Lũ lụt tại miền Trung Việt Nam 2020

665 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Cách đây 2, 3 ngày, nói chuyện với người em trong nước, tôi nảy ra ý định gởi một tiền nhỏ đến ca sĩ Thủy Tiên dù rằng đã tham gia cứu trợ nơi mình ở tại Hoa Kỳ. Hai anh em tản mạn bàn thêm những câu chuyện quanh việc cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên tại miền Trung và những câu chuyện khen chê. Ấn bản thứ nhất của bài viết được cấp tốc hoàn tất chỉ nói ra tâm tình đối với tấm lòng của ca sỉ Thủy Tiên. Sau những xúc động nhất thời, ấn bản thứ hai này có tính cách nghiên cứu để đưa ra những đề nghị dài hạn.

LŨ LỤT MIỀN TRUNG VIỆT NAM 2020

Lũ lụt miền Trung năm 2020 là một đợt bão, lũ lụt khắp miền Trung Việt Nam, bắt đầu từ đêm ngày 6, rạng sáng ngày 7/10/2020, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế của Bắc Trung Bộ, một phần Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Đây là một loạt các cơn bão kể tứ 1999. Trong khoảng thời gian tháng 10, hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, gió mùa, xoáy thuận nhiệt đới hình thành và liên tiếp biến động ở Biển Đông. Khởi đầu bằng áp thấp thứ nhất đợt ngày 6 – 8, áp thấp thứ hai đợt ngày 10 cho đến Bão Linfa (số 6) ngày 11, tiếp đó là áp thấp thứ ba đợt ngày 12, Bão Nangka (số 7) ngày 13, áp thấp thứ tư ngày 16, lượng mưa lớn đổ dồn về khu vực, khiến nhiều địa phương tại miền Trung bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều nơi nước lũ dâng cao, chia cắt nhiều địa bàn.

Đợt lũ thứ nhất từ 06 đến 13 tháng 10, các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ hư hỏng cơ sở vật chất, hạ tầng cho đến thiệt hại người và của, tác động xấu tới đời sống của người dân. Đợt lũ thứ hai từ ngày 16 tháng 10, miền Trung tiếp tục chịu tác động của cơn áp thấp nhiệt đới mới trong quá trình biến chuyển thành bão cùng không khí lạnh, không ngừng tiếp nhận các đợt mưa lớn, đợt lũ lụt kéo dài. Một số vùng miền Trung có mực nước vượt qua lịch sử năm 1979, 1999.

Lũ lụt miền Trung 2020 được xem là một đợt lũ lụt lịch sử mới, được đặt mức báo động IV, thuộc về cấp bậc thiên tai nguy hiểm, rủi ro rất lớn của Việt Nam, ảnh hưởng sâu rộng và tác động gây tổn thất, thiệt hại toàn khu vực, phá hủy, trì hoãn và đẩy ngược nền kinh tế – xã hội của miền Trung Việt Nam.

Trong lịch sử Việt Nam về khí hậu, hàng năm, các sự kiện thiên tai về khí tượng thủy văn như áp thấp, bão, hoàn lưu, mưa lớn, lũ lụt thường xảy ra vào cuối năm, nhiều thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thương vong con người, vật nuôi, tài sản, cơ sở hạ tầng, môi trường khắp cả nước, đặc biệt là miền Trung Việt Nam. Đợt lũ lụt miền Trung 2020 đã được các cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia dự đoán trước giai đoạn. Ngày 13 tháng 09, Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường công báo dự tính khí tượng năm 2020, đánh giá miền Trung có thể xuất hiện lũ đặc biệt lớn. Quy luật mùa lũ ở miền Trung dịch dần từ Bắc vào Nam, mùa lũ trên các sông từ tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh thường từ tháng 07 đến 11; các sông từ Quảng Bình đến tỉnh Ninh Thuận từ tháng 09 đến tháng 12.

Đợt lũ thứ nhất:

Cầu Đập Đá trong tình trạng ngập lụt, ngày 10 tháng 10.

Ngày 07 tháng 10 năm 2020, dưới tác động của hoàn lưu áp thấp, vùng áp thấp trên Biển Đông (được Hoa Kỳ đánh số hiệu 91W) đã đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ. Do ảnh hưởng của vùng áp thấp kết hợp với không khí lạnh, trong các ngày 06 – 07 tháng 10, mưa lớn đã xảy ra khắp các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, với lượng mưa phổ biến 250 – 300 mm/24 giờ. Đặc biệt, một số nơi như núi Bạch Mã, Thừa Thiên – Huế có mưa lên tới 405 mm, Sa Huỳnh, Quảng Ngãi mưa 360 mm, vùng núi tại huyện Minh Hóa, Quảng Bình, lượng mưa đo được 646 mm.

Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, sáng 10 tháng 10 các hồ thuỷ điện Tả Trạch, Bình Điền tiếp tục điều tiết qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, mực nước sông Hương lên trên báo động III (+3,5 m) khoảng 0 – 0.2 m vào khoảng 12 – 14 giờ. Mưa lớn diễn ra và kéo dài, khiến toàn thành phố Huế chịu ngập lụt, các huyện xung quanh như Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, thị xã Hương Thủy, Hương Trà chịu lũ. Mực nước sông Hương chiều 11 tháng 10 là 3.84 m, trên báo động III là 0.34 m, nước dâng lên trên 0.57 m vào 20 giờ tối, chạm mốc báo động IV, tương đương với Đại hồng thủy 1999; sông Bồ 4.76 m, trên báo động III là 0.26 m, mực nước hồ Tả Trạch là 42.2 m, lưu lượng đến hồ 698 m³/s. Tại tỉnh Quảng Bình, từ ngày 09 – 10, lũ trên các sông Kiến Giang tại Lệ Thủy ở mức trên báo động III, gây ngập lụt trên diện rộng, mực nước trên sông Gianh lũ dao động ở mức báo động I, báo động II. Tình trạng ngập lụt xảy ra trên hạ lưu các sông, đặc biệt các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, hầu hết toàn tỉnh. Ở Quảng Trị, ngày 12, mực nước các sông lớn trên địa bàn: Thạch Hãn, Ô Lâu, Bến Hải, sông Hiếu đều vượt mức báo động III; trong đó, lưu vực sông Thạch Hãn và Ô Lâu nước lên rất nhanh, sông Thạch Hãn đạt 7.40 m, trên báo động III là 1.4 m, trên lũ lịch sử năm 1999 là 0.11 m.

Sau vùng áp thấp 91W, một áp thấp nhiệt đới khác mạnh lên thành Bão số 6 (tên quốc tế là Linfa) trong các ngày 10 và 11 tháng 10. Sáng ngày 11 tháng 10, Bão Linfa đổ bộ vào đất liền tỉnh Quảng Ngãi. Do tác động từ hoàn lưu bão kết hợp dải hội tụ nhiệt đới vắt qua Trung Trung Bộ và không khí lạnh, từ 11 đến 12 tháng 10, ở vùng Trung Trung bộ mưa rất to, có nơi đặc biệt to với tổng lượng mưa phổ biến từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Nam 500 – 700 mm, có nơi trên 700 mm, các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi từ 400 – 600 mm, tỉnh Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên từ 300 – 500 mm. Trong giai đoạn này, miền Trung tiếp tục đón nhận ba đợt áp thấp nhiệt đới, lũ lụt kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới địa phương toàn khu vực. Khoảng thời gian này cũng xuất hiện các vùng miền Trung có thay đổi khác nhau, một số vùng lũ rút với tiến độ chậm, nhiều vùng chìm trong nước. Miền Trung tiếp tục chịu ảnh hưởng đợt lũ lụt thứ hai dưới tác động của các áp thấp liên tục mới.

Đợt lũ thứ hai:

Ngày 12 tháng 10, áp thấp nhiệt đới thứ hai (được Hoa Kỳ đánh số hiệu 18W) chính thức trở thành Bão số 7 (tên quốc tế là Nangka), lúc 7 giờ sáng ngày 13 tháng 10 có vị trí tâm bão ở 18,4 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 220 km về phía Đông Đông Nam với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 11. Cơn bão có xu hướng tiến về miền Trung, tiếp tục gây ảnh hưởng cho lũ lụt miền Trung 2020. Tối ngày 13 tháng 10, bão đi vào đảo Hải Nam, mạnh lên cấp 9 và di chuyển lệch lên phía Bắc khiến quỹ đạo bão có xu hướng chếch lên khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và phía Bắc của Thanh Hóa, không phải là Thanh Hóa – Nghệ An như dự báo ban đầu. Ngày 14, Bão Nangka vào vịnh Bắc Bộ, sau đó chiều tối cùng ngày suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đổ bộ vào đất liền tỉnh Ninh Bình (phía Nam đồng bằng Sông Hồng), gây gió mạnh cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ và gây mưa khắp Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Chênh lệch thời gian ngắn, gần như cùng thời điểm sau khi Bão Nangka đi vào phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, một áp thấp nhiệt đới khác (tên địa phương Philippines là Ofel) di chuyển từ miền Trung Philippines, tiến về hướng Tây, vào Biển Đông với xu hướng mạnh lên thành bão mới, xu hướng đi vào miền Trung Việt Nam, trong dự đoán tiếp tục đợt mưa mới của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia. Tuy nhiên, áp thấp nhiệt đới thứ ba này không mạnh lên thành bão như dự kiến ban đầu, di chuyển nhanh và đến chiều ngày 16 tháng 10 đã đi vào vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. Chiều tối cùng ngày, áp thấp nhiệt đới đi vào khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Nam và tiếp tục gây mưa rất lớn cho các tỉnh miền Trung, mưa hoàn lưu kéo dài đến ngày 21 tháng 10.

Chiều 17, lũ trên các sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh), các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế và khu vực Tây Nguyên lên nhanh, một số thủy điện miền Trung như A Vương, Sông Tranh xả lũ. Trong đó, sông Gianh, sông Kiến Giang (Quảng Bình) ở báo động II, III; sông Thạch Hãn (Quảng Trị) vượt báo động III 1,3 m, sắp chạm đợt lũ thứ nhất; sông Bồ, sông Hương (Thừa Thiên – Huế) chuẩn bị chạm báo động III; sông Vu Gia, sông Thu Bồn (Quảng Nam) ở báo động I, II. Bậc cao của nước lũ miền Trung tiếp tục trở lại một lần nữa. Ngày 18, lũ lụt tăng mạnh dựa trên lượng mưa lớn ở Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị, trong báo động khẩn cấp; sông Kiến Giang trên mức báo động III là 1,60 m, vượt mốc lũ lịch sử năm 1979 là 0.39 m. Chiều cùng ngày, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai được chủ trì bởi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã họp khẩn và thống nhất kích hoạt cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất lên cấp IV – mức rủi ro vô cùng nguy hiểm của Việt Nam. Đêm 18, rạng sáng 19, Quảng Bình và Quảng Trị có mưa to, có nơi mưa đặc biệt to như huyện Minh Hóa 960 mm, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh đạt 1.022 mm. Nước trên các sông dâng cao trên mức báo động III gây ngập lụt trên diện rộng, một số nơi vượt lũ lịch sử 1999, số liệu 1979, mực nước được dự báo tiếp tục tăng lên. Tại Hướng Linh, Quảng Trị mưa tới 3,245 mm; A Lưới, Thừa Thiên Huế và Bạch Mã đều gần 3,000 mm (2.869 – 2.941 mm), lượng mưa trong mấy ngày lớn hơn tổng lượng mưa của cả một năm, vượt qua Đại hồng thủy 1999.

Trong diễn biến tác động mạnh của đợt lũ thứ hai, hai cơn bão mới dần hình thành ở ngoài khơi Philippines, vùng rìa Thái Bình Dương, được dự đoán tiến về Biển Đông, một cơn bão được nhận định tiến về miền Trung Việt Nam. Dòng bão mới được dự đoán có thể trở thành một cơn bão cường độ cao, nguy hiểm hơn các bão năm 2020.

Đợt lũ thứ ba:

Ngày 20, hoàn lưu ảnh hưởng và lượng mưa có xu hướng giảm dần, tình hình nước lũ dần thay đổi: đa phần vùng khu vực miền Trung, Tây Nguyên nước rút; một số vùng vẫn ngập lụt, tốc độ nước rút chậm. Ngoài Biển Đông, áp thấp nhiệt đới thứ năm (được Hoa Kỳ đánh số hiệu 19W) chuyển thành bão Saudel (số 8) đi qua Philippines, hướng về Việt Nam. Lúc 10 giờ sáng ngày 21, vị trí tâm bão Saudel ở khoảng 16.1 độ Vĩ Bắc; 118,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 600 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 – 75 km/giờ), giật cấp 10. Saudel dự kiến vào miền Trung, với hoàn lưu và cường độ tạo thành đợt lũ thứ ba. Ngày 23, bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, trong thời điểm mạnh nhất khi di chuyển. Đến sáng 24, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 160km về phía Đông Bắc; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, 11 (90 – 115km/giờ), giật cấp 13, bắt đầu yếu dần. Hoàn lưu của bão bắt đầu ảnh hưởng miền Trung, mưa xuất hiện lại. Sang ngày 25 tháng 10, Bão số 8 đi vào vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đêm cùng ngày tiếp tục suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp trên khu vực ven biển tỉnh Quảng Bình, đi vào đất liền tỉnh này và tan dần. Vì suy yếu nhanh nên mưa do bão không lớn và tập trung tại các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.

Ngay khi bão Saudel đang tiến về khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông báo ở vùng biển phía Đông Nam Philippines ngày 24 đã hình thành một áp thấp nhiệt đới. Ngày 25, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão Molave và nhanh chóng mạnh lên cấp 12, đổ bộ vào Philippines, sáng ngày 26 đi vào Biển Đông với cường độ cấp 12 trở thành cơn Bão số 9 trong mùa mưa bão 2020. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo, Bão số 9 sẽ đổ bộ vào miền Trung, từ Đà Nẵng đến Phú Yên với cường độ rất mạnh trong ngày 28 tháng 10, khi cập bờ bão có khả năng mạnh tương đương bão Damrey (Bão số 12) vào Khánh Hòa năm 2017 và có xu hướng tiếp tục kéo dài đợt mưa lũ lịch sử ở Trung Bộ vốn đã bắt đầu từ ngày 06 tháng 10. Ngày 26 tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp trực tuyến về phòng chống Bão Molave số 9 và thống nhất nâng cảnh báo mức độ rủi ro thiên tai do Bão số 9 lên cấp 4 (cấp cực kỳ nguy hiểm). Chiều ngày 28/10, sau khi đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, không gây nhiều thiệt hại như dự đoán.

Bão số 9 vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên ngày 28/10

Tình hình chung

Tính đến ngày 26 tháng 10, có 130 người chết vì đợt lũ lụt 2020. 

Ngày 11, từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam tình hình ngập lụt với 206 xã, phường bị ngập, độ ngập sâu từ 0.3 – 3 m, nặng nhất là Quảng Trị 81 xã, Thừa Thiên – Huế 54 xã. Về giao thông, trên các tuyến quốc lộ có 93 điểm bị sạt lở và 19 điểm bị ngập. Quốc lộ 1A trên địa phận Thừa Thiên – Huế có 05 điểm ngập sâu 0.2 – 0.6 m, đường sắt Bắc Nam đoạn qua tỉnh Thừa Thiên – Huế bị ngập. Sáng 12, vụ sạt lở kèm nước sông dâng cao gây tắc đường tại đoạn tuyến Km 250+700 – Km 250+920 đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 1A, 49A, 49B, Quốc lộ 9 (Quảng Trị), Quốc lộ 15 (Quảng Bình); thêm khu vực các phương tiện không thể lưu thông ở phía Bắc cầu treo Đakrông và ngã ba La Lay, dẫn đến 13 tuyến quốc lộ, 30.050 m đường giao thông bị ngập, hư hỏng. Gần 150,000 ngôi nhà bị ngập, sập đổ, hư hỏng. Gần 4,500 ha lúa, hoa màu bị ngập, vùi lấp; hơn 2,100 ha thủy sản bị thiệt hại; hơn 151.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; nhiều nơi bị chia cắt, nhiều khu vực dân cư bị cô lập trong đợt lũ thứ nhất.

Ngày 16, còn 14.937 hộ bị ngập và có nguy cơ sạt lở đất đang phải sơ tán, trong tổng số 21.785 hộ đã sơ tán. Ngày 18, trong đợt thứ hai, Quốc lộ 1A qua Quảng Bình có bốn đoạn lũ ngập sâu, trong đó có đoạn tại huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh nước ngập tới 1,4 m; lần đầu tiên trong lịch sử, thành phố Đồng Hới – thủ phủ tỉnh Quảng Bình ngập trong lũ. Hầu hết các hộ gia đình ở hai huyện chìm trong lũ; Lệ Thủy: 17.600 nhà dân ở hầu hết các xã bị ngập, một số xã ngập sâu như An Thủy, Lộc Thủy, Hồng Thủy, Sơn Thủy, thị trấn Kiến Giang có nước lũ 1,0 – 2,5 m; Quảng Ninh: 10.448 nhà dân bị ngập với mức độ sâu. Sáng 19, số hộ dân bị ngập tăng lên thành 121.694 hộ, cụ thể Hà Tĩnh: 2.704 hộ tại bảy huyện Hương Khê, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Đức Thọ, Lộc Hà, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh; Quảng Bình: 65.231 hộ tại tám huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, thành phố Đồng Hới; Quảng Trị: 53.759 hộ tại chín huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Vĩnh Linh, Gio Linh, thị xã Quảng Trị, Triệu Phong, Hải Lăng thành phố Đông Hà. Ngày 19, tình hình ngập lụt trở nên nghiêm trọng ở Quảng Bình, được cho là vượt qua lịch sử thiên tai; số lượng lớn hàng trăm nghìn người Bắc Trung Bộ bị kẹt trong lũ, nhà chìm, ngập nước, không thể tự di chuyển, thiếu lượng thực, thực phẩm, đòi hỏi cứu trợ, cứu nạn khẩn cấp quy mô lớn. Trong gần một tuần, ở sáu tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam đã có hơn 260.000 hộ gia đình, với hơn một triệu người ảnh hưởng bởi lũ lụt, trong đó, Quảng Bình chiếm hơn một phần ba. Gần 155,000 gia đình ở Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị tiếp tục ngập nước đêm 19.

Sạt lở thủy điện Rào Trăng 3:

https://maps.wikimedia.org/img/osm-intl,9,16.410472,107.228174,299x232.png?lang=vi&domain=vi.wikipedia.org&title=L%C5%A9+l%E1%BB%A5t+mi%E1%BB%81n+Trung+Vi%E1%BB%87t+Nam+n%C4%83m+2020&groups=_8bf7702a508067c8787831ec18672cd583bda1f1

Các đập thủy điện phía Tây Huế

Phía Tây thành phố Huế tập trung các vị trí thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2, Trạm quản lý bảo vệ rừng 67. Các vị trí này xảy ra sạt lở trong lũ, khiến 17 công nhân mất tích. Đoàn hỗ trợ của đơn vị Sở Chỉ huy tiền phương Quân khu 4, Ủy ban Nhân dân địa phương gồm 21 thành viên tổ chức tới cứu trợ ở Rào Trăng 3, nhưng gặp phải biến cố lớn. Đêm ngày 12, trên đường tới Rào Trăng, đoàn tạm nghỉ ở Trạm 67, dự tính tiếp tục di chuyển ngày hôm sau. Lúc nửa đêm, sạt lở toàn diện cường độ lớn bất ngờ xảy ra ở nơi đoàn nghỉ, khiến nhóm phải thoát khỏi vùng đất chìm, có tám người an toàn, 13 người mất tích, gồm cả bộ đội, cán bộ, công chức. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Chỉ huy trưởng Sở tiền phương thuộc nhóm mất tích. Tính đến ngày 14, có 30 người mất tích trong sự kiện sạt lở Rào Trăng (17 công nhân đợt sạt lở thứ nhất ở Rào Trăng và 13 thành viên nhóm cứu nạn trong đợt sạt lở thứ hai ở Trạm 67). Ba công nhân chết vì sạt lở được xác nhận tối ngày 13.

Sáng ngày 13, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến tỉnh Thừa Thiên – Huế, trực tiếp mở cuộc họp tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, chỉ đạo cứu trợ người mất tích trong vụ sạt lở Rào Trăng cùng Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, Chủ tịch tỉnh Phan Ngọc Thọ và Tư lệnh Quân khu 4, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh. Ngay sau đó, Đại tướng Ngô Xuân Lịch chỉ đạo cơ quan chức năng Quân đội, Bộ tư lệnh Quân khu 4 nhiệm vụ tranh thủ thời gian, dồn nhân lực và vật lực phối hợp cứu trợ các nạn nhân bị mất liên lạc. Sở Chỉ huy tiền phương được tăng cường, lãnh đạo bởi Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Trọng Bình và Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, phối hợp tư trang, vật liệu từ Quân đội để tiếp cận khu vực bị nạn. Sáng ngày 14, Thiếu tướng Phạm Trường Sơn trực tiếp chỉ huy tổ bay trên không của Trung đoàn 930 (Sư đoàn 372), tổ chức thực hiện bay tiếp tế, thả hàng tiếp tế cho các công nhân tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3, xác nhận hư hỏng nghiêm trọng khu vực Rào Trăng 3.

Tình thế cứu nạn Rào Trăng được quan tâm trong cả nước và đốc thúc nỗ lực triển khai. Đến 14 giờ 55 phút chiều 15, đội cứu nạn đã tìm được thi thể của bảy thành viên nhóm mất tích, trong đó có Chủ tịch Phong Điền Nguyễn Văn Bình. Đến tối 15, đội cứu nạn tìm thấy 12 thi thể, trong đó có thi thể Thiếu tướng Nguyễn Văn Man. Lúc 19 giờ 20 phút tối 15, thi thể thứ 13 được Sở Chỉ huy tiền phương tìm thấy, đội cứu nạn mất tích không một ai sống sót, sau đó, toàn bộ được đem về Viện Quân y 268 của thành phố Huế, làm lễ tang quân đội và nhân dân. Ngày 16, các đơn vị cứu nạn tiếp tục mở đường, tìm kiếm 16 công nhân mất tích.

LÙM XÙM QUANH CÂU CHUYỆN CỨU TRỢ LŨ LỤT MIỀN TRUNG CỦA CA SĨ THỦY TIÊN TẠI VIỆT NAM

Thủy Tiên tên đầy đủ Trần Thị Thủy Tiên (sinh 25 tháng 11 năm 1985 tại Kiên Giang) là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ, người mẫu ảnh kiêm diễn viên điện ảnh, diễn viên truyền hình, nhà từ thiện người Việt Nam. Cô nổi tiếng qua hai album phòng thu Giấc mơ tuyết trắng (nhạc phim Tuyết nhiệt đới) và Ngôi nhà hạnh phúc (nhạc phim Ngôi nhà hạnh phúc). Năm 2009, Thủy Tiên tình cờ gặp gỡ cầu thủ bóng đá Lê Công Vinh trong một buổi chụp hình và kể từ đó 2 người đã chính thức hẹn hò cùng với nhau. Thủy Tiên đã chính thức cử hành hôn lễ với cầu thủ Công Vinh ngày 27 tháng 12 năm 2014, sau 6 năm quen biết và đã có một con gái. Cả hai làm lễ Hằng thuận tại chùa và trong tiệc cưới chỉ đãi món chay.

Năm 2020, khi miền Trung bị lũ lụt lớn trong tháng 10, Thủy Tiên đã đứng ra kêu gọi cộng đồng mạng đóng góp tiền để cô trực tiếp đi làm từ thiện tại các vùng lũ. Ngày 12, Thủy Tiên kêu gọi quyên góp người dân vùng lũ thông qua tài khoản cá nhân, tới Thừa Thiên – Huế bằng chuyến bay ngày 13, đem các thực phẩm tiếp tế hỗ trợ người dân khắp vùng lũ; tổng mức quyên góp đạt 10 tỷ đồng ngày 14, cho đến ngày 24/10, số tiền quyên góp đã lên đến 150 tỷ đồng (6.3 triệu USD). Một số fanpage Facebook đã mạo danh cô để lừa tiền từ thiện của cộng đồng. Một số người dẫn Thủy Tiên đến một số hộ dân sau đó ăn chặn 40% tiền từ thiện của cô đã bị Thủy Tiên phát hiện, đòi lại tiền. Cô được xem là một hình tượng phụ nữ với đông đảo người dân ủng hộ, với tên gọi gần gũi khác là: Cô Tiên.

Ca sỉ Thủy Tiên

Trong tình trạng đợt lũ diễn biến phức tạp, các cá nhân, tổ chức đã đóng góp lớn cho hoạt động thiện nguyện vì người dân khó khăn miền Trung, gồm báo chí như Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, VnExpress, Vietnamnet; ngân hàng, doanh nghiệp như: VietinBank 15 tỷ, Vietcombank 11 tỷ, Tập đoàn Vingroup 13 tỷ; cá nhân đóng góp lớn có thể kể đến như gia đình Lý Hải, gia đình Thủy Tiên – Công Vinh. Đến ngày 23, quyên góp ủng hộ người dân vùng lũ miền Trung được đông đảo người Việt hướng tới, tăng lên đáng kể, theo hình thức đóng góp trực tiếp và đóng góp qua một số nhân vật cụ thể như: thông qua Trấn Thành 3.0 tỷ, Độ Mixi 1.2 tỷ, Hoài Linh 4.7 tỷ, Hoa hậu Việt Nam 7.5 tỷ.

Ngay sau lời kêu gọi của Thủ tướng, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, bộ, ban, ngành, đoàn thể đã trực tiếp quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung đang bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Tính đến ngày 17, trong đêm đã có 2,400 tỷ đồng ủng hộ chương trình Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau 2020, một phần được chuyển về miền Trung, giúp người dân vượt qua kỳ lũ. Số tiền 2,400 tỷ của các cơ quan Đảng so với 400 tỷ của một ca sĩ nhỏ bé là điều đáng suy nghỉ.

Ca sĩ Thủy Tiên và từ thiện hợp pháp

Ca sĩ Thủy Tiên cứu trợ lũ lụt

Có nhiều dư luận trái chiều về việc ca sĩ Thủy Tiên cứu trợ lũ lụt cũng như nhận được quá nhiều tiền. Những dư luận chống đối, tiêu cực có thể đến từ mạng truyền thông chính thống, những người ganh tị với Thủy Tiên và ngay cả những nhóm lợi ích mất quyền lợi và chính quyền địa phương ăn chận tiền cứu trợ. Thậm chí có nguồn tin nói Thủy Tiên nhận được tài trợ từ ngoại quốc. Điều này chỉ có trong tưởng tượng. Nổ lực cứu trợ của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, LHQ và ASEAN tổng cọng chỉ đến 1 triệu USD và hàng hóa cứu trợ. Hồ sơ biên nhận của Vietcombank có thể được kiểm chứng dễ dàng. Gần đây, để giúp Việt Nam giải quyết hậu quả lũ lụt ở miền Trung, các tổ chức quốc tế, trong đó có UNDP, UNICEF , EU và ADB thông báo sẽ chi các gói hỗ trợ với tổng trị giá gần 5 triệu USD.

Sáng 21/10, trao đổi bên hành lang Quốc hội (QH) với báo chí, một số đại biểu (ĐB) bày tỏ sự hoan nghênh ca sĩ Thủy Tiên và các cá nhân khác đang làm từ thiện, giúp đồng bào vùng lũ vượt qua khó khăn. ĐBQH cũng băn khoăn về quy định bất cập về việc làm từ thiện tại Nghị định 64/2008. ĐB Lê Thanh Vân bày tỏ pháp luật phải từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Đề cập đến quy định của pháp luật về vấn đề này, ĐB Lê Thanh Vân nói: “Rất tiếc, Nghị định 64 ban hành từ 2008 nhưng Chính phủ chưa có tổng kết xem các quy định trong này có phù hợp thực tiễn hay không”. Việc ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi được hơn 100 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua lũ lụt, ông Vân thấy ai cũng ủng hộ, không ai phản đối, nhất là trong tình hình này. “Khi Nhà nước với nhân dân chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, đó là việc nên khuyến khích, vì nguồn lực Nhà nước có hạn”, ông Vân bày tỏ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ra lệnh rà soát lại nghị định 64.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội nói nếu thông qua một tổ chức có năng lực thì sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ông không nói ra tại sao một cá nhân bé nhỏ như ca sỉ Thủy Tiên lại có thể vận dụng sự đóng góp đến 150 tỷ đồng.

Đã có vài người đề nghị nên đóng tài khoản để tránh bị làm khó dễ hay xảy ra sự cố hoặc nộp tiền cho Mặt Trận Tổ Quốc. Thủy Tiên tiết lộ đã gọi cho mẹ để hỏi ý kiến. Bất ngờ là mẹ nữ ca sĩ đưa ra lời khuyên rất hợp với ý định của cô con gái khi nói không nên đóng.

“Tiền bao nhiêu cho đủ? bao nhiêu người dân còn cực khổ, mình còn lo giúp nhiều người con cứ để đó đi, không đủ mà giúp người ta xây lại nhà cửa mua giống làm ăn đâu, con cứ làm đúng tự khắc Trời Phật sẽ giúp mình, không phải lo”, cô thuật lại lời mẹ nói.

“Thực ra mình hỏi thử lòng mẹ mình coi có sợ không chứ với mình ‘đã làm thì không sợ, đã sợ thì không làm’, chết mình còn không sợ thì những việc cỏn con này sợ gì mà không cố gắng được.

Người ta sống trên đời chết đi không mang theo được gì cả, tiền bạc, danh vọng, địa vị, gia đình… Chết đi chỉ mang theo được cái gì người ta tạo ra bằng suy nghĩ hay hành động nên yêu thương được ai thì yêu thương, giúp được ai thì giúp.

Nếu như vì việc này mà mình không may mất hết mình cũng vui vẻ chấp nhận, vì mình tin rằng với số lượng người được giúp, cũng đánh để mình đánh đổi mà. Ai mà không đến lúc già đi và mất hết chứ”, giọng ca “Giấc mơ tuyết trắng” nói thêm.

Chắc Thủy Tiên cũng đã nhận được khá nhiều dư luận đáng buồn về việc làm từ thiện của cô nên mới nói ra như vậy. Tuy nhiên giao số tiền này cho các cơ quan Đảng và Nhà nước là phụ lòng những người tin tưởng mình. Trên mạng Facebook, tác giả có viết vài dòng về ca sĩ Thủy Tiên:

“Thật sự, khi tham gia nỗ lực cứu trợ đồng bào miền Trung, Thủy Tiên đã đem hết tấm lòng của mình để giúp đỡ đồng hương. Sự nhận được một số tiền quá lớn trong thời gian kỷ lục đã biến Thủy Tiên thành một “political figure”, tâm điểm của nhiều sự nghi ngờ, ganh tỵ. Mong Thủy Tiên hoàn tất nỗ lực của mình càng sớm càng tốt để trở về cuộc sống bình thường như mọi người. Hy vọng Thủy Tiên đọc được vài hàng cảm mến này”.

Sáng 27/10, ca sĩ Thủy Tiên thông tin trên trang Facebook rằng cô và chồng là Công Vinh đã mang một va li tiền ra Hà Tĩnh, tiếp tục cứu trợ cho người dân nơi đây. Chưa đầy một giờ đồng hồ, bài viết này đã đạt được hơn 600 nghìn lượt tương tác.

Một câu chuyện gây bức xức cho dân chúng trong nước là đại hội Đảng 2020 trùng hợp với lũ lụt miền Trung. Vài nơi ăn mừng đại hội một cách hoành tráng, gây phản cảm đối với dân chúng. Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình, Huế – Thừa Thiên đã quyết định cắt giảm nhiều hoạt động trong đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 để tập trung công tác ứng phó bão số 9 và khắc phục hậu quả lũ lụt.

Thiện nguyện vs Từ thiện: Chỉ cần đánh từ “thiện nguyện” (tiếng Anh là Philanthropy) lên bất cứ công cụ tìm kiếm nào của internet, kết quả cũng chỉ về những hoạt động, sáng kiến, dự án “vì lợi ích chung, tập trung vào chất lượng cuộc sống của con người, vì sự phát triển của kinh tế, xã hội bền vững”. Những định nghĩa và tin tức về các hoạt động thiện nguyện thường dẫn đến chân dung những nhà thiện nguyện hàng đầu thế giới, tập trung nhiều nhất tại Âu Mỹ như Rockefeller, Bill Gates, Warren Buffett, George Clooney, Angelina Jolie, Lady Gaga, J.K. Rowling… Trong khi đó tại châu Á, theo đánh giá của các diễn giả, hoạt động này còn khá nhỏ lẻ. Một số tên tuổi đáng chú ý tại châu Á là tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành, hay nhà thiện nguyện Laurence Lien của Singapore.

Đặc biệt, sự khác nhau giữa thiện nguyện và từ thiện vẫn chưa được phân định rõ, trong khi có thể hiểu một cách khá đơn giản: làm từ thiện giống như cho người nghèo một con cá trong ngắn hạn, trong khi làm thiện nguyện là cho họ một cần câu, chỉ họ cách câu cá trong dài hạn. Từ thiện giúp giảm bớt nỗi đau cụ thể của xã hội tức thời, thiện nguyện giúp giải quyết nguyên nhân gốc rễ của nỗi đau. Hoạt động của ca sỉ Thủy Tiên có tính cách từ thiện trong ngắn hạn. Sau này, nếu có tiền để xây nhà cộng đồng tránh lũ thì đó là hoạt động thiện nguyện.

Thời gian qua, Việt Nam nhận khá nhiều sự hỗ trợ mang tính thiện nguyện của các tổ chức và cá nhân quốc tế, như các quỹ Ford Foundation, Hinrich Foundation, LIN, giúp đào tạo nhân lực trong nhiều ngành nghề. Ông Merle Allan Hinrich, nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành cho hay Quỹ Hinrich Foundation, thành lập năm 2012, đã hỗ trợ cho 40 ứng viên Việt Nam trong việc nâng cao năng lực về phát triển thương mại công bằng và bền vững trên thế giới, một trong những lĩnh vực rất quan trọng đối với một đất nước dựa vào xuất khẩu lớn như Việt Nam. 

Tổ chức từ thiện trên thế giới và Hoa Kỳ: Tổ chức từ thiện là một loại tổ chức phi lợi nhuận “NPO” thực hiện các hoạt động từ thiện. Thuật ngữ này là tương đối chung chung và kỹ thuật có thể tham khảo một tổ chức từ thiện công cộng, còn gọi là “quỹ từ thiện”, “quỹ công cộng” hoặc đơn giản là “quỹ” hoặc một quỹ tư nhân. Nó khác với các loại NPO trong đó tập trung của nó là tập trung vào mục tiêu có tính chất từ thiện nói chung (ví dụ như từ thiện, giáo dục, tôn giáo, hoặc các hoạt động khác, nhằm phục vụ “chính sách” và kêu gọi cộng đồng hoặc tuyên truyền đến mọi người (hãy mường tượng đến những tác giả để lại những lịch sử đóng góp trên trang wiki nhằm (“quyên góp”) để Wiki mang đến những giá trị được chia sẻ đến (“cộng đồng”)).

Các định nghĩa pháp lý của tổ chức từ thiện thay đổi tùy theo đất nước và trong một số trường hợp theo các khu vực của các quốc gia mà tổ chức từ thiện hoạt động. Các quy định, xử lý thuế, và cách thức pháp luật ảnh hưởng đến tổ chức từ thiện cũng thay đổi. Tổ chức từ thiện không thuộc sự quản lý của chính phủ là một trong những tổ chức phi chính phủ) hoạt động nhờ kinh phí từ các tổ chức kinh tế và cá nhân đóng góp. Hoạt động của các “tổ chức từ thiện” bao gồm các “phong trào vận động gây quỹ”, chuyển trợ giúp bằng quà hay tiền đến những đối tượng thuộc diện khó khăn và cần trợ giúp của xã hội. Tổ chức từ thiện thường được tổ chức với sự giúp đỡ của Giáo hội Phật giáo, Chùa, nhà thờ Thiên chúa giáo, Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Hội Chữ thập đỏ và có hoạt động gắn liền với các cơ sở (“dạy nghề”) hay (“chữa bệnh”) như bệnh viện, các (“trại dưỡng lão”), trại (“trẻ mồ côi”).

Tại Hoa Kỳ một tổ chức từ thiện là một tổ chức được tổ chức và hoạt động cho các mục đích có lợi cho công ích, tuy nhiên có sự phân biệt giữa các loại của các tổ chức từ thiện. Mỗi tổ chức từ thiện Mỹ và nước ngoài đủ điều kiện được miễn thuế dưới mục 501(C) của Internal Revenue Code bị xem là một quỹ tư nhân trừ khi nó cho IRS thấy rằng nó rơi vào nhóm khác. Trong một ý nghĩa chung, bất kỳ tổ chức nào không phải là một quỹ tư nhân (tức là nó đủ điều kiện như là một cái gì đó khác) thường là một tổ chức từ thiện công cộng như mô tả trong Mục 509 (a) của Bộ Luật Thuế. Ngoài ra, một quỹ tư nhân thường bắt nguồn quỹ chủ yếu từ một gia đình, cá nhân, công ty hoặc một số nguồn khác duy nhất và thường xuyên hơn không phải là một grantmaker và không yêu cầu tài trợ từ công chúng. Ngược lại, một Quỹ hoặc của tổ chức từ thiện cộng đồng nhận tài trợ từ các cá nhân, chính phủ, cơ sở tư nhân và mặc dù một số tổ chức từ thiện công cộng tham gia trong grantmaking hoạt động, hầu hết các dịch vụ thực hiện trực tiếp hoặc thuế khác miễn hoạt động.

Điều này dẫn đến sự phân biệt khác: Quỹ thường grantmakers (tức là họ sử dụng tài chính cung cấp vốn cung cấp vốn để tài trợ cho các tổ chức khác, lần lượt thực hiện các mục tiêu của nền tảng gián tiếp) thường được gọi là “grantmaker “hoặc” quỹ không hoạt động “. Những tất nhiên có xu hướng được cơ sở tư nhân. Tuy nhiên, một số quỹ tư nhân, (và các tổ chức từ thiện công cộng nhất) sử dụng kinh phí của họ nhận được trực tiếp tham gia vào các hoạt động dịch vụ tự và đạt được mục tiêu của mình “cá nhân”, như vậy để nói chuyện. Ví dụ về một quỹ tư nhân không hoạt động là Quỹ Rockefeller và Quỹ Bill & Melinda Gates.

Ví dụ về các quỹ điều hành hoặc các tổ chức từ thiện công cộng bao gồm Quỹ AIDS nhi khoa Elizabeth Glaser, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Quỹ động vật hoang dã Thế giới.

Các yêu cầu và thủ tục hình thành các tổ chức từ thiện khác nhau giữa các tiểu bang, cũng như các yêu cầu đăng ký và nộp hồ sơ cho các tổ chức từ thiện thực hiện các hoạt động từ thiện hoặc thu hút đóng góp từ thiện. Vì vậy, hiệu quả trong thực tế, định nghĩa chi tiết của tổ chức từ thiện được xác định bởi các yêu cầu của pháp luật nhà nước của nhà nước, trong đó các tổ chức từ thiện hoạt động, và yêu cầu giảm thuế liên bang IRS.

Tổ chức từ thiện tại Việt Nam: Việt Nam cũng có những tổ chức từ thiện với mục đích rõ ràng, có tính cách dài hạn như Tổ chức trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children’s Foundation), Tổ chức từ thiện Quốc tế cho người tàn tật (Handicap International), Ủy ban chữ thập đỏ Quốc tế (International Committee of the Red Cross), Hội từ thiện trẻ em Sài Gòn (Saigon Children’s Charity), Quỹ từ thiện UPS Tổ chức Cứu trợ và Phát triển Quốc tế (FIDR – Foundation for International Development Relief), Tổ chức tình nguyện Mùa Đông Ấm, Tổ chức V. E. O Workshop Coffee Tổ chức FUF (Formons Une Famille), Tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV). Ngoài ra khá nhiều người đề cập đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà trong sơ đồ tổ chức cũng có Hội Chữ Thập Đỏ.

Ngoài ra cũng có khá nhiều hoạt động đơn lẻ mà điển hình như hoạt động từ thiện của ca sĩ Phi Nhung với 2 căn nhà cơm chay và nuôi các trẻ em mồ côi.

Hoa hậu Nhân ái Thế giới 2017 – đương kim Hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh trong một hoạt động thiện nguyện. Ảnh: Khoa

KẾT LUẬN

Để kết luận, tác giả nêu ra 2 khía cạnh nhất thời và dài hạn:

Trên khía cạnh nhất thời, câu chuyện cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên, mới nhìn vào chỉ là chuyện nhỏ nhưng thật ra ảnh hưởng rất lớn. Một sự đối xữ khôn khéo và nhanh chóng của chính phủ Trung Ương có thể đem lại một sự đồng thuận không những của đồng bào trong nước mà cả đồng hương hải ngoại. Từ lúc các trận lũ lụt miền Trung đang xảy ra, bên cạnh những tổ chức lớn hơn, đã có những nhóm nhỏ 1, 2 chục người tại hải ngoại chung nhau góp 1, 2 ngàn USD để giúp các bạn bè miền Trung. Những nỗ lực này đã nói lên tình thương quê hương của đồng bào hải ngoại. Trong bất cứ xã hội nào cũng có những nhóm quyền lực, vì những lý do riêng của họ, đã nhìn mọi vấn đề trên khía cạnh tiêu cực, chê bai nhửng nỗ lực của những người có lòng … Một vài hành động nhanh chóng của chính phủ Việt Nam như cám ơn hành động cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên cũng như giúp cô ấy khắc phục những thiếu sót mà cá nhân cô ấy không thể nghĩ ra được là điều cần thiết đem lại sự đồng thuận không những cho đồng bào trong nước mà còn cả đồng hương hải ngoại. Việt Nam đã thành công trong việc xử lý bệnh dịch Covid-19, được thế giới ngưỡng mộ. Hành động nhanh chóng và khôn khéo trong việc cứu trợ lũ lụt miền Trung sẽ đem tất cả đồng bào trong nước và hải ngoại ngồi lại với nhau cho một tương lai tốt đẹp hơn của dân tộc.

Đối với Thủy Tiên không hiểu cô ấy đã tiếp nhận đóng góp từ hải ngoại. Nếu chưa, thì nỗ lực trong lãnh vực này sẽ đem cho Thủy Tiên thêm niềm vui và khoảng cách giữa 2 thành phần của dân tộc sẽ được sẽ được khép kín mau chóng. Tác giả không có ý định cũng như khả năng để liên hệ với cô ấy vì với 6, 7 triệu bạn bè trên Facebook, Thủy Tiên đã trở thành nhân vật của công chúng. Cách hay nhất để đóng góp tiền cho Thủy Tiên là nếu có thân nhân ở TP.HCM hay những nơi có chi nhánh của Vietcombank thì có thể chuyển tiền qua hệ thống chuyển tiền lẹ về thân nhân hay bạn bè nhờ họ chuyển khoản vào trương mục cứu trợ của Thủy Tiên. Vietcombank bây giờ quá quen thuộc với Thủy Tiên, có Receipt mổi khi nhận.

Trên phương diện dài hạn thì vào năm 2018, hơn 80 thành viên, đại diện cho nhiều tổ chức phi lợi nhuận, không vì lợi nhuận, các doanh nghiệp, báo chí và một số cơ quan chuyên trách về công tác từ thiện xã hội đã tham dự sự kiện lần đầu tiên được tổ chức mở với chủ đề thiện nguyện, trao đổi thẳng thắn về một hoạt động cần thiết nhưng chưa được hiểu đúng và hoạt động thiếu hiệu quả tại Việt Nam. Việt Nam hiện đã chuyển thành nước có mức thu nhập trung bình. Thống kê cho thấy Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới về sự giàu có của các doanh nhân, tập đoàn, với mức độ tăng trưởng hơn 12,100 cá nhân có thu nhập cao, chiếm hơn 17% tổng tài sản cá nhân trong nước. Điều này đồng nghĩa các tổ chức thiện nguyện quốc tế bắt đầu giảm dần các hoạt động hỗ trợ tại Việt Nam, nhiều tổ chức và quỹ hỗ trợ đã tạm ngưng hoặc giảm hoạt động tại Việt Nam trong vòng 5 năm qua. 

Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, kể cả làm từ thiện hay thiện nguyện, thì phần lớn vẫn “mạnh ai người nấy làm” trong khi những quy định về pháp luật chưa rõ ràng và được áp dụng đồng bộ. Bà Võ Thị Hoàng Yến – nhà sáng lập và giám đốc Trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD) lại cho biết, các nhà thiện nguyện hỗ trợ trung tâm của bà còn gặp nhiều khó khăn, chưa tìm được lời giải đáp từ cơ quan có thẩm quyền. 

Việt Nam phải gấp rút thực hiện khung pháp lý cho các hoạt động thiện nguyện cũng như từ thiện để những người có lòng được an tâm và khích lệ khi giúp đỡ đồng bào.

Ấn bản thứ hai: October 28, 2020

THAM KHẢO

  1. Lũ lụt miền Trung tại Việt Nam 2020 – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  2. Tổ chức từ thiện – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  3. Top 10 Tổ chức từ thiện ở Việt Nam
  4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  5. Thủy Tiên (ca sĩ) – Wikipedia tiếng Việt
  6. Bài viết “Thời hỗn mang của thiện nguyện Việt Nam” đăng trện mạng Người Đô Thị ngày 2/8/2018.
  7. Bài viết “Chuyện Trấn Thành, Mỹ Tâm, Thủy Tiên từ thiện: Sao lại đong đếm tấm lòng?” đăng trên mạng Lao Động Online ngày 17/10/2020.
  8. Bài viết “Ca sĩ Thủy Tiên được khuyên đưa $ 4.3 triệu cứu trợ cho chính quyền” đăng trên báo Người Việt ngày 23/10/2020.
  9. Bài viết “Đại biểu Quốc hội nói về việc ca sĩ Thủy Tiên làm từ thiện” đăng trên báo Người Việt ngày 21/10/2020.
  10. Bài viết “Thủy Tiên, Công Vinh mang vali tiền cứu trợ người dân miền Trung” đăng trên báo BBC News ngày 27/10/2020.
  11. Bài viết “VN: Tranh cãi về phóng sự VTV và nỗi lòng người cứu trợ vùng lũ” đăng trên báo BBC News ngày 23/10/2020.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *