Những thăng trầm của các quốc gia bị chia cắt

144 (lượt xem) |

Thế giới sau 1939 cho đến bây giờ vẫn còn những cuộc tranh chấp toàn cầu và cục bộ mà trong vài trường hợp vẫn chưa biết được tương lai:

  • Tây và Đông Đức từ 1945 đến 1990.
  • Bắc và Nam Việt Nam từ 1945 đến 1975.
  • Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc từ 1953 và cho đến bây giờ vẫn còn chia cắt.

Đó là chưa kể các cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan và gần đây là cuộc chiến Nga Sô – Ukraine và khủng hoảng tại bán đảo Triều Tiên, Đài Loan và bán đảo Hoa Đông, Tranh chấp Biển Đông.

Tại châu Âu

Thống kê năm 1965 của Liên Hợp Quốc cho biết chỉ riêng số người thiệt mạng do thế chiến thứ 2 ở châu Âu đã lên đến 49 triệu người. Những nước chịu thiệt hại lớn nhất gồm:

  • Liên Xô: 21 triệu người (theo tài liệu nghiên cứu của Krivosheev năm 2005, con số này có thể lên tới 26.6 triệu, bao gồm 8.7 triệu quân nhân và hơn 18 triệu thường dân.
  • Đức: 9.7 triệu người (theo tài liệu nghiên cứu năm 2000 của tiến sĩ Rüdiger Overmans, con số này bao gồm 5.3 triệu quân nhân, 3.2 triệu thường dân và 1.4 người Đức ở các quốc gia khác).
  • Ba Lan: 6 triệu người (theo tài liệu của Viện IPN – Ba Lan năm 2000, con số này là 5.6 đến 5.8 triệu người, trong đó có khoảng 3 triệu người Do Thái)
  • Nam Tư: 1.6 triệu người
  • Italia: 890,000 người

Tại châu Á – Thái Bình Dương

  • Hoa Kỳ: khoảng 300,000 người
  • Nhật Bản: khoảng 2.2 triệu người
  • Trung Quốc: ước tính 15 – 20 triệu người
  • Hai miền Triều Tiên: khoảng 1 triệu người
  • Ấn Độ: 2.6 triệu người, chưa kể 5 triệu người chết do Nạn đói Bengal năm 1943
  • Việt Nam: gần 2 triệu người (chủ yếu do Nạn đói năm Ất Dậu, năm 1944 – 1945)
  • Indonesia: khoảng 3 đến 4 triệu người

Đối với người Việt hải ngoại, phần lớn đã trên lứa tuổi 70, nhìn lại về quê hương là cả một vấn đề khó khăn. Phân biệt được những thành phần vẫn còn nuôi trong lòng những hận thù của cuộc chiến và những người cố quyên đi quá khứ mong một tương lai tốt đẹp đối với quê hương là chuyện không ai muốn nói công khai. Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước toàn trị. Trung Quốc thì muốn tranh dành ngôi bá chủ thế giới với Hoa Kỳ. Việt Nam thì muốn có vị thế trong khu vực. Viết về đề tài này một cách khách quan trong chỉ một bài viết là cả một vấn đề khó khăn. Nhà cầm quyền Việt Nam cho đến bây giờ vẫn tuyên truyền về thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc. Những người cầm quyền trong nước quyết định chọn con đường mà họ cho là dễ nhất là đợi thêm 10, 20 năm khi mà thế hệ liên quan đến cuộc chiến không còn nữa thì họ chẵng còn gì bận tâm để cần giải quyết. 

TÁI THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC (1945 -1990)

Đông Đức và Tây Đức từ 1945 đến 1990

Sự chia cắt nước Đức năm 1949. Tây Đức sau này (xanh da trời) bao gồm các vùng chiếm đóng của Mỹ, Anh, Pháp (trừ Saarland, sau này gia nhập Tây Đức từ Pháp sau một cuộc trưng cầu dân ý, còn Đông Đức (đỏ) là vùng chiếm đóng của Liên Xô (trừ phần Tây của Berlin (màu vàng).

Thống nhất nước Đức hay tái thống nhất nước Đức (tiếng Đức: Deutsche Wiedervereinigung) là quá trình được khởi xướng bởi cuộc Cách mạng hòa bình tại Đông Đức năm 1989 và 1990, để nước này gia nhập Cộng hòa Liên bang Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990. Sự thống nhất trở lại của Đức, được tổ chức vào ngày 3 tháng 10 như một ngày lễ quốc gia được gọi là “Ngày thống nhất nước Đức”, nó chấm dứt hơn 45 năm chia cắt đất nước và dân tộc do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh Lạnh bởi sự xung đột ý thức hệ và quyền lợi giữa các nước thắng trận và sản phẩm của họ là 2 miền thù hận đối địch nhau.

Sự chính thức nhất thống của nước Đức thành một quốc gia dân tộc mà hợp nhất về chính trị và hành chính chính thức diễn ra vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 tại Phòng Gương của Cung điện Versailles ở Pháp, trong thời kỳ Chiến tranh Pháp – Phổ.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt ở tại châu Âu vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 thì Đức bị chia cắt thành 4 phần theo Hiệp định Potsdam rồi đến ngày 23 tháng 5 năm 1949 thì hình thành cục diện Tây và Đông tới hơn 41 năm sau, vào năm 1957, Saarland được phép gia nhập Cộng hoà Liên bang Đức từ Pháp, và vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, khi 5 bang và thành phố Đông Berlin được tái lập của Cộng hoà Dân chủ Đức (GDR / Đông Đức) đã gia nhập Cộng hoà Liên bang Đức (FRG / Tây Đức), và trong đó thì thành phố Berlin được thống nhất thành một bang-thành phố đơn nhất. Sự bắt đầu quá trình thống nhất thành phố Berlin về mặt địa lý được công dân của Cộng hoà Dân chủ Đức gọi là die Wende (Bước ngoặt). Sự kết thúc của quá trình thống nhất được chính thức gọi là thống nhất Đức (tiếng Đức: Deutsche Einheit).

Việc tái thống nhất nước Đức bắt đầu vào mùa Hè năm 1989, khi Hungary đã quyết định (ngày 2 tháng 5) tháo dỡ phần trên lãnh thổ nước này của Màn Sắt và mở cửa biên giới (23 tháng 8), khiến cho hàng ngàn người dân Đông Đức (11 tháng 9) chạy qua Tây Đức thông qua Hungary.

Cuộc khủng hoảng chính trị sau sự kiện Hungary này đã dẫn đến các cuộc bầu cử tự do và dân chủ đầu tiên trong vòng gần 41 năm qua của Cộng hòa Dân chủ Đức vào ngày 18 tháng 3 năm 1990 cũng như các cuộc thương lượng giữa Đông Đức và Tây Đức đưa đến Hiệp định thống nhất, còn các cuộc thương lượng giữa Cộng hoà Dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức và 4 cường quốc chiếm đóng lại mang đến “Hiệp định 2 cộng 4” (Hiệp định giải quyết cuối cùng về nước Đức) trao đầy đủ chủ quyền cho nhà nước Đức thống nhất, hai nửa nước Đức vẫn bị ràng buộc bởi một số giới hạn như một nước bị chiếm đóng hậu thế chiến II. Nước Đức thống nhất vẫn là một thành viên của Cộng đồng châu Âu (sau này là Liên minh châu Âu) và NATO.

Hiện nay, ngày 3 tháng 10 hàng năm là ngày lễ quốc gia tại Đức (Ngày thống nhất nước Đức).

Bức tường Berlin tại Cổng Brandenburg, ngày 10 tháng 11 năm 1989. Lưu ý bức tranh graffiti Wie denn (“Làm thế nào”) được viết đè lên trên bảng hiệu cảnh báo công chúng rằng họ sẽ rời Tây Berlin

Chênh lệch thu nhập giữa Đông Đức và Tây Đức sau 32 năm: Với 3,405 ngàn tỷ Euro tổng sản phẩm quốc nội, nước Đức có nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế giới và lớn nhất châu Âu. Tính đến cuối năm 2019, Đức là một trong ba quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới. Vì tương đối nghèo về nguyên liệu nên kinh tế Đức tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy một diện tích lớn của Đức cũng được dùng trong nông nghiệp (nhưng chỉ vào khoảng 2% đến 3% tổng dân số lao động làm việc trong nông nghiệp). Trong thời gian gần đây mức tăng trưởng yếu đi và nền kinh tế Đức đã có những biểu hiện đuối kém đối với các ảnh hưởng bên ngoài, các vấn đề trong nước và các vấn đề trong việc hội nhập các tiểu bang mới.

Top 5 nền kinh tế hàng dầu thế giới

Một cuộc khảo sát tại Đức cho thấy hơn 30 năm sau khi nước Đức thống nhất ngày 3/10/1990, thu nhập của người dân ở Đông Đức vẫn thấp hơn đáng kể so với Tây Đức.

Trên toàn nước Đức năm 2021, tổng mức lương trung bình của nhân viên làm việc toàn thời gian là 54,193 euro/năm. Kết quả cuộc khảo sát do Viện Hans Böckler vừa công bố cho thấy tiền lương và tiền công của người lao động ở miền Đông thấp hơn từ 13.7% đến 16.9% so với ở miền Tây nước Đức. 

Chẳng hạn, lương trung bình của một kỹ sư chế tạo máy với 10 năm kinh nghiệm ở miền Đông ít hơn 1,030 euro/tháng (hơn 1.000 USD) so với đồng nghiệp ở miền Tây – mức chênh lệch tới 19%. Ở những ngành nghề khác, chênh lệch cũng tương đối lớn. Một nhân viên trực điện thoại ở miền Đông nhận lương ít hơn 370 euro so với ở miền Tây, chênh lệch là 15.3%. Trong lĩnh vực bán lẻ, sự khác biệt về lương của nhân viên bán hàng có giảm, song chênh lệch vẫn ở mức 5.4% (120 euro/tháng).

Theo chuyên gia Malte Lübker thuộc Viện Khoa học Kinh tế và Xã hội, sự khác biệt nằm ở thực tế là nhiều công ty ở Tây Đức bị ràng buộc bởi các thỏa thuận tập thể hơn là ở miền Đông. Mức lương trung bình hằng năm ở Đông Đức vẫn thấp hơn khoảng 12,200 euro so với mức lương ở miền Tây. Trong năm ngoái, người dân Tây Đức kiếm được trung bình 55.797 euro trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ thì người dân ở miền Đông chỉ được trung bình 43,624 euro – chênh lệch 12,173 euro. Theo số liệu của Cục Thống kê liên bang, ở Đông Đức, thu nhập trung bình ở bang Mecklenburg-Vorpommern ít nhất (với 41,715 euro) và bang Sachsen nhiều nhất (với 44,531 euro).

Trong năm 2022, nước Đức kỷ niệm 32 năm ngày thống nhất đất nước với nhiều sự kiện văn hóa và giải trí được tổ chức từ ngày 1 – 3/10 ở thành phố Erfurt (bang Thüringen), trong đó sự kiện chính diễn ra trong ngày 3/10 với bài phát biểu của Tổng thống liên bang Frank-Walter Steinmeier.

Cờ Đức thống nhất: Sau Thế chiến thứ hai, với sự thất bại của Hitler nước Đức bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức nằm dưới sự kiểm soát của các nước Đồng minh. Khi đó ở Tây Đức cờ tam tài đen-đỏ-vàng được sử dụng làm quốc kỳ suốt thời gian nước Đức phân chia này (từ 1949 – 1989). Còn ở Đông Đức nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô, thời gian đầu từ 1949 – 1959 cờ của Đông Đức cũng là cờ tam tài đen-đỏ-vàng. Sau năm 1959 chính phủ Đông Đức sửa đổi quốc kỳ của họ bằng cách thêm quốc huy lên. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, nước Đức thống nhất quyết định sử dụng cờ tam tài đen-đỏ-vàng làm quốc kỳ. Và vẫn tiếp tục sử dụng cho đến nay mang ý nghĩa thể hiện sự đoàn kết, thống nhất và tự do của nước Đức.

Cờ Đức thống nhất

Cộng hòa Dân chủ Đức (1959–1990)

CUỘC CHIẾN VIỆT NAM

Chiến tranh Việt Nam kéo dài 30 năm đã gây ra cái chết cho khoảng từ 2 đến 4 triệu người Việt (tính cả binh lính và dân thường tùy theo từng nguồn thống kê khác nhau). Tổn thất trực tiếp và gián tiếp của các bên trong cuộc chiến được chia ra như sau:

Quân lực Miền Bắc:

  • 849,018 tử trận (khoảng 1/3 chết bởi những nguyên nhân phi chiến đấu như bệnh tật, tai nạn, kiệt sức …).
  • Khoảng 550,000 – 600,000 bị thương.

Quân lực  Miền Nam:

  • 310,000 tử trận hoặc mất tích.
  • Khoảng 1 triệu người bị thương.

Quân lực Hoa Kỳ:

  • Khoảng 58,200 tử trận và chết vì lý do khác.
  • Hơn 304,000 bị thương. Trong đó 153,303 bị thương nặng hoặc tàn phế.

SP4 Ruediger Richter (Columbus, Georgia), Tiểu đoàn 4, Trung đoàn Bộ binh 503, Lữ đoàn nhảy dù chiến đấu 173 đưa mắt mệt mỏi vì trận đánh đang nhìn lên bầu trời trong khi Trung sĩ Daniel E. Spencer (Bend, Oregon) nhìn xuống xác đồng đội. Trận chiến ban ngày kết thúc, họ chờ đợi trực thăng đến di tản đồng đội của họ khỏi các ngọn đồi có rừng nhiệt đới bao phủ tại tỉnh Long Khánh.

Vai trò Pháp – Hoa Kỳ tại Việt Nam: Cuốn sách “Con đường đến Việt Nam” nghiên cứu cách thức ngoại giao của Pháp để thuyết phục Hoa Kỳ rằng xung đột ở Việt Nam không phải liên quan chủ nghĩa thực dân Pháp mà là chủ nghĩa Cộng Sản. Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất đáng để nghiên cứu vì nó chứa đựng mầm mống tại sao cuộc chiến thứ hai, và nổi tiếng hơn, của Mỹ ở Việt Nam là không cần thiết. Thực tế là, người Mỹ có thể đã từ chối ủng hộ nỗ lực của thực dân Pháp và để mặc cho họ chiến đấu một mình, như đã làm sau đó ở Algeria.

Những người Việt Nam nổi dậy, trong một liên minh phức tạp gọi là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, muốn giành độc lập và liên kết với Mỹ, Anh và Ấn Độ mới độc lập, và đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các quốc gia này. Nếu Pháp để cho Việt Nam độc lập sau Thế chiến thứ 2 thì dù theo chế độ nào đi nữa Việt Nam cũng có thể tránh được cuộc chiến 1954 – 1975. Hoa Kỳ, cũng như Pháp, vì quyền lợi của mình, lại tạo ra những biến cố mới dù với hình thức gì đi nữa. Những cái chết bí ẩn của Tổng thống Philippines R.Magsaysay năm 1957, anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam năm 1963, vụ ám sát tổng thống Park Chung-hee của Hàn Quốc, diễn ra vào ngày 26 tháng 10 năm 1979 đều có bàn tay lông lá của ngoại quốc.

Cuối cùng, Pháp đã thành công trong việc thuyết phục người Mỹ rằng những người nổi dậy ở Việt Nam không phải là những người theo chủ nghĩa dân tộc thực sự, mà là những kẻ theo Liên Xô, trong ‘kế hoạch tầm xa của Liên Xô nhằm chinh phục Đông Nam Á’ và khiến Mỹ phải chi trả và hỗ trợ hầu hết các nỗ lực chiến tranh của Pháp, đặc biệt là từ năm 1948 đến năm 1952.

Nghiên cứu các nguồn nổi tiếng, cũng như các tài liệu lưu trữ của Pháp chỉ được phát hành vào cuối những năm 2000, cuốn sách khám phá các nỗ lực ngoại giao quy mô lớn, lặp đi lặp lại và phối hợp của Pháp nhằm đánh lừa người Mỹ ủng hộ Pháp chiến tranh thuộc địa dưới chiêu bài chống Cộng Sản. Nhiều nhà ngoại giao Mỹ lúc đó đã biết và cảnh báo rằng người Pháp đang phóng đại “bóng ma Cộng Sản”, nhưng cuối cùng lập luận của Pháp đã thắng. Thật sự, Hoa Kỳ để cho Pháp lún sâu vào vũng bùn Việt Nam cũng do những toan tính riêng của mình.

Cuốn ‘Vietnam Diary’ (Nhật ký Việt Nam) xuất bản năm 1977 kể lại nhiều về thời gian tác giả sang Nam Việt Nam hơn 10 năm trước đó và nay vẫn là cuốn sách nổi tiếng.

Nhưng nhiều quan sát quan trọng của tướng độc nhản Do Thái Moshe Dayan sau chuyến đi vào tháng 7- 8/1966 đã được đăng trên các báo quốc tế ngay trong năm. Ông Dayan đã khuyến cáo rút quân khỏi Việt Nam để trở lại trong hòa bình.

Ông Hồ Chí Minh vừa là một người theo chủ nghĩa dân tộc vừa là một người dùng Cộng Sản như một phương tiện. Ông là một người theo chủ nghĩa dân tộc với ý nghĩa đòi hỏi cho Việt Nam quyền tự trị mà các quốc gia khác có, và là một người Cộng Sản trong các ý tưởng xã hội, phát triển và kinh tế, cũng như các công cụ cách mạng mà ông đã triển khai hiệu quả như tờ báo vẽ tay Độc-Lập và các cơ cấu ủy ban địa phương. Công bằng mà nói, Việt Minh rất đa dạng, mặc dù có những người Cộng Sản rất tận tâm như Võ Nguyên Giáp, nhiều nhân vật chủ chốt như chính ông Hồ đã ưu tiên độc lập trên hết, thoát khỏi thực dân Pháp, và khỏi Trung Quốc và Liên Xô. Sự cân bằng này thay đổi theo thời gian, và vào năm 1948, chúng ta thấy một quá trình Cộng Sản hóa mà tôi tự hỏi, có thể là kết quả của cả một chiến thắng nội bộ của những người Cộng sản ở Việt Nam, và còn do sự cần thiết, từ năm 1949, để bảo đảm sự cân bằng với Trung Quốc.

Cầu Hiền Lương và vĩ tuyến 17

Mặt trận Tây Nam và chiến Tranh Biên Giới  Việt – Trung: Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia, hay còn được gọi là chiến tranh biên giới Tây Nam, là cuộc xung đột quân sự giữa cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia dân chủ. Cuộc chiến có nguyên nhân từ các hoạt động quân sự của quân Khmer đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975 – 1978. Việc đánh đổ Khmer đỏ đã được thực hiện xong từ năm 1979, tuy nhiên tàn quân Khmer đỏ vẫn còn tồn tại và đe dọa chính phủ mới tại Campuchia dẫn tới việc việt nam đóng quân ở lại Campuchia trong suốt 10 năm tiếp theo.

Chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979, là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, diễn ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước. Chiến tranh biên giới bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, diễn ra trong khoảng một tháng với thiệt hại về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành việc rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979 sau khi chủ tịch Tôn Đức Thắng bên phía việt nam ký lệnh tổng động viên toàn dân và Trung Quốc đã đánh chiếm các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn vùng biên. sau đó cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố đã chiến thắng.

Mặc dù chịu thiệt hại lớn và thất bại trong việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhưng Trung Quốc đã chứng minh được rằng đối thủ Liên Xô sẽ không trực tiếp tham chiến để bảo vệ đồng minh Việt Nam của mình. Cuộc chiến cũng để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới giữa hai nước vẫn còn tiếp diễn thêm hơn mười năm nữa. Tới năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ ngoại giao Việt – Trung mới chính thức được bình thường hóa.


Tranh chấp trong việc hoạch định ranh giới biển và thềm lục địa chồng lấn: đây là loại tranh chấp được hình thành trong xu hướng thay đổi có tính chất cách mạng về địa – chính trị, địa – kinh tế trên phạm vi toàn thế giới với việc khoảng 36% diện tích biển và đại dương thế giới đã được đặt dưới chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển kể từ khi công ước của lhq về luật biển 1982 ra đời.  
 

Tranh Chấp Biển Đông: Hiện tại, trong Biển Đông có 2 loại tranh chấp chủ yếu: Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tranh chấp về ranh giới các vùng biển và thềm lục địa do các quốc gia ven Biển Đông, khi vận dụng quy định công ước của LHQ về luật biển năm 1982 để xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình, đã tạo ra những vùng chồng lấn.

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa: Thực chất đây là tình trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ được tạo nên bởi một số nước trong khu vực đã lợi dụng cơ hội và sử dụng vũ lực để chiếm đóng một phần hay toàn bộ quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở giữa biển đông. theo công pháp quốc tế để chứng minh, bảo vệ và giải quyết loại tranh chấp này, các bên liên quan hoặc cơ quan tài phán quốc tế đã dựa vào nguyên tắc “chiếm hữu thật sự”, một nguyên tắc “thụ đắc lãnh thổ” hiện đại đang được vận dụng trong khi xem xét giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thông dụng nhất hiện nay. điều đáng nhấn mạnh là trong công ước của lhq về luật biển 1982 không có điều khoản nào đề cập đến nguyên tắc này. nói một cách khác, công ước của lhq về luật biển 1982 không phải là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo hoàng sa và trường sa.

Kết quả là, trên thế giới còn khoảng 416 tranh chấp về ranh giới biển, thềm lục địa cần được hoạch định, trong đó khu vực đông nam á có khoảng 15 tranh chấp, tất nhiên người ta không tính đến tranh chấp được tạo thành bởi “đường lưỡi bò” của trung quốc, vì tính chất phản khoa học và hoàn toàn đi ngược lại các tiêu chuẩn của công ước của lhq về luật biển 1982.
 

Như vậy, rõ ràng là công ước của LHQ về luật biển 1982 chỉ là căn cứ pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp về biển; trong đó, có tranh chấp do việc giải thích và áp dụng công ước không đúng hoàn toàn hay từng phần. chẳng hạn việc vạch ra hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa, đường cơ sở của các hải đảo, quần đảo xa bờ, của quốc gia quần đảo…là nội dung thường có sự khác nhau nên đã tạo ra các vùng chống lấn to nhỏ khác nhau cần được các bên tiến hành hoạch định theo những nguyên tắc nhất định, tùy theo chế độ pháp lý của từng vùng biển và thềm lục địa do công ước quy định.

Vị thế địa chính trị Việt Nam: Xét từ góc độ địa thế và hình dáng lãnh thổ đất nước, Việt Nam có một vị trí chiến lược rất quan trọng, có thể thấy trên bản đồ địa chính trị khu vực như một cầu nối hai vùng kinh tế biển và kinh tế lục địa của châu Á. Việt Nam là cửa giao thương với các nền kinh tế biển khu vực, đồng thời cũng là cửa khẩu đi vào hệ thống giao thông đường bộ trên đất liền của các quốc gia Đông Nam Á và châu Á.

Vị thế địa chính trị Việt Nam

Với không gian biên giới đất liền và biển dài và hẹp, Việt Nam thực sự là trung tâm kinh tế thương mại trong khu vực Đông Nam Á, đễ dàng kết nối với biển Hoa Đông và với vùng Viễn Đông của Nga. Đồng thời từ Việt Nam qua Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh bằng đường bộ, có thể tiếp cận vùng Nam Á. Là nền kinh tế biển, Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, trong đó tài nguyên dầu khí trên thềm lục địa có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, khu vực và thế giới. Một điểm thú vị nữa, Biển Đông chính là con đường vận tải thương mại lớn, kết nối với những nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản …

Dân số và mật độ tăng ổn định, với chính sách dân số, độ tuổi người lao động (từ 15 – 59) tăng ổn định. Với mức sinh như hiện nay, dự báo dân số Việt Nam vào năm 2019 sẽ là 94.7 triệu người, 63% dân số có độ tuổi lao động. Dân tộc Việt Nam có khả năng hội nhập cộng đồng cao, không có nguy cơ tiềm ẩn chia rẽ dân tộc trong cộng đồng người Việt, dễ hòa nhập với cộng đồng quốc tế, đời sống tâm linh, tôn giáo của người Việt ổn định, có tính hòa bình cao. Như vậy vị thế địa chính trị trên góc độ tự nhiên của Việt Nam thực tế đã hội tụ khá đủ yếu tố của một dân tộc mạnh.

Những tiêu chí biến động: Từ quan điểm lịch sử địa chính trị, do tính chiến lược quan trọng của địa thế. Việt nam trong 4000 năm lịch sử, với bề dầy hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đất nước Việt Nam và dân tộc Việt thích nghi với môi trường khu vực và quốc tế, hơn thế nữa, đã để lại một dấu ấn sâu sắc trên thế giới về lịch sử giữ nước và dựng nước, có tiếng nói trong phong trào gìn giữ độc lập và tự chủ.

Hệ thống chính trị lãnh đạo đất nước ổn định, cho tới thời điểm hiện nay không có những những nguy cơ thường trực đe dọa sự ổn định môi trường chính trị trong nước.

Từ những tiêu chí cơ bản đã nêu, trong điều kiện tự nhiên, Việt Nam hoàn toàn có vị thế địa chính trị quan trọng khu vực để trở thành cường quốc khu vực. Những điều chưa đầy đủ là tổng hợp sức mạnh kinh tế, quân sự, công nghiệp dân sự, khoa học công nghệ và hạ tầng giao thông. Hội tụ đủ sức mạnh của các tiêu chí cần thiết đã nêu. Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cường quốc có ảnh hưởng rất lớn trong khu vực và có vị thế địa chính trị của một trung tâm kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

Nỗ lực đạt được và duy trì vị thế địa chính trị của quốc gia – kết quả của quá trình lịch sử phát triển lâu dài. Đôi khi, những đặc điểm khởi nguồn của quốc gia cho phép nước đó có vai trò hàng đầu trong phân tầng địa chính trị. Nhưng hầu hết các quốc gia là sự tích lũy tiềm năng và hiện thực hóa các lợi ích chiến lược của quốc gia và dân tộc để dành được vị thế địa chính trị của đất nước ở cấp độ khu vực hay trên toàn thế giới.

Khi nằm xuống, tất cả là con người: Công việc nghiên cứu đã mang đến cho vị giáo sư trẻ Alex Thái, một Việt Kiều trẻ tuổi, nhiều cơ hội công việc và trải nghiệm khác ngoài giảng đường. Alex Thái cho biết anh từng cộng tác chính phủ Mỹ trong công việc tìm hài cốt của quân nhân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. “Khi đó mình đang đi làm thì trường Đại học Texas Tech có một cái vị trí cần một nhà nghiên cứu để nghiên cứu tìm hài cốt quân nhân của người cộng sản. Để tôn trọng cha mẹ, là những người đã trải qua dưới thể chế cộng sản và trải qua tù đày, mình gọi cho bố và hỏi ‘Ba ơi, con bây giờ nhận công việc này để làm nghiên cứu tìm hài cốt của những người mà khi xưa gọi là địch, là kẻ thù của những người giống như ba đó. Thì ba nghĩ như thế nào? Vì con thấy đây là một công việc mà theo con, là một công việc nhân đạo mà mình cần phải làm’. Thì thay vì người cha mình giống như mình suy nghĩ là sẽ cản trở và sẽ nói không, thì bố mình không một giây suy nghĩ và nói là ‘Con nên đi làm. Công việc này phải làm, vì dù sao cuộc chiến đã qua rồi, mình biết mình là ai. Nhưng tất cả khi ngã xuống cũng là người Việt Nam và cũng là con người. Thành ra, công việc mà mình cần phải làm là công việc mang tính nhân đạo và phải làm để mang lại sự an ủi cho tất cả. Tất cả chúng ta đều là người Việt Nam”.

Con mương và rễ cây: Năm 2021, ông Ted Osius ra mắt cuốn hồi ký về Việt Nam có tựa đề Nothing is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam (Không gì là không thể: Hòa giải của Mỹ với Việt Nam). Cuốn sách nói về hành trình dài hướng tới hòa giải giữa hai nước cựu thù và chính tác giả là người được đánh giá có nhiều đóng góp, từ lúc ông là một nhân viên ngoại giao cho tới khi giữ cương vị đại sứ Mỹ tại Hà Nội (nhiệm kỳ 2014-2017). Ông nói với BBC News Tiếng Việt hôm 30/4/2023 rằng, khi còn là đại sứ, ông thường nói chuyện với các thành viên của cộng đồng người Việt ở California, Washington, Texas, Virginia và những nơi khác. Ông nhìn thấy được hơn hai triệu người Mỹ gốc Việt đã hình thành một nhóm “ngày càng thịnh vượng và hoạt động chính trị tích cực”. “Họ sẽ quyết định mối quan hệ giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam và các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ phát triển với tốc độ như thế nào, cũng như có bao nhiêu lượng khách du lịch và mức độ trao đổi sinh viên diễn ra giữa hai nước. Người Mỹ gốc Việt sẽ thiết lập tốc độ hòa giải,” ông Ted Osius nhận định qua mail với BBC.

Hồi năm 2017, Đại sứ Mỹ Ted Osius đã dẫn đầu đoàn các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và một lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Việt đến thắp hương tưởng nhớ các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Nghĩa trang Biên Hòa, ở tỉnh Bình Dương – nay được gọi là nghĩa trang Bình An.

Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa với tên gọi mới là Nghĩa trang Nhân dân Bình An tọa lạc tại phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Sau ngày 30/4/1975, nghĩa trang này được giao cho Quân khu 7 thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Qua nhiều năm bị bỏ hoang do không có người trông coi và chăm sóc đã làm hàng nghìn ngôi mộ xuống cấp – một chứng tích khác của cuộc chiến điêu tàn.

Ông Osius nhắc chuyện hậu trường việc tôn tạo nghĩa trang dành cho quân nhân Việt Nam Cộng Hòa ở Biên Hòa – một điều được ông xem là “mang tính biểu tượng” về hòa hợp, hòa giải trong cuộc phỏng vấn năm 2021. Cựu đại sứ Mỹ dùng hình ảnh con mương và rễ cây, tức hoạt động đào mương thoát nước và chặt rễ cây xâm hại mồ mả tại Nghĩa trang Biên Hòa, để làm biểu tượng cụ thể cho hòa giải giữa hai miền Nam – Bắc sau chiến tranh Việt Nam.

Tác giả cũng kể với BBC về việc trùng tu nghĩa trang và những vấn đề trong việc hòa giải:

“Sau cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ, phải mất một thời gian dài để miền Bắc và miền Nam hòa giải. Tôi đã trò chuyện với Drew Gilpin Faust, hiệu trưởng Đại học Harvard. Là một sử gia đầy uy tín về Nội chiến Hoa Kỳ và hậu quả của nó, Faust hiểu rất rõ về hòa giải.

“Tôi đã hỏi bà ấy về Nghĩa trang Biên Hòa, nơi mà tôi tin là có tầm quan trọng mang tính biểu tượng. Tôi đã hỏi bà Faust: ‘Việc chôn cất đàng hoàng những người đã ngã xuống tại quê hương của họ là điều quan trọng đối với người Việt Nam, bất kể họ từ vùng nào của đất nước. Nhưng chính phủ (Việt Nam) sẽ không cho phép cộng đồng người Mỹ gốc Việt chăm sóc nơi đây. Tôi nên làm gì bây giờ?’

“‘Sau Nội chiến Hoa Kỳ”, bà Faust đáp, “phải mất một thời gian dài người lính miền Nam mới có thể được chôn cất tại Gettysburg. Trong các nghĩa trang, những người chiến thắng và kẻ bại trận vinh danh người đã khuất và sự hy sinh của họ. Nhưng những người chiến thắng là bên quyết định ai sẽ được vinh danh, và họ có thể không dành sự kính cẩn tương tự với những người đã chiến đấu ở bên thua cuộc. “Thưa Đại sứ, hãy để tôi đưa ra một gợi ý” bà tiếp tục. ‘Thay vì nói về ‘Người Chết’ (The Dead) với chữ T viết hoa và chữ D viết in hoa, thay vào đó, hãy thử nói về việc tôn vinh những người đã khuất”. “Tôi nghĩ rằng đây là lời khuyên tuyệt vời,” ông Ted nói với BBC hôm 30/4.

Cuốn sách Không gì là không thể, Đại sứ Osius kể rằng vào năm 2017, ông đã gợi ý với ông Lê Hoài Trung, lúc bấy giờ là Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam (hiện là Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng), về việc “Bên thắng cuộc” cần có một cử chỉ quan tâm tới Nghĩa trang Biên Hòa. Ông Trung đã đáp: “Vấn đề Nghĩa trang Biên Hòa khó đấy. Những kẻ chống đối chúng tôi đã biến nó thành một chủ đề chính trị.”

Đại sứ Osius mới đưa ra gợi ý cụ thể hơn: “Khi mùa mưa đến, họ (các gia đình quân nhân VNCH) không muốn quan tài bị nước cuốn trôi. Họ không muốn rễ cây thọc xuyên qua mộ. Sẽ không có treo cờ hay biểu tượng hay chính trị gì cả. Chỉ có hai yêu cầu thôi: cho họ đào mương và cắt rễ cây.” Thứ trưởng Trung đã nghĩ ngợi một lúc mới trả lời: “Hào và rễ cây. Để xem thử tôi có thể làm được gì”.

Tới khi nhiệm kỳ đại sứ của ông Osius kết thúc vài tháng, ông mới được kể lại rằng đã có sự cải thiện ở Nghĩa trang Biên Hòa. “…Một người bạn viết thư cho tôi, vì biết rằng tôi vẫn còn quan tâm tới Nghĩa trang Biên Hòa. Ông ấy kể rằng mương đã được đào ở nghĩa trang và rễ cây đã được cắt. Rồi mùa mưa cũng tới, đổi màu cây cối từ xám thành xanh tươi,” Đại sứ Osius viết trong cuốn sách.

Ở bình diện rộng hơn, phóng viên BBC News Tiếng Việt đã từng tiếp xúc với nhiều người là đồng đội hoặc thân nhân các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa cũng như một số tổ chức Công giáo. Gần nửa thế kỷ sau khi cuộc chiến kết thúc, họ vẫn còn âm thầm tìm kiếm hài cốt của người thân ở chiến trường An Lộc cũ, ở đồi Charlie, ở Bình Thuận.

Tuy nhiên, có những lúc tình hình khá hơn và như một cựu binh VNCH, Nguyễn Đạc Thành kể cho BBC Tiếng Việt, việc tìm kiếm hài cốt các chiến sĩ, sĩ quan VNCH cũ và hài cốt “tù cải tạo” chết ở Bắc VN, “có sự trợ giúp của chính phủ VN”. Hôm 28/04/2010, ông Nguyễn Đạc Thành, khi đó là chủ tịch Tổng hội HO và Hội Người Việt mất tích nói với đài BBC nhân dịp 35 năm kết thúc Cuộc chiến VN: “Trước hết, không có sự trợ giúp chính thức của chính phủ Việt Nam thì chúng tôi không làm được gì cả, bởi vì chính phủ Việt Nam họ quản l‎ý đất nước, nếu họ không chấp thuận thì chúng tôi không làm được gì hết …”

Diễn viên Quan Kế Huy tỏa sáng trên sân khấu Oscars 2023 với bài nói về xuất thân là một thuyền nhân đầy cảm hứng trên báo chí nước ngoài nhưng ở Việt Nam thì vắng bóng. Nhà phê bình văn học Đặng Tiến thuộc thời VNCH qua đời thì truyền thông trong nước cũng bị cấm đưa tin. Năm 2016, Tiểu thuyết “The Sympathizer” của Nguyễn Thanh Việt được giải Pulitzer nhưng cuốn sách không được dịch sang tiếng Việt.

“The Sympathizer” khi được chuyển thể lên màn ảnh cũng phải quay bối cảnh ở Thái Lan chứ đoàn làm phim không thể Việt Nam. Tác phẩm “The Refugees” của ông, được dịch ra tiếng Việt mang tên “Người tị nạn” (NXB Hội Nhà Văn, 2017) thì bị kiểm duyệt, cắt bớt truyện War Years (nói về hoạt động kêu gọi quyên góp chống Cộng). Ngay chính cuốn sách của cựu đại sứ Ted Osius dù được Đại sứ Hà Kim Ngọc nhắc đến, ca ngợi nhưng sự kiện về cuốn sách của ông Osius ở Đại học Fulbright Việt Nam lại bị hủy bỏ. Trong khi ông Osius từng nắm chức vụ Phó Chủ tịch của Fulbright Việt Nam trước đây.

Trong cuốn sách phi hư cấu Nothing ever dies của tác giả Nguyễn Thanh Việt viết: “Tất cả các cuộc chiến đều diễn ra hai lần, lần đầu tiên trên chiến trận, lần thứ hai trong ký ức”. Và sự kiểm duyệt, những cấm đoán nêu trên có thể xem là một trong những rào cản khiến cho việc hòa hợp hòa giải giữa người Việt Nam với nhau có vẻ khó khăn hơn giữa Việt Nam với Mỹ, nhất là khi “bên thắng cuộc” vẫn tiếp tục viết câu chuyện, ký ức về chiến tranh theo cách của mình. Trong cuốn sách trên, tác giả đạt Pulizer cũng nhắc đến trải nghiệm của mình khi đến Nghĩa trang Biên Hòa. Ông phải xuất trình hộ chiếu và có nhân viên đi theo khi ông thăm viếng từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác.

Ông mô tả những con người bị lãng quên và những cuốn sách bị quên lãng “toát ra cùng một nỗi thê lương, sự sống và cái chết.” “Trong trường hợp của nghĩa trang, người chết quá nguy hiểm nếu không canh chừng, nhưng cũng quá nguy hiểm nên không thể san bằng, ít nhất là hoàn toàn. Họ vẫn là nguồn tài nguyên quý giá, nếu một mai nhà nước muốn dùng họ để hoà giải với những người lưu vong bại trận của quốc gia này,” ông Nguyễn Thanh Việt viết.

Mỗi một năm kỷ niệm 30/4 – ngày Sài Gòn sụp đổ – cờ đỏ sao vàng lại được treo lên khắp phố phường ở Việt Nam với tinh thần thống nhất bất diệt. Những cụm từ “thống nhất đất nước”, “hòa hợp” “hòa giải” lại được nhắc đến nhiều, nhưng các sự kiện gần đây khiến cho nhiều người suy ngẫm về một nền hòa bình thực sự, khi cuộc chiến được phản ánh nhiều góc cạnh khác nhau.

Người Việt trong và ngoài nước phải cố minh bạch, trung thực, không còn gian dối và đối xử tử tế với nhau giữa người Việt với nhau trong tinh thần đồng bào, đồng “bọc trăm trứng” từ bên thắng cuộc cũng như bên thua cuộc.

Mộ tử sĩ VNCH được cải táng ở Bình Thuận năm 2020

BÁN ĐẢO LIÊN TRIỀU

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế Hàn Quốc đạt 1,820 tỷ USD trong năm 2021 và 1,910 tỷ USD trong năm 2022 và sẽ giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ 10 toàn cầu ba năm liên tiếp. GDP bình quân đầu người là 35 ngàn USD (2021). Trong năm 2021, GDP danh nghĩa của miền Bắc đạt 35,300 tỷ won (28 tỷ USD), bằng khoảng một phần năm mươi sáu của Hàn Quốc.

Hàn Quốc nỗ lực tìm kiếm cơ hội thống nhất liên Triều: Năm 2021, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đã khôi phục đường dây liên lạc trực tiếp, làm dấy lên hy vọng nối lại đối thoại liên Triều bị đình trệ trong bối cảnh tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa gặp bế tắc.

Binh sĩ hai miền Triều Tiên tại khu phi quân sự.

Trong tuyên bố, Bộ Thống nhất Hàn Quốc coi đây là nền tảng để đưa quan hệ giữa hai miền Triều Tiên trở lại đúng hướng, thúc đẩy các cuộc đối thoại về cách thức thực hiện những thỏa thuận hợp tác trước đó, tiến tới ổn định và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Ðây cũng là một trong những mục tiêu chính của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in với cam kết hiện thực hóa triển vọng thống nhất hai nửa bán đảo Triều Tiên thành quốc gia duy nhất.

Tuy nhiên, theo Giáo sư quan hệ quốc tế Ahn Yinhay tại Ðại học Hàn Quốc, thời gian cho Tổng thống Moon không còn nhiều khi nhiệm kỳ của ông chỉ 7 tháng nữa sẽ kết thúc. Với dự báo có thể không hoàn thành tất cả kế hoạch đề ra, Nhà Xanh hiện vẫn nỗ lực tìm kiếm chính sách hỗ trợ mục tiêu tiến triển đúng hướng, bao gồm chuyến công du tới châu Âu của Bộ trưởng Thống nhất Lee In-young.

Hàn Quốc nghĩ tới mô hình thống nhất kiểu Ðức: Trong chặng dừng chân ở Ðức, Bộ trưởng Lee theo lời mời đã tham dự buổi lễ đánh dấu 31 năm quốc gia Tây Âu tái thống nhất đất nước (3/10/1990-3/10/2021). Trước đó, ông có bài giảng về quan hệ liên Triều tại Ðại học Tự do ở Berlin và gặp gỡ Tổng thống nước chủ nhà Frank-Walter Steinmeier ngày 4-10 để thảo luận về kinh nghiệm của Ðức trước và sau khi thống nhất, cũng như sự tương đồng tiềm năng trên bán đảo Triều Tiên.

Dù có tín hiệu lạc quan giữa Seoul và Bình Nhưỡng gần đây, chuyên gia quan hệ quốc tế Leif-Eric Easley đánh giá việc thống nhất hai miền vẫn là “triển vọng dài hạn”. Ông cũng xác định Hàn Quốc về bản chất khó có thể theo đuổi mô hình của Ðức bởi tình hình bán đảo Triều Tiên phức tạp hơn nhiều.

So với nước Ðức, giới phân tích cho rằng thời gian chia cắt giữa hai miền Triều Tiên dài hơn và trong nhiều thập kỷ, các hành vi đe dọa, khiêu khích quân sự giữa hai bên cũng như chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng làm hố ngăn cách hai miền ngày càng lớn. Ðặc biệt, việc Triều Tiên coi mình là chế độ hợp pháp duy nhất và chủ trương bất kỳ cuộc thống nhất nào trong tương lai đều phải được hoàn thành dưới sự chỉ đạo và các điều khoản của họ khiến mâu thuẫn hai miền trở nên khó giải quyết.

Ngoài ra, cách biệt về đời sống xã hội – kinh tế giữa Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay khiến viễn cảnh thống nhất trở nên ít hấp dẫn đối với đại đa số trong khoảng 52 triệu cư dân Hàn Quốc. Theo một báo cáo hàng năm của Ðại học Quốc gia Seoul, tỷ lệ người Hàn ủng hộ thống nhất đất nước đã giảm từ năm 2007. Kết quả thăm dò dư luận do Hội đồng Tư vấn Thống nhất của Hàn Quốc còn cho thấy, đa phần người dân chú trọng vấn đề giải trừ hạt nhân, sau đó là giảm căng thẳng quân sự trong khi rất ít người nhắc tới hay ưu tiên chương trình thống nhất.

Bên cạnh khác biệt giữa hai miền Triều Tiên, quyền lực của Trung Quốc cũng là yếu tố phức tạp tác động đến tiến trình thống nhất. Bởi so với ảnh hưởng của Nga đối với Ðông Ðức trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và giai đoạn sau đó, chuyên gia Easley đánh giá Bắc Kinh ngày nay có tiếng nói hơn trong việc đảm bảo lợi ích của họ không bị bỏ qua khi tiến trình hòa bình được thiết lập trên bán đảo Triều Tiên.

Và khi một nhóm nhạc K-pop đến Triều Tiên vừa qua, họ đã nắm tay các ca sĩ Triều Tiên và hát: “Ước nguyện của chúng tôi là sự thống nhất”. Năm 1993, nhà lãnh đạo sáng lập của Bắc Triều Tiên Kim Il Sung từng đề xuất một chương trình thống nhất bao gồm 10 điểm, trong đó có đề xuất tồn tại hai chế độ. Tuy nhiên, tại bán đảo đã trong tình trạng xung đột gần 70 năm, thống nhất là một ý tưởng phức tạp và phi thực tế, ít nhất là ở Hàn Quốc, trong bối cảnh khoảng cách giữa 2 nước đã ngày càng lớn.

Hàn Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế trong khi Triều Tiên vẫn đang gặp khó khăn. Tỷ lệ ủng hộ thống nhất đất nước đã giảm ở miền Nam, với 58% cảm thấy thống nhất là điều cần thiết (so với gần 70% trong năm 2014), theo một cuộc khảo sát của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc.

Thiệt hại kinh tế sẽ là rất lớn cho Hàn Quốc, Park Jung-ho, một nhân viên văn phòng 35 tuổi ở Seoul cho biết. Các ước tính về chi phí thống nhất kháo cao, tới 5,000 tỷ USD – khoản chi phí sẽ dồn hết lên vai Hàn Quốc.

Viễn cảnh thống nhất Triều Tiên và Học thuyết mới về hạt nhân của Bắc Triều Tiên: Tại Hội đồng Nhân dân Tối cao (Quốc Hội) họp ngày 08/09/2022, trước ngày kỷ niệm 74 năm thành lập Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên (CHDCND), lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã thông báo một đạo luật mới quy định việc Bắc Triều Tiên có lực lượng hạt nhân là điều « không thể đảo ngược được » và vũ khí hạt nhân có được sử dụng trong trường hợp bị « các thế lực thù địch tấn công, bằng vũ khí hạt nhân hay không ». Lãnh đạo Bắc Triều Tiên nói thêm: «Không có việc từ bỏ vũ khí hạt nhân và chúng ta gạt bỏ mọi đàm phán về việc phi hạt nhân hóa».

Cho dù chính quyền Biden tuyên bố sẵn sàng đàm phán mà không đòi hỏi các điều kiện tiên quyết, nhưng tổng thống Mỹ vẫn giữ nguyên lập trường coi việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên là mục tiêu tối hậu của các cuộc thương lượng. Khi tuyên bố rõ ràng rằng việc Bắc Triều Tiên có lực lượng hạt nhân là điều « không thể đảo ngược được », Kim Jong-un thử tìm cách thúc đẩy Washington có những chuyển biến trong khuôn khổ này. Bình Nhưỡng đã có các tuyên bố hùng hồn mới sau các vụ bắn thử tên lửa đạn đạo, nhiều ở mức kỷ lục trong năm nay. Theo các chuyên gia phân tích Hàn Quốc, vụ thử hạt nhân lần thứ 7, được dự báo từ nhiều tháng nay, dường như đã phải lùi lại do Bắc Kinh phản đối, không muốn một sự kiện như vậy lại xẩy ra trước khi Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc khai mạc ngày 16/10.

Bầu không khí xung đột giữa một bên là Hoa Kỳ và các đồng minh và bên kia là Nga và Trung Quốc, đặt Bắc Triều Tiên vào một vị thế thuận lợi cho hoạt động leo thang mới. Cả Matxcơva cũng như Bắc Kinh dường như không sẵn sàng bỏ phiếu ở Hội Đồng Bảo An về các trừng phạt mới nhắm vào Bình Nhưỡng – và áp dụng các trừng phạt hiện hành một cách kém sốt sắng hơn trước. Bắc Triều Tiên củng cố quan hệ với Trung Quốc và ngày càng phụ thuộc vào nước này kể từ khi Bình Nhưỡng tự cô lập do đại dịch Covid. Bắc Triều Tiên cũng tăng cường quan hệ với Nga. Sau khi ủng hộ Nga xâm lược Ukraine, Bắc Triều Tiên sẵn sàng cung cấp cho Nga các thiết bị pháo, được vận chuyển theo tuyến đường sắt vừa được mở lại, nối liền hai nước, rồi sau đó, qua tuyến đường sắt xuyên Sibéria.

Trong khi đó, Bruce Jones, Phó Giám đốc phụ trách chương trình chính sách của Viện Brookings, bình luận rằng bất kỳ nhà lãnh đạo sáng suốt nào chắc chắn cũng đều sẽ đưa đất nước hướng tới một sự độc lập về chiến lược, duy trì mối quan hệ gần gũi nhưng có khoảng cách nhất định với cả Washington và Bắc Kinh. Ông Bong Young-shik nhấn mạnh: “Một bán đảo Triều Tiên thống nhất chỉ có thể được tạo ra nhờ một tiến trình hòa bình và bởi ý chí của người dân. Có ba trụ cột mà người ta cần có để đảm bảo mục tiêu này, cụ thể là dân chủ tự do, một nền kinh tế thị trường cởi mở và một bán đảo hoàn toàn không có vũ khí hạt nhân”.

Cách đây khá lâu, tác giả có đọc một bài viết về viễn cảnh thống nhất Liên Triều với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi và Việt Nam. Các ước tính về chi phí thống nhất khá cao, tới 5,000 tỷ USD – khoản chi phí sẽ dồn hết lên vai Hàn Quốc và cũng sẽ kéo dài 2 – 3 chục năm. Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi mổi nước sẽ nhận khoảng 50,000 người tỵ nạn chính trị. Úc Đại Lợi có khả năng nhận nhiều hơn. Việt Nam sẽ lập một thành phố ở Tây Nguyên dành cho các khoa học gia Triều Tiên. Trung Quốc, Nhật Bản chắc chắn sẽ phải chấp nhận quan hệ đa phương, làm sâu sắc hơn quan hệ Trung – Nhật – Triều. 

VAI TRÒ ĐÀI LOAN

Về vị trí địa lý, Đài Loan (hay còn gọi là Taiwan) là một quốc đảo nằm ở vùng Đông Á, phía Tây Bắc của Thái Bình Dương. Lãnh thổ của Đài Loan bao gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ xung quanh trong quần đảo Bành Hổ, được bao bọc bởi Thái Bình Dương và eo biển Đài Loan. Với diện tích khoảng 36.000 km2 bao gồm 30% diện tích đồng bằng và 70% là núi đồi, Đài Loan giáp với Trung Quốc đại học ở phía Đông, giáp với Nhật Bản ở phía Nam còn phía Bắc giáp với Philippines.

Đài Loan là đảo lớn thứ 38 trên thế giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và hệ sinh thái đa dạng nhờ nằm ở nút giao giữa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc tính đến giữa năm 2021, Đài Loan có số dân là 23.857.702 người, chiếm 0.30% dân số thế giới và đứng thứ 57 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Thành phần chủ yếu của dân cư Đài Loan là người Hán và người Hoa Nam, người Hoa Đông nhập cư từ các khu vực ở Ma Cao, Hồng Kông, Trung Quốc đại lục.

Về mặt hành chính, trước khi có quốc kỳ hay chính phủ riêng như hiện tại, Đài Loan và các hòn đảo nhỏ bao quanh nó vốn là một tỉnh của Trung Quốc. Từng bị đất nước tỷ dân này xâm chiếm nhưng sau này Đài Loan lại trở thành thuộc địa của Nhật Bản và dần dần tách biệt ra khỏi Trung Quốc, thành lập chính quyền riêng như hiện nay.

Đài Loan có thuộc Trung Quốc không?

Trong quá khứ Đài Loan là đơn vị hành chính của Trung Quốc. Vậy hiện nay Đài Loan có thuộc Trung Quốc không?Đây chắc chắn là điều mà nhiều người vẫn đang thắc mắc. Muốn lý giải được điều này, trước tiên ta cần quay lại lịch sử xem thử Đài Loan đã từng là thuộc địa của quốc gia nào. Trước khi có nền độc lập chủ quyền như bây giờ với chính phủ và nhà nước riêng vào năm 1949, Đài Loan từng là thuộc địa của Trung Quốc, các nước phương Tây lẫn Nhật Bản. Nếu xem Đài Loan là một lãnh thổ độc lập như Singapore thì cũng có gì sai trái.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng minh rằng con người đã hiện diện ở Đài Loan từ hơn 30,000 năm trước. Kể từ thời Tam Quốc (230 TCN), người Trung Quốc cổ đã tồn tại trên đảo chính Đài Loan và phân chia các hòn đảo xa bờ thành Tiểu Lưu Cầu (đảo Ryukyu của Nhật Bản ngày nay) và Đại Lưu Cầu (tức Đài Loan). Từ đóm người Hán cũng bắt đầu định canh định cư trên quần đảo. Đến năm 203, cư dân sinh sống ở đất liền Trung Quốc đại lục bắt đầu lợi dụng kiến thức văn hóa để khai thác Đài Loan. Ngô Tôn Quyền cử 10.000 thủy quân vượt biên hòng chiếm đóng lấy đảo Đài Loan.

Bằng nhiều phương thức như đưa quân đi dò tìm người địa phương để tìm hiểu về phong tục tập quán, lối sinh hoạt (thời nhà Tùy), cử dân cư đến đảo Đài Loan để khai hoang (thời nhà Đường, nhà Tống), đặt “Tuần Kiểm Tư” để bắt đầu chính quyền riêng (thời nhà Nguyên), Trung Quốc đại lục dần dần chiếm đóng và Đài Loan cũng trở thành một bộ phận trong lãnh thổ đất nước này.

Được thiên nhiên ưu ái vị trí thuận lợi, sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng lại nằm ở nơi giao thoa, cửa ngỏ ra biển của nhiều nước nên Đài Loan trở thành mục tiêu bị nhiều quốc gia muốn lăm le xâm chiếm. Đến giữa thế kỷ 16, Đài Loan trở thành “miếng mồi” ngon của thực dân phương Tây. Lần lượt Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tiến hành xâm lược, chiếm đóng lãnh thổ đảo quốc này. Đến năm 1642, một cường quốc khác là Hà Lan tiếp tục nhảy vào cuộc chiến nhằm cắn xé và biến Đài Loan trở thành thuộc địa của mình.

Không chịu khuất phục trước sự hành hạ, bóc lột tàn bạo của thực dân Hà Lan đối với người dân cả nước, anh hùng Trịnh Thành Công đã đứng lên khởi nghĩa, nhằm giành lại tự do và trục xuất Hà Lan ra khỏi lãnh thổ Đài Loan. Trải qua 3 đời nhà họ Trịnh, Đài Loan dần trở nên phát triển đến mức cực thịnh về cả nông nghiệp, công nghiệp lẫn thương nghiệp. Giai đoạn này còn được biết đến với tên gọi là “Thời Đại Minh Trịnh”.

Trong quá khứ, Đài Loan từng là một từng là một quốc gia độc lập

Lịch sử của Đài Loan không chỉ gắn với Trung Quốc một giai đoạn mà chính xác là hai. Đến năm 1683, nhà Thanh một lần nữa vẫn không nguôi hy vọng và mục tiêu biến Đài Loan thành thuộc địa của mình, cử Trịnh Khắc Sảng đem sang tấn công và đặt một phủ ba huyện ở Đài Loan thuộc tỉnh Phúc Kiến. Kể từ đó, Đài Loan chính thức là thuộc địa của Trung Quốc đại lục, phụ thuộc về cả chính trị, kinh tế, văn hóa. Năm 1885, Đài Loan trở thành một tỉnh của Trung Quốc.

Từ đó, Đài Loan trở thành thuộc địa của Trung Quốc, liên hệ về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa. Đến năm 1885, chính phủ nhà Thanh nâng cấp Đài Loan thành một tỉnh, do Lưu Minh Truyền làm tuần phủ đầu tiên. Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật Bản kể từ năm 1894. Trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật, chính phủ nhà Thanh bị quân Nhật đánh bại nên chấp nhận phải cắt Đài Loan và quần đảo Bành Hồ cho Nhật trong thời gian 50 năm. Đến năm 1942, Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến chống lại Nhật Bản, đứng về phe Trung Quốc. Trong tuyên bố Cairo vào năm 1943, một trong số các yêu cầu của phe Đồng Minh là Đài Loan và Bành Hổ phải thuộc về Trung Quốc.

Năm 1945, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Đây cũng là thời điểm Đài Loan lại một lần nữa được đặt dưới quyền kiểm soát hành chính của chính phủ Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. Năm 1949, hai chính phủ Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tách khỏi tầm kiểm soát của nhau và cùng song song tồn tại hai chính quyền, nhà nước và quân đội riêng biệt. Theo thời gian, Đài Loan đã xây dựng và lưu giữ những nét văn hóa riêng mang đậm đà bản sắc dân tộc, không lẫn với bất cứ nơi nào khác kể cả Trung Quốc. Nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan – bà Thái Văn Anh khẳng định: “Đài Loan là một quốc gia độc lập và có chủ quyền riêng”.

Có thể nói, Đài Loan có thuộc Trung Quốc không vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi trên thế giới hiện nay.

Thật khó để có một lời khẳng định cụ thể, chắc chắn và rõ ràng vì hiện nay Đài Loan chỉ mới đang tự công nhận mình là một quốc gia riêng biệt. Tùy theo quan điểm của từng quốc gia mà họ sẽ cho rằng Đài Loan thuộc Trung Quốc hay là một đất nước độc lập.

Người Đài Loan nói tiếng gì? Tiếng Đài Loan có giống tiếng Trung Quốc không?

Vì là quốc gia có nhiều dân tộc nhập cư, Đài Loan có rất nhiều loại ngôn ngữ. Hơn nữa, vì từng bị Nhật Bản và các nước phương Tây chiếm đóng nên người Đài Loan đa phần có thể nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay 2 ngôn ngữ chính được sử dụng nhiều nhất ở đây là tiếng Phổ thông và tiếng Phúc Kiến. Tiếng Quan Thoại là loại ngôn ngữ được dùng phổ biến ở khu vực phía Nam Đài Loan và được công nhận làm ngôn ngữ chính thức kể từ năm 1945.

Vì phần lớn dân số là người Phúc Kiến nên loại ngôn ngữ này phổ biến thứ hai ở Đài Loan. Tuy nhiên, hầu như chỉ có người trung niên và lớn tuổi mới dùng tiếng Phúc Kiến. Một số bộ phận người trẻ ở Đài Loan cũng sử dụng tiếng Nhật. Điều này khiến Đài Loan càng trở nên độc đáo, khiến du khách bất ngờ vì nền văn hóa đa dạng, được pha trộn từ nhiều khu vực trên thế giới. Người Đài Loan nói tiếng Anh như gió và nó cũng được mang vào làm môn học giảng dạy ở trường. Đài Loan sẽ không có vấn đề nếu trở thành một Singapore thứ hai. Rất nhiều quốc gia trên thế giới nói tiếng Anh mà không phải là một phần của Anh Quốc.

KẾT LUẬN

Sau hơn 3 thập niên phát triển liên tục với tốc độ 2 con số, hiện nay tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chững lại ở mức khoảng 7%/năm với nhiều khó khăn chồng chất như mô hình tăng trưởng cũ hết động lực, cơ cấu và xu hướng dân số bất lợi, các rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống tài chính – ngân hàng và thị trường nhà đất … Điều này đặt ra những thách thức lớn cho tính chính danh và vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một mặt, thực tế này yêu cầu Trung Quốc phải tiến hành cải cách cơ cấu nền kinh tế theo hướng từ bỏ mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu sang dựa trên tiêu dùng trong nước và sức sáng tạo của các doanh nghiệp, thể hiện qua các biện pháp đề ra tại Hội nghị TW 3 năm 2013. Mặt khác, Trung Quốc cũng tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng mạnh mẽ, vừa giúp củng cố quyền lực của tân Chủ tịch Tập Cận Bình, vừa giúp loại bỏ các rào cản, các nhóm lợi ích gây cản trở cải cách kinh tế, đồng thời giúp nâng cao uy tín của Đảng trong bối cảnh trụ cột chính trong tính chính danh của Đảng là thành tích phát triển kinh tế đang gặp khó khăn.

Về đối ngoại, Trung Quốc đã thoát ra ngoài tư thế “giấu mình chờ thời”, bắt đầu công khai và mạnh mẽ cạnh tranh vị thế và ảnh hưởng với Hoa Kỳ trong khu vực và trên thế giới, thể hiện qua các sáng kiến như “con đường tơ lụa thế kỷ 21”, “con đường tơ lụa trên biển”, ý tưởng “châu Á là của người châu Á”, hay việc thành lập Ngân hàng Phát triển Mới với nhóm BRIC…

Trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc đề xướng mô hình “quan hệ cường quốc kiểu mới” nhằm thuyết phục Mỹ không “ngăn chặn” Trung Quốc vươn lên, vừa nhằm đạt được vị thế ngang hàng với Mỹ, qua đó phân chia khu vực ảnh hưởng với Washington. Điều này vừa phù hợp với xu thế chung trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tập Cận Bình, vừa có tác dụng giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc để củng cố sự ủng hộ của người dân trong bối cảnh tính chính danh trong nước của ĐCSTQ ngày càng bị thách thức.

Trong năm tới Trung Quốc có thể thực hiện “ngoại giao hòa hoãn” do e dè trước phản ứng của cộng đồng quốc tế và lo sợ các nước trong khu vực sẽ nghiêng về phía Mỹ, đi ngược lại mục tiêu lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong dài hạn, với việc Trung Quốc từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời” để theo đuổi tham vọng siêu cường, kết hợp với khó khăn trong nước nhiều khả năng sẽ ngày càng nghiêm trọng, xu thế hung hăng, lấn lướt của Bắc Kinh trong chính sách đối ngoại, đặc biệt là trên vấn đề Biển Đông, nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn.

25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ – Việt Nam có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện, và đã phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước. Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh quốc tế; tham gia các quan hệ thương mại hai bên cùng có lợi; và tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Mối quan hệ song phương được định hướng bởi Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2013 – đây là một khuôn khổ tổng thể nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương; và các Tuyên bố chung do lãnh đạo hai nước ban hành vào các năm 2015, 2016, và tháng 5 và tháng 11 năm 2017. Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác.

Việt Nam và các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines đã trở thành khối liên minh vững chắc. Trong khi mạng lưới hợp tác an ninh song phương của Mỹ vẫn duy trì vai trò then chốt trong đảm bảo trật tự khu vực do Mỹ chủ đạo nhưng trước bối cảnh mới, nó cần được bổ sung, tương hỗ và củng cố bởi các cơ chế đa phương. Sự phát triển của chủ nghĩa đa phương là phù hợp với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực, nó cũng được xem như là một chiến lược khu vực quan trọng để giữ chân Mỹ ở khu vực nhằm cân bằng với một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Trong khi đó, các cơ chế hợp tác đa phương cũng góp phần củng cố vai trò, vị thế của Úc trong các vấn đề khu vực cũng như trong cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc ở khu vực hiện nay. Do đó, bên cạnh các dàn xếp an ninh song phương, Mỹ vẫn xem các cơ chế hợp tác an ninh đa phương toàn khu vực như một phần bổ sung không thể thiếu cho việc định hình cấu trúc an ninh khu vực hiện tại và trong tương lai. Nhật Bản sẽ không phản đối việc mở rộng các mối quan hệ đối tác, hoặc thậm chí trở thành một phần của cái gọi là “JAUKUS”. Vào tháng 10/2022, trong một chuyến công du đáng chú ý tới Canberra, ông Kishida đã triển hạn một thỏa thuận cũ về chia sẻ thông tin với Úc. Thỏa thuận này đã khơi dậy những đồn đoán về việc Nhật Bản có thể trở thành thành viên của liên minh tình báo “Ngũ Nhãn” (Five Eyes), tập hợp các đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ: Vương Quốc Anh, Úc, New Zealand và Canada. Trung Quốc cũng chỉ là cường quốc thứ hai trên thế giới.

THAM KHẢO

  1. Tái thống nhất nước Đức – Bách khoa toàn thư mở Wikidedia
  2. Kinh tế Đức – Bách khoa toàn thư mở Wikidedia
  3. Bài viết “Chênh lệch thu nhập giữa Đông Đức và Tây Đức sau 32 năm thống nhất” đăng trên mạng TTXVN/Vietnam ngày 3/10/2022.
  4. Quan hệ Bắc Triều Tiên – Hàn Quốc– Bách khoa toàn thư mở Wikidedia
  5. Bài viết “Phải chăng đã đến lúc chấp nhận Bắc Triều Tiên là cường quốc hạt nhân?” đăng trên mạng BBC News ngày 10/11/2022.
  6. Bài viết “Viễn cảnh khi Triều Tiên-Hàn Quốc thống nhất” của Lan Hạ (Theo Nikkei Asian Review) theo dõi Báo Nghệ An  ngày 05/07/2018.
  7. Bài viết “Việt Minh đánh Pháp, vai trò của Mỹ: Các vấn đề trong sách mới” đăng trên mạng BBC News tiếng Việt ngày 5/22022.
  8. Bài viết “‘Thua là đúng rồi’ – câu chuyện một tiến sĩ gốc Việt nỗ lực thay đổi cái nhìn ‘thiên lệch’ về Việt Nam Cộng Hòa” đăng trên mạng TTXVN/Vietnam ngày 3/10/2022.
  9. Bài viết “‘Chiến tranh Việt Nam sau 50 năm: 7 lý do vì sao Mỹ thua” của Mark Shea đăng trên BBC World Service ngày 29 tháng 3 2023
  10. Bài viết “Cựu Đại sứ Mỹ, Ted Osius nói về nghĩa trang Biên Hòa và quá trình hòa giải thời hậu chiến” đăng trên mạng BBC News ngày 30/4/2023.
  11. Bài viết “Nhật Bản đang trở thành cường quốc quân sự ở Ấn Độ – Thái Bình Dương” đăng trên mạng RFI ngày 27/4/2023.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *