Thế hệ nối tiếp – Phiên bản 9 – 2021

353 (lượt xem) |

Kể từ 2016, trong mục đích hướng về tương lai, tác giả bắt đầu sưu tập tài liệu để viết về những khuôn mặt trong thế hệ nối tiếp từ quốc nội đến hải ngoại đang đóng góp để xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, phú cường và dân chủ. Các bài viết sẽ được đưa lên mạng khi có cập nhật những tin tức mới.

TU CHỈNH

  • 18/5/2016: Hoàn tất Phiên bản 1.
  • 15/8/2016: Hoàn tất Phiên bản 2.
  • 15/8/2018: Hoàn tất Phiên bản 3.
  • 15/2/2019: Hoàn tất Phiên bản 4.
  • 10/1/2019: Hoàn tất Phiên bản 5.
  • 29/2/2020: Hoàn tất Phiên bản 6.
  • 20/9/2020: Hoàn tất Phiên bản 7.
  • 19/3/2021: Hoàn tất Phiên bản 8.
  • 10/8/2021: Hoàn tất Phiên bản 9.

 —–

  • Người “Việt-Trump” luôn có tâm lý mâu thuẫn và xung đột?
  • Steam for Vietnam và khát vọng về thế hệ kỹ sư công nghệ của Hùng Trần.
  • Câu chuyện về Jacky Ly.
  • CEO Elsa Văn Đinh Hồng Vũ – Hành trình từ 2 bằng thạc sĩ đến startup công nghệ.
  • Founder OhmniLabs – Thức Vũ: Tôi muốn làm bùng nổ việc sử dụng robot vận hành bằng trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới.
  • Maggie Vo: Hành trình khó tin của nữ ca sĩ tuổi teen Việt Nam trở thành lãnh đạo quỹ đầu tư hàng trăm triệu USD ở Mỹ.
  • Vicky Ngọc: Thần đồng gốc Việt 13 tuổi đã học 2 chuyên ngành ĐH có nguy cơ bị trục xuất vì … quá thông minh: Tại sao lại như vậy?
  • Lillian Ngô Usadi, người Việt đầu tiên được học bổng danh giá Rhodes Scholarship.
  • Khôi Nguyên Thi Ca Quốc Gia Mỹ gốc Việt, Alexandra Huỳnh.
  • Thiếu Tướng Lương Xuân Việt về hưu 25/6/2021.

—–

NGƯỜI “VIỆT – TRUMP” LUÔN CÓ TÂM LÝ MÂU THUẪN VÀ XUNG ĐỘT?

Lời tác giả: Từ khi thành lập Website Tranh Chấp Biển Đông, tác giả ít khi đề cập về Cộng đồng Người Mỹ gốc Việt tại hải ngoại vì đây là một chủ đề mang cho bất cứ người viết nào nhiều buồn hơn vui và chẳng mang lại một kết quả nào hết. Ngay trong gia đình và những nhóm bạn khá thân, bàn về Cộng đồng cũng là một đề tài nên tránh, nói ra chỉ mất thì giờ mà lại chẳng bao giờ có sự đồng thuận. Bài viết dưới đây của tác giả Nhã Duy được đăng lên báo của Cộng đồng vào tháng 3/2021 là tiếng nói ít ỏi bàn về chủ đề này và mong rằng thế hệ tương lai có thể dùng bài này để hiểu thêm về thế hệ ông cha.

(Cali Today News – Người Việt News – Sài Gòn Nhỏ). Nếu những cuộc tuần hành ủng hộ Donald Trump từng cờ xí ồn ào và liên tục trước kia trong cộng đồng người Việt tại Mỹ thì ngoài một nhóm nhỏ các cá nhân và tổ chức cấp tiến người Việt, hầu như các tổ chức cộng đồng đều im bặt hay gượng gạo lên tiếng trước nạn tấn công vào người gốc Á Châu hiện nay.

Tổng thống Trump: Kiểu gì chúng ta cũng sẽ thắng!

Các bản tin về các cuộc tuần hành hay thắp nến bày tỏ thái độ chống lại nạn kỳ thị và bạo lực nhắm vào người gốc Á, trong đó người Việt cũng là nạn nhân cho thấy chỉ có một số nhỏ người gốc Việt tham gia. Nếu những cá nhân, cơ quan truyền thông Việt từng ủng hộ Trump cuồng nhiệt, liên tục đăng hình ảnh, tin tức ủng hộ Trump trước kia thì hiện nay có vẻ né tránh sự việc này, một phần vì công luận cho rằng Trump là nguyên nhân. Cộng đồng Việt-Trump dường như luôn đứng bên lề, hay đúng hơn là luôn đi ngược lại với xã hội Mỹ mà họ đang sống.

Cộng đồng người Việt-Trump tại Hoa Kỳ vốn là một cộng đồng tự mâu thuẫn trong nhiều vấn đề. Là những người di dân, họ chống đối người di dân. Là người thiểu số, họ kỳ thị các sắc dân thiểu số khác. Là người phụ thuộc vào các chính sách dân sinh lâu đời của đảng Dân Chủ, họ chống đối đảng Dân Chủ. Là sắc dân nghèo, họ ủng hộ các chính sách dành cho người giàu. Là nhóm bị kỳ thị, họ ủng hộ những nhóm kỳ thị. Nhóm nhỏ có học vấn và thành đạt hơn thì ích kỷ, không muốn san sẻ những gì họ từng được giúp đỡ trước đây để có được hôm nay. Có thể kể thêm vô số điều khác nếu cần phải kể thêm. 

Đó là lý do trong khi các cộng đồng thiểu số, kể cả người Mỹ bản xứ đã phản đối và truất phế Donald Trump, cũng như tỉ lệ người dân đồng thuận với tổng thống Joe Biden tăng cao thì trong cộng đồng Việt, nhiều người vẫn còn đang hoang tưởng về Trump và tiếp tục phản đối vô cớ tổng thống Joe Biden cùng hệ thống nước Mỹ, dù chỉ là những lời lẽ bất nhã hay dăm câu chuyện tiểu tiết trên mạng xã hội. 

Hãy thử phân tích hiện tượng này qua những xung đột tâm lý của nhóm người Việt này với ba yếu tố mâu thuẫn và xung đột nội tại, cộng đồng và vô thức ra sao.

Xung đột nội tại xảy ra khi sống và thừa hưởng tất cả quyền công dân và quyền lợi trên đất nước Hoa Kỳ này nhưng trong vài thập niên qua, những người Việt-Trump này xem như không thuộc về nó, không quan tâm mà chỉ chú ý, hô hào vô vọng ở bề nổi cho các vấn đề không thuộc về đất nước này. Nước Mỹ với họ chỉ là con bò sữa để lạm dụng mọi quyền lợi cùng các phúc lợi xã hội có thể, để tìm kiếm cơ hội thăng tiến cá nhân và gia đình. Người tha hương thường có xu hướng nhớ về quê hương nhưng với Việt-Trump, họ quên đi đất nước này mới chính là quê hương của con cháu cùng các thế hệ kế tiếp chứ không phải nhằm thỏa mãn cảm xúc cá nhân bộc phát của riêng mình, chỉ quan tâm đến Donald Trump từ khi ông ta bất ngờ trở thành tổng thống.

Xung đột cộng đồng, tức với người khác là điều dễ nhìn nhận. Nhút nhát, sợ hãi với kẻ mạnh nhưng lại hung dữ, cao ngạo với người thua mình, một đặc tính tâm lý khó có thể giúp nhóm người Việt-Trump thật sự hòa nhập vào đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc này. Họ kỳ thị chính với cộng đồng mình khi phân biệt vùng miền, gốc gác, đến Mỹ bao lâu, thế nào. Các vụ tranh chấp, tấn công hay kiện tụng đã xảy ra khá nhiều giữa các tổ chức cộng đồng tại hầu hết các thành phố nào có người Việt sinh sống. Trong bốn năm qua, nhóm người Việt này đã chia rẽ và tấn công chính con cái, thân nhân, bạn hữu của mình chỉ vì sự ủng hộ cuồng nhiệt Donald Trump thì liệu có ai khác họ có thể chung sống? Nhiều người đi xa hơn khi công khai sỉ nhục các cộng đồng bạn và những lãnh đạo da màu khác, tấn công vào giới trẻ khác chính kiến trong chính cộng đồng mình và ủng hộ các nhóm thượng tôn sắc tộc. Đó là điều gây rủi ro chung cho cả cộng đồng gốc Việt.

Và cuối cùng là xung đột vô thức, điều xảy ra khi các yếu tố về nhận thức, tri thức bị loại trừ. Bị xem là nhóm di dân sống quần tụ nên có sự hạn chế về ngôn ngữ và văn hóa bản xứ, họ dễ tin vào các thông tin được nhào nặn có ý đồ và phù hợp với ý họ hơn là sự thật. Niềm tin vô thức thiếu tính lý trí và nhận thức dễ đưa nhóm này vào các suy nghĩ và hành động phản xã hội mà chính họ không nhận ra. Tất nhiên vẫn có một nhóm nhỏ những người mê Trump có học vấn và am hiểu ngôn ngữ thì điều này càng đáng tiếc hơn. Bởi họ đã phản bội lại nền giáo dục khai phóng, đề cao các giá trị dân chủ và con người mà họ từng theo học nhưng không thụ đắc. Bằng cấp cuối cùng chỉ còn là tay nghề chứ không phải nhân cách lẫn tư cách cần có.

Nhưng dẫu thuộc nhóm nào, sự tham lam, ích kỷ là một trong những đặc tính lớn và nguy hiểm nhất của không ít người Việt, làm suy thoái xã hội từ trong ra đến nước ngoài nói chung. Đến được Mỹ vào những thời gian kinh tế phát đạt và những chính sách an sinh dễ dàng đã được chính phủ hào phóng giúp đỡ, cũng như may mắn được thừa hưởng những điều mà các cộng đồng khác đã tranh đấu trước kia, nhóm này dường như không có những ý niệm và kiến thức lịch sử cùng tấm lòng để có thể có tâm tình cảm tạ và sống bao dung, giúp đỡ lại người khác và những người đến sau mình. Nước Mỹ chưa bao giờ mở tung biên giới dưới bất cứ nhiệm kỳ tổng thống nào như cáo buộc, các chính sách chỉ thể hiện sự nhân đạo khác nhau mà thôi. 

Mặt khác, lấy sự thành công cá nhân của một nhóm người Việt cần mẫn và có trách nhiệm với đất nước này, cũng như sự thăng tiến của thế hệ trẻ để xem như thành công của mình nên nhóm Việt – Trump này tỏ ra cao ngạo và hãnh tiến về chuyện “vẻ vang dân Việt”, dù thực chất là một cộng đồng có quá nhiều điều tiêu cực và yếu kém cần phải thay đổi. 

Muốn phát triển và thăng tiến cộng đồng thì không chỉ thôi ảo tưởng về những điều không có thật mà cho dù khó khăn hay khó nói hơn, cộng đồng Việt cũng phải thẳng thắn nhìn nhận về sự yếu kém của mình với hiện tượng cuồng mê Donald Trump đã phô bày trọn vẹn. Đó là bước đầu tiên để có thể trở thành một cộng đồng có trách nhiệm trên xứ người trước khi có thể đi xa hơn.  

Nhã Duy

HÙNG TRẦN GOT IT: TỪ CẬU SINH VIÊN NÓI TIẾNG ANH KHÔNG AI HIỂU TRÊN ĐẤT MỸ ĐẾN FOUNDER STARTUP CÓ TRIỂN VỌNG KỲ LÂN Ở SILICON VALLEY

Khi sang Mỹ học, Trần Việt Hùng chưa từng nghĩ đến chuyện mở công ty và càng không mơ tới chuyện trở thành founder của một startup có triển vọng trở thành kỳ lân (vốn hóa 1 tỷ USD trở lên) tại Silicon Valley.

Hùng Trần và Steam for Vietnam

Năm 2011, Trần Việt Hùng khởi nghiệp trên đất Mỹ. Thời điểm ấy, Hùng và một người bạn Mỹ gốc Việt còn đang là các sinh viên nghiên cứu sinh và đơn giản chỉ làm một sàn online cho gia sư sau khi thực hiện thành công hơn 400 giao dịch một cách hoàn toàn thủ công – kết nối nhu cầu học thêm thời 4.0. Cho đến nay, startup đó đã phát triển thành một công ty có trụ sở chính tại Silicon Valley (Mỹ) và chi nhánh tại Việt Nam, Hàn Quốc, và Ấn Độ.

Sau 10 năm vận hành, đổi tên từ Tutor Universe sang Got It, startup do Hùng Trần sáng lập đã huy động được hơn 25 triệu vốn từ các quỹ đầu tư nổi tiếng, đồng thời mời được Peter Relan – người được mệnh danh là “Bố già Sillicon Valley” về làm CEO.

Got It mà Hùng Trần là founder đang có triển vọng trở thành một kỳ lân mới sau khi vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, và đạt được những thành tựu quan trọng với Conversational AI – một sản phẩm về trí tuệ nhân tạo cho phép hội thoại với cơ sở dữ liệu. Một trong những ứng dụng của nó là có thể thay thế hoàn toàn con người trong nhiều hoạt động hỗ trợ khách hàng.

Người ta hay nhìn thấy Hùng Trần của Got It với những câu chuyện về sản phẩm công nghệ có tầm ảnh hưởng thế giới với phần lớn câu chuyện bắt đầu từ khi sang Mỹ du học. Còn trước đó thì sao? Cái thời đi học ở quê, mình không có nhiều nhìn nhận về tương lai, vì không ai định hướng cho mình cả. Thực ra thầy cô, bố mẹ, thậm chí là các anh chị đi trước cũng chỉ nói là lên Hà Nội để thi đại học. Hết! Gần như là vừa đi vừa dò đường, không hề có định hướng hay tầm nhìn dài hạn nào, cũng chẳng có ước mơ gì. Rồi lên đại học thì bắt đầu được đi thực tập từ năm thứ 3 ở Công ty VASC (một công ty CNTT nổi tiếng lúc đó). Lúc ấy, mình được tiếp xúc thường xuyên với Internet và nhiều thứ nữa. So với những bạn khác thì mình cũng “tân tiến” hơn một chút rồi. Nhưng cuộc sống sinh viên hồi ấy cũng khổ mà, hầu hết đi xe đạp, cuối tháng là hết tiền và chỉ nghĩ đến việc làm sao vượt qua cái tình cảnh này. Vậy nên khi tốt nghiệp đại học xong, mình cũng chỉ nghĩ đơn giản là đi làm để kiếm tiền thôi.

Đến lúc ra trường, mình làm ở Vietkey – một nhóm phần mềm có tiếng tăm ngày đó. Ban đầu mình hào hứng lắm vì được thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác và gần cuối tháng không còn lo hết tiền nữa. Nhưng sau một thời gian, khi mọi thứ chẳng có gì thay đổi, nhiều khi mình phải tự hỏi: “Nếu mình cứ như thế này mãi thì sẽ thế nào?”. Rồi mình nghĩ, nếu làm ở Việt Nam thì sẽ chỉ có như thế này thôi, còn không thì làm cho công ty nước ngoài hoặc là đi nước ngoài. Nhưng nghĩ đến đi nước ngoài thì thấy hành trang của mình chẳng có cái gì cả.

Vì sao lại “chẳng có cái gì cả”? Thực tế, tốt nghiệp đại học ra, mình đi làm, có một chút kinh nghiệm thôi, nhưng tiếng Anh lúc đó thì cũng vớ vẩn (cười). Nhìn vào cơ hội đi nước ngoài là không hề dễ nên mình phải chuẩn bị. Sau đó mình xin nghỉ việc, dành thời gian học tiếng Anh, thi các kỳ thi chuẩn như TOEFL, GRE…; rồi nộp đơn và cũng phải đến năm thứ hai thì mới đi Mỹ được.

Thời gian học ở Mỹ đã ảnh hưởng như thế nào đến tư duy và các quyết định sau này của anh? Khi mới sang, mình vẫn còn tính “trẻ trâu”, kiểu của mấy bạn sinh viên Việt Nam được học bổng, điểm ngoại ngữ rất cao, nên cứ nghĩ mình ngon. Húng lắm! Nhưng điểm ngoại ngữ cao chỉ là trong kỳ thi thôi. Sang bên đấy, ngay lập tức mình được đưa vào môi trường ở hệ sau đại học: đọc, viết, nghe giảng và thậm chí còn phải thảo luận bằng tiếng Anh nữa. Những điều này làm cho mình cảm thấy cực kỳ sợ và bất lực. Bởi khi bước vào giảng đường, mình tham gia nhóm nghiên cứu và phải thảo luận rất nhiều nhưng lại không nghe, không hiểu, không nói được. Bạn cứ thử nghĩ cảm giác của mình khi “vừa bị câm, vừa bị điếc” thì sẽ thế nào.

Trong những lúc khó khăn và phải vật lộn như vậy, mình lại gặp được những người dành thời gian giúp mình, chẳng vì cái gì cả. Vì lúc đó giúp mình thì họ được gì đâu. Họ còn chẳng biết mình là ai nhưng vẫn giúp rất tận tình và chân thành. Thậm chí, lúc đầu mình còn chẳng tin người ta lại tốt và cực kỳ thành thật như vậy. Đó còn là những người giỏi nhưng rất nhẹ nhàng, khiêm tốn … Chính thời gian học ở Mỹ đã đem lại cho mình bước ngoặt về tư duy và mình có được ngày hôm nay là nhờ nhiều người đã giúp đỡ mình vô điều kiện từ những ngày “vừa câm, vừa điếc” đó.

Anh có nhớ ai nhất trong số những người từng giúp mình khi còn học ở Mỹ? Thời gian đầu mình may mắn được giới thiệu với một người bạn của sếp cũ, là người Mỹ và rất nổi tiếng. Khi gặp mình, ông ấy biết ngay là mình không hiểu, không nghe được. Sau đó, ông ấy dành rất nhiều thời gian chỉ cho mình từng cái một, ví dụ như việc giải thích về mặt văn hóa, ở tình huống thế này thì cư xử ra sao là phù hợp.

Rồi cuối tuần ông ấy còn đưa mình đến những khu vực mà người châu Á thường ít tới, để giúp trải nghiệm về môi trường, cách suy nghĩ khác, thấy hệ thống giá trị khác, cách mọi người đối xử với nhau cũng khác. Cũng vì được gặp những người như ông ấy, mình đã có một bước ngoặt trong suy nghĩ bởi thấy cơ hội học được những điều rất mới và cố gắng học càng nhiều càng tốt trong thời gian ở trường. Đó thực sự là một bước ngoặt trong cuộc đời của mình. Kể từ khi bắt đầu học kỳ thứ 2, mặc dù học chuyên môn chính là Computer science nhưng khi sang trường Business school, người ta có Leadership academy dạy rất nhiều môn hay và miễn phí nên mình đăng ký học nhiều lớp. Ví dụ như họ dạy mình các kỹ năng mềm từ viết lách, trình bày, thậm chí ăn mặc sao cho phù hợp, rồi cả các môn về kế toán, nhân sự… Lúc đấy mình cũng không nghĩ là sẽ lập công ty gì đâu, chỉ thấy có cơ hội thì cứ học thôi. Còn về mặt tâm lý, mình cảm thấy cực kỳ thú vị, và sung sướng vì được học nhiều thứ rất mới mà với thầy xịn nhất luôn. Cũng kể từ đó, mình kết bạn với nhiều người Mỹ, các nước khác và cảm thấy thoải mái ở một môi trường đa văn hóa, không còn kiểu rụt rè. Những thứ đó giúp mình có thêm nhiều kiến thức mới và cả góc nhìn khác nữa.

Có vẻ như quá trình học Tiến sĩ ở Mỹ của anh rất thuận lợi và sau đó là khởi nghiệp? Khởi nghiệp là từ năm thứ 4 nhưng việc học hành ở Mỹ cũng có lúc không suôn sẻ lắm. Lúc đầu mình định sang Mỹ làm tiến sĩ về an ninh mạng, vì nghĩ ngành đấy “cool ngầu” như kiểu hacker ấy, và đó cũng là ngành quan trọng nữa. Nhưng mà học 2 năm thì một ngày bỗng dưng bà giáo sư hướng dẫn của mình bỏ việc. Thế là mình bơ vơ. Lúc ấy, mình có 2 lựa chọn. Một là học cho đủ tín chỉ để lấy bằng Thạc sĩ rồi về Việt Nam. Hai là chọn giáo sư khác và làm lại từ đầu. Mình cực kỳ hoảng loạn, vì vừa mới đưa vợ con sang. Lúc ấy, mình đã học gần đủ tín chỉ rồi, nếu một học kỳ nữa thôi là tốt nghiệp và có bằng thạc sĩ. Thế nhưng mình chưa hề chuẩn bị cho việc tốt nghiệp sớm như thế. Vợ con vừa sang chẳng lẽ lại quay về Việt Nam? Nên mình quyết tâm phải “chiến lại”, và tìm giáo sư khác. Mình nói chuyện với nhiều người và cuối cùng cũng tìm được một giáo sư có chuyên ngành nghiên cứu mình thích thú: AI (trí tuệ nhân tạo) và Data Mining. Ngày ấy chả mấy người quan tâm đến ngành này nhưng nó lại trở thành may mắn của mình (cười).

Chuyển sang một chuyên ngành rất mới sau khi đã học 2 năm ở chuyên ngành khác, làm thế nào để anh theo kịp và có công trình nghiên cứu để tốt nghiệp Tiến sĩ? Đúng là rất thách thức vì mình không có nhiều kiến thức nền tảng về ngành này, trong khi yêu cầu phải đủ kiến thức để nghiên cứu được. Ngày xưa học ở ĐH Bách Khoa cũng chỉ biết được tí, có nhiều đâu. Đến năm thứ 3, mình quyết tâm phải học được đủ kiến thức cơ bản để có thể tiếp tục được. Cả năm đó, mỗi ngày mình chỉ ngủ 3 tiếng. Hết năm thứ 3 thì mọi thứ bắt đầu có kết quả tốt hơn, vì mình vừa bổ sung được kiến thức nền vừa tìm ra được một mảng mới cho nghiên cứu. Không những thế, mình còn xây dựng được một hệ thống từ thu thập dữ liệu cho tới các cách tiếp cận cho giải thuật mà sau này một số sinh viên khóa sau vẫn tiếp tục dựa vào hệ thống đó để tốt nghiệp được. Sau khi xuất bản được một số nghiên cứu và thấy “êm” rồi, mình cũng nghĩ là chắc mình không hợp làm giáo sư, nên chuẩn bị ôn luyện để vào làm việc ở mấy công ty lớn như Google, Facebook… Mình xác định là không đi theo ngạch học thuật nên cố gắng làm cho đủ chứ không thì hệ thống đó cũng có thể cho ra được nhiều hơn các kết quả có thể công bố được.

Vậy cơ hội khởi nghiệp với Tutor Universe được tạo ra như thế nào? Có một sự kiện đến một cách khá tình cờ. Thời đi học bên đó mình hay đi làm gia sư và rất hợp, lại kiếm được nhiều tiền hơn là làm thư viện hay các việc khác ở trong trường nhiều lần. Thường các việc khác chỉ được 8-10 USD/giờ trong khi gia sư là 50 USD/giờ.

Đến kỳ thi thì sinh viên đổ dồn đến học, mình cũng không có thời gian để nhận kèm tất cả vì cũng bận thi nữa. Thế nhưng, mình cũng không muốn mất học sinh, bởi nếu họ tự tìm được gia sư khác là mất mối. Thế là mình tìm mấy người bạn ở các trường khác nhờ giúp, dạy qua Skype, rồi trả tiền qua Paypal. Lúc đó, mình chỉ giúp kết nối thôi chứ không thu phí, miễn là giữ mối hộ mình, đừng để họ đi học người khác. Sau khi kết nối tới 400 buổi học như vậy thì mình phát hiện ra một nhu cầu khác với cách làm gia sư truyền thống diễn ra cả trăm năm nay rồi: đó là hẹn nhau ở thư viện, quán cà phê, giảng đường … rồi trả tiền mặt. Nhưng nhờ có công nghệ, mình không cần gặp trực tiếp nữa, mà có thể học qua mạng và gặp nhau bất cứ lúc nào.

Lúc đó, mình nghĩ là với dữ liệu của hàng trăm buổi học như vậy, sao không xây một cái sàn giao dịch như kiểu “eBay cho gia sư”: ai giỏi môn nào, có xác thực được email của trường đại học, đăng profile lên để sinh viên nhìn thấy và đặt lịch thôi. Nguyên tắc ban đầu của Tutor Universe đơn giản như vậy nhưng nó hoạt động tốt.

Khi xây dựng “eBay cho gia sư”, làm thế nào để anh giải quyết vấn đề về uy tín, cũng như tranh chấp nếu người học khiếu nại? Đầu tiên mình phải tìm cách xác minh người dạy và profile đầy đủ. Nếu là sinh viên cần có email của trường đại học. Tiếp theo là sau mỗi buổi học diễn ra, mình giữ lại khoản phí trong 72 tiếng, không trả ngay cho gia sư. Mục đích là trong 72 tiếng đó, sinh viên có thể kiện nếu gặp gia sư “lởm”. Nếu khiếu nại đúng thì mình trả lại tiền cho sinh viên. Cuối cùng là Tutor Universe có hệ thống đánh giá, chấm điểm. Ai mà dạy không tốt bị rating, review, comment xấu thì sẽ rất khó có học viên mới bởi mỗi người chỉ có một tài khoản theo email định danh thôi. Đó là cách mình đảm bảo tốt nhất có thể về gia sư trên hệ thống. Thực tế, Tutor Universe tuân theo tất cả nguyên tắc của một sàn giao dịch 2 chiều và có thu phí.

Thời gian đầu Tutor Universe hoạt động ra sao? Lúc đầu, nó hoạt động rất ngon. Từ chỗ chưa bao giờ nghĩ là sẽ thành lập công ty hay trở thành doanh nhân hoặc làm startup thì mình có một sản phẩm rất thành công. Tutor Universe cũng được trường hỗ trợ rất nhiều bởi trong lịch sử ngành Khoa học Máy tính của Đại học Iowa mới có startup này là công ty công nghệ thứ 2 phát triển một cách kỳ diệu thôi. Trường hỗ trợ nhiều lắm: cần văn phòng cho văn phòng, cần máy tính cho máy tính, nhiều khi bọn mình cần thực tập sinh nhà trường cũng trả tiền cho thực tập sinh đến công ty làm việc … Đội ngũ của Tutor Universe rất nổi ở trường. Hồi năm 2012, bọn mình đem sản phẩm tham dự các cuộc thi ở trường thì cứ thi đâu là thắng giải ở đó, tổng giải thưởng của cả năm lên tới 60,000 USD. Năm sau, người ta mời mình làm giám khảo để… khỏi phải thi nữa. Thậm chí, cả chính quyền tiểu bang Iowa cũng cho 150,000 USD để tiếp tục phát triển Tutor Universe vì thấy bọn mình làm tốt, tạo ra công ăn việc làm trong bang. Lúc đấy, bọn mình còn gọi được cả vốn nữa. Tất cả mọi thứ cứ như là trong mơ vậy.

Vì sao đang hoạt động “như mơ” tại bang Iowa mà anh lại quyết định chuyển sang Silicon Valley? Mọi thứ đang hoạt động rất tốt, nhưng muốn phát triển thêm thì rất khó. Khi đó, có những quỹ đầu tư mạo hiểm tiếp cận và muốn đầu tư nhưng họ không nhìn thấy tương lai lớn mạnh hơn nếu cứ phát triển Tutor Universe ở Iowa. Thực tế, có tiền cũng không thuê thêm được người giỏi nữa vì khu vực ấy có bao nhiêu kỹ sư phần mềm giỏi thì bọn mình đều biết hết rồi. Mùa hè năm 2013 thì cơ hội đến sau khi mình thất bại trong rất nhiều lần phỏng vấn với nhà đầu tư từ Chicago, Austin, Seattle, San Francisco… Khi phỏng vấn với Peter Relan (người được mệnh danh là “Bố già Silicon Valley) thì ông ý nhận lời ngay. Đến tháng 9/2013 thì bọn mình chuyển sang Silicon Valley. Sau này, Peter Relan làm CEO của Got It và trở thành một đồng sáng lập mới.

Như vậy là chuyển sang Silicon Valley cũng gắn liền với việc chuyển Tutor Universe thành Got It? Khi chuyển sang Silicon Valley, bọn mình đánh giá lại sản phẩm thì thấy mọi thứ hoạt động vẫn rất tốt. Tuy nhiên, nếu cứ làm như vậy thì Tutor Universe sẽ chỉ là một công ty vừa thôi, khó thành một công ty tăng trưởng nhanh và siêu lớn được. Ngồi nhìn lại thì thấy đối tượng người dùng của Tutor Universe vẫn rất tiềm năng, nhưng mình phải thay đổi sản phẩm vì làm trên web cực kỳ bất tiện, không hợp thời đại. Lúc đó là thời đại của smartphone rồi, tỷ lệ người trẻ dùng smartphone rất cao và di chuyển rất nhiều. Bây giờ phải tạo ra sản phẩm giúp người dùng smartphone có được sự giúp đỡ họ cần nhưng phải nhanh gọn, chứ không phải ngồi trước màn hình máy tính học với gia sư như trước. Lúc đấy, khi phân tích lại nhiều buổi học thì mình thấy thực tế là sinh viên chỉ cần trả lời một câu hỏi thôi nhưng vẫn phải book gia sư nguyên một buổi học để giải đáp. Khi đi khảo sát lại sinh viên thì nhu cầu cũng đúng như vậy. Đó là tiền đề đầu tiên để mình chuyển đổi Tutor Universe thành Got It, giúp sản phẩm bắt được xu hướng của thời đại smartphone và cũng mở ra một thị trường lớn hơn. Thế nhưng khi làm ra sản phẩm đầu tiên thì nó không ổn. Sản phẩm đầu tiên làm giống như kiểu Quora (một nền tảng về hỏi đáp trực tuyến theo yêu cầu), mọi người dùng mobile app (Got It) gửi câu hỏi lên, sau đó gia sư vào trả lời câu hỏi đó. Nhưng khi ấy không ai dùng cả. Lúc đó mình cực kỳ stress, có lúc lâm vào trạng thái tuyệt vọng luôn.

Đang phát triển “như trong mơ” với Tutor Universe, tại sao đổi thành Got It mà đã tuyệt vọng ở Silicon Valley chỉ trong một thời gian ngắn như vậy được? Sau khi khi bọn mình chuyển sang Silicon Valley thì tiểu bang Iowa đòi lại số tiền 150,000 đã cho trước đó (cười). Khi chuyển sang một nơi mới, đồng thời cũng chuyển đổi sản phẩm thì tất nhiên không thuận lợi như ở Iowa.

Còn các nhà đầu tư ở Silicon Valley cam kết đầu tư 120,000 USD trong vòng 9 tháng; cứ mỗi 3 tháng sẽ rót 40.000 USD nhưng phải đạt được milestone (kết quả) cam kết thì người ta mới rót tiền tiếp. Còn nếu mình không đạt milestone thì lúc đấy tiền cũ đã tiêu hết, tiền mới người ta không đầu tư nữa là mình “về mo” (sập startup). Vì thế, mình cực kỳ stress vì tiền sắp hết rồi mà sản phẩm thì không chạy. Khi ấy mình phải thương lượng mãi, xin thêm 3 tháng để sửa sản phẩm.

Trong 3 tháng, làm thế nào để Got It thoát khỏi “vũng lầy” tuyệt vọng đó? Khi nhà đầu tư đồng ý thì mình đóng cửa văn phòng, không làm sản phẩm nữa, tất tần tật từ quân đến tướng đều đi ra đường gặp học sinh, sinh viên, tìm hiểu tại sao họ không dùng sản phẩm của mình, cái gì họ thực sự cần và không cần … Cứ tầm 3h thì hội học sinh cấp 3 ở vùng Menlo Park học xong và hay mua đồ uống ở Starbucks, bọn mình cầm phiếu quà tặng đi phát và ngồi nói chuyện với học sinh. Sau 3 tháng liền, cuối cùng bọn mình cũng hiểu được tại sao sản phẩm mình làm ra không ai dùng. Bởi hội học sinh ở đó không đứa nào biết Quora là gì cả và cũng không quan tâm đến cái đó. Những cái mà đội đó quan tâm từ lúc ngủ dậy cho đến đi ngủ trên mobile chủ yếu là mấy động tác thôi: chụp ảnh, đăng lên mạng xã hội, chat… Đó cũng là hoạt động chủ yếu của người dùng trên các app mobile lớn nhất như Facebook, Instagram, Snapchat, Messenger, Text Message. Những thứ mình làm trước đây chả ăn nhập gì với những việc đó cả, không tận dụng được những hành động giống như bản năng tự nhiên của giới trẻ với smartphone. Ngoài ra, một vấn đề nữa là người hỏi cần có câu trả lời nhanh, rất nhanh. Trong khi đó thì app của mình post câu hỏi lên mãi mới có một ông trả lời, nếu hỏi tiếp thì lại phải đợi. Trong khi đó có câu hỏi thì 5-7 ông vào trả lời luôn hoặc không có ai trả lời cả … Hiểu được những vấn đề đó, bọn mình về thiết kế lại app hoàn toàn mới, vứt hết cái cũ và làm lại.

Hùng Trần và Got it

Ví dụ người dùng cần hỏi hay bài giảng, họ chụp ảnh, đăng lên Got It và sau đó sẽ được chat với một chuyên gia, đúng với những gì mà giới trẻ vẫn làm hàng ngày. Kể từ đó, câu hỏi đặt ra luôn có người trả lời ngay, và chỉ 1 chuyên gia chứ không phải 5-7 người vào trả lời nữa. Sau khi sản phẩm sửa được đưa ra thì nó hoạt động ngay lập tức, tăng trưởng điên cuồng: cứ hai tháng lại gấp đôi, đến phát sợ (cười).

Sau khi làm lại sản phẩm Got It thành công như vậy thì anh có gặp phải khủng hoảng nào khác không? Sau khi vấn đề sản phẩm được giải quyết thì công ty bắt đầu tăng trưởng, huy động được các vòng vốn nhỏ. Mọi thứ đang ngon và đến vòng seed-round (vòng hạt giống) với số vốn gọi tầm hơn 2 triệu USD, đang đàm phán với nhà đầu tư thì bạn co-founder (một người Mỹ gốc Việt) bỏ cuộc. Lúc ấy, nhà đầu tư nói với mình đại ý là: bọn tao đầu tư ở giai đoạn này là vì tin tưởng chúng mày, mà giờ còn mỗi mình mày. Nhỡ mấy bữa nữa mà mày stress quá, cũng bỏ nốt thì tiền của bọn tao vứt đi hết à? Khi đó mình phải thuyết phục họ cho thêm thời gian 3 tháng để vực dậy công ty, tuyển thêm người và họ mới quyết định đầu tư tiếp. Đó là năm 2014. Trong cả hành trình làm Got It cho đến bây giờ, năm 2014 là năm stress nhất mà là stress từng ngày một chứ không phải thỉnh thoảng mới bị. Từng ngày một thật đấy.

Năm đó mình phải đưa vợ con về Việt Nam mà, vì công ty ở Mỹ có thể “chết” bất cứ lúc nào. Trẻ con đang đi học mà gặp phải tình cảnh “toang” như vậy thì chết dở. Mình bảo với vợ: “Thôi ba mẹ con tạm thời về Việt Nam. Tình huống xấu nhất vẫn còn ông bà, có mọi người, vẫn có thể đi làm và sống được. Chứ ở bên này cả gia đình mà công ty của bố có thể ‘đi’ bất cứ lúc nào như vậy thì trong 30 ngày phải rời Mỹ. Trẻ con đang đi học mà bị như vậy thì nó sốc lắm”. (Theo quy định của Mỹ, nếu công ty do một người nước ngoài sáng lập mà phá sản – trong trường hợp của Got It là không có tiền để tiếp tục trả lương cho nhân viên theo tuần, thì người đó phải rời nước Mỹ trong vòng 30 ngày nếu không tìm được việc làm).

Hết năm 2014 thì mọi việc ổn. Khi gọi vốn được vòng seed-round thì Got It không còn là startup “trẻ trâu” nữa mà đã trở thành một công ty khá nghiêm túc. Kể từ lúc đó thì công ty phát triển quy củ hơn và tăng trưởng thần tốc, đến năm 2015 thì gọi vốn thành công vòng Series A… và mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vì thế, năm 2014 có thể gọi là năm “Make or Break” của mình.

Bài: Quỳnh Lê – Hoàng Ly Ảnh: Tuấn Mark – Bảo AnhThiết kế: Hương Xuân

CEO ELSA VĂN ĐINH HỒNG VŨ – HÀNH TRÌNH TỪ 2 BẰNG THẠC SĨ ĐẾN STARTUP CÔNG NGHỆ

CEO ELSA Văn Đinh Hồng Vũ đã có những chia sẻ rất chân thành về trải nghiệm học tập cũng như về con đường xây dựng, phát triển ELSA Speak – ứng dụng luyện phát âm tiếng Anh tích hợp công nghệ AI hot nhất hiện nay.

CEO ELSA Văn Đinh Hồng Vũ

Từ bỏ công việc đáng mơ ước để theo đuổi con đường học thuật: Trưởng thành trong gia đình luôn tin tưởng vào giá trị của giáo dục, Văn Đinh Hồng Vũ sở hữu thành tích nổi bật ngay từ năm thứ nhất ĐH Ngoại thương TP. HCM với việc duy trì thành tích học tập tốt đồng thời thông thạo ba ngoại ngữ (Anh, Nhật, Trung). Vào những năm 2000, khi việc xuất ngoại còn khá xa lạ với các bạn trẻ Việt, cô gái đôi mươi Hồng Vũ gây dựng được “thương hiệu” cá nhân khi đặt chân đến 10 quốc gia để tham gia các hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề giáo dục và hướng nghiệp toàn cầu. Tốt nghiệp, Hồng Vũ nhanh chóng trúng tuyển làm trợ lý Tổng Giám đốc của Maersk – tập đoàn vận tải và năng lượng có chi nhánh trải khắp 136 quốc gia khi tuổi đời còn rất trẻ.

Đang sở hữu công việc đáng mơ ước, Hồng Vũ khiến nhiều người bất ngờ khi bỏ ngang để theo đuổi con đường học thuật. Đó là một quyết định không hề dễ dàng. Nhớ lại, chị Vũ chia sẻ: “Bản thân mình rất yêu quý công ty, những người cộng sự và có một người sếp tốt nhất trên đời. Nhưng sau nhiều năm tại Maersk, Vũ nhận ra rằng dù có tiếp tục thăng tiến, đạt đến nhiều vị trí cao thì Vũ vẫn biết rằng đây không phải đam mê của đời mình.”

“Đam mê thực sự của mình là gì?” – Câu hỏi đã thôi thúc cô gái trẻ quyết định rời Maersk và đến Mỹ, học MBA để nhìn lại bản thân và tìm kiếm đam mê và quan trọng hơn là tìm được sự can đảm để theo đuổi giấc mơ của chính mình. Bắt đầu hành trình MBA tại ĐH Stanford, chị Vũ bị choáng ngợp bởi hệ thống giáo dục. “Vũ nhận ra mình thật may mắn khi được thụ hưởng nền giáo dục tầm cỡ thế giới và thực sự hy vọng có thể mang một phần nào đó của hệ thống này về cho người Việt.” – chị Vũ bộc bạch. Hồng Vũ xác định không có cách nào tốt hơn là trang bị cho mình những kiến thức chuyên sâu về giáo dục. Và rồi chị quyết tâm chinh phục tấm bằng thạc sĩ thứ hai về Giáo dục tại Trường Giáo dục Stanford. Hồi tưởng lại quá trình học tập, chị Vũ nhận định: “Du học đã dạy cho Vũ những bài học quý giá, không chỉ là về nền tảng giáo dục, kinh doanh mà còn giúp Vũ trưởng thành, hiểu bản thân hơn, đồng thời học được cách làm việc với nhiều người từ nhiều nền văn hóa khác nhau”.

Phát triển ELSA Speak – Ứng dụng học Tiếng Anh lọt top 5 thế giới: Khi được hỏi về ý tưởng xây dựng ELSA chị Vũ nhớ lại thời gian tại Mỹ: “Mặc dù bản thân có vốn ngữ pháp, từ vựng, đọc viết tiếng Anh tốt nhưng ban đầu Vũ khó xin việc do hạn chế về khả năng giao tiếp”. Từ đó, chị quyết tâm cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh. Hồng Vũ may mắn có bạn thân là người Mỹ chỉnh phát âm cho chị từng chút một, trong 6 tháng luyện liên tục. Chị chia sẻ: “Nhờ bạn “thẳng tay”, thấy Vũ nói sai cứ dừng lại để chỉnh sửa mà Vũ nói tốt lên và dần dần trở nên tự nhiên khi giao tiếp tiếng Anh.”

Bên cạnh đó, chị Vũ nhận ra còn rất nhiều bạn trẻ trên thế giới đang gặp khó khăn trong việc giao tiếp tiếng Anh. Đó luôn là nỗi trăn trở, băn khoăn của cô gái trẻ. “Không phải ai cũng may mắn có bạn thân là người Mỹ như Vũ. Ở các nước tiên tiến, họ sẵn sàng chi trả khoảng 100 đến 200 USD một giờ để nhận hỗ trợ của chuyên gia. Chi phí này là quá cao!” – Chị Vũ nhận định.

Thời điểm đó, chị quan sát thấy công nghệ nhận diện giọng nói được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chưa có ai ứng dụng vào việc dạy ngoại ngữ. Đó là lý do chị bắt tay vào nghiên cứu công nghệ này và khởi động cuộc hành trình mới mang tên ELSA Speak – một người bạn tận tâm và chuẩn xác như bạn của chị. Chị Vũ cho biết: “Ban đầu tụi Vũ sử dụng API của Google để phát triển ELSA, nhưng công nghệ nhận diện giọng nói của Google có độ chấp nhận sai số rất lớn, nghĩa là bạn có nói sai thì công nghệ vẫn sẽ hiểu và thực hiện mệnh lệnh của bạn. Đó chính là trở ngại của việc học ngôn ngữ vì người học không biết đúng sai như thế nào”. Từ đó, Hồng Vũ cùng các cộng sự xây dựng lại thuật toán mới hoàn toàn, thu thập rất nhiều dữ liệu để tạo ra khả năng độc quyền là nhận diện lỗi sai và hướng dẫn sửa từng âm tiết của ELSA Speak hiện nay.

Hành trình của ELSASpeak: Năm 2016, vượt qua 1,200 đối thủ, một start-up giáo dục của hai cô gái người Việt vừa giành chiến thắng tại một cuộc thi khởi nghiệp uy tín tại Mỹ. Phần mềm luyện nói tiếng Anh có tên gọi Elsa của 2 cô gái Việt là Văn Đinh Hồng Vũ (33 tuổi) và Ngô Thùy Ngọc Tú (29 tuổi) cùng tiến sĩ Xavier Anguera (Tây Ban Nha) đã giành giải nhất tại cuộc thi SXSWedu (Mỹ) vừa kết thúc hôm nay (10/3) tại Mỹ. SXSWedu là một cuộc thi khởi nghiệp về công nghệ giáo dục được tổ chức tại thành phố Austin (bang Texas). Cuộc thi này là một phần trong chuỗi sự kiện SXSW (South by South West), vốn được xem là sự kiện lớn nhất nước Mỹ dành cho ngành công nghiệp sáng tạo.

Dự án có mục tiêu là ứng dụng các tiến bộ mới nhất trong công nghệ nhận dạng giọng nói để giúp đỡ mọi người phát âm tiếng Anh đúng chuẩn. Thông qua công nghệ học máy (machine learning) do công ty tự phát triển, hệ thống của Elsa có thể tự động phân tích được từng âm một để giúp người học có thể biết chính xác họ đang bị sai ở âm nào, và được chỉ dẫn cụ thể để phát âm đúng. Bên cạnh nền tảng kỹ thuật, Elsa còn được sự tư vấn của chuyên gia luyện giọng Paul Meier, người từng tham gia nhiều bộ phim Hollywood và lồng tiếng cho nhiều mẫu quảng cáo của các thương hiệu lớn. Nhờ vậy, khi người dùng nói bất kỳ từ và câu tiếng Anh nào trước điện thoại, ứng dụng Elsa sẽ tự động ghi và phân tích, nhận diện giọng nói để giúp họ nhận ra những từ chưa đúng với tiếng Anh của người bản xứ. Ứng dụng này đã có mặt trên hệ điều hành Android và iOS. Với công nghệ ngày càng tiên tiến, khả năng nhận diện giọng nói và phát hiện lỗi sai của ELSA Speak ngày càng chuẩn xác hơn. Hiện nay ELSA Speak đang có hơn 10 triệu người dùng đến từ 101 quốc gia. Hiện tại, quỹ FPT Ventures đã tham gia bỏ vốn vào Elsa, bên cạnh 2 nhà đầu tư cá nhân khác.

Thị trường của ELSA Speak: Sau khi Gradient Ventures – quỹ mạo hiểm chuyên đầu tư vào Trí tuệ Nhân tạo của Google đầu tư 7 triệu USD hồi tháng 02/2019, ELSA, ứng dụng học nói tiếng Anh có tích hợp Trí tuệ Nhân tạo (AI) vừa công bố sẽ tham gia vào thị trường Thái Lan. Cụ thể, Elsa sẽ hợp tác độc quyền cùng SEAC – tập đoàn giáo dục 28 năm kinh nghiệm đào tạo và phát triển nhân lực lớn nhất xứ Chùa Vàng. Theo thỏa thuận hợp tác, SEAC sẽ đưa giải pháp “Elsa 3 trong 1” đến 770 doanh nghiệp lớn nhất tại Thái Lan, và 1,310 trường học (bao gồm 570 trường công lập, 740 trường dân lập).

Giai đoạn đầu, Elsa và SEAC sẽ tập trung vào nhóm doanh nghiệp trong một vài ngành cụ thể như nhà hàng – khách sạn. Là start-up trong giai đoạn tăng trưởng tuy nhiên Hồng Vũ khẳng định họ chọn đối tác chiến lược rất kỹ càng. Bởi, đối tác này không chỉ hỗ trợ kinh doanh mà còn trở thành đại diện thương hiệu, giá trị của Elsa. Với kinh nghiệm gần 3 thập kỷ tại Thái Lan, Elsa kỳ vọng sẽ chinh phục được thị trường này trong thời gian ngắn nhất. Đây cũng là nền tảng để Elsa thực hiện các bước kế tiếp, tiến đến chinh phục 1,5 tỷ người học tiếng Anh trên toàn cầu, với quy mô thị trường trên 63 tỷ USD. “Tại thị trường Thái Lan, có thể học viên không hoài nghi về độ chính xác trong chỉnh lỗi phát âm của ứng dụng nhưng sẽ phải thay đổi tư duy, học tiếng Anh thông qua giải pháp công nghệ thay vì phương thức truyền thống”, Hồng Vũ chia sẻ và cho biết, đã có những tiêu chí được thoả thuận giữa 2 bên nhằm đánh giá hiệu quả hợp tác. Ví dụ, trong 1 năm tới, doanh thu từ lượng khách hàng với SEAC không đạt trên 1 vài triệu USD trở lên “nghĩa là mối quan hệ nhỏ bởi Thái Lan là thị trường tiềm năng”.

Hiện, có hơn 5 triệu người sử dụng Elsa tại 100 quốc gia, trong đó, tại Việt Nam có gần 3 triệu người học.

FOUNDER OHMNILABS – VŨ DUY THỨC: TÔI MUỐN LÀM BÙNG NỔ VIỆC SỬ DỤNG ROBOT VẬN HÀNH BẰNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Vũ Duy Thức – cái tên không mấy xa lạ đối với cộng đồng du học sinh Việt và người Việt ở hải ngoại, khi nhận danh hiệu tiến sĩ của Đại học Stanford danh giá ở độ tuổi 28. Anh còn là niềm cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khi tham gia sáng lập hàng loạt startup công nghệ.

Trong danh sách hơn 100 người Việt trẻ tài năng về nước dự Chương trình kết nối mạng lưới Đổi mới sáng tạo, TS. Vũ Duy Thức, nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Công ty OhmniLabs, chuyên sản xuất robot kết nối trực tuyến tại Thung lũng Silicon (Mỹ), đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người.

Robots of OhmniLabs

Vũ Duy Thức là một trong những người khai sinh robot gia đình và là người Việt Nam duy nhất được Silicon Valley Business Journal – Tạp chí kinh doanh có uy tín tại Mỹ, vinh danh là một trong 40 nhân vật dưới 40 tuổi có thành tích ấn tượng tại Silicon Valley (Mỹ) năm 2017. Xuất thân là học sinh chuyên khối Tin học ở Trường THPT Năng Khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM), Vũ Duy Thức từng đoạt nhiều giải nhất cấp quốc gia về tin học ở các cuộc thi tại Việt Nam và Mỹ. Vũ Duy Thức cũng có nhiều công trình nghiên cứu được công bố tại các hội nghị và tạp chí khoa học quốc tế.

Tốt nghiệp cử nhân với điểm tuyệt đối 4/4 (hạng ưu) tại đại học danh tiếng về công nghệ tin học – Carnegie Mellon, Vũ Duy Thức cũng đồng thời đoạt giải thưởng “Sinh viên ưu tú nhất” của Hiệp hội Nghiên cứu Tin học Mỹ (CRA), được cấp học bổng toàn phần bậc tiến sĩ tại 7 trường đại học hàng đầu của Mỹ. Năm 2010, Vũ Duy Thức lấy bằng tiến sĩ công nghệ thông tin, chuyên ngành trí tuệ nhân tạo (AI) tại Đại học Stanford (Mỹ), khi anh 28 tuổi và là người Việt trẻ nhất từng nhận bằng tiến sĩ. Lấy bằng Tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo tại Đại học Stanford (Mỹ), đồng thời sáng lập 3 startup công nghệ nổi tiếng (Katango, OhmniLabs, Kambria) Vũ Duy Thức là một người Việt có tầm ảnh hưởng tại Silicon Valley. Năm 2017, anh được Silicon Valley Business Journal vinh danh là một trong 40 nhân vật dưới 40 tuổi có ảnh hưởng lớn nhất tại Silicon Valley.

Thức có lối nói chuyện nhẹ nhàng, khiêm tốn và không có những phát ngôn “đình đám”. Thế nhưng, chàng tiến sĩ Stanford là founder của 2 startup đình đám hiện nay về robotics và blockchain là OhmniLabs và Kambria chỉ có ước mơ giản dị là “bổ sung thêm nhiều trải nghiệm thú vị mới với công việc mình đang làm”. Hiện tại, OhmniLabs mà Thức làm founder kiêm CEO đã sản xuất được hàng nghìn robot đang vận hành với trí tuệ nhân tạo (AI) tại hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Khi học năm thứ nhất tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), Thức có tìm hiểu một số phòng nghiên cứu ở trường thì gặp được một chương trình rất hay về robotics của một bà giáo sư. Đó là việc lập trình cho cả một đội robot chơi bóng đá với nhau. Sau đó, Thức mới tìm hiểu sâu hơn để được làm nghiên cứu tại phòng lab ấy và cũng bén duyên với ngành AI và Robotics từ đây. Khi vào làm thì càng làm càng thấy thú vị bởi chúng tôi có thể tạo ra những bộ não nhân tạo, làm được những công việc mà trước đây chỉ bộ não con người mới có thể làm được. Việc làm startup đầu tiên của Thức cũng bắt nguồn từ chương trình nghiên cứu trong lúc học Tiến sĩ tại Đại học Stanford. Lúc đó, Thức có nghiên cứu về lý thuyết trò chơi (Game Theory) và tương tác với hệ thống đa tác nhân (Multi Agent System) thì thấy có thể phát triển một ứng dụng rất hữu ích cho mạng xã hội là Katango – ứng dụng tự động phân loại bạn bè. Lúc đó, Thức phát hiện ra rằng, theo một cách nào đó, mỗi người dùng tham gia mạng xã hội là một tác nhân và khi tương tác với những người khác thì có thể dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để học những mối quan hệ giữa các tác nhân này: những bạn thân của họ là ai, hay tương tác với ai, hay nói về chủ đề gì và với nhóm nào… Điều này mở ra những ứng dụng khác hết sức thú vị cho mạng xã hội khi chúng ta có thể hiểu được những thông tin này.

Làm thế nào để vẫn có thể hoàn thành tốt việc học Tiến sĩ tại ĐH Stanford mà vẫn làm startup Katango phát triển mạnh? Giai đoạn gần cuối khi viết luận văn tiến sĩ, vừa mới bắt đầu khởi nghiệp với Katango là giai đoạn hết sức vất vả, và cũng rất stress. Nhưng anh may mắn vì có sự ủng hộ và hỗ trợ của nhiều người. Khi mở công ty, Thức làm với một bạn nghiên cứu trong cùng Lab và giáo sư hướng dẫn, nên 3 co-founder phối hợp rất ăn ý và công việc rất trôi chảy. Lúc Katango đã vượt qua được những khó khăn ban đầu và phát triển tốt với Facebook thì anh lại bán cho Google để dùng cho Google+, rồi trở thành người làm thuê cho họ? Tại thời điểm đó, quyết định ấy sẽ là tối ưu nhất cho sản phẩm của công ty. Khi Google mua lại Katango, sản phẩm của chúng tôi đã có rất nhiều người sử dụng nhưng không thể có được dữ liệu lớn từ Facebook để phát triển. Trong khi đó, về với Google thì ngay lập tức chúng tôi có hàng trăm triệu người trên mạng xã hội Google+ sử dụng sản phẩm. Thêm vào đó, Katango được truy cập vào lượng data khổng lồ, đồng thời có sự hỗ trợ rất lớn từ nền tảng của Google, giúp những giá trị mà sản phẩm của chúng tôi tạo ra tăng đột biến. Thực tế, Katango đã giúp cho Google+ phát triển nhanh hơn 50% so với trước khi sử dụng sản phẩm này.

Cả 3 co-founder của Katango quyết định bán công ty và vào Google làm thì ngoài việc nó tốt cho sản phẩm, còn là cơ hội để học hỏi rất nhiều thứ khác ở đó. Thường là tôi ưu tiên vấn đề học hỏi. Katango là một công ty khởi nghiệp nên rất nhanh và linh động, nhưng công việc ở một startup như vậy có nhiều khó khăn không tên. Còn Google là một công ty lớn, mọi thứ đã hoàn chỉnh về nền tảng nên tôi học được cách xây dựng một công ty lớn sẽ như thế nào: từ vấn đề review sản phẩm, cách phỏng vấn tuyển người, hay cách họ đặt ra các mục tiêu hoạt động (OKR) … OhmniLabs bây giờ cũng áp dụng hệ thống OKR kiểu Google và thấy hiệu quả. Thực ra, mỗi giai đoạn phát triển thì nên học được một thứ gì đó khác với trước đó. Và chúng tôi thường đưa ra lựa chọn cho cá nhân mình dựa vào thứ mà mình sẽ học được nhanh, nhiều, và trong thời gian ngắn nhất.

Làm Google 3 năm, anh nghỉ 1 năm rồi lại khởi nghiệp với OhmniLabs. Trong khoảng giữa đó, điều gì đã định hướng anh thành lập một startup về robotics? Thời điểm đó, Thức suy nghĩ về những sản phẩm mới mà mình sẽ phát triển là gì và tự hỏi: “What is the next big thing?”. Tôi có nói chuyện với founder của một startup công nghệ khác tại Silicon Valley – vốn là người bạn cùng phòng trước đây. Chúng tôi từng làm nhiều nghiên cứu về robot cùng nhau và phối hợp rất ăn ý nên khi dự kiến thành lập công ty mới thì cũng muốn làm chung với bạn ấy. Sau này thì có thêm một bạn co-founder nữa và cả 3 đều là người châu Á (một người quốc tịch Singapore, một người Canada).

Khi đặt ra câu hỏi: “What is the next big thing?” để thảo luận thì chúng tôi nhận thấy rằng robotics là một ngành rất thú vị, sẽ tạo ra những ảnh hưởng xã hội lớn, và có thể làm thay đổi thế giới trong tương lai. Khi quan sát những sản phẩm về robot lúc ấy, chúng tôi phát hiện ra rằng: mặc dù đã có vài chục năm rồi, nhưng chủ yếu robot được ứng dụng trong sản xuất, chế tạo. Nó chưa được ứng dụng rộng rãi trong môi trường xã hội như tại nhà, bệnh viện, trường học, nhà hàng hay công sở. Chúng tôi muốn thay đổi thực tế này. Làm sao để phát triển được những con robot mang đến giá trị cho người dùng cuối, trực tiếp cung cấp dịch vụ, chứ không chỉ dùng trong nhà máy và bị tiếng xấu là lấy đi công việc của con người (cười).

Đến nay, robot của OhmniLabs đã có những cột mốc phát triển nào đáng nhớ? Năm 2017, một robot của OhmniLabs đã cứu được một bà cụ già, đó là điều hết sức tuyệt vời khi đưa robotics và AI vào đời sống hàng ngày. Năm 2019, số lượng robot của chúng tôi được triển khai trên thế giới đã vượt qua con số 1,000. Hiện tại, hàng nghìn robot Ohmni đã được triển khai tại hơn 40 quốc gia, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục, y tế cho đến kinh doanh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Ngoài ra, OhmniLabs đang làm một số dự án đặc biệt với các tập đoàn lớn trên thế giới. Điển hình như hãng hàng không của Nhật – ANA. Họ có một tầm nhìn rất thú vị là muốn biến tương lai của việc đi lại sẽ được hỗ trợ bởi robot chứ không chỉ máy bay. Ví dụ, bạn muốn đi tham quan viện bảo tàng đại dương ở Nhật thì có thể chọn một con robot ở đó để nó di chuyển đến bảo tàng. Thông qua robot, bạn có thể nhìn thấy và cảm giác như ở bảo tàng Nhật thực sự. Hoặc nếu bạn muốn đi shopping ở Paris chẳng hạn, thay vì bay sang, bạn có thể gọi một con robot đang ở Paris, thông qua nó để xem sản phẩm và tương tác với người bán hàng như bạn đang ở chính cửa hiệu đó. Như vậy, bạn vẫn có được trải nghiệm hết sức thú vị, nhưng lại bớt đi những vất vả của việc đi lại.

Trong dự án này, chúng tôi cùng ANA nghiên cứu và phát triển sản phẩm chỉ trong vòng 6 tháng. Hiện nay, chúng tôi đã sản xuất ra được hàng trăm con robot cho ANA. Và vui hơn nữa là sản phẩm robot hợp tác với ANA của OhmniLabs đã được chọn trao giải thưởng “Sản phẩm tốt nhất cho xã hội 5.0” tại Hội nghị CEATEC Nhật Bản năm 2019 (CEATEC là hội chợ điện tử và công nghệ lớn nhất Nhật Bản tương tự như CES ở Mỹ). Là xã hội 5.0 chứ không phải là 4.0 nhé (cười lớn).

Đại dịch Covid-19 có tác động như thế nào tới OhmniLabs? Đại dịch vừa rồi là một bước ngoặt lớn cho ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là việc đưa robotics vào cuộc sống. Đồng thời, nó cũng làm thay đổi cách nhìn và định hướng của rất nhiều công ty, và người tiêu dùng với sản phẩm robot. Điều này giúp cho triển vọng phát triển ở lĩnh vực AI, Robotics, Blockchain … là cực kỳ lớn.

Ví dụ như ngoài việc phát triển robot cho Tập đoàn ANA (Nhật Bản), chúng tôi đang làm cho Target – một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại Mỹ. Định hướng của Target thời gian tới là phát triển robot có thể sử dụng tia cực tím để khử khuẩn trên bề mặt ở những nơi có nhiều người lui tới như tiệm ăn, quán cà phê, thang máy … Từ đó, những vi trùng, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt và tránh các bệnh truyền nhiễm, không chỉ Covid-19 mà còn nhiều bệnh lây lan khác. Chúng tôi hiện cũng đã phát triển sản phẩm này cho Target và chuẩn bị đưa vào sản xuất hàng loạt với hàng nghìn đơn. Đặc biệt, việc phát triển robot cho Target chỉ mất 1 tháng thôi, trong khi cho ANA phải mất 6 tháng. Trước đây, tốc độ phát triển một robot như vậy phải mất tới 2 – 3 năm bởi nó cần quá nhiều chuyên môn khác nhau.

Anh từng chia sẻ sau khủng hoảng là thời điểm những công ty công nghệ lớn ra đời. Vì sao lại như vậy? Cả số liệu thống kê cũng như trên thực tế đều cho thấy điều đó. Mỗi cuộc khủng hoảng đến và đi đều mang lại những tác động vô cùng lớn đến kinh tế xã hội, đồng thời kéo theo những thay đổi trong hành vi tiêu dùng. Những công ty nào có đủ sự nhạy cảm để nắm bắt được sự thay đổi này và nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới, hoặc điều chỉnh sản phẩm, mô hình hiện có, đáp ứng được nhu cầu mới của thị trường thì khả năng thành công rất lớn. Cái thứ hai là khủng hoảng như một bộ lọc hay một cuộc thi sát hạch rất gắt gao. Ai sống sót được thì người đó phải có thực lực và đội ngũ cũng phải có khả năng cao, có thể thay đổi và tồn tại được trong lĩnh vực của mình làm. Ngoài ra, sự cạnh tranh cũng sẽ ít hơn khi khủng hoảng xảy ra, các doanh nghiệp làm không tốt sẽ bị đào thải. Một ví dụ là Zoom có doanh thu bùng nổ nhờ Covid-19.

Nếu nhìn vào câu chuyện về các startup của anh xuất hiện trên báo thì có vẻ như anh không gặp mấy khó khăn nhưng thực tế thì sao? Làm startup có rất nhiều khó khăn, trở ngại. Mỗi giai đoạn lại là một thử thách khác nhau, không có giai đoạn nào giống giai đoạn nào. Mình vừa giải quyết được vấn đề này thì lại có vấn đề khác nảy sinh. Nhưng làm startup cũng giúp tôi học được một điều là phải luôn lạc quan. Cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra thì chúng ta đều có thể tìm ra được một giải pháp, không cách này thì cách khácĐừng bi quan và đừng bỏ cuộc.

Với việc OhmniLabs đang phát triển rất tốt, anh dự kiến bao giờ thì startup mà mình sáng lập trở thành kỳ lân (startup được định giá trên 1 tỷ USD)? Thực sư là tôi không nghĩ nhiều đến vấn đề có trở thành kỳ lân hay không. Đối với tôi, việc mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng, cho khách hàng mới là vấn đề quan trọng nhất. Làm sao mình mang đến càng nhiều giá trị cho người dùng thì càng tốt. Còn vấn đề có trở thành kỳ lân hay không thì tùy duyên (cười).

Nếu không hướng tới tiêu kỳ lân, mục tiêu của anh với OhmniLabs là gì? Mục tiêu của tôi là OhmniLabs sẽ phát triển được hàng nghìn loại robot khác nhau và đưa vào triển khai ở nhiều lĩnh vực, thúc đẩy sự bùng nổ việc sử dụng robot trên toàn thế giới, giúp tăng chất lượng cuộc sống của mọi người.

Người Việt khởi nghiệp ở Silicon Valley có gì khó khăn hơn so với người Mỹ hoặc nước khác đến đây không? Người châu Á nói chung và người Việt nói riêng khi làm founder startup ở Silicon Valley thì sẽ có khó khăn hơn so với founder là người Mỹ hoặc người da trắng. Đó là một thực tế và nhìn thấy qua số liệu thống kê. Ví dụ như việc gọi vốn chẳng hạn thì ở đây có quá nhiều công ty, quá nhiều cơ hội và nhà đầu tư thường có một khuôn mẫu lựa chọn nhất định. Họ thích chọn startup có người Mỹ hoặc người da trắng làm founder hơn là toàn người châu Á như OhmniLabs. Và nếu founder còn là phụ nữ châu Á như Văn Đinh Hồng Vũ (founder của Elsa) thì còn khó khăn hơn nữa.

MAGGIE VO: HÀNH TRÌNH KHÓ TIN CỦA NỮ CA SĨ TUỔI TEEN VIỆT NAM TRỞ THÀNH LÃNH ĐẠO QUỸ ĐẦU TƯ HÀNG TRĂM TRIỆU USD Ở MỸ

Năm 2004, khi đang thành công với vai trò ca sĩ của nhóm nhạc tuổi teen nổi tiếng – Tymyty, Võ Vũ Thùy My (Maggie Vo: tên tiếng Anh của Võ Vũ Thùy My)) quyết định dừng việc ca hát để đi Mỹ du học. Lúc đó, không có nhiều người nghĩ cô gái này sẽ thành công sau này với một ngành rất trái ngược với nghệ thuật – đầu tư tài chính. Võ Vũ Thùy My sinh ra trong một gia đình với bố mẹ, ông bà đều làm nghệ thuật, được lớn lên trong bầu không khí của âm nhạc và tham gia biểu diễn từ khi mới 3 tuổi với các đội văn nghệ từ Nam ra Bắc. Lớn lên, Thùy My thành công trong vai trò ca sĩ với nhóm nhạc tuổi teen Tymyty (gồm Thuỳ My, Nguyệt Anh, Thu Hà và Thuỳ Lâm – Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam năm 2008).

Khi ở độ tuổi quan trọng để phát triển sự nghiệp âm nhạc, việc Võ Vũ Thùy My bất ngờ từ bỏ nghệ thuật để đi Mỹ du học với 2 môn chuyên ngành là toán và tài chính được coi như một quyết định lạ lùng. Thế nhưng, những người biết rõ Thùy My lại nghĩ khác. Dù đam mê ca hát và sinh ra trong gia đình có truyền thống về nghệ thuật, cô lại xác định rằng tương lai của mình không phải làm ca sĩ. Cơ hội đến khi trường Lê Hồng Phong có chương trình trao đổi văn hóa dành cho các học sinh lớp 12 và Võ Vũ Thùy My đã chọn đi Mỹ học với thời gian 1 năm. “Nếu muốn sang Mỹ học đại học thì việc có trước 1 năm học tập ở đó sẽ đem đến cơ hội nhận học bổng lớn hơn ở Việt Nam”, Thùy My chia sẻ. Kết thúc trung học ở một trường tại New York, Thùy My nộp đơn và nhận được học bổng toàn phần tại Centre College – đại học tư thục duy nhất ở Kentucky. Dù là một ngôi trường nhỏ nhưng Centre College là nơi tạo ra 2/3 số lượng học giả Rhodes (Rhodes Scholar – một chương trình học thuật rất danh giá với sinh viên sau đại học) của bang Kentucky. Đây cũng là trường nổi tiếng với các ngành về kinh tế, tài chính, sinh học, lịch sử và nghiên cứu quốc tế. Hai môn chuyên ngành được Maggie Vo chọn tại Centre College là toán và tài chính. Tốt nghiệp vào năm 2009, đúng vào giai đoạn khủng hoảng tài chính, cô quyết định tìm cơ hội làm việc đúng chuyên ngành và ở lại Mỹ?

Năm đó, Maggie nằm trong số 10% sinh viên xuất sắc nhất của trường tốt nghiệp và cũng nộp đơn vào nhiều công ty lớn như Bloomberg, JP Morgan … nhưng đều không được bởi tuyển dụng sinh viên quốc tế thì việc bảo lãnh khó hơn nhiều so với mọi năm. Thế nên, doanh nghiệp có xu hướng dành cơ hội việc làm nhiều hơn cho sinh viên Mỹ, và cơ hội kiếm được việc làm của tôi là rất khó khăn. Để tìm được công việc mình mơ ước trong ngành đầu tư ở Mỹ, trước hết phải giữ được chân ở Mỹ trước đã, do đó Maggie nhận lời làm chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp tại RJ Corman Railroad Group. Trong một lần lên New York chơi nhân dịp Giáng sinh, lúc về gặp một trận bão nên cô phải đặt lại chuyến bay khác. Trong chuyến bay đó, cô tình cờ ngồi kế một vị giám đốc đầu tư. Lúc đầu cô thấy ông ấy đang đọc một tài liệu rất thú vị, nên ghé ngang đọc cùng. Thế là ông ấy quay sang bắt chuyện, hỏi cô học gì, làm ở đâu, tại sao lên New York … Sau câu chuyện kéo dài khoảng một tiếng rưỡi, ông ấy gửi cho tôi danh thiếp và nhắn “giữ liên lạc”. Sau đó, tôi liên lạc với ông ấy hàng tuần và coi ông như một mentor giúp mình học thêm các kiến thức thực tế về đầu tư, và biết rằng ông là cơ hội duy nhất có thể giúp tôi tìm kiếm công việc trong ngành đầu tư mà mình mơ ước. Ông ấy cũng là người khuyên tôi nên đi học CFA (viết tắt của Chartered Financial Analyst® – là chương trình học do Hiệp hội CFA – Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp, cấp chứng chỉ) nếu muốn theo đuổi chuyên ngành về đầu tư. Học xong CFA level 1, cô trở thành Aanalyst ở quỹ đầu tư của ông ở Boca Raton, South Florida. Chỉ trong vòng 2 năm làm việc tại quỹ, cô đã lên chức Porfolio manager, một sự thăng tiến nhanh như vậy trong một ngành mà đàn ông chiếm ưu thế? Đơn giản là luôn không ngừng học tập và trau dồi bản thân về mọi mặt để có thể sẵn sàng nắm bắt mọi cơ hội như đó là cơ hội duy nhất để thành công. Bởi vì không ai biết được cơ hội nào là cơ hội mở sang một trang mới trong cuộc đời của mình cả. Sau khi gia nhập quỹ đầu tư đó cô vẫn vừa học vừa làm để có thể lấy bằng Level 2 và Level 3 của CFA. Thực tế, CFA là một kỳ thi rất khó và số lượng rất ít người có thể đậu 3 level trong lần đầu thi và cô cảm thấy tự hào vì mình là một trong những số đó. Sau khi đạt Level 3 CFA, cô được lên chức vị trí Porfolio manager tập trung vào mảng thị trường mới nổi và tìm kiếm những cơ hội đầu tư, bằng cách phân tích chu kỳ kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia ở những thị trường đó.

Qua một người bạn, cô có dịp làm quen với ông Jeff Ransdell, người sáng lập quỹ Fuel VC. Cũng như cô, Jeff đến từ thị trường niêm yết và ông là một trong 6 người điều hành Merril Lynch với 21 năm kinh nghiệm dầy dặn. Khi đó, ông mới thành lập Fuel VC được nửa năm và cần một người có bằng cấp cao, kinh nghiệm chuyên làm về quỹ, biết cách quản lý, phân bố tài sản, và biết cách tạo danh mục đầu tư… Với những đóng góp của cô cho Fuel VC, chỉ trong vòng 1 năm sau đó, cô được lên chức trưởng bộ phận đầu tư, rồi sau một năm tiếp theo trở thành General Partner (người đồng sở hữu chịu trách nhiệm quản lý và điều hành quỹ) trẻ nhất của Fuel VC, đồng thời là người phụ nữ đầu tiên ở vị trí này tại đây.

Hiện tại, công việc của cô phần lớn là huy động vốn cho quỹ thứ 2 tập trung vào Fintech với quy mô 100 triệu USD và lên kế hoạch giúp công ty mình đã rót vốn tìm kiếm cơ hội lên sàn chứng khoán hoặc được mua lại từ những tập đoàn đối tác.

Một trong những khoản đầu tư mà cô có liên quan trực tiếp đó là Soundtrack Your Brand tại Thuỵ Điển – trước đây là Spotify for Business, công ty con của Spotify chuyên phục vụ khách hàng là công ty, tập đoàn thay vì người dùng cuối (end user) như Spotify. Trong thương vụ này, Fuel VC đầu tư và trở thành cổ đông lớn nhất. Hiện tại, công ty đã mở rộng hoạt động sang 72 quốc gia và cung cấp giấy phép cho những tập đoàn trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ có thể truyền phát trực tiếp âm nhạc trong phạm vi kinh doanh để phục vụ khách hàng của mình.

Soundtrack hiện có hợp đồng đối tác với cả 3 ông lớn trong giới âm nhạc: Universal, Sony, and Warner, nhờ đó có thư viện âm nhạc lớn giống như Spotify. Fuel VC đang lên kế hoạch để dẫn dắt Soundtrack tạo được tiếm tăm lớn trong thị trường Mỹ và từ đó theo con đường của Spotify để trở thành công ty đại chúng.

Maggie Vo – General Partner – Fuel Centure Capital

Công ty cô đang xây dựng một hệ sinh thái được gọi là “Idea to exit” để hỗ trợ toàn diện cho các founder. Bởi khi làm việc từ giai đoạn early stage cho đến late stage với họ, cô nhận thấy nhu cầu của họ rất nhiều và đa dạng. Đó không chỉ là phải làm cho xong cái sản phẩm đấy, hay giúp sản phẩm đạt được quy mô tăng trưởng cần thiết là xong. Trong mỗi giai đoạn phát triển, công ty của họ sẽ yêu cầu những hỗ trợ khác nhau. Vì thế, hệ sinh thái mà chúng tôi đang xây dựng có những đối tác chiến lược hỗ trợ tìm kiếm nhân tài cho startup đang gia tăng quy mô nhanh chóng, hay đối tác kỹ thuật hỗ trợ phát triển sản phẩm, rồi pháp lý, định giá, gây quỹ… Chúng tôi gọi mỗi bộ phận hộ trợ đó là “Station”, ví dụ như Talent Station, Legal Station, Product Station hay Business Development Station … Gần đây chúng tôi mở thêm SPAC (Special Purpose Acquisition Companies) Station để giúp các công ty trong quỹ của mình có phương tiện thoái vốn dễ dàng hơn. Tôi rất muốn xây dựng hệ sinh thái này thành công, để sau này có thể áp dụng và tạo một mô hình tương tự ở Việt Nam. Hiện nay, mô hình đã hoàn thiện khoảng 80-90% rồi và đang hỗ trợ những công ty mà Fuel VC đã rót vốn từ Bắc Mỹ, đến Nam Mỹ và châu Âu.

Fuel VC có đầu tư vào OhmniLabs do Vũ Duy Thức – một founder người Việt ở Silicon Valley xây dựng. Maggie quen với Thức từ năm 2006 khi qua California chơi và tình cờ gặp, lúc đang học năm thứ nhất đại học. Hồi ấy, cô cũng chỉ biết Thức là một người rất giỏi và học ở Stanford. Cô có thói quen khi thấy ai giỏi hơn mình thì thường theo dõi để có thể học tập từ cách sống và làm việc của họ cũng như tìm kiếm sự kết nối với những người bạn trong thế giới của họ. Bởi vì con người thường có khuynh hướng chơi với những người giống mình hay có chung hoài bão và ước mơ giống mình.

Đến khi trở thành General Partner ở Fuel VC, một vị trí cho cô cơ hội giúp đỡ những nhà khởi nghiệp đặc biệt là người Việt đang thành công ở Mỹ, cô chủ động liên lạc lại với anh Thức trên LinkedIn. Bắt đầu từ năm 2019, cô làm việc rất chặt chẽ với anh Thức và các bạn ở OhmniLabs. Mặc dù OhmniLabs là công ty về cả phần cứng và phần mềm và ở Silicon Valley, nơi khá đắt đỏ, nhưng đội ngũ lãnh đạo rất biết cách huy động vốn hợp lý, chi tiêu cũng rất hiệu quả. Đó là cái chúng tôi tìm kiếm, bởi khi đầu tư vào một startup, không ai muốn founder huy động một “núi tiền” và tiêu vào những cái không mang lại hiệu quả hay giá trị gì cho nhà đầu tư. Tôi cũng rất tự hào khi thấy OhmniLabs biết cách nắm bắt và vận dụng thời cơ trong thời gian đại dịch để thúc đẩy doanh thu của robot giao tiếp trực tuyến và phát triển thêm robot tia cực tím, đồng thời không ngừng tìm kiếm những cơ hội mới.

Gần đây Maggie có cơ hội trở thành thành viên hội đồng quản trị của nhiều công ty trẻ. Việc được cùng các nhà khởi nghiệp hoạch định chiến lược phát triển, tìm kiếm giải pháp cho những thử thách phát sinh càng khiến cô yêu thích, cảm nhận được ý nghĩa ở công việc của mình.

VICKY NGỌC: THẦN ĐỒNG GỐC VIỆT 13 TUỔI ĐÃ HỌC 2 CHUYÊN NGÀNH ĐH CÓ NGUY CƠ BỊ TRỤC XUẤT VÌ … QUÁ THÔNG MINH

Vicky Ngo Ngoc tên thật là Ngô Ngọc Châu, cô được sang New Zealand khi chỉ mới 13 tuổi. Xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam, mẹ nuôi của Vicky, một người dấu tên ở New Zealand, đã quyết định nhận nuôi khi ấn tượng với tiềm năng toán học của cô, và tin tưởng Vicky sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa nếu được tạo điều kiện học tập tốt. Năm 2018, mẹ nuôi đưa Vicky sang New Zealand khi cô đang học lớp 7 ở Việt Nam.

Năm 2019, tại môi trường học tập mới, Vicky không hề tỏ ra đuối sức, trái lại khả năng của Vicky thậm chí còn vượt trội hơn hẳn so với các bạn đồng trang lứa, cô nhanh chóng lên lớp 9 rồi vượt cấp, tốt nghiệp lớp 12 luôn năm đó khiến ai cũng ngỡ ngàng. Năm 2020, Vicky trở thành sinh viên nhỏ tuổi nhất tại Viện Đại học Công nghệ Auckland, đây cũng là một trong những trường hàng đầu nằm trong top 1% của thế giới. Vicky theo học bằng kép với hai chuyên ngành Toán ứng dụng và Tài chính. Phát ngôn viên của AUT đánh giá Vicky là sinh viên xuất sắc. Dựa trên số tín chỉ đăng ký, theo đúng lộ trình, em có thể tốt nghiệp vào mùa đông năm 2022 ở tuổi 15. Tuy nhiên, mẹ nuôi của Vicky bày tỏ lo lắng trước viễn cảnh con gái phải về Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học năm 15 tuổi do chưa đủ tuổi được cấp thị thực lao động.

Bộ Di trú New Zealand cho biết, độ tuổi của Vicky khiến em không đủ điều kiện xin thị thực lao động sau khi tốt nghiệp vì chỉ sinh viên quốc tế trên 18 tuổi mới được cấp.

AUT cho rằng Vicky là trường hợp đặc biệt. “Mặc dù trường không thể tham gia vào việc quyết định cấp quyền cư trú, Cơ quan Nhập cư New Zealand cần xem xét kỹ lưỡng trường hợp của Vicky”, người phát ngôn của AUT nói thêm.

Vicky Ngo Ngoc vào đại học khi mới 13 tuổi. Ảnh: NZ Herald.

Bộ Giáo dục New Zealand họ đã phải sử dụng Điều luật Giáo dục hiện hành của đất nước để đặc cách cho các sinh viên 18 tuổi được nhập học với trường hợp của cô bé. Với lộ trình theo đuổi việc học, cô sinh viên nhí dự tính sẽ tốt nghiệp ở tuổi 15. “Vicky là một sinh viên xuất sắc, và dựa trên tiến trình đăng ký tín chỉ hiện nay, cô bé sẽ hoàn thành bằng vào năm tới và sẽ dự lễ tốt nghiệp vào mùa đông năm 2022, ở tuổi 15,” – đại diện của AUT cho biết.

Mẹ nuôi của em đã nhờ luật sư nhập cư Simon Laurent cho lời khuyên về những vướng mắc hiện tại. Người này đã trao đổi với gia đình Vicky, đồng ý sẽ giúp đỡ về mặt pháp lý, nhưng không thể hứa trước điều gì. “Chúng tôi có thể thử can thiệp dù không dám đảm bảo kết quả. Tôi tin trường hợp của Vicky là đặc biệt vì câu chuyện về em được biết đến rộng rãi”, Laurent nói và cho hay đang chờ để làm việc với Bộ Di trú New Zealand. Mẹ nuôi của Vicky cho biết con gái đã nhận được lời mời thực tập và làm việc cho một công ty tài chính, nhưng cần được cấp thị thực lao động sau khi tốt nghiệp. Bà mẹ bày tỏ bất công vì phải đấu tranh giành visa, thủ tục cơ bản của sinh viên quốc tế chỉ vì Vicky thông minh hơn bạn bè đồng trang lứa. Vicky từng chia sẻ thích môn Toán học, Tài chính và mơ ước được đại diện New Zealand trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2020.

KHÔI NGUYÊN THI CA QUỐC GIA MỸ GỐC VIỆT, ALEXANDRA HUỲNH

ACRAMENTO (Calif.) – Alexandra Huỳnh, hay Huỳnh Thụy An, là “nàng thơ” trẻ người Mỹ gốc Việt đầu tiên nhận được danh hiệu Khôi Nguyên Thi Ca Quốc Gia (National Youth Poet Laureate) 2021 khi cô vừa tròn 18 tuổi.

Khôi Nguyên Thi Ca Quốc Gia là danh hiệu trao tặng cho một người trẻ đạt giải nhất trong cuộc thi diễn thơ văn tại Mỹ mỗi năm do tổ chức Urban Word đề xướng và thực hiện cùng các chương trình nghệ thuật nhân văn địa phương và quốc gia trên khắp nước Mỹ, trong đó có Ủy Ban Nghệ Thuật Nhân Văn của Tổng Thống Hoa Kỳ, Thư Viện Quốc Gia, Viện hàn lâm các nhà thơ Mỹ, Hội Thơ Văn Mỹ, Trung Tâm ‘Văn Bút’ Hoa Kỳ, và Cave Canem.

Người đầu tiên đạt danh hiệu Khôi Nguyên Thi Ca quốc gia là cô Amanda Gorman, năm 2017. Cô là người đọc tác phẩm “The Hill We Climb – Ngọn Đồi Ta Leo” đầy cảm xúc trong buổi lễ nhậm chức Tổng Thống Joe Biden ngày 20 Tháng Giêng, 2021. Alexandra Huỳnh là Khôi Nguyên Thi Ca quốc gia thứ năm của nước Mỹ và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên nhận được danh dự này.

Cuộc thi được chia làm nhiều giai đoạn. Trước hết, các nhà thơ trẻ trong lứa tuổi từ 13-19 được các tổ chức nghệ thuật và nhân văn địa phương đề cử sau khi đạt danh hiệu Khôi Nguyên Thi Ca của thành phố mình đang cư ngụ. Sau đó, từ cuộc thi thành phố lên đến tiểu bang rồi được chọn để đại diện một trong bốn vùng của Hoa Kỳ, như miền Tây (13 tiểu bang trong đó có California, Hawaii and Alaska), miền Trung Tây (12 tiểu bang), miền Đông Bắc (9 tiểu bang bao gồm tiểu bang New York), và miền Nam Hoa Kỳ (16 tiểu bang bao gồm Texas), để thi thơ đạt danh hiệu Khôi Nguyên Thi Ca Quốc Gia.

Ban giám khảo chọn lựa Khôi Nguyên Thi Ca quốc gia không những dựa vào tài thi thơ mà còn dựa vào các đóng góp cho xã hội và hoạt động cộng đồng cũng như khả năng lãnh đạo của những người trẻ này.

Khi phỏng vấn với VOA Tiếng Việt, nàng thơ Huỳnh Thụy An tâm sự, “Tôi thật sự cảm thấy vinh dự. Tôi nghĩ văn hóa Việt Nam rất đẹp và tôi hãnh diện để đại diện văn hóa này trên bình diện quốc gia, để đem những câu chuyện [về văn hóa Việt Nam] lên hàng đầu của tâm thức người Mỹ, bởi vì người Việt là những con người kiên cường và họ có một lịch sử vô cùng xinh đẹp”.

Huỳnh Thụy An đã chọn bài thơ “Autumn Prayers” để đọc cho VOA Tiếng Việt. Bài thơ nói về trải nghiệm của một học sinh người Mỹ gốc Việt trong học đường Mỹ. Cô viết tác phẩm này vì cô cảm thấy, “điều duy nhất nghe được về con người Việt lúc tôi lớn lên là làm sao để họ nằm trong khuôn khổ Chiến Tranh Việt Nam, và người Việt lúc nào cũng được nhắc tới như là một nạn nhân, một lớp người tị nạn.” Cô ước mong có lịch sử dạy về người Mỹ gốc Việt rằng họ là những người kiên cường, và họ có đóng góp nhiều trong các lãnh vực như khoa học, kỹ thuật, nhân văn.

Alexandra Huỳnh – Khôi Nguyên Thi Ca Quốc Gia (National Youth Poet Laureate) 2021

NGÀNH TÁC CHIẾN – QUÂN LỰC HOA KỲ

CÂU CHUYỆN VỀ JACKY LY

Khó có thể biết Lý Vĩnh Thắng – tên tiếng Việt của Jacky Ly – sẽ trở thành người như thế nào nếu Thắng và gia đình vẫn còn ở một ngôi làng nghèo miền núi ở Phó Bảng, Hà Giang. Có thể Thắng là một “học sinh nghèo vượt khó” xuất sắc nhưng cũng có thể Thắng chỉ là một anh nông dân chăn bò, làm nương rẫy, như thời niên thiếu, và chôn cuộc đời ở một ngôi làng nhỏ đến mức thậm chí gần như “không có tên” trên bản đồ các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Câu chuyện về Jacky Ly là trường hợp điển hình của vô số gia đình Việt Nam trong đó việc quyết định tìm kiếm tự do bằng con đường vượt biên là chọn lựa duy nhất và quyết định đó đã mang lại những bước ngoặt thay đổi khó có thể ngờ…

Câu chuyện bắt đầu từ 1987 khi ông Lý Hội Quyền quyết định đưa gia đình rời Việt nam. Trước khi đưa cả nhà đi, ông Lý Hội Quyền – cha của anh Lý Vĩnh Thắng – đã một mình lẻn sang Vân Nam – Trung Quốc để dò xét và tìm chỗ ở tạm. Một đêm năm 1987, Thắng – lúc đó 10 tuổi – cùng hai chị và đứa em gái được bố mẹ chở trên xe đạp. Họ bắt đầu cuộc hành trình bí mật lần thứ hai rời Việt Nam. Lần thứ nhất, đi từ Hải Phòng, trước đó vài năm (1979), đã thất bại. Sau chuyến đi không thành đó, gia đình ông Lý đến sống ở Tân Mỹ, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Họ lầm lũi sinh nhai bằng nghề nông. Tuy nhiên, ông Lý vẫn âm thầm tìm cách thoát. Hành trình vượt biên lần thứ hai khởi hành từ đây, cách biên giới Việt-Trung đến 400 km. Ngày 18/6/1988, 72 người tỵ nạn, trong đó có sáu thành viên gia đình ông Lý, lục tục xuống chiếc thuyền đánh cá cũ nát. Sau vài ngày lênh đênh, giữa cái nắng lột da và những cơn đói dữ dội, họ bị một trận bão dập tơi bời, những tưởng thuyền bị lật úp và tất cả chết đuối giữa biển. Khi đến Bắc Hải, thành phố phía Tây Nam Trung Quốc, họ lại bị một “cú sét đánh” thậm chí choáng váng hơn: qua radio, họ biết tin Macau lẫn Hong Kong vừa tuyên bố ngưng nhận người tỵ nạn Việt Nam. Bất kỳ người tỵ nạn Việt Nam nào đến Hong Kong sau ngày 16/6/1988 đều bị đưa vào trại tập trung để trả lại quê nhà. Cuối cùng, ngày 1/7/1988, thuyền đến Hong Kong. Sau hơn hai năm sống trong cảnh nhốn nháo, gia đình ông Lý cuối cùng được Chính phủ Mỹ đồng ý cho tỵ nạn. 

Khó có thể biết ông Lý Hội Quyền nghĩ gì về tính mạng của mình cũng như vợ con vào thời điểm ông quyết định đưa cả nhà đi vượt biên. Nhưng có điều chắc chắn rằng ông không thể tưởng tượng có ngày mà cậu con trai duy nhất của ông, Vĩnh Thắng – Jacky, lại thành đạt hơn cả sự mong đợi, với không chỉ hai bằng master (từ National War College và Đại học Johns Hopkins), mà còn trở thành một sĩ quan cấp cao quân đội Hoa Kỳ. Ông Lý Hội Quyền (từ trần năm 2012) – người mà Jacky luôn xem như là tấm gương vĩ đại đối với mình – cũng khó có thể tưởng tượng một ngày mà con trai ông trở về lại Phó Bảng với tư cách một sĩ quan quân đội Mỹ, ở cương vị Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng Mỹ – Việt, thực hiện các dự án hợp tác và tìm kiếm cơ hội hỗ trợ những gia đình nghèo miền núi Việt Nam, nơi có bóng dáng những đứa trẻ lếch thếch hệt Vĩnh Thắng ngày nào …

Jacky Ly (đi hàng đầu) vào thời điểm chỉ huy một đại đội nhảy dù (ảnh nhân vật cung cấp)

Tôi phải cố gắng, luôn cố gắng, phải “work extra hard” – Jacky nói. Ngày 1/1/2021, Jacky Ly trở thành đại tá quân đội Hoa Kỳ (lễ gắn lon chính thức được tổ chức chiều ngày 23/4/2021). Sau hơn 20 năm phục vụ quân đội Mỹ, Jacky Ly vẫn muốn tại ngũ. 42 tuổi, Jacky sẽ còn đi xa, thậm chí có thể xa hơn cả những điểm đến mà người cha không bao giờ có thể nghĩ tới, khi ông cõng cô em gái của Jacky lên đường trong đêm tối cùng gia đình ra đi chỉ với một thôi thúc: tìm kiếm tự do và một tương lai sáng sủa hơn cho các con của mình. Từng chỉ huy đại đội lính nhảy dù mũ đỏ (thuộc 82nd Airborne Division) và tham gia chiến trường Afghanistan, Iraq, cũng như công tác tại Hàn Quốc, Hawaii …, cuộc đời Jacky Ly gắn liền với binh nghiệp. Nhập ngũ năm 18 tuổi khi vào Vệ binh North Carolina với dự tính ban đầu chỉ phục vụ quân đội ba năm nhưng sau đó Jacky không rời bộ quân phục. Jacky tốt nghiệp bằng cử nhân quản trị doanh nghiệp về hệ thống thông tin máy tính từ Đại học Appalachian State. Trong thời gian quân ngũ, ngoài những khóa đào tạo chuyên biệt trong quân đội, Jacky còn học National War College, Đại học Johns Hopkins và Trường tham mưu quân sự Malaysia. Từng là Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng (Chief of the Office of Defense Cooperation) trực thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Jacky còn là cố vấn quân sự cấp cao và chánh Văn phòng Hợp tác An ninh trực thuộc Phái bộ Hoa Kỳ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Jakarta, Indonesia. Trung tá Ly đã được chính thức mang lon Đại tá ngày 23/4/2021 và sắp nhận nhiệm vụ mới tại Đông Nam Á với tư cách tùy viên quốc phòng.

Trung tá Ly cùng với Đại tá Tôn thất Tuấn, Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ – Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội

LILLIAN NGÔ USADI, NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN ĐƯỢC HỌC BỔNG DANH GIÁ RHODES SCHOLARSHIP

Lillian Ngô Usadi, 21 tuổi, một trong 10 tân sĩ quan vừa tốt nghiệp hạng ưu (Top 10) Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ, Annapolis, Maryland, hôm 28/5/2021, là người Việt Nam đầu tiên được nhận học bổng Rhodes Scholarship danh giá thế giới. Lillian Ngô Usadi, cư dân Basking Ridge, New Jersey, là một trong 32 người Mỹ có được vinh dự nhận học bổng nêu trên của đại học Oxford University, Anh. Theo bản tin trên trang web usna.edu của Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ, cô Lillian là người thứ 53 trong lịch sử 176 năm của học viện được vinh dự này. Trong năm nay, có trên 950 người được 288 đại học đề cử để thắng 32 học bổng Rhodes Scholarship.

Theo Wikipedia, nhiều học giả Rhodes Scholarship sau này trở thành nguyên thủ quốc gia, hoặc lãnh đạo trong chính quyền các quốc gia trên thế giới, ví dụ như ông Bill Clinton (tổng thống 42 của Mỹ), ông Wasim Sajjad (tổng thống Pakistan), ông Norman Manley (thủ tướng Jamaica), ông Dom Mintoff (thủ tướng Malta), và các ông Tony Abbott, Bob Hawke, và Malcolm Turnbull, đều là thủ tướng Úc. Tại Hoa Kỳ, các học giả Rhodes Scholarship nổi tiếng khác có thể kể đến như ông Pete Buttigieg (cựu thị trưởng South Bend, Indiana, bộ trưởng Bộ Giao Thông, chính quyền Joe Biden), ông Robert Reich (bộ trưởng Bộ Lao Động, chính quyền Bill Clinton), ông Ash Carter (bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, chính quyền Barack Obama), Thượng Nghị Sĩ Cory Booker (Dân Chủ-New Jersey), bà Susan Rice (cố vấn an ninh quốc gia, chính quyền Barack Obama), nữ nhà báo Rachel Maddow (đài ABC), và ông Eric Garcetti (thị trưởng Los Angeles).

Tân Thiếu Úy Hải Quân Lillian Ngô Usadi (phải), người Việt đầu tiên được học bổng danh giá Rhodes Scholarship. (Hình: Facebook Lillian Ngô Usadi)

TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT VỀ HƯU

Thiếu Tướng Lương Xuân Việt vừa giải ngũ hôm 25/6/2021, sau 34 năm tận tụy và trung thành phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, theo trang Facebook US Army Japan. Trên các mạng truyền thông, rất nhiều tin thất thiệt loan tin tướng Việt ủng hộ cựu Tổng thống Trump, bị Tổng thống Biden ép về hưu. Thật sự, quyết định về hưu của tướng Việt xảy ra vào những tháng cuối năm 2020, lúc cựu Tổng thống Trump còn tại chức. Là một quân nhân chuyên nghiệp, tướng Việt đặt quyền lợi của quốc gia Hoa Kỳ lên trên quyền lợi đảng phái. Còn quá sớm để tướng Việt quyết định bước đi kế tiếp của mình để tiếp tục phục vụ quốc gia Hoa Kỳ. Như câu nói của tướng Douglas MacArthur : “Người chiến sĩ già không bao giờ chết; họ chỉ phai nhạt đi thôi” (Old soldiers never die; they just fade away).

Bà Kimberly Lương được trao tặng huân chương công vụ xuất sắc 

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Người “Việt – Trump” luôn có tâm lý mâu thuẫn và xung đột?” đăng trên mạng Sài Gòn Nhỏ ngày 27/3/2021.
  2. Bài viết “STEAM for Vietnam và khát vọng về thế hệ kỹ sư công nghệ của Hùng Trần” đăng trên mạng Sinh viên Việt Nam ngày 5/9/2020.
  3. Bài viết “Hùng Trần Got It: Từ cậu sinh viên nói tiếng Anh không ai hiểu trên đất Mỹ đến Founder startup có triển vọng kỳ lân ở Silicon Valley” đăng trên mạng Sinh viên Việt Nam ngày 30/3/2021.
  4. Bài viết “Founder Got It Hùng Trần: Mình hy vọng sau 10-15 năm sẽ tạo ra một thế hệ có thể lập hàng nghìn công ty như Got It, thậm chí xịn hơn nhiều!” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 31/3/2021.
  5. Bài viết “Câu chuyện về Jacky Ly” đăng trên mạng SGN News ngày 4/23/2021.
  6. Bài viết “CEO ELSA Văn Đinh Hồng Vũ – Hành trình từ 2 bằng thạc sĩ đến startup công nghệ” đăng trên mạng ISB ngày 23/1/2020.
  7. Bài viết “Founder OhmniLabs – Thức Vũ: Tôi muốn làm bùng nổ việc sử dụng robot vận hành bằng trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 10/4/2021.
  8. Bài viết “Maggie Vo: Hành trình khó tin của nữ ca sĩ tuổi teen Việt Nam trở thành lãnh đạo quỹ đầu tư hàng trăm triệu USD ở Mỹ” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 9/5/2021.
  9. Bài viết “Thần đồng người Việt có thể phải rời New Zealand” đăng trên mạng VNE ngày 18/4/2021.
  10. Bài viết “Lillian Ngô Usadi, người Việt đầu tiên được học bổng danh giá Rhodes Scholarship” đăng trên mạng Người Việt ngày 3/6/2021.
  11. Bài viết “VOA trò chuyện cùng Khôi Nguyên Thi Ca Quốc Gia Mỹ gốc Việt, Alexandra Huỳnh” đăng trên mạng Người Việt ngày 3/6/2021.
  12. Bài viết “Tướng Lương Xuân Việt giải ngũ sau 34 năm trong quân đội Mỹ” đăng trên mạng Người Việt ngày 25/6/2021.

*****

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *