Bạo loạn tại Capitol Hill ngày 6/1

946 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Sau 2 bài viết “Tản mạn về người Mỹ gốc Việt và cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ” ngày 12/11/2020 và bài “Những ngày cuối cùng của Tổng Thống Trump tại tòa Bạch Ốc ngày 20/1/2021, tác giả định viết thêm một bài về “Con người của Tổng thống Trump” nhưng thay vào đó, tác giả đưa lên mạng những hình ảnh về cuộc bạo loạn tại Capitol Hill ngày 6 tháng 1, 2021.

Sau khi Trump đã phàn nàn sai trái về gian lận bầu cử trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020 hàng ngàn người ủng hộ ông tụ họp tại Washington, D.C., vào các ngày 5 và 6 để biểu tình chống kết quả bầu cử đã được chứng nhận và đòi hỏi rằng Phó Tổng thống Mike Pence và Quốc hội bác bỏ chiến thắng của Biden. 

Vào đầu giờ chiều ngày 6 tháng 1, Trump lên án Pence đã không “làm những gì đáng lẽ phải làm để bảo vệ Đất nước và Hiến pháp của chúng ta”, mặc dù Pence không có quyền theo hiến pháp để bác bỏ chiến thắng của Biden. Lúc 4:22 chiều giờ EST, Trump kêu gọi những người ủng hộ ông trên Twitter “về nhà trong hòa bình” trong khi nói với những người bạo loạn rằng ông “yêu” họ và nhắc lại những cáo buộc sai trái của ông về gian lận bầu cử. Trong bài phát biểu của mình, Trump đã kêu gọi những người ủng hộ của mình tuần hành đến Điện Capitol của Mỹ để gây áp lực nhằm lật ngược kết quả cuộc bầu cử. Sau đó, một đám đông ủng hộ Trump đã tuần hành tới tòa nhà Quốc hội và cuối cùng xông vào tòa nhà này. Quốc hội đang trong phiên họp vào thời điểm đó, tiến hành kiểm phiếu của Cử tri đoàn và tranh luận sau khi Thượng nghị sĩ Ted Cruz của Texas và Dân biểu Paul Gosar của khu vực quốc hội thứ tư của Arizona phản đối việc kiểm phiếu Đại cử tri Đoàn của Arizona. Những người biểu tình đã vượt qua các an ninh bảo vệ và vào Điện Capitol, bao gồm cả National Statuary Hall (Trưng bày Điêu khắc Quốc gia) và Thượng viện. Tất cả các tòa nhà trong khu phức hợp Capitol sau đó đã bị phong tỏa, trong khi một số đã được sơ tán.

Hai bên đã chĩa súng vào nhau ở cửa vào các phòng của Hạ viện. Ít nhất một thiết bị nổ tự tạo được cho là đã được tìm thấy trong khuôn viên của Điện Capitol, và một thiết bị khác gần đó tại trụ sở của Ủy ban Quốc gia đảng Cộng Hòa.

Năm người được xác nhận đã chết và có những người khác bị thương nặng. Một người phụ nữ biểu tình cố gắng xông vào tòa nhà Hạ viện qua một cánh cửa có rào chắn đã bị lực lượng hành pháp bắn và sau đó đã chết. Cảnh sát Capitol Brian Sicknick tử vong sau khi bị bình chữa lửa đập vào đầu. Thêm 3 người biểu tình phải cấp cứu y tế tử vong.

Những cuộc bạo động và xông vào Điện Capitol đã được miêu tả là một cuộc nổi dậy, phiến loạn, và khủng bố nội địa. Một số nguồn đã miêu tả sự kiện này là một vụ đảo chính bất thành. Đây là lần đầu tiên Điện Capitol bị đột nhập kể từ khi Washington bị quân Anh đốt cháy trong Chiến tranh 1812.

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC BIỂU TÌNH

Cuộc biểu tình có thể chia làm 3 giai đoạn:

  • Tụ họp tại tòa Bạch Ốc: Trưa ngày 6/1 là thời điểm Quốc hội kiểm phiếu cử tri đoàn để chính thức chuẩn thuận và công bố kết quả thì ông Trump phát biểu trước một đám đông với hàng nghìn người ủng hộ tụ họp trước tòa Bạch Ốc rằng ông sẽ không bao giờ công nhận kết quả, vì cuộc bầu cử vừa qua có nhiều gian lận.

Tổng thống Trump khuyến khích những người ủng hộ ông “chiến đấu hết sức mình” (fight like hell) để “lấy lại nước ta” (take back our country) và tuần hành về phía Điện Capitol.

Luật sư Rudy Giuliani kêu gọi “xét xử qua giao đấu” (trial by combat).

Trump Jr. tuyên chiến với đảng Cộng Hòa tại cuộc phản đối bầu cử DC

Dân biểu Mo Brooks khuyến khích bạo loạn (Mo Brooks: Today, we start kicking “ass” in fighting vote results)

TNS Josh Hawley, R-Mo. giơ nắm đấm khích động bạo lực trước đám đông ủng hộ TT Donald Trump tập trung bên ngoài Capitol vào ngày 6/1/2021.

Steve Bannon là người lập ra kênh podcast War Room nổi tiếng của Steve Bannon, đã đưa Rudy Guiliani, luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump, tham gia chương trình sau cuộc nổi dậy bạo lực tại Điện Capitol của Mỹ hôm 6/1.

  • Tuần hành biến thành bạo loạn: Sau những lời phát biểu của Tổng thống Trump, đoàn biểu tình kéo đến Điện Capitol, là trụ sở Quốc hội Mỹ, tràn vào chiếm đóng phòng họp khi lập pháp đang có thủ tục đếm phiếu cử tri đoàn. Hình ảnh trụ sở Quốc hội Mỹ bị bạo loạn đã được truyền đi trên toàn nước Mỹ. Lệnh giới nghiêm từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng đã được ban ra trong khu vực Thủ đô Washington.

Tiền đình Quốc hội chìm trong hơi cay

  • Vệ binh Quốc gia và lực lượng an ninh Apitol Hill lấy tại trật tự: Hàng nghìn Vệ binh Quốc gia đã được lập tức đưa vào thủ đô và các lực lượng an ninh cảnh sát của tiểu bang Virginia cũng được đặt trong tình trang ứng chiến. Đến 7 giờ tối, trụ sở Quốc hội được giải tỏa. Quốc hội tái họp để tiếp tục kiểm phiếu cử tri đoàn.

Các thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia và cảnh sát Washington D.C. bắt, đẩy người biểu tình cách xa Điện Capitol

NHỮNG HÌNH ẢNH TRONG NGÀY BIỂU TÌNH BIẾN THÀNH BẠO LOẠN

Cuộc biểu tình bắt đầu

Người ủng hộ Trump bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Washington DC

Những người bạo loạn leo tường vào tòa nhà Quốc hội

Người ủng hộ ông Trump tràn vào tòa nhà Quốc hội

Dòng chữ “giết chết truyền thông” do người biểu tình ghi vẫn còn sót lại trên một cánh cửa trong Điện Capitol

Những người biểu tình quá khích đã đập phá đồ đạc trong Điện Capitol.

CÁC NHÂN VẬT BẠO LOẠN

Josiah Colt từ Idaho treo mình trên ban công phòng họp của Thượng viện hôm 6/1.

Một người ủng hộ Trump, được nhận diện là Adam Christian Johnson đến từ Florida, mang bục thuyết trình của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, sau đó được rao bán với giá $ 15,000. Anh ta là một trong số người đầu tiên bị truy tố

Người đàn ông trong ảnh được xác định là Jacob Chansley (còn được biết đến với tên Jake Angeli) từ Arizona, một người ủng hộ Tổng thống Donald Trump thuộc nhóm cực hữu QAnon

Enrique Tarrio, lãnh tụ nhóm Proud Boys

Ashli Babbitt, nữ quân nhân theo QAnon, người bị thiệt mạng trong cuộc bạo loạn

Bà Critine Priola từ Cleveland, tay cầm bảng hiệu ghi: “Trẻ Em Gào Thét Đòi Công Lý” đứng bên cạnh Josiah Colt từ Idaho ngồi lên ghế của Phó Tổng thống Mỹ trong cuộc bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1

Người biểu tình và lá cờ “Rambo Trump”

Người bạo loạn và lá cờ “Trump is my President”

Người đàn ông gác chân lên bàn trong văn phòng của bà Pelosy sau khi xông vào bên trong tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1 được xác định là Richard Barnett, đến từ Tây Bắc Arkansas – Ông này đã bị truy tố vì Pipe Bomb tìm thấy trong xe của ông ta.

Thông điệp để lại trên bàn bà Pelosi: “Chúng tôi sẽ không lùi bước”

Người ủng hộ Trump tràn vào bên trong tòa nhà quốc hội Mỹ ngày 6/1

Người đàn ông mang lá cờ của Liên minh Miền Nam (Confederate Flag)

Người pha rượu tại Nashville trong bộ đồ ngụy trang của cảnh sát và mẹ anh ta tại Capitol Hill đã bị bắt ngày 10/1.

Robert Sanford ở Chester, Pa., một lính cứu hỏa đã bị bắt vào ngày 14/1 vì bị cáo buộc ném bình cứu hỏa trúng 3 cảnh sát trong cuộc bạo động ủng hộ Trump tại Điện Capitol của Mỹ như được ghi lại trên video, các quan chức Mỹ cho biết.

Thiết bị tác nghiệp của phóng viên AP bị người biểu tình phá hủy

Riley June Williams, một phụ nữ ở bang Pennsylvania bị tình nghi “lấy máy tính xách tay hoặc ổ cứng ra khỏi phòng bà Pelosi”.

Hình ảnh đầu tiên của những người bị truy nã, phần lớn thuộc các nhóm thượng đẵng da trắng

Nhân viên an ninh cố thủ

Lực lượng vệ binh quốc gia được điều động đến Capitol Hill

Vệ binh Quốc gia tăng cường cho điện Capitol 12/1

Các viên chức Cảnh Sát Bảo Vệ Quốc Hội hạ cờ rủ hôm Thứ Sáu, 8 Tháng Giêng, tưởng niệm 2 đồng đội thiệt mạng trong ngày bạo loạn tại điện Capitol. 

VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG BẢO VỆ CAPITOL HILL

Quyền tài phán của Cảnh sát Quốc hội Hoa Kỳ tập trung vào tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington, D.C., các văn phòng quốc hội (Hạ viện và Thượng viện) liền kề và các tòa nhà của Thư viện Quốc hội. Khu vực tài phán này rộng khoảng 270 mẫu Anh (0.42 sq mi), với khoảng 58 mẫu Anh (0.091 sq mi) là Capitol-ground. Tính đến năm 2020, USCP có ngân sách hàng năm hơn 460 triệu USD và sử dụng hơn 2,000 cảnh sát, khiến nó trở thành một trong những sở cảnh sát được tài trợ tốt nhất và có nhân viên tốt nhất so với quy mô khu vực tài phán của nó.

Nhìn bên ngoài, ai cũng cho rằng lực lượng này phải chịu trách nhiệm về việc để cho những người bạo loạn xâm nhập tòa Quốc Hội nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Trước đó một ngày, các cơ quan liên bang đã đề nghị giúp đở nhưng bị từ chối. Chiều ngày 6/1, Thống đốc New York Andrew Cuomo đã lập tức triển khai 1,000 thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia New York tới Washington, D.C. Không ai được thấy lực lượng tăng viện vào tòa nhà như thế nào. Nếu nhìn kỹ vào sự kiện thì yếu tố chính trị đã ảnh hưởng đến việc bảo vệ tòa nhà Quốc Hội hay đi sâu hơn nửa thì biến cố này có thể đã được dàn dựng tinh vi để đưa TT Trump, các cố vấn quá khích cũng như những nhóm da trắng thượng đẵng quá khích vào tròng. Tin mới nhất cho biết có nhiều nhân viên an ninh đã xâm nhập vào toán biểu tình.

Vệ binh Quốc gia phải ngủ ở nhà xe

PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NHỮNG KẺ BẠO LOẠN

Ngày 12/1: Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã mở các cuộc điều tra hình sự đối với hơn 170 cá nhân về việc họ tham gia vào cuộc bạo động tại Điện Capitol của Hoa Kỳ bởi những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump, và các nhà điều tra đang làm việc để buộc tội những người có âm mưu khởi động và tham dự, công tố viên liên bang hàng đầu ở Washington, DC cho biết vào thứ Ba. Sherwin cho biết đến nay đã có 70 vụ án hình sự được đệ trình.

Bộ Tư pháp cũng đang cân nhắc những cáo buộc pháp lý đối với những kẻ bạo loạn nhất là những toán đi tiên phong, xung đột với lực lượng bảo vệ. Họ có thể bị kết tội xúi dục và tham gia bạo loạn với trường hợp gia trọng (significant sedition and conspiracy charges with maximum 20 years in prison) với tối đa 20 năm tù. Cho đến ngày 21/1, đã có 120 người bị bắt giữ. Phần lớn trong số 25,000 vệ binh quốc gia gởi đến Thủ đô được trả về nhà vào cuối tháng.

Vai trò của TT Trump, các người con trong gia đình như Trump Jr., Eric Trump và các nhân vật tâm phúc như luật sư Rudy Giuliani, Steve Bannon, các nhân vật Quốc Hội như Ted Cruz và Josh Hawley cũng chưa biết sẽ được giải quyết như thế nào.

KẾT LUẬN

Cựu Tổng thống Trump đã chính thức từ giả tòa Bạch Ốc sáng ngày 20/1 nhưng vụ bạo loạn ngày 6/1 vẫn còn theo đuổi ông với một kết cuộc chưa ai biết được.

Họp báo của TT Trump sau cuộc bạo loạn

THAM KHẢO

  1. Bạo loạn tại điện Capitol Hoa Kỳ 2021 – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
  2. US Capitol Police – From Wikipedia, the free encyclopedia
  3. “Feds considering sedition, conspiracy charges following Capitol riots” Posted: Jan on News 3 Channel.
  4. Bài viết “Trump and his allies set the stage for riot well before January 6”
  5. Bài viết “Trump châm ngòi cuộc tấn công Đồi Capitol từ nhiều tháng trước” đăng trên mạng VNE ngày 9/1/2021.
  6. Bài viết “Đồi Capitol ‘thất thủ’ như thế nào? đăng trên mạng VNE ngày 9/1/2021.
  7. Cảnh tan hoang trong Điện Capitol sau vụ bạo loạn” đăng trên mạng ZXing News ngày 8/1/2021.
  8. Chuyện gì đã xảy ra với lực lượng an ninh ở Điện Capitol? đăng trên mạng Washington Post ngày 8/1/2021.
  9. Bài viết “Đoạn kết buồn của Trump – Pence” đăng trên mạng VNE ngày 8/1/2021.
  10. Bài viết “Chiếm đóng điện Capitol: Vai trò của các dân biểu bang Texas bị chỉ trích” đăng trên mạng RFI ngày 8/1/2021.
  11. Bài viết “Thị trường mua bán suất ân xá nhộn nhịp trước ngày TT Trump rời chức” đăng trên mạng RFI trích từ New York Times ngày 18/1/2021.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *