Trang trại trồng chuối của Hoàng Anh Gia Lai

4.425 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai còn được gọi là “Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai” (viết tắt là HAGL hoặc HAG) do ông Đoàn Nguyên Đức thành lập là một công ty đa ngành nghề, có trụ sở đặt tại Pleiku, Việt Nam. Từ một nhà sản xuất nội thất nhỏ, công ty đã đa dạng hóa sang các ngành khác như là cao su, tài chính và làm bóng đá (xem Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai). HAGL có tốc độ phát triển tài sản nhanh nhất Việt Nam năm 2010 và nhanh thứ nhì năm 2011. HAGL cũng phát triển mạnh ở bên ngoài Việt Nam, với khoản đầu tư xấp xỉ 1 tỷ USD vào Lào, hàng trăm triệu đô vào Myanmar, 100 triệu USD vào Campuchia và hàng chục triệu đô la vào Thái Lan .

HAGL Group

Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (còn được viết tắt là THACO, mã chứng khoán THA) được thành lập năm 1997 với phương chậm “Phát triển cùng đất nước”. Ông Trần Bá Dương là Chủ tịch Hội đồng Quản trị là một công ty cổ phần chuyên sản xuất, lắp ráp, xuất nhập khẩu, phân phối, bảo trì, sửa chữa ô tô tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản, nông nghiệp công nghệ caovà cơ giới hóa nông nghiệp. Trường Hải là một trong các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA). Các dòng sản phẩm ô tô chính của Trường Hải, vào năm 2016, là xe tải (có hợp tác với Kia Motors, Foton và  Hyundai), xe buýt (hợp tác với Hyundai), xe chuyên dụng và xe du lịch (hợp tác với Kia Motors và Mazda, Peugeot). Trường Hải liên doanh với công ty Kia Motors và Mazda với nhà máy đặt tại khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Địa ốc Đại Quang Minh Tuyển dụng 17913 - Hoteljob.vn

THƯƠNG VỤ THACO VÀ HOÀNG ANH GIA LAI

Vào năm 2018, tình trạng tài chánh của HAGL như chỉ mành treo chuông. HAGL không gặp nhiều may mắn thời gian qua khi đầu tư vào cao su (do rớt giá), làm khoáng sản thì không có đầu ra; chuyển sang nông nghiệp cũng chưa có kết quả rõ rệt. Tính đến cuối năm 2017, nợ phải trả của HAGL lên đến 32,900 tỷ đồng (1.4 tỷ USD), trong đó có sự góp mặt của gần chục ngân hàng thông qua vay nợ trực tiếp hoặc “ôm” các khoản vay từ phát hành trái phiếu của chính doanh nghiệp này. Ba chủ nợ lớn nhất của HAGL gồm: BIDV với hơn 10,000 tỷ đồng, Eximbank với gần 4,000 tỷ đồng và VP Bank với 2,800 tỷ đồng. Tuy nhiên, HAGL vẫn có tổng tài sản lên đến 53,000 tỷ đồng (2.3 tỷ USD), tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp trên lãnh thổ của 3 quốc gia (Việt Nam, Lào, Campuchia) với tổng diện tích trên 80,000 ha, cùng với dự án khu phức hợp HAGL tại Trung tâm TP Yangon (Myanmar).

Chi phí lãi vay vẫn quá lớn, Hoàng Anh Gia Lai báo lỗ quý thứ 5 liên tiếp

Lợi nhuận của HAGL

Câu chuyện đầu tư vào nông nghiệp được ông Trần Bá Dương chia sẻ khởi sự từ hai mối lương duyên. Lương duyên đầu tiên là việc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp đề nghị ông đầu tư vào nông nghiệp. Mối lương duyên thứ hai là gặp bầu Ðức để rồi sau đó thương vụ “giải cứu” HAGL diễn ra. THACO cam kết đầu tư và tái cơ cấu nợ gần 1 tỷ USD. Đổi lại, THACO sẽ nắm giữ 35% cổ phần trong HAGL Agrico và sở hữu 65% Công ty HAGL Myanmar. Bên cạnh vấn đề tài chính, người của THACO cũng xuất hiện trong Hội đồng quản trị của HAGL Agrico để thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp này.

Chủ tịch Tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức khẳng định: Sự hợp tác giữa HAGL và THACO là một thương vụ hợp tác lớn nhất từ trước đến nay trên sàn chứng khoán Việt Nam đối với 2 doanh nghiệp trong nước. Hiện nay Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế HAGL Agrico (công ty con của Tập đoàn HAGL – HNG) đã và đang dồn mọi nguồn lực để tập trung đẩy mạnh mở rộng diện tích trồng cây ăn trái, tăng từ 18,675 ha lên 30,000 ha để tiến hành sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và chuyên biệt theo nhóm cây trồng, ứng dụng công nghệ mới nhất để hoàn thiện kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản…

“Khi việc hợp tác mới khởi động, đã có nhiều người hoài nghi về mối quan hệ và những cam kết này, nhưng đến nay sự hợp tác giữa THACO và HAGL đã duy trì và phát triển Tập đoàn HAGL. Điều này không chỉ giúp giữ được công ăn việc làm ổn định cho hơn 30,000 lao động mà còn mang lại cho hơn 60,000 lao động trong tương lai gần tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Trong năm 2019, HNG đã xuất khẩu khoảng 300,000 tấn trái cây, đạt doanh thu khoảng 200 triệu USD; năm 2020 dự kiến đạt khoảng 500 triệu USD và hướng đến 1 tỷ USD vào năm 2021”, ông Đoàn Nguyên Đức khẳng định.

Tháng 12/2019, tại vùng quê nghèo bậc nhất Campuchia, sau khi nói về khoản chi phí 9,000 tỷ (391 triệu USD) của mình, bầu Đức một lần nữa trải lòng về khoản vốn đầu tư này: “Đó là nguồn vốn rất quý giá. Thứ nhất vì nó đúng lúc. Không có nguồn đầu tư lúc đó, thì không có cuộc nói chuyện giữa chúng ta ngày hôm nay. Thứ hai vì nó được đổi bằng cả máu thịt của mình. Tôi vẫn luôn coi Thaco không chỉ là đối tác, họ là ân nhân của mình”. Nhưng rất tình cờ trong một lần trò chuyện với ông Trần Bá Dương, lãnh đạo của Thadi, công ty con phụ trách các dự án nông nghiệp của Thaco, ông khiêm nhường nói: “Không biết ai mới là người phải cảm ơn ai trong câu chuyện hợp tác giữa HAGL với Thaco”. Chắc hẳn quyền lợi mà Thaco có được từ cái bắt tay này phải rất hấp dẫn. Câu trả lời là những tiếng cười sảng khoái: “Nếu không có chuyện này, tụi tôi đã không có việc làm và công ty đã không có doanh thu ở đây (2 dự án nông nghiệp mà hiện nay Thadi đang triển khai tại Campuchia). Trong khi đó bầu Đức phân tích như sau: “Làm ơn là chuyện không có trong kinh doanh. Đã làm ăn là như vậy. Bên nào cũng phải có lợi của mình. Đây là một cái bắt tay chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm trong kinh doanh. Cái này thì anh Dương (Trần Bá Dương – Chủ tịch Thaco) biết rõ nhất. Các dự án nông nghiệp này đều đang mang lại cho tất cả các nhà đầu tư, gồm cả HAGL Agrico, cả Thadi… dòng tiền dồi dào, nhiều tiềm năng, miễn là mình thực hiện nó thật bài bản”. Cả 2 ông đều là thương nhân thành đạt, rất thành thật khi cư xữ với nhau. Trên cả quyền lợi của 2 công ty là tương lai của đất nước.

Anh367.

Kỷ niệm 1 năm Hợp tác hiến lược THACO – HAGL

TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – LÀO – CAMPUCHIA

Tam giác Phát triển Campuchia – Lào -Việt Nam là một khu vực ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Phạm vi của Tam giác Phát triển này bao gồm 13 tỉnh, đó là Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri và Kratié ở miền Đông Campuchia, Attapu, Salavan, Sekong và Champasak ở miền Nam Lào, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên là 144,341 km2, tổng dân số năm 2008 khoảng 6.5 triệu dân (mật độ dân số 45 người/km2), chiếm 19.3% về diện tích tự nhiên và 6.1% về dân số so với cả ba nước, trong đó:

  • Vùng các tỉnh thuộc Tây Nguyên của Việt Nam bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Bình Phước với diện tích tự nhiên 51,520 km2, dân số năm 2011 là 4.663 triệu người, mật độ dân số 90 người/km2.
  • Vùng các tỉnh Đông bắc của Campuchia bao gồm tỉnh Mondulkiri, tỉnh Ratanakiri, tỉnh Stung Treng và tỉnh Kratié với diện tích tự nhiên khoảng 48,743 km2.Dân số năm 2008 là 684 nghìn người, mật độ dân số 14 người/km2.
  • Vùng các tỉnh Nam Lào bao gồm tỉnh Attapu, tỉnh Salavan, tỉnh Sekong và Champasak với diện tích tự nhiên khoảng 44,091 km2, dân số năm 2008 là 1,198 triệu người, mật độ dân số gần 27 người/km2.

Sáng kiến thành lập Tam giác Phát triển do Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen đưa ra tại cuộc họp cấp cao ba Thủ tướng Campuchia – Lào – Việt Nam lần thứ nhất tại Viêng Chăn (1999).

Cũng nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ mười, ba Thủ tướng đã tham gia Hội nghị cấp cao giữa ba nước với Nhật Bản lần thứ nhất. Hội nghị cấp cao giữa ba nước với Nhật Bản lần thứ hai được tổ chức tại Kuala Lumpur tháng 12/2005. Tại cả hai cuộc hội nghị, Nhật Bản đã ủng hộ ba nước xây dựng Tam giác phát triển, và bước đầu hỗ trợ 2 tỷ Yên cho một số dự án nhỏ về dân sinh trong khu vực. Gần đây, ba nước đã trao cho Nhật Bản 12 dự án ưu tiên về giao thông, giáo dục, y tế trong khu vực Tam giác phát triển với tổng số vốn gần 300 triệu USD để Chính phủ Nhật Bản xem xét tài trợ.

Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam: Một điển hình hợp ...

Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam

Về hợp tác đầu tư, tính đến nay, Việt Nam đã đầu tư sang khu vực Tam giác phát triển CLV của Lào và Campuchia 116 dự án, trong đó có 49 dự án đầu tư nằm trong khu vực Tam giác phát triển của Campuchia với tổng vốn đầu tư đăng ký phía Việt Nam là 1.64 tỷ USD, 67 dự án đầu tư vào khu vực Tam giác phát triển của Lào với tổng vốn đầu tư Việt Nam là 1.97 tỷ USD. HAGL Agrico hiện có 18,000 hecta đất nông nghiệp (trị giá khoảng 400 triệu USD) trồng nhiều loại hoa quả, trong đó có chuối, tại huyện Koun Mom thuộc tỉnh Rattanakiri ở phía Đông Bắc Campuchia, khu vực giáp giới với Việt Nam và Lào. HAGL Agrico hiện tạo ra khoảng 10,000 việc làm và lực lượng lao động này sẽ đạt con số 15,000 người vào năm 2020. Nếu mọi chuyện diễn tiến như dự định thì khu tam giác sẽ trở thành một trong những trung tâm sản xuất cây ăn trái của vùng Đông Nam Á. Sự hợp tác Việt-Miên-Lào tại vùng này có thể là khuôn mẫu để giảm bớt việc xây các đập thủy điện trên sông Mekong, tăng thêm lượng nước cho vùng hạ lưu sông Cửu Long.

Doanh trại chuối của HAGL Agrico tại Rattanakiri – Campuchia

BẦU ĐỨC VÀ HOÀNG ANH GIA LAI

Ông Đức cho biết: “Ban đầu khi quyết định đầu tư vào nông nghiệp, HAGL chọn phát triển cây công nghiệp, gồm cao su và cọ dầu. Sau 5 năm đi sâu vào hai cây đó, nhìn lại thì tôi thất bại. Thất bại là bởi giá của thị trường biến động quá lớn, chứ không phải cây sai. Như giá của cao su chẳng hạn, từ 5,000 USD/ tấn hạ xuống còn 1,300 USD/ tấn, hạ thấp đến 400%. Cọ dầu tương tự, giá cũng bị xuống. Rất nhiều người không tiên đoán được tình hình tài chánh thế giới nhất là kỹ nghệ xe hơi và giá dầu giảm nhanh kéo theo nhu cầu mua mủ cao su thiên nhiên bị rớt giá thảm khốc. Ba quốc gia sản xuất mủ cao su lớn nhất Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia và Malaysia với 60% tổng sản lượng cao su của thế giới cũng thảo luận phương án cắt giảm xuất khẩu trong nửa cuối năm 2017 cho đến bây giờ vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Giai đoạn 2016 – 2017, khắp đất nước Việt Nam ai cũng nhắc đến bầu Đức và HAGL với những món nợ khổng lồ bắt buộc ông phải tái cấu trúc công ty từ cao su qua trồng cây ăn trái. Hết năm 2019, tổng số dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp này vẫn còn 12,700 tỷ đồng (552 triệu USD). Phía sau những thay đổi chiến lược của bầu Đức có rất nhiều câu chuyện đáng suy ngẫm về vị thế và triết lý kinh doanh. Từ 2016 cho đến 2019, HAGL đã đầu tư cho sự chuyển đổi đó 200 triệu USD. Kết quả mang lại là hiện nay doanh nghiệp của bầu Đức đang sở hữu trên 20,000 ha cây ăn trái và hơn 30,000 ha cao su. Diện tích chuối chiếm khoảng một nửa, góp phần chủ lực trong việc tạo ra dòng tiền quay vòng nhanh chóng, đẩy doanh thu của công ty tăng nhanh trong thời gian gần đây. Các loại cây ăn trái khác như mít và xoài đã bắt đầu cho thu hoạch và có triển vọng tốt, góp phần tạo nền tảng tăng trưởng doanh thu đa dạng và vững chắc hơn trong thời gian tới.

Tháng 12/2019, tại vùng quê nghèo bậc nhất Campuchia, sau khi nói về sự liên doanh với Thaco, bầu Đức một lần nữa trải lòng về khoản vốn đầu tư này: “Đó là nguồn vốn rất quý giá. Thứ nhất vì nó đúng lúc. Không có nguồn đầu tư lúc đó, thì không có cuộc nói chuyện giữa chúng ta ngày hôm nay. Thứ hai vì nó được đổi bằng cả máu thịt của mình. Tôi vẫn luôn coi Thaco không chỉ là đối tác, họ là ân nhân của mình”.

Nói về quy hoạch trang trại của bầu Đức ở Rattanakiri – Campuchia, nó quá rộng để mọi người có thể mường tượng lại một cách chính xác quy mô. Tổng diện tích dự án đến thăm đã lên đến hơn 20,000 ha, hơn một nửa trong số đó đã được quy hoạch dành cho cây chuối. Để thấy quy mô này có ý nghĩa như thế nào, xin đưa ra một con số: cả đất nước Philippines sau hơn 40 năm phát triển ngành chuối quy mô công nghiệp, vườn lớn nhất của họ mới chỉ ở mức 5,000 ha. Bầu Đức chia sẻ: “Nhiều người không hiểu nên nghĩ tôi nổ, nhưng thực chất tôi đang làm vườn cây ăn trái, vườn chuối cho cả một tương lai. Năm 2019, trang trại trồng được trên 8,000 ha chuối. Tập đoàn quyết tâm đến hết 2020, phát triển diện tích cây chuối lên đến 15,000 ha”. Đến cuối năm 2019 ngoài chuối, vườn cây ăn trái của HAGL Agrico ở Campuchia còn có 5,000 ha xoài, 5,000 ha thanh long, 5,000 ha bưởi, sầu riêng 1,000 ha và 20,000 ha cọ dầu đang trong quá trình phá dỡ để trồng những loại cây khác. Chuối đang được HAGL xuất đi các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore …, nhưng công ty xác định Trung Quốc chiếm 70 – 80% thị phần xuất khẩu của tập đoàn.

Suy nghĩ của ông Đoàn Nguyên Đức:

  • Mình bị trở ngại vì sản lượng của mình không đủ lớn, không đủ để kiểm soát được tình hình, dẫn đến bị khách hàng kiểm soát. Từ đó người ta ép được mình thôi. Cho nên, ngay từ khi bắt tay chuyển đổi sang lĩnh vực cây ăn trái, quan điểm của tôi là phải làm cho mình mạnh tới cỡ đủ để đường hoàng làm việc với khách hàng. Và khi mình đã đủ lớn, khách hàng tìm đến mình luôn là những tập đoàn lớn chứ không phải mấy con buôn lẻ tẻ. Lúc này, mình có cơ khống chế được thị trường, từ đó định hình ra nguyên tắc cuộc chơi.
  • Nói gì thì nói, riêng trái cây, Việt Nam rất lợi thế so với các nước khác trên thế giới vì mình gần Trung Quốc – một thị trường khổng lồ. Một năm họ tiêu thụ đến mấy trăm tỷ USD cho trái cây chứ không phải chỉ một vài tỷ như mình đang xuất được. Nông sản Việt Nam chỉ là một phần nhỏ xíu trong tổng lượng trái cây Trung Quốc nhập thôi. Như vậy, một người hàng xóm tỉnh táo là phải tranh thủ Trung Quốc. Chỉ cần tăng trưởng hàng năm với quốc gia này mười mấy hai mươi phần trăm là coi như nông dân mình làm mệt rồi”, ông Đoàn Nguyên Đức tiếp tục.
  • Riêng với khách hàng Nhật, bầu Đức có đánh giá khác, ở mức rất cao. “Họ mua số lượng lớn, chấp nhận trả giá cao để có được hàng tốt nhất. Với họ, uy tín là tuyệt đối”. Đó là lý do cho việc quy trình trồng và thu hoạch chuối tại vườn của HAGL được làm rất kỹ. Mọi khâu từ ươm giống, canh tác, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản đều có quy định và tiêu chuẩn. Công ty đã tạo ra một hệ sinh thái chức năng chăm sóc, trồng và tưới cây theo công nghệ nông nghiệp từ Israel. Tất cả 8,000 ha được làm cùng một phương pháp, cùng một liều lượng, thậm chí là chăm sóc cùng một khung giờ… để cho ra hàng triệu nải chuối giống nhau như một. Thậm chí, chuyên viên kỹ thuật của các hãng buôn đến nằm vùng, cùng ăn cùng làm với công nhân của HAGL từ lúc làm đất cho đến khi từng container hàng xuất tới cảng. Một quả chuối của HAGL khi đến tay khách hàng là có thể truy xuất nguồn gốc đến từng lô, từng hàng cây, từng buồng, từng ngày đóng gói …
  • Quan điểm của tôi là phải làm cho mình mạnh tới cỡ đủ để đường hoàng làm việc với khách hàng. Lúc này, mình có cơ khống chế được thị trường, từ đó định hình ra nguyên tắc cuộc chơi’; Bầu Đức nói.

HOÀNG ANH GIA LAI VÀ THACO SAU KHI CỘNG TÁC

Sau khi nhận được góp vốn từ Thaco, hai ông Trần Bá Dương và Đoàn Nguyên Đức đã hợp nhất chiến lược mới để khai triển vùng tam giác 3 quốc gia.

Nguồn cung chuối toàn cầu có thể chia làm 3 khu vực chính là Mỹ La Tinh (Ecuador, Brazil, Colombia …), châu Phi (Cameroon, Bờ Biển Ngà …) và châu Á (Philippines). Mặc dù các thị trường nhập khẩu chuối ngày một đa dạng, các nhà xuất khẩu vẫn tập trung chủ yếu vào các thị trường tiêu thụ chính là Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tại châu Á. Philippines là nước xuất khẩu chuối lớn thứ 2 thế giới, sau Ecuador. Quốc gia Châu Á này chiếm khoảng 20% tổng lượng chuối xuất khẩu trên toàn cầu trong năm 2019, trong đó khoảng 90% xuất khẩu sang Châu Á, trong đó 3 thị trường chủ chốt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Xuất khẩu chuối từ Philippines có thể giảm khoảng 40% trong năm 2020 còn khoảng 2.5 triệu tấn do các biện pháp giãn cách xã hội khiến cho hoạt động vận chuyển chuối bị gián đoạn. Việt Nam có thể nhân cơ hội này để tranh đua ngang ngữa với Philippines.

Phối hợp với Thaco, HAGL đã phát triển chuỗi giá trị logistics với vận chuyển đường bộ trái cây và nông sản từ Lào, Campuchia, Tây Nguyên về cảng Chu Lai (Quảng Nam) và cảng Cát Lái (TP.HCM); các kho lạnh bảo quản trái cây và bãi container lạnh; vận chuyển đường biển phục vụ xuất khẩu. Các tuyến vận chuyển đường biển phục vụ xuất khẩu trái cây từ cảng Chu Lai đến các cảng Thượng Hải, Đại Liên, Thiên Tân (Trung Quốc). Chuối xuất khẩu của HAGL có thể đến các cảng của Trung Quốc trong vòng 1 tuần lể. Khoảng đường từ Đông Nam Á đến Âu Châu cũng bằng từ Nam Mỹ đến Âu Châu.

Vận Chuyển Hàng Từ Thượng Hải (Shanghai) Về Việt Nam Và Vận Chuyển ...

Vận chuyển đường biển từ Hải Phòng – Cát Lái lên Thượng Hải

Hiện tại, kim ngạch của các nước nhập khẩu chuối trên thị trường thế giới rất lớn, từ 15 – 17 tỷ USD với giá bán trung bình 0.9 USD/kg (900 USD/tấn). Đáng chú ý, giá chuối có xu hướng đi lên khá mạnh theo thời gian, từ khoả‌ng 300 USD/tấn vào những năm 80 lên trên 1,100 USD/tấn vào năm 2012, mức tăng trên 300%; tuy nhiên giá cả của chuối cũng trồi sụt theo thị trường. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), nhập khẩu quả chuối các loại của 27 nước thành viên EU (EU27) trong năm 2019 đạt hơn 8 triệu tấn, trị giá gần 5.6 tỷ Euro (tương đương hơn 6 tỷ USD), giảm nhẹ về lượng nhưng tăng về trị giá, do giá nhập khẩu bình quân đạt gần 700 Euro/tấn, tăng 1.8% so với năm 2018. Đại dịch COVID-19 sẽ thay đổi sản lượng và giá cả chuối.Xuất khẩu chuối từ Philippines – nước xuất khẩu chuối lớn thứ 2 thế giới – có thể giảm khoảng 40% xuống còn khoảng 2.5 triệu tấn trong năm 2020 do các biện pháp giãn cách xã hội khiến cho hoạt động vận chuyển chuối bị gián đoạn.

Ngành công nghiệp chuối đứng trước 'cơn bão' lớn không kém Covid-19 - ảnh 3

Thị trường xuất khẩu chuối trên thế giới

HAGL đã tiến hành trồng hơn 2,800 ha chuối, chủ yếu là giống Cavendish (chuối già Nam Mỹ) theo tiêu chuẩn Global Gap, phân bổ tại nhiều nông trường thuộc cả ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam. Chuối Cavendis là loại thực vật thuộc họ chuối Musaceae. Năm 1834, công tước Cavendish từ Anh Quốc nhận được món quà từ người bạn đã trồng loại này trong vườn ươm sau nhà và sau đó được phát triển khắp thế giới. Đây là giống chuối có giá trị thương mại cao, từng chiếm tới 47% tổng sản lượng toàn cầu trong giai đoạn 1998-2000 và là giống chuối chiếm sản lượng chính trên thế giới, thích hợp với thổ nhưỡng vùng Đông Nam Á. Giống chuối già Cavendish, nhập từ Philippines, chủng loại chuối được kinh doanh thương mại khắp nơi trên thế giới. Với vỏ trái dày, cuống trái to và cứng, giống chuối này khi được ủ chín bằng công nghệ của Dole cho màu vàng tươi, hình thức bắt mắt hơn hẳn giống chuối tiêu, chuối hột được trồng rộng rãi ở Việt Nam.

Công ty bắt đầu thu hoạch chuối từ nông trường đầu tiên tại Campuchia giữa tháng 7/2017. Từ 1/9, đồng loạt nhiều vùng trồng thuộc Campuchia, Lào và Việt Nam cùng đi vào khai thác và sản lượng sẽ tiếp tục tăng dần trong các tháng cuối năm. Thời gian thu hoạch thực tế là từ 8.5 – 9 tháng, vượt so với dự kiến là từ 9 – 9.5 tháng. Các vườn chuối đã được thu hoạch vụ đầu sẽ tiếp tục dưỡng cây con và sẽ cho thu hoạch các vụ tiếp theo sau khoảng từ 5.5 – 6 tháng. Năng suất thu hoạch thực tế thành phẩm chuối đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 50 tấn/ha cho một vụ, vượt kế hoạch dự kiến ban đầu 40 tấn/ha …

Hệ thống giây chuyền chuối HAGL

Các lô hàng chuối đầu tiên đã được xuất khẩu qua cả đường biển, đường bộ, đang được tiêu thụ tại các siêu thị lớn tại Trung Quốc và qua hệ thống Bách Hóa Xanh ở Việt Nam. Các đối tác nhập khẩu, sau quá trình khảo sát kỹ vùng trồng, quy trình Global Gap, hệ thống thu hoạch, bảo quản, đóng gói, vận tải và phản hồi của người tiêu dùng, đã đánh giá cao năng lực sản xuất và khẳng định chất lượng chuối của HAGL hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với chuối nhập khẩu từ Philippines. Công ty đang đàm phán với nhiều đối tác nhập khẩu chuối ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc … tiêu thụ dài hạn số lượng lớn sản phẩm chuối HAGL. 

Tại thị trường trong nước, sau hơn một tháng bán hàng tại hệ thống Bách Hóa Xanh, sản phẩm chuối của HAGL hiện đã là mặt hàng hoa quả bán chạy nhất và giá bán đạt 25,000đ/kg. Do đạt yêu cầu chất lượng, các khách hàng đã chấp nhận nâng dần mức giá mua chuối của HAGL lên gần tiệm cận và sắp tới sẽ ngang với mức giá nhập khẩu chuối Philippines, hiện đang giao dịch quanh 18,000 – 20,000đ/kg (.78 – .86 USD/kg). Nhờ đó, Công ty dự kiến biên lợi nhuận của sản phẩm chuối năm nay sẽ đạt 40%. Công ty đang nỗ lực hoàn thiện quy trình ở tất cả các khâu để tiết giảm chi phí và tăng biên lợi nhuận khi sản lượng lớn hơn đi vào khai thác.

Trong tháng 9, Công ty dự kiến xuất bán trung bình 14 container chuối/ngày (22 tấn/cont.). Lũy kế từ tháng 7 đến 12/9/2017 công ty đã xuất khẩu 198 cont. tương đương hơn 4,040 tấn chuối xuất khẩu, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Giá bán bình quân 630 USD/tấn (giá CIF: Cost, Insurance and Freight). Dự kiến Công ty sẽ xuất bán hơn 10,000 tấn chuối, mang về khoảng từ 140 tỷ đến 180 tỷ đồng doanh thu trong quý 3/2017. Trong quý 4/2017 sản lượng thu hoạch chuối sẽ tiếp tục tăng lên theo diện tích thu hoạch, với sản lượng trung bình ước đạt hơn 400 tấn/ngày. Sản phẩm chuối dự kiến sẽ đạt kế hoạch đề ra 50,000 tấn và doanh thu 843 tỷ trong năm 2017. 

Hiện tại, nhu cầu đặt hàng của các đối tác với sản phẩm chuối của HAGL đã vượt sản lượng sẽ thu hoạch cho toàn bộ 2,800 ha diện tích vườn đã trồng, Công ty đang xem xét việc mở rộng diện tích trồng để đáp ứng nhu cầu còn rất lớn của các thị trường xuất khẩu tiềm năng mới trong thời gian tới. Tại thị trường Việt Nam, HAGL sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối qua nhiều kênh bán hàng mới nhằm đưa sản phẩm trái cây chất lượng cao tới người tiêu dùng cả nước.

https://moit.gov.vn/documents/2102328/0/103705805_1140247109693396_3793286712044011777_n.jpg/d2a56c29-7f27-46cf-8728-b6b298f95a3e?t=1592470725070

Chuối Hana của Việt Nam tại siêu thị Lotte Mart của Hàn Quốc

BỆNH DỊCH CHUỐI PANAMA – TROPICAL RACE 4 (TR4)

Trong lúc đọc lại lần cuối trước khi đưa lên mạng thì người phụ trách tình cờ đọc thêm bài viết trên trang nhà BBC ngày 17/7/2020 về bệnh dịch chuối Tropical Race 4 (TR4) hay thường gọi là “Bệnh Panama”. Trong mùa đại dịch COVID-19, viết thêm một đoạn ngắn về bệnh dịch chuối cũng là một điều hữu ích cho HAGL.

Căn “Bệnh Panama”, là loại nấm lây lan đầy các trang trại trồng chuối 30 năm qua. Trong thập niên vừa rồi, đại dịch này thình lình tăng tốc, lan từ Châu Á đến Úc, đến Trung Đông, đến Châu Phi, và gần đây nhất là lây đến Châu Mỹ Latin, nơi đa số chuối sẽ được xuất khẩu đến những siêu thị khắp thế giới ở Bắc Bán cầu. Căn bệnh chuối thời hiện đại, tấn công lên hệ thống mạch máu của thân cây và gây ra tình trạng héo rũ và chết cây, là “đại dịch”. Lý do bệnh TR4 cực kỳ chết chóc là vì, căn bệnh này giống với Covid-19, nó lây lan “trong âm thầm”, dù với tốc độ thời gian khác nhau. Một cây chuối mắc bệnh vẫn trông có vẻ khỏe mạnh đến một năm trước khi xuất hiện những dấu hiệu như lá vàng và héo úa. Nói cách khác, đến khi bạn nhận ra cây có bệnh cũng là lúc quá trễ rồi, căn bệnh có lẽ đã lây lan qua những bào tử trong lòng đất, dính lên giày, thân cây, máy móc hoặc động vật.

Đến nay, căn bệnh đã xuất hiện ở hơn 20 quốc gia, gây ra nỗi lo sợ cơn “đại dịch chuối” xuất hiện và tạo ra tình trạng thiếu hụt loại trái cây mà cả thế giới ưa thích. Các nhà khoa học khắp thế giới đang làm việc không ngừng cố tìm ra phương thức chữa trị, bao gồm cả việc tạo ra loại chuối biến đổi gen (GM) và chế tạo vaccine.

Fernado García-Bastidas, nhà nghiên cứu sức khỏe cây trồng về căn bệnh TR4 ở Đại học Wageningen ở Hà Lan trước khi chuyển đến làm việc ở một công ty gene cây trồng Hà Lan để nỗ lực tìm cách chữa trị căn bệnh này. Hệ thống sản xuất chuối có nền tảng yếu ớt dựa trên số lượng nguồn gene cực kỳ hạn chế, khiến cây chuối dễ bị bệnh hơn. Dịch bệnh bắt đầu với giống chuối xuất khẩu Gros Michel. Đến thập niên 1960, một giống chuối xuất khẩu có tên là Cavendish cho thấy dấu hiệu kháng bệnh có thể cứu ngành công nghiệp trồng chuối. 

Vì vẫn chưa có cách nào chữa trị, tất cả những gì người ta có thể làm là cách ly nông trại nhiễm bệnh và áp dụng những biện pháp an ninh sinh học như tẩy trùng giày ủng nông dân, tránh di chuyển cây giữa các trang trại. Nói cách khác, cây chuối cũng được rửa tay và giãn cách xã hội như con người vậy.

Bebber chỉ ra rằng nhiều báo cáo từ Philippines cho thấy nông trại hữu cơ tốt hơn khi chống chọi với bệnh TR4 vì vi sinh vật trong đất có thể chống lại tình trạng lây nhiễm.

Đồn điền chuối nên tìm cách thêm vào những sinh vật hữu cơ, và có lẽ nên trồng thêm các loại cây theo mùa giữa các hàng cây chuối để tăng cường nơi trú ẩn và độ màu mỡ, sử dụng vi sinh vật và côn trùng thay vì hóa chất trong “kiểm soát sinh học” và để dư thêm nhiều khoảng đất hoang để khuyến khích sinh vật hoang dã sinh sống.

AUSTRALIA: Biosecurity authorities still on high alert for ...

Khu vực chuối bị bệnh Tropical Race 4

Trang trại chuối của HAGL mang tầm cỡ khu vực, ngăn ngừa dịch bệnh là điều căn bản trong huấn thị điều hành tổng quát. Nêu điều này ra trong bài viết chỉ là một bổn phận nho nhỏ để góp ý với đồng hương.

KẾT LUẬN

Ngày 26/6/2020, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, thông qua kế hoạch doanh thu 5,082 tỷ đồng (221 triệu USD), tức tăng 2.5 lần so với con số 2,075 tỷ hồi năm 2019. Nguồn thu năm nay chủ yếu từ mảng cây ăn trái và mủ cao su. Riêng mảng cây ăn trái dự kiến mang lại 4,672 tỷ đồng (tăng 2.7 lần năm 2019) chiếm tỷ trọng 92% trong cơ cấu doanh thu; chuối tiếp tục là sản phảm chủ lực với doanh thu kế hoạch 4,187 tỷ đồng.

Thị trường tiêu thụ hiện nay đang lấy thị trường Trung Quốc làm nền tảng và sẽ chiếm giữ vị trí nhà cung cấp trái cây nhiệt đới lớn nhất tại thị trường này. Ngoài ra, Tập đoàn cũng chú trọng sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn Global Gap hoặc các tiêu chuẩn tương đương đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và các nước Châu Âu. Điều HAGL cần lưu ý là không nên bỏ tất cả quả trứng vào trong một giỏ. Giao thương với Trung Quốc càng ngày càng khó khăn. Việt Nam có thể tranh đua ngang ngữa với Philippines và phải làm mọi cách để tránh bị Trung Quốc bắt chẹt.

Các nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của HAGL Agrico để tái cấu trúc ngành trồng trọt của khu vực.

THAM KHẢO

  1. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai – Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia.
  2. Công ty cổ phần ô tô Trường Hải – Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia
  3. Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia – Wikipedia …
  4.  Bài viết “Ông Đoàn Nguyên Đức: “Câu chuyện tôi bán chuối chính xác là hơi ngông” đăng trên mạng Info.net ngày 5/6/2020.
  5. Bài viết “Chuyện tình tỷ đô’ giữa THACO – HAGL một năm nhìn lại” đăng trên mạng
  6. Bài viết “Người trồng cao su dõi theo giá dầu” đăng trên mạng Agro@Info ngày 24/10/2008.
  7. Bài viết “Ngành công nghiệp chuối toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam” đăng trên mạng Gafin ngày 17/3/2013.
  8. Bài viết “Kinh hoàng căn bệnh tiêu diệt chuối toàn cầu” của Louise Gray

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *