Việt Nam và thị trường vũ khí thế giới

172 (lượt xem) |

Viet Nam Defence 2022 lần đầu tiên được tổ chức với mục đích tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà cung cấp hàng đầu thế giới có cơ hội giới thiệu các hệ thống trang bị, vũ khí, kỹ thuật tiên tiến nhất ngay tại Việt Nam. Đây là triễn lãm vũ khí quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam, kéo dài từ ngày 8/12 đến ngày 10/12, với sự tham gia của hơn 170 công ty, doanh nghiệp quân đội đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hãng Mỹ Lockheed Martin của Mỹ triển lãm chiến đấu cơ F-16, Nga triển lãm chiến đấu cơ xe tăng T-90, máy bay không người lái Orlan-10, Ấn Độ triển lãm hỏa tiễn siêu thanh Brahmos. Israel chào mời hỏa tiễn phòng không Spyder và Spike, Nhật Bản giới thiệu hộ tống hạm Mogami, Hòa Lan triển lãm hộ tống hạm Sigma …

CSVN cũng đem ra trưng bày những sản phẩm sản xuất nội địa gồm các loại súng cá nhân, các loại đạn, máy bay không người lái trinh sát cỡ nhỏ. Đại bác, xe tăng, hỏa tiễn phòng không thì xuất xứ từ Nga. Các giàn radar tuy là chế tạo trong nước nhưng mua lại giấy phép sản xuất từ nước ngoài, không phải tự nghiên cứu.

Loạt khí tài tối tân tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 ảnh 2

Bệ phóng và đạn tên lửa phòng không S-125-2TM thuộc biên chế của quân đội Việt Nam, có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly tối đa 35 km.

Loạt khí tài tối tân tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 ảnh 4

Xe tăng T-90 và T-90SK của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Nga sản xuất, có khối lượng 46.5 tấn, động cơ 1.000 mã lực, vận tốc lớn nhất đạt 60 km/h. Xe tăng được trang bị pháo nòng trơn cỡ 125 mm với hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn tối đa 8 phát/phút, cùng súng máy đồng trục PKT và súng máy 12.7 mm trên nóc tháp pháo

SỰ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM TRONG 10 NĂM QUA

Trong 10 năm vừa qua, Việt Nam đã có những tiến bộ rõ ràng trong lãnh vực công nghiệp. Trong lãnh vực công nghiệp quân sự thì dấu ấn không được rõ ràng nhưng có sự tương quan mạnh mẽ giữa 2 lãnh vực:

Hệ thống Đại học Việt Nam: Hiện nay, ở Việt Nam có 19 cơ sở giáo dục đại học được chọn xây dựng thành đại học trọng điểm quốc gia bao gồm 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng và 14 trường đại học, học viện theo các lĩnh vực và ngành trọng điểm quốc gia (sư phạm, y- dược, kinh tế, nông nghiệp, công nghệ, kỹ thuật quân sự, quân y, hàng hải, báo chí – truyền thông). Theo kế hoạch của chính phủ, sẽ xây dựng các trường đại học nghiên cứu trọng điểm quốc gia có trình độ đào tạo và nghiên cứu tiên tiến làm đầu tàu cho sự phát triển mạng lưới các trường đại học Việt Nam. Về đội ngũ giảng viên sẽ có trình độ tiến sĩ >75%. Phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 70 trường chất lượng cao, trong đó: 3 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 6 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 3 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; khoảng 150 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 5 -10 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong các nước ASEAN-4.

Quan hệ với Hàn Quốc: Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư, thứ hai về ODA (sau Nhật Bản) và thứ ba về thương mại (sau Trung Quốc và Mỹ). Vốn đăng ký FDI của các doanh nghiệp Hàn vào Việt Nam đạt khoảng 80 tỷ USD; kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc hiện là 90 tỷ USD và sẽ tăng lên 150 tỷ USD vào 2030. Samsung của Hàn Quốc được đánh giá là doanh nghiệp FDI lớn nhất đã đầu tư vào Việt Nam với các nhà máy Samsung điện tử Việt Nam (SEV) từ năm 2008. Hiện tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đạt gần 19 tỷ USD, với 6 nhà máy sản xuất tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và TPHCM, một trung tâm nghiên cứu phát triển R&D tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng. Việt Nam đang tìm vị trí để thành lập cơ xưởng sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Việt Nam cho Hàn Quốc.

Trong buổi họp báo chung vào chiều 5/12/2022 tại Seoul, sau khi hội đàm trong chương trình chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Hàn Quốc từ 4 – 6/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết hai nước quyết định nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện. Với thông báo này, Hàn Quốc là quốc gia thứ tư mà Việt Nam có mối quan hệ đặc biệt sau Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Cách đây một thời gian khá lâu, báo chí quốc tế có nói đến vai trò của Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi và Việt Nam trong trường hợp 2 nước Liên Triều có thể thống nhất. Trong dài hạn, mối liên hệ Hàn Quốc – Việt Nam còn sâu đậm hơn mối liên hệ Nhật Bản – Việt Nam. Người Nhật có thể thay đổi tư duy của mình để có được mối liên hệ tốt đẹp hơn với Việt Nam.

Việt Nam và kỷ nghệ bán dẫn: Tại Việt Nam, công nghiệp bán dẫn được coi là nền tảng hỗ trợ và đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Đây cũng là ngành kinh tế được Chính phủ xác định có sản phẩm nằm trong 9 sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 theo Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, và là phương thức quan trọng để chuyến hóa các thành tựu khoa học công nghệ thành hàng hóa thương mại có giá trị gia tăng cao.

Thật sự, kỹ nghệ bán dẫn của Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1979 với việc xây dựng nhà máy Z181 tại Hà Nội thành trung tâm công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử và quang điện tử với tên giao dịch là Công ty TNHH Điện tử Sao Mai là đơn vị duy nhất của Quân đội hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh vật liệu, linh kiện và thiết bị điện, điện tử, quang điện tử.

  • Việt Nam đã là nơi đặt nhà máy của các nhà sản xuất chip khổng lồ như Samsung và Intel. Amkor Technology Inc. có trụ sở tại Hoa Kỳ, nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm và đóng gói sản phẩm bán dẫn toàn cầu, cho biết họ đang đầu tư tới 1.6 tỷ USD cho đến năm 2035 để xây dựng một cơ sở hiện đại nhất tại tỉnh Bắc Ninh, miền bắc Việt Nam như một cơ sở quan trọng. một phần của mạng lưới toàn cầu của tập đoàn Mỹ.
  • Ngày 16/8/2022, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho đơn vị này được tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu. Đề xuất của Viettel được đưa trong bối cảnh tình trạng thiếu chip trên toàn cầu thời gian qua ảnh hưởng trầm trọng tới nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện cũng đã thúc đẩy sản xuất chip vì an ninh quốc gia. Hiện tại, không nhiều tập đoàn trên thế giới tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất chip. Hiện 3 nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới gồm: TSMC, Samsung và Intel. Sự gia tăng các thiết bị điện tử và ngành công nghiệp ô tô phát triển cùng với đại dịch COVID-19 là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu hụt chip. Ngày 15/10/2022, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) ra mắt Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (Viettel Manufacturing Corporation – VMC), đánh dấu chuyển dịch chiến lược của Viettel tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
  • Ngày 26/8, đại diện Công ty Synopsys và SHTP ký bản ghi nhớ để Synopsys hỗ trợ đào tạo tài năng thiết kế vi mạch tại Việt Nam. Theo biên bản ghi nhớ được ký kết, Synopsys sẽ hỗ trợ SHTP thành lập Trung tâm thiết kế chip thông qua chương trình tài trợ phần mềm. Bên cạnh đó, để cung cấp nguồn nhân lực thiết kế vi mạch cho các doanh nghiệp, Synopsys sẽ cung cấp chương trình giảng dạy và chương trình đào tạo giảng viên cho SHTP. Về phía SHTP sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thiết lập trung tâm thiết kế chip. Sự hợp tác này giúp Trung tâm thiết kế chip của SHTP được hưởng lợi từ công nghệ thiết kế chip của Synopsys. Từ đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. Các giảng viên và sinh viên chuyên ngành điện – điện tử, công nghệ thông tin của 3 trường đại học thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM gồm Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Công nghệ thông tin sẽ tham gia chương trình đào tạo, tập huấn tại Trung tâm thiết kế chip mới được đặt ở Khu công nghiệp cao nằm ở Thủ Đức, TP.HCM. sự hợp tác này sẽ giúp Việt Nam giải quyết được bài toán thiết hụt nhân tài công nghệ toàn cầu. Hơn nữa, Trung tâm thiết kế vi mạch điện tử SHPT cũng sẽ hưởng lợi từ công nghệ thiết kế đẳng cấp thế giới của công ty Synopsys bằng cách đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vi mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
  • FPT Semiconductor, một công ty thuộc tập đoàn công nghệ FPT Việt Nam, vào ngày 28/9 cho ra mắt dòng chip bán dẫn đầu tiên được dùng cho các thiết bị y tế. Mục tiêu của FPT là nhắm đến cung cấp ra thị trường thế giới 25 triệu chip vào năm 2023. Các thị trường chính mà FPT nhắm đến là Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Chip bán dẫn của FPT trong thời gian tới được nói sẽ sử dụng cho mọi thứ kể cả hàng điện tử tiêu dùng cho đến thiết bị không gian. Dòng chip bán dẫn tích hợp (IC – Integrated Circuit) được các kỹ sư của FPT Semiconductor trực tiếp thiết kế và đặt ra cấu trúc, hướng đến phục vụ cho các ngành công nghiệp, sản phẩm cụ thể. Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói. Khách hàng đầu tiên và hiện là đối tác chiến lược của doanh nghiệp cùng phối hợp để phân phối các sản phẩm chip của FPT Semiconductor ở các thị trường Úc, Trung Quốc … Không chỉ đưa sản phẩm đến thị trường nước ngoài, FPT Semiconductor định hướng tập trung triển khai, cung cấp chip “Make in Vietnam” đến các tập đoàn trong nước, nhằm phát triển bền vững và góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất các thiết bị cho người dùng tại Việt Nam, trong giai đoạn 2023 – 2025. Trong hai năm tiếp theo, FPT Semiconductor dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip. Đồng thời, doanh nghiệp đặt kế hoạch đưa ra thị trường thêm 7 dòng chip khác nhau trong năm 2023, phục vụ cho hàng loạt lĩnh vực công nghệ, viễn thông, IoT, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thông minh, công nghệ trên ô tô, năng lượng, điện tử điện lạnh. Trong bối cảnh đến năm 2024, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam được dự báo sẽ vượt giá trị 6.16 tỷ USD (theo báo cáo từ Technavio), FPT Semiconductor đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp chip thương hiệu Việt cho chính các công ty, tập đoàn ở trong nước.  FPT trở thành Công ty CNTT-VT lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam với gần 37,180 Cán bộ Nhân viên, trong đó có 24,068 kỹ sư CNTT, lập trình viên, chuyên gia công nghệ; hệ thống 46 chi nhánh, văn phòng tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam. FPT cũng là doanh nghiệp dẫn đầu trong các lĩnh vực: Xuất khẩu phần mềm, Tích hợp hệ thống; Phát triển phần mềm; Dịch vụ CNTT.
Lộ diện hình ảnh con Chip IoT Y tế đầu tiên “Made in Vietnam” của FPT
  • Tiếp theo FPT, VinFast vào cuối tháng 9/2022 đang bước vào ngành công nghiệp bán dẫn thế giới trong bối cảnh toàn cầu đang thiếu hụt bộ phận quan trọng này trong sản xuất ô tô và điện tử. VinFast, nhà sản xuất xe điện toàn cầu đầu tiên của Việt Nam và Renesas Electronics của Nhật Bản, nhà cung cấp giải pháp bán dẫn tiên tiến hàng đầu, đã công bố rằng bộ đôi này đang mở rộng thỏa thuận hợp tác để bao gồm phát triển công nghệ ô tô cho xe điện và cung cấp các thành phần hệ thống. Việc ký kết hợp tác chiến lược đã diễn ra tại nhà máy của VinFast ở thành phố Hải Phòng của Việt Nam vào đầu tháng này. Theo thỏa thuận, Renesas sẽ cung cấp cho VinFast các sản phẩm như hệ thống trên chip (SoC), bộ vi điều khiển, chất bán dẫn điện và tương tự. Renesas cũng sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ VinFast phát triển các ứng dụng ô tô và dịch vụ di chuyển trong tương lai. SoC là một mạch tích hợp tích hợp hầu hết hoặc tất cả các thành phần của máy tính hoặc các hệ thống điện tử khác. “Mối quan hệ hợp tác mới này với Renesas sẽ giúp VinFast tiếp cận với cả công nghệ bán dẫn tiên tiến trong xe cũng như kiến ​​thức chuyên môn về hệ thống cấp cao, với mục đích đẩy nhanh quá trình phát triển xe điện an toàn và tinh vi cho thị trường toàn cầu,” Phó Giám đốc Lê Thị Thu Thủy cho biết. Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng Giám đốc toàn cầu của VinFast cho biết trong thông cáo chung của bộ đôi. VinFast và Renesas trước đây đã từng hợp tác phát triển hệ thống thông tin giải trí trên ô tô. SoC của Renesas, nền tảng phần cứng R-Car và các sản phẩm tương tự đã được triển khai trên các mẫu xe điện VF8 và VF9 EV mới của VinFast, hiện đã được sử dụng tại Việt Nam và sẽ được giao cho người mua ở Canada, Mỹ và Châu Âu vào tháng 12 này.

Vinfast và xe hơi điện Việt Nam: Với VinFast, sản xuất ô tô “Made in Vietnam” đã không còn chỉ là ước vọng. Người Việt Nam chúng ta đang thật sự sản xuất ra những chiếc xe ô tô phẩm cấp đầu tiên của chính mình”, Ngày 14/6/2019, tại Khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng, VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô, chính thức bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt. Việc hoàn thành nhà máy có quy mô lớn và hiện đại hàng đầu thế giới chỉ trong 21 tháng là một kỉ lục chưa từng có trong ngành công nghiệp ô tô.

Trong khuôn khổ triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) diễn ra tại Mỹ đầu năm 2022, Vinfast đã công bố tầm nhìn trở thành hãng xe điện ngay trong năm 2022 và dừng sản xuất xe sử dụng động cơ chạy bằng xăng vào cuối năm. Đây là quyết định bước ngoặt, đưa VinFast trở thành một trong những hãng xe xăng đầu tiên trên thế giới chuyển hẳn sang thuần điện, khẳng định dấu ấn tiên phong, thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe điện toàn cầu.

Thông tin VinFast chuyển sang sản xuất xe điện 100% và dừng sản xuất xe xăng gây chú ý trong cộng đồng. Thực tế VinFast dễ chuyển đổi thành thương hiệu xe điện 100% hơn các hãng xe ôtô lâu đời, vốn có hàng thập kỷ tạo dựng danh tiếng nhờ xe xăng hay xe dầu. Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng 2022 – CES 2022 – diễn ra ở Los Angeles (Mỹ), VinFast vừa giới thiệu 5 dòng xe thuần điện (EV), 3 trong số đó là những mẫu hoàn toàn mới. VinFast thông báo đã có 24,000 đơn đặt hàng VF 8, VF 9 sau 48 giờ mở bán.

Song song với việc ra mắt xe điện ở các phân hạng phổ biến, VinFast cũng đồng thời thông báo dừng sản xuất ôtô động cơ đốt trong (ICE), chính thức trở thành hãng xe điện 100% vào cuối năm 2022.

Ai cũng biết thiết kế mẫu xe hơi cho Vinfast tập đoàn Vingroup là 4 studio thiết kế xe lừng danh thế giới Pininfarina, Zagato, Torino và Ital Design đã thiết kế 20 mẫu xe riêng cho Vinfast cũng như hầu hết các cơ phận là của BMW. Ngay khi sản phẩm ra đời, tỷ lệ nội địa hóa của xe ô tô VinFast đã đạt 40% và có thể đạt tới 60% vào năm 2025. Cơ phận chế tạo cho xe hơi cũng có thể dùng cho kỹ nghệ quốc phòng.

VIỆT NAM VÀ VŨ KHÍ NGA

Dựa theo số liệu từ Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI), từ năm 1995 đến 2021, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 9.07 tỷ USD vũ khí, trong đó Nga chiếm 7.4 tỷ USD (81.6%). Thời điểm Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất vũ khí từ Nga là 1 tỷ USD (2014), nhưng sau đó giảm đáng kể, chỉ còn9 triệu USD (2020và 72 triệu USD (2021), một phần ảnh hưởng từ Covid theo SIPRI.

Theo sau cuộc chiến tranh tại Ukraine, Việt Nam dường như đang tăng tốc đa dạng hóa kho vũ khí của mình ngoài Nga, thông qua mua vũ khí từ Mỹ, Israel, Hà Lan và Hàn Quốc. Reuters ngày 06/12, dẫn nhận định từ các chuyên gia cho thấy Ấn Độ, Israel và các quốc gia Đông Âu đang được xem là các nhà cung cấp thay thế Nga đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Hàn Quốc được xem như là đối tác gần gủi nhất với Việt Nam trong công nghiệp Quốc Phòng.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Hunter Marston, Nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Đại học Quốc gia Australia cho rằng Việt Nam đã bắt đầu chiến lược đa dạng hóa kho vũ khí của mình cách đây vài năm và tính tương thích trong vũ khí sẽ là một vấn đề lớn.

“Số tiền Việt Nam nhập khẩu vũ khí từ Nga đã sụt giảm từ hơn 1 tỷ USD vào năm 2014 xuống chỉ còn 72 triệu USD vào năm 2021. Không rõ là sự chuyển biến này bền vững như thế nào hay Việt Nam muốn thay thế nguồn vũ khí từ Nga đến mức độ nào. Nhưng tính tương thích của vũ khí là một vấn đề lớn.”

“Ví dụ, các hệ thống của Mỹ không được thiết kế để vận hành chung với các hệ thống của Nga hoặc Trung Quốc. Vì thế, các thiết bị của Hàn Quốc và Ấn Độ rất quan trọng cho sự chuyển đổi này nhưng sẽ phải thực hiện theo một cách khác, không rõ là Hà Nội có sẵn sàng để Mỹ bước vào với một tư cách quan trọng hay là không.”

Báo cáo này đánh giá xu hướng mua bán vũ khí trên thế giới giai đoạn từ 2013 tới 2017, đưa ra các số liệu thú vị liên quan Việt Nam. Việt Nam đứng thứ ba (10%) trong danh sách mua hàng của Nga, sau Ấn Độ (35%) và Trung Quốc (12%). Việt Nam cũng là khách hàng thứ ba của Israel (6,3%), sau Ấn Độ (49%) và Azerbaijan (13%).

Với Belarus, Việt Nam là khách hàng số một (26%), tiếp theo là Trung Quốc (26%) và Sudan (23%). Cộng hòa Czech là đối tác lớn tiếp theo, với Việt Nam là khách hàng thứ ba (11%), sau Iraq (44%), và Mỹ (19%).

Theo nghiên cứu của ông Ian Storey, công bố vào tháng 3/2021, có ba nguyên nhân khiến nhiều quốc gia thích mua vũ khí Nga.

Nga có thể cung cấp nhiều loại vũ khí đa dạng, từ các máy bay chiến đấu và tàu ngầm công nghệ cao, cho đến xe quân sự và vũ khí thô sơ. Thứ hai là giá rẻ hơn Mỹ. Nga cũng sẵn sàng chấp nhận phương thức thanh toán vừa bằng tiền và trao đổi hàng hóa, và thanh toán theo từng phần. Và khác với Mỹ và châu Âu, Nga không cân nhắc các vấn đề nhân quyền khi bán vũ khí. Giá tàu ngầm Kilo là 180 – 250 triệu USD/chiếc (tùy phiên bản) trong khi đó giá tàu ngầm tấn công của các nước khác trị giá 692 triệu USD, như là chiếc đầu tiên trong hạm đội tàu ngầm lớp Taigei (Đại kình) của Nhật Bản. Giá tiêm kích Su-30 MK2 là 37.5 triệu USD vào năm 2012 (chưa bao gồm vũ khí) trong khi đó giá tiêm kích F-15 A/B: 27.9 triệu USD (thời giá 1998) – F-15 C/D:  29.9 triệu USD (thời giá 1998) Phiên bản mới: F-15K: 100 triệu USD (thời giá 2006), F-15E: 108 triệu USD (thời giá 2005), F-15EX: 133 triệu USD (thời giá 2021).

Trong thời gian gần đây, Nga Sô đã mất sự linh hoạt trong mối liên hệ với các quốc gia thân hữu.

NHỮNG VŨ KHÍ THAY THẾ TIỀM NĂNG

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến các loại tên lửa, tàu ngầm, khinh hạm, tiêm kích mà Việt Nam đang cố gắng thay thế. Các loại khí tài cấp chiến lược của Hoa Kỳ, Nga Sô, Trung Quốc, Liên Âu sẽ được đề cập trong các bài viết riêng.

Nếu Việt Nam quyết định thay thế các tên lửa đối hạm, khinh hạm Gepard 3.9, tiêm kích Su-30 MKV và tàu ngầm Kilo thì đây là những ứng viên tiềm năng. Nếu Việt Nam có thể giảm giá thành hay có thể trang bị tốt hơn thì cũng như Israel thì có thể thương thuyết với các quốc gia sản xuất.

  • Tên lửa đối hạm VCM-01: Năm 2019, những hình ảnh đầu tiên của VCM-01 đã được công khai. Mô hình được công bố trong một phóng sự của kênh QPVN cho thấy VCM-01 có hình dáng tương tự Kh-35, và thông tin in trên thân của mô hình cho thấy nhà máy Z189 có tham gia vào quá trình phát triển và sản xuất của tên lửa này. Trên thực tế, Z189 đã tham gia sản xuất bệ phóng KT-184 cho tên lửa Kh-35 của Hải quân Nhân dân Việt Nam, vì vậy nhiều khả năng Z189 cũng sẽ sản xuất bệ phóng và gia công phần vỏ cho VCM-01. Trong phóng sự của QPVN vào ngày 10/11/2022, phương tiện mang phóng được tiết lộ là xe phóng mang 4 tên lửa. Hiện có 2 phiên bản xuất hiện trên truyền thông là bản xe mang ống phóng tròn và xe mang ống phóng vuông.
Anti-ship missile VCM-01. Complex "Uranus" in Vietnamese

Tên lửa đối hạm VCM-01

Năm 2020, Việt Nam và Hàn Quốc tiến hành đàm phán để chuyển giao động cơ phản lực SSE-750K của Hàn Quốc cho Việt Nam để phục vụ dự án cho dự án VCM-01. Đây là dòng động cơ được sử dụng trong tên lửa chống hạm SSM-700K Hải Tinh của Hàn Quốc, cũng như biến thể đánh đất của nó là SSM-750K Haeryong (Hải Long). Hiện vẫn chưa thể xác nhận Việt Nam có thực sự chọn loại động cơ này cho dự án VCM-01 của mình hay sẽ lựa chọn các dòng động cơ tương tự khác như Moto Sich MS400 của tên lửa chống hạm Neptune do Ukraine phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam được cho là sẽ lựa chọn động cơ do Hàn Quốc sản xuất cho dự án, vì các đối tác phía Hàn được cho là “luôn sẵn sàng chuyển giao công nghệ động cơ cho Việt Nam và cho phép Việt Nam tự chế tạo và sản xuất loạt động cơ trong nước”, khiến cho thương vụ này trở nên rất hấp dẫn và hợp lý hơn trong mắt phía Việt Nam.

Động cơ phản lực SSE-750K

  • Khinh hạm FGG-II Seoul của Hàn Quốc: Ngày 11/11/2019, Hải quân Hàn Quốc đã hạ thủy khinh hạm mới mang tên FGG-II Seoul, được trang bị các hệ thống phát hiện tàu ngầm và năng lượng tiên tiến để tăng cường khả năng chống ngầm trong các chiến dịch ven biển. Lễ hạ thủy tàu FGG-II Seoul, nặng 2,800 tấn và dài 122 m, đã diễn ra tại nhà máy đóng tàu của Công ty Công nghiệp nặng Hyundai ở thành phố cảng Ulsan, phía Đông Nam Hàn Quốc. Đây là tàu khinh hạm thứ 3 được đóng theo dự án đóng lô tàu thứ hai, nhằm thay thế các tàu đã lỗi thời của Hải quân Hàn Quốc. Hải quân Hàn Quốc không tiết lộ chi phí đóng tàu này.
https://image.bnews.vn/MediaUpload/Org/2019/11/11/150336_han-quoc-ra-mat-khinh-ham-moi.jpg

Khinh hạm FGG-II Seoul của Hàn Quốc

  • Tàu hộ vệ lớp Mogami: Ngày 10/12/2021, Công ty Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) ở thành phố Nagasaki đã hạ thuỷ tàu hộ vệ lớp FFM Mogami của Hải quân phòng vệ Nhật Bản (JMSDF). Các tàu hộ vệ lớp Mogami có kết cấu tàng hình, với nhiều trang bị thế hệ mới tự động hóa cao bảo đảm tính đa năng. Công nghệ tàng hình trên FFM Mogami là kết quả nghiên cứu nhiều năm của công ty MHI, đã qua thử nghiệm và điều chỉnh trên máy bay tàng hình thử nghiệm Shinshin của công ty. FFM có lượng giãn nước tiêu chuẩn khoảng 3,900 tấn, chiều dài khoảng 130 m, chiều rộng 16 m, kíp thủy thủ 90 người. Với thân tàu thon gọn, chiếc Kumano được đóng với chi phí khoảng 46 tỉ yen (336 triệu USD) với tốc độ tối đa khoảng 30 gút (55.5 km/giờ).
Nhật Bản biên chế tàu hộ tống đa nhiệm lớp Mogami đầu tiên - ảnh 1

Tàu hộ vệ lớp Mogami

Hệ thống tích hợp thông tin chiến đấu (CIC) của frigate lớp Mogami được MHI phát triển với đặc điểm nổi bật gồm hệ màn hình gắn trên vách tàu dạng vòng tròn 360° với 14 (+2) console đa năng, 2 console chiến thuật lớn, sử dụng công nghệ phân biệt thời gian thực tự động nhận biết những vật thể xung quanh tàu hoặc có thể điều khiển tàu trong trường hợp đài chỉ huy hoặc máy tàu bị hỏng.

Mô hình hệ thống thông tin chiến đấu của frigate lớp FFM Mogami

  • Tiêm kích siêu thanh KF-21 Boramae của Hàn Quốc: KF-21 là máy bay chiến đấu mà Hàn Quốc đang đẩy mạnh phát triển trong khuôn khổ dự án trị giá 8,800 tỷ won (6.15 tỷ USD) nhằm thay thế phi đội F-4 và F-5 và tăng cường năng lực phòng không. Chiến đấu cơ KF-21 Boramae do Hàn Quốc và Indonesia hợp tác sản xuất đã lần đầu cất cánh hôm 19/7/2022 sau hơn 6 năm rưỡi nghiên cứu, chế tạo.
Chú thích ảnh

Tiêm kích siêu thanh KF-21 Boramae

  • Tàu ngầm lớp Taigei của Nhật: Bộ Quốc phòng Nhật Bản tiếp nhận tàu ngầm tấn công trị giá 692 triệu USD năm 2021, là chiếc đầu tiên trong hạm đội tàu ngầm lớp Taigei (Đại kình). Chiến hạm Taigei được đánh giá là tàu ngầm không sử dụng năng lượng hạt nhân tiên tiến nhất của Lực lượng Phòng vệ Trên biển (JMSDF). Tàu ngầm JS Taigei có biệt danh “Đại kình”, thuộc lớp tàu cùng tên, được trang bị hệ thống thủy âm cải tiến cho phép phát hiện chiến hạm đối phương tốt hơn, đồng thời tạo ra tiếng động nhỏ hơn trong quá trình hoạt động, giúp tàu khó bị phát hiện. Con tàu sử dụng công nghệ pin lithium-ion, cho phép nạp điện nhanh hơn với dung lượng gần gấp đôi so với pin axit chì thông thường, đồng thời có thể tích nhỏ và ít cần bảo trì hơn. Nhờ công nghệ này, chiến hạm Taigei có thể lặn lâu hơn và di chuyển nhanh hơn trong lòng biển so với với các loại tàu ngầm diesel – điện khác.

Điều cần để ý là giá tàu ngầm Taigei gấp đôi giá tàu ngầm Kilo.

Nhật Bản ra mắt tàu ngầm thế hệ mới | theNEXTvoz

Tàu ngầm lớp Taigei

  • Tàu ngầm lớp 212 của Đức Quốc:  Lớp Type 212 hiện đang có trong biên chế của Hải quân Đức (sẽ có 8 chiếc, ký hiệu S 181 (U31) đến S188 (U38)), cũng là lớp Todaro của Italy (4 chiếc (S 526 – S 529), là tàu ngầm phi hạt nhân rất tiên tiến, trang bị động cơ diesel – điện, AIP sử dụng pin nhiên liệu hydro nén dùng màng trao đổi proton (PEM). Type 212 có trọng lượng giãn nước khi nổi 1,450 tấn, khi lặn 1,830 tấn, dài 56 m, rộng 7 m, mớn nước 6 m, tốc độ tối đa khi lặn 20 hải lý/giờ, tầm hoạt động 14,800 km. Tàu có tính tự động hóa rất cao nên thủy thủ đoàn chỉ 22 người (5 sĩ quan). Tàu ngầm Type 212 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm có thể triển khai nhiều loại ngư lôi hiện đại, gồm ngư lôi dẫn đường bằng cáp quang DM2A4 có tầm bắn lên tới 50 km, tốc độ tối đa 92.6 km/h; ngư lôi WASSS A184 Mod.3; ngư lôi Black Shark và tên lửa hành trình chống hạm Harpoon. Tàu còn được trang bị 1 hệ thống tên lửa đối không IDAS để chống lại các mối đe dọa đường không tầm thấp, cũng như một khẩu pháo nhỏ 30 mm Murane có thể hỗ trợ hoạt động tác chiến dưới nước. Đức đang có kế hoạch đưa tên lửa hành trình đối đất có tầm phóng xa hơn tích hợp cho Type 212.
Tàu ngầm Type 212 Philippines sắp sở hữu có gì đặc biệt?

Tàu ngầm Type 212 của Đức

Theo Philstar hồi đầu năm 2018, chính phủ Philippines đã quyết định mua 2 chiếc tàu ngầm Type 212 do Đức sản xuất. Nếu hợp đồng được xác thực thì đây sẽ là tàu ngầm phi hạt nhân mạnh nhất hiện nay tại Biển Đông.

VAI TRÒ CỦA ISRAEL – HÀ LAN – UKRAINE

Ông Ian Storey cho rằng các lệnh trừng phạt kinh tế do Mỹ, châu Âu áp đặt lên Nga sẽ có thể khiến việc bảo dưỡng, nâng cấp khí tài tại Việt Nam trở nên khó khăn hơn.

“Các lệnh trừng phạt và hạn chế xuất khẩu từ quốc tế áp đặt lên Nga kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine bùng phát là chuyện khó giải quyết,” Tiến sĩ Ian Storey nhận định.

“Trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ cố gắng bảo tồn kho dự trữ phụ tùng và vũ khí cho đến khi họ có một bức tranh rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra bên trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Nga. “Việt Nam cũng sẽ cố gắng tìm kiếm nguồn phụ tùng thay thế từ các quốc gia khác sử dụng bộ phụ tùng do Nga sản xuất, đặc biệt là Ấn Độ”.

“Tôi cũng nghĩ rằng trong ngắn hạn Việt Nam sẽ ngừng đặt đơn hàng lớn với Nga, bao gồm cả máy bay chiến đấu”.

Vai trò của Ukraine: Cuộc chiến Ukraine – Nga Sô năm 2022 cho thấy những khuyết điểm của khí tài Nga Sô. Trong các nước Đông Âu, Ukraine có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất vũ khí chung với Nga như Tên lửa chống hạm Neptune, tên lửa dẫn đường Stugna-P (ATGM), hệ thống tên lửa đa nòng chiến thuật Vilkha/Vilkha-M (MLRS), pháo tự hành Bohdana, xe tăng T-84 Oplot MBT. Trong dài hạn, Việt Nam có thể phối hợp với Ukraine để sản xuất các khí tài quân sự công nghệ cao với giá rẽ.

Vai trò của Israel: Israel có công nghệ quốc phòng rất mạnh.Tuy nhiên là một nước nhỏ, khả năng sản xuất khí tài quân sự bị giới hạn. Hải quân Israel mới đây chuẩn bị nhận tàu hộ vệ hạm lớp Sa’ar 6 do Đức đóng mới miễn chi phí. Điều đáng nói đó là phía Đức sẽ không trang bị vũ khí lên tàu này mà chỉ đóng “xác” tàu không, việc trang bị vũ khí sẽ được Israel tự thực hiện.

Tàu chiến Sa’ar-6 của Israel

Vai trò của Hà Lan: Tính đến nay, trên địa bàn TP Hải Phòng có 11 dự án đầu tư của nhà đầu tư Hà Lan với số vốn đầu tư 156,25 triệu USD. Nhiều doanh nghiệp Hà Lan rất quan tâm tìm hiểu cơ hội hợp tác với cảng Hải Phòng, dự án xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện và ngành đóng tàu Hải Phòng sau khi tái cơ cấu… Đây đều là những doanh nghiệp có tiềm lực và uy tín của ngành hàng hải và đóng tàu nổi tiếng của Hà Lan trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị điện, điện tử, thiết bị điều khiển tự động hóa, công nghệ hàng hải, công nghệ đóng tàu, tư vấn đầu tư vào Việt Nam, cung cấp thiết bị và dịch vụ hàng hải. Trong số các dự án do phía Hà Lan đầu tư, Damen – Sông Cấm là điển hình cho sự hợp tác giữa Hà Lan vào Hải Phòng.

Công ty TNHH đóng tàu Damen – Sông Cấm là liên doanh giữa tập đoàn Damen (Hà Lan) và Công ty đóng tàu Sông Cấm có trụ sở ở huyện Thủy Nguyên. Liên doanh được lập năm 2007 với vốn điều lệ gần 855 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn Damen góp 598 tỷ đồng, tương đương 70% vốn; 30% vốn còn lại là của CTCP Đóng tàu Sông Cấm.

Đây là nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu công tác ở nước ngoài lớn nhất của tập đoàn đóng tàu Damen theo tiêu chuẩn châu Âu tại Việt Nam. Các sản phẩm tàu công tác từ Công ty TNHH Damen – Sông Cấm chất lượng, đạt đẳng cấp châu Âu, có thể xuất khẩu đến tất cả các nước trên thế giới. Với sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật đóng tàu hiện đại của Hà Lan và sự giám sát thi công các sản phẩm đóng mới của công ty đảm bảo chất lượng tương đương sản phẩm mẫu đóng tại Hà Lan. Trước đây, Sông Cấm đã ký và thực hiện hàng loạt các hợp đồng đóng tàu mới chuyên dụng xuất khẩu cho Tập đoàn đóng tàu Damen – Hà Lan. Sản phẩm mới của Công ty là các tàu kéo đẩy công suất từ 600 CV đến 700 CV và các loại tàu cao tốc chở khách. Đến nay, công ty đã đóng mới và bàn giao cho phía Damen – Hà Lan khoảng 200 tàu các loại tàu kéo, tài cao tốc, tàu cứu nạn, tàu hỗ trợ du thuyền …

Năm 2009, Indonesia đã mua 4 chiếc SIGMA 9814 và đã ký hợp đồng đóng thêm một số tàu SIGMA 10514 sau đó.

Colombia taps Damen for frigate project - Naval News

Mô hình tàu hộ vệ Sigma 10514 của Damen

Trong thời gian sắp đến, nếu Hà Lan, Đức Quốc có được những thỏa thuận chuyển giao công nghệ thì Việt Nam cũng có thể sản xuất các khí tài hạng trung (tàu ngầm, tiêm kích, tên lửa) với giá cả rẻ hơn nhiều.

KẾT LUẬN

Khi nói về quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga Sô thì phải nhìn trên cả hai phương diện kinh tế và quân sự. Kể từ 2019, Hoa Kỳ đã bắt đầu rút nhiều số hàng sản xuất tại Trung Quốc vì những lý do chiến lược dài hạn. Chắc chắn Hoa Kỳ không thể để Trung Quốc đánh cắp công nghệ để rồi sản xuất mọi thứ với giá rẽ. Việt Nam là một trong những vị trí chiến lược của các quốc gia ASEAN trong sự dịch chuyển cả chiến lược và chiến thuật của Hoa Kỳ.

Trong thế liên minh toàn cầu, Hoa Kỳ cần sự cộng tác của Liên Âu, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Nhật Bản và Hàn Quốc trên lãnh vực toàn cầu và các nước Đông Âu như Ba Lan, Cộng hoà Séc, Ukraine cũng như các nước Asean, Đài Loan, Philippines, Việt Nam như là các đồng minh khu vực. Trong nhiều lãnh vực như may mặc, thủy sản, chất bán dẫn, Việt Nam đã tranh đua ngang ngửa với Trung Quốc. Sản xuất tại Việt Nam, Hoa Kỳ có được sự an tâm, không lo lắng về cạnh tranh chiến lược. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sẽ cần phối hợp với Việt Nam như là một bộ tứ yễm trợ cho Hoa Kỳ trong khu vực Đông Á.

Về công nghệ quốc phòng, một số bình luận gia quân sự quốc tế cho rằng Việt Nam đang đối mặt với thế lưỡng nan khi muốn thoát ra khỏi ảnh hưởng của Nga. Nhận xét này có tính cách chủ quan. Cuộc chiến Nga Sô – Ukraine cho thấy Ukraine không thua kém Nga Sô trong lãnh vực quân sự công nghệ cao. Nga là người bạn lâu năm của Việt Nam nhưng trong nỗ lực cân bằng thế chiến lược toàn cầu, Nga đang dần dần mất đi ảnh hưởng quốc tế. Việt Nam đang theo đuổi các mối quan hệ nặng về thực chất với Mỹ, Liên Âu, Đông Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong thời gian rất ngắn, Việt Nam có khả năng sản phẩm sản xuất nội địa và xuất cảng gồm đại bác, xe tăng, radar, hỏa tiễn phòng không, các loại súng cá nhân, các loại đạn, máy bay không người lái trinh sát cỡ nhỏ. Ngoài các quốc gia Đông Á như là Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng đừng ngạc nhiên khi thấy Việt Nam có thêm các đối tác Đông Âu như là Ba Lan, Cọng Hòa Séc và Ukraine.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Thế lưỡng nan của Việt Nam khi muốn đa dạng kho vũ khí ngoài ‘nước bạn’ Nga” đăng trên mạng BBC News ngày 8/12/2022.
  2. Bài viết “Phương Tây “sốc” trước công nghệ vũ khí mà Nga sử dụng ở Ukraine” đăng trên mạng VOV ngày 5/09/2022.
  3. Bài viết “5 vũ khí hiệu quả nhất do Ukraine sản xuất” đăng trên mạng Tin Tức ngày 16/09/2022.
  4. Bài viết “Tàu hộ vệ lớp Mogami của Hải quân phòng vệ Nhật Bản” đăng trên mạng Tin Tức ngày 23/12/2021.
  5. Bài viết “So sức mạnh chiến hạm Gepard 3.9 và Sigma 9814 Việt Nam” đăng trên mạng Tin Tức ngày 2/3/2014.

******

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *