Heo ăn chuối Bapi và gà đi bộ ăn chuối HAGL

143 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Bài 5: Tây Nguyên sgk Địa lí 4 Trang 82 - Tech12h

Cao nguyên Kon Tum, Plei Ku

Tỉnh lỵ của Kon Tum là thành phố Kon Tum cách TP.HCM 654 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 320 km về phía Nam. Tỉnh Kon Tum nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, có vị trí địa lý phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, Phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi với phía tây giáp các tỉnh Sekong, Attapeu của Lào và Ratanakiri của Campuchia.Sông Sê San bắt nguồn từ phía Nam dãy Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) chảy qua 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai trước khi chảy sang Campuchia hợp lưu với sông Serepok trước đổ vào sông Mê Kông. Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Sê San dài 237 km, diện tích lưu vực 11,450 km².

Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía Bắc – Tây Bắc chạy sang phía Đông tỉnh Kon Tum, đa dạng với gò đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo ra những cảnh quan phong phú, đa dạng vừa mang tính đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hòa nhập, Kon Tum có độ cao trung bình từ 500 m đến 700 m, riêng phía Bắc có độ cao từ 800 m – 1,200 m, đặc biệt có đỉnh Ngọc Linh cao nhất với độ cao 2,596 m.

Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, ba tháng 7, 8, 9 có lượng mưa cao nhất. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc, nhưng vào mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng tây nam. Nhiệt độ có sự chênh lệch đáng kể giữa các khu vực trong tỉnh, khu vực miền núi cao trải dài phía Đông Bắc gồm các huyện Kon Plong, Tu Mơ Rông và Đăk Glei thời tiết mát mẻ và ôn hòa, trong khi đó khu vực đất thấp phía Tây Nam như huyện Ia H’Drai, Sa Thầy và thung lũng thành phố Kon Tum thời tiết nóng và oi ả hơn. Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vùng đất Gia Lai – bản doanh của HAGL – có độ cao 800 m so với mặt nước biển, nhiệt độ theo đó không quá lạnh không qua nóng, rất thích hợp để chăn nuôi. Đặc biệt là nuôi heo, khi nhiệt độ lý tưởng nhất là từ 20 – 26 ºC. Thứ hai, tại Gia Lai mật độ dân số còn thấp, đất đai rộng rãi, không khí trong lành. HAGL có quỹ đất với những nguồn nước sạch tự nhiên. Trong đó, mô hình làm nông nghiệp của Tập đoàn hiện nay sẽ có vùng lõi là chăn nuôi, vùng đệm là cây ăn trái bao quanh.

Diện tích trồng chuối của HAGL

CHUỐI TỪ PHILIPPINES

Từ hàng chục năm qua, Philippines liên tục là một trong năm nước xuất khẩu chuối hàng đầu thế giới, với lượng xuất khẩu hàng năm đạt từ 2.85 đến gần 3 triệu tấn. Số liệu năm 2018 cho biết, Philippines đã sản xuất khoảng 9.36 triệu tấn chuối trên diện tích 447,889 ha, với các giống chuối Cavendish chiếm khoảng 52% tổng sản lượng, Saba (27%) và Lakatan (10%). Các vựa trồng chuối lớn là đảo Mindanao, vùng Davao, và thung lũng Cagayan.

Theo ông Kabani, sự sụt giảm về khối lượng và giá trị xuất khẩu chuối của Philippines khiến người trồng chuối trong nước lo lắng. Hiện Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chuối thu về lợi nhuận lớn nhất của Philippines, tuy nhiên nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu chuối của Philippines đã giảm 20.6% trong năm 2020, chỉ còn đạt 1.55 tỷ USD, trong khi chuối là sản phẩm xuất khẩu quan trọng thứ sáu của Philippines.

12 varieties of banana. - Philippine Farmers | Facebook

12 loại chuối của Philippines

TRỒNG CHUỐI TẠI VIỆT NAM

Ở nước ta chuối phát triển tốt trên các vùng đất: phù sa, đất đồng bằng, đất đỏ bazan chua nhẹ, phạm vi pH từ 5 – 5,5. Độ dày tối thiểu của lớp đất mặt bảo đảm cho bộ rễ chuối phát triển bình thường là 70 cm. Hàm lượng hữu cơ trong đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì đất. Đối với đất đồi trồng chuối, hàm lượng hữu cơ cao thường kèm theo đất tơi xốp và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cao.

Đạm và kali là 2 yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với chuối. Lân tổng số dường như ít quan trọng hơn, tuy vậy cũng là nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu, đặc biệt là cho thời kỳ nở hoa. Tóm lại, chuối đặc biệt ưa đất sâu, tơi xốp, thoát nước tốt, thịt nhẹ, hơi chua đến trung tính, giàu mùn và các bazơ trao đổi, đặc biệt là kali. Đất trồng chuối tơi xốp, có kết cấu, giàu dinh dưỡng và pH trung tính. Loại đất này tạo thành bãi phù sa hai bên sông rất thích hợp cho việc trồng chuối như ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên…

Tại Tây Nguyên, đất bazan được coi là đất lý tưởng nhất để trồng chuối vì có tính chất vật lý thích hợp với yêu cầu của cây. Các vùng trồng chuối chính ở nước ta hầu hết trên đất bazan như Tây Nguyên, Đồng Nai  v.v….

Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2019, chuối chiếm hơn 19% tổng diện tích cây trồng ăn quả với diện tích 150,000 ha và có sản lượng tiêu thụ khoảng 2.194 triệu tấn/ năm, Việt Nam đứng hàng thứ 14 về diện tích trồng chuối trên thế giới, chiếm 1.7% thị phần so với các nước.

HÀNH TRÌNH TRỒNG CHUỐI CỦA BẦU ĐỨC

Hoàng Anh Gia Lai trồng chuối thành phẩm không quá 8,000 đồng một kg, xuất bán ra nước ngoài 14,000 – 23,000 đồng. Bên lề đại hội cổ đông năm 2018, người đứng đầu Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) có dịp trải lòng với nhà đầu tư về hành trình từ một đại gia địa ốc đến trồng cao su, mía đường, nuôi bò rồi bất ngờ rẽ sang trồng cây ăn trái.

Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức tự nhận từng ngồi trên núi tiền với ngôi vị số một khi bất động sản còn ở thời hoàng kim (năm 2007 – 2008) và canh cánh trong lòng phải vươn xa hơn, phải làm nông nghiệp công nghệ cao quy mô đại công trường. Những thay đổi của thời cuộc đưa ông đến với rừng cao su, trồng mía, sản xuất đường. Việc nhập bò về nuôi và buôn đàn gia súc này vốn đã là một bước ngoặt lớn. Song so với hiện nay, hình ảnh ông chủ HAGL lúc nào cũng tất bật “chạy” tiền trồng cây ăn trái là những thái cực ít ai ngờ tới. Dù làm gì, Bầu Đức đều đặt vào đó quyết tâm không gì lay chuyển được. Ở mảng trồng cây ăn trái còn được xem là mới mẻ này, một lần nữa, ông Đức lại đặt cược, dồn toàn lực cho vườn chuối, chanh dây, ớt, thanh long, mít, bưởi, xoài…

Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu câu chuyện bằng nỗi hoài nghi về thị trường tiêu thụ nông sản khổng lồ của nước láng giềng Trung Quốc. Ông chia sẻ, thoạt đầu không tin có thể buôn được hàng ở thị trường rộng lớn này vì thấy nông sản Việt Nam thỉnh thoảng lại ùn ứ, bị trả về và lỗ to ở cửa khẩu. “Thế nhưng khi khảo sát thực địa, nhận thấy cả thế giới đang thèm khát thị trường tỷ dân của Trung Quốc, tôi không còn băn khoăn nữa. Tôi nhận ra thật sự mình không cung cấp nổi nhu cầu siêu lớn của họ”, ông Đức mở lời.

Bầu Đức kể đã phát hiện ra những quy luật thú vị để mở đường tìm đầu ra cho cây ăn trái (chủ yếu là cây chuối) của Hoàng Anh Gia Lai. Thứ nhất, hoa quả, cây ăn trái ai mà không ăn? Nhu cầu này cấp thiết hàng ngày và không thể dừng lại được, đặc biệt đối với thị trường tỷ dân như Trung Quốc. Quy luật thứ hai, nếu hàng ra đến Thượng Hải, Bắc Kinh, Đại Liên… tức những thành phố lớn, phát triển bậc nhất Trung Quốc, thì được xếp ngang hàng với chuẩn châu Âu, giá cao và không lo bị chèn ép. Còn hàng đi qua cửa khẩu (điển hình là Lạng Sơn) theo đường tiểu ngạch thì giá rẻ hơn rất nhiều, do chất lượng, tiêu chuẩn không thể sánh bằng và vì thế cũng bị ép giá thậm chí trả về. Thứ ba, cây ăn trái nhiệt đới ngon hơn hẳn xứ lạnh và có quanh năm. Chuối của HAGL xuất bán một năm có hai khung giá, từ tháng 4 đến tháng 8 giá bán dao động 13,000 – 14,000 đồng một kg. Còn những tháng lạnh (tức từ tháng 9 -10 trở đi đến tháng 2 – 3 năm sau) giá chuối lên rất cao, ở ngưỡng 22,000 – 23,000 đồng một kg. Lý do có 2 khung giá trong một năm là Trung Quốc có mùa đông kéo dài. Khi thời tiết lạnh dần và vườn cây đóng băng, thị trường này không có chuối để bán. Khan hàng nên giá đội lên gần gấp đôi so với mùa nóng.

Chuối của Hoàng Anh Gia Lai lên kệ siêu thị tại Trung Quốc – Ảnh: HAGL

Bầu Đức cũng thừa nhận đã bị chất vấn rất nhiều về rủi ro của việc bán chuối sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, ông đánh giá, chuối không có rủi ro do nhu cầu ăn hoa quả của một thị trường một tỷ dân vô cùng lớn. Thị trường tiêu thụ này hiện có rất nhiều quốc gia cung ứng, không riêng gì Hoàng Anh Gia Lai đại diện cho Việt Nam mà còn có Philippines và một số quốc gia Nam Mỹ nhưng cung vẫn không đủ cầu. Rủi ro duy nhất là họ không ăn chuối nữa. Tuy nhiên, kịch bản này không hợp lý.

Theo khảo sát của đội nghiên cứu HAGL, nhu cầu chuối của thị trường Trung Quốc là 15 triệu tấn mỗi năm. Trong khi đó, tập đoàn chỉ cung ứng được tối đa 240,000 tấn. Đó là lý do vì sao công ty nông nghiệp HNG (trực thuộc tập đoàn HAGL) vẫn liên tục mở rộng trồng chuối trong 2 năm qua. Từ lúc bắt đầu trồng đến khai thác là 9 tháng, những đợt sau 6 tháng thu hoạch, quay vòng vốn nhanh, hiệu quả rất cao và thị trường đang rộng mở.

Mặt khác, để tránh lệ thuộc, Bầu Đức chọn cách cung ứng chuối cho nhiều thị trường tiêu thụ khác nhau. Ngoài xuất sang Trung Quốc 80%, các thị trường được xâm nhập tiếp theo gồm: Hàn Quốc và Nhật. Ngoài ra, chuối chưa đạt chuẩn xuất khẩu được tiêu thụ ở thị trường Việt Nam với giá mềm hơn. Sau 2 năm, chuối là cây được xác định làm lâu dài (kế hoạch trồng khoảng 10,000 ha). Năm 2017 trồng hơn 1,500 ha, năm 2018 tiếp tục xuống giống trồng 4,000 ha chuối nữa. Theo kế hoạch kinh doanh năm 2018, vườn chuối được dự toán có thể mang về nguồn thu xấp xỉ nghìn tỷ (42 triệu USD) cho công ty.

HAGL xếp chanh dây và ớt vào nhóm cây không đầu tư trồng tràn lan nhưng có công lớn trong việc giúp tạo ra dòng tiền nhanh do trồng ngắn ngày, hỗ trợ cho giai đoạn đầu tập đoàn rẽ sang mảng cây ăn trái. Chanh dây và ớt cho hiệu quả cực tốt nhờ giá cao, thị trường tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, nhược điểm của hai loại cây này là chỉ trồng hiệu quả một lần. Những đợt sau nếu tiếp tục trồng tỷ lệ sâu bệnh cao và năng suất kém. Hơn nữa đây lại là cây ngắn ngày, không khai thác được lâu dài. Nếu ớt và chanh dây trồng vụ tiếp theo bị đội chi phí cải tạo đất cao (phải chờ 2 – 3 năm sau mới tái canh được) đồng thời hiệu quả đợt sau kém hơn đợt đầu. Chính vì vậy 2 loại cây này công ty chỉ lấy ngắn nuôi dài chứ không xếp vào nhóm chiến lược. Về thị trường tiêu thụ, chanh dây của Hoàng Anh Gia Lai chủ yếu xuất đi Trung Quốc, trong khi ớt xuất đi Thái Lan. Bên cạnh chuối, chanh dây và ớt đã mang về dòng tiền nghìn tỷ, được xem là cực kỳ hiệu quả trong thời gian qua, công ty còn có thêm bưởi da xanh, mít, thanh long đã được trồng song song. Dự kiến năm 2019 sẽ có nguồn thu lớn từ chuối, thanh long, mít. Ngoài ra, cây bơ và cây sầu riêng cũng đang được trồng.

Chanh dây đang là giải pháp ngắn hạn nhằm ổn định tình hình của HAGL trong giai đoạn cơ cấu nợ.

Chanh dây của HAGL

Sau 2 năm chuyển hướng sang trồng cây ăn trái, Bầu Đức cho biết những kế hoạch được xây dựng cho mảng này ngày càng đạt được độ chính xác cao. Các số liệu nông nghiệp dần hoàn thiện vì không còn dựa trên lý thuyết nữa mà tất cả đều căn cứ vào dữ liệu từ thực tiễn. Mảng cây ăn trái khi mới ra đời vấp phải khó khăn lớn là thời điểm đó tập đoàn đang phải cơ cấu nợ, không thể vay mới để đầu tư cho các vườn cây ăn trái. Thế nhưng, với chiến lược dùng cây ngắn ngày xoay vòng vốn nhanh, các đòn bẩy chanh dây, ớt và chuối đã phát huy tác dụng. Bầu Đức nhận định, thời gian qua cổ phiếu công ty mẹ (HAG) có lúc xuống rất thấp và lệ thuộc hoàn toàn vào cổ phiếu công ty con (HNG) mảng nông nghiệp với vườn cây ăn trái là chủ lực. Điều này cho thấy Hoàng Anh Gia Lai đang sống nhờ vào mảng miếng mới này. “Diện tích cây ăn trái vẫn liên tục được mở rộng, nhu cầu thị trường ngày càng cao trong khi giá cả vẫn trên đà tăng là những tín hiệu tích cực. Tôi rất tự tin khi đi con đường nông nghiệp này”, ông Đức cho hay.

Kế hoạch mở rộng diện tích trồng chuối sang Lào và Campuchia: Diện tích chuối doanh nghiệp này trồng tại Việt Nam, Lào và Campuchia lên tới trên 2,800 ha, được xuất sang Trung Quốc, châu Âu, Mỹ và cả Việt Nam, kỳ vọng mang về 843 tỉ đồng trong năm 2017.

Trái cây của bầu Đức rộng đường qua Trung Quốc với cánh cửa Campuchia - Báo  Gia Lai điện tử - Tin nhanh - Chính xác

Vườn chuối HAGL tại Campuchia

Công ty hiện sở hữu 1,000 ha đất trồng chuối ở Campuchia. Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch HAGL chia sẻ doanh nghiệp này xuất khẩu khoảng 240,000 tấn sản phẩm sang Trung Quốc mỗi năm và cho biết thêm rằng thị trường Trung Quốc cần gần 15 triệu tấn chuối mỗi năm. Giá bán chuối của công ty khoảng 0.95 – 0.99 USD từ tháng 9 đến tháng 3 và 0.56 – 0.6 USD trong những tháng còn lại của năm, HAGL cho biết.

 Thông báo này chỉ xuất hiện vài ngày sau khi một thỏa thuận với Trung Quốc được ký kết hồi đầu tháng này cho phép việc vận chuyển chuối Campuchia sang thị trường lớn nhất thế giới. Vào ngày 13 tháng 8, Bộ Nông nghiệp đã ban hành một tuyên bố thông báo rằng các chủ trang trại và các công ty xuất khẩu đăng ký với Bộ sẽ được hưởng lợi từ hướng dẫn của chuyên gia để giúp vận chuyển chuối sang Trung Quốc. Ông Soy Sona, giám đốc bộ phận nông nghiệp của Ratanakkiri, đã xác nhận ý định của công ty nhưng vẫn chưa nhận được bất kỳ tài liệu chính thức nào. Ông Sona cho biết HAGL đã xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua Việt Nam từ năm ngoái. Ông cho biết HAGL đã nhận được giấy chứng nhận vệ sinh và kiểm dịch thực vật cần thiết do Bộ Nông nghiệp cấp.

Điều đáng nói, lô hàng xuất khẩu chuối đầu tiên từ Campuchia sang Trung Quốc là của HAGL. Sản phẩm được trồng tại tỉnh Ratanakkiri. Hiện công ty này sở hữu khoảng 1,000 ha diện tích trồng chuối tại các tỉnh Đông Bắc Campuchia thông qua 3 thành viên là Hoàng Anh Andong Meas, Hoàng Anh Romphat và Hoàng Anh Daun Penh Agrico. Việc thỏa thuận xuất khẩu chuối được chính thức thông qua lần này có thể sẽ giúp HAGL càng tự tin hơn trong việc mở rộng đầu tư hơn vào các trang trại trồng chuối và cây ăn quả khác tại Campuchia để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường 1.3 tỷ dân Trung Quốc.

Điều cần để ý là ở Việt Nam, chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái hằng năm, cho sản lượng khoảng 1.4 triệu tấn. Hiện nay Đồng Nai dẫn đầu cả nước với gần 10,600 ha chuối. Năm 2021, diện tích tăng hàng nghìn ha so với cùng kỳ năm ngoái. Huyện Trảng Bom vẫn là “thủ phủ” trồng chuối của Đồng Nai với diện tích đứng đầu cả tỉnh là trên 4.2 nghìn ha. Trong 3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam cung cấp cho thị trường Nhật Bản hơn 1,500 tấn chuối, trị giá 166 triệu yen (tương đương 1.3 triệu USD), tăng 38.5% về lượng và tăng 30,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Philippines vẫn là thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường Nhật, tiếp theo là Ecuador, Mexico, Guatemala, Peru, Costa Rica … Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước xuất khẩu chuỗi vào Nhật.


Chuối Việt Nam tại Nhật Bản

HEO BAPI HAGL

Ông Trần Văn Dai là kỹ sư nông nghiệp, từng công tác tại tập đoàn thức ăn chăn nuôi CP Group của Thái Lan trước năm 1999. Ông cũng từng làm chuyên gia dinh dưỡng cho Công ty TNHH MTV Thương mại và Sản xuất Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát thuộc Tập đoàn Hòa Phát. Hiện ông là chuyên gia dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi tại CTCP Xuất nhập khẩu Dược thú y NASA. Trồng chuối quy mô lớn, hàng năm, HAGL thải ra 200,000 tấn chuối không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. “Tiếc khi hàng trăm ngàn tấn chuối HAGL phải bỏ đi hàng năm, bầu Đức tìm đến và đặt hàng tôi. Trước ý tưởng của bầu Đức, tôi tìm cách xử lý chuối thải, tạo ra loại thức ăn dinh dưỡng cho heo và từ đó cho ra đời Heo Bapi ăn chuối” – Ông Dai kể lại.

Công thần hiện thực hoá ý tưởng Heo ăn chuối Bapi HAGL của bầu Đức: Sẽ có thêm Gà đi bộ ăn chuối - Ảnh 2.

Theo đó, một phần chuối chín được sử dụng để cho heo nái ăn trực tiếp. Phần chuối thải còn lại được HAGL tận dụng làm bột chuối với quy trình bao gồm cạo vỏ, cắt, phơi khô và nghiền thành bột. Bột chuối được dùng để trộn thức ăn cho heo, chiếm khoảng 40%. 60% thành phần khác là bắp, đậu nành, vi chất, thảo mộc …

Thực tế, chuối là loài cây vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Cây chuối có nhiều dinh dưỡng, bao gồm đường, Kali, Vitamin C … đặc biệt là hàm lượng chất xơ rất lớn với giá trị dinh dưỡng cao hơn tinh bột. Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã dùng thân, củ, quả của chuối để làm thức ăn cho heo. Tuy nhiên, cách chăn nuôi đó chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình và không có tiêu chuẩn dinh dưỡng rõ ràng. Cũng cần nói thêm về đạm thực vật. Các loại thực vật chứa nhiều đạm nổi bật đó là: Đậu xanh, đậu phụ, đậu nành, vừng, hạt hướng dương, rau xanh … Cuộc chiến Ukraine – Nga đã đưa giá cả đạm thực vật với tốc độ phi mã.

Thâm nhập vào thị trường thịt heo – thị trường rộng và đã sớm được khai thác bởi loạt tay chơi lớn, Bapi HAGL dĩ nhiên đối mặt với rất nhiều thách thức. Dù vậy, điều người tiêu dùng ghi nhận được đến nay chính là cam kết và tâm huyết của không riêng bầu Đức, mà cả đội ngũ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Hàng chục năm làm trong ngành dinh dưỡng, ông Dai trăn trở về việc Việt Nam chưa có những hội đồng cố vấn dinh dưỡng như ở nước ngoài. Tại một số quốc gia phát triển còn có những hội đồng dinh dưỡng cho động vật. Vì vậy, dù đang vận hành việc kinh doanh của riêng mình nhưng ông vẫn nhận lời tham gia cùng bầu Đức, tâm huyết tạo được sản phẩm chất lượng cho thị trường Việt Nam. Trong khi đó, HAGL đang có những lợi thế rất tốt cho việc nuôi heo.

“Nhìn từ khu vực, những nơi có điều kiện tốt và diện tích chuối lớn như Brazil, Thái Lan hay Philippines thì chưa ai làm Heo ăn chuối. Từ suy nghĩ đến thực tế không hề dễ dàng, cho nên cái độc quyền của HAGL hiện nay là công thức” – Ông Dai nói.

Cũng theo “công thần” của bầu Đức, đội ngũ đã nghiên cứu ra công thức riêng, đặc biệt thay kháng sinh bằng thảo dược, từ đó kiểm soát đường sinh học của heo … Theo chia sẻ của ông Giai, trước khi gia nhập thị trường heo, HAGL đã tiến hành khảo sát. Thị trường thịt heo trong nước tiêu thụ khoảng 35 triệu con/năm, nhưng sản phẩm rất đa dạng và khó kiểm soát chất lượng.

Bởi, hiện tại, chi phí chăn nuôi heo của các doanh nghiệp khép kín, chủ động được cả con giống lẫn thức ăn thành phẩm cũng lên tới trên 50,000 đồng/kg, trong đó chi phí thức ăn chiếm tới khoảng 70%, theo số liệu của Cục Chăn nuôi. Chia sẻ với cổ đông về những tham vọng trong mảng nuôi heo và trồng chuối, ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết nhờ việc cho heo ăn chuối và đạm thực vật nên chi phí nuôi chỉ 38,000 đồng/kg. Đặt trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng tới 11 lần kể từ cuối năm 2020 đến nay thì con số này khiến nhiều người bất ngờ.  Theo chia sẻ của ông Đức một nửa số chuối tại HAGL thu hoạch (khoảng 200 nghìn tấn mỗi năm) không đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Thay vì bỏ đi, số chuối này được sấy khô và nghiền thành bột và phối trộn với đạm thực vật làm thức ăn cho heo.

Thành phần từ chuối chiếm 40% cấu thành thức ăn chăn nuôi. Do đó, ông Đức xem đây là lợi thế lớn của HAGL và thậm chí công ty ông còn được hưởng lợi khi giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh trong thời gian qua.

Trên thực tế, theo số liệu của Cục Chăn nuôi, với giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao từ năm 2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm đã tăng 18-22%. Hiện tại, phần lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, do đó, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm thời gian qua chịu tác động nặng nề khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang khiến các loại nguyên liệu như ngô, đậu tương, lúa mì tăng phi mã. Mặc dù giá lợn giống đã hạ xuống khá hợp lý từ 2,6 triệu giảm xuống 1,2 triệu/con nhưng việc tăng chi phí thức ăn chăn nuôi đã làm cho lợi nhuận người chăn nuôi heo giảm mạnh, thậm chí có những hộ và trang trại chăn nuôi bị thua lỗ.

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Nguyên Phó Cục trưởng, Cục Chăn nuôi cho biết: “Nếu giá thành nuôi heo của HAGL dưới 40,000 đồng/kg là quá thấp, cực kỳ tốt bởi hiện nay ngay cả C.P hiện nay chi phí nuôi cũng phải trên 50,000 đồng/kg. Trong bối cảnh hiện tại nếu hạ được chi phí 5,000 đồng/kg thịt đã là tuyệt vời lắm rồi. Điều này đồng nghĩa phải hạ được giá thức ăn 2,000 đồng/kg, điều này cực kỳ khó”. Theo ông Trọng nếu nuôi heo theo hướng hữu cơ, sử dụng thức ăn xanh sẽ giúp sản phẩm thịt đạt chất lượng tốt hơn và bán được giá hơn. Trong bối cảnh hiện nay càng tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước với tỷ trọng càng cao thì càng hiệu quả.  “Một số công thức phối hợp sử dụng nguyên liệu sẵn có, chi phí thức ăn giảm 300 – 1.000 đồng/kg thức ăn hỗn hợp. Mặc dù vậy, khẩu phần cho heo tăng cao hơn so với thức ăn công nghiệp. Nhưng vì giá rẻ nên tựu chung lại chi phí thức ăn vẫn thấp”, ông Trọng cho biết.

Bầu Đức mở công ty riêng cho thương hiệu Heo ăn chuối

Heo BAPI của HAGL

HAGL đặt tham vọng nuôi 1 triệu con heo trong năm 2022. Điều này đồng nghĩa công ty phải nâng diện tích trồng chuối thêm 2,000 ha lên 7,000 ha. Với mô hình nuôi heo bằng chuối của Bầu Đức rất khó để “copy – paste” bởi gần như không ai sở hữu 5,000 ha chuối đồng thời nuôi cả heo như HAGL, trừ THACO. Tuy nhiên, theo ông Đức: “1 triệu con heo của HAGL so với 35 triệu con của cả nước là rất nhỏ. Ngay cả HNG của THACO có nuôi heo ăn chuối như HAGL, thì thêm vài triệu con nữa vẫn không sao. Nhưng tôi biết rằng họ làm việc khác chứ không làm như HAGL”.

“Chúng tôi cũng hiểu được thị trường chăn nuôi rất khốc liệt, trong đó nước ngoài đang chiếm lĩnh và doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhỏ bé. Với sự độc đáo của heo ăn chuối và lấy chất lượng làm lợi thế cạnh tranh, cũng là yếu tố sống còn của sản phẩm, HAGL đặt tham vọng là thế lực cạnh tranh trên thị trường heo thương hiệu trong 2 – 3 năm tới”, ông nói. Nếu chuối hướng đến thị trường xuất khẩu, thì heo mang thương hiệu HAGL sẽ chỉ phục vụ người tiêu dùng nội địa. Mục tiêu đến năm 2023, HAGL cho ra 1 triệu con heo Bapi. HAGL cũng đang tìm đối tác ngoại để thực hiện làm sâu hơn các dòng sản phẩm từ heo. Theo kế hoạch, 3 – 4 năm tới HAGL sẽ xây dựng nhà máy riêng, nhằm khép kín quy trình và kiểm soát chất lượng.

HAGL chính thức ra mắt thương hiệu Heo ăn chuối Bapi

Heo Bapi

Về sản xuất thịt heo hiện tại, Công ty đang hợp tác sản xuất tại hai nhà máy gồm nhà máy Mavin tại phía Bắc và một dây chuyền sản xuất của Nhật tại Đà Nẵng. Công ty cũng tiếp tục thương thảo làm việc với nhà máy tại TP.HCM thời gian tới. Theo ông Lộc, việc xây dựng nhà máy riêng dĩ nhiên là điều HAGL hướng đến. Tuy nhiên, giai đoạn đầu làm sao tiếp cận được khách hàng là câu chuyện trăn trở lớn nhất của Công ty. Trong đó, HAGL cho biết đến nay đã cơ bản hoàn tất kênh phân phối với 3 kênh: (i) bán tại đại lý cửa hàng, (ii) bán qua app người tiêu dùng và (iii) bán qua app cộng tác viên bán hàng của Công ty. Để làm được điều này HAGL phải và đã xây được hệ thống công nghệ, song song giải quyết cả vấn đề logistics có thể lên đến hàng trăm hàng ngàn đơn hàng/ngày.

Về sản phẩm, Bapi HAGL đa dạng các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thường nhật của người dân như sườn, thịt vai, ba chỉ, thăn… Mức giá mở bán ghi nhận tương đối tốt so với thị trường hiện nay (thấp hơn đối thủ 10%) với giá thịt vai 90,000 đồng/kg, ba rọi 121.000 đồng/kg… Sản phẩm theo đó nhận được sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng.

Bên cạnh dòng “ready to cook”, Bapi HAGL cũng cung cấp 10 dòng sản phẩm “ready to eat” với 4 dòng xúc xích, 3 dòng chả truyền thống, cùng thịt nguội, heo xông khói …

“Vấn đề lớn nhất là đầu ra. Bầu Đức cũng mong muốn một mức giá để bà con có thể tiếp cận được. Ngược lại, ban giám đốc thì phải làm sao cân đối để đảm bảo về mặt lợi nhuận cho Công ty”, ông Lộc tâm sự.

Được biết, HAGL nuôi heo từ quý 3/2020 và chính thức đóng góp phần lớn doanh thu một năm sau đó. Đến đầu năm 2022, sau khi thành công với công thức Heo ăn chuối, bầu Đức tuyên bố hành trình mới 1 cây – 1 con, tức chủ lực là trồng chuối và tận dụng chuối nuôi heo.

Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố tình hình sản xuất kinh doanh tháng 8/2022, trong đó nhờ nuôi heo và trồng chuối, đơn vị đạt 448 tỉ đồng doanh thu. Lũy kế 8 tháng, công ty ghi nhận sản lượng tiêu thụ 136,075 con heo thịt, 167,280 tấn chuối (xuất khẩu được 112,740 tấn và tận dụng làm thức ăn chăn nuôi 54,540 tấn). Hiện công ty hoàn thiện 9 cụm chuồng trại để duy trì nuôi hơn 27,000 con heo nái sinh sản và 600,000 con heo thịt xuất chuồng mỗi năm. Sẽ có 1,000 cửa hàng bán thịt heo ăn chuối. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho biết dự kiến năm 2023 sẽ đưa ra 20 triệu con gà đi bộ ăn chuối, và 1 triệu con heo ăn chuối, đồng thời phát triển mạnh thương hiệu Bapi Food – Heo ăn chuối với trên dưới 1,000 cửa hàng, trong đó 80% nhượng quyền.

Trước đó, đơn vị này đã ra mắt tại Đà Nẵng với thương hiệu Bapi Mart, bán sản phẩm chủ lực là thịt heo ăn chuối.

https://cdn.vietnambiz.vn/1881912202208555/images/2022/08/24/z366845277966445b01d70a2521389a9be1bfd4cb1f9bb-20220824164625453.jpg

Bapi HAGL và bày bán lần đầu tại cửa hàng Bapi Mart tại địa chỉ Chung cư Monarchy Trần Hưng Đạo, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng

Mới đây, BAF cũng đã ra mắt thịt thương hiệu Heo ăn chay. Cùng thời điểm, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của bầu Đức cũng vừa tung dòng thịt Bapi – Heo ăn chuối. Chia sẻ tại lễ ra mắt, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT BAF, lý giải việc chọn thời điểm này để ra mắt heo ăn chay vì trước đó công ty chưa tối ưu được chi phí nuôi và công thức cám chay. Đồng thời, ông Bá khẳng định việc cho ra mắt vào thời điểm này hoàn toàn không phải vì HAGL đã tung sản phẩm heo ăn chuối đã gây được sự chú ý trước đó.

“Tại sao bây giờ mới ra? Vì bây giờ chúng tôi mới tối ưu được công thức. Heo ăn chuối là dùng chuối thay ngô, khoai sắn. Còn heo ăn chay dùng đạm thực vật. Heo ăn chay là tâm huyết của chúng tôi xây dựng từ đầu, mất nhiều năm để bộ phận dinh dưỡng thử nghiệm ra được công thức phù hợp. Những công thức trước đó có giá thành cao quá, người tiêu dùng cũng khó chấp nhận, do đó chúng tôi phải tối ưu lại”, ông Bá nói.

Theo ông Bá tại Việt Nam “thức ăn chay” cho heo không có nhiều và đạm thực vật đắt hơn nhiều so với đạm động vật. Ở các nước Châu Âu, việc sử xử lý các phụ phẩm từ giết mổ như xương, tai, nội tạng… chi phí môi trường rất lớn. Thay vào đó họ chuyển sang sản xuất đạm động vật với chi phí rẻ hơn. Thậm chí giá đạm động vật nhập khẩu từ nước ngoài chỉ dưới 10,000 đồng/kg, rẻ hơn là trong nước sản xuất vì quy mô sản xuất của họ lớn.

GÀ ĐI BỘ ĂN CHUỐI

Từ heo Bapi ăn chuối, Hoàng Anh Gia Lai đang nuôi thí điểm 100,000 con gà trên diện tích 2 ha tại vùng Mang Yang, Gia Lai. Ban lãnh đạo HAGL thống nhất không nuôi gà công nghiệp, mà hướng đến dòng gà đi bộ.

Tương lai gần HAGL sẽ ra thêm sản phẩm mới nữa là Gà ăn chuối“, ông Dai nhấn mạnh.

Cũng tham gia phát biểu tại buổi ra mắt, ông Đinh Văn Lộc – Giám đốc CTCP Bapi Hoàng Anh Gia Lai, người chịu trách nhiệm sản xuất và mô hình kinh doanh – bày tỏ: “Tôi có chuyên môn là dược sĩ và bây giờ làm nông nghiệp. Đây quả thực là một game lớn rất thử thách với tôi”.

Tương tự heo ăn chuối, gà ăn chuối bên cạnh thịt gà tươi theo công nghệ thịt mát, cũng sẽ sản xuất các loại khác như gà xông khói, gà ủ muối … Chuối cũng là thực phẩm rất tốt cho cầu thủ, do đó HAGL có thể sẽ còn làm nhiều sản phẩm từ chuối tốt hơn, ví dụ thức uống dinh dưỡng cho cầu thủ.

Công ty bầu Đức sắp bán gà thả vườn ăn chuối - VnExpress Kinh doanh

Gà đi bộ ăn chuối

KẾT LUẬN

40 năm trước cậu bé Đoàn Nguyên Đức hàng ngày chăn trâu trên cánh đồng bên cạnh sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định quê hương, ước mơ một ngày nào đó sẽ được cưỡi và tậu cho mình một máy bay riêng. Ước mơ tưởng như viển vông đó nay đã thành hiện thực. Ở phố núi, chẳng ai gọi ông Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Group) bằng cái tên cúng cơm Ba Đức vì cái tên này đã trở nên gần gũi, thân quen với mọi người.

Mẹ tần tảo làm ruộng nuôi 9 anh em ăn học bằng bữa cơm độn sắn, độn khoai. Cậu bé Đoàn Nguyên Đức ngày ngày dắt trâu ra đồng, thả ước mơ vào bãi ngô xanh và cánh diều no gió. Lúc bấy giờ Đức chỉ có một tâm nguyện duy nhất là có tiền để học, học thật giỏi, đậu đại học và một cái nghề để thoát ra khỏi cuộc sống bần hàn. 10 năm dắt trâu ra đồng, kéo cày, xẻ đất, cái nắng cái gió làm cháy tóc sạm da càng khiến cho Đoàn Nguyên Đức nuôi quyết tâm thoát nghèo.

Lớp 12, năm 1982, cậu vào TP HCM thi đại học, mang theo khát vọng của cả gia đình và những tham vọng từ thuở ấu thơ. Thế nhưng, con đường học vấn không mở ra trước mắt. Năm ấy, Đức trượt đại học … Không nản lòng, cậu lại vùi đầu vào sách vở. Sáng dắt trâu ra đồng, chiều về tranh thủ học bài. Nhưng dù cố gắng đến mấy, Đức vẫn không thể vào được cổng trường đại học. Như một định mệnh, cả 4 lần đi thi Đức đều không đạt kết quả như ý muốn.

“Sau những cú sốc, đau và thừa nhận mình dốt, tôi đã ngửa mặt lên trời và tự nói với bản thân rằng ngã ở đâu tôi sẽ đứng lên ở đó”, Đức nhớ lại. Khi ấy, ông nhớ đến hình ảnh của mẹ, người phụ nữ miền sơn cước tần tảo nuôi 9 anh em Đức ăn học. Và ông chợt nhận ra rằng có nhiều con đường để dẫn đến thành công. “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”, bầu Đức nói.

THAM KHẢO

  1. Gia Lai – Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia
  2. Bài viết “Hành trình trồng chuối của Bầu Đức” đăng trên mạng VNE ngày 25/5/2018
  3. Bài viết “Chuối Việt Nam đẩy chuối Philippines khỏi thị trường Trung Quốc” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 24/8/2022.
  4. Bài viết “’Công thần hiện thực hoá ý tưởng Heo ăn chuối Bapi HAGL của bầu Đức: Sẽ có thêm Gà đi bộ ăn chuối” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 24/8/2022.
  5. Bài viết “Heo ăn chuối và chiến lược mở rộng hệ sinh thái: Bài toán sống còn giúp HAGL ‘rũ bùn đứng dậy” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 13/4/2022.
  6. Bài viết “Ngoài ‘heo ăn chuối’, thị trường có thêm ‘heo ăn chay’ đăng trên mạng Tuổi Trẻ ngày 26/10/2022.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *