Những vấn đề của nước Mỹ

565 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Tổng thống Obama là người da màu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ tổng thống Hoa Kỳ ngay sau khi vụ khủng hoảng kinh tế 2008 tại Hoa Kỳ lan ra khắp thế giới cũng như cuộc chiến lật đổ Saddam Hussein tại Iraq mà phần lớn dân chúng Hoa Kỳ nhận ra là hành động sai lầm, biểu lộ là sự thất bại thảm hại của ông em Jeff Bush trong gia đình Bush cha và con khi tiếp tục đại diện gia đình ra ứng cử chức vụ tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Sau 8 năm cầm quyền, tổng thống Obama đã có công ổn định nền kinh tế Hoa Kỳ và một phần cho giới nhà nghèo tại Hoa Kỳ dù bị sự chống đối quyết liệt của lập pháp Hoa Kỳ nhất là khi đảng Cộng Hòa chiếm đa số trong lưỡng viện Hoa Kỳ ở nhiệm kỳ thứ hai. Về quân sự và ngoại giao, chính sách chuyển trục sang châu Á có phần nào thành công dù chưa được như mong muốn của mọi người. TPP vẫn chưa được quốc hội chuẩn thuận. Đảng Cộng Hòa chiếm đa số lưỡng viện quốc hội kể từ nhiệm kỳ thứ hai đã ngăn chặn hầu hết các dự luật của tổng thống Obama, đặt ý thức hệ đảng phái lên trên quyền lợi của quốc gia. Một số lớn dân chúng cũng chống đối các dự án có tính cách mị dân dành cho người nghèo vì thành phần trung lưu phải chịu gánh nặng thuế má để thi hành các chương trình này. Sự ủng hộ đáng ngạc nhiên dành cho ứng cử viên cấp tiến Bernie Sanders của đảng Dân Chủ và nhà đầu tư địa ốc Donald Trump của đảng Cộng Hòa đã nói lên sự bất mãn của một phần dân chúng Hoa Kỳ với cả 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Bất cứ một vị tổng thống mới nào và nhất là các nhóm lợi ích phải để ý đến yếu tố này.

NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN

Chính trị

Trên lý thuyết thì tại Hoa Kỳ có nhiều đảng phái, nhưng trong thực tế thì chỉ có lại hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ là có thể hoạt động hữu hiệu, nhưng cả hai đều dưới sự chi phối của nhóm Tư bản tài phiệt. Dùng chữ “tài phiệt” có thể không được khách quan, mang tính chất miệt thị. Đây là những đại công ty chi phối tất cả mọi hoạt động kinh tế của quốc gia Hoa Kỳ. Mấy thập niên trước thì tập đoàn tài phiệt tập trung vào 2 nhóm ngân hàng và dầu lửa. Sau này, nhóm công nghệ cao phát triển mạnh với các tỷ phú ở Silicon Valley tương đối nhân bản hơn. Do Thái có ảnh hưởng rất mạnh trong giới ngân hàng.

Tập đoàn tài phiệt, qua trung gian các việc lobbies, dùng tiền bạc hay lợi lộc hối lộ hợp pháp các nhân viên Chính phủ và Quốc Hội để họ điều hành hay ban hành các luật lệ có lợi cho các công ty Tư bản. Việc “trao đổi” này có điều kiện rất giản dị. Các nhà làm chánh trị giúp các Công ty tư bản được lợi thế trong việc làm giàu, thì họ sẽ được ủng hộ tài chánh khi tranh cử. Lúc về hưu sẽ được thuê làm cố vấn, lương cao bạc triệu, hay được bảo trợ để thuyết trình tốn phí cả trăm ngàn đô la mỗi buổi. Ngoài ra họ được mua các cổ phần đặc biệt của công ty. Thế là vinh thân trọn đời cho cả gia đình, con cái v.v…. Thành thử, lập pháp, hành pháp Hoa Kỳ trong nhiều khía cạnh chỉ là những diễn viên cho các nhóm quyền lợi. Tuy nhiên cũng đừng nghĩ xấu cho các nhóm tài phiệt. Họ là những người hoạch định và bảo vệ cho quyền lợi cho nước Mỹ.

Trong các cuộc bầu cử ta thường thấy hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ với 2 cương lĩnh trái ngược kình chống lẫn nhau để dành phiếu, nhưng đảng nào khi thắng thế cũng đưa đến thi hành chánh sách của nhóm Tư Bản siêu quyền lực. Truyền thông luôn luôn đóng vai trò quan trọng để ủng hộ hay chống đối các ứng cử viên. Người dân đi bầu thường có ngạn ngữ ” Đi bầu để chọn người ít xấu nhất trong đám xấu” (to select the bad rather the worst). Hành động của các nhóm tài phiệt được hợp pháp hóa bằng thuật ngữ “lobbies”. Hai đảng chính của Hoa Kỳ:

Đảng Cộng Hòa (Republican): Đảng nầy được cho là bảo thủ, phần đông gồm các người giàu có, các nhà tôn giáo, những nhà kinh doanh, đầu tư tài chánh và chứng khoán; phần đông họ là những người giàu có, hay thừa hưởng tài sản giàu có. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ông Donald Trump được sự ủng hộ mạnh mẻ của nhóm người Mỹ da trắng bảo thủ, học thức không được cao ở các tiểu bang miền Trung Tây chống đối những chương trình giúp cho người nghèo như Obama Care với chủ trương kỳ thị người da màu cũng như nhập cư. Họ muốn giữ nguyên tình trạng đã đưa họ lên sự giàu sang, hoặc được sự kính nể và đóng góp tài chánh của những con chiên ngoan đạo, muốn bớt thuế trên số tài sản to lớn của họ. Một số người nghèo, hoặc một số người từ các nước nghèo di cư, sau những năm nhận trợ cấp xã hội, làm việc nhọc nhằn đã tạo nên sự nghiệp có nhà, có xe, có tài sản, trở thành giàu sang cũng có khuynh hướng gia nhập đảng Cộng Hòa. Một số khác thường bị ảnh hưởng của tôn giáo. Trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt thường hay có khuynh hướng xem đảng Cộng Hòa là chống Cộng. Điều đáng để ý là các cộng đồng gốc Á Châu tại California đều có khuynh hướng bầu cho đảng Dân Chủ. Thật sự, Cộng Hòa hay Dân Chủ cũng chỉ phục vụ cho quyền lợi nước Mỹ mà các nhóm tài phiệt là những người thật sự ấn định đường lối của Hoa Kỳ.

Đảng Dân Chủ (Democratic): Đảng có khuynh hướng cấp tiến, ủng hộ thành phần nghèo, giảm bớt sự chênh lệch về lợi tức giữa 2 thành phần. Điều cần để ý là các tỷ phú trong ngành công nghệ cao và đầu tư tại Silicone Valley tại California như Bill Gates, Warren Buffet, Mark Zuckerberg lại thuộc đảng Dân Chủ. Họ chỉ cho con cái vài chục triệu USD, dành hầu hết tài sản của họ khoảng 199 tỷ USD cho các công tác từ thiện khắp thế giới. Điều thật sự xảy ra tại Hoa Kỳ là chỉ có thành phần trung lưu nai lưng ra đóng thuế còn giới nhà giàu đóng góp không tương xứng. Nhóm nhà nghèo nhiều khi hưởng quyền lợi nhiều hơn giới trung lưu. Các tập đoàn bảo hiểm, dược phòng và nghiệp đoàn y sỉ là những nhóm hưởng lợi nhiều nhất trong các chương trình giúp cho người nghèo.

Những người không thuộc hai đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa thường được gọi là “Độc lập”, hay các đảng không mấy người biết đến tên, nếu mấy nhóm nầy có một hai người đắc cử vào Quốc hội, thì cũng bị đa số dùng biểu quyết dân chủ áp đảo thành ra đơn độc cũng không làm nên trò trống gì.

KINH TẾ – TÀI CHÁNH

Trong thực tế thì Tập đoàn Tư bản đã nắm quyền điều khiển chính sách quốc gia bằng đoàn quân lobbyists hùng hậu trải đầy hành lang Quốc hội và trong các cơ quan của Hành pháp thì số người lobbyists nầy càng đông gấp bội.

Cộng đồng Do Thái tại Hoa Kỳ: Cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái có khoảng từ 5.3 đến 8.4 triệu người gồm 3 nhóm, lớn nhất là nhóm Ashkenazi, là nhóm người Do Thái đầu tiên từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha di cư sang Mỹ, chiếm đến 90% dân số cộng đồng. Người Do Thái xem quan trọng 3 yếu tố: Do Thái Giáo (Judaism), trí thức và tài sản. Do Thái Giáo đã giúp cho người Do Thái bị phiêu bạt mấy ngàn năm mà không mất gốc. Trí thức giúp cho người Do Thái vươn lên đứng đầu mọi lãnh vực của nền văn minh nhân loại (30% giải Nobel được trao cho người Do Thái). Tài sản đã làm cho người Do Thái giàu có mà đặc biệt là cộng đồng Do Thái tại Mỹ đang quản lý một số tài sản có thể ngang với từ 15% đến 20% tài sản của nhân loại. Người Do Thái rất đoàn kết, có tổ chức và không giữ bí mật để làm lợi riêng nên khi họ quây quần thành tập thể thì họ có cơ chiếm hết mọi quyền lợi chung quanh và trở thành cái gai cho người bản xứ. Thế chiến thứ II, người Đức đã thấy được mối họa Do Thái nên đã diệt chủng hơn 2 triệu người Do Thái. Thảm cảnh Holocaust đã làm động tâm cả nhân loại nên các cường quốc mới dành một mảnh đất nhỏ bên bán đảo Sinai của Ai Cập để cho người Do Thái có chỗ đi về trở thành nước Israel. Cộng đồng Do Thái ở Hoa Kỳ thoát được sự tàn phá của hai trận thế chiến và không bị họa Holocaust nên họ vươn lên giàu có rất nhanh và chi phối cả thế giới. Ngày nay rất nhiều người Mỹ gốc Do Thái là triệu phú, tập trung trên 2 triệu người sống ở thành phố New York, đông nhất ở mạn dưới Manhattan, từ đó bàn tay Do Thái đan vào nhau tổ chức thành một tập đoàn tư bản tài chánh và vươn ra khắp thế giới. Khi phân tích tình hình thế giới đi về đâu, cái gì đang xảy ra, cái sẽ xảy ra mà muốn điều phân tích ấy chính xác thì chúng ta nên nhìn vào tập đoàn tư bản tài chánh Mỹ gốc Do Thái đang lên kế hoạch gì để đưa khối tài sản kết sù của họ hướng vào đâu để đầu tư. Như thế là nên nhìn cho ra địa điểm đầu tư, hướng giải quyết sản phẩm đầu tư hay nhìn vào hướng cung và hướng cầu để có thể làm cho số tiền đầu tư ấy được sinh lợi thì mới biết được mục đích của các diễn biến trên trường quốc tế.

Sau thế chiến thứ II địa điểm đầu tư là 2 nước Đức và Nhật, bởi hai nước này là hai nước hoang tàn đổ nát, các cơ sở sản xuất vẫn có mà công nhân thì đang chết đói đang cần thế lực tài phiệt tại Hoa Kỳ vực dậy để sản xuất ra những sản phẩm rẻ mạt bán khắp năm châu. Sau hơn 20 năm thâu lợi nhuận hả hê, một người Nhật hay người Đức làm ra một đồng thì phải chia cho người Do thái ở Mỹ một ít, tập đoàn tư bản Do Thái rút tiền đầu tư từ hai nước này về vì họ nhìn ra một địa điểm đầu tư khác hấp dẫn hơn, nước Trung Quốc. Nước này đang bị đại loạn của Hồng Vệ Binh, Mao Trạch Đông giết các đồng chí trong đảng gây ra thảm cảnh 36 triệu người chết đói. Các cơ sở sản xuất tiêu điều mà công nhân hơn 1 tỷ người đang thất nghiệp. Tập đoàn tư bản Mỹ rót tiền vào đầu tư làm ra những sản phẩm rẻ mạt “Made in China” bán ra toàn thế giới. Để có thể bán vũ khí, Hoa Kỳ gây bất ổn khắp Trung Đông khiến các quốc gia trong vùng phải chạy đua vũ trang hay nói cách khác đem tiền bán dầu đưa cho tập đoàn tư bản Do Thái để chém giết nhau. Chính sách này gây cho nước Mỹ bị thù ghét khắp Trung Đông. Vụ đánh sập Tòa Tháp Đôi năm 2001 ở New York đã làm cho những tập đoàn tư bản Hoa Kỳ hoảng sợ đi tìm một lối đi khác. Sau một thời gian dài hơn 20 năm thâu lợi nhuận nhờ đầu tư vào Trung Quốc, tập đoàn tư bản Mỹ tính toán không thể kiếm thêm lợi nhuận hơn nữa vì chi phí đầu tư quá cao và sẵn dịp Tòa Tháp Đôi bị đánh sụp nên họ đồng loạt rút tiền về nước rồi đem cho vay dễ dàng, tắc trách với sự thông đồng của hệ thống ngân hàng trong nước mới sinh ra cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Hoa Kỳ vào năm 2008.

Hiện nay số tài sản kết sù này đang đưa nền kinh tế Hoa Kỳ qua cơn suy thoái, đang chê Châu Âu già cỗi nên khó kiếm ra tiền, Châu Phi hoảng loạn không an toàn để đầu tư, Trung Đông nguy hiểm lắm kẻ thù vừa mất tiền đầu tư vừa mất mạng. Khối tài sản kết sù này đang nhắm nhé hướng về Châu Á-Thái Bình Dương, một vùng năng động chưa khai phá hết để đầu tư nên nước Mỹ mới lập nên hiệp định TPP làm nòng cốt, và chính quyền Hoa Kỳ xoay trục sang Châu Á để bảo vệ vùng đầu tư. Nhưng các quỹ đầu tư của các tập đoàn tư bản Do Thái chưa chuyển động, phải chăng họ đang mưu tạo ra một địa điểm đầu tư lý tưởng ở Châu Á như Đức và Nhật sau thế chiến thứ II. Nay chúng ta thấy tình hình Châu Á có những biến chuyển như sau: Trung Quốc sau hơn 3 thập niên phát triển bắt đầu kế hoạch bành trướng của mình, gây bất ổn ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Siêu quyền lực Bilderberg Club họp ngày 6/6/2014 tại Watford ở Anh Quốc lên kế hoạch làm Trung Quốc yếu đi. Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo để chiếm lỉnh Biển Đông. Hoa Kỳ dè dặt tuần tra Biển Đông. Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật Bản bắt đầu rút đầu tư từ Trung Quốc về quốc nội hay chuyển qua vùng Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á, đang tìm một sự cân bằng về kinh tế và quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đã bắt đầu mua vũ khí. Hoa Kỳ vẫn có vài lá bài không hẳng để đánh gục Trung Quốc mà để ngăn chận Trung Quốc tiến lên vị thế tranh dành thế bá chủ của mình.

Khủng hoảng tài chánh năm 2008: Trước kia đã có một số luật lệ giới hạn để bảo vệ người xử dụng ngân hàng và các công ty đầu tư, tài chánh, kiểm toán. Khi đảng Cộng Hòa nắm quyền thì có khuynh hướng can thiệp bằng quân sự trên khắp thế giới cũng như viện cớ giảm bớt vai trò của chính phủ bằng chánh sách thả lỏng kiểm soát để các công ty nầy tự do, tự điều chỉnh. Thế là các nhà băng, nhà đầu tư, tài chánh tha hồ lươn lẹo, cho vay cẩu thả để có nhiều lợi, chỉ cần có vài năm thôi là giá nhà cửa và giá xăng tăng lên gấp đôi gấp ba lần giả tạo, đưa đến sự sụp đổ nền tài chánh lớn nhất thế giới là Hoa kỳ. Không lấy gì làm lạ khi vào cuối năm 2008 dân chúng Hoa Kỳ đã bầu một ông Tổng thống thuộc về thiểu số da màu.

QUÂN SỰ

Trong năm 2015, các nước trên thế giới đã tiêu tổng cộng 1,670 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng. Con số này được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đưa ra trong báo cáo mới phổ biến năm 2015, nói về mức chi tiêu dành cho quốc phòng mà các nước sử dụng trong năm qua. Danh sách cho thấy đứng đầu vẫn là Hoa Kỳ, kế đến là Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và Nga đứng thứ tư. Hoa Kỳ tiêu 612 tỷ USD, chiếm gần 37% tổng số chi tiêu của toàn thế giới. Trung Quốc đứng thứ hai với 215 tỷ USD nhưng trên thực tế có thể gấp 2, 3 lần.

Mỹ có hơn 800 căn cứ quân sự trên toàn thế giới trên cả 5 châu lục, đặc biệt là châu Âu và châu Á. Được biết, ngay cả sau khi rút phần lớn quân lực ra khỏi Afghanistan và Iraq, Hoa Kỳ vẫn hiện diện khắp thế giới bằng mạng lưới căn cứ quân sự khổng lồ trên 150 quốc gia với gần 150,000 quân nhân phục vụ ngoài nước Mỹ.

US Military bases abroad 2015 – Department of Defense

Trong bài viết “Những dự án mới của Hải quân Hoa Kỳ” đăng trên Vietbao Online ngày 1/11/2016, tác giả đã đề cập đến vấn đề hiệu năng trong việc triển khai các dự án lớn của quân lực Hoa Kỳ mà Hải quân là thành phần quan trọng nhất. Sự liên hệ giữa Hành pháp và Lập pháp (Dân Chủ và Cộng Hòa), Bộ Quốc phòng, Bộ Hải quân và các hảng đóng tàu chính rất là phức tạp khiến thời gian đóng tàu và chi phí đội lên rất nhiều. Hiện nay, các chiến hạm, tàu ngầm, phi cơ của hải không quân Trung Quốc, Nga Sô với chất lượng không kém Hoa Kỳ bao nhiêu mà giá cả chỉ bằng 2/3 và thời gian triển khai cũng nhanh hơn nhiều. Vấn đề viện trợ quân sự cho các quốc gia đồng minh Hoa Kỳ cho đến nay cũng cần được đề cập đến. Trong cuộc chiến Việt Nam, trong khi Nga Sô viện trợ cho Bắc Việt các phi cơ Mig 19, 21 có khả năng đương đầu với không quân Hoa Kỳ thì miền Nam chỉ nhận được các phi cơ F-5 mỏng manh. Hải quân miền Nam chỉ nhận được các tàu của lực lượng tuần duyên và các hộ tống hạm cũ kỷ. Các chiến hạm này chỉ  được dùng cho việc tuần tiểu, khám xét ghe. Hai chiếc khu trục hạm DER tương đối mới nhất cũng được đóng từ thời Đệ 2 Thế Chiến. Hệ thống kiểm xạ và khóa mục tiêu bị bất khiển dụng vì không có vật liệu thay thế. Ngay cả bây giờ, Đài Loan chỉ nhận được các khu trục hạm hạng trung loại Perry cũng như các phi cơ F-16 A/B đóng từ 1975 mà cũng không mua được các phi cơ, chiến hạm mới hơn từ các nước khác vì áp lực từ Hoa Lục và ngần ngại từ Hoa Kỳ. Nhật Bản và Hàn Quốc với khả năng kỹ thuật tân tiến vẫn phải dựa vào sự bảo vệ của chiếc ô nguyên tử của Hoa Kỳ và phải đài thọ một phần chi phí đóng quân của Hoa Kỳ tại 2 quốc gia này. Hiện Hoa Kỳ bố trí khoảng 50,000 binh sĩ ở Nhật Bản và 28,500 binh sĩ ở Hàn Quốc để duy trì hòa bình và bảo vệ an ninh cho khu vực này. Năm 2015, Mỹ và Nhật Bản đã nhất trí về một thỏa thuận hỗ trợ kéo dài 5 năm, theo đó Nhật sẽ chi khoảng 189.9 tỷ Yên, tương đương 1.67 tỷ USD, mỗi năm để chi trả các chi phí như tiền lương cho nhân sự làm việc tại các căn cứ của Mỹ ở Nhật. Đó là chưa kể Bộ Quốc phòng Nhật đã dành khoản ngân sách 372.5 tỷ Yên (hơn 3 tỷ USD) cho việc duy trì các căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ Nhật trong năm tài khóa bắt đầu từ tháng 4/2015. Mới đây, đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Mark Lippert cho biết Chính phủ Mỹ hài lòng với sự đóng góp của nước này. Theo một thỏa thuận kéo dài tới năm 2018, Hàn Quốc trả cho Mỹ hơn 900 tỷ Won, tương đương 773 triệu USD mỗi năm, để duy trì lực lượng của Mỹ tại Hàn Quốc.

NHỮNG VẤN ĐỀ KHUẤY RẦY HOA KỲ

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016, ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump có cái nhìn rất tiêu cực về Người Mỹ gốc Phi Châu cũng như những người nhập cư bất hợp pháp. Ông Trump chỉ nêu ra những khía cạnh tiêu cực của các vấn đề mà không đề cập đến hoàn cảnh tạo nên sự có mặt của họ trên quốc gia này cũng như sự cần thiết về sự có mặt của họ.

Cách biệt giàu nghèo

Bất bình đẳng thu nhập có thể gây trở ngại cho tăng trưởng dài hạn. Ảnh: Flickr.

Theo các số liệu thống kê mới công bố năm 2010, chênh lệch giàu – nghèo giữa nhóm 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất đã tăng từ 13.6 lần lên thành 14.5 lần. Nhóm 20% dân số giàu nhất chiếm tới 49.4% tổng thu nhập, trong khi nhóm 20% dân số nghèo nhất chỉ chiếm có 3.4% tổng thu nhập. Khủng hoảng kinh tế đã dồn gánh nặng lên những người nghèo nhiều hơn lên những người giàu có. Trong khía cạnh xã hội, nhiều người dân đã tỏ ra kinh ngạc về mức chia cách này. Theo kết quả thăm dò của báo CSM và hãng tin TIPP thực hiện, cứ 4 người dân Mỹ là có 3 người tỏ ra quan tâm đến vấn đề này và 51% cho là “rút ngắn khoảng cách giàu nghèo sẽ giúp kinh tế và xã hội tốt đẹp hơn”.

Hệ thống Gini được thế giới dùng để đánh giá cách biệt giàu nghèo cho mổi quốc gia. Tại Hoa Kỳ, hệ số Gini – trước thuế và cân đối thu nhập: 0.389 – tỷ lệ chi tiêu xã hội trên GDP: 19.2% (thấp thứ 10) – thay đổi hệ số Gini sau thuế và cân đối thu nhập: 0.118 (nhỏ thứ 6) – tỷ lệ đói nghèo: 17.4% (cao thứ 5) dù rằng tỷ lệ này được các quốc gia trên thế giới dùng một cách khác nhau. Mỹ một lần nữa có mặt trong bảng xếp hạng những quốc gia phát triển mất cân bằng nhất thế giới. GDP bình quân đầu người của Mỹ đạt gần 55,000 USD, cao thứ 4 trong khối OECD. Trên thực tế, trong số 16 quốc gia đứng đầu khối OECD về thu nhập bình quân đầu người, Mỹ là nước duy nhất bị liệt vào danh sách chênh lệch giàu nghèo cao.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen ngày 17/10/2014 cảnh báo khoảng cách giàu nghèo tại nước này ngày càng tăng và gần đến mức độ cao nhất trong vòng 100 năm qua. Nghiên cứu của FED công bố tháng trước cho thấy từ năm 2010-2013 thu nhập tăng chỉ tập trung vào 3% các gia đình giàu nhất nước Mỹ, chiếm khoảng 30% tổng thu nhập. Từ 350,000 USD/năm của năm 1979, thu nhập của nhà giàu Mỹ đã tăng đến 1.3 triệu USD/năm vào năm 2007, theo số liệu của đại học Arizona, trong lúc 20% thành phần nghèo nhất trong xã hội chỉ tăng từ 15,500 đến 17,500 USD hàng năm. Vì thế TT Obama cho là giới nhà giàu phải trả thuế ít nhất là 30% trên tổng thu nhập của họ, nhưng các chuyên gia cho là “không phải chỉ có vấn đề thuế má mới làm hố sâu ngăn cách gia tăng”. Các yếu tố khác bao gồm xã hội được kỹ thuật hóa cao, khiến giáo dục và tay nghề là hai tác nhân quan trọng. Mặt khác các đại công ty ngày càng có mức lãi khủng khiếp, trong lúc lương trung bình của nhân viên lại giảm.

Người Mỹ gốc Phi châu

Người Mỹ gốc Phi Châu – African American là thành phần chủng tộc sinh sống ở Hoa Kỳ có tổ tiên từ châu Phi, là thành phần sắc tộc thiểu số lớn thứ hai ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có những di dân đến từ các quốc gia châu Phi, vùng Caribbean và Nam Mỹ thường tự nhận và cũng được gọi là người Mỹ gốc Phi Châu. Đa số người Mỹ gốc Phi Châu là hậu duệ của người dân sinh sống ở TâyTrung Phi bị bắt làm nô lệ và bị đem đến Bắc Mỹ từ năm 1609 đến 1807, suốt trong thời kỳ buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Những người khác đã đến qua những đợt di dân gần đây từ vùng Caribbean, Nam Mỹ và Phi Châu. Nhìn chung, một người da đen, sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, đang sống ở Hoa Kỳ, thường được xem là một người Mỹ gốc Phi Châu.

 

Theo Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ, năm 2005 có 39.9 triệu người Mỹ gốc Phi Châu sinh sống ở Hoa Kỳ, chiếm 13.8% dân số toàn quốc. Theo thống kê năm 2000, có 54.8% người Mỹ gốc Phi Châu sống ở miền Nam, 17.6% sống ở vùng Đông Bắc và 18.7% ở Trung Tây, trong khi chỉ có 8.9% cư trú tại những tiểu bang miền Tây. Năm 2000, có khoảng 88% người Mỹ gốc Phi Châu sống ở các vùng đô thị. Thành phố New York có đông cư dân da đen nhất, vượt quá con số 2 triệu. Trong số các thành phố có dân số từ 100,000 trở lên, Gary, Indiana có tỷ lệ dân da đen cao nhất (85%), kế đó là Detroit-Michigan (83%), Atlanta, Georgia (65%), Philadelphia (43%) và Washington D.C. (60%) được kể là những trung tâm dân cư người Mỹ gốc Phi Châu lớn nhất Hoa Kỳ.

Nhìn chung, người Mỹ gốc Phi Châu tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị hơn các nhóm thiểu số khác với tỷ lệ cử tri đi bầu ở mức cao nhất trong năm 2004. Từ những ngày đầu tiên đặt chân lên Bắc Mỹ trong thân phận nô lệ, người Mỹ gốc Phi Châu đã có nhiều đóng góp từ hành chánh, chính trị, thể thao, văn học, âm nhạc. Những khuôn mặt tiêu biểu là Tổng thống Barack Obama, vị Tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Condoleezza Rice, Tướng Colin Powell, nhà tranh đấu dân quyền Martin Luther King, Jr., võ sỉ quyền anh Muhammad Ali v.v.. Oprah Winfrey, ngôi sao truyền hình và điện ảnh với tài sản khoảng 3 tỷ USD được chọn bởi tạp chí Forbes để đưa vào danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới, với vị trí thứ 14. Kể từ cuối thập niên 1990, mức lợi tức của người da đen gia tăng đáng kể – thành phần hạ lưu đang thu hẹp dần trong khi giai cấp trung lưu đang phát triển mạnh, và tình trạng tương tự đang diễn ra trong giới giàu có. Nhiều người Mỹ gốc Phi đã đạt được những thăng tiến quan trọng cho vị trí của mình trên nấc thang xã hội, trong khi những thập niên gần đây chứng kiến sự phát triển về quy mô của người Mỹ gốc Phi Châu thuộc giai cấp trung lưu trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.

Mặc dù những cơ hội chưa từng có đã giúp người Mỹ da đen tiếp cận hệ thống giáo dục đại học và tuyển dụng nhân lực, do những tàn dư của chế độ nô lệ và sự kỳ thị chủng tộc, người da đen vẫn là một cộng đồng tụt hậu về kinh tế, giáo dục và xã hội nếu so sánh với người da trắng. Các vấn đề nan giải trong chính trị, kinh tế, xã hội đối với người Mỹ gốc Phi là sự phân biệt chủ nghĩa chủng tộc trong các định chế, phân biệt trong gia cư, giáo dục, cảnh sát, tư pháp và nhân dụng; cũng có các vấn nạn về nghèo khổ và bị lạm dụng. Nghèo khổ là vấn nạn lớn khi liên quan đến các tổn thương tinh thần trong cuộc sống hôn nhân và biện pháp giải quyết, các vấn đề về sức khoẻ, trình độ học vấn thấp, mất quân bình trong các chức năng tâm lý và tội phạm. Năm 2004, có 24.7% gia đình người Mỹ gốc Phi Châu được xem là sống dưới mức nghèo. Ảnh hưởng của các hoạt động tội phạm như giết người, buôn ma tuý và trấn lột khiến các cộng đồng người Mỹ gốc Phi càng nghèo khổ hơn và đang là một vấn đề nghiêm trọng. Năm 1995, một phần ba nam giới người Mỹ gốc Phi Châu ở độ tuổi từ 20 đến 29 từng chịu một hình thức chế tài vì dính líu đến tội phạm (giam giữ trong tù, quản chế hoặc tù treo). Một số thống kê cho thấy người Mỹ gốc Phi Châu phạm tội giết người, bị giết hoặc bị giam giữ bảy lần nhiều hơn người da trắng. Tuy vậy, các cuộc nghiên cứu khác chỉ ra rằng sẽ là sai lầm nếu nối kết nguồn gốc chủng tộc với mức phạm tội cao, nhưng có lẽ trình độ học vấn và địa vị xã hội là nguyên nhân dẫn đến tập quán phạm tội. Tỷ lệ các vụ sát nhân và các hình thức bạo hành khác của người Mỹ gốc Phi Châu là cao hơn so với các cộng đồng dân cư da trắng hoặc các chủng tộc khác. Người Mỹ gốc Phi Châu thường là đối tượng của việc phân loại hồ sơ dựa theo yếu tố chủng tộc, cũng dễ bị nhìn xem là hình mẫu tiêu cực trong xã hội. Tỷ lệ sinh con ngoài hôn nhân trong vòng người da đen cao hơn tỷ lệ bình quân cả nước, 56% trẻ da đen sinh ra trong những gia đình mà người mẹ không có ràng buộc hôn nhân chính thức với cha của đứa trẻ. Năm 1998, con số các bà mẹ độc thân chiếm 54% gia đình người Mỹ gốc Phi Châu.

Tình trạng kinh tế của cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu, nói chung, đang là một vấn đề gây tranh cãi, khi các con số thống kê tính đến những tàn dư của quá trình kỳ thị trong quá khứ lẫn sự tăng trưởng bền vững trong đại bộ phận dân số Hoa Kỳ, cũng như sự phồn vinh của cộng đồng nếu so sánh với các quốc gia bên ngoài nước Mỹ. Lợi tức trung bình của người Mỹ gốc Phi xấp xỉ 65% lợi tức của dân “da trắng”, tức là “những người có nguồn gốc chủng tộc từ Âu Châu, theo các con số thống kê. Sự cách biệt này lớn nhất khi mức lợi tức được tính ở nấc thang cao nhất, mặc dù rõ ràng là thành phần giàu có nhất khó được xem là biểu trưng cho toàn thể cộng đồng, da trắng hoặc da đen. Mặc dù nhiều người Mỹ gốc Phi vẫn sống dưới mức nghèo, những chỉ số gần đây cho thấy khoảng cách giàu nghèo đang thu hẹp dần. Hơn 1.7 triệu người Mỹ gốc Phi đã vượt qua ngưỡng nghèo; khoảng cách giữa mức lợi tức của phụ nữ da đen và phụ nữ da trắng nay chỉ còn một vài phần trăm; tỷ lệ thất nghiệp ở người da đen trong những năm gần đây ở dưới mức 10%. Tỷ lệ người nghèo từ 26.5% trong năm 1998 còn 24.7% năm 2004. Năm 2004, công nhân da đen có mức lợi tức trung bình xếp hạng thứ nhì trong các cộng đồng thiểu số tại Mỹ, chỉ sau cộng đồng Mỹ gốc Á.

Nhập cư & buôn bán ma túy

Khi nói đến vấn đề nhập cư bất hợp pháp và buôn bán ma túy, chúng ta cần nhìn đến các khía cạnh của vấn đề: định luật cung-cầu và khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực.

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, năm 2011 có 40.4 triệu người nhập cư đang sinh sống tại Mỹ, trong đó có 11.5 triệu người nhập cư và cư trú bất hợp pháp. Người nhập cư bất hợp pháp gốc Mexico có khoảng 6.8 triệu (chiếm 59%), El Savaldo khoảng 660 nghìn (chiếm 6%) và đặc biệt là cả Việt Nam khoảng 170 nghìn (chiếm 2%). Điều khác biệt là trong khi người nhập cư gốc Châu Mỷ La Tinh là thành phần nghèo thì người Việt Nam thuộc thành phần trung lưu muốn cho con cháu một tương lai tốt đẹp hơn.

Theo Bộ An ninh Nội địa Mỹ, di dân bất hợp pháp là người sinh ra tại nước ngoài, không phải công dân Mỹ nhưng đang cư trú không có giấy tờ hợp pháp tại quốc gia này. Phần lớn di dân bất hợp pháp đã nhập cư “lậu” vào Mỹ hoặc đã được chấp nhận vào tạm thời nhưng vẫn ở lại Mỹ sau khi đã hết hạn lưu trú. Gần một nửa trong hơn 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ đã ở lại theo cách thứ hai này. Họ dùng nhiều cách để chuyển đổi tình trạng cư ngụ bất hợp pháp của mình.

California là tiểu bang có cái nhìn tích cực nhất về vấn đề nhập cư. Tổng số người gốc Châu Mỹ La Tinh là 34.3%. Nền kinh tế California lớn thứ sáu trên thế giới và đóng góp 13% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Hoa Kỳ. Nông nghiệp là ngành công nghiệp lớn nhất của tiểu bang. California là một trong năm khu vực cung cấp lương thực và nông sản lớn nhất trên thế giới. Năm 2004, nông nghiệp đem về 31.8 tỷ USD, tạo ra giá trị hơn gấp đôi so với ngành nông nghiệp các bang khác. Phần lớn người nhập cư bất hợp pháp tại California làm những công việc có thu nhập thấp mà công dân Mỹ “chê”.

Tiểu bang California đã có nhiều cải tổ trong vấn đề di trú gây nhiều tranh cãi. Đầu tháng 10/2013, ông Jerry Brown, Thống đốc tiểu bang này, đã ký tám đạo luật chính thức trở thành luật, nhằm mục đích mở rộng quyền lợi cho người di dân bất hợp pháp. Theo đó, di dân bất hợp pháp có thể được đăng ký thi bằng lái xecấp bằng hành nghề luật tại tiểu bang California. Hiện tại, dự luật DREAM Act cho phép những người đến Mỹ bất hợp pháp dưới 16 tuổi có thể xin hưởng quyền công dân. Tuy nhiên, có nhiều người chống đối cho rằng dự luật này khuyến khích di cư bất hợp pháp, gian lận và che giấu tội phạm bị trục xuất. Nhưng giới ủng hộ cho rằng dự luật sẽ tạo ra nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và không nên trừng phạt những trẻ em bị cha mẹ đưa vào Mỹ một cách bất hợp pháp. Tính đến tháng 11/2013, đã có 14 tiểu bang có các phiên bản dựa trên DREAM Act được thông qua (Texas, California, Illinois, New York…).

Vấn đề buôn bán ma túy chi phối bởi định luật cung-cầu. Trong khi Châu Mỹ La Tinh sản xuất ma túy nhiều nhất thế giới thì Mỹ lại là thị trường tiêu thụ lớn nhất, 60% khối lượng ma túy toàn cầu và mỗi năm chi khoảng 100 tỷ USD theo nghiên cứu của viện RAND Corporation. Theo cơ quan Thống kê quốc gia về Sức khỏe và Sử dụng ma túy (National Survey on Drug Use and Health: NSDUH), sự sử dụng ma túy không thay đổi kể từ 2009. Năm 2014, khoảng 1.5 triệu người tuổi từ 12 hay lớn hơn (0.6% của dân số Hoa Kỳ) sử dụng ma túy. Thành phần từ 18-25 tuổi sử dụng ma túy nhiều hơn các nhóm khác.

Trong năm 2008, Châu Mỹ La Tinh sản xuất từ 800 tới 1,000 tấn cocaine, tức là hầu như toàn bộ tổng lượng cocaine tiêu thụ trên thế giới. Chỉ một mình nước Colombia đã sản xuất phân nửa tổng lượng cocaine trên thế giới. Số còn lại đến từ các nước Peru 36% và Bolivia 13%. Mexico là nước trung chuyển số lượng cocaine vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên đa số chất ma túy không được bán tại địa phương, vì giá của chúng quá cao đối với đa số dân thuộc các nước miền Nam bán cầu mà lại xâm nhập vào Hoa Kỳ. Ðể tránh bị kiểm soát, các tổ chức buôn bán ma túy vận chuyển ma túy qua nhiều nước và biên giới khác nhau, theo các lộ trình khác nhau. Lộ trình chính đi qua các nước Trung Mỹ, rồi từ đó vào Hoa Kỳ. Hiện nay 90% tổng lượng ma túy theo lộ trình này vào Hoa Kỳ. Các xe vận tải chở đầy cocaine rời vùng sản xuất tiến vào Panama, Costa Rica, Nicaragua, Honduras, Guatemala tới Mexico. Từ đây ma túy được chuyển sang Hoa Kỳ. Còn có một lộ trình khác nữa đó là lộ trình Thái Bình Dương. Ma túy được chất đầy dưới gầm tầu khởi hành từ các hải cảng của Colombia và Peru hay Ecuador và được chuyển vận tới Mexico rồi từ Mexico qua đường bộ nhập vào Hoa Kỳ và Canada.

Buôn bán ma túy là có lợi nhuận cao nhất. Hiện nay giá 1kg heroine tại Tam giác vàng là 150 – 200 USD, nhưng tại Mỹ là 200,000 USD. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc thu nhập do buôn lậu ma túy trên thế giới hằng năm 400 – 500 tỷ USD (trong đó, heroine 200 tỷ USD, cocaine 150 tỷ USD). Giá 1kg cocaine sạch đem lại 50,000 USD tiền lời tại Ý, và 25,000 – 30,000 tại Đức và Mỹ. Cho nên các đường dây buôn lậu ma túy hầu như có mặt khắp nơi trên thế giới và hoạt động chằng chịt. Interpol ước tính rằng có ít nhất chính phủ của 12 nước nằm dưới sự kiểm soát của Mafia. Các băng đảng này có số vốn lưu động là 400 – 500 tỷ USD. Hàng năm, cảnh sát chỉ phá được 5 – 10% các vụ buôn lậu. Các băng đảng buôn lậu ma túy lớn nhất nằm ở Ý và Colombia; Châu Á thì ở khu Tam giác vàng. (Tài liệu của Ủy ban kinh tế Thái Bình Dương – Liên Hiệp Quốc năm 2000).

Các khu vực người da trắng là nơi tiêu thụ Cocaine nhiều nhất

KẾT LUẬN

Đánh bật mọi dự báo và kết quả thăm dò bất lợi, ứng cử viên đảng Cộng Hòa Donald Trump đã đắc cử tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2016. Chiến thắng của ông Trump diễn ra đồng thời với thắng lợi của đảng Cộng Hòa Mỹ trong hai cuộc bầu cử Quốc Hội, tiếp tục nắm đa số tại Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ. Điều này chứng tỏ đa số tương đối của dân Mỹ đã chán ngán cách vận hành của chính phủ đương thời của những nhà làm chính sách lâu năm ở Thủ đô Washington. Dân Mỹ muốn phá bỏ những sinh hoạt chính trị theo lối mòn cũ để tiến tới một cuộc cải cách rộng lớn. Bước chân vào Nhà Trắng, Tổng thống đắc cử Trump sẽ đối mặt với không ít thách thức, trên cả lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Trước mặt ông Trump là cả một núi các vấn đề mà ông đã hứa trong cuộc tranh cử với ưu tiên một là duy trì đà tăng trưởng ổn định của nền kinh tế số một thế giới, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, xử lý mối quan hệ nhiều trắc trở giữa hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa để đảm bảo việc điều hành đất nước diễn ra thuận lợi rồi đến quan hệ quốc tế, cách biệt giàu nghèo, liên hệ chủng tộc, chính sách di dân. Chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề mà ông Trump sẽ phải làm khác đi hơn là những điều mà ông hứa trong lúc tranh cử.

Sau Thế chiến thứ 2 kể từ 1945, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới cho đến hiện nay dù rằng đang gặp phải sự trổi dậy của Trung Quốc và Nga Sô. Trung Quốc, sau hơn 3 thập niên phát triển liên tục về kinh tế và quân sự đã không dấu diếm giấc mộng chia hai Thái Bình Dương với Hoa Kỳ. Tổng thống Putin của Nga Sô cũng không giấu diếm tham vọng tại Đông Âu và Bắc Phi. Tuy nhiên, cả Nga Sô và Trung Quốc đều có những yếu kém khi muốn cạnh tranh với Hoa Kỳ. Nền kinh tế Trung Quốc, dựa vào xuất cảng hàng hóa giá rẻ đã chậm lại trong hai năm vừa qua. Các công ty ngoại quốc đã bắt đầu rút về quốc nội hay chuyển qua các nước Đông Nam Á. Còn Nga Sô mà nền kinh tế dựa vào xuất cảng dầu hỏa, chỉ phát triển khi giá dầu trên 70 USD/thùng. Với giá dầu chỉ còn trên dưới 50 USD trong thời gian vừa qua và sự phát triển công nghệ dầu đá phiến tại Hoa Kỳ, kinh tế của Nga đang lâm vào tình trạng bất định. Tổng thống Obama, trong 8 năm vừa qua, dù sao cũng đã có công vực dậy nền kinh tế Hoa Kỳ sau cuộc chiến tranh đầy tốn kém của Hoa Kỳ tại Iraq mà phần lớn dân chúng Hoa Kỳ nhận ra là sai lầm cũng như sự kiện vỡ bong bóng địa ốc năm 2008 mà trách nhiệm thuộc về sự cẩu thả của giới ngân hàng dưới thời cựu tổng thống Bush. Khá nhiều người cho rằng Tổng thống Obama không có được sự cương quyết đối với Trung Quốc trong chủ trương xoay trục về Á Châu.

Thế  liên minh với quốc gia Đông Á và  Đông Nam Á phải được đặt trên căn bản chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm lâu dài. Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc Đại Lợi, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á có khả năng phối hợp với Hoa Kỳ và Liên Âu để sản xuất các khí tài quân sự với kỹ thuật cao và giá tương đương so với Nga Sô và Trung Quốc.

Về người Mỹ gốc phi Châu, vấn đề nan giải nhất là ý chí và khả năng muốn vươn lên của nhóm này. Điều này đòi hỏi sự quyết tâm của các thành phần lãnh đạo nhóm cũng như mọi tầng lớp trong cộng đồng người Mỹ gốc phi Châu. Sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ, dù là đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ cũng có giới hạn. Sự giúp đở nên đặt nặng vấn đề thăng tiến cho thế hệ trẻ, nhẹ về trợ cấp bao che có tính cách mị dân. Thiếu những yếu tố này, tình trạng của cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu vẫn là một vấn đề nan giải cho quốc gia Hoa Kỳ.

Vấn đề nhập cư bất hợp pháp và buôn bán ma túy cũng phải đặt đúng vị thế của vấn đề. Nền nông nghiệp tai California dẫn đầu toàn quốc. Nếu không có số lượng người nhập cư từ Mexico làm việc cần cù với số lương tối thiểu mà người da trắng chê không thèm làm thì nền nông nghiệp California không biết sẽ đi về đâu. Cả Đệ 3 & 4 Hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ, lực lượng tuần duyên cũng như lực lượng tuần tra biên giới với sự tăng viện của vệ binh quốc gia đang phải hoạt động ngày đêm để ngăn chặn làn sóng nhập cư bất hợp pháp cũng như buôn lậu ma túy bằng đường biển cũng như đường bộ vào Hoa Kỳ. Làm thế nào để giảm bớt sự tiêu thụ ma túy tại Hoa Kỳ là vấn đề chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Trong cuộc bầu cử  tổng thống Hoa Kỳ 2016, hai ứng cử viên có chính sách hoàn toàn khác biệt về di dân. Vấn đề quan trọng nhất là nên nhận di dân như thế nào cho công bằng, nhân bản, phục vụ nền kinh tế nước Mỹ và cùng lúc, bảo đảm được an ninh quốc gia.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Chiến lược Châu Á của Mỹ bị cản trở vì Barack Obama bị phân tâm” trên mạng RFI ngày 2-9-2016 .
  2. Bài viết “Mỹ có 800 căn cứ quân sự trên khắp thế giới” trên mạng Petro Times ngày 24-9-2016 .
  3. Bài viết “Nền Dân Chủ Hoa Kỳ” c ủa Ng. Tiên Tri http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuN/NgTienTri.php ngày 20 tháng 7, 2009.
  4. Bài viết “Nước Mỹ là Do Thái” từ Nguyen Quy Khoang ngày 20/9/2016.
  5. Bài viết “20 tỷ phú công nghệ giàu nhất nước Mỹ 2016” trên mạng Doanh Nhân Sài Gòn ngày 7-10-2016 .
  6. Bài viết “Khoảng cách giàu nghèo tại Mỹ ngày càng được nới rộng” trên mạng Nguyentandung.org ngày 22-8-2014 .
  7. Người Mỹ gốc Phi – Wikipedia
  8. US Military bases abroad – US Department of Defense 2015.
  9. Nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ – USIS Group
  10. “What is the scope of cocaine use in the United States?” của National Survey on Drug Use and Health (NSDUH).
  11. Bài viết “Donald J Trump Phát Biểu Tại Thành phố Mexico, nước Mexico” ngày 02/09/2016 trên mạng Vietbao Online.
  12. Bài viết “Chính sách di dân của 2 ứng viên tổng thống Mỹ” ngày 14/10/2016 trên đài VOA.

 

 

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *