Thế giới nhìn về Trung Quốc

758 (lượt xem) |

LỊCH SỮ TRUNG QUỐC CẬN ĐẠI

Quốc gia nào cũng có những giai đoạn thăng trầm trong lịch sử của từng dân tộc. Trong thế giới gọi là “toàn cầu hóa” ngày nay, hầu hết các quốc gia đều cũng có quan hệ với nhau, về ngoại giao, kinh tế hay an ninh. Trung Quốc là trường hợp cá biệt vì nhiều di sản của quá khứ. Sau nhiều thế kỷ là đại cường Á Châu và thế giới, Trung Quốc đã trải gần hai thế kỷ lụn bại vì nội loạn từ bên trong và ngoại xâm từ bên ngoài. Những biến cố kéo dài như vậy có ảnh hưởng đến tâm lý của dân tộc, chính yếu là Hán tộc. Vừa tự tôn vừa tự ti có thể là một phản ứng tiêu biểu. Khinh thường mà cũng nghi ngờ và e sợ thiên hạ là cách nói dễ hiểu hơn. Sau nửa thế kỷ nội loạn triền miên, Trung Quốc chỉ giải quyết xong vấn đề ngoại xâm từ hậu bán thế kỷ 20, vào năm 1949, rồi mất 30 năm với bài toán dựng nước hoang tưởng của Mao Trạch Đông. Cho đến năm 1979, xứ này mới tìm được lối ra nhờ Đặng Tiểu Bình.

SỰ TRỔI DẬY CỦA TRUNG QUỐC

Trước cải cách, nền kinh tế Trung Quốc bị chi phối bởi sở hữu nhà nước và kế hoạch hóa tập trung. Từ năm 1950 tới 1973, GDP thực tế bình quân đầu người của Trung Quốc tăng trung bình 2.9% mỗi năm; mặc dù sự thay đổi thất thường bắt nguồn từ Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa. Mức này gần với mức trung bình của những quốc gia châu Á trong thời kỳ này, so với những quốc gia tư bản như Nhật Bản, Hàn Quốc và kẻ địch Tưởng Giới Thạch của Đài Loan thì tỉ lệ tăng của Trung Quốc thấp hơn nhiều. Bắt đầu năm 1970, nền kinh tế đã bước vào một giai đoạn trì trệ, và sau cái chết của Mao Trạch Đông, các lãnh đạo kế tiếp của đảng Cộng Sản hướng vào cải cách theo định hướng thị trường để cứu sự sụp đổ của nền kinh tế.

Bắt đầu từ 1978, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, những cải tổ đã được đề xướng và mang lại một sự cởi mở đáng kể đối với nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và văn hóa. Cải cách kinh tế Trung Quốc, được nói ở phương Tây là Mở cửa Trung Quốc, nói tới những chương trình cải cách kinh tế được đặt tên là “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” và “Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” ở Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc bắt đầu vào cuối năm 1978. Những người cầm quyền đảng Cộng Sản đã thực hiện những cải cách thị trường trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, khoảng cuối những năm thập kỷ 70 và đầu những năm thập kỷ 80, bao gồm phi tập thể hóa nông nghiệp, mở của đất nước để đón nhận đầu tư nước ngoài, và cho phép doanh nhân bắt đầu công việc kinh doanh. Tuy niên hầu hết nền công nghiệp vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Giai đoạn hai của cải cách, khoảng cuối những năm thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, bao gồm tư nhân hóa và rút vốn khỏi nhiều ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và bãi bỏ những chính sách kiểm soát giá cả, chủ nghĩa bảo hộ, và các quy định, mặc dù sự độc quyền nhà nước trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng và dầu mỏ vẫn còn. Khu vực tư nhân đã phát triển đặc biệt, chiếm 70% tổng sản phẩm quốc nội khoảng năm 2005. Từ năm 1978 cho tới 2013, sự phát triển chưa từng thấy đã xảy ra, với nền kinh tế tăng khoảng 9.5% mổi năm. Chính quyền bảo thủ của Hồ Cẩm Đào đã điều chỉnh và quản lý nền kinh tế chậm chạp hơn sau năm 2005, đảo chiều một vài cải cách.

Trong những năm 1960 và 1970, quy mô kinh tế Trung Quốc bé hơn nhiều so với Mỹ, với GDP năm 1960 của Mỹ gấp 9 lần Trung Quốc. Phải tới cuối những năm 1970 khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa, kinh tế nước này mới bắt đầu tăng tốc. Đến năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới xét về GDP danh nghĩa và tiếp tục giữ vị trí này cho tới thời điểm hiện tại, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Năm 2019, theo thống kê sơ bộ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế đạt 99,087 tỷ Nhân dân tệ (NDT), tương đương 14,360 tỷ USD. GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2019 là 10,000 USD (19,560 USD nếu tính theo sức mua tương đương PPP, ở mức trung bình cao so với các nền kinh tế khác trên thế giới, xếp thứ 89 trên thế giới vào năm 2016). Một số chuyên gia kinh tế dự đoán rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2030. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cho biết nếu điều chỉnh theo ngang giá sức mua, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hiện nay đáng lẽ phải là nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ năm 2014. 

GDP của Trung Quốc tăng vọt từ 2000 – 2010

NGƯỜI TRUNG HOA XẤU XÍ

Khi nói đến chuyện xấu xí thì phải nói đến cả 3 khía cạnh: chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, xã hội Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Những người nghiên cứu về Trung Quốc đều cho rằng Trung Quốc là một quốc gia của sự nghịch lý. Khi Trung Quốc yếu thì nội chiến xảy ra liên tục, bị các cường quốc trên thế giới sâu xé, khi mạnh lên thì lại bắt đầu tìm mọi cách để xâm chiếm lân bang.

Chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc: Thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, phức tạp và xuyên suốt lịch sử. Chủ nghĩa đế quốc đó mang đặc điểm rất riêng biệt, không thể hiểu được chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa theo cách định nghĩa về chủ nghĩa đế quốc thông thườngcủa các nước tư bản phương Tây hay trường phái Marxist. Chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa là một trường hợp đặc biệt của phương Đông. Mở rộng kiên trì qua hàng ngàn năm theo cách “tằm ăn dâu”, trở thành dân tộc tính và bản chất nền chính trị; nhấn mạnh yếu tố văn hóa như nội lực hơn bất kỳ dân tộc nào khác; lãnh thổ mở rộng trên lục địa một cách tiếp giáp chứ không rời rạc như các đế quốc hàng hải Châu Âu; vừa chiếm hữu một cách trực tiếp qua sáp nhập vừa ảnh hưởng một cách gián tiếp qua hệ thống chư hầu. Đối với các quốc gia lân cận, Trung Quốc dùng thủ đoạn Hán hóa hay bành trướng.

Có thể thấy văn hóa Hán là sự kết tinh của hai dòng văn hóa lớn đó là nền văn hóa lúa nước ở phương Nam, nền văn hóa du mục ở phương Bắc và sự tiếp thu các nền văn hóa khác như văn hóa Ấn Độ. Có những lúc người Hán phải xây trường thành để ngăn chặn các dân tộc này (Vạn Lý Trường Thành); từ nhà Hán đã phải chiến đấu với các dân tộc này, dồn họ về các cánh đồng cỏ, mới đầu có lẽ chỉ là để tự vệ, sau nhân đó mà mở mang thêm bờ cõi, thành một cuộc tranh giành đất đai suốt hai ngàn năm giữa Hán và Hồ (du mục). Trong đời Nguyên, Thanh, có thời các dân tộc này làm chủ hoàn toàn non sông của người Hán hai lần: lần đầu một thế kỷ (nhà Nguyên), lần sau hai thế kỷ rưỡi (nhà Thanh). Họ chiếm đất, cai trị dân tộc Hán, dùng văn tự, ngôn ngữ Hán, chỉ trong vài thế hệ thì đã bị Hán hóa, thành người Hán. Sau thời Thanh thêm được dòng máu Mãn, Mông, Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) và đế quốc của họ rộng hơn tất cả các đời trước, trừ đời Nguyên. Đó cũng có thể là một đặc điểm nổi bật xuyên suốt lịch sử của Trung Hoa. Bắt đầu là các dân tộc ở phía bắc như Tần, cho đến các dân tộc ở phía nam như Bách Việt, phía tây như Tạng, tây bắc như Mông. Chỉ còn nhóm Lạc Việt vẫn còn tồn tại lập nên nước Việt Nam ngày nay.

Khu vực Trung Nguyên của Trung Quốc

Trung Quốc đã thành công trong việc sát nhập Vân Nam (vùng Đại Lý của người Bạch), Tân Cương, Tây Tạng, nội Mông Cổ và nội Mãn Châu. Trung Quốc luôn luôn có lịch sữ tranh chấp với các nước láng giềng như Nga Sô, Ấn Độ, Pakistan, Bhutan, Nepal, Kazakhstan, Mông Cổ, Triều Tiên, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan. Đài Loan đã luôn sống trong căng thẳng với Trung Quốc bất chấp lịch sử tương đồng, do Trung Quốc không coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ riêng biệt và chỉ là một tỉnh tự trị. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc bắt đầu dùng ảnh hưởng kinh tế và quyền lực mềm để xâm nhập vào các nước Phi Châu, Nam Mỷ thông qua sáng kiến Một vành đai – Một con đường. Ngoài ra, đường lưởi bò tại Biển Đông là yêu sách lãnh thổ mới nhất được Trung Quốc dùng để bành trướng lãnh thổ của mình bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đông. Thoạt tiên đây là “Đường mười một đoạn” và xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 trong phụ lục “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” của “Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc” do Đài Loan phát hành. Tuy nhiên, cả Trung Hoa đại lục và Đài Loan cũng mập mờ khi nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước. Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hay biển lịch sử, dù Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới chín đoạn.

Đường lưởi bò và tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia và Brunei

Năm 1988, Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam và đảo Vành Khăn của Philippines năm 1995. Năm 2012, Trung Quốc đã chiếm thành công bãi cạn Scarborough dù rằng bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển công nhận. Năm 2009, Trung Quốc trình tấm bản đồ đường chín đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã bị LHQ và các nước liên quan Việt Nam, Malaysia, Indonesia bác bỏ. Từ năm 2014 đến 2018, Trung Quốc đã bỏ hàng chục tỷ USD xây 5 đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa.

Đảo nhân tạo Chữ Thập

Xã hội Trung Quốc: Khá nhiều bài viết bàn về yếu tố đạo đức và nhân bản của xã hội Trung Quốc hiện nay. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong những thập niên vừa qua cọng thêm những năm tháng bị ngoại quốc xâu xé đã tạo nên cho người Trung Quốc những xấu tốt lẫn lộn:

  • Thực phẩm độc và thực phẩm giả lan tràn: Công dân Hoa Lục lo âu rất nhiều về mức độ an toàn thực phẩm của họ. Một cuộc khảo sát của Ban Kiểm Soát Thuốc Men Và Thực Phẩm (Food and Drug Administration – FDA) của Hoa Lục nói với hãng thông tấn Xinhua rằng 65% dân Hoa Lục lo lắng về các thực phẩm mà họ được cung cấp hàng ngày. Chỉ kể vài thí dụ đơn giản: Năm 2003, ở Phụ Dương tỉnh An Huy đã phát sinh sự kiện “sữa bột độc” khiến 171 trẻ bị suy dinh dưỡng, 13 trẻ tử vong. Năm 2006, Sở lương thực thành phố Bắc Kinh cho biết có 2,300 tấn gạo cũ độc hại lưu hành trên thị trường. Ngay trong khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành năm 2020 thì các khẩu trang xuất cảng từ Trung Quốc đã bị trả lại vì thiếu chất lượng.
  • Thờ ơ, xem thường tính mệnh người khác: Chuyện cô bé Duyệt Duyệt 2 tuổi bị xe van cán qua người vào tháng 10/2011 làm chấn động thế giới. Không chỉ 18 người qua đường không dừng lại cứu giúp, mà một chiếc xe tải khác chạy qua và tiếp tục cán lên người em mà chạy. Mãi cho đến khi một phụ nữ nhặt rác tốt bụng nhìn thấy và kéo em vào bên trong. Những câu chuyện thấy người gặp nạn không cứu giúp không còn là điều mới lạ ở Trung Quốc nữa. Thậm chí tài xế sẵn sàng cán qua cán lại cho người bị nạn chết đi để bồi thường ít hơn.
  • Tham nhũng tràn lan và hơn một nửa quan chức có nhân tình: Từ sau Đại hội 18 đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến nay, đã có hơn 22 quan chức cao cấp bị đưa ra tòa xét xử, hơn 100 “hổ già” ngã ngựa trong chiến dịch đả hổ diệt quan tham. Chỉ riêng gia tộc cựu Bí thư Ban Chính trị và Pháp luật Chu Vĩnh Khang đã tham nhũng đến 100 tỷ nhân dân tệ (14.5 tỷ USD); cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu tham nhũng 20 tỷ nhân dân tệ (2.81 tỷ USD); Một báo cáo được Học viện Quốc gia về Phát triển và Chiến lược tại Đại học Nhân dân cùng Viện Nghiên cứu và Sáng tạo Thâm Quyến, một viện chính sách ở Thâm Quyến công bố ngày 15/4 đã tiết lộ rằng gần nửa số quan chức quyền lực ở Trung Quốc bị thanh trừng từ năm 2000 có ít nhất một người tình – được hỗ trợ với những món lợi bất chính của họ.

Dân chúng Trung Quốc: Trung Quốc vốn được coi là “lễ nghi chi bang” (“mảnh đất lễ nghi”) đã có mấy nghìn năm lịch sử. Trong lục nghệ truyền thống “lễ nhạc xạ ngự thư số” của trung quốc, chữ “lễ” đứng đầu, đã đủ để nói lên rằng người trung quốc coi trọng truyền thống lễ nghi. trong “luận ngữ” có một chuyện cổ, khổng tử cảnh cáo con trai khổng lý rằng: “bất học lễ, vô dĩ lập.” ý nghĩa là, nếu như không học lễ, thì không có cách nào để lập chỗ đứng. trong cuốn “tam tự kinh” từng được biết đến rộng rãi có chỉ ra, làm con cái, từ bé khi lớn lên, phải nên thành thục các loại lễ tiết trong các trường hợp khác nhau, học tập những việc lễ tiết nghĩa văn. trong lịch sử trong một số “gia huấn”, “học quy” nổi tiếng, đều có một lượng lớn quy phạm lễ nghĩa liên quan đến các phương diện như ăn ở đi lại, đối nhân xử thế hàng ngày. giao lưu giữa người và người, xưng hô đối phương thế nào, có hai bên thì đứng thế nào, đón tiếp thế nào v.v.. đều có quy định về lễ. Ngay cả là ăn cơm, cũng nên thể hiện ra tu dưỡng của bản thân trong từng cử chỉ chân tay, gọi là ‘thực lễ’. hành vi hợp với lễ, là có biểu hiện của tu dưỡng, ngược lại ắt không thể leo lên nơi thanh nhã.

Lễ nghi của người Trung Quốc xưa. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Có thể nói thế giới bắt đầu nhận xét về người Trung Hoa bắt đầu từ thập niên 2000 khi mặt thật của xã hội Trung Hoa bắt đầu của thế giới quan tâm đến cũng như cách hành xữ của người Trung Hoa khi đi du dịch ngoại quốc. “Ghét người Trung Quốc đã trở thành một hiện tượng xã hội thời nay. Nếu hỏi “vì sao ghét” thì đa phần đều cho rằng “xấu lắm, thâm lắm, hiểm lắm”. Thành ngữ có câu:

“Nguồn đục thì nước không trong. Gốc cong thì cây không thẳng”.

Mọi thứ đều phải có nguyên nhân. Trung Quốc nơi ấy tuy nhiên đã từng là một quốc gia lễ nghĩa, có đầy đủ Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín. Vậy Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của người Trung Quốc giờ đã đi về đâu? Nếu có ai đó nói với một người Trung Quốc rằng hành vi và đạo đức của anh ta thấp kém. Anh ta sẽ không thể hiểu được chúng ta đang nói gì, vì đối với họ điều đó là bình thường, ai cũng sống và làm như thế cả, vậy thì thấp kém ở đâu? Có một vài mẩu chuyện tiêu biểu về người Trung Quốc thời nay, thông qua đó phần nào chúng ta có thể phác họa được chân dung chung về họ. Tháng 9 năm 2006, trên trang web chính thức Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc đã công bố hành vi không văn minh của du khách Trung Quốc khi du lịch trong và ngoài nước khá phổ biến do công chúng phản ánh.

Những hành vi không văn minh thường thấy của công dân Trung Quốc khi ra nước ngoài như: Tùy tiện vứt rác, đi vệ sinh không xả nước, hút thuốc kể cả nơi có biển báo cấm hút, chen lấn, tranh cướp, ngôn ngữ cay độc nói thẳng vào mặt, trèo cây, hái hoa, nói năng ồn ào, thô lỗ v.v…

Nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp: Có câu “Làm ơn giữ yên lặng” (viết bằng tiếng Trung giản thể) chỉ để viết cho người Trung Quốc đọc, những người Trung Quốc đi qua nhà thờ Đức Bà Paris đều sẽ thấy được bảng ghi bằng tiếng Trung câu này. Ở Paris, những chỗ có tiếng Trung ở nơi công cộng cũng không nhiều, mà các quốc gia khác bao gồm du khách nước Pháp lại không hề có kiểu “lịch sự” này.

Trong toilet của Hoàng cung Thái Lan có bảng ghi tiếng Trung bắt mắt: “Làm ơn xả nước sau khi vệ sinh.”

Thùng rác ở Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ đều có biển bằng tiếng Trung: “Thùng rác tại đây”. Kiểu bảng thông báo chỉ viết bằng tiếng Trung giản thể này, cũng có ở những điểm đến chủ yếu của khách nước ngoài người Trung Quốc – Các nước như Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore đều xuất hiện thường xuyên.

Người Trung Quốc chụp hình ngồi trên đầu một bức tượng

THẾ GIỚI NHÌN VỀ TRUNG QUỐC

Nguồn tin độc quyền của Reuters cho hay một tài liệu nội bộ của Trung Quốc trong năm 2020 cảnh báo rằng khủng hoảng Covid-19 sẽ khiến nước này phải đối mặt với làn sóng chống Trung toàn cầu giống thời Thiên An Môn. Báo cáo này đã được Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc gửi tới các lãnh đạo nhà nước, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó kết luận rằng tâm lý chống Trung Quốc toàn cầu đang ở mức cao nhất kể từ vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989.

Năm 2015 và 2019 có 2 báo cáo thế giới nghĩ gì về Trung Quốc. Trong năm 2015 thì các nước ủng hộ Trung Quốc là các nước nghèo tại Phi Châu. Hoa Kỳ không phải là nước ghét Trung Quốc nhất. Nga là nước có tỷ lệ dân chúng ủng hộ Trung Quốc tăng mạnh nhất tại 17% lên 42%, có thể xuất phát từ một loạt các thỏa thuận hợp tác giữa hai nhà nước sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea, hứng nhiều đòn trừng phạt từ Mỹ và phương Tây. Cuộc khảo sát thứ hai do Trung tâm Nghiên cứu Pew, tổ chức thăm dò dư luận hàng đầu thế giới có trụ sở ở Mỹ, tiến hành với gần 39,000 người ở 34 quốc gia ở tất cả các khu vực trên khắp thế giới từ tháng 5 cho đến tháng 10 năm 2019. Kết quả vừa được công bố ngày 12/5/2020. Người dân trên khắp thế giới có sự chia rẽ trong đánh giá về Trung Quốc với mức độ tích cực và tiêu cực gần như tương đương nhau nhưng đa số không tin tưởng Chủ tịch Tập Cận Bình, nhất là ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, theo kết quả cuộc thăm dò dư luận vừa được công bố. Thái độ tiêu cực đối với Bắc Kinh có sự liên hệ với mức thu nhập bình quân đầu người ở các nước, báo cáo của Pew chỉ ra. Theo đó, nước nào có mức GDP bình quân cao thì càng không ủng hộ Trung Quốc (Nhật, Thụy Điển, Canada, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Úc, Đức, Anh). Ở chiều ngược lại, các nước có thu nhập đầu người thấp như Kenya, Nigeria, Ukraine và Tunisia có xu hướng đón nhận Trung Quốc tích cực hơn. Báo cáo của Pew giải thích hiện tượng này là do ở các nước giàu, người dân được hưởng quyền tự do chính trị nhiều hơn nên họ có cái nhìn khắt khe hơn về những gì xảy ra ở Trung Quốc. Ngoài ra, những nước có thái độ thân Bắc Kinh nhiều cũng là những nước có nạn tham nhũng tệ nhất, chẳng hạn như Nigeria. Trung Quốc đã dùng hối lộ như vũ khí chính của họ.

Hoa Kỳ và Liên Âu nhìn về Trung Quốc

Đánh giá của người dân thế giới về nhà lãnh đạo của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng rất cay nghiệt. Tỷ lệ trung điểm những người nói rằng họ “tin tưởng ông Tập làm điều tốt cho thế giới” ở 34 nước được khảo sát chỉ là 29%, trong khi trung điểm không tin tưởng ông Tập trên thế giới là 45%. Trả lời câu hỏi giữa Mỹ và Trung Quốc, nước nào sẽ là cường quốc kinh tế số một thế giới, người dân ở 21 trong số 34 nước được khảo sát tin là Mỹ, trong khi 12 nước cho là Trung Quốc sẽ lãnh đạo kinh tế thế giới. Cũng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc được xem là mối đe dọa chính chứ không phải Mỹ với 40% người dân Úc, 50% ở Mỹ và 62% ở Philippines quan ngại về sức mạnh của Trung Quốc.

Việt Nam không nằm trong danh sách các nước châu Á được Pew Research Center khảo sát trong bản Global Attitudes Survey 2019. Nhưng vào năm 2014, trong một bản thăm dò ý kiến tại ở 44 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thì Việt Nam đứng đầu danh sách về thái độ thiếu thiện cảm đối với Trung Quốc. Có đến 78% người được hỏi cho biết là không thích Trung Quốc, một tỷ lệ chỉ thua có Nhật Bản với 91% người ghét Trung Quốc, nhưng hơn xa Philippines, chỉ có 58% không có thiện cảm với Trung Quốc. Về câu hỏi nước nào là mối đe dọa lớn nhất, 74% người Việt Nam đã trả lời rằng đó là Trung Quốc, một tỷ lệ cao hơn người Nhật (68%) hay người Philippines (58%) cũng xem Trung Quốc là kẻ nguy hiểm. Tâm lý ghét Trung Quốc của người Việt Nam ngày nay có lẽ vẫn không thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh từ năm 2014 đến nay, các hành vi bức hiếp Việt Nam của Trung Quốc chỉ có tăng chứ không hề giảm.

TRUNG QUỐC TRONG TƯƠNG LAI

Nhờ dân số đông nhất địa cầu và lại là nước đi sau có thể học được kiến thức và kinh nghiệm các nước đi trước, Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế chỉ trong 3 thập kỷ. Vì yếu tố lịch sử – và đôi khi văn hóa – Trung Quốc cho rằng thế giới có lổi về những tai họa của họ từ thời suy sụp của nhà Mãn Thanh. Và rằng từ nay sự thể sẽ khác. Vì vậy, trong quan hệ với các quốc gia, lãnh đạo xứ này không hề có một chút mặc cảm khi làm những điều mà thế giới không còn chấp nhận nữa. Lãnh đạo Trung Quốc có đầy đủ kiến thức của thế kỷ 21, nhưng hành xử với thủ đoạn trung cổ, theo những nấc thang giá trị đã lỗi thời, mà họ vẫn coi là chính đáng. Về kinh tế, xứ này cũng có chủ trương lý tài và thực dụng trong mục tiêu tối thượng là trục lợi. Tức là sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để giành phần hơn, kể cả ăn cắp, ăn cướp, bằng luật lệ hoặc qua tình báo, tham nhũng, mua chuộc. Chủ trương phát triển nền tư bản nhà nước cho phép lãnh đạo xứ này sử dụng các doanh nghiệp nhà nước trong tinh thần chiến đấu để ăn cướp. Chúng ta có cả trăm trường hợp minh diễn chuyện này. Khi thế giới có một đại cường mới xuất hiện thì quan hệ giữa các nước có thể đảo lộn. Khi đại cường lại là một Trung Quốc có đầy mặc cảm và lối hành xử ngang ngược mà lãnh đạo và người dân lại coi là chính đáng, thế giới sẽ khó yên lành.

Người đặt dấu ấn cho thời kỳ phát triển đầu tiên của Trung Quốc chính là Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo nổi tiếng với những câu nói như “dò đá qua sông” hay “giấu mình chờ thời”, định hướng cho cả một giai đoạn Trung Quốc âm thầm phát triển và hội tụ sức mạnh để trỗi dậy. Tuy nhiên, những di sản mà Đặng Tiểu Bình để lại trong xã hội Trung Quốc hiện nay đang ngày càng mờ nhạt, khi quốc gia này bước vào thời kỳ mới với tên gọi “Thời đại Tập Cận Bình”. Trong Đại hội 18 năm 2019, đảng Cộng Sản Trung Quốc đưa Tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội đặc thù Trung Quốc trong Thời kỳ mới do ông Tập đề xướng vào cương lĩnh của đảng và hiến pháp nước này. Tư tưởng của ông Tập khẳng định Trung Quốc vào năm 2045 sẽ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ, với sức mạnh vượt trội cả về kinh tế, công nghệ lẫn quân sự. Khi cuộc cải cách, mở cửa của Đặng Tiểu Bình đã mang tới thành công lớn cho Trung Quốc, giúp nước này trở thành nền kinh tế số hai thế giới, thì tham vọng biến Trung Quốc thành cường quốc hàng đầu thế giới của ông Tập lại đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ cuộc chiến thương mại của Mỹ cho đến đại dịch COVID-19, nhiều khả năng sẽ buộc lãnh đạo này phải đối diện những khó khăn không lường được, giới phân tích đánh giá.

Hơn ai hết, Hoa Kỳ từ lâu đã hiểu được ý định của Trung Quốc và tổng thống Trump là người thích hợp nhất để đưa ra chiến lược ứng phó của Hoa Kỳ dù rằng trong các thập niên vừa qua, Hoa Kỳ cũng lại là nước đầu tư nhiều nhất vào Trung Quốc, lợi dụng giá nhân công rẻ mạt tại đây. Thương chiến Mỹ-Trung, Liên minh Ấn Độ – Thái Bình Dương, Bộ tứ kim cương mở rộng gồm 7 nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Hàn Quốc, Tân Tây Lan và Việt Nam đang được triển khai. Các nước Liên Âu, dù rằng với quyền lợi mua bán với Trung Quốc, cũng bắt buộc phải tham gia trong một mức độ nào đó. Nga Sô, dù rằng ngoài mặt ủng hộ Trung Quốc, nhưng ai cũng biết, Nga cũng chỉ lo cho quyền lợi của mình. Dù sao, quyền lợi của Hoa Kỳ cũng đi song hành với quyền lợi của Liên Âu. Nói cho cùng, Trung Quốc đang là quốc gia bị cô lập. Trong vòng vài năm nữa, khi Hoa Kỳ và đồng minh rút 2/3 xong các công ty đầu tư ra khỏi Trung Quốc, chỉ giữ lại những công ty có thể bán những hàng hóa sản xuất cho nội địa Trung Quốc. Cũng không phải là bài toán dể có đáp số cho cả 2 bên. Trung Quốc hiện nay có thể sản xuất tất cả các mặt hàng mà dân chúng Trung Hoa cần với giá rẻ. Khi mà thâm thủng mậu dịch giảm đi 2/3 thì vấn đề nuôi sống cho 1.44 tỷ dân Trung Quốc cũng như đạo quân khổng lồ với ‎2.3 lính chính quy, 800 ngàn quân dự bị và 1.5 triệu cảnh sát và công an là vấn đề sinh tử có thể đưa Trung Quốc vào một giai đoạn biến động khác. Trung Quốc cần nghiên cứu những bài học từ Nga Sô, Đức Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngay giữ vị trí số 2 cũng chưa chắc là dể thực hiện. Ngày 5 tháng 6, 2020, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long lần đầu tiên đã chính thức có lời khuyên đến Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Lý Hiển Long khẳng định dù có sức mạnh quân sự gia tăng, không có nước nào muốn Trung Quốc thay Mỹ trong vai trò an ninh và kinh tế tại châu Á. Ông Lý nhắc lại cảnh báo của Đặng Tiểu Bình: “Thế kỷ châu Á” không phải là điều tất nhiên, và cũng không phải là số mệnh.

THAM KHẢO

  1. Lịch sữ Trung Hoa Dân Quốc – Wikipedia tiếng Việt.
  2. Tôn Trung Sơn – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
  3. Chủ nghỉa đế quốc Trung Hoa – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
  4. Cải cách kinh tế Trung Quốc – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
  5. Cuốn sách “The Ugly Chinaman and the Crisis of Chinese Culture” của tác giả Dole J. Coles và Jing Oing.
  6. Cuốn sách “Death to China” của tác giả Peter Navarro.
  7. Bài viết “ Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí?” trên mạng Petrotimes năm 2016.
  8. Các bài viết “ Vì sao nhiều người ghét Trung Quốc? đăng trên mạng SOHA năm 2013.
  9. Các bài viết “Giải mã câu hỏi, vì sao người Trung Quốc luôn bị ghét?” đăng trên mạng Đại Kỷ Nguyên năm 2016.
  10. Bài viết “Reuters: Tài liệu nội bộ cảnh báo TQ đối mặt tâm lý bài Trung toàn cầu sau dịch Covid-19” đăng trên đài BBC năm 9/5/2020.
  11. Bài viết “Nước nào “yêu và ghét” Trung Quốc nhất thế giới? đăng trên mạng BizLIVE ngày 17/06/2015.
  12. Bài viết “Thế giới nửa yêu, nửa ghét Trung Quốc nhưng không tin Tập Cận Bình” đăng trên đài VOA ngày 6/12/2019.
  13. Bài viết “Vấn Đề Trung Quốc Của Thế Giới và Của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa đăng trên đài Vietbao Online ngày 17/4/2012.
  14. Bài viết “Từ bỏ “bảo bối” của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc thành cái gai trong mắt Mỹ” đăng trên đài Vietbao Online ngày 5/9/2018.
  15. Bài viết “Dấu ấn ngày càng mờ nhạt của Đặng Tiểu Bình trong thời đại Tập Cận Bình” đăng trên đài Vietbao Online ngày 5/9/2018.
  16. Bài viết “Singapore: Thủ tướng Lý Hiển Long đặt câu hỏi nghiêm túc cho TQ và Mỹ”đăng trên đài BBC ngày 5/6/2020.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *