Đại dịch COVID-19 – Bản tin số 6 (1/6/2020 – 31/7/2020)

481 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Đại dịch COVID-19 (bản tin số 5) chấm dứt ngày 31/5/2020 với 6,224,458 ca lây nhiễm và 372,501 ca tử vong, trung bình 5,247 ca tử vong mổi ngày. Kể từ 1/6, người phụ trách chỉ tập trung vào tình hình thế giới và 2 nước Hoa Kỳ, Brazil. Tính đến 31/7/2020, COVID-19 xuất hiện trên 217 quốc gia với 17,707,350 ca lây nhiễm và 681,129 ca tử vong, trung bình 5,060 ca tử vong mổi ngày (cập nhật mổi 2 ngày). Như vậy, số tử vong trong giai đoạn 2 cũng tương đương như giai đoạn 1:

2/6: 9,123 4/6: 9,417 6/6: 9,824 8/6: 6,483 10/6: 9,278
12/6: 10,584 14/6: 7,259 16/6: 9,968 18/6: 10,523 20/6: 10,977
22/6: 7,243 24/6: 9,975 26/6: 12,231 28/6: 7,695 30/6: 9,047
2/7: 9,686 4/7: 10,302 6/7: 7,434 8/7: 11,519 10/7: 10,326
12/7: 9,169 14/7: 9,685 16/7: 10,971 18/7: 11,733 20/7: 8,833
22/7: 12,724 24/7: 16,492 26/7: 10,160 28/7: 9,705 31/7: 20,262*

 (*) 3 ngày

DIỄN TIẾN

Phần lớn tài liệu lấy từ Worldomter trên Google. Trong các tổng kết hàng tuần dưới đây, chúng tôi chỉ ghi theo dỏi các quốc gia chính:

Tuần lể tính đến 10/6/2020: Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 7,405,051 ca nhiễm với 416,626 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 10/6/2020.

Tuần lể tính đến 18/6/2020: Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 8,547,763 ca nhiễm với 454,960 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 18/6/2020.

Tuần lể tính đến 26/6/2020: Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 9,874,046 ca nhiễm với 495,386 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 26/6/2020.

Tuần lể tính đến 4/7/2020: Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 11,339,534 ca nhiễm với 532,116 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 4/7/2020.

Tuần lể tính đến 11/7/2020: Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 12,587,259 ca nhiễm với 561,395 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 10/7/2020.

Tuần lể tính đến 18/7/2020: Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 14,367,277 ca nhiễm với 602,953 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 18/7/2020.

Tuần lể tính đến 25/7/2020: Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 15,896,155 ca nhiễm với 641,002 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 24/7/2020.

Tuần lể tính đến 31/7/2020: Tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 17,707,350 ca nhiễm với 681,129 tử vong tính đến 15:00H (giờ Cali) ngày 31/7/2020.

  1. United States: 4,693,875 lây nhiễm – 156,267 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 3.3%.
  2. Brazil: 2,662,485 lây nhiễm – 92,475 tử vong – Tỷ lệ tử vong: 3.5%.

Với các quốc gia khác, vào Coronavirus Update để có đầy đủ danh sách. Điều cần để ý là các dữ kiện tùy theo ngày giờ và nguồn thống kê.

TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC

Nhiều nước trên thế giới vẫn đang dồn hết sức cho cuộc chiến chống đại dịch, đồng thời lo mở mặt trận mới thời kỳ hậu Covid-19. Còn Trung Quốc, dường như vừa thoát nạn, đã bước ngay vào thời kỳ sau dịch bằng một chiến dịch ngoại giao, kinh tế, quân sự gây ảnh hưởng với bên ngoài.

TÌNH HÌNH VIỆT NAM

Cuối cùng thì chuyện gì phải đến đã đến. Chính quyền Việt Nam ngày 31/7/2020 xác nhận đã có 2 ca tử vong đầu tiên vì Covid-19, bệnh nhân số 428 ở Hội An và 437 tại Đà Nẵng, sau nhiều tháng kềm hãm dịch bệnh được cho là thành công. Số ca nhiễm mới thường nhật cũng tăng vọt đến mức kỷ lục, 45 người trong vòng 24 giờ. Tổng cộng 546 ca mắc COVID-19, trong đó 302 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 53,767 người.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói cần tính đến cả “tình huống xấu nhất” trong lúc có thêm 7 ca dương tính tại Đà Nẵng và Quảng Nam. Thông điệp được đưa ra trong bối cảnh có thêm 7 ca nhiễm Covid-19 mới tính tới 18h ngày 28/7, Như vậy, trong bốn ngày qua 25-28/7 (Riêng Đà Nẵng ghi nhận 18 ca nhiễm, Quảng Ngãi một ca, Quảng Nam 3 ca). Các ca Quảng Ngãi và Quảng Nam đều có yếu tố dịch tễ liên quan Đà Nẵng. Trong tổng số 22 ca nhiễm mới trong cộng đồng cho tới nay, ít nhất hai ca được mô tả là trong “tình trạng nặng” và phải thở máy. Một số nhóm y bác sỹ tại Hà Nội và TP.HCM được điều tới Đà Nẵng để hỗ trợ cho “các ca có bệnh nền” và giảm tải cho gánh nặng y tế của thành phố này. Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nói nhấn mạnh nhu cầu “đặc biệt lưu ý đến tình trạng người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam”.

  • Ngày 30/5, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị làm việc với các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế Việt Nam quý I vẫn tăng trưởng khoảng 4% và tháng 5 tình hình tốt hơn.
  • Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm qua điện thoại vào chiều ngày1/6. Hai bên xác nhận rằng hai nước sẽ hợp tác để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 và hướng tới sự phục hồi kinh tế. Nikkei Asian Review cho biết, Nhật Bản sẽ bắt đầu thảo luận với Úc, New Zealand, Thái Lan và Việt Nam về việc nới lỏng các hạn chế đi lại vì Covid-19, trong bước đầu tiên hướng tới bình thường hóa du lịch quốc tế.
  • Người giàu nhất Việt Nam, Phạm Nhật Vượng, theo cách gọi của một số báo nước ngoài, đang dự định sản xuất máy thở công suất 55,000 chiếc/tháng trong bối cảnh Việt Nam được quốc tế đánh giá cao trong việc kiềm chế dịch Covid-19, với chỉ hơn 300 ca nhiễm. Theo Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng đang tính sản xuất máy thở để xuất khẩu cho bất cứ nước nào có nhu cầu, với giá khoảng 7,000 USD một chiếc (giá cho thị trường Việt Nam), thấp hơn 30% so với mẫu của Medtronic. Hiện nhiều nước trên thế giới không đủ máy thở cho các ca mắc Covid-19 nặng. Đã có ước tính rằng bệnh viện trên toàn thế giới có thể cần tới 800,000 máy thở.
  • Vietnam Airlines là hãng bay đầu tiên công bố kế hoạch bay quốc tế từ ngày 1/7. Các đường bay sẽ được khai thác trở lại từ Việt Nam đến Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan, Singapore, Lào và Campuchia. Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch nới hạn chế đi lại với 4 nước gồm Việt Nam, Australia, New Zealand và Thái Lan do đã kiểm soát được Covid-19.
  • Theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam không đặt mục tiêu dẫn đầu nhưng sẽ đón đầu nhờ kế thừa được các kinh nghiệm của thế giới ứng phó với loại virus rất mới SARS-CoV-2. Với quy trình nghiên cứu thần tốc, dự án vaccine “Made in Vietnam” phòng virus SARS-CoV-2 được các nhà khoa học của Công ty Vabiotech triển khai với sự tài trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF (thuộc Tập đoàn Vingroup), đang có triển vọng “về đích” sớm. Theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam không đặt mục tiêu dẫn đầu nhưng sẽ đón đầu nhờ kế thừa được các kinh nghiệm của thế giới ứng phó với loại virus rất mới SARS-CoV-2. “Để cho ra đời vaccine hoàn chỉnh cần 9-12 tháng nữa nhưng chúng tôi đang nỗ lực để rút ngắn thời gian này,” thạc sỹ Trọng cho biết. “Dù vậy, so với mức trung bình 10 năm của một vaccine bình thường, thời gian 18-24 tháng để phát triển được một vaccine đã là một thành tựu rất đáng kể.”
  • Hội đồng Châu Âu ngày 30/6 ra thông báo mở cửa biên giới khu vực cho du khách từ 15 nước kể từ 1/7, tuy nhiên Việt Nam không được nêu tên trong danh sách này. Theo đó, Hội đồng châu Âu đã thông qua đề xuất dỡ bỏ các hạn chế tạm thời đối với việc đi lại vào khu vực EU đối với công dân từ 15 nước gồm: Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia, Uruguay. Trung Quốc cũng nằm trong danh sách này nhưng kèm theo một số điều kiện nhất định, trong đó có việc mở cửa biên giới cho công dân EU. Thông báo nêu rõ, cơ sở để EU xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đối với các nước thứ 3 là số ca nhiễm mới/100 nghìn dân trong vòng 14 ngày qua, tương đương hoặc dưới mức trung bình (16 ca) ở EU tính từ ngày 15/6. Ngoài ra, còn tính đến tỷ lệ nhiễm mới không gia tăng đột biến hay khả năng ứng phó, kiểm soát hay thống kê chính xác tình hình dịch bệnh. Cùng ngày, Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 6 Việt Nam đón gần 9 ngàn khách quốc tế. Lượng khách này chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài đến làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Trước đó một ngày, Cục hàng không Việt Nam (HKVN) đề xuất chính phủ có thể nghiên cứu khôi phục các chuyến bay quốc tế thương mại thường lệ đưa khách vào Việt Nam vào cuối tháng 7 với điều kiện chặt chẽ đó là quốc gia đó không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng trong 30 ngày liên tục hoặc hành khách phải có mặt trong nước 3 ngày trước khi bay.
  • Ngày 10/7/2020, Tập đoàn Vingroup đã hoàn tất việc trao tặng máy thở cho Singapore và trao tặng đợt 1 cho Nga và Ukraine. Thông qua các đại sứ quán tại Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã tiến hành trao tặng đợt đầu gồm 500 máy thở Vsmart VFS-510 cho Cộng hòa Liên bang Nga và 300 máy cho Ukraine. Số lượng 1,600 máy thở Vsmart VFS-410 còn lại theo cam kết đã ký với hai nước sẽ được Vingroup bàn giao đợt 2 trước ngày 30/8/2020.
  • Trên cơ sở xem xét, đánh giá tình hình phòng chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại một số quốc gia/vùng lãnh thổ và tại Việt Nam, Lãnh đạo Chính phủ đã duyệt Phương án nối lại đường bay tới một số địa điểm trong khu vực châu Á. Theo đó, từ trung tuần tháng 7 năm 2020, Việt Nam sẽ triển khai thí điểm nối lại đường bay quốc tế, với tần suất từ 01 đến 02 chuyến/tuần tới Quảng Châu (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc) và Tokyo (Nhật Bản) Các địa điểm sân bay hạ, cất cánh tại Việt Nam bao gồm sân bay Quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Dự kiến đầu tháng 8/2020 có thể mở lại chuyến bay thương mại quốc tế giữa Việt Nam đến các khu vực ưu tiên như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản … Từ tháng 6 và tháng 7/2020, các hãng hàng không nước ngoài như Cathay Pacific (Hồng Kông), Singapore Airlines (Singapore), Emirates Airlines (UAE), Qatar Airways (Qatar), China Airlines, Eva Airways (Đài Loan), Asiana Airlines và Korean Air (Hàn Quốc) … cũng khai thác trở lại các chuyến bay thường lệ đi-đến Việt Nam.
  • Chính phủ Nhật Bản chính thức quyết định nới lỏng nhập cảnh cho Việt Nam và Thái Lan. Truyền thông trong nước trích lời của Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu cho biết vào ngày 23/7.

TÌNH HÌNH HOA KỲ

Ngày 31/7, số ca lây nhiễm tại Hoa Kỳ vượt quá 4.6 triệu ca. Số ca tử vong đã vượt quá số 156,000. Theo thống kê của Reuters, tình hình tại nhiều bang miền Nam và miền Tây nước Mỹ vẫn rất đáng ngại. Trong một ngày, đã có đến 6 bang bị số tử vong kỷ lục: Arkansas, California, Florida, Montana, Oregon và Texas. Tổng số ca lây nhiễm tại California tính đến 7/31/2020 là 498,738, tổng số người chết là 9,076. Tại Orange County tổng số ca lây nhiễm là 35,778, tổng số người chết là 604, theo nhật báo OC Register.

Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci đã cảnh báo Mỹ vẫn đang trong làn sóng Covid-19 đầu tiên và phải hành động ngay để ngăn ca nhiễm mới tăng. Fauci khẳng định biểu đồ số ca nhiễm mới ở Mỹ chỉ đi lên, chưa từng giảm xuống tới đường cơ sở và đang tiếp tục tăng trở lại. Hôm 9/7, ông nói với đài FiveTwentyEight: “Là một quốc gia, khi bạn so sánh chúng ta với các quốc gia khác, tôi không nghĩ bạn có thể nói chúng ta đang làm tốt. Ý tôi là, chúng ta đang làm không tốt”.

2/6: 1,054 4/6: 2,003 6/6: 1,935 8/6: 1,015 10/6: 2,044
12/6: 1,708 14/6: 1,103 16/6: 1,166 18/6: 1,520 20/6: 1,373
22/6: 692 24/6: 2,206 26/6: 2,540 28/6: 889 30/6: 1,398
2/7: 1,407 4/7: 895 6/7: 546 8/7: 1,990 10/7: 1,674
12/7: 1,241 14/7: 1,408 16/7: 1,784 18/7: 1,804 20/7: 905
22/7: 2,152 24/7: 2,456 26/7: 1,498 28/7: 2,270 31/7: 4,257*

(*) 3 days

  • Số người bị nhiễm virus corona mới đang gia tăng ở một số tiểu bang Hoa Kỳ, đặc biệt là các tiểu bang miền Nam, ban đầu miễn cưỡng áp dụng biện pháp phong tỏa, hoặc buộc người dân phải đeo khẩu trang. Theo báo cáo của đại học Johns Hopkins, hôm 16/7/2020, số nạn nhân tử vong tại Hoa Kỳ vượt ngưỡng 140,000.
  • Tổng Thống Donald Trump hôm 9/7, công khai chỉ trích Bác Sĩ Anthony Fauci, nói rằng người được coi là một trong những chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm này đã “có nhiều lỗi lầm”. Theo bản tin NBC News thì trong cuộc phỏng vấn của ông Sean Hannity thuộc Fox News, Tổng Thống Trump được hỏi là ông nghĩ gì về những nơi đang có sự gia tăng nhanh chóng của số bệnh nhân COVID-19, như tại Texas và Florida, và một số lời phát biểu mới đây của Bác Sĩ Fauci, dù rằng ông Hannity không nói rõ đó là những phát biểu gì. Ông Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ của BBC News nhận xét: “Một chính quyền mà đi gây chiến với các chuyên gia khoa học và y tế của mình ngay giữa lúc đại dịch đang bùng phát trở lại khiến cho việc phát triển một chiến lược gắn kết – chiến lược mà công chúng tin tưởng và sẽ hưởng ứng – trở nên khó khăn”.

Tổng thống Trump lần đầu tiên đeo khẩu trang trước công chúng

  • Chính phủ Tổng Thống Donald Trump hôm 7/7, nói đã chính thức thông báo cho Liên Hiệp Quốc biết về quyết định rút khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), dù rằng việc này sẽ không có hiệu lực cho tới năm 2021, có nghĩa rằng có thể bị một chính phủ mới ở Mỹ hủy bỏ hoặc có sự thay đổi trong hoàn cảnh y tế thế giới.
  • Chuyến hàng chở 2 tấn khẩu trang vải kháng khuẩn và khẩu trang y tế do thủ đô Hà Nội tặng thành phố New York đã tới nước Mỹ ngày 9/7. Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 10/7 cho biết chuyến hàng trên đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc hoàn tất các thủ tục hải quan và trao cho thành phố New York.

Khẩu trang thành phố Hà Nội tặng thành phố New York – Ảnh: Bộ Ngoại giao

  • Ngày 22/7, Tổng thống Donald Trump cảnh báo đại dịch virus corona tại Mỹ có thể sẽ “tồi tệ hơn trước khi tốt lên”, khi ông phục hồi các cuộc họp ngắn về virus với phát biểu giờ đây theo đúng kịch bản hơn. Ông Trump cũng yêu cầu tất cả người Mỹ đeo khẩu trang, nói khẩu trang ”hữu hiệu” trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus, và rằng điều đó thể hiện “tinh thần yêu nước”.

TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

Cuối tháng 7/2020, thế giới hiện đã ghi nhận hơn 17 triệu ca mắc Covid-19 sau khi dịch bắt đầu bùng phát mạnh trở lại từ cuối tháng 5.

Đại dịch Covid-19 càng lúc càng có dấu hiệu lan mạnh trở lại trên thế giới, đặc biệt tại các ổ dịch lớn hiện nay. Ngày 18/7/2020, Tổ chức Y tế Thế giới WHO/OMS báo động về số ca nhiễm toàn cầu trong ngày tiếp tục tăng kỷ lục. Trong nhiều ngày qua, Mỹ, Brazil và Ấn Độ là ba nước có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nhất thế giới xét cả về số ca mắc và ca tử vong. Tính đến ngày 31/7, Mỹ đã vượt mốc 4.6 triệu ca, Brazil đã vượt mốc 2.7 triệu ca bệnh, còn Ấn Độ vượt mốc 1.7 triệu ca. Ngày 25/6, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang có chiều hướng thuyên giảm tại châu Âu, song vẫn tiếp tục diễn biến xấu đi trên toàn cầu với số ca mắc bệnh dự kiến lên tới 10 triệu người, trong khi số ca tử vong chạm mức 500,000 vào tuần tới. Hôm13/7/2020, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cảnh báo là rất nhiều quốc gia không thi hành các biện pháp đúng đắn để phòng chống dịch Covid-19, một ngày sau khi tổng số người nhiễm mới trên toàn cầu lại đạt kỷ lục 230,000 ca. Trong một cuộc họp báo trực tuyến, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố “sẽ không có chuyện trở lại bình thường như trước đây trong một tương lai có thể dự báo được”. Lãnh đạo WHO còn ngầm chỉ trích các lãnh đạo như tổng thống Mỹ và tổng thống Brazil quá xem thường virus corona, virus mà tổ chức này xem là kẻ thù số một của công chúng.

Liên Âu: Liên minh châu Âu ngày 11/6 đã đề ra kế hoạch để mở cửa lại biên giới nội khối từ ngày 15-6 và đón du khách từ các nước bán đảo Balkan từ ngày 1/7. Kế hoạch trên được đưa ra trong bối cảnh 27 quốc gia thành viên EU đang chuẩn bị nới lỏng giới hạn đi lại sau dịch bệnh COVID-19, đồng thời khởi động lại ngành du lịch trong những tháng cao điểm của mùa hè.

Úc Đại Lợi: Ngày 6/7, năm triệu dân của thành phố Melbourne ở Australia đã được yêu cầu ở nhà trong sáu tuần vì các ca nhiễm virus corona gia tăng. Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrew tuyên bố lệnh phong tỏa sau khi bang này báo có 191 ca nhiễm mới, con số cao nhất hàng ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu. Biên giới tiểu bang với các khu vực liền kề, New South Wales và South Australia, sẽ đóng cửa trong vài giờ tới.

Indonesia: Ngày 18/7 vượt qua Trung Quốc trở thành nước có số ca nhiễm virus corona được xác nhận nhiều nhất ở Đông Á với 86,521 ca với 4,143 ca tử vong và nhà chức trách cho biết tỉ lệ lây nhiễm thực tế có thể cao hơn do các trường hợp chưa được phát hiện.

Việt Nam: Virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 biến đổi liên tục trong quá trình lây nhiễm ở người. Các nhà khoa học không loại trừ khả năng một biến thể trong tương lai có độc tính mạnh hơn các chủng hiện tại. Tuy nhiên, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông Kidong Park, nhận định sự xuất hiện các ca mắc mới Covid-19 tại Đà Nẵng là không đáng báo động, chủng virus này có độc lực không khác với virus lây lan ở các quốc gia khác.

KẾT LUẬN

Đại dịch COVID-19 (bản tin số 5) chấm dứt ngày 31/5/2020 với 6,224,458 ca lây nhiễm và 372,501 ca tử vong, trung bình 5,247 ca tử vong mổi ngày. Kể từ đầu tháng 6/2020 cho đến cuối tháng 7/2020 (bản tin số 6), đã có 17,707,350 ca lây nhiễm và 681,129 ca tử vong, trung bình 5,060 ca tử vong mổi ngày.

Việt Nam hiện đang đối mặt với nguy cơ của một làn sóng Covid-19 tiếp theo, cuối cùng phải chấp nhận 2 ca tử vong đầu tiên vào ngày 31/7. Điều này đã xảy ra ở nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, Việt Nam có thể sẽ kiểm soát được làn sóng Covid-19 tiếp theo, nhờ vào kinh nghiệm và sự cải thiện của các thiết bị y tế cần thiết, The Diplomat nhận định.

Dù rằng có các thể chế khác nhau, các nước Nga Sô, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức Quốc và Việt Nam kiểm soát dịch bệnh rất tốt. Trung Quốc là trường hợp đặc thù vì không ai nắm vững chính xác những gì xảy ra tại quốc gia này. Đổ lổi cho Trung Quốc về đại dịch COVID-19 chỉ là một phần trong sự căng thẳng Trung-Mỹ. Giới chức tình báo Mỹ đầu tháng 1/2020 được cho là từng cảnh báo chính quyền Tổng thống Donald Trump về dịch bệnh mới đang lan nhanh ở Trung Quốc.

Sau mấy tháng đầu loay hoay, các nước Liên Âu bắt đầu từ tháng 6 đã kiểm soát được dịch bệnh dù phải trả giá rất đắt trong mấy tháng đầu tiên. Tổng thống Jair Bolsonaro của Brazil đã đánh giá thấp sự lây lan của COVID-19 và bị xét nghiệm dương tính ngày 7/7. Dân chúng Hoa Kỳ và chính quyền của Tổng thống Trump đã không chứng tỏ được sự đồng lòng để đối phó với đại dịch. Ai cũng hiểu rằng cân bằng giữa tự do cá nhân và quyền lợi đất nước đòi hỏi sự cứng rắn và quyết tâm của chính quyền và sự hy sinh của dân chúng. Hoa Kỳ đang trả giá cho sự thiếu sót này.

Giới chức y tế Hoa Kỳ đã bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng một loại vaccine sẽ được sản xuất vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021. Cho đến lúc đó, tình hình dịch bệnh của mổi quốc gia tùy theo khả năng kiểm soát của chính phủ cũng như tinh thần kỷ luật của dân chúng mổi quốc gia. Có nhiều điều mà các nền dân chủ tại Hoa Kỳ và Liên Âu cần phải suy nghĩ lại khi dân chúng đặt sự tự do của mình lên trên quyền lợi tối thượng của đất nước.

Sau bài này, có lẻ cần thêm một bài nữa để theo dỏi tình hình cho đến cuối năm 2020. Chờ đợi một điều thần kỳ có lẻ là niềm hy vọng ít khi xảy ra như lời tuyên bố mới đây của tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus “sẽ không có chuyện trở lại bình thường như trước đây trong một tương lai có thể dự báo được”.

THAM KHẢO

  1. Worldometer and Worldometer – USA.
  2. Bài viết “Virus Corona tại Vũ Hán (Bản tin số 1: 8/12/2019 – 29/2/2020) của tác giả.
  3. Bài viết “Virus Corona tại Vũ Hán (Bản tin số 2: 1/3/2020 – 8/3/2020) của tác giả.
  4. Bài viết “Đại dịch Coronavirus (Bản tin số 3: 8/3/2020 – 31/3/2020) của tác giả.
  5. Bài viết “Đại dịch Coronavirus (Bản tin số 4: 1/4/2020 – 15/4/2020) của tác giả.
  6. Bài viết “Trump tự giẫm chân mình” đăng trên mạng VNE ngày 12/4/2020.
  7. Bài viết “Will Nguyen nói về bất đồng chính kiến và hiệu suất giải quyết virus corona của VN” do Will Nguyen gửi đến BBC News Tiếng Việt từ Singapore ngày 15/4/2020.
  8. Bài viết “TT Trump: Mỹ điều tra xem virus corona có phải lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán” đăng trên đài VOA ngày 16/4/2020.
  9. Bài viết “AP tung bằng chứng cáo buộc Trung Quốc công bố dịch COVID-19 chậm trễ: 6 ngày vô cùng đáng tiếc” đăng trên mạng Net News ngày 16/4/2020.
  10. Bài viết “Xuất khẩu nhận nhiều tín hiệu tốt khi Trung Quốc mở cửa trở lại, doanh nghiệp thuỷ sản vẫn phải chiến đấu mỗi ngày giữa cơn bĩ cực COVID-19” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 16/4/2020.
  11. Bài viết “Virus corona: Trump tiết lộ kế hoạch ba giai đoạn mở cửa trở lại nước Mỹ đăng trên đài BBC ngày 17/4/2020.
  12. Bài trên Asia Times “https://asiatimes.com/…/vietnam-poised-to-be-big-post-pand…/” Bài dịch “Việt Nam sau cơn mưa”.
  13. Bài viết “Mối quan hệ quyết định thành bại của cuộc chiến chống Covid-19 tại Mỹ” đăng trên mạng Đà Nẵng Online ngày 20/4/2020.
  14. Bài viết “Philippines: Đào tạo và xuất khẩu y tá cho thế giới, lại thiếu y tá trong nước” đăng trên mạng Tuổi Trẻ Online ngày 24/4/2020.
  15. Bài viết “Virus corona: Hơn 50 ngàn tử vong, Trump đổ lỗi cho TQ, còn trách nhiệm của ông?” đăng trên đài BBC ngày 27/4/2020.
  16. Bài viết “Để đại dịch Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán: Mỹ có trách nhiệm gì? đăng trên đài RFI ngày 27/4/2020.
  17. Bài viết “Chiến dịch ngoại giao hậu Covid-19 của Trung Quốc bị phản công” đăng trên đài RFI ngày 17/4/2020.
  18. Bài viết “Liệu Việt Nam lại trễ chuyến tàu vào tương lai?” của tác giả Đoàn Xuân Kiên đăng trên đài BBC ngày 1/5/2020.
  19. Bài viết “Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vaccine COVID-19 trên chuột” đăng trên Đất Việt ngày 2/5/2020.
  20. Bài viết “FireEye: ‘Tin tặc VN tấn công chính phủ TQ để lấy thông tin có lợi cho VN’ của tác giả Bùi Thư đăng trên BBC News Tiếng Việt ngày 5/5/2020.
  21. Bài viết “Chính phủ Việt Nam dự kiến 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế” đăng trên mạng Đà Nẵng Online ngày 16/5/2020.
  22. Bài viết “Đại sứ Phạm Quang Vinh: “Mỹ và Trung Quốc đang định vị lại lợi ích chiến lược của mỗi bên” đăng trên mạng Bizlive ngày 17/5/2020.
  23. Bài viết “Liên minh toàn cầu về vaccine: Nói Việt Nam 0 ca tử vong vì xét nghiệm chưa đầy đủ là không đúng” đăng trên mạng Tuổi Trẻ Online ngày 27/5/2020.
  24. Bài viết “Biển Đông: Tham vọng Trung Quốc và chiến lược Việt, Mỹ thời Covid-19” của Mỹ Hằng – BBC News Tiếng Việt ngày 28/5/2020.
  25. Bài viết “Virus corona: Ông Phạm Nhật Vượng và tham vọng sản xuất máy thở” trên mạng BBC News Tiếng Việt ngày 9/6/2020.
  26. Bài viết “Vắcxin Covid-19 do Việt Nam sản xuất vượt tiến độ dự kiến” đăng trên mạng Đà Nẵng Online ngày 27/6/2020.
  27. Bài viết “Covid-19: ‘Phản ứng thái quá’ giúp Việt Nam chống virus thành công ra sao?” đăng trên mạng BBC News ngày 15/5/2020.
  28. Bài viết “Mỹ chìm sâu trong ‘hố đen’ Covid-19” đăng trên mạng VN Express ngày 13/7/2020.
  29. Bài viết “AP: TT Trump muốn lập lại lịch sử trong một năm rất khác so với 2016” đăng trên đài VOA ngày 17/7/2020.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *