Ông Biden chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ

737 (lượt xem) |

Tu chỉnh:

  1. 12/12, 2020: TCPV bác đơn kiện của TB Texas.
  2. 14/12/2020 lúc 14:26 HH (giờ California): California với 55 phiếu cử tri đoàn là tiểu bang cuối cùng đã chính thức xác nhận Tổng thống đắc cử Joe Biden là Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
  3. 16/12/2020: Lời chúc mừng của cựu Tổng thống George W. Bush.
  4. 17/12/2020: Ông Peter Navarro đột nhiên vào cuộc.
  5. 18/12/2020: Tổng thống Trump và quyền ân xá – Những người đi qua chính quyền ông Trump – Tổng thống Trump phải chịu trách nhiệm với các hành động bạo lực – Tổng thống Trump và vụ tấn công của tin tặc ngoại quốc – Tổng thống Donald Trump lại muốn bổ nhiệm bà Luật Sư Sydney Powell làm điều tra viên đặc biệt về vụ bầu cử. 
  6. 21/12/2020: Cựu tướng Michael Flynn đề nghị sử dụng quân đội để ban hành thiết quân luật – TNS Romney phê phán Tổng thống Trump về vụ tin tặc NgaDân Biểu Mo Brooks (Cộng Hòa-Alabama) cùng một số dân biểu bảo thủ khác ở phía Cộng Hòa đã họp riêng với TT Donald Trump nhằm chuẩn bị có hành động gây rối loạn trong ngày 6/1 tới đây.
  7. 21/12/2020: Cựu tướng Michael Flynn đề nghị sử dụng quân đội để ban hành thiết quân luật – TNS Romney phê phán Tổng thống Trump về vụ tin tặc Nga – Dân Biểu Mo Brooks (Cộng Hòa-Alabama) cùng một số dân biểu bảo thủ khác ở phía Cộng Hòa đã họp riêng với TT Donald Trump nhằm chuẩn bị có hành động gây rối loạn trong ngày 6/1 tới đây.
  8. 22/12/2020: TT Trump ân xá cho 49 người.
  9. 23/12/2020: Nhận xét của giới truyền thông về hoạt động của TT Trump trong tháng cuối cùng tại tòa Bạch Ốc.
  10. 24/12/2020: Công ty Dominion kiện Uỷ ban tranh cử của TT Trump – TT Trump cản trở 2 dự luật trước khi đi Florida nghỉ lể Giáng Sinh.
  11. 25/12/2020: TT Trump về Florida nghỉ lể Giáng Sinh sau khi không ký dự luật Quốc Phòng và phủ quyết gói kích cầu Covid-19 .
  12. 27/12/2020: Bài viết trên tờ New York Post ngày 27/12.
  13. 29/12/2020: Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nói rằng các cơ quan chủ chốt đối với an ninh Mỹ đã phải hứng chịu “thiệt hại lớn lao” dưới tay chính quyền TrumpDân Biểu Louie Gohmert (Cộng Hòa-Texas) kiện Phó Tổng Thống Mike PenceHạ viện chấp thuận gói kích cầu Covid-19 với 2,000 USD cho mổi người – Hạ viện phủ quyết dự luật Quốc phòng của TT Trump – Lãnh tụ đa số Thượng viện phủ quyết đề nghị tăng gói cứu trợ tăng lên 2,000 USD của TT Trump và Hạ viện. Chính phủ Mỹ sẽ bắt đầu gửi $600 tiền trợ giúp chống COVID-19 cho người dân vào tối 29/12.
  14. 30/12/2020: Tuyên bố của Thống đốc Georgia (R) Brian P. Kemp.
  15. 31/12/2020: Tuyên bố của TNS Ben Sasse (R – Nebraska)PTT Pence bác bỏ một vụ kiện của GOP.
  16. 1/1/2021: Thượng viện bỏ phiếu vô hiệu hóa phủ quyết của TT Trump về dự luật về chính sách Quốc Phòng trị giá $740.5 tỷ – Luật sư Cộng Hòa đòi bắt giam và “xử bắn” PTT Pence.
  17. 2/1/2021: Tổng Thống Trump công kích TNS John Thune (Cộng Hòa – South Dakota)Tổng thống Donald Trump áp lực Ngoại trưởng Georgia “tìm” phiếu bầu để lật ngược kết quả bầu cử .
  18. 4/1/2021: Bức thư của 10 cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa KỳÔng Trump gây áp lực quan chức Georgia để ‘tìm’ phiếu bầu lật ngược kết quả bầu cử.
  19. 5/1/2021: PTT Pence nói với TT Trump “tôi không có quyền chặn chiến thắng của ông Joe Biden.
  20. 6/1/2021: Hai ứng viên Thượng viện Dân Chủ dành chiến thắng tại Georgia.
  21. 6/1/2021: Các ủng hộ viên của ông Trump xông vào tòa nhà Quốc hội, đụng độ bạo động với lực lượng thực thi luật pháp trong lúc các nghị sĩ Quốc hội họp để chính thức hóa chiến thắng của Tổng thống tân cử Joe Biden.
  22. 7/1/2021: PTT Mike Pence chính thức tuyên bố ông Joe Biden được bầu làm Tổng thống và bà Kamala Harris được bầu làm Phó tổng thống – Một số thành viên nội các thảo luận sơ khởi về việc áp dụng Tu Chính Án số 25 để truất quyền Tổng Thống Trump.
  23. 7/1/2021: Tuyên bố của cựu tướng James Mattis và Joseph DunfordTuyên bố của cựu Tổng thống George W. Bush và TNS Mitt Romney – Tuyên bố của TNS Lindsey Graham (R – South Carolina)Tuyên bố của cựu Ngoại trưởng Collin Powell.
  24. 8/1/2021: Tổng thống Trump và vấn đề khích động bạo lực – Công tố viên khởi sự truy tố các lãnh tụ nổi loạn – Dư luận đòi 2 TNS/CH Ted Cruz và Hawley từ chức.
  25. 9/1/2021: Chủ tịch Hạ Viện và tướng lãnh Ngũ Giác Đài – Các giới chức an ninh Capitol Hill từ chức hay bị cách chức – Nhà chức trách bắt đầu săn lùng những kẻ bạo loạn.
  26. 10/1/2021: 180 thành viên Quốc hội đồng ý với đề nghị luận tội – Hạ viện yêu cầu PTT Pence và Nội các thi hành Tu chính án 25 và sẽ luận tội vào thời điểm thích hợp – 10/1/2021: Thông điệp của cựu Thống đốc California Arnold Schwarzenegger.
  27. 11/1/2021: Các đại công ty tài chánh Hoa Kỳ có kế hoạch tạm dừng tất cả các khoản đóng góp chính trị cho những lãnh đạo Quốc hội đã không công nhận kết quả bầu cử năm 2020 – Hạ viện chính thức luận tội TT Trump – Cơ quan an ninh, tình báo và các nhóm thượng đẳng da trắng quá khích – 15 ngàn nhân viên an ninh trong lể nhậm chứcQuyết định của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ.
  28. 11/1/2021: Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf từ chức – Bản tin của FBI cảnh báo về các cuộc biểu tình có vũ trang được lên kế hoạch tại thủ đô Hoa Kỳ và 50 thủ đô tiểu bang vào ngày 20/1.
  29. 11/1/2021: Tuyên bố của Đệ nhất Phu nhân Melania – PTT Pence nói chuyện với TT Trump.
  30. 11/1/2021: Một số cảnh sát của Capitol Hill bị đình chỉ chức vụ, bị bắt hay đang bị điều tra.
  31. 12/1/2021: Tổng Thống Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Washington, DCTuyên bố của tướng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Suy nghĩ của lãnh tụ đa số Thượng viện Mitch McConnell.
  32. 13/1/2021: Hạ Viện chính thức luận tội Tổng thống Trump.
  33. 14/1/2021: Bất hòa trong gia đình TT TrumpPhiên tòa luận tội Tổng thống Trump của Thượng Viện.
  34. 15/1/2021: TT Trump và TT Nixon – Quan hệ giữa Thượng Viện Hoa Kỳ và TT Trump – Âm mưu của những kẻ bạo loạn.
  35. 16/1/2021: Tỷ lệ ủng hộ TT Trump của dân chúng.
  36. 18/1/2021: Twitter khoá ngân khoản các dân biểu quá khíchTuyên bố của lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Thượng viện Mitch McConnell.
  37. 19/1/2021: Tổng thống Trump ân xá cho 143 người.
  38. 20/1/2021: Ông Biden chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
  39. 6/1/2021 – 8/1/2021: Những tuyên bố của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
  40. Lời cuối: Cảm nghĩ của Tổng thống Biden đối với những người bỏ phiếu cho cựu TT Trump.
Tiểu bang California với 55 phiếu cuối cùng

TỔNG QUÁT

Như đã nói trong bài viết “Tản mạn về người Mỹ gốc Việt và cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2020”, dù rằng cựu Tổng thống Trump đã thất cử nhưng những chuyện lùm xùm xung quanh vấn đề thưa kiện vẫn tiếp tục.

Các chuyên gia dự đoán ông Trump khó có thể đảo ngược được kết quả khi ông Biden đã dẫn trước ở nhiều bang và khoảng cách phiếu bầu ở các bang đều là vài chục nghìn phiếu. Trong diễn biến mới nhất, nhóm của Tổng thống Trump đã thua kiện tại 5 tiểu bang là Pennsylvania, Georgia, Nevada, Arizona, Michigan. Trong một thông cáo chung công bố ngày 12/11, các viên chức liên bang và tiểu bang thuộc các bộ phận có liên quan đến bầu cử đều khẳng định bầu cử 2020 vừa qua là cuộc bầu cử được đảm bảo an ninh nhất trong lịch sử quốc gia này.

Hôm 15/11, Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên thừa nhận ứng viên đảng Dân Chủ Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020 nhưng là nhờ gian lận … Cho đến thời điểm 23/12, đương kim tổng thống vẫn không chịu nhận thua trước đối thủ Joe Biden, vẫn tuyên bố mình là người chiến thắng và rằng cuộc bầu cử năm nay có gian lận, bất chấp sự chỉ trích từ giới truyền thông, lập pháp và đa số quan chức trong chính phủ. Luật sư Sidney Powell, cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, chiến lược gia trưởng một thời Steve Bannon, cố vấn thương mại Peter Navarro và Patrick Byrne – người sáng lập lập dị của trang Web bán lẻ Overstock – được cho là những người gần ông Trump nhất trong những ngày này. Họ, hoặc có mặt trong Phòng bầu dục hoặc gọi điện tham mưu cho ông Trump làm thế nào để lật ngược kết quả vào những ngày cuối cùng, đặc biệt là ngày 6/1/2021, thời điểm Thượng viện Mỹ kiểm phiếu của cử tri đoàn. Với tính cách khó đoán của mình, việc ông Trump sẽ làm gì trong những ngày sắp tới vẫn còn là ẩn số lớn.

CHÍNH QUYỀN CHUYỂN TIẾP BIDEN

Đối nội:

  • Trong khi các ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng cao ở Mỹ, Tổng thống đắc cử Joe Biden ngày 9/11 sẽ thông báo nhóm đặc trách gồm 13 thành viên để đối phó với đại dịch xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, theo Reuters. Ông sẽ tham khảo ý kiến với 13 thành viên lực lượng đặc nhiệm, đứng đầu là cựu Tổng Y sĩ Hoa Kỳ Vivek Murthy, Cựu Ủy viên Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm David Kessler và chuyên gia bình đẳng y tế Trường Đại học Yale Marcella Nunez-Smith.
  • Bác Sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị Ứng và Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia (NIAID) và từng chứng kiến nhiều cuộc chuyển giao quyền hành trong 36 năm làm việc, hôm 15/11, nói rằng “Dĩ nhiên là sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng tôi có thể khởi sự làm việc với họ,” khi trả lời câu hỏi trong chương trình “State of the Union” của CNN. Ông Fauci nói việc chuyển tiếp cũng giống như chạy tiếp sức: “Bạn không muốn ngừng lại rồi giao cho người khác. Bạn phải vừa chạy vừa giao gậy”.
  • Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ ban hành 4 sắc lệnh hành pháp trong ngày đầu tiên làm việc tại Nhà Trắng, đảo ngược các quyết định trước đây của ông Donald Trump về nhiều vấn đề. Thông tin này được chiến dịch tranh cử của ông Biden tiết lộ với Đài Fox News ngày 9/11. Các sắc lệnh hành pháp trên có nội dung sẽ gồm tái tham gia Hiệp định Paris về khí hậu, phục hồi chương trình “Deferred Action for Childhood Arrivals” (DACA, tạm dịch: “Hành động trì hoãn dành cho trẻ em vào Mỹ”, chương trình bảo vệ trẻ đến Mỹ bất hợp pháp), tái gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và hủy bỏ lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump nhắm vào nhiều nước Hồi giáo. Ron Klain được Biden cử làm chánh văn phòng Nhà Trắng tương lai sau 30 năm gắn bó với đảng Dân chủ và giành được lòng tin của Tổng thống đắc cử. Ronald A. Klain, 59 tuổi, từng là cố vấn cấp cao cho nhiều tổng thống, phó tổng thống, ứng viên và thượng nghị sĩ của đảng Dân Chủ. Việc Biden bổ nhiệm Klain như đánh dấu sự trở lại của cộng sự thân tín này, bởi ông từng là trợ lý hàng đầu của Biden khi còn là chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện cuối những năm 1980 và từng điều hành văn phòng của Biden khi ông lần đầu trở thành phó tổng thống. Tổng Thống Đắc Cử Joe Biden nhiều phần sẽ có một quyết định lịch sử khi lần đầu tiên chọn một phụ nữ vào nhiệm vụ lãnh đạo Ngũ Giác Đài, phá vỡ một trong những số ít rào cản còn sót lại đối với nữ giới tại Bộ Quốc Phòng cũng như trong nội các chính phủ Mỹ. Bà Michele Flournoy, một cựu giới chức cao cấp Ngũ Giác Đài, có lập trường chính trị ôn hòa, được nhiều người ở trong và ngoài chính phủ coi là ứng viên hàng đầu để nắm giữ chức vụ này. Hồi Tháng Ba, bà nói rằng “Bất kể ai là tổng thống nhiệm kỳ tới, ông Trump, ông Biden hay bất cứ ai khác, cũng đều phải giải quyết một trong các vấn đề hàng đầu là phá bỏ nhận xét nước Mỹ nay không còn là đồng minh đáng tin cậy.” Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden ngày 17/11 cũng đã chỉ định một số người thân thiết làm việc cùng ông trong chiến dịch tranh cử tổng thống vừa qua và một nghị sĩ Dân Chủ làm trợ lý cấp cao ở Nhà Trắng. Theo Reuters, bà Jen O’Malley Dillon, quản lý chiến dịch tranh cử tổng thống của ông, người phụ nữ đầu tiên dẫn dắt một cuộc tranh cử tổng thống của ứng viên đảng Dân Chủ đến chiến thắng được ông Biden bổ nhiệm vào vị trí Phó chánh văn phòng Nhà Trắng. Các cố vấn thân cận lâu năm của ông Biden là Mike Donilon và Steve Ricchetti sẽ vào Nhà Trắng với tư cách cố vấn cấp cao cho tổng thống. Dân biểu Cedric Richmond, người cũng là đồng chủ tịch quốc gia trong chiến dịch tranh cử của ông Biden, sẽ rời vị trí là nghị sĩ dân biểu Hạ viện của bang Louisiana để nhận vai trò cố vấn cấp cao và giám đốc Văn phòng quan hệ công chúng của Nhà Trắng.
  • Hôm 12/11, nhiều thượng nghị sĩ cao cấp Cộng Hòa ở Thượng Viện, hiện do đảng này kiểm soát, kêu gọi Tòa Bạch Ốc phải chia sẻ thông tin tình báo quốc gia cho ông Biden. Ngày 17/11/2020, ông Joe Biden và bà Kamala Harris đã nhận được báo cáo về tình hình an ninh của các cơ quan tình báo Mỹ, dù thông qua kênh không chính thức.
  • Trong ngày 13/11, Tổng thống đắc cử hoa kỳ Joe Biden đã giành được bang Georgia, BBC dự đoán, ứng cử viên đảng Dân Chủ đầu tiên làm được điều này kể từ năm 1992. Chiến thắng này củng cố chiến thắng của ông Biden, giúp ông có tổng cộng 306 phiếu bầu trong cử tri đoàn. tuy nhiên, thành công của cựu phó tổng thống ở các bang thuộc vành đai mặt trời này – lần đầu tiên một đảng viên Dân Chủ giành chiến thắng tại đây trong nhiều thập kỷ – cho thấy rằng đảng Dân Chủ có thể đang dọn đường cho các chiến thắng trong các cuộc tranh cử tổng thống trong tương lai. nếu vậy, nó sẽ khiến đảng Dân Chủ bớt phụ thuộc vào nhóm cử tri da trắng không có trình độ đại học ở các bang chiến trường phía Bắc – theo lời kêu gọi của Donald Trump, có thể đang có xu hướng nghiêng về đảng Cộng Hòa. Chính những cử tri ngoại ô có trình độ học vấn, cũng như các dân tộc thiểu số vốn có truyền thống theo đảng Dân Chủ, đã giao Georgia và Arizona cho ông Biden. Hôm 14/11, gần như toàn bộ cơ quan truyền thông Mỹ, ngoại trừ AP, công bố kết quả bầu cử tại hai tiểu bang cuối cùng. Theo đó, ông Joe Biden được tuyên bố chiến thắng tại bang Georgia, trong khi Tổng thống Trump thắng tại Bắc Carolina. Chung cuộc tính đến ngày 23/11, theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Trump có 232 phiếu đại cử tri, trong khi ông Biden giành được 306 phiếu, tương đương số phiếu của ông Trump trong cuộc bầu cử cách đây 4 năm. Ông Biden cũng lập kỷ lục mới khi nhận được hơn 80 triệu phiếu phổ thông, bỏ xa ông Trump 5.9 triệu phiếu. Cả hai ông đều phá vỡ kỷ lục của ông Barack Obama hồi năm 2008 (69.4 triệu phiếu).

Kết quả tính đến chiều ngày 14/11: Biden: 77,965,666 (50.8%) – Trump: 72,648,762 (47.4%)

  • Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden hôm 23/11 đã đề cử quan chức kỳ cựu, một số trong chính quyền Barack Obama vào các vị trí an ninh quốc gia hàng đầu, báo hiệu sự chuyển hướng rõ rệt ra khỏi chính sách “Nước Mỹ trên hết” của chính quyền Donald Trump. Sáu lựa chọn, bao gồm cả cựu Ngoại trưởng John Kerry, đánh dấu sự trở lại cách tiếp cận truyền thống hơn trong quan hệ của Mỹ với phần còn lại của thế giới và thể hiện lời hứa của ông Biden trong thời gian vận động là Nội các của ông phản ánh sự đa dạng của nước Mỹ. Ông Joe Biden cũng bác bỏ các nghi kỵ trước việc ông đề cử nhiều cựu quan chức thời Obama cho chính quyền mới: “Đây không phải là nhiệm kỳ 3 của Obama. Thế giới mà chúng ta đang thấy hôm nay hoàn toàn khác với những gì đã xảy ra dưới thời Obama – Biden”.
  • Ngày 29/11/2020, Tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden thông báo ban phụ trách truyền thông gồm toàn 7 phụ nữ, một sự kiện lịch sử. Theo AFP, trong số những nhân vật được bổ nhiệm, nổi bật nhất là Jen Psaki, 41 tuổi, sẽ là tùy viên báo chí của Nhà Trắng. Kate Bedingfield, phó giám đốc ban vận động tranh cử của Joe Biden, được bổ nhiệm làm giám đốc truyền thông Nhà Trắng. Tổng thống tân cử cho biết là rất hãnh diện trình làng “một đội ngũ truyền thông cao cấp của Nhà Trắng, lần đầu tiên gồm toàn phụ nữ”. Joe Biden cho biết “tất cả những phụ nữ này đều là những người chuyên nghiệp và kinh nghiệm” về thông tin, báo chí.
  • Ngày 30/11, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã bắt đầu nhận được báo cáo tình báo thường nhật. 
  • Một bước lùi mới đối với nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm lật ngược kết quả cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11: Bộ trưởng Tư pháp William Barr ngày 1/12 tuyên bố Bộ không phát hiện bằng chứng nào về gian lận sâu rộng có thể thay đổi kết quả cuộc bầu cử. Bình luận này hợp thức hóa những gì các giới chức bầu cử và các thống đốc trên toàn nước Mỹ đã nói trong nhiều tuần qua, trái ngược với những tuyên bố vô căn cứ của ông Trump là cuộc bầu cử bị gian lận có lợi cho cựu Phó Tổng thống Dân chủ Joe Biden. Ngoài ra, Tổng Thống đắc cử Joe Biden sẽ không thay giám đốc FBI, ông Christopher Wray, nếu ông này còn ở chức vụ khi ông Biden nhậm chức, theo nguồn tin của tờ New York Times hôm 2/12, dựa theo lời một giới chức thân cận với ông Biden. Ông Wray được Tổng Thống Trump bổ nhiệm năm 2017 để thay thế Giám Đốc James Comey, người bất ngờ bị ông Trump dùng Twitter loan báo cho nghỉ việc khi ông Comey đang đến thăm văn phòng FBI ở Los Angeles. Tuy nhiên, sau đó ông Wray cũng liên tiếp bị ông Trump chỉ trích, nhất là trong thời gian trước ngày bầu cử 3/11 vừa qua. Ông Wray đã từng nói với Quốc Hội Mỹ rằng ông không thấy có chứng cớ nào về “nỗ lực gian lận bầu cử có hệ thống trên toàn quốc,” ngược hẳn với các cáo giác được ông Trump liên tục đưa ra liên quan tới bỏ phiếu qua đường bưu điện. Nếu ông Biden không thay ông Wray thì điều này cũng là sự trở lại bình thường cho cơ quan FBI, vì các giám đốc cơ quan này được Thượng Viện chuẩn thuận và có nhiệm kỳ 10 năm, ít khi nào bị cho nghỉ việc giữa chừng. Việc Tổng Thống Trump giải nhiệm ông James Comey, người được Tổng Thống Barack Obama bổ nhiệm, đã làm chấn động Washington và đưa tới việc bổ nhiệm điều tra viên đặc biệt Robert Mueler, để điều tra cáo giác có sự thông đồng giữa ủy ban tranh cử của ông Trump và các giới chức Nga vào năm 2016.
  • Đương kim tổng thống và đội ngũ pháp lý vừa trải qua một ngày 4/12 đáng quên, khi sáu vụ kiện do nhóm của ông Trump đều bị bác bỏ ở các bang chiến trường Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Georgia và một tiểu bang ít được chú ý là Minnesota, theo Politico. Cùng trong ngày, Tổng thư ký bang California Alex Padilla hôm 4/12 xác nhận 55 phiếu đại cử tri của bang này thuộc về Joe Biden. Động thái này giúp tổng số phiếu đại cử tri trung thành với ứng viên đảng Dân chủ lên 279, vượt qua mốc 270 phiếu cần thiết để chính thức đắc cử tổng thống.
  • Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell, vừa chúc mừng Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng trước. Thượng nghị sĩ McConnell phát biểu sau khi cử tri đoàn chính thức xác nhận chiến thắng của ông Biden đánh bại ông Trump chiều ngày 13/12. Theo hãng tin Anh, ông McConnell và các quan chức cấp cao khác của đảng Cộng Hòa đã kêu gọi các đảng viên khác tại Thượng viện không cùng với các dân biểu Cộng Hòa tại Hạ viện phản đối kết quả bầu cử khi Quốc hội nhóm họp ngày 6/1 để chuẩn thuận kết quả của Đại cử tri đoàn. Thượng Nghị Sĩ John Thune (Cộng Hòa-South Dakota), nhân vật đứng hàng thứ nhì trong thành phần lãnh đạo Cộng Hòa ở Thượng Viện, nói rằng “có lúc người ta phải chấp nhận thực tế” và “một khi Đại Cử Tri Đoàn giải quyết xong vấn đề thì đó là lúc mọi người phải đi tới.” Thượng Nghị Sĩ Roy Blunt (Cộng Hòa-Missouri), chủ tịch ủy ban nhậm chức Thượng Viện, nói rằng ủy ban của ông nay sẽ làm việc với tổng thống đắc cử là ông Biden. Tổng thống Trump cũng vừa thông báo Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã xin từ chức và sẽ thôi việc trước Giáng sinh. Quyết định từ chức cùng lá đơn của Bộ trưởng Tư pháp Barr được Tổng thống Trump đăng trên Twitter sáng 15/12. Nhà lãnh đạo cho biết vừa có cuộc gặp với Bộ trưởng Barr tại Nhà Trắng và mối quan hệ giữa hai người rất tốt đẹp. Gần đây, Bộ trưởng Barr nói rằng Bộ Tư pháp chưa tìm thấy việc gian lận ở mức độ có thể gây ảnh hưởng tạo ra kết quả khác trong bầu cử. Trước ngày bầu cử 3/11, các vị như Mark Esper, bộ trưởng quốc phòng, William Barr, bộ trưởng tư pháp, Christopher Wray, giám đốc FBI, và bà Gina Haspel, giám đốc CIA đều được dự đoán bị tổng thống sa thải vì không tỏ cùng quan điểm trên nhiều hồ sơ chính sách và đặc biệt là những tố cáo gian lận vô căn cứ về việc bỏ phiếu bằng thư. Người đầu tiên trong số này bị sa thải sau ngày bầu cử là ông Mark Esper, bộ trưởng quốc phòng, thành viên nội các không đồng ý về quan điểm với tổng thống về việc dùng quân đội trấn áp người biểu tình và thay thế tên có liên quan đến phe miền Nam, trong cuộc nội chiến, tại một số căn cứ quân sự. Một viên chức cao cấp khác trong chính phủ bị sa thải sau ngày bầu cử là ông Christopher Krebs, cựu giám đốc an ninh giám sát bầu cử của Bộ Nội An, vì tuyên bố cuộc bầu cử năm 2020 là an toàn và an ninh nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, một quan điểm hoàn toàn trái ngược với Tổng Thống Trump.
  • Ngày 16/12, cựu Tổng Thống George W. Bush gởi ra thiệp Giáng Sinh với thông điệp chứa chan hy vọng tương lai giữa lúc Tổng Thống Donald Trump vẫn tiếp tục không nhìn nhận sự thật thất bại cuộc bầu cử 2020. Trong lời chúc mừng ông Biden, cựu Tổng Thống Bush tuyên bố: “Mặc dù có quan điểm chính sách khác biệt, tôi biết cựu phó tổng thống là một người tốt, ông đã thắng trong việc tìm cơ hội để lãnh đạo và hàn gắn đất nước”.
  • Việc TT Trump tung ra hàng loạt lệnh ân xá cho 49 đồng minh được coi là dấu hiệu cho thấy ông đã ngầm nhận thua trong cuộc bầu cử ngày 3/11, bởi các lệnh ân xá thường chỉ được sử dụng rộng rãi ngay trước thời điểm tổng thống Mỹ rời nhiệm sở. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy một Tổng thống đang phẫn nộ và nỗ lực trong tuyệt vọng để “khuấy đảo” chính trường Mỹ khi nhận thấy các cánh cửa của ông đang dần đóng lại.
  • Trong 4 năm nhiệm kỳ của ông Trump, đã có 15 quan chức cấp cao trong nội các trong đó có 6 Bộ trưởng lần lược từ chức hoặc bị sa thải vì nhiều lý do, phần lớn là bất đồng ý kiến với Tổng thống Mỹ.
  • Một quan chức bầu cử tiểu bang Georgia nói Tổng thống Donald Trump phải chịu trách nhiệm về bất kỳ bạo lực nào phát sinh từ cáo buộc gian lận bầu cử không có căn cứ mà ông đã gây ra. Trong một tuyên bố nảy lửa, Gabriel Sterling, một đảng viên Cộng Hòa, nói: “Tất cả đã đi quá xa! Tất cả đều phải dừng lại!”. Thống đốc Georgia Brian Kemp cũng đã lên án những thành phần quá khích dùng điện thoại dể hăm dọa gia đình ông cũng như các giới chức bầu cử.
  • Dân Biểu Mo Brooks (Cộng Hòa-Alabama) cùng một số dân biểu bảo thủ khác ở phía Cộng Hòa đã họp riêng hôm 21/12, với Tổng Thống Donald Trump và Phó Tổng Thống Mike Pence nhằm chuẩn bị có hành động gây rối loạn trong ngày Quốc Hội họp vào Tháng Giêng 2021 tới đây để kiểm phiếu đại cử tri, chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống vừa qua. Thượng Nghị Sĩ John Thune (Cộng Hòa-South Dakota), nhân vật đứng hàng thứ nhì phía Cộng Hòa tại Thượng Viện, nói rằng hành động của các dân biểu bảo thủ chỉ là điều vô ích, và kêu gọi các thượng nghị sĩ phía Cộng Hòa chớ tham dự vào nỗ lực này.
  • Một lãnh đạo cấp cao của công ty Dominion Voting Systems đâm đơn kiện Ban vận động tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump ra tòa ở Colorado lấy lý do lan truyền các thuyết âm mưu sai lệch liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 mà Tổng thống Donald Trump đã thua ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden, theo Reuters. Ông Eric Coomer, giám đốc chiến lược sản phẩm và bảo mật của công ty chuyên về công nghệ bỏ phiếu này đã kiện ban vận động tranh cử của ông Trump và các cộng sự cấp cao, bao gồm luật sư Sidney Powell và luật sư riêng của tổng thống, ông Rudy Giuliani, về tội phỉ báng và đòi bồi thường 1.3 tỷ USD, theo một tài liệu tòa án đề ngày 22/12 do Đài phát thanh Công cộng Colorado đưa tin. Đơn kiện trình lên Tòa án quận ở Denver cho biết các bị đơn, bao gồm cả các đài truyền thông thân ông Trump như One America News Network và Newsmax Media, đã đưa ra những khẳng định vô căn cứ rằng ông Coomer “là trung tâm của một âm mưu ở quy mô quốc gia để bầu Tổng thống Mỹ một cách gian lận”.
  • Sức hấp dẫn đặc biệt của Tổng thống Trump: Kêu gọi được 207.5 triệu USD tiền ủng hộ dù thất thế. Số tiền này bao gồm các khoản dành cho chiến dịch tranh cử của ông Trump, Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, hai ủy ban chung cũng như Save America, Ủy ban Hành động chính trị mới được thành lập của ông Trump.
  • Trước khi đi Florida nghỉ lể Giáng Sinh, TT Trump đã cản trở 2 dự luật: Dự luật Covid-19 mà TT Trump muốn tăng trợ cấp cho dân chúng từ 600 lên 2,000 USD. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã phủ quyết một dự luật chi tiêu quốc phòng trị giá 740 tỷ USD vừa được Quốc hội thông qua trong tháng này. Ông Trump phản đối các điều khoản về hạn chế rút quân khỏi Afghanistan và châu Âu, và phản đối việc đổi tên các căn cứ quân sự hiện được đặt theo tên các lãnh đạo Liên minh miền Nam thời nội chiến Mỹ. Ông Trump cũng muốn dự luật này hủy bỏ các biện pháp bảo vệ đối với các công ty truyền thông xã hội. TT Trump phàn nàn PTT Pence và một số TNS Cộng Hòa đã không quyết liệt hơn trong nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử.
  • Hôm 26/12, Tổng Thống đắc cử Joe Biden kêu gọi Tổng Thống Donald Trump ký dự luật $2,300 tỷ, gồm trợ giúp chống COVID-19 và ngân sách hoạt động cho chính phủ, theo NBC News. Ông Biden chỉ trích ông Trump giữ lại dự luật này đến phút chót cũng như để nhiều dịch vụ hệ trọng như trợ cấp thất nghiệp thêm của liên bang hết hạn. Chính phủ Mỹ chỉ còn tiền để hoạt động đến hết ngày 28/12. Nếu ông Trump không ký dự luật trước đó, chính phủ có thể phải đóng cửa, còn kế hoạch trợ giúp chống COVID-19 sẽ bị trì hoãn. Nếu ông Trump không ký dự luật trước đó, chính phủ có thể phải đóng cửa, còn kế hoạch trợ giúp chống COVID-19 sẽ bị trì hoãn. Hôm 27/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump nâng số tiền cứu trợ người dân từ 600 lên 2,000 USD mặc dù nó đã được lưỡng đảng ở Quốc hội thông qua. Ngày 28/12, Hạ viện đã đồng ý với đề nghị của TT Trump và chuyển lên Thượng viện. Ngày 29/12, Hạ viện phủ quyết dự luật Quốc phòng của TT Trump – Lãnh tụ đa số Thượng viện phủ quyết đề nghị tăng gói cứu trợ tăng lên 2,000 USD của TT Trump và Hạ viện. Chính phủ Mỹ sẽ bắt đầu gửi $600 tiền trợ giúp chống COVID-19 cho người dân vào tối 29/12, theo thông cáo báo chí từ Sở Thuế (IRS).
  • Ngày 28/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nói rằng các cơ quan chủ chốt đối với an ninh Mỹ đã phải hứng chịu “thiệt hại lớn lao” dưới tay chính quyền Trump. Ông Biden nói rằng đội ngũ của ông không nhận được thông tin cần thiết, kể cả từ Bộ Quốc phòng, vì cơ quan này đang chuyển giao quyền lực. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller nói rằng các quan chức đã “làm việc hết sức sự chuyên nghiệp để hỗ trợ các hoạt động chuyển giao quyền lực”.
  • Quốc Hội Mỹ ngày 1/1 đã cho Tổng thống Donald Trump một thất bại lớn trong những ngày cuối nhiệm kỳ, khi Thượng Viện, theo chân Hạ Viện ít ngày trước đó, bỏ phiếu vô hiệu hóa phủ quyết của ông về dự luật về chính sách Quốc Phòng trị giá $740.5 tỷ. Đây là lần đầu tiên Quốc Hội vượt qua phủ quyết của Tổng Thống Trump. Bản tin của Bloomberg nói rằng tỷ số phiếu là 81 thuận và 13 chống, dễ dàng vượt quá mức 2/3 cần thiết để vô hiệu hóa phủ quyết, với sự hậu thuẫn của cả hai phía Cộng Hòa và Dân Chủ, như từng thấy xảy ra ở Hạ Viện trước đó. Dự luật ngân sách hàng năm này nay trở thành luật.
  • Ngày 5/1, PTT Pence nói với TT Trump “tôi không có quyền chặn chiến thắng của ông Joe Biden.
  • Ngày 6/1, với tổng cộng 99% số phiếu đếm được, ứng cử viên đảng Dân chủ Raphael Warnock và Jon Ossoff được dự đoán sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua vào Thượng viện ở Georgia, đưa đảng Dân Chủ nắm toàn quyền kiểm soát Hành và Lập pháp Hoa Kỳ.
  • Mặc dù có sự chống đối của Tổng Thống Donald Trump và những người ủng hộ ông, trong đó có cả ngàn người ập vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ hôm 6/1, làm gián đoạn cuộc họp, và làm bốn người thiệt mạng, cuối cùng, vào sáng sớm ngày Thứ Năm, Phó Tổng Thống Mike Pence, cũng là chủ tịch Thượng Viện, tuyên bố ông Joe Biden và bà Kamara Harris là tổng thống và phó tổng thống Hoa Kỳ, và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 tới đây. Trưa ngày 6/1, các ủng hộ viên của ông Trump xông vào toà nhà Quốc hội, đụng độ bạo động với lực lượng thực thi luật pháp trong lúc các nghị sĩ Quốc hội họp để chính thức hóa chiến thắng của Tổng thống tân cử Joe Biden. Các lực lượng an ninh tăng viện đã giải tỏa tòa nhà Quốc hội chiều ngày 6/1. Đô trưởng Washington DC tuyên bố giới nghiêm từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng. Hai viện tái họp lúc 8:00 tối. Đầu tiên, Dân Biểu Paul Gasor (Cộng Hòa-Arizona) và Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz (Cộng Hòa-Texas) phản đối kết quả bầu cử của tiểu bang Arizona. Dân Biểu Rep. Scott Perry (Cộng Hòa-Pennsylvania) và Thượng Nghị Sĩ Josh Hawley (Cộng Hòa-Missouri) cũng phản đối kết quả bầu cử của tiểu bang Pennsylvania. Các dân Biểu Jody Hice (Cộng Hòa-Georgia), Marjorie Taylor Greene (Cộng Hòa-Georgia), Mo Brooks (Cộng Hòa-Alabama), Scott Perry (Cộng Hòa-Pennsylvania) phản đối kết quả bầu cử của tiểu bang Georgia, Alabama, Michigan, nhưng không có thượng nghị sĩ nào phản đối theo. Trước đó, Thượng Nghị Sĩ Kelly Loeffler (Cộng Hòa-Georgia) có ngỏ ý sẽ phản đối, nhưng sau đó rút lui vì các cuộc bạo động xảy ra ở Quốc Hội. Cuộc họp kết thúc lúc 3 giờ 45 phút sáng ngày 7/1 sau khi Phó Tổng Thống Mike Pence tuyên bố ông Joe Biden, thuộc tiểu bang Delaware, được bầu làm tổng thống, và bà Kamala Harris, thuộc tiểu bang California, được bầu làm phó tổng thống.

Đối ngoại: Đứng hàng đầu trong chương trình nghị sự của Tổng thống Biden sẽ là tái gia nhập các tổ chức, liên minh và hiệp ước mà ông Trump đã tìm cách làm suy yếu hoặc giải thể trong bốn năm qua. “Nước Mỹ đã trở lại”, ông nói, và “sẵn sàng dẫn đầu thế giới, chứ không lùi khỏi nó”.

  • Chính sách với Trung Quốc có lẽ nằm trong những vấn đề quan trọng nhất của chính quyền ông Biden về khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhiều chuyên gia nhận định lập trường của Biden với quốc gia châu Á này sẽ tương đồng với Trump nhiều hơn với cựu tổng thống Barack Obama. Chiến dịch của Biden cũng từng nói rằng khi trở thành tổng thống, ông sẽ dẫn dắt Mỹ “chiến thắng” trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Scott Kennedy, cố vấn cấp cao, đồng thời là người phụ trách về Kinh doanh và Kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết ông mong đợi “chính sách kết hợp giữa hợp tác và gây áp lực” nhưng sẽ có sự phối hợp nhiều hơn với các chính phủ khác dưới thời Biden. Ông Trump phản đối và không tin tưởng vào các tổ chức đa phương, ông ấy cũng không đối xử với đồng minh của Mỹ với sự tôn trọng mà họ xứng đáng được có, vì vậy, nhiệm kỳ tổng thống của Biden sẽ tốt hơn cho giới lãnh đạo Hoa Kỳ và quốc tế cũng như khả năng xây dựng mạng lưới liên minh để đạt được chính sách kiềm chế sự hiếu chiến của Trung Quốc.
  • Về quan hệ với Nga, Biden sẽ cứng rắn nhưng cũng nói chuyện dễ dàng với Nga hơn là với Trung Quốc. Ông không muốn đề cập đến những âm mưu hoặc phối hợp với nước Nga trong cuộc tranh cử.
  • Trong những cuộc điện đàm đầu tiên với ông Joe Biden từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, lãnh đạo các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc hôm 11/11 tái khẳng định kế hoạch thiết lập quan hệ thân thiết với Tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden để đối phó với các vấn đề kể cả biến đổi khí hậu và an ninh khu vực.
  • Trong cuộc gọi ngày 12/11, Đức Giáo hoàng Francis đã chúc mừng và ban phúc lành cho ông Biden. Nếu chính thức bước vào Nhà Trắng, ông Biden sẽ là tổng thống thứ hai trong lịch sử Mỹ theo Công Giáo.
  • Văn phòng Thủ tướng Israel thông báo Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã có “cuộc trò chuyện nồng ấm” với Tổng thống đắc cử Mỹ do truyền thông phương Tây xác nhận Joe Biden vào ngày 17/11.
  • Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 18/11 đã điện đàm cùng tổng thống đắc cử Joe Biden (do truyền thông công nhận) để chúc mừng chiến thắng của ông Biden trong cuộc bầu cử 2020 và tuyên bố điều này cho thấy sức mạnh của nền dân chủ Mỹ.
  • Giới lãnh đạo Việt Nam gửi điện chúc mừng ông Joe Biden và bà Kamala Harris thắng cử và mời họ sang thăm Việt Nam. Truyền thông nhà nước đưa tin điện chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc được gửi vào ngày 30/11/2020.
  • Sau xác nhận ngày 3/12 về chiến thắng của ông Biden, ba nhà lãnh đạo thế giới trước đây không gửi lời chúc mừng tổng thống đắc cử đã làm như vậy vào thứ Ba. Ba người này gồm Vladimir Putin của Nga, Jair Bolsonaro của Brazil và Andrés Manuel López Obrador của Mexico.
  • Reuters dẫn các nguồn tin cho biết, một nhóm tin tặc, được sự hậu thuẫn của chính phủ nước ngoài, đã truy cập được vào hệ thống của Bộ Tài chính Mỹ và Cục Quản lý Thông tin và Viễn thông Quốc gia và lấy cắp dữ liệu từ đây. Quy mô của vụ hack nghiêm trọng đến mức vào ngày 18/12, theo một nguồn tin, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã phải họp. Như tờ Washington Post dẫn các nguồn tin báo cáo, các tin tặc Nga đã bị buộc tội liên quan đến vụ hack, tin không cung cấp bằng chứng nào. Đại sứ quán Nga tại Mỹ gọi những cáo buộc của giới truyền thông Mỹ chống lại Liên bang Nga là vô căn cứ. Tổng thống Donald Trump vẫn chưa lên tiếng. Ông Trump lâu nay vẫn thận trọng với việc quy trách nhiệm cho Moscow về các cuộc tấn công trên mạng. Việc thiếu vắng một tuyên bố nhằm buộc Nga phải chịu trách nhiệm làm người ta hoài nghi rằng sẽ có sự đáp trả nhanh chóng. Điều này cũng gợi ý rằng bất kỳ hành động trả đũa nào – có thể là các biện pháp trừng phạt, cáo buộc hình sự hay hành động trên mạng – sẽ được gác lại để cho chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden xử lý. Bình luận về sự việc trên, Thượng nghị sĩ Romney nói vụ tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ Mỹ đã tạo ra những “tác hại phi thường” nhưng Tổng thống Donald Trump luôn có một điểm mù (blind spot) khi nhắc tới Nga.

NHỮNG VỤ KIỆN TỤNG HẬU BẦU CỬ

Sáng 4/11, Tổng thống Donald Trump cho biết chiến dịch của mình đã sẵn sàng để ăn mừng. “Chúng ta không chỉ thắng ở Florida, mà là thắng đậm”. Ông nói kết quả kiểm phiếu cho tới nay là tuyệt vời. Ông Trump cũng không quên cáo buộc phe Dân Chủ cố gắng cướp bầu cử nhưng ông không để điều đó xảy ra. Ông cho biết sẽ kiện ra Tòa án tối cao nếu việc kiểm phiếu kéo dài và yêu cầu ngừng kiểm phiếu. Trong buổi họp báo ngắn ngủi tại tòa Bạch Ốc chiều Thứ Năm, 5/11/2020, Tổng thống Trump đã nêu ra 4 vấn đề:

  1. Ông bị lường gạt nhưng không đưa ra bằng chứng nào.
  2. Các thăm dò ý kiến của truyền thông đã ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.
  3. Các phiếu bầu bằng bưu điện không hợp lệ.
  4. Ông sẽ kiện lên Tối cao Pháp viện.
  • Các phóng viên tại Nhà Trắng mô tả bên trong tòa nhà quyền lực nhất nước Mỹ suốt 1 tiếng sau tin thắng cử của ông Joe Biden chỉ có sự im lặng, không một phản ứng gì. Ông Trump vào thời điểm đó không còn ở tại Nhà Trắng. Đoàn xe của Mật vụ Mỹ đã đưa ông đến câu lạc bộ golf tại Sterling, bang Virginia, khoảng gần 11 giờ ngày 7/11. Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump và ông Jared Kushner, cố vấn và con rể khuyên Tổng thống đến lúc chấp nhận thua cuộc, CNN dẫn một nguồn tin thân cận cho biết vào sáng Chủ Nhật 8/11.
  • Ngày 7/11, Uỷ ban tranh cử của Tổng thống Trump bắt đầu chiến dịch khởi kiện. Cho đến ngày 18/11 đã có 21 vụ kiện nhất là tại các tiểu bang chiến địa như Wisconsin, Pennsylvania, Michigan, Georgia, Arizona v.v… Nội dung các cáo buộc chỉ tập trung vào các sai phạm nhỏ nhặt luôn luôn xảy ra đối với bất kỳ cuộc bầu cử nào.
  • Ngoại Trưởng Pompeo, hôm 10/11, trong một cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc, đã bác bỏ các câu hỏi của giới truyền thông về việc chuẩn bị chuyển giao điều hành đường lối ngoại giao sang cho phía ông Biden, theo đúng bài bản của chính phủ Tổng Thống Trump lúc đó là không chấp nhận kết quả bầu cử vừa qua. Khi đó, được hỏi phải chăng là Bộ Ngoại Giao đang có hành động cản trở sự chuyển tiếp suôn sẻ sang chính phủ Biden, ông Pompeo cười trả lời rằng: “Sẽ có chuyển tiếp suôn sẻ sang nhiệm kỳ nhì của chính phủ Trump”.
  • Ngày 14/11, Trump đã chỉ định luật sư riêng của mình Rudy Giuliani để lãnh đạo các thách thức pháp lý của chiến dịch Trump đối với kết quả bầu cử năm 2020. Trong cuộc họp báo kéo dài 1 giờ 45 phút hôm 19/11 tại trụ sở Ủy ban Quốc gia đảng Cộng Hòa ở thủ đô Washington, luật sư Rudy Giuliani, căng thẳng tới mức “toát mồ hôi hột” và chảy thuốc nhuộm tóc khi cáo buộc gian lận bầu cử trong họp báo. Luật sư Giuliani không ngừng tung ra những cáo buộc về một “âm mưu có hệ thống” của hàng chục quan chức đảng Dân Chủ nhằm thao túng máy bỏ phiếu, gây bất lợi cho Tổng thống Donald Trump. “Những điều tôi đang nói với các bạn là một vụ gian lận quy mô lớn. Nó không hề nhỏ chút nào”, Giuliani nói. Tuy nhiên, ông không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh cáo buộc này, ngoài một số bản khai của những người cho rằng họ đã chứng kiến hành vi đáng ngờ của các quan chức bầu cử. Ông Rudy Giuliani, luật sư đại diện Trump trong vụ kiện ở bang Pennsylvania, thể hiện sự thiếu chuẩn bị và cả kiến thức cơ bản khi tranh luận trước tòa.
  • Trong lúc cuộc chiến của Trump liên tục đuối lý, nhóm luật sư của Trump dường như lại mâu thuẫn nội bộ và quay sang chỉ trích nhau. Giuliani và luật sư Jenna Ellis hôm 22/11 ra tuyên bố chung chỉ trích đồng sự Sidney Powell, cho rằng bà này “đang làm công việc luật pháp một mình”. Nữ luật Sư Sidney Powell bị luật Sư Rudy Giuliani tuyên bố khai trừ khỏi nhóm pháp lý đại diện cho Tổng Thống Donald Trump trong vụ kiện kết quả bầu cử, đài CBS News loan tin ngày Chủ Nhật, 22/11. Chỉ trước đó 1 tuần, Tổng Thống Trump vẫn còn xác nhận bà Powell là thành viên của nhóm pháp lý bao gồm những luật sư tuyệt vời: “Tôi chờ đợi mũi tấn công pháp lý của Thị Trưởng Giuliani để bảo vệ quyền được tự do và bầu cử công bằng. Rudy Giuliani, Joseph diGenova, Victoria Toensing, Sidney Powell, và Jenna Ellis, một đội ngũ thực sự giỏi, những luật sư và người đại diện tuyệt vời”. Một số nhân viên thân cận của Trump đã bày tỏ lo ngại rằng Giuliani đang tiến hành một loạt vụ kiện kết quả bầu cử ở nhiều bang như một cách để “moi tiền” của Trump. Họ cũng nói với TT Trump rằng Giuliani và phần còn lại của đội pháp lý của anh ta đang làm cho TT trông giống như một thằng ngốc (Nguyên văn tiếng Anh: Trump’s inner circle is telling him that Giuliani and the rest of his legal team are making him look like an idiot).
Vệt thuốc nhuộm chảy xuống má Giuliani trong cuộc họp báo tại trụ sở Ủy ban Quốc gia đảng Cộng Hòa ở thủ đô Washington hôm 19/11. Ảnh: AP.
  • Hôm 19/11, trang Business Insider cho biết ê kíp Tổng thống Trump đã rút lại hoặc thua 15 vụ kiện liên quan tới kết quả bầu cử năm 2020, trong khi 6 trường hợp đang chờ giải quyết. Các vụ kiện tập trung vào những bang chiến trường bao gồm Arizona, Georgia, Michigan, Nevada và Pennsylvania. Đơn kiện được gửi lên các tòa án cấp bang và liên bang, nơi ứng viên đảng Dân Chủ Joe Biden thắng hoặc được dự đoán ​​sẽ thắng. Ban đầu, ê kíp Tổng thống Trump giành chiến thắng duy nhất sau khi một thẩm phán ở bang Pennsylvania ra phán quyết vào ngày 12/11 rằng cử tri phải xác nhận danh tính của họ với ủy ban bầu cử địa phương trước ngày 9/11 thay vì ngày 12/11. Quyết định này mở ra cánh cửa loại phiếu bầu của những người không xác minh danh tính kịp thời. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao bang Pennsylvania sau đó lật ngược phán quyết.
  • 16 công tố viên liên bang kêu gọi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ hủy lệnh điều tra cáo buộc gian lận bầu cử do yêu cầu này “phi thực tế”. “Lệnh điều tra được xây dựng và công bố mà không tham khảo các chuyên gia phi đảng phái trong lĩnh vực này tại Bộ Tư pháp. Bản ghi nhớ cuối cùng đã đẩy các công tố viên chuyên nghiệp vào vấn đề chính trị đảng phái”, bức thư do nhóm 16 công tố viên gửi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr hôm 13/11 được CNN thu thập có đoạn viết: “Bộ trưởng Barr hôm 9/11 gửi bản ghi nhớ cho các công tố viên liên bang, đề nghị điều tra “những cáo buộc cụ thể” về tình trạng gian lận trong cuộc bầu cử năm nay. Yêu cầu này đi ngược với chính sách của Bộ Tư pháp Mỹ, bởi cơ quan này quy định “không tiến hành các cuộc điều tra công khai, cho đến khi xác nhận kết quả bầu cử bị ảnh hưởng bởi gian lận”.
  • Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm 16/11, ông Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump hứa sẽ “chuyển giao rất chuyên nghiệp” sang chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden, ngay cả khi ông Trump tiếp tục tuyên bố rằng ông đã thắng cuộc bầu cử tháng 11, theo AP.
  • Tổng thống Trump ngày 17/11 cho biết ông đã “chấm dứt” vị trí của Giám đốc Cơ quan An ninh mạng (CISA) Chris Krebs vì nhận xét “rất không chính xác” của ông này về tính chính xác của phiếu bầu. Ông được cho là đã gây ra sự không hài lòng của Nhà Trắng về một trang web CISA có tên là Kiểm soát Tin đồn, trang này đã vạch trần những thông tin sai lệch về bầu cử, phần lớn trong số đó được chính tổng thống khuếch đại. Trước đó 1 tuần, Tổng thống Donald Trump đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, ông thông báo trên Twitter rằng quan chức hàng đầu của Mỹ đã bị “loại bỏ”.Vào tháng 6, ông Esper, một cựu sĩ quan quân đội, nói rằng việc sử dụng các lực lượng thường trực là không cần thiết, trong những nhận xét được cho là khiến Nhà Trắng phật lòng.
  • Tối ngày 20/11, Tổng thống Donald Trump phải đối mặt với một bước lùi mới trong nỗ lực lật ngược thất bại trong cuộc bầu cử khi các nhà lập pháp Michigan cho biết họ sẽ không tìm cách hủy bỏ chiến thắng được dự đoán của Joe Biden tại bang này. Ông Trump cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc mời các nhà lập pháp từ Pennsylvania, một bang chiến trường khác mà ông Biden giành được. Nhưng hiện không có cuộc họp nào như vậy được liệt kê trong lịch trình công khai của ông Trump vào cuối tuần này và các quận ở bang Rust Belt, cùng với Michigan, sẽ chứng nhận tổng số phiếu bầu của họ vào thứ Hai. Nhiều khả năng nhóm của tổng thống sẽ không thể lật ngược kết quả tại Michigan và Pennsylvania. Ngay cả khi họ làm được như vậy, ông Trump vẫn cần phải lật ngược kết quả ở một bang khác để có thể hạ gục ông Biden tại Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ và đưa ra bất kỳ tuyên bố chiến thắng nào. Lãnh đạo Đa số Thượng viện Michigan Mike Shirkey và Chủ tịch Hạ viện Lee Chatfield xác nhận khả năng nói trên khó xảy sau khi gặp tổng thống tại Nhà Trắng vào tối 20/11. Một chánh án ở Arizona hôm 20/11 bác đơn kiện từ hai cử tri, vốn cáo buộc có sự sai lầm trong việc kiểm soát phiếu bầu. Đây là đơn kiện cuối cùng về cuộc bầu cử tổng thống 2020, trong đó cử tri tiểu bang này bỏ phiếu giúp cho một ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ chiến thắng, lần đầu tiên từ hơn 20 năm qua.
  • Ngày 20/11, chiến thắng của tổng thống đắc cử Joe Biden ở Georgia được xác nhận qua cuộc kiểm phiếu lại. Theo USA Today, nhóm của ông Trump dự kiến ​​yêu cầu tiến hành cuộc kiểm phiếu lại lần thứ 3, điều này được cho phép vì chênh lệch số phiếu bầu giữa hai ứng viên thấp hơn 0.5%. Việc kiểm phiếu lần 3 này, nếu diễn ra, sẽ được tiến hành bằng cách quét lại tất cả các lá phiếu.
  • Thẩm phán liên bang Matthew Brann hôm 21/11 đã bác một vụ kiện Reuters nói là quan trọng đối với Tổng thống Trump nhằm lật ngược kết quả bầu cử ngày 3/11 ở Pennsylvania mà theo dự đoán, chiến thắng cuộc về ông Joe Biden. Thẩm phán Matthew Brann được Reuters dẫn lời nói rằng vụ kiện có “các lập luận pháp lý không có cơ sở và các cáo buộc mang tính phán đoán”.
  • Một người được bổ nhiệm ít người biết đến của Tổng thống Trump đang từ chối ký một lá thư cho phép nhóm chuyển quyền cho Tổng thống đắc cử Joe Biden chính thức làm việc trong tuần này, một báo cáo mới  tiết lộ. Văn phòng Dịch vụ Tổng quát (GSA) được giao nhiệm vụ công bố kết luận chính thức về việc ứng viên thắng cử bằng cách ký các thủ tục giấy tờ cho phép bắt đầu quá trình chuyển đổi. Cơ quan này cung cấp gần 10 triệu USD để tài trợ cho quá trình chuyển quyền, cung cấp cho nhóm các email chính phủ và không gian văn phòng tại mọi cơ quan và cho phép tiếp cận với các viên chức cấp cao trong toàn bộ chính quyền. Bà giám đốc GSA Emily Murphy từ chối ký vào bức thư tuyên bố ông Biden là “người chiến thắng “, theo The Washington Post. Với việc Tổng thống Donald Trump đưa ra các thuyết âm mưu vô căn cứ  để bảo vệ việc ông từ chối nhượng bộ cuộc bầu cử, chính quyền được cho là “không có kế hoạch ngay lập tức” để đặt bút lên giấy. Phát ngôn nhân của GSA Pamela Pennington nói với The Washington Post: “Chưa có xác minh nào được đưa ra và Giám đốc GSA sẽ tiếp tục tuân thủ và thực hiện tất cả các yêu cầu theo luật”. Chiều ngày 23/11, văn phòng này thông báo cho tổng thống tân cử Joe Biden, rằng chính quyền Tổng thống Trump đã sẵn sàng để bắt đầu tiến trình chuyển giao quyền lực chính thức, theo tin của truyền thông, trong đó có CNN và Fox News. Thông tin trên được loan báo dựa trên bức thư của bà Emily Murphy, người đứng đầu GSA, gởi ra hôm thứ Hai, 23 tháng 11.
  • Ngày 9/12, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã không do dự từ chối xem xét những khiếu kiện của ông Donald Trump đòi hủy bỏ kết quả bầu cử ở bang Pennsylvania, nơi mà kết quả thắng thua đã được chứng nhận. Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve tường trình: “Phán quyết có vỏn vẹn một câu ngắn gọn: Yêu cầu trình Tòa đã bị bác”. Không cần nêu lý do, cơ quan tư pháp tối cao của Hoa Kỳ đã thẳng thừng từ chối thụ lý đơn yêu cầu hủy bỏ chứng nhận kết quả bầu cử ở bang Pennsylvania. Không có một bất đồng nào giữa 9 vị thẩm phán, Tối Cao Pháp Viện đã ra phản quyết cuối cùng chấm dứt nỗ lực khiếu kiện của Donald Trump để hủy bỏ hơn 2 triệu lá phiếu của cử tri bầu qua bưu điện tại bang quan trọng này. Đây là một thất bại nữa của tổng thống mãn nhiệm và cũng là thảm bại mang ý nghĩa quyết định đối với phe Donald Trump.
  • Theo trang tin ABC News, hôm 10/12/2020, đáp lại đơn kiện của chưởng lý bang Texas lên Tối cao Pháp Viện, đòi hủy kết quả bầu cử tại các bang Pennsylvania, Wisconsin, Greorgia và Michigan, chưởng lý bang Pennsylvania, Josh Shapiro, đã nộp khiếu nại lên Tối cao Pháp viện. Trong đơn, ông Shapiro viết: “Lật ngược kết quả bầu cử tại Pennsylvania là trái với mọi biện pháp công bằng…, là từ chối quyền bầu cử cơ bản của hàng triệu công dân Pennsylvania » và« Hiến pháp không ủng hộ bang Texas ấn định cách thức tổ chức bầu cử, hành động của bang Texas chỉ có thể coi là sự lạm dụng thủ tục tư pháp mang tính phiến loạn”. Chưởng lý của các bang Michigan, Wisconsin hay Georgia cũng đã gửi khiếu nại lên Tối cao Pháp viện, với nội dung phản bác đơn kiện của Texas, coi đó là hành động can thiệp vào tiến trình bầu cử của bang khác, bằng những lý lẽ không có cơ sở. Một liên minh 23 bang thuộc đảng Dân Chủ đã gửi đơn phản bác khiếu nại của Texas.  Bên cạnh đó, chưởng lý thuộc đảng Cộng Hòa của các bang Ohio, Dave Yost, nhấn mạnh: “Texas đang gây nguy hại cho nền tảng của hệ thống chính quyền liên bang, theo đó, mỗi bang có toàn quyền tự quyết và điều hành lãnh đạo ở địa phương của mình”. “Đơn kiện của Texas bị bác vì thiếu căn cứ pháp lý theo Điều III Hiến Pháp”, TCPV ra phán quyết nhấn mạnh hôm 11/12. “Texas cho thấy họ không hiểu biết cách thức tiểu bang khác tổ chức bầu cử”. Phán quyết hôm 11/12 là lần thứ hai trong tuần này TCPV bác yêu cầu của phía Cộng Hòa đòi tòa can thiệp kết quả bầu cử tổng thống 2020.
  • Ngày 17/12, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro đột nhiên vào cuộc, công bố một báo cáo dài 36 trang, nêu ra những điểm bất thường trong cuộc bỏ phiếu với số lượng đủ để xoay chuyển kết quả cuộc bầu cử. Bản báo cáo dài 36 trang của ông Peter Navarro, Giám đốc Văn phòng Chính sách thương mại và sản xuất và là cố vấn thương mại Nhà Trắng, đã đánh giá tính công bằng và toàn vẹn của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 bằng cách xem xét 6 khía cạnh bất thường trong bỏ phiếu tại 6 bang chiến địa. Ông Navarro đưa ra kết luận rằng, các điểm bất thường về bầu cử ở 6 bang chiến địa có đặc điểm nhất quán đến mức cho thấy có một chiến lược phối hợp nhằm thao túng cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho ông Biden và bà Harris. Sáu bang chiến địa được đề cập bao gồm Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin. Những điểm bất thường ông Navarro chỉ ra trong bản báo cáo gồm: gian lận cử tri, xử lý sai phiếu bầu, các lỗi quy trình bầu cử, vi phạm điều khoản bảo vệ bình đẳng, bất thường về máy bỏ phiếu và bất thường đáng kể về thống kê phiếu bầu.
  • Hôm 18/12, Tổng thống Donald Trump lại muốn bổ nhiệm bà Luật Sư Sydney Powell làm điều tra viên đặc biệt về vụ bầu cử. Tuy nhiên, ông Mark Meadows, chánh văn phòng và ông Pat Cipollone, luật sư Tòa Bạch Ốc, phản đối. Một giới chức biết về cuộc họp trong Phòng Bầu Dục kể trên cho hay trong những người thân cận tham dự có cả ông Rudy Giuliani, luật sư riêng, và cựu Tướng Michael Flynn, người được ông Trump ân xá về tội khai dối nhân viên điều tra liên bang trong vụ Nga can thiệp bầu cử. Trong thời gian vừa qua, bà Powell khá nổi đình đám khi xuất hiện cùng ông Giuliani và các người ủng hộ các vụ kiện kết quả bầu cử. Tuy nhiên, ngày 22/11, bà bị Luật Sư Rudy Giuliani tuyên bố khai trừ khỏi nhóm pháp lý đại diện cho Tổng Thống Donald Trump trong vụ kiện kết quả bầu cử. Tin trên là một sự ngỡ ngàng cho những người ủng hộ Tổng Thống Donald Trump giữa lúc như được tiếp thêm sức lực khi bà Powell xuất hiện trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm với ông Giuliani tố cáo không bằng chứng rằng “cố lãnh đạo Venezuela, ông Hugo Chavez, và nhiều người khác gài đặt máy và phần mềm Dominion phá hoại bầu cử Hoa Kỳ”. Sau đó, bà lại xuất hiện trên đài truyền hình Newsmax TV đưa ra tuyên bố tiểu bang Georgie là tiểu bang đầu tiên bà sẽ vạch mặt gian lận bầu cử nhưng lại không đưa ra bằng chứng nào. Chưa hết bà còn tố cáo ông Brian Kemp, thống đốc Georgia, một người Cộng Hòa, có âm mưu chống lại Tổng Thống Trump, và cũng không có bằng chứng nào được đưa ra. Ông Tucker Carlson, người dẫn chương trình trên đài Fox News, còn phải lên tiếng chỉ trích bà Powell nói không có bằng chứng.
  • Tổng Thống Donald Trump hôm 20/12, gọi cựu cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Bolton là “một trong những kẻ ngu nhất ở Washington,” sau khi người cựu đồng minh thân cận này chỉ trích tổng thống về một bản tin do tờ New York Times loan tải, trong đó ông Trump tính đến việc ban hành thiết quân luật, để thay đổi kết quả bầu cử tổng thống. Theo bản tin của Business Insider thì trong tweet gửi ra lúc sáng sớm Chủ Nhật, ông Trump chối không tính tới việc ban hành thiết quân luật, theo như đề nghị của cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn. 
  • Dân Biểu Louie Gohmert (Cộng Hòa-Texas) thực hiện nỗ lực pháp lý mới nhất nhằm lật ngược chiến thắng cho Tổng Thống Donald Trump, bằng cách kiện Phó Tổng Thống Mike Pence. Cùng đâm đơn kiện vào ngày 27/12, với ông Gohmert là một số người từng được đảng Cộng Hòa Arizona chọn làm đại cử tri trong trường hợp ông Trump thắng ở tiểu bang này, theo đài CNBC. Hành động này đặt PTT Pence vào tình thế phải công khai chọn phe: không ủng hộ Trump và các đồng minh hay ủng hộ họ và tỏ rõ ý định lật ngược kết quả. Pence cũng tỏ ra rất thận trọng và không tỏ dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ hành xử ra sao trong phiên họp lưỡng viện quốc hội ngày 6/1/2021. Chánh Án Jeremy Kernodle, tòa liên bang địa hạt miền Đông Texas, cũng đã bác đơn kiện của ông Gohmert.
  • TNS Cộng Hòa Josh Hawley của Missouri ngày 30/12 nói rằng ông sẽ là thượng nghị sĩ đầu tiên phản đối khi Quốc hội chứng nhận chiến thắng bầu cử của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden vào tuần tới dù rằng thiếu bằng chứng về chuyện gian lận trên diện rộng. Một nhóm đảng viên Cộng Hòa ở Hạ viện, các dân biểu, cũng đang lên kế hoạch không thừa nhận kết quả bầu cử. Ông Hawley không nêu cụ thể bất kỳ gian lận bầu cử nào có thể làm thay đổi kết quả cuối cùng. Để lá phiếu đại cử tri của một bang bị bác bỏ, đại đa số trong cả hai viện phải ủng hộ việc ​​phản đối. Kịch bản này được xem là gần như không thể xảy ra vì đảng Dân Chủ chiếm đa số trong Hạ viện và một số đảng viên Cộng Hòa tại Thượng viện đã nói rằng họ sẽ không tranh chấp về kết quả.
  • Ngày 31/12, PTT Pence đã bác bỏ một vụ kiện của GOP nhằm mở rộng thẩm quyền của phó tổng thống trong Quốc hội để lật ngược kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, giáng một đòn mạnh vào nhóm các nhà lập pháp đảng Cộng Hòa ngày càng tăng, những người có kế hoạch phản đối trong cuộc kiểm phiếu chính thức vào tuần tới. Đơn của PTT đã phản ứng lại một vụ kiện từ nghị sĩ Louie Gohmert của Texas và các đảng viên đảng Cộng Hòa Arizona nhằm cố gắng bỏ phiếu đại cử tri đoàn trong phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1, với sự chủ trì của phó tổng thống, để chính thức chứng nhận chiến thắng của Joe Biden.
  • Ông Lin Wood, luật sư ủng hộ Tổng Thống Donald Trump, người đâm đơn trong vài vụ kiện hoàn toàn thất bại khi đòi lật ngược kết quả bầu cử, tiếp tục làm dậy sóng mạng xã hội khi mạt sát và đòi “xử bắn” Phó Tổng Thống Mike Pence. Đó là nội dung một tin nhắn ông Wood đưa ra ngày 1/1/2021, theo tuần báo Newsweek. Ông ta còn cáo buộc đảng Cộng Hòa và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) là thủ phạm chính trong vụ “gian lận bầu cử” nhằm thực hiện mục đích của chủ nghĩa Cộng Sản tại Mỹ cùng với các thành phần ưu tú như tỷ phú Bill Gates và George Soros. Ông Wood còn đòi bỏ tù Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện John Roberts, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell (trưởng khối đa số Cộng Hòa tại Thượng Viện).
  • Hôm 2/1/2021, ông Bolton chia sẻ trên Twitter bài báo của CNN nói về việc Tổng Thống Trump công kích Thượng Nghị Sĩ John Thune (Cộng Hòa – South Dakota), nhân vật cao cấp thứ nhì của đảng Cộng Hòa ở Thượng Viện. Đáp lại lời nhận xét của Tổng Thống Trump, ông Bolton viết trên Twitter: “Rõ ràng, mục tiêu cuối cùng của ông Trump là xé nát đảng của mình. Ông đang tự châm lửa thiêu rụi sự nghiệp chính trị của chính mình qua việc công kích những người Cộng Hòa không chịu nghe theo ông”.
  • Trong đoạn ghi âm mà báo Washington Post có được và công bố tại Mỹ ngày 4/1/2021, người ta có thể nghe thấy Tổng thống Donald Trump gây áp lực với ông Brad Raffensperger, thuộc đảng Cộng Hòa, người đứng đầu cơ quan bầu cử bang Georgia, để tìm thêm phiếu cho ông. TT Trump nói: “Tôi chỉ muốn tìm ra 11,780 phiếu”, nhưng ông Brad Raffensperger bác bỏ và đáp lại: “Thưa tổng thống, vấn đề là ở chỗ ông có dữ liệu sai.” (Nguyên văn tiếng Anh: President Trump urged fellow Republican Brad Raffensperger, the Georgia secretary of state, to “find” enough votes to overturn his defeat in an extraordinary one-hour phone call Saturday. Raffensperger responded: “Well, Mr. President, the challenge is that the data you have is wrong”). Cùng ngày, tất cả 10 cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn sống đều tuyên bố rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc trong một bức thư công khai mạnh mẽ được đăng trên tờ The Washington Post khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục phủ nhận việc ông thua Joe Biden. Bức thư – có chữ ký của Dick Cheney, James Mattis, Mark Esper, Leon Panetta, Donald Rumsfeld, William Cohen, Chuck Hagel, Robert Gates, William Perry và Ashton Carter – cho thấy sức mạnh đáng kể chống lại nỗ lực lật đổ của Trump chỉ vài ngày trước khi Quốc hội ấn định kiểm phiếu của Cử tri đoàn.

TUYÊN BỐ VÀ LỜI KHUYÊN CỦA NHỮNG CỰU QUAN CHỨC VÀ THÀNH VIÊN ĐẢNG CỘNG HÒA

Các thành viên đảng Cộng Hòa của ông Trump đã tăng cường chỉ trích liên quan đến quá trình chuyển đổi. Thượng nghị sĩ tiểu bang Tennessee Lamar Alexander tuyên bố qua văn bản rằng ông Trump nên “đặt đất nước lên trên hết” và giúp ông Biden thành công. Thượng nghị sĩ Bill Cassidy của tiểu bang Louisiana lưu ý rằng nhóm pháp lý của Trump đã không đưa ra được bằng chứng về vụ gian lận lớn mà họ cho rằng đã đánh cắp cuộc bầu cử, nói thêm rằng quá trình chuyển đổi “nên bắt đầu vì lợi ích của đất nước”. Thượng nghị tiểu bang West Virginia Shelley Moore Capito nói “đến một lúc nào đó, cuộc bầu cử năm 2020 phải kết thúc”. Thượng nghị sĩ Rob Portman của Ohio lập luận rằng cần phải để ông Biden nhận được các biên bản tối mật về an ninh quốc gia và được chính quyền Trump cập nhật các kế hoạch phân phối vaccine virus corona. 160 lãnh đạo các doanh nghiệp, trong một bức thư ngỏ, cũng đã thúc giục bà Murphy về việc cần ngay lập tức công nhận ông Biden là tổng thống đắc cử. Họ viết: “Việc chính quyền mới bị ngăn cản tiếp cận các nguồn lực và thông tin quan trọng đặt an nguy và kinh tế và của người Mỹ vào tình thế nguy hiểm”.

Các Thống đốc Cộng Hòa cũng thẳng thắn chỉ trích ông Trump. Thống đốc Hogan của Maryland đã tham gia cùng với các nhân vật GOP kêu gọi Tổng thống Donald Trump nhượng bộ cuộc bầu cử tổng thống và nhường chỗ cho quá trình chuyển quyền sang cho Joe Biden. Hogan cho biết ông cũng nghĩ rằng trọng tâm của Trump nên tập trung vào việc giải quyết đại dịch Coronavirus đang gia tăng ở các bang trên khắp đất nước và sự sụp đổ kinh tế có liên quan đến nó. “Tổng thống đang tweet cả ngày lẫn đêm về việc đánh bại Joe Biden,” Hogan nói. “Nó làm mất uy tín.” Nhận xét của Hogan cũng đồng quan điểm với Thống đốc bang Ohio Mike DeWine, một đảng viên đảng Cộng Hòa, người cũng thừa nhận Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hôm thứ Hai. Để trả lời sự tấn công của Tổng thống Trump, ông Hogan trả lời: “Stop golfing and concede”. Hôm 22/11, ông Larry Hogan, nói rằng ông “xấu hổ” vì không có nhiều người trong đảng dám lên tiếng phản đối việc Tổng thống Trump từ chối không nhận thua ông Joe Biden, theo bản tin của Business Insider. Phát biểu trong chương trình “State of the Union” của CNN, ông Hogan nói “Đã đến lúc họ phải ngưng các hành động phi lý này. Tình hình ngày càng trở nên dị hợm hơn, và nói thật là tôi thấy xấu hổ vì không có nhiều người trong đảng dám lên tiếng.” Ngoài ông Hogan, một đồng minh trung thành của Tổng Thống Donald Trump vừa tuyên bố nhóm luật sư đòi kiện kết quả bầu cử của ông Trump là “nỗi hổ thẹn quốc gia,” đó là ông Chris Christie, cựu thống đốc tiểu bang New Jersey. Lên tiếng trong chương trình “This Week with George Stephanopoulos” của hệ thống ABC, ông Christie nói: “Tôi là người ủng hộ tổng thống. Tôi đã hai lần bỏ phiếu cho ông ta. Nhưng bầu cử nào cũng có kết cuộc, và chúng ta không thể nào cứ tiếp tục hành xử như có điều sai trái gì xảy ra, trong khi chẳng có gì xảy ra”. Tổng Thống Donald Trump hôm 26/12, gửi tweet ào ạt tấn công nhiều người và cơ quan bị ông coi là có trách nhiệm gây ra việc ông thất cử. Trong số này có cả FBI, Bộ Tư Pháp, Tối Cao Pháp Viện, Trưởng Khối Đa Số Cộng Hòa Thượng Viện Mitch McConnell cùng các thượng nghị sĩ khác. Theo bản tin của Newsweek, ông Trump nhắm thẳng vào Tối Cao Pháp Viện, gọi cơ chế này là “bất tài và yếu kém” do cách họ phán xử các đơn kiện của phía ông, là có tình trạng gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống hồi Tháng Mười Một vừa qua. Ngày 27/12, Dân biểu Adam Kinzinger (Cộng Hòa- Illinois) chỉ trích nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử của Tổng Thống Donald Trump và đồng minh là một trò lừa đảo, theo tường thuật của trang tin The Hill. Ông Kinzinger đồng thời kêu gọi ông Trump và phe nhóm chấm dứt hành động đưa ra những thông tin và phân tích sai lạc trên truyền thông mạng xã hội tạo ảo giác cho người ủng hộ nghĩ rằng tổng thống có thể lật ngược kết quả bầu cử, khi xuất hiện trên chương trình State of the Union của đài CNN. Ngày 27/12, Dân biểu Adam Kinzinger (Cộng Hòa- Illinois) chỉ trích nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử của Tổng Thống Donald Trump và đồng minh là một trò lừa đảo, theo tường thuật của trang tin The Hill. Ông Kinzinger đồng thời kêu gọi ông Trump và phe nhóm chấm dứt hành động đưa ra những thông tin và phân tích sai lạc trên truyền thông mạng xã hội tạo ảo giác cho người ủng hộ nghĩ rằng tổng thống có thể lật ngược kết quả bầu cử, khi xuất hiện trên chương trình State of the Union của đài CNN.

  • Ông John Kelly, cựu Tham mưu trưởng dưới thời TT Donald Trump: Cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly đã đưa ra một tuyên bố chính thức vào tối 13/11 rằng Tổng thống Donald Trump đã không giúp đỡ trong quá trình chuyển đổi sang chính quyền Biden. Sự chậm trễ trong quá trình chuyển đổi là một cuộc khủng hoảng an ninh và sức khỏe quốc gia ngày càng gia tăng. Chính quyền hiện tại không có gì để bắt đầu thông báo tóm tắt về ông Biden, bà Harris, tham mưu trưởng mới và tất cả các thành viên nội các và nhân viên cấp cao đã được xác định. Kelly đã viết trong một lời quở trách công khai hiếm hoi về ông chủ cũ của mình.  Ông Kelly nói thêm rằng “nhược điểm của việc không làm như vậy có thể là thảm họa đối với người dân của chúng tôi bất kể họ đã bỏ phiếu cho ai”. Nguyên văn tiếng Anh: Former White House chief of staff John Kelly issued an on-the-record statement Friday night lambasting President Donald Trump for not helping with the transition to a Biden administration. “The delay in transitioning is an increasing national security and health crisis. It costs the current administration nothing to start to brief Mr. Biden, Ms. Harris, the new chief-of-staff, and ALL identified cabinet members and senior staff,” Kelly wrote in a rare public rebuke of his former boss. Kelly added that “the downside to not doing so could be catastrophic to our people regardless of who they voted for”.
  • Andrew Card, Tham mưu trưởng của cựu Tổng thống George W. Bush: Andrew Card, người từng là chánh văn phòng dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, cảnh báo hôm thứ Năm trên CBSN rằng việc chuyển đổi Tổng thống bị trì hoãn có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và đang làm hoen ố danh tiếng của nước Mỹ với tư cách là lãnh đạo của thế giới tự do. Nguyên văn tiếng Anh: Andrew Card, who served as chief of staff under former President George W. Bush, warned Thursday on CBSN that a delayed presidential transition could seriously harm national security and already is tarnishing America’s reputation as a leader of the free world. 
  • Tờ New York Post, một tờ báo của ông trùm truyền thông Murdoch ủng hộ Tổng thống Trump, ngày Thứ bảy 27/12, đã đăng bài nói: “Hãy từ bỏ nó, thưa Tổng thống – vì lợi ích của ông và quốc gia” (Nguyên văn tiếng Anh: Give it up, Mr. President — for your sake and the nation’s)

Bài viết ngày 27/12 trên tờ New York Post

  • Tuyên bố của Thống đốc Georgia: Thống đốc Georgia Brian Kemp (R) đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của Tổng thống Trump 30/4 cũng như những lời phàn nàn khác xung quanh cuộc bầu cử tổng thống ở Georgia là âm mưu đánh lạc hướng đối với những vấn đề cấp bách hơn. (Nguyên văn tiếng Anh: Georgia Gov. Brian Kemp (R) waved off President Trump’s call for his resignation Wednesday, dismissing that demand and other complaints surrounding the presidential election in Georgia as distractions from more pressing issues).
  • Tuyên bố của TNS Ben Sasse (R – Nebraska): TNS Cộng Hòa Ben Sasse ở Nebraska đã đưa ra lời chỉ trích thẳng thắn vào hôm 31/12 về những nỗ lực của GOP nhằm phản đối cuộc kiểm phiếu của Đại cử tri đoàn ngày 6/1 về cuộc bầu cử tổng thống, cảnh báo các đồng nghiệp về một “mưu đồ nguy hiểm” có thể làm tổn hại đến truyền thống dân chủ của quốc gia.(Nguyên văn tiếng Anh: Republican Sen. Ben Sasse of Nebraska issued a pointed rebuke Thursday of GOP attempts to object Jan. 6 to the Electoral College tally of the presidential election, warning colleagues against a “dangerous ploy” that could damage the nation’s civic traditions).
  • Trả lời của ông Brad Raffensperger (R – Georgia): Trong đoạn ghi âm mà báo Washington Post có được và công bố tại Mỹ ngày 4/1/2021, người ta có thể nghe thấy Tổng thống Donald Trump gây áp lực với ông Brad Raffensperger, thuộc đảng Cộng Hòa, người đứng đầu cơ quan bầu cử bang Georgia, để tìm thêm phiếu cho ông. TT Trump nói: “Tôi chỉ muốn tìm ra 11,780 phiếu”, nhưng ông Brad Raffensperger bác bỏ và đáp lại: “Thưa tổng thống, vấn đề là ở chỗ ông có dữ liệu sai.” (Nguyên văn tiếng Anh: President Trump urged fellow Republican Brad Raffensperger, the Georgia secretary of state, to “find” enough votes to overturn his defeat in an extraordinary one-hour phone call Saturday. Raffensperger responded: “Well, Mr. President, the challenge is that the data you have is wrong”).
  • Tuyên bố của cựu tướng James Mattis và Joseph Dunford: James Mattis, vị tướng Thủy quân Lục chiến đáng kính, người đã từ chức Bộ trưởng Quốc phòng vào tháng 12/2018 để phản đối chính sách Syria của TT Donald Trump, kể từ đó, đã giữ im lặng một về khả năng làm Tổng thống của Trump. Nhưng giờ đây ông đã phá vỡ sự im lặng của mình, viết một bài báo bất thường trong đó ông tố cáo tổng thống vì đã chia rẽ đất nước, và cáo buộc TT Trump ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ vi phạm các quyền hiến pháp của công dân Mỹ. Mattis viết: “Tôi đã theo dõi các sự kiện đang diễn ra trong tuần này, tức giận và kinh hoàng. “Dòng chữ “Công lý bình đẳng theo pháp luật”được khắc trong văn phòng của Tòa án tối cao Hoa Kỳ. Đây chính xác là những gì mà những người biểu tình đang đòi hỏi một cách chính đáng. Đó là một nhu cầu lành mạnh và thống nhất – một nhu cầu mà tất cả chúng ta đều có thể đạt được. Chúng ta đừng để bị phân tâm bởi một số ít những người vi phạm pháp luật. Các cuộc biểu tình được xác định bởi hàng chục nghìn người có lương tâm, những người đang khăng khăng rằng chúng ta sống theo giá trị của mình – giá trị của chúng ta với tư cách là con người và giá trị của chúng ta với tư cách là một quốc gia. ” Ông tiếp tục, “Chúng ta phải từ chối và quy trách nhiệm cho những người tại chức, những người coi thường Hiến pháp của chúng ta.” Trong cáo buộc của mình, Mattis chỉ trích tổng thống Trump vì đã khuyến khích người Mỹ chống lại nhau. (Nguyên văn tiếng Anh: James Mattis, the esteemed Marine general who resigned as secretary of defense in December 2018 to protest Donald Trump’s Syria policy, has, ever since, kept studiously silent about Trump’s performance as president. But he has now broken his silence, writing an extraordinary broadside in which he denounces the president for dividing the nation, and accuses him of ordering the U.S. military to violate the constitutional rights of American citizens. “I have watched this week’s unfolding events, angry and appalled,” Mattis writes. “The words ‘Equal Justice Under Law’ are carved in the pediment of the United States Supreme Court. This is precisely what protesters are rightly demanding. It is a wholesome and unifying demand—one that all of us should be able to get behind. We must not be distracted by a small number of lawbreakers. The protests are defined by tens of thousands of people of conscience who are insisting that we live up to our values—our values as people and our values as a nation.” He goes on, “We must reject and hold accountable those in office who would make a mockery of our Constitution.” In his j’accuse, Mattis excoriates the president for setting Americans against one another. Cũng trong một bài phát biểu hôm 6/1, tướng Joseph Dunford, cựu chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo tiếp tục phá hoại một quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình. Tướng Dunford cho biết trong một tuyên bố với CNN vào tối 6/1 rằng: “Đây là sự công kích quá mức đối với nền dân chủ của chúng ta và đó là một ngày buồn cho đất nước. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo hiện tại của chúng ta, những người đang tiếp tục phá hoại một quá trình chuyển giao hòa bình, phù hợp với Hiến pháp đã tạo điều kiện cho bạo loạn”. (Nguyên văn tiếng Anh: Dunford’s comment on the day’s violence, meanwhile, marked a departure from his tendency to stay out of political conversations since retiring. “This is an outrageous assault on our democracy and a sad day for our Nation,” Dunford said. “It’s time for all Americans and particularly our elected officials to put our Country first. As many have said, we’re better than this. I believe our leaders who have continued to undermine a peaceful transition in accordance with our Constitution have set the conditions for today’s violence”.
  • Tuyên bố của cựu Tổng thống George W. Bush và TNS Mitt Romney: Một nhân vật khác cũng lên tiếng phản đối nhưng không đề cập tới tên ông Trump là cựu tổng thống George W. Bush. “Tôi thấy kinh hãi trước hành vi liều lĩnh của một số nhà lãnh đạo chính trị kể từ sau cuộc bầu cử và sự thiếu tôn trọng đối với thể chế, truyền thống và việc thực thi pháp luật của chúng ta”, ông Bush nói. Thượng nghị sĩ Mitt Romney – người thường xuyên chỉ trích ông Trump, lần này cũng chỉ trích thẳng mặt: “Những gì xảy ra hôm nay tại đây là một cuộc nổi dậy, do tổng thống Mỹ xúi giục. Những ai tiếp tục ủng hộ cuộc chơi nguy hiểm của ông ấy bằng cách phản đối cuộc bầu cử hợp pháp và dân chủ sẽ mãi mãi bị coi là đồng lõa trong cuộc tấn công chưa từng có chống lại nền dân chủ của chúng ta”, ông Romney cho biết. (Nguyên văn tiếng Anh: From former President Bush: “Laura and I are watching the scenes of mayhem unfolding at the seat of our Nation’s government in disbelief and dismay. It is a sickening and heartbreaking sight. This is how election results are disputed in a banana republic — not our democratic republic. I am appalled by the reckless behavior of some political leaders since the election and by the lack of respect shown today for our institutions, our traditions, and our law enforcement. The violent assault on the Capitol — and the disruption of a Constitutionally-mandated meeting of Congress — was undertaken by people whose passions have been inflamed by falsehoods and false hopes. Insurrection could do grave damage to our Nation and reputation. In the United States of America, it is the fundamental responsibility to every patriotic citizen to support the rule of law. To those who are disappointed in the results of the election: Our country is more important than the politics of the moment. Let officials elected by the people fulfill their duties and represent our voices in peace and safety. May God continue to bless the United States”. From Senator Mitt Romney: “We gather today due to a selfish man’s injured pride and the outrage of his supporters whom he has deliberately misinformed for the past two months and stirred to action this very morning. What happened here today was an insurrection, incited by the President of the United States. Those who choose to continue to support his dangerous … Read More
  • Tuyên bố của TNS Lindsey Graham (R – South Carolina): TNS Cộng Hòa Lindsey Graham, người luôn ủng hộ Tổng thống Trump, đã mạnh mẽ bảo vệ để chứng nhận số phiếu đại cử tri trên sàn Thượng viện. Graham cho biết ông tin rằng việc bỏ phiếu để phản đối kết quả là một “ý tưởng tồi tệ duy nhất để trì hoãn cuộc bầu cử này.” “Trump và tôi, chúng tôi đã có một hành trình khó khăn. Tôi rất tiếc phải kết thúc theo cách này. Ôi trời, tôi ghét nó. Theo quan điểm của tôi, ông ấy là một Tổng thống cơ hội. Nhưng hôm nay, điều đầu tiên bạn sẽ thấy. Tất cả những gì tôi có thể nói, là tin tôi, mọi chuyện đã quá đủ “, Graham nói. Graham bảo vệ lập trường của mình bằng cách trích dẫn một số trường hợp mà Trump đã thua, bao gồm cả quyết định của Tòa án Tối cao Wisconsin về kết quả bầu cử. “Chúng ta phải kết thúc nó. Phó Tổng thống Pence, những gì họ yêu cầu ông làm, ông sẽ không làm, bởi vì ông không thể, ” Graham nói. Graham kết thúc nhận xét của mình bằng cách ủng hộ hoàn toàn kết quả bầu cử.” Mọi chuyện đã kết thúc … [Biden] đã thắng. Ông ấy là Tổng thống hợp pháp của Hoa Kỳ … Joe Biden và Kamala Harris được bầu hợp pháp và sẽ trở thành Tổng thống và Phó Tổng thống của Hoa Kỳ vào ngày 20/1, “ông nói. (Nguyên văn tiếng Anh: Republican Sen. Lindsey Graham, who has been a staunch supporter of President Trump, vigorously defended to certify the electoral votes on the Senate floor. Graham said he believed voting to object the results are a “uniquely bad idea to delay this election.” “Trump and I, we’ve had a hell of a journey. I hate it to end this way. Oh my God, I hate it. From my point of view, he’s been a consequential president. But today, first thing you’ll see. All I can say, is count me out, enough is enough,” Graham said. Graham defended his stance by citing a number of cases in which Trump had lost, including the Wisconsin Supreme Court’s decision on election results. “We’ve got to end it. Vice President Pence, what they’re asking you to do you won’t do, because you can’t,” he said. Graham ended his remarks by fully backing the election results. “It is over… [Biden] won. He’s the legitimate President to the United States … Joe Biden and Kamala Harris are lawfully elected and will become the President and the Vice President of the United States on January 20,” he said.
  • Tuyên bố của cựu Ngoại trưởng Collin Powell:  “Chúng ta có một bản Hiến pháp và chúng ta phải tuân theo bản Hiến pháp đó. Và Tổng thống đã rời xa nó”, Powell, một tướng về hưu từng phục vụ dưới thời Tổng thống George W. Bush, nói với Jake Tapper của CNN trên “State of the Union” (Nguyên văn tiếng Anh: “We have a Constitution. And we have to follow that Constitution. And the President has drifted away from it,” Powell, a retired general who served under President George W. Bush, told CNN’s Jake Tapper on “State of the Union.”
  • Tuyên bố của bà Mary Trump, cháu của TT Trump: Cháu gái bị ghẻ lạnh của Donald Trump nói với Insider rằng cuộc bạo loạn thất bại khiến chú của cô ấy giờ tuyệt vọng hơn. Mary Trump cho biết Tổng thống không có khả năng chấp nhận thua lỗ. Bà dự đoán rằng nếu Trump không bị cách chức trước khi hết thời gian, ông ấy sẽ ngày càng trở nên bất ổn. (Nguyên văn tiếng Anh: Donald Trump’s estranged niece told Insider the failed coup leaves her uncle more desperate now. Mary Trump said the president is incapable of accepting a loss. She predicts that if Trump isn’t removed from office before his time runs out, he will grow increasingly unstable). 
  • Dư luận đòi 2 Nghị sĩ Cộng Hòa Ted Cruz và Hawley từ chức: Khá nhiều Thượng nghị sĩ đang gia tăng áp lực đòi 2 TNS Ted Cruz (R-Texas) và Josh Hawley (R-Mo) từ chức vì vai trò của họ khi chống đối sự đắc cử của ông Biden. Trong lịch sử chính trị cận đại của Hoa Kỳ thì cố TNS John Mc Cain và TNS Mitt Romney đã chứng tỏ sự chính trực khi Tổng thống của đảng mình làm sai. Theo truyền thống của người Á Đông thì trung thành với người chủ của mình là điều đáng trọng nhưng khi chủ mình thất bại thì họ cũng phải chia sẻ số phận.
  • Thông điệp của cựu Thống đốc California Arnold Schwarzenegger: Với tư cách là cựu Thống đốc California và là một di dân từ Autria, ông Arnold Schwarzenegger trên Twitter đã gọi ông Trump là một Tổng thống thất bại và yêu gọi dân chúng Hoa Kỳ đoàn kết.

TỔNG THỐNG TRUMP VÀ CUỘC BẠO LOẠN NGÀY 6/1

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ dành một phần rất ngắn để viết về Tổng thống Trump và vấn đề khích động bạo lực. Cần có một bài viết riêng để đề cập đến vấn đề này tại Hoa Kỳ.

Khung cảnh hỗn loạn tại tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ

  • Mặc dù có sự chống đối của Tổng Thống Donald Trump và những người ủng hộ ông, trong đó có cả ngàn người ập vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ hôm 6/1, làm gián đoạn cuộc họp, và làm bốn người thiệt mạng, cuối cùng, vào sáng sớm ngày Thứ Năm, Phó Tổng Thống Mike Pence, cũng là chủ tịch Thượng Viện, tuyên bố ông Joe Biden và bà Kamara Harris là tổng thống và phó tổng thống Hoa Kỳ, và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 tới đây. Trưa ngày 6/1, các ủng hộ viên của ông Trump xông vào toà nhà Quốc hội, đụng độ bạo động với lực lượng thực thi luật pháp trong lúc các nghị sĩ Quốc hội họp để chính thức hóa chiến thắng của Tổng thống tân cử Joe Biden. Các lực lượng an ninh tăng viện đã giải tỏa tòa nhà Quốc hội chiều ngày 6/1. Đô trưởng Washington DC tuyên bố giới nghiêm từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng. Hai viện tái họp lúc 8:00 tối. Đầu tiên, Dân Biểu Paul Gasor (Cộng Hòa-Arizona) và Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz (Cộng Hòa-Texas) phản đối kết quả bầu cử của tiểu bang Arizona. Dân Biểu Rep. Scott Perry (Cộng Hòa-Pennsylvania) và Thượng Nghị Sĩ Josh Hawley (Cộng Hòa-Missouri) cũng phản đối kết quả bầu cử của tiểu bang Pennsylvania. Các dân Biểu Jody Hice (Cộng Hòa-Georgia), Marjorie Taylor Greene (Cộng Hòa-Georgia), Mo Brooks (Cộng Hòa-Alabama), Scott Perry (Cộng Hòa-Pennsylvania) phản đối kết quả bầu cử của tiểu bang Georgia, Alabama, Michigan, nhưng không có thượng nghị sĩ nào phản đối theo. Trước đó, Thượng Nghị Sĩ Kelly Loeffler (Cộng Hòa-Georgia) có ngỏ ý sẽ phản đối, nhưng sau đó rút lui vì các cuộc bạo động xảy ra ở Quốc Hội. Cuộc họp kết thúc lúc 3 giờ 45 phút sáng ngày 7/1 sau khi Phó Tổng Thống Mike Pence tuyên bố ông Joe Biden, thuộc tiểu bang Delaware, được bầu làm tổng thống, và bà Kamala Harris, thuộc tiểu bang California, được bầu làm phó tổng thống.
  • Đến 6 giờ chiều ngày 7/1, một số thành viên nội các, quốc hội và các cựu quan chức bắt đầu thảo luận sơ khởi về việc áp dụng Tu Chính Án số 25 để truất quyền Tổng Thống Trump, một nguồn tin đảng Cộng Hòa cho hay. Dân biểu Adam Kinzinger (R – Illinois) đã trở thành thành viên đảng Cộng Hòa đầu tiên của Quốc hội kêu gọi cách chức Tổng thống Donald Trump, sau một ngày bạo lực và cướp bóc bởi một đám đông ủng hộ Trump đã thực hiện một cuộc nổi dậy trên Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ. Thống đốc Vermont Phil Scott, thành viên Cộng Hòa, đăng bài trên Twitter rằng Trump nên từ chức hoặc bị nội các cách chức. Jay Timmons, từng là nhà hoạt động của đảng Cộng Hòa và hiện là người đứng đầu nhóm vận động hành lang Hiệp hội Các nhà sản xuất Quốc gia (NAM), cũng kêu gọi Phó tổng thống Mike Pence “nghiêm túc xem xét” kích hoạt Tu chính án 25. Lãnh đạo đảng Dân Chủ Thượng viện Charles Schumer (N.Y.) và bà Nancy Pelosi, lãnh tụ đa số Hạ viện hôm 7/1 đã kêu gọi Tổng thống Trump bị cách chức thông qua Tu chính án thứ 25 sau khi một đám đông ủng hộ Trump xông vào Điện Capitol một ngày trước đó. Nổ lực này được sự ủng hộ của các cựu quan chức như cựu Ngoại trưởng Collin Powell, ông John Kelly, cựu Tham mưu trưởng tòa Bạch Ốc. Những tin tức tính đến ngày 11/1 cho biết có 6 người chết trong đó có 2 cảnh sát viên.
  • Hai nhà khổng lồ của mạng xã hội, Twitter và Facebook tạm thời khóa tài khoản của Tổng thống Donald Trump sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol, trụ sở của Quốc hội Mỹ, làm bốn người chết. CEO của Facebook, Mark Zuckerberg tuyên bố tài khoản của ông Trump sẽ bị tạm ngưng vô thời hạn, mà ít nhất là cho đến hết thời gian tại nhiệm còn lại của ông. “Chúng tôi tin rằng những rủi ro trong việc để tổng thống tiếp tục sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong giai đoạn này đơn giản là quá lớn,” ông Zuckerberg viết trong một tuyên bố.
  • Một số cố vấn thân cận của TT Trump đã quyết định từ chức sau sự bạo loạn ngày 6/1. Một số khác quyết định ở lại vì nghĩ rằng TT Trump có thể lựa chọn một số người tệ hơn. Trong danh sách những người từ chức tính đến 13/1 là bà Elaine Chao, Bộ trưởng Giao thông vận tải và là vợ của Lãnh đạo Đa số Thượng viện đảng Cộng hòa Mitch McConnell, Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Betsy DeVos,bà Stephanie Grisham, chánh văn phòng của đệ nhất phu nhân Melania Trump, ông Ryan Tully, cố vấn cấp cao về quan hệ với Nga, cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney, phó cố vấn an ninh quốc gia Matt Pottinger, Phó thư ký báo chí Sarah Matthews, Thư ký các vấn đề xã hội Rickie Niceta và Giám đốc Truyền thông Tòa Bạch Ốc Hope Hicks.
  • Tổng thống Trump cuối cùng tuyên bố sẽ chuyển giao quyền lực “có trật tự” vào ngày 20/1/2021, theo Đài CNN. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, một trong những thành viên nội các trung thành nhất của Tổng thống Trump, mô tả tình trạng hỗn loạn ở điện Capitol là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Phát biểu từ Jerusalem khi đang công du Israel, ông lên tiếng: “Bạo lực xảy ra đêm qua là hoàn toàn không thể chấp nhận. Những hành động này phải chấm dứt. Thể chế dân chủ của chúng ta đã mạnh mẽ trong một thời gian rất dài. Nền dân chủ của chúng ta sẽ thắng thế, thể chế của chúng ta sẽ vững mạnh. Giờ là lúc cả nước hợp với nhau làm một và tôn trọng quy trình dân chủ của Mỹ”. Ông Trump cũng đang thảo luận với các phụ tá và luật sư về khả năng “tự tha tội” như Tổng thống Nga đã làm cách đây mấy tháng.
  • Các lãnh đạo hàng đầu đảng Dân chủ – Chủ tịch Hạ viện Pelosi và TNS Chuck Schumer – kêu gọi Phó tổng thống Mike Pence và nội các của ông Trump cách chức vị tổng thống vì “kích động bạo loạn”. Nếu Phó tổng thống không chịu hành động, bà Pelosi nói bà sẽ triệu tập Hạ viện để bắt đầu quá trình luận tội lần thứ hai đối với ông Trump. Sau đó, nó sẽ được đưa lên Thượng viện, nơi cần có hai phần ba phiếu ủng hộ để cách chức Tổng thống. Cột mốc này chưa bao giờ đạt được trong lịch sử nước Mỹ và không có chỉ dấu nào cho thấy đảng Dân Chủ sẽ đạt được số phiếu này ở Thượng viện, nơi họ chỉ chiếm một nửa số ghế. Hiện cũng chưa rõ liệu còn đủ thời gian để thực hiện quá trình luận tội không.
  • Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/1 xác nhận ông sẽ không tham dự lễ nhậm chức của ông Joe Biden vào ngày 20/1 tới. Tuy nhiên, các nhân vật thân cận cho biết ông Trump không có ý định từ chức.
  • Công tố viên bắt đầu việc truy tố 14 người đầu tiên của các nhóm bạo loạn The Proud Boys, QAnon v.v.. Tổng thống Trump chắc chắn cũng bị liên hệ vì kích động các nhóm này.
  • Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/1 xác nhận ông sẽ không tham dự lễ nhậm chức của ông Joe Biden vào ngày 20/1 tới. Tuy nhiên, các nhân vật thân cận cho biết ông Trump không có ý định từ chức. Trước đó, ông Trump đã đọc bài diễn văn đầy phẫn nộ với hàng ngàn ủng hộ viên, dẫn đến cuộc biểu tình bạo loạn. Các cố vấn cao cấp là Ivanka Trump và Jared Kushner, cùng người soạn diễn văn Stephen Miller, luật sư Pat Cipollone, chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mark Meadows và phát ngôn viên Kayleigh McEnany đều thúc ép Tổng Thống Trump tuyên bố rõ ông không ủng hộ bạo động. Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien cũng nằm trong số những cố vấn cao cấp ép Tổng Thống Trump cực lực lên án vụ bạo loạn ở Quốc Hội. Trước đó, ông O’Brien dự tính từ chức sau vụ bạo loạn ở Quốc Hội, nhưng được các cựu giới chức an ninh quốc gia thuyết phục ở lại để giúp giữ ổn định trong những ngày cuối cùng của chính quyền Tổng Thống Trump.
  • Hơn 100 nhà ngoại giao từ các nhiệm sở đã ký tên vào bản điện tín gửi đến cấp lãnh đạo Bộ Ngoại Giao Mỹ để phản đối các phát biểu của Tổng Thống Donald Trump. Bản tin của ABC News hôm 8/1, nói rằng việc sử dụng phương cách bày tỏ sự phản đối rất hiếm thấy, là dùng “điện tín phản đối” (dissent cable), công khai gửi trực tiếp tới giới lãnh đạo cao cấp nhất ở Bộ Ngoại Giao, diễn ra trong lúc hình ảnh của nước Mỹ bị hoen ố qua các cảnh tượng bạo loạn ở tòa nhà Quốc Hội ở Washington, DC sau khi ông Trump khuyến khích người ủng hộ hãy cản trở cuộc bỏ phiếu chấp thuận kết quả bầu cử tổng thống.
  • Thượng nghị sĩ bang Alaska Lisa Murkowski và Pat Toomey bang Pennsylvania ngày 8/1 và 9/1 nói rằng Tổng thống Donald Trump nên từ chức, trở thành 2 thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa đầu tiên nói rằng ông nên rời nhiệm sở sau khi ông khuyến khích những người ủng hộ chống đối kết quả bầu cử, dẫn đến vụ bạo loạn chết người tại Điện Capitol.
  • Giữa những lo ngại về những chuyện Tổng thống Donald Trump có thể làm trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ngày 8/1 cho biết đã hỏi thăm một tướng lãnh hàng đầu của Ngũ Giác Đài về các biện pháp nào sẵn có để ngăn chặn ông Trump không sử dụng võ khí hạt nhân.
  • Cảnh sát trưởng Capitol Hill Steven Sund từ chức sau khi đối mặt với chỉ trích vì để người biểu tình tràn vào tòa nhà Quốc hội. Trước đó 1 ngày, ông Sund đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ của Liên Bang. Cùng lúc, bà Pelosi thông báo ông Paul Irving – phụ trách an ninh tại Hạ viện, sẽ nộp đơn từ chức. Lãnh đạo phe Dân Chủ ở Thượng viện, ông Chuck Schumer, tuyên bố sẽ cách chức ông Michael Stenger – người phụ trách an ninh ở Thượng viện, sau khi đảng Dân Chủ chính thức kiểm soát cơ quan này.
  • Cả Cục Điều tra Liên bang (FBI) và cảnh sát Washington đang ráo riết truy tìm những kẻ gây bạo loạn ngày 6/1 vừa qua. Theo kênh CNN, cả FBI và cảnh sát đều đề nghị người dân Mỹ hỗ trợ họ xác định danh tính của những người tham gia vào vụ biểu tình bạo loạn. Tính đến 15/1, Công tố viên Liên bang đã mở 275 hồ sơ và hơn 100 kẻ bạo loạn bị bắt giữ.

Hình ảnh đầu tiên của những kẻ bạo loạn

  • Tính đến tối ngày 9/1, hãng tin Reuters cho biết, đề xuất luận tội do hạ nghị sĩ David Nicola Cicilline, Jamie Raskin, Ted Lieu và các thành viên Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ soạn thảo. Hiện đã có 180 thành viên đồng ý với đề xuất này. Luận tội có thể không là giải pháp tốt nhất nhưng điều này có thể ngăn TT Trump làm thêm những điều có hại cho quốc gia trong những ngày cuối của nhiệm kỳ Tổng Thống. Tối 10/1, Hạ viện chính thức quyết định quyết định luận tội TT Trump đồng thời yêu cầu PTT Pence và Nội các thi hành Tu chính án 25.
  • Các đại công ty tài chánh Hoa Kỳ như Goldman Sachs Group Inc., Citigroup Inc., Morgan Stanley và JPMorgan Chase & Co. có kế hoạch tạm dừng tất cả các khoản đóng góp chính trị, tham gia vào danh sách ngày càng tăng các công ty thay đổi hoặc xem xét các chính sách quyên góp của họ sau cuộc bạo động tại Điện Capitol trong tuần qua. Goldman đang nghiên cứu các biện pháp có thể hạn chế sự ủng hộ chính trị trong tương lai cho những lãnh đạo Quốc hội đã không công nhận kết quả bầu cử năm 2020.
  • Ngày 11/1, Hạ viện đã quyết định truy tố TT Trump và sẽ đưa ra bỏ phiếu ngày Thứ Tư 13/1 trong khi đó một số lãnh tụ Cộng Hòa Thượng Viện chỉ muốn khiển trách (Censure) TT Trump.
  • Các cơ quan An ninh và Tình báo đã theo dỏi sự tăng cường hoạt động của các nhóm da trắng thượng đẳng quá khích. Dự trù sẽ có 15 ngàn nhân viên an ninh trong lể nhậm chức của TT Biden ngày 20/1. Bản tin của FBI cảnh báo về các cuộc biểu tình có vũ trang được lên kế hoạch tại thủ đô Hoa Kỳ và 50 thủ đô tiểu bang vào ngày 20/1. Đô trưởng Washington D.C. đã yêu cầu dân chúng không ra đường trong ngày này. PTT Pence sẽ tham dự lể nhậm chức.
  • Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ đang nghiên cứu việc tước bằng hành nghề của các luật sư ủng hộ bạo loạn ngày 6/1. Thỉnh nguyện thư được các sinh viên luật khoa Đại Học Yale Law School đưa ra yêu cầu luật sư đoàn các tiểu bang Texas, Missouri và Washington DC tước bằng hành nghề của các luật sư Rudy Giuliani, Ted Cruz và Josh Hawley. Đồng thời, Tổng chưởng lý quận Columbia Karl Racine cho biết đang cân nhắc truy tố con trai Tổng thống Trump là ông Donald Trump Jr, luật sư Rudy Giuliani và dân biểu đảng Cộng Hòa Mo Brooks vì tội kích động cuộc xâm nhập bạo lực vào tòa nhà quốc hội hôm 6/1.
  • Ngày 11/1, quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf từ chức.
  • Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã phá vỡ sự im lặng của mình về bạo lực và bạo loạn xảy ra tại Điện Capitol vào tuần trước. Trong một bức thư được đăng trên trang web của Nhà Trắng vào sáng ngày 11/1, cô đã chỉ trích những người chỉ trích mình và lên án vụ tấn công.
  • TT Trump và PTT Pence đã có cuộc nói chuyện đầu tiên kể từ 6/1 nhưng chưa có chi tiết về cuộc nói chuyện của 2 người.
  • Ba nhân viên cảnh sát Capitol Hill đã bị đình chỉ chức vụ. Người thứ ba bị bắt vì những lý do khác nhau. Khoảng 10 đến 15 đang bị điều tra.
  • Tổng Thống Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Washington DC và ra lệnh chính quyền liên bang trợ giúp nỗ lực bảo vệ an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng Thống Đắc Cử Joe Biden. Tình trạng khẩn cấp này có hiệu lực từ ngày 11 Tháng Giêng tới 24 Tháng Giêng.
  • Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, tướng Mark Milley cùng với các nhà lãnh đạo của các quân chủng khác nhau, hôm 12/1 đã đưa ra một thông điệp chung hiếm hoi tới các quân nhân nói rằng các cuộc bạo động tuần trước là một cuộc tấn công vào Hiến pháp của Hoa Kỳ và chống lại luật pháp.
  • Lãnh tụ đa số Thượng viện Mitch McConnell đã nói với các cộng sự rằng ông tin Tổng thống Donald Trump đã phạm những tội có thể bị truất phế và ông cảm thấy hài lòng khi các đảng viên Dân Chủ đang tiến hành luận tội ông, tin rằng việc loại bỏ ông Trump khỏi đảng Cộng Hòa sẽ dễ dàng hơn. Dân biểu Liz Cheney của Wyoming, lãnh đạo đứng thứ ba trong cấp lãnh đạo đảng Cộng Hòa, yêu cầu đồng viện bỏ phiếu theo lương tâm.
  • Đúng 4:30 H ngày 13/1 (giờ miền Đông Hoa Kỳ), Hạ Viện Hoa Kỳ đã chính chức hoàn tất việc luận tội TT Trump với tỷ số 232/197 với 4 người không bỏ phiếu. Có 10 thành viên Cộng Hòa bỏ phiếu luận tội. Đó là các dân biểu Liz Cheney (Wyoming), Adam Kinzinger (Illinois), John Katko (New York), Jamie Herrera Beutler (Washington), Dan Newhouse (Washington), David Valadao (California), Peter Meijer (Michigan), Tom Rice (South Carolina), Anthony Gonzalez (Ohio). Sẽ có một phiên tòa tại Thượng viện để xác định tội danh của TT Trump. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ, một vị Tổng thống bị luận tội 2 lần. Tờ New York Times cũng đưa tin hôm 12/1 rằng có tới 20 thành viên Cộng Hòa ở Thượng viện sẵn sàng kết tội tổng thống. Cần phải có 2/3 đa số ở thượng viện để kết tội ông Trump, có nghĩa là cần ít nhất 17 đảng viên Cộng Hòa đồng ý bỏ phiếu để kết tội.
  • Tổng thống Donald Trump tức giận với Ivanka Trump và Jared Kushner, con gái và con rể của ông, về kế hoạch tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden, một nguồn tin đảng Cộng Hòa nói với Insider.
  • Phiên tòa luận tội Tổng thống Donald Trump của Thượng Viện có thể bắt đầu vào ngày nhậm chức 20/1, ngay khi Tổng thống Dân chủ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức. Thời gian không được ấn định và phụ thuộc nhiều vào thời điểm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi quyết định chuyển bài luận tội lên Thượng viện. Các đảng viên Dân Chủ không muốn làm gián đoạn lễ nhậm chức của Tổng thống Biden. Điều rõ ràng là phiên tòa sắp tới sẽ không giống bất kỳ phiên tòa nào trong lịch sử quốc gia, lần đầu tiên dành cho một tổng thống không còn tại vị. Và, về mặt chính trị, nó sẽ buộc một số đảng viên Cộng Hòa đã sát cánh bên Trump trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông và phần lớn cho phép ông lan truyền cuộc bạo loạn sai trái chống lại tính toàn vẹn của cuộc bầu cử năm 2020. Lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Thượng viện Mitch McConnell sẵn sàng xem xét luận tội, đã nói với các cộng sự rằng ông đã xong việc với Trump, nhưng ông không báo hiệu mình sẽ bỏ phiếu như thế nào.
  • Tổng thống Trump giận dữ khi các người thân cận đề cập đến việc Cựu Tổng thống Nixon từ chức. Đối với nhiều đảng viên Cộng Hòa ở Thượng viện, bao gồm cả lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell, không có câu hỏi nào trong tâm trí họ: “Tổng thống Donald Trump đã phạm những tội không thể chối cãi”. Nhưng việc McConnell và ít nhất 16 đảng viên Cộng Hòa khác kết tội Trump sau khi ông rời nhiệm sở hoàn toàn là một câu hỏi khác. Một nguồn tin GOP quen thuộc với các cuộc thảo luận nội bộ cho biết: “Không có tình cảm nào bị mất trong Hội nghị Cộng Hòa ở Thượng viện dành cho Trump”.
  • Các công tố viên liên bang hôm 14/1 đưa ra một đánh giá mới đáng ngại về vụ những người ủng hộ Tổng thống Trump tấn công Điện Capitol hồi tuần trước. Các công tố viên nói rằng những kẻ bạo loạn có ý định “bắt và ám sát các quan chức dân cử”.
  • Cho đến 15/1, ít nhất 21,000 Vệ binh Quốc gia được triển khai ở Washington, D.C. để đối phó với nguy cơ xảy ra bạo loạn trong ngày tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức.

Các binh sĩ Vệ binh Quốc gia nằm nghỉ ngay trên sàn Điện Capitol sau quãng thời gian di chuyển đến Washington, D.C. bằng xe buýt. Thị trưởng Bowser đã yêu cầu kích hoạt chế độ Sự kiện an ninh quốc gia đặc biệt (NSSE) và bắt đầu phong tỏa khu trung tâm thủ đô.

  • Khi ông chuẩn bị rời nhiệm sở, dấu hiệu ủng hộ công việc của Tổng thống Trump đang có xu hướng giảm, dẫn đến việc giảm bớt sự ủng hộ trong cơ sở đảng Cộng Hòa của ông, sau cuộc bạo động vào tuần trước tại Điện Capitol và cuộc luận tội sau đó.  Trong một cuộc thăm dò mới từ Trung tâm Nghiên cứu Pew, chỉ 34% người Mỹ cho biết họ tán thành cách Trump xử lý công việc so với 42% trước đó.
  • Twitter thông báo tạm khoá tài khoản của Dân Biểu Marjorie Greene (Cộng Hòa -Georgia), người ủng hộ nhóm QAnon, vì liên tục vi phạm quy định của công ty. Trong thông báo đưa ra cho The Hill ngày 17/1, xác nhận “tài khoản bà Marjorie Greene bị khoá tạm thời vì liên tục vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội của công ty.”
  • Lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Thượng viện Mitch McConnell hôm thứ Ba 18/1 đã quy trách nhiệm rõ ràng cho Tổng thống Donald Trump về cuộc bạo động chết người tại Điện Capitol, nói rằng đám đông đã bị “cung cấp những tin bịa đặt” và Tổng thống và một số người thân cận đã “kích động” họ trong ý định lật ngược cuộc bầu cử của đảng Dân Chủ Joe Biden.
  • Tổng thống Donald Trump công bố một loạt lệnh ân xá ngay sau nửa đêm 19/1, một ngày trước khi ông chính thức rời Nhà Trắng, khép lại 4 năm nhiệm kỳ đầy tranh cãi. Danh sách người được hưởng khoan hồng bao gồm Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của ông Trump, cũng như rapper Lil Wayne, nhà gây quỹ Elliot Broidy và cựu thị trưởng Detroit, Kwame Kilpatrick, theo The Hill. Tổng cộng, ông Trump đã ân xá cho 143 người, trong đó 73 người được tha tội và 70 người được giảm án. Tuy nhiên, ông Trump đã không ân xá cho bản thân hoặc con cái để bảo vệ họ trước các cáo buộc liên bang sau khi rời nhiệm sở dù ông vẫn phải đối mặt với phiên tòa luận tội ở Thượng viện trong những tuần tới và khả năng bị điều tra.

Tuyên bố của Tổng thống đắc cử Joe Biden từ 6/1/2021 cho đến 20/1/2021: Dưới đây là những tuyên bố của ông Biden trong những buổi phỏng vấn trực tuyến ngày 6/1 – 20/1:

  • Tổng thống đắc cử Joe Biden đã mô tả đám đông tấn công Điện Capitol Hoa Kỳ hôm thứ Tư là những kẻ khủng bố trong nước, coi bạo lực là “một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử của quốc gia chúng ta.” “Không nên gọi họ là những người biểu tình,” ông Biden nói trong lời nhận xét từ Wilmington, Del. “Họ là một đám đông hổn loạn. Những người theo chủ nghĩa quá khích. Những kẻ khủng bố trong nước. Đơn giản là như vậy”. Ông Biden đổ lỗi cho Tổng thống Trump vì đã kích động bạo lực, nói rằng ông ta đã “mở một cuộc tấn công toàn diện vào các thể chế dân chủ của chúng ta”. (Nguyên văn tiếng Anh: President – elect Joe Biden characterized the mob that stormed the U.S. Capitol on Wednesday as domestic terrorists, referring to the violence as “one of the darkest days in the history of our nation.” “Don’t dare call them protesters,” Mr. Biden said in remarks from Wilmington, Del. “They were a riotous mob. Insurrectionists. Domestic terrorists. It’s that basic. It’s that simple.” Mr. Biden blamed President Trump for inciting the violence, saying he had “unleashed an all-out assault on our institutions of democracy.”
  • Ưu tiên của ông Biden là “Tập trung nổ lực vào Kinh tế & Đại dịch Covid-19, không phải luận tội Trump” (Nguyên văn tiếng Anh: Concentrate on Economy & Covid-19 Pandemic, not Trump impeachment).
  • Khi nói về TT Trump, ông Biden nói: “Một trong những Tổng thống tệ nhất từ ​​trước đến nay” (Nguyên văn tiếng Anh: One of the most incompetent President ever).
  • “Điều tốt” Trump không tham dự lễ nhậm chức (Nguyên văn tiếng Anh: Good thing” Trump not attending inauguration).
  • Biden tìm cách tránh bị mất thì giờ trong chuyện luận tội (Nguyên văn tiếng Anh: Biden looking to avoid being mired in impeachment proceedings).

TƯƠNG LAI CỦA CỰU TỔNG THỐNG TRUMP

Là tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump được hưởng sự bảo vệ đặc biệt khỏi các vụ kiện, dù là hình sự hay dân sự. Giờ đây, sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, ông Trump sẽ sớm một lần nữa trở thành một người dân thường. Điều đó có nghĩa là ông sẽ mất các đặc quyền dành cho tổng thống, và phải đối mặt với cáo buộc của những người đã nộp đơn kiện ông và những công tố viên. Các trận chiến pháp lý lớn nhất mà Trump phải đối mặt:

  • Trump phải đối mặt với hai cuộc điều tra của bang New York về việc liệu ông có đánh lừa cơ quan thuế, ngân hàng hay đối tác kinh doanh hay không. Hai phụ nữ cáo buộc anh ta tấn công tình dục họ đang kiện anh ta. Một số đảng viên đảng Dân Chủ đang kêu gọi hồi sinh cuộc điều tra tài chính chiến dịch liên bang dường như đã kết thúc dưới thời Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr. Không biết liệu có cuộc điều tra nào thu thập đủ bằng chứng để buộc tội Trump hay không.
  • Theo bản tóm tắt của ông Bộ trưởng Tư pháp William Barr, cuộc điều tra Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller cho thấy Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử 2016 của Hoa Kỳ để giúp ông Trump thắng cử nhưng ông Trump cũng như bất cứ ai trong chiến dịch tranh cử lại không âm mưu hoặc phối hợp với nước Nga trong cuộc tranh cử. Cuộc điều tra Mueller đã thực sự chấm dứt, nhưng cuộc điều tra về ông Trump và can thiệp của Nga không nhất thiết chấm dứt ở đây. Hiện tại còn nhiều điều tra và án tòa liên hệ khác đang tiếp diễn.
  • Deutsche Bank đang có khoảng 340 triệu USD dư nợ cho Quỹ Trump Organization, nhóm bảo trợ của Tổng thống Mỹ đang được giám sát bởi 2 người con trai của ông, theo hồ sơ Trump gửi Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ vào tháng 7/2020, và một nguồn tin cấp cao trong ngân hàng. Vị tổng thống đương nhiệm đang có 3 khoản vay được thế chấp bằng tài sản của mình, và bắt đầu đến hạn sau hai năm. Hiện cả 3 đang được thanh toán và được tổng thống bảo lãnh với tư cách cá nhân. Trong các cuộc họp gần đây, một ủy ban quản lý Deutsche Bank, có nhiệm vụ giám sát uy tín và các rủi ro khác đối với người cho vay ở khu vực châu Mỹ, đã thảo luận về cách cắt đứt mối quan hệ tài chính giữa họ và ông Trump. Trong những năm qua, ngân hàng đã cho ông Trump vay tổng cộng hơn 2 tỷ USD, một trong những quan chức tiết lộ. Nếu Tổng thống Trump thua cuộc và đảng Dân Chủ nắm quyền kiểm soát Nhà Trắng và Quốc hội, các giám đốc điều hành cấp cao của Deutsche Bank tin rằng, các cuộc điều tra của quốc hội đã bị đình trệ trước đó, có thể được khởi động lại. Các khoản vay có tài sản đảm bảo là sân golf của ông Trump ở Miami, các khách sạn ở Washington và Chicago, nhiều đến mức Trump Organization chỉ có thể trả lãi cho đến nay. Toàn bộ tiền gốc vẫn chưa được thanh toán. Các khoản này sẽ đến hạn vào năm 2023 và 2024. Sau vụ bạo loạn, các ngân hàng Đức đã quyết định chấm dứt sự liên hệ với ông Trump. Tại New York, sau một loạt doanh nghiệp, thành phố New York tuyên bố chấm dứt làm ăn với Tổng thống Trump.
  • Với biến cố xảy ra vào ngày 6/1 tại Capitol Hill, Tổng thống Trump có thể bị truy tố thêm vì tội khích động bạo loạn.

KẾT LUẬN

Năm 1998, lúc về Việt Nam trong một dự án tài trợ ngắn hạn, trong một buổi họp mặt với một số bạn bè cùng lớp, một người bạn đã nói: “Vận mệnh của dân tộc như một dòng sông. Phần lớn chảy êm đềm nhưng có những lúc bị những tảng đá chặn lại thì dòng sông sẽ đổi hướng chảy ra biển cả. Lịch sử của quốc gia Hoa Kỳ cũng như vậy. Tổng thống đắc cử Joe Biden là người có niềm tin và trung dung. Điều này phù hợp với những nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ. Ông đã sử dụng bài phát biểu chấp nhận đắc cử 2020 để đoàn kết quốc gia đang bị chia rẽ sâu sắc và hàn gắn đất nước để giải quyết những vấn đề quốc nội cũng như trên thế giới. Trong thông điệp gởi toàn dân Hoa Kỳ nhân ngày lể Tạ Ơn, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã nói: “Tôi hy vọng mùa Đông chia rẽ sẽ nhường chỗ cho sự đoàn kết dân tộc”. Cầu mong Thượng đế phù hộ dân tộc Hoa Kỳ trong sứ mạng lãnh đạo thế giới. Người dân Hoa Kỳ cũng phải làm những sữa đổi để xứng đáng với ân sủng này.

Tổng thống Joe Biden với niềm tin và trung dung

Trả lời phỏng vấn hôm 2/12/2020, ông Biden nói: “Tôi cảm thấy mình đã làm một điều tốt cho nước Mỹ khi đảm bảo rằng Donald Trump sẽ không làm tổng thống thêm 4 năm nữa”. Khi được Tom Friedman của tờ New York Times hỏi về cảm giác lúc đắc cử tổng thống giữa đại dịch, ông nói tiếp: “Tuy nhiên, không có một giây phút phấn khởi nào cả. Còn rất nhiều việc phải làm. Tôi phải tập trung hoàn thành một số công việc nhanh nhất có thể”. Trong bài phát biểu sau khi tất cả đại cử tri bỏ phiếu ngày 14/12, ông Joe Biden nhấn mạnh, đến lúc nước Mỹ “sang trang mới để đoàn kết và để hàn gắn”. Tuy nhiên, ông Biden cũng cho biết, ông cảm thấy ngạc nhiên trước số lượng người Mỹ – nhiều trong số đó cư ngụ tại các vùng quê hẻo lánh của đất nước, bỏ phiếu cho ông Trump. “Bảy mươi hai triệu người bầu cho Trump là một con số rất lớn”, Biden nói. Theo tân tổng thống Mỹ, vấn đề thực sự đằng sau việc này liên quan đến sự tôn trọng và cách đối xử với mọi người. “Tôi nghĩ họ (người dân Mỹ sống tại các vùng quê hẻo lánh) chỉ cảm thấy bị lãng quên. Tôi nghĩ chúng tôi (đảng Dân Chủ) đã quên họ.”, ông Biden nói.

Thật sự, Hoa Kỳ với nền dân chủ vững mạnh, vẫn là lãnh tụ của hầu hết quốc gia trên thế giới. Trong 4 năm qua, Tổng thống Trump với giấc mộng trở thành nhà độc tài, cùng với một số cận thần chỉ biết nghe lệnh và nhóm khoảng vài chục ngàn người quá khích, thượng đẳng da trắng, đã đưa đất nước vào những rối loạn không cần thiết. Đại đa số dân chúng Hoa Kỳ, dù rằng thuộc đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, vẫn đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết. Dù sao, Hoa Kỳ cũng đã làm được một vài điều chỉnh cần thiết. Những áng mây mờ sẽ biến mất nhanh chóng.

Ông Biden đã chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ trưa ngày 20/1/2021.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Tản mạn về người Mỹ gốc Việt và cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2020” đăng trên mạng “tranhchapbiendong.net” ngày 12/11/2020.
  2. Article “Criminal probe, legal fights await Trump after White House” from The Associated Press on November 20, 2020.
  3. Article “Trump’s inner circle is telling him that Giuliani and the rest of his legal team are making him look like an idiot” from Business Insider dated November 26, 2020.
  4. Bài viết “Bầu cử Mỹ 2020: Chuyện gì xảy ra nếu ông Trump không chịu rời Nhà Trắng?” đăng trên đài BBC ngày 10/11/2020.
  5. Bài viết “Deutsche Bank sẽ siết nợ Tổng thống Trump nếu ông không tái đắc cử” đăng trên mạng VTV News ngày 4/11/2020.
  6. Bài viết “Ông Biden sắp công bố nhóm đặc trách chống COVID-19” đăng trên mạng VOA ngày 6/11/2020.
  7. Bài viết “Kế hoạch kinh tế của ông Biden sẽ có tác động thế nào đến nước Mỹ? đăng trên mạng VOA ngày 6/11/2020
  8. Bài viết “Ivanka Trump làm gì khi cha không còn là tổng thống Mỹ” đăng trên mạng Zing. News ngày 8/11/2020.
  9. Bài viết “Ông Biden sẽ “khai tử” hàng loạt chính sách của ông Trump?” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 8/11/2020.
  10. Bài viết “Quan điểm của Joe Biden ra sao về các vấn đề lớn?” đăng trên đài BBC ngày 8/11/2020.
  11. Bài viết “Con ông Trump mâu thuẫn việc khuyên cha nhận thua” đăng trên mạng Zing.VN ngày 13/11/2020.
  12. Bài viết “Malaysia, Philippines, Việt Nam đặt kì vọng vào Biden giữa căng thẳng với TQ” đăng trên đài VOA ngày 134/11/2020.
  13. Bài viết “Nhóm công tố viên Mỹ phản đối điều tra gian lận bầu cử” đăng trên mạng VNE ngày 14/11/2020.
  14. Bài viết “Bầu cử 2020: Làm rõ những cáo buộc gian lận đang lan tràn mạnh nhất” đăng trên đài BBC ngày 11/11/2020.
  15. Bài viết “Đế chế kinh doanh 4 đời của nhà Trump sẽ ra sao sau ngày 20/1/2021?” đăng trên đài Cafef.VN ngày 16/11/2020.
  16. Bài viết “Sáu trận chiến pháp lý Donald Trump phải đối mặt sau khi mãn nhiệm” đăng trên đài BBC ngày 16/11/2020.
  17. Bài viết “Biden: ‘Nhiều người có thể chết’ nếu quá trình chuyển giao bị cản trở” đăng trên đài BBC ngày 17/11/2020.
  18. Bài viết “Fox News đã ‘phản phé’ ông Trump như thế nào? đăng trên mạng Người Việt ngày 16/11/2020.
  19. Bài viết “4 năm Melania vượt sóng gió vì Trump” đăng trên mạng VNE ngày 18/11/2020.
  20. Bài viết “Luật sư của Trump đuối lý trước tòa” đăng trên mạng VNE ngày 19/11/2020.
  21. Bài viết “Reuters: Ông Trump có kế hoạch tái tranh cử năm 2024” đăng trên mạng Pháp Luật ngày 13/11/2020.
  22. Bài viết “Người được Trump bổ nhiệm từ chối ký các thủ tục cho phép quá trình chuyển” đăng trên mạng Cali Today ngày 9/11/2020.
  23. Bài viết “TT Trump chấp nhận là phải bắt đầu chuyển giao quyền lực cho Biden” đăng trên mạng BBC News ngày 24/11/2020. 
  24. Bài viết “Biden chọn Blinken: tín hiệu đảo ngược quan điểm ngoại giao thời TT Trump?” đăng trên đài VOA ngày 25/11/2020.
  25. Bài viết “Những lần Trump ngầm nhận thua” đăng trên mạng VNE ngày 28/11/2020.
  26. Bài viết “20 ngày quay cuồng trước quyết định bất ngờ của Tổng thống Trump” đăng trên mạng Zing News ngày 31/11/2020.
  27. Bài viết “Nước Mỹ đi về đâu?” đăng trên đài Người Việt ngày 9/12/2020.
  28. Bài viết “Ẩn ý thông điệp thiệp Giáng Sinh của cựu Tổng Thống George W. Bush” đăng trên mạng Người Việt Online ngày 17/12/2020.
  29. Bài viết “Tổng chưởng lý New York: Ông Trump sẽ ‘từ chức’ để được ân xá” đăng trên mạng Tuổi Trẻ  Online ngày 10/12/2020.
  30. Bài viết “Những người đi qua chính quyền ông Trump” đăng trên mạng Zing. News ngày 10/12/2020.
  31. Bài viết “Quan chức bầu cử tiểu bang Georgia: Ông Trump kích động bạo lực” đăng trên mạng BBC News ngày 2/12/2020.
  32. Bài viết “Cơ quan, tổ chức Mỹ bị hack: Trump im lặng, Biden đứng ra trả đũa?” đăng trên đài VOA ngày 18/12/2020.
  33. Bài viết “Từ góc nhìn CNN, ông Trump đang làm gì trong Nhà Trắng những ngày này?” đăng trên mạng Tuổi Trẻ Online ngày 22/12/2020.
  34. Bài viết “Ân xá – vũ khí quyền lực cuối cùng của Trump” đăng trên mạng VNE ngày 25/12/2020.
  35. Bài viết “Nỗi khó xử của Mike Pence” đăng trên mạng VNE ngày 29/12/2020.
  36. Bài viết “Luật sư ủng hộ Trump đòi xử bắn Pence và chụp mũ đảng Cộng Hòa là Cộng Sản” đăng trên mạng Người Việt ngày 16/11/2020.
  37. Bài viết “10 cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ cảnh báo quân đội không can thiệp bầu cử” đăng trên mạng VNE ngày 2/1/2021.
  38. Bài viết “Ông Trump gây áp lực quan chức Georgia để ‘tìm’ phiếu bầu lật ngược kết quả bầu cử” đăng trên mạng VOA ngày 4/1/2021.
  39. Bài viết “Quốc Hội chính thức xác nhận Biden thắng cử” đăng trên mạng Người Việt Online ngày 7/1/2021.
  40. Bài viết “Trump kích động bạo động tại Quốc Hội, có thể bị truất phế” đăng trên mạng Người Việt Online ngày 7/1/2021.
  41. Bài viết “Tu chính án có thể tước quyền Trump đăng trên mạng VNE ngày 8/1/2021.
  42. Bài viết “Kích động nổi dậy, cú vớt vát cuối cùng của Donald Trump” đăng trên mạng RFI ngày 7/1/2021.
  43. Romney Condemns Insurrection at U.S. Capitol – Urges unanimous affirmation of election results on Mitt money – US Senator – Utah, Wednesday, January 6, 202
  44. Sen. Lindsey Graham: “Count me out, enough is enough”
  45. Bài viết “Bạo loạn Quốc hội Mỹ: Liệu Tổng thống Donald Trump có thể bị hạ bệ?” đăng trên mạng BBC News ngày 8/1/2021.
  46. Bài viết “Sau 4 năm Trump, ánh sáng dân chủ Mỹ vừa le lói” đăng trên mạng BBC News ngày 8/1/2021.
  47. Bài viết “Nhóm Phụ Trách Khủng Hoảng Bầu Cử thảo luận về Tu Chánh Án 25” đăng trên mạng Người Việt Online ngày 7/1/2021.
  48. Bài viết “Dân Mỹ truy lùng danh tính những kẻ bạo loạn ở Đồi Capitol” đăng trên mạng Tuổi Trẻ Online ngày 8/1/2021.
  49. Bài viết “Những gì TT Trump còn có thể làm trước ngày mãn nhiệm, kể cả tự ân xá” đăng trên mạng RFI ngày 8/1/2021.
  50. Bài viết “Bộ mã vũ khí hạt nhân: Đâu là quyền hạn của tổng thống Mỹ ?” đăng trên mạng RFI ngày 10/1/2021.
  51. Bài viết “Đệ nhất phu nhân Mỹ làm gì khi bạo loạn ập đến Điện Capitol?” đăng trên mạng Thanh Niên ngày 10/1/2021.
  52. Bài viết “Trump đơn độc những ngày cuối nhiệm kỳ” đăng trên mạng VNE ngày 12/1/2021.
  53. Bài viết “Hàn gắn nước Mỹ” đăng trên mạng Đà Nẵng Online ngày 13/1/2021.
  54. Bài viết “Khác biệt trong hai lần xem xét bãi nhiệm Trump” đăng trên mạng VNE ngày 14/1/2021.
  55. Bài viết “Những kẻ bạo loạn ở Điện Capitol có ý định “bắt và ám sát” các quan chức” đăng đài VOA ngày 15/1/2021.
  56. Bài viết “Sau một loạt doanh nghiệp, thành phố New York tuyên bố chấm dứt làm ăn với Tổng thống Trump” đăng đài Cafef.VN ngày 14/1/2021.
  57. Bài viết “McConnell: Capitol mob was ‘fed lies’ and ‘provoked by the president” đăng trên báo LA Times ngày 19/1/2021.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *