Các loại mãng cầu và tiềm năng của Tây nguyên

167 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Mãng cầu thuộc họ Na (Mãng cầu) phát sinh rất sớm và được con người thuần hóa trước tiên ở các vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Từ thế kỷ 16, các cây họ Mãng cầu đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới và do tính thích nghi rộng được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và áp nhiệt đới. Tuy nhiên do trái phức hợp, thường to, nhiều nước, dễ bị hư hại khi vận chuyển, nên hiện nay mãng cầu vẫn thuộc loại trái cây chưa khai thác hết tiềm năng. Ở hội nghị trái cây nhiệt đới họp ở Bangladesh tháng 7/1992, ngoài những trái đã trồng phổ biến như chuối, dứa, cam, quít, xoài, 5 loại trái cây sau đây được chú ý nhất: Mít, Táo gai, Măng cụt, Ổi, Mãng cầu.

Có hàng chục loại mãng cầu có trái ăn được nhưng trên thế giới chỉ có 2 loại được trồng phổ biến nhất đó là:

Nguồn gốc cây mãng cầu (na)

Mãng cầu dai (Annona squamosa) tại Việt Nam

Mãng Cầu Xiêm - Etsy

Mãng cầu xiêm (Annona muricata) tại Thái Lan & Đài Loan

MẢNG CẦU TẠI VIỆT NAM

Ở Việt Nam và cả trên thế giới, mãng cầu dai là loại mãng cầu được trồng phổ biến nhất. Ở Ấn Độ mãng cầu dai đã được nhập nội từ lâu và được trồng rộng đến mức độ nó trở thành cây dại và có tác giả đã cho là Ấn Độ là nơi đất tổ của nó. ngay ở Trung Quốc, Đài Loan mãng cầu dai được đánh giá cao và được trồng rộng rãi do đó mãng cầu dai hoàn toàn có thể xuất khẩu nếu cải tiến giống, giảm tỷ lệ hạt, vỏ – tổ chức đóng gói chuyên chở tốt hoặc chế biến thành đồ hộp, thức uống.

Quả na xiêm miền Bắc khác với cây ở miền Nam, loại cây của miền Bắc thường là cây mọc hoang ở các rừng, bìa rừng ở các tỉnh miền núi bắc bộ như Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La và tập trung nhiều nhất, chủ yếu nhất ở Sơn La. Mãng cầu miền Bắc cũng là loại cây thuộc họ nhà na, vậy nên được gọi là na rừng hoặc na xiêm. Mãng cầu dai được trồng rộng rãi cả ngoài Bắc và trong Nam, còn mãng cầu xiêm chỉ trồng trong Nam; ở miền Bắc chỉ mới trồng thí nghiệm.

Người ta phân biệt hai loại mãng cầu: dai và bở. Phân biệt ở chỗ mãng cầu dai thì các múi dính chặt vào nhau cả khi chín, dễ vận chuyển vì dù có bị động chạm mạnh trái không bị vỡ ra – vỏ cũng mỏng, có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít. Mãng cầu bở, trái lại, khi chín múi nọ rời múi kia, động chạm hơi mạnh là múi vở ra. Thậm chí ngay khi còn ở trên cây, trái chưa chín hẳn có thể đã nứt. Độ ngọt của mãng cầu dai cũng cao hơn. Thực ra do chỉ nhân bằng hạt nhiều thế hệ, lai lẫn nhiều nên có nhiều loại có đặc tính trung gian giữa dai và bở. Theo tài liệu ở Cuba có 2 giống mãng cầu dai tuy trái nhỏ nhưng không có hạt. Những giống này chưa được nhập vào Việt Nam.

Công tác chọn giống chưa làm được không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước khác vì mãng cầu dai cũng như mãng cầu xiêm còn là một cây ăn trái chưa được khai thác đúng mức vì lý do vận chuyển. Vấn đề bao bì (Packaging) và phương tiện vận chuyển hàng ngày bằng đường hàng không cần được lưu ý dù rằng sẽ ảnh hưởng đến giá cả. Như người Nhật đã nói, giá cả là một yếu tố, nhưng phẩm chất sẽ là yếu tố quyết định.

Nghề trồng mãng cầu dai dễ phát triển vì những lý do sau:

  • Hương vị được nhiều người ưa thích vì độ ngọt cao, hơi có vị chua nên không lạt, lại có hương thơm của hoa hồng.
  • Giàu sinh tố, giàu chất khoáng. Xem bảng thấy rõ so với xoài, chuối và nhiều loại trái cây khác, mãng cầu dai nhiều đường, canxi, lân, rất giàu các loại vitamin trừ vitamin A. Như vậy, cả về mặt hương vị cả về giá trị dinh dưỡng, mãng cầu dai xứng dáng được xếp vào loại trái cây nhiệt đới có giá trị. Chưa xuất khẩu được nhiều chủ yếu vì không chịu vận chuyển, khó bảo quản.
  • Một ưu điếm lớn nữa của mãng cầu dai là tính thích ứng lớn; chỉ lấy một thí dụ: trên đất cát ven biển miền Nam Trung Bộ đất xấu đến độ cỏ mọc cũng khó nhưng người ta vẫn trồng được mãng cầu dai, do nó chịu dược mùa khô khắc nghiệt, không cần tưới. Một trái lớn nặng khoảng 150 – 250 g, có 65 – 70% cơm vừa một người ăn, do đó dễ bán.
Chất lượng của mãng cầu so với hai loại trái phổ biến

Chất lượng của mãng cầu so với xoài và chuối

Kỹ thuật trồng mãng cầu ta cho trái ngọt, năng suất cao - MVietQ

Mãng cầu dai ở miền Nam

Đặc tính mãng cầu dai: Muốn sản lượng và chất lượng cao, cần chú ý thỏa mãn những yêu cầu sau đây:

  • Mãng cầu dai ưa đất thoáng, không nên trồng ở đất thấp úng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu.
  • Mãng cầu dai chống úng kém nhưng chống hạn tốt.
  • Ở đất cát ven biển hay ở đất cao hạn gặp mùa khô, rụng hết lá, khi mùa mưa trở lại vào tháng 4 – 5 lại ra lá, ra hoa. Những lứa đầu hoa đều rụng nhiều, sau đó khi bộ lá đã khỏe, quang hợp đủ thì trái đậu.
  • Trồng mãng cầu dai không cần tưới. Tuy vậy, nếu có tưới, chăm bón thì mùa ra trái kéo dài hơn.
  • Mãng cầu dai tương đối chịu rét. Mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá mùa xuân ấm áp lại ra đợt lá mới, nhờ đó mãng cầu dai không những trồng được ở miền Bắc mà còn ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Ấn Độ.

Ở Việt Nam và còn ở nhiều nước nhiệt đới khác, mãng cầu dai vẫn còn được nhân bằng hạt vì những lý do sau:

  • 1 trái có tới 50, 60 hạt – hạt nhỏ (1 kg có tới 3,000 hạt) có vỏ cứng bao quanh, nên bảo quản được 2 – 3 năm. Hạt tuy lâu nẩy mầm một chút nhưng sóc với cát cho sứt vỏ, hoặc xử lý Acid Sulfuric, ngâm nước nóng 55 – 60°c trong 15 – 20 phút có thể mọc sau 2 tuần lễ.
  • Trồng từ hạt cũng chóng ra trái 2 – 3 năm là có thể ra trái và ghép không ra trái sớm hơn là bao, cây lại yếu.
  • Chưa có dòng vô tính, chưa có giống tốt được chính thức giới thiệu. Như đã nói ở trên mãng cầu dai chỉ có thể ghép tốt trên 2 gốc ghép là mãng cầu dai và nê (có người gọi là bình bát vì trái giống bình bát) nhưng hạt nê khó kiếm, vậy tốt nhất là dùng gốc ghép mãng cầu dai. Có thể ghép áp, có thể ghép cành hay ghép mắt. Gốc ghép phải 1-2 tuổi. Cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1 cm trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết.
Na “ròng rọc” Chi Lăng khát khao vươn tầm Âu - Mỹ

Người miền Bắc dùng ròng rọc để đưa na xuống núi

Na hoàng hậu tại huyện Mai Sơn, Sơn La: Mai Sơn cũng là một trong những huyện có diện tích cây ăn quả lớn của tỉnh Sơn La. HTX Mé Lếch được thành lập năm 2018, với 20 thành viên chủ yếu là trồng na. Hiện, có hơn 100 ha cây na, trong đó có 60 ha na dai, 30 ha na Thái. Các thành viên HTX tập trung chuyên canh theo tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch, trong đó có 50 ha sản xuất theo hướng VietGAP, 50 ha sản xuất theo hướng hữu cơ. Bên cạnh đó đầu năm 2021, HTX Mé Lếch, bản Mé Lếch đã mạnh dạn đầu tư, nhập giống na Đài Loan từ Viện hoa quả về ghép cải tạo với giống na địa phương. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cây na sầu riêng phát triển tốt, đến nay, đã cho những quả xanh ngát, trọng lượng đạt hơn 1 kg. Giá bán 450 đến 500 nghìn đồng/kg.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Khắc Hào, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn cho biết: Toàn huyện có trên 440 ha na, sản lượng quả hàng năm đạt hơn 3,000 tấn, năng suất na trung bình đạt từ 10 – 12 tấn/ha. Hiện nay, huyện đang có gần 200 ha na được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên chất lượng ngày càng được nâng cao so với trước. Nhờ trồng na, nhiều hộ gia đình có thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng/năm, có hộ thu đến cả tỷ đồng. Cũng theo ông Hào, vụ na năm nay được giá cao hơn so với những năm trước, dao động từ 40,000 – 50,000 đồng/kg, riêng đối với sản phẩm quả na Thái có giá bán tại vườn 80,000 – 100,000 đồng/kg.

Cây na trên đất Mai Sơn giúp nông dân thành triệu phú - Ảnh 8.

Na hoàng hậu tại Mai Sơn – Sơn La. Quả rất to có thể nặng tới 1.5 kg

MÃNG CẦU XIÊM

Mãng cầu Xiêm, còn gọi là mãng cầu gai, na Xiêm, na gai (Annona muricata) tùy theo vùng trồng, nó có thể có chiều cao từ 3 – 10 m, rậm, lá màu đậm, không lông, xanh quanh năm. Hoa màu xanh, mọc ở thân. Quả mãng cầu xiêm to và có gai mềm. Thịt quả ngọt và hơi chua, hạt có màu nâu sậm. Cây mãng cầu xiêm là cây bản địa của vùng Trung Mỹ như México, Cuba, vùng Caribe, và phía bắc của Nam Mỹ chủ yếu ở Brasil, Colombia, Peru, Ecuador, và Venezuela. Cây cũng được trồng ở Mozambique, Somalia, Uganda. Ngày nay nó cũng được trồng ở một số vùng ở Đông Nam Á, cũng như ở một số đảo Thái Bình Dương.

Cây mãng cầu Xiêm sống ở những khu vực có độ ẩm cao và có mùa Đông không lạnh lắm, nhiệt độ dưới 5 °C sẽ làm lá và các nhánh nhỏ hỏng và nhiệt độ dưới 3 °C thì cây có thể chết. Quả mãng cầu Xiêm lớn hơn mãng cầu ta rất nhiều, nặng trung bình 3 kg, có khi đến có thể nặng tới 6.8 kg, có lẽ về độ lớn nó chỉ thua quả na rừng, vỏ ngoài nhẵn chỉ phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái gai cong, mềm vì vậy còn có tên là mãng cầu gai. Quả mãng cầu Xiêm cũng dễ chuyên chở hơn, thuận tiện cho việc xuất khẩu.

Cây mãng cầu xiêm Thái Lan - VƯỜN ƯƠM ĐÔNG NAM BỘ

MÃNG CẦU ĐÀI LOAN

Cây na dứa Đài Loan, còn gọi là cây mãng cầu Đài Loan được du nhập vào Việt Nam từ vài năm trở lại đây. Khác với các loại na (mãng cầu) trồng trong nước, na dứa Đài Loan có trọng lượng lớn hơn. Giống na mới này hiện đang được trồng thử nghiệm tại một số khu vực như: Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và đều phát triển rất tốt. Giống Na này có nguồn gốc từ xứ ôn đới nên thích hợp nhất với các vùng, khu vực địa lý có độ cao từ 500 m trở lên khu vực vùng núi cao là tốt nhất. Cũng nên trồng thử ở khu vực Gia Lai – Kon Tum với độ cao 700 m. Sản lượng na Đài Loan sau 2 năm đạt được từ 15 – 20 quả /cây. Với giá bán trung bình hiện nay từ 300 – 400,000 đồng/kg (12.5 – 16.7 USD/kg) thì chỉ sau 2 năm trồng có thể thu về trung bình 6 triệu/cây/năm. Nếu trồng theo đúng quy trình quỹ thuật Global Gap hoặc Việt Gap thì có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài dễ dàng.

Tiền Giang: Anh nông dân trồng cây đặc sản thơm như dứa chưa cho trái, thương lái đã đặt mua giá cao ngất - Ảnh 4.

Mãng cầu dai Đài Loan

Đây là cây trồng tạo hướng đi mở giúp bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu long phát triển kinh tế một cách ổn định và bền vững. Tránh tình trạng bị tư thương ép giá thoát khỏi cảnh “được mùa rót giá “. “Lúc mới trồng mãng cầu dai Đài Loan, thương lái đã đặt giá mua loại 1 là 180,000 đồng/kg. Loại 2 là 120,000 đồng/kg”, một nông dân thổ lộ. Hiện, đã có một số hệ thống siêu thị như: Vinmark, Bách hóa xanh và các cửa hàng tiện lợi đã liên hệ mua mãng cầu dai Đài Loan từ nông dân.

Na Đài Loan bao nhiêu 1kg | Hoa Quả Sạch Fuji Fruit | Hệ thống hoa quả sạch  nhập khẩu Fuji

Trên các hệ thống siêu thị, hiện mãng cầu dai Đài Loan có giá khoảng 300,000 đồng/kg.

Giống quả mới này vẫn có sức hút rất lớn bởi hương vị thơm ngon, dai, mềm, mịn ngọt hơn so với giống na truyền thống:

  • Đặc điểm đầu tiên về ngoại hình dễ nhận thấy là na Đài Loan có trọng lượng to gấp từ 2 – 2.5 lần so với na dai truyền thống, mắt na rời nhau không ghép sát như na quốc nội.
  • Trọng lượng trung bình của trái từ 700 gram – 1kg, trái dài có hình nón chứ không tròn và ngắn như na ta.
  • Khi trái chín có hương thơm nhẹ như mùi của trái dứa, bổ ra bên trong các tép thịt dính liền nhau không rời.
  • Giống na này có hạt rất bé và rát ít hạt nên tỉ lệ thịt quả rất cao.
  • Thịt có màu trắng ngà ăn dai và ngọt thanh không gắt, ăn có cảm giác mát ở đầu lưỡi.
  • Mãng cầu dai Đài Loan khi chín vỏ lớp vỏ vẫn giữ màu xanh hoặc hơi ngả vàng có thể bảo quản vận chuyển đi xa dễ dàng mà không bị dập nát.
1 Mãng Cầu Dai (Na Dai) Đài Loan

Ruột mãng cầu Đài Loan

TIỀM NĂNG CỦA TÂY NGUYÊN

Bài 5. Tây Nguyên (Địa lý 4) – ÔN THI ĐỊA LÝ – TOLD Channel

Vùng Tây Nguyên

Thực chất, Tây Nguyên không phải là cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Gia Lai – Kon Tum cao khoảng 500 m, Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku cao khoảng 800 m, M’Drăk cao khoảng 500 m, Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800 – 1,000 m, Lâm Viên cao khoảng 1,500 m, Bảo Lộc và Di Linh cao khoảng 900 – 1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao chính là Trường Sơn Nam.

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ Bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như Cà phê, Ca cao, Hồ tiêu, Dâu tằm. Cây điều và cây Cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ và đang tiến hành khai thác mỏ quặng Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của Miền Trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chặn được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường, sinh thái …

Nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400 – 500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao.

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ Bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như Cà phê, Ca cao, Hồ tiêu, Dâu tằm. Cây điều và cây Cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ và đang tiến hành khai thác mỏ quặng Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của Miền Trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chặn được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường, sinh thái.

Đất đỏ Bazan: là một loại đất có diện tích khoảng 750 triệu hecta trên toàn thế giới. Trong đó, Việt Nam có khoảng 3 triệu ha chiếm gần 10% diện tích cả nước. Đây là một loại màu mỡ, giàu dinh dưỡng, tốt cho cây trồng. Trên cả nước có rất nhiều tỉnh có đất đỏ như Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum, Nghệ An, Cao Bằng… Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn nhất về đất đỏ bazan.

Đây là khu vực trồng các loại cây quan trọng, sản lượng cao và có giá trị kinh tế cho người dân. Đặc biệt nhiều loại cây nông nghiệp sạch đem lại giá trị cao. Trong đó, các loại cây công nghiệp dài hạn như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè là những loại cây thích hợp để phát triển ở khu vực này. Cây loại cây ăn trái như các sầu riêng, bơ, cam quýt cũng được người dân trồng nhiều hơn. Đây là những dòng sản phẩm có chất lượng cao, bán được giá, giúp cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

Đặc biệt, một giống cây mới được mang từ Úc về, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, có giá trị kinh tế đó là cây macca (Macadamia). Đất đỏ bazan thích hợp nhất để trồng cà phê. Cà phê là loại cây dễ sống, thích hợp với đất đỏ và điều kiện khí hậu nắng nóng. Khi trồng cà phê, để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì bà con nên bón lót phân trước khi trồng cây xuống, cho phân lót vào hố, đất hố rồng cần tơi xốp. Để tránh cỏ dại, cải tạo đất và có thêm nguồn thu, bà con có thể trồng xen các cây họ đậu.

Hồ tiêu là lựa chọn thứ hai để trồng phổ biến ở khu vực đất đỏ bazan. Các sản phẩm từ hồ tiêu khô, hồ tiêu tươi được xuất khẩu rất nhiều. Cây hồ tiêu thường được thu hoạch vào mùa xuân, đầu năm. Loại cây thứ 3 hay được trồng trên đất đỏ bazan là cây cao su. Cây cao su dễ sống, dễ chăm sóc. Cao su không những là cây chống xói mòn mà điều đáng quan tâm là hiệu quả kinh tế mà cây mang lại cực kỳ lớn. Là nguồn thu nhập chính và chủ lực của người dân nơi đây. Cây chè cũng là loại cây phù hợp trồng ở đất đỏ. Chè được trồng ở đất đỏ vùng Tây nguyên, Thái nguyên, hay đông nam bộ. Để cây chè cho nhiều búp, hiệu quả kinh tế cao thì bà con nên tích cực bón phân, chăm sóc và cắt tỉa đốn cành đúng quy định. Bơ là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng đất đỏ bazan do loại đất này có độ thoát nước tốt, lượng chất hữu cơ cao. Cây sầu riêng được trồng ở những khu vực đồi núi đất đỏ và phát triển khá tốt, là một trong những cây trồng nâng cao đời sống của người dân. Cam, quýt trái vụ và một số cây cam, quýt khác cũng đang được trồng nhiều ở vùng đất đỏ, mang lại lợi nhuận đáng kể.

Với sự phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên, chính quyền cần phối hợp với dân chúng để trồng các loại cây với lợi nhuận tối đa.

Sâm Ngọc Linh: Là một loài cây thuộc họ Araliaceae, còn gọi là sâm Việt Nam, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài Ngọc Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam theo những kết quả điều tra mới nhất. Trên độ cao 1,200 đến 2,100 m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.

Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin. Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.

Trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh đã được các đồng bào dân tộc thiểu số Trung Trung bộ Việt Nam, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng, sử dụng như một loại củ rừng, mà họ gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền. Năm 1973, khu Y tế Trung Trung Bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân là thành viên, đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum. Khi đoàn lên tỉnh Kon Tum, Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp cho đoàn, dẫn đường lên núi Ngọc Linh. Sau nhiều ngày vượt suối băng rừng, đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 3 năm 1973, ở độ cao 1,800 m so với mặt biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên và ngay buổi chiều cùng ngày đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh. Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới, đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Sau khi sâm được phát hiện, Khu uỷ Khu 5 đã chỉ đạo Ban Dân y bí mật bảo vệ và khai thác, giao cho xưởng Dược Trung Trung Bộ chế biến làm thuốc phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; đồng thời gửi mẫu ra Bộ Y tế, Viện Dược liệu Hà Nội nghiên cứu.

Những năm sau khi hòa bình lập lại, tháng 10 năm 1978 một tổ công tác thứ hai lên vùng núi Ngọc Linh với nhiệm vụ ước lượng sơ bộ diện tích sâm mọc. Kết quả chuyến đi là việc tìm ra được một vùng dài hàng chục km, có trữ lượng khoảng 6,000 -7,000 cây sâm mọc dày đặc với mật độ từ 1 m²/cây đến 7.8 m²/cây.

Sâm Ngọc Linh trồng dưới tán rừng – Ảnh: Trần Thường

Chuối Hoàng Anh Gia Lai tại Tây Nguyên: Năm 2015, giá cao su RRS3 chạm đáy với mức giá bình quân là 1,943/tấn. Giá cao su đã mất 28% giá trị trong bối cảnh kinh tế ở Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990. Năm 2016, bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) chính thức từ bỏ cao su và cọ dầu chuyển qua cây ăn trái. Tập đoàn này đã trồng đủ các loại từ chanh dây, thanh long, thậm chí cả ớt. Nhưng sau gần 10 năm sàng lọc từ khách hàng, thị trường, thổ nhưỡng và khả năng của mình, bầu Đức đã chốt lại “1 cây – 1 con: Chuối và heo”. Nói thì đơn giản nhưng hành trình hơn một thập kỷ để đi tới lựa chọn này của ông bầu nổi tiếng nhất nhì làng bóng đá Việt Nam không thiếu những đắng cay, còn nỗi vất vả cũng không kể xiết.

Hiện HAGL có 5,000 ha chuối, dự kiến sẽ phát triển lên 10,000 ha tại Tây Nguyên và vùng biên giới Việt – Miên – Lào và trở thành một trong những nhà cung cấp chuối lớn trong khu vực và trên thế giới. Cũng nhờ số lượng lớn, Tập đoàn này đã lọt vào nhóm 500 nhà buôn chuối lớn nhất thị trường Trung Quốc. Cứ thứ năm hằng tuần, các thành viên trong nhóm sẽ phát giá, nhà nhập khẩu đặt hàng, sau khi “khớp lệnh”, chuối xuống tàu bên này thì phía bên kia, đối tác thanh toán tiền. “Nó giống như sàn đấu giá của các nhà buôn chuối. Mình chào giá, họ đặt hàng, người 10 container, người 20 container … Nói chung về xuất khẩu chuối ở Việt Nam tôi đứng thứ hai thì không ai đứng thứ nhất. Nhưng so với nhu cầu 20 triệu tấn mỗi năm của Trung Quốc thì sản lượng chưa được một triệu tấn của cả HAGL và HNG thấm tháp gì đâu” – bầu Đức vẫn thế, chẳng ngại ngần nói về vị thế của mình. Hiện mỗi tuần, khoảng 300 container (40 feet) chuối của HAGL từ cảng Sài Gòn, Cát Lái… qua thẳng Thượng Hải, Đại Liên, Thiên Tân (Trung Quốc) rồi tỏa đi khắp thị trường đông dân nhất thế giới này.

Không chỉ ở Việt Nam, bầu Đức cũng chính là người thay đổi diện mạo ngành chuối của Lào, Campuchia. Ông khởi xướng trồng và xây dựng ngành công nghiệp chuối hơn 4 năm trước tại 2 nước này. “Từ năm 2017 tôi bắt đầu trồng với số lượng nhỏ. Đến giờ thì ngay cả “ông trùm chuối” thế giới là Philippines cũng “ớn” HAGL. Trước đây, Trung Quốc đời nào qua Việt Nam mua chuối. Nhưng giờ thì tuần nào họ cũng đi cả đoàn sang đây” – bầu Đức nói và đúc kết: Làm cái gì nếu Trung Quốc ăn thì không bao giờ làm nổi. Ngược lại, nếu họ không ăn thì không nước nào sử dụng hết được. Chuối là món khoái khẩu của người dân nước này nên chỉ sợ không có sức mà làm thôi.

Hơn một thập kỷ làm nông nghiệp, hiểu về đất, cây, nhu cầu, thói quen, văn hóa tiêu dùng của thị trường lớn nhất thế giới, ông Đoàn Nguyên Đức khẳng định, xét về tỷ lệ lợi nhuận, chuối là vô địch. “Giá thành khoảng 6,500 đồng/ký, bán 11,000 đồng là lời gấp đôi. Năm nay giá chuối lên kịch trần, chúng tôi đang bán 25,000 đồng/ký, tính tỷ suất lợi nhuận thì làm gì có trái nào bằng. Nên vấn đề lớn nhất của nông nghiệp là đầu ra. Với trái chuối, Trung Quốc chịu ăn rồi là không bao giờ làm đủ cả” – bầu Đức tự tin.

Từng xuất tiểu ngạch rồi chuyển toàn bộ sang chính ngạch, bầu Đức là người hiểu hơn ai hết tâm tính, thói quen, những lắt léo cũng như cơ hội, tiềm năng của thị trường Trung Quốc. Ông khẳng định, giá và sản lượng là ưu điểm lớn nhất của thị trường này. Đây cũng là lý do mà các tiểu thương, doanh nghiệp Việt Nam bất chấp việc xếp hàng cả tuần, cả tháng ở cửa khẩu Lạng Sơn để đưa hàng qua thị trường Trung Quốc. Như thanh long ở Việt Nam hiện bán 4,000 đồng/ký không ai mua nhưng qua được cửa khẩu, giá lên 50,000 đồng/ký; sầu riêng năm vừa rồi thấp nhất chỉ còn 50,000 đồng/ký nhưng qua được Trung Quốc, giá trung bình 100,000 đồng/ký. “Nông sản của mình qua Trung Quốc đi tiểu ngạch nên bấp bênh chứ đi chính ngạch thì vô tư. Bán được cho họ thì giá cao lắm” – bầu Đức cho biết và khẳng định, quý 1 này, HAGL hoàn thành nhiệm vụ lợi nhuận 270 tỉ đồng một cách nhẹ nhàng.

Hiện chuối của HAGL xuất khẩu qua 3 thị trường là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nếu Nhật Bản và Hàn Quốc ký hợp đồng với giá cố định hằng năm thì Trung Quốc “đấu giá” theo tuần. Tất cả chuối xuất khẩu qua 3 thị trường này đều giống nhau, đảm bảo chất lượng, mẫu mã, kích cỡ, vệ sinh an toàn thực phẩm từ vườn nuôi trồng tới bàn ăn. “Những yêu cầu này là đương nhiên, anh chỉ cần “cà lăm” (bất nhất) về chất lượng một lần thôi là tự loại mình ra khỏi cuộc chơi liền, không cần tới lần thứ hai. Chúng tôi với các đối tác giờ không ai nói về mấy cái tiêu chí này nữa, nó là đương nhiên rồi. Chỉ đấu giá, chốt số lượng, chuối xuống tàu là tiền vào tài khoản” – bầu Đức nói.

Nếu chuối chỉ xuất khẩu thì với heo, bầu Đức lại nhắm tới thị trường nội địa. Ông bảo, Việt Nam một năm tiêu thụ 35 triệu con heo, tăng trưởng trung bình 3 – 4%/năm thì “năm 2023 HAGL xuất chuồng khoảng 1 triệu con là quá nhỏ so với dung lượng thị trường. Chưa kể heo của mình lại có sự khác biệt nữa nên có gì phải lo lắng đúng không?” – giải thích bằng một câu hỏi, bầu Đức lại cười sảng khoái. Nhưng ông cũng thừa nhận, chuối và heo – ngoài việc có thể làm công nghiệp, có thể làm lớn thì một lý do quan trọng để ông lựa chọn, đó là tính thanh khoản. “Vì tuổi tôi lớn rồi, nợ vẫn còn nên phải chọn cây nào, con nào nhanh nhất. Heo nái chúng tôi nuôi một năm đẻ ra 26 con heo thịt. Từ lúc đẻ đến lúc xuất chuồng là 5 tháng, đạt trọng lượng 100 ký. “Nuôi heo không có gì khó nhưng phải ăn đúng lượng, đúng chất, đầu vào đầu ra phải chuẩn thì lại không dễ. Với chuối sẵn có, chúng tôi kiểm soát được 40% chi phí. Mà trong nuôi heo, thức ăn chiếm 75 – 80% chi phí nên tôi rất tự tin” – ông nói.

Đại học Tây Nguyên nghiên cứu trồng chuối già lùn Nam Mỹ cấy mô cao sản  tiêu chuẩn VietGAP

Đại học Tây Nguyên nghiên cứu trồng chuối già Cavendish của Nam Mỹ

Đích thân chở chúng tôi vào thăm chuồng trại nuôi từ heo nái, heo con cho đến heo thịt… ở bất cứ nơi nào, bầu Đức cũng là người đi nhanh nhất, vỗ tay bồm bộp đánh thức lũ heo đang lười biếng nằm ngủ trong chuồng, giải thích cặn kẽ từng con số hay những ký hiệu chuyên ngành viết tắt trên tấm bảng “Chương trình thức ăn cho heo” treo ngoài cửa chuồng; nhìn qua là phát hiện lỗi ngày/giờ với thực tế heo xuất chuồng … và giải thích về kinh tế tuần hoàn không thể thiết thực, dễ hiểu hơn: “Con heo và cây chuối chính là kinh tế tuần hoàn. Phân heo, nước rửa chuồng heo lấy ra tưới cho cây chuối. Cây chuối chặt ra bỏ ở giữa luống, thành phân, không lọt ra môi trường cái gì”.

Nhưng hình ảnh người nuôi heo Đoàn Nguyên Đức không phải là điều bất ngờ nhất. Tốc độ “khởi nghiệp” của ông mới khiến cho chúng tôi kinh ngạc. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm HAGL của ông đã xây dựng 7 cụm trang trại nuôi heo với quy mô lớn. Mỗi cụm gồm 2,400 heo nái, mỗi năm ra 60,000 con heo thịt. Cụm đẻ, cụm thịt được xây dựng nối liền nhau. Heo nái đẻ tới ngày thứ 22 cai sữa rồi tách heo con ra khỏi heo mẹ. 4 tuần sau đó, tiếp tục tách nuôi heo thịt. “Chúng tôi làm quên ngày quên đêm, quên lễ quên tết. Quyết liệt lắm vì đó là sống còn” – bầu Đức nhớ lại và bùi ngùi: “Bàn giao HNG xong tâm trạng tôi rụng rời. Vừa rồi đại hội cổ đông, nhiều cổ đông cũng tâm tư nhưng tôi bảo, các vị cứ yên tâm, tôi chưa bao giờ từ bỏ, năm nay tôi sẽ trở lại. Không chỉ phục hồi cho bằng được mà còn phục hồi mạnh hơn trước. Đó là quyết tâm của tôi”.

Theo kế hoạch, năm nay HAGL sẽ xuất đưa ra thị trường khoảng 400,000 con heo thịt. Bầu Đức đang bắt tay vào xây thêm 9 cụm chuồng trại để đưa số lượng heo thịt lên 1 triệu con vào năm 2023. “Tôi sẽ đẩy lên 2,000 ha chuối ở đây và 1 triệu con heo, lãi dự kiến khoảng 3,000 tỷ đồng, chưa kể các thứ khác nữa. Ai bảo nông nghiệp không thể có doanh thu tỷ USD, không thể lãi ngàn tỷ?”.

Khát vọng đưa Hoàng Anh Gia Lai trở lại cũng đưa một doanh nhân Đoàn Nguyên Đức cá tính, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm trở lại.

Cùng trồng chuối và chăn nuôi, HAGL và HAGL Agrico đang kinh doanh ra sao  sau nửa đầu năm 2022?

Chuối HAGL

Các lãnh vực khác: Những “miệt vườn” trên cao nguyên lộng gió Kon Tum thời gian gần đây luôn thu hút khách bởi sự “lạ lẫm”, thú vị.

Hơn 10 năm trước, sau khi đi du lịch miệt vườn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ông Phạm Văn Khiêm (xã Ia Chim, TP.Kon Tum) bị thu hút và lên kế hoạch xây dựng một miệt vườn trên Tây nguyên. Về đến nhà, ông Khiêm mạnh dạn bỏ ra 200 triệu để trồng, chăm sóc khu vườn sầu riêng rộng hơn 2 ha nhằm thực hiện ước mơ của mình. Ông Khiêm tâm sự, vườn sầu riêng của ông có hơn 220 cây với 2 loại giống của Việt Nam và Thái Lan. Ban đầu ông tự mày mò nghiên cứu quy trình trồng, chăm sóc. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng không đúng cách khiến vườn sầu riêng cứ còi cọc chẳng lớn nổi. Không chịu thất bại, ông khăn gói đến các vườn sầu riêng trong tỉnh để học hỏi kinh nghiệm; rồi tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật qua các buổi tập huấn và đúc rút kinh nghiệm riêng cho quá trình trồng, chăm sóc.

Vườn sầu riêng của gia đình ông Khiêm được trồng hoàn toàn bằng ứng dụng công nghệ sạch như dùng phân hữu cơ, tưới nước tự động, không dùng hóa chất … Do vậy, trái sầu riêng luôn đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. “Sản xuất theo công nghệ sạch, thân thiện mới môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng là tiêu chí được tôi đặt lên hàng đầu nhằm hướng tới thị trường ổn định, bền vững …”, ông Khiêm chia sẻ.

Khi vườn sầu riêng bắt đầu trĩu quả cũng là lúc “miệt vườn” của ông Khiêm mở cửa đón khách. Tò mò về cái miệt vườn ở Tây Nguyên, không ít người đến tận nơi để được ngắm cảnh, thưởng thức sầu riêng ngay trong vườn. Đến nay, mỗi năm vườn sầu riêng của ông Khiêm cho thu hoạch từ 25 – 30 tấn quả/2 ha, tạo thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Vườn sầu riêng của gia đình ông Khiêm  /// Ảnh: Đức Nhật

Sầu riêng Kon Tum

Cũng ở TP. Kon Tum, nhưng ông Nguyễn Xuân Tiên (thôn 3, xã Hòa Bình) lại “khởi nghiệp” với việc trồng chôm chôm để làm du lịch. 5 năm trước, khi xem ti vi thấy người dân ở đồng bằng sông Cửu Long làm miệt vườn trái cây đẹp quá nên ông rất mê. Tính toán vốn đầu tư, ông nhận thấy cây chôm chôm vừa dễ trồng, năng suất cao. Khi quả chín đỏ đan xen với màu xanh của lá nhìn rất đẹp, ấn tượng, chụp ảnh hay quay phim lên hình nhìn “chết mê” nên ông quyết định trồng chôm chôm để làm miệt vườn du lịch.

Lặn lội vào tận Đồng Nai mua 60 cây giống chôm chôm về trồng trên diện tích 1 ha, ông Tiên gần như dành hết thời gian, tâm huyết vào vườn cây. Sau ba năm, cây chôm chôm đã không phụ công người, sinh trưởng nhanh, ra hoa đậu trái tốt. Khi chôm chôm cho quả, vào mùa chín, ông Tiên bắt đầu mở vườn để khách đến tham quan, chụp ảnh. Mỗi người đến vườn, ông thu 30,000 đồng.

Ông Tiên trong vườn chôm chôm trĩu quả chuẩn bị đón khách Ảnh: Đức Nhật

Vườn chôm chôm ở Kon Tum

KẾT LUẬN

Nhắc đến “miệt vườn”, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những vườn cây ăn trái trĩu quả ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích là 40,547 km² và dân số toàn vùng trên 17 triệu người với 6 vùng sinh thái khác nhau. Riêng cây lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước. Xuất cảng gạo của Viet Nam thì đồng bằng này đã chiếm tới 90% sản lượng, chưa kể thủy sản xuất cảng chiếm đến 60%. Làm thế nào để sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp với đa phần là đất đỏ bazan là vấn đề quan trọng bậc nhất trong hướng phát triển kinh tế – xã hội của Tây Nguyên hiện nay. Tây Nguyên sẽ bổ sung cho Đồng bằng sông Cửu Long. Để giải được bài toán này cần có sự đồng tâm giữa chính phủ và nông dân. Từ đó xây dựng đề án và triển khai tái cơ cấu cây trồng trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của Tây Nguyên gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo thành một Đồng bằng sông Cửu Long thứ hai cho Việt Nam.

THAM KHẢO

  1. Na – Bách khoa toàn thơ mở Wikipedia
  2. Tây Nguyên – Bách khoa toàn thơ mở Wikipedia
  3. Sâm Ngọc Linh – Bách khoa toàn thơ mở Wikipedia
  4. Bài viết “Bầu Đức và chiến lược đưa Hoàng Anh Gia Lai ‘trở lại’: Tôi thứ 2 thì không ai đứng thứ nhất” đăng trên mạng Gia Lai Online ngày 15/2/2022.
  5. Bài viết “Miệt vườn trên cao nguyên” đăng trên mạng Gia Lai Online ngày 23/3/2020.
  6. Bài viết “Tây Nguyên chuyển đổi trồng cây ăn quả thay cây công nghiệp” đăng trên mạn VTV News ngày 10/07/2020.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *