về vaccine: Nói Việt Nam 0 ca tử vong vì xét nghiệm chưa đầy đủ là không đúng” đăng trên mạng Tuổi Trẻ Online ngày 27/5/2020.
  24. Bài viết “Biển Đông: Tham vọng Trung Quốc và chiến lược Việt, Mỹ thời Covid-19” của Mỹ Hằng – BBC News Tiếng Việt ngày 28/5/2020.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *