Hồi tưởng: Quê hương và Thân phận

476 (lượt xem) |

HỒI TƯỞNG

Thật sự, tôi có ý định viết hồi ký về cuộc đời của mình từ lâu nhưng viết xong bản thảo rồi để đó, chẳng muốn hoàn tất. Viết về cái tôi cũng chẳng hứng thú gì nhất là ở lứa tuổi 80 gần đất xa trời. Tôi sinh trưởng trong một gia đình trung lưu tại Huế nhưng anh em chúng tôi không được may mắn như những gia đình khác. Ông Cụ chúng tôi đã từng làm huyện trưởng huyện Phú Vang trong khoảng thời gian đầu 1950. Ông cũng là thành viên cao cấp của Việt Nam Quốc dân đảng – Kỳ bộ Trung Việt cùng một thời với các cụ Hoàng Trọng Tường, Vũ Hồng Khanh. Trong lúc anh em chúng tôi cần sự bảo bọc của người cha thì ông ở trong tù nhiều hơn ở ngoài. Đầu thập niên 50, ông bị người Pháp bỏ tù hết mấy năm. Năm 1958, lúc ông Ngô Đình Cẩn làm Cố vấn Chính trị miền Trung, thì việc đầu tiên là ra lệnh truy lùng các lãnh tụ cấp cao của VNQDĐ. Ông Cụ tôi và bác Phan Văn Kinh (thân phụ của Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp) phải lưu vong qua Cam Bốt. Trở về lại Việt Nam năm 1963 thì sức khỏe ông đã yếu và anh em chúng tôi đã tự lập thân không gặp ông nhiều cho đến năm ông mất 1970 tại Sài Gòn.

Thế hệ chúng tôi sinh vào thập niên 40, sinh trưởng và chiến đấu cho miền Nam. Còn chuyện làm đồng minh cho Mỹ, Nga, Tàu thì thật sự chẳng có nước nào tử tế với dân tộc Việt Nam. Trong một, hai năm cuối cùng trước 1975, Trung Quốc và một vài quốc gia Đông Nam Á đã lộ ý định không muốn thấy một nước Việt Nam thống nhất. Dù là một nước Cộng Sản hay Tư Bản thì một nước Việt Nam thống nhất về lâu về dài sẽ là một địch thủ đáng gờm cho các lân bang. Vị thế chiến lược của Việt Nam đã khiến Trung Quốc không bao giờ để yên cho Việt Nam được yên thân định đoạt tương lai của mình. Dù sao, làm đồng minh với Hoa Kỳ thì về lâu về dài vẫn có một tương lai sáng sủa hơn. Hoa Kỳ không bao giờ có ý định chiếm đất nước khác. Cần phải hiểu chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ để dung hòa với quyền lợi của đất nước mình. Trung Quốc thì chuyện liên tục bành trướng lãnh thổ để nuôi sống 1.4 tỷ dân là mục đích muôn đời của họ.

Ngày giải phóng là tên gọi mà chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc dùng để chỉ 30/4, khi giành được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam và thống nhất hai miền đất nước. Dù chủ nghĩa nào thắng thế, cuộc “giải phóng” đã dẫn đến cái chết của hàng trăm ngàn người ở cả hai bên chiến tuyến. Một lối đi khác, hòa bình hơn, thống nhất mà không đổ máu, vì nhiều lý do, đã không được lựa chọn. Đó là lịch sử mất mát mà chúng ta không thể thay đổi. Song điều mà chúng ta có thể thay đổi là tương lai tốt đẹp hơn cho dân tộc.

Chủ nghĩa Cộng Sản, theo thời gian, đã được thấy rõ là một ảo tưởng, một giấc mơ không thành của loài người. Việt Nam ngày nay, dù là một quốc gia toàn trị nhưng chủ nghĩa Cộng Sản chỉ còn là quá khứ. Ngày thống nhất phải là ngày mà chúng ta nhìn lại quá khứ để thấy sai lầm của mình và tự nhủ không lặp lại. Đây cũng nên là ngày hàn gắn các vết thương và nối liền những đứt gãy. Dù rằng đang đi theo chủ nghĩa tư bản, chúng ta cũng cần nhận chân rằng nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản mà hầu như toàn bộ thế giới đang đi theo cũng có những vấn đề nghiêm trọng. Cứ nhìn chủ thuyết “nước Mỹ trên hết” mà cựu Tổng thống Trump áp dụng trong 4 năm đã xé nát sự đoàn kết của quốc gia Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ cũng đã đền bù lại cho người dân miền Nam. Tính đến 2021, đã có hơn 5 triệu người Việt tại hải ngoại trong đó 2 triệu tại Hoa Kỳ cũng như số xuất khẩu lao động sau này. Dù dịch bệnh xảy ra, song lượng kiều hối chảy về vẫn tăng mạnh, Việt Nam tiếp tục thuộc top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Kiều hối năm 2021 dự trù lên đến 18 tỷ USD. Phần lớn người Việt hải ngoại cũng như quốc nội đều nói đến hòa hợp hòa giải sau chiến tranh nhưng trên thực tế, có được một số người gốc Việt định cư tại nước ngoài vẫn có lợi cho tương lai dân tộc.

Trong bài viết này, tác giả cố gắng nhìn những gì xảy ra với những suy nghỉ tích cực của một nhân chứng trong lịch sử cận đại của dân tộc Việt Nam hơn là sự uẩn ức của một quân nhân miền Nam. Tác giả còn đi xa để nghỉ đến những chuyện đang còn trong dự đoán. Chỉ mong mình sống đủ thêm một thời gian để thấy được những chuyện mình ấp ủ thành sự thật.

LIÊN HỆ VỚI CỐ THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM

Bên ngoại tôi thuộc dòng Nguyễn Khoa. Tôi gọi tướng Nguyễn Khoa Nam bằng Cậu. Năm 1962, tốt nghiệp trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, tôi vào Sài Gòn có gặp ông. Ông nói: “Mi học hành tốt. Đúng ra nên học trường Quân Y. Để Cậu nói với ông Quyền xem có thể chuyển qua học ngành Bác sĩ được không?” Cậu là bạn học của HQ Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh Hải quân VNCH. Ông Quyền đã là Đại tá trong khi đó Cậu tôi chỉ mới là Thiếu tá trong binh chủng Nhảy Dù. Ông là người trầm lặng, sống về nội tâm nên ít có bạn bè. 1963 là một năm đầy biến động cho miền nam Việt Nam. Cuối năm 1963, cùng với cái chết của 2 ông Diệm – Nhu, hai ông Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh Hải Quân, cùng với Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt cũng bị đàn em của các Tướng tá đảo chánh sát hại.

Năm 1965, tôi có gặp Cậu tại Đà Nẵng. Lúc này, Cậu đã là Tiểu đoàn trưởng TĐ5ND, đang hành quân tại Quãng Ngải rồi cùng với các đơn vị Nhảy dù khác ra Huế vì vụ Phật Giáo miền Trung. Cuối năm 1967, Chiến đoàn 3 Nhảy Dù đã chiến thắng vẻ vang trận đánh đồi 1416 Ngok Van ở tại Dak To, tiêu diệt Trung đoàn 24 Chủ Lực CSBV. Ông được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và là sĩ quan cấp Trung tá thứ nhì của Sư Đoàn Nhảy Dù được ân thưởng huy chương cao quý này sau Trung Tướng Đỗ Cao Trí. Cuối năm 1970, Cậu đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh tại Đồng Tâm. Cuối năm 1971, tôi được thuyên chuyển về Đồng Tâm – Mỹ Tho, làm CHT Liên đoàn Đặc nhiệm hải quân Định Tường – Kiến Hòa. Lúc này, Cậu đã được thăng lên Chuẩn tướng. Một hai lần, Cậu nhắc tôi nên cẩn thận, đừng để dính dáng đến những việc rắc rối. Tôi cũng hiểu Cậu muốn nói đến những vụ buôn lậu của các đoàn công voa Cửa Tiểu – Nam Vang. Dù rằng là một Tư lệnh Sư đoàn và Khu chiến thuật, có những điều mà Cậu cũng không muốn dính dáng vào. Một điều đặc biệt là mổi lúc có đoàn công voa Cửa Tiểu – Nam Vang là liên đoàn tôi được lệnh qua Kiến Hòa hành quân phối hợp với Sư đoàn 7. Sau này, tôi hiểu được ý của Cậu là muốn tránh cho tôi khỏi liên hệ rắc rối với những hoạt động của đoàn công voa này. Đầu năm 1973, tôi rời Liên đoàn tại Mỷ Tho được mấy tháng thì vụ buôn lậu “Còi hụ Long An” xảy ra, gây nhiều xáo trộn cho chính quyền miền Nam.

Giữa tháng 4/1975, sau khi di tản từ Đà Nẳng về Vũng Tàu, tôi cố gắng liên lạc với Cần Thơ thì Cậu cho sĩ quan Chánh văn phòng bảo tôi và vợ con ở Vũng Tàu cũng được rồi. Di tản qua Guam vào giữa tháng 5/1975 thì được tin Cậu đã tuẩn tiết tại Cần Thơ. Cậu đã chọn con đường chấm dứt chiến đấu để cứu sanh linh quân, dân 2 miền, để cho quê hương được thống nhất. Làm tướng không giữ được thành thì tướng chết theo thành. Cậu đã giữ được nghĩa khí của người làm Tướng.

CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1945 – 1975)

Khi đề cập đến cuộc chiến Việt Nam thì khá nhiều người dân Việt Nam nghĩ đến thời gian 1954 – 1975 nhưng thật sự mọi chuyện bắt đầu từ Thế chiến Thứ 2 năm 1939. Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ hai là một giai đoạn lịch sử tại Việt Nam kể từ khi thế chiến thứ hai bùng nổ cho đến khi cuộc chiến này kết thúc. Sự bùng phát của Chiến tranh thế giới thứ hai ngày 1/9/1939 là một sự kiện ảnh hưởng lớn đến lịch sử Việt Nam cũng như việc Pháp chiếm Đà Nẵng năm 1858. Các phong trào đòi độc lập đã tăng lên ở Việt Nam, đặc biệt trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng tất cả các cuộc nổi dậy và vận động chính trị đều thất bại để đạt được bất cứ nhượng bộ nào từ chế độ thực dân Pháp. Ngày 22/9/1940, một nước thành viên Phe Trục là Nhật Bản xâm lược Việt Nam nhằm xây dựng căn cứ quân sự để chống lại phe Đồng Minh ở Đông Nam Á. Sau khi Việt Nam bị Nhật Bản chiếm đóng, tháng 3/1945, Nhật Bản lật đổ chính quyền Pháp ở Việt Nam, cầm tù các viên chức cấp cao Pháp và trả lại Việt Nam “nền độc lập” dưới “sự bảo hộ” của Nhật, với Bảo Đại là Quốc trưởng. Sự đầu hàng của Nhật vài tháng sau là một sự kiện Hồ Chí Minh (lúc đó Nguyễn Ái Quốc) đã đợi chờ từ khi Pháp bại trận năm 1940. Ngay khi xung đột chấm dứt, Việt Nam tuyên bố độc lập. Tuy nhiên không lâu sau, một cuộc chiến giành độc lập nổ ra giữa Việt Minh và Pháp đã kéo dài đến năm 1954. Trong giai đoạn này, Việt Nam có nhiều đảng phái cùng một mục đích là dành lại độc lập cho đất nước. Việt Minh là lực lượng mạnh nhất. Khá nhiều người cho rằng Việt Minh đặt đảng Cộng Sản quốc tế do Liên Sô lãnh đạo với sự đồng tình của Mao Trạch Đông của Trung Hoa là ưu tiên tối hậu thay vì dành độc lập cho đất nước. Thật sự, để đối đầu với các nước thực dân Âu Châu và trong nhiều khía cạnh với sự hậu thuẩn của Hoa Kỳ, Việt Minh cũng không có cách nào khác trong thế liên minh tạm thời với Liên Sô và Trung Quốc.

Như đã nói nhiều lần, chiêu bài Thế giới Tự do chống Cộng của Hoa Kỳ chỉ là bình phong của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ tạo ra chiến tranh cũng như tìm cách chấm dứt chiến tranh cũng vì quyền lợi của nước Mỹ. Cái chết của Tổng thống Diệm ngày 3/11/1963 cũng còn nhiều bí ẩn, như cái chết của Tổng thống John F. Kennedy ba tuần sau đó. Với hệ quả của thất bại trong cuộc chiến Việt Nam, dư luận Mỹ vẫn thường tranh luận nếu Kennedy còn sống thì cuộc diện chiến tranh Việt Nam sẽ có thể khác đi. Có luận cứ tin rằng với bản lĩnh cuốn hút dân chúng, nếu còn sống Tổng thống John F. Kennedy đã có thể rút 16 nghìn cố vấn Mỹ khỏi Việt Nam và chấm dứt trong danh dự sự can thiệp của Hoa Kỳ vào vùng đất này. Tuy nhiên cũng có luận điểm rằng dù còn hay mất Tổng thống Diệm thì miền Nam trước sau cũng rơi vào tay Cộng Sản, vì những người lãnh đạo Hà Nội đã ra quyết nghị, nhiều năm trước khi cuộc đảo chánh xảy ra là phải giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng mọi giá.

The Vietnam War (TV series) - Wikipedia

Cuộc chiến Việt Nam

Cuộc chiến Việt Nam có thể chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn khởi động chiến tranh từ 1960 cho đến 1968: Khi Hoa Kỳ quyết định tham chiến tại Việt Nam với cái chết của Tổng thống Diệm ngày 2/11/1963 cũng còn nhiều bí ẩn cũng như cái chết của Tổng thống John F. Kennedy ba tuần sau đó. Những câu chuyện về những cái chết của Tổng thống Magsaysay của Philippines năm 1957 và Tổng thống Park Chung Hee của Hàn Quốc năm 1979 để lại nhiều câu hỏi hơn lời giải. Ngày 14/4/1965, ba tiểu đoàn thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng. Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh này 6.6 triệu lượt quân nhân Mỹ (chiếm 15% nam thanh niên toàn nước Mỹ) – vào thời điểm cao nhất (năm 1968 -1969) có tới 628,000 quân Mỹ hiện diện trên chiến trường. Chiến tranh Việt Nam giữ kỷ lục là cuộc chiến có số lượng bom đạn được thả nhiều nhất trong lịch sử. Một nguồn khác thống kê được rằng lượng bom đạn mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là vào khoảng 15.35 triệu tấn, trong đó có 7.85 triệu tấn thả từ máy bay và 7.5 triệu tấn khác sử dụng trên mặt đất (đạn pháo, bộc phá, các loại mìn …).Không quân Mỹ sử dụng, nhiều gấp 3.7 lần so với con số 2.2 triệu tấn mà tất cả các nước sử dụng trong Thế chiến thứ hai. 58,220 lính Mỹ đã chết và 305,000 thương tật (trong đó 153,303 bị tàn phế nặng, trong đó 23,114 bị tàn phế hoàn toàn). Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700,000 lính Mỹ trong số 2.7 triệu lính từng tham chiến tại Việt Nam bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là “Hội chứng Việt Nam”, thêm vào đó là khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy trong những ngày ở Việt Nam. Khoảng 70,000 tới 300,000 cựu binh Mỹ đã tự sát sau khi trở về từ Việt Nam.
  • Một điều đáng chú ý là chuyến viếng thăm Việt Nam của tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan năm 1966. Ông Dayan bác bỏ tuyên bố của tướng Westmoreland rằng mục tiêu can thiệp quân sự của Mỹ là “giúp người Việt Nam”. “Họ sẽ không dừng cuộc chiến này dù là vì lợi ích của Việt Nam”, ông viết. Càng về cuối thời gian ở Việt Nam, tướng Dayan càng bị thuyết phục rằng cuộc chiến của người Mỹ sẽ kết thúc trong thất bại. Ông khẳng định nếu xét về sức mạnh đơn thuần, quân đội Mỹ có thể đánh bại những người Cộng Sản nhưng không bao giờ có thể xóa bỏ được sự ủng hộ và ngưỡng mộ đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của miền Bắc Việt Nam.
https://blog.nli.org.il/wp-content/uploads/2017/10/03802-001-23-788x600.jpg

Moshe Dayan ăn bắp với dân quê Việt Nam

Đại tướng Maxwell D. Taylor, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Johnson, từng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam đã nói thẳng: “Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta (nước Mỹ) không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này mà toàn là những kẻ ngu xuẩn. Chính tôi cũng nằm trong số đó”.

  • Giai đoạn chấm dứt cuộc chiến 1968 -1975: Người Mỹ gọi giai đoạn này là giai đoạn Việt Nam Hóa chiến tranh nhưng thực sự là giai đoạn chuẩn bị chấm dứt chiến tranh. Vào những tháng cuối năm 1968, Hoa Kỳ đã tăng gia oanh tạc Bắc Việt lên tận Hà Nội và câu chuyện đầu hàng của chính quyền miền Bắc đã được dân chúng miền Nam và ngay cả miền Bắc truyền khẩu. Dù sao, cuối cùng để cho miền Bắc thống nhất đất nước phù hợp với quyền lợi của quốc gia Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ cũng thừa biết về lâu về dài, để chống lại áp lực của Trung Quốc thì chỉ có Việt Nam là quốc gia chỉ đạo. Cộng Sản hay Toàn trị đối với Hoa Kỳ chẳng phải là mối bận tâm lớn. Ngoài ra, trong những năm sau chiến tranh, dân chúng Hoa Kỳ quá mệt mỏi với dư âm cuộc chiến. Phải mất một số thời gian để hóa giải vấn đề này. Năm 1974, Hoa Kỳ để cho Trung Quốc chiếm nhóm Lưỡi Liềm, phía Tây của quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hòa. Giao vài đảo san hô cho Trung Quốc mà tạo được mối thù truyền kiếp giữa 2 quốc gia lân bang sẽ đem nhiều lợi nhuận cho Hoa Kỳ. 

CHIẾN TRANH TÂY – NAM VỚI CAMPUCHIA VÀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (1978 – 1989)

Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt năm 1975, những người dân thường Việt Nam và ngay cả những người không có hiểu biết thâm sâu về mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và vài quốc gia trong vùng, cho rằng chiến tranh đã chấm dứt nhưng đây chỉ là nửa của toàn thể bức tranh. Trung Quốc, chưa bao giờ muốn thấy một Việt Nam được yên bình để lo cho tương lai của mình và đã tìm được một đồng minh đắc lực là Khmer đỏ.

Chiến tranh biên giới Tây Nam: Là cuộc xung đột quân sự giữa Việt Nam và Campuchia. Cuộc chiến bắt đầu từ các hoạt động quân sự của quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975 – 1978.

Tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam (Viet Nam War) - Chiến tranh biên giới Tây  Nam: VIỆT NAM 30 NĂM - MỘT NỖI OAN Tính từ khi quân Pol Pot gây

Chiến tranh biên giới Tây – Nam

Cuộc chiến có thể chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (Từ giữa năm 1975 đến cuối năm 1978): Khmer Đỏ tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng ngàn thường dân Việt Nam. Phía Việt Nam chỉ tổ chức phòng ngự và cố đàm phán tìm giải pháp hòa bình, nhưng Khmer Đỏ bác bỏ.
  • Giai đoạn 2 (Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 5 năm 1979): Khmer Đỏ tổ chức cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Việt Nam với 19 sư đoàn nhưng bị phía Việt Nam bẻ gãy. Sau cuộc tấn công, Việt Nam thấy không có cơ hội để đàm phán hòa bình nên đã quyết định tấn công lớn vào Campuchia, lật đổ Khmer Đỏ và lập nên chế độ mới do Heng Samrin đứng đầu. Tàn quân Khmer Đỏ chạy sang ẩn náu bên kia biên giới Thái Lan.
  • Giai đoạn 3 (Từ giữa năm 1979 đến cuối năm 1985): Khmer Đỏ với sự trợ giúp về lương thực, vũ khí của Thái Lan, Trung Quốc đã tổ chức đánh du kích và đe dọa sự tồn tại của chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Năm 1982, Việt Nam rút bớt quân khỏi Campuchia, ngay sau đó Khmer Đỏ hoạt động mạnh trở lại và chiếm một số khu vực. Nhận thấy quân đội Cộng hòa Nhân dân Campuchia còn rất yếu ớt nên không thể tự chống cự được, Việt Nam buộc phải tiếp tục đóng quân tại Campuchia để bảo vệ chế độ Hun Sen và truy quét Khmer Đỏ. Mùa khô 1984 – 1985, cuộc tấn công quyết định của Việt Nam đã phá hủy các căn cứ chính của Khmer Đỏ, khiến Khmer Đỏ suy yếu đi nhiều và không còn đủ sức đe dọa chế độ mới của Campuchia.
  • Giai đoạn 4 (Từ 1986 tới 1989): Sau chiến dịch mùa khô năm 1985, nhận thấy chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã tự đứng vững được, từ năm 1986, Việt Nam rút dần quân khỏi Campuchia và đến năm 1989 thì rút hết. Nhân việc Việt Nam rút quân, các lực lượng tàn quân của Khmer Đỏ định tái hoạt động, nhưng bị quân đội Hun Sen đánh bại. Khmer Đỏ dần tan rã, các lãnh đạo bị bắt và bị đưa ra xét xử ở tòa án quốc tế.

Chiến tranh biên giới Việt – Trung: Lịch sử cuộc xung đột Trung – Việt đã có hơn hai nghìn năm. Các cuộc xung đột đó luôn luôn bắt đầu bởi phía Trung Quốc và kết thúc trong thất bại về phía Trung Quốc. Cuộc xung đột năm 1979 có thời gian ngắn nhất, chỉ trong vòng 30 ngày. Nhưng đó là cuộc tấn công xâm lược mạnh nhất của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam. Tại thời điểm đó có hơn 50% lực lượng của quân đội Việt Nam hiện diện ở Campuchia. Vì vậy, đáp trả những kẻ xâm lược chỉ có một bộ phận quân thường trực, bộ phận lực lượng quốc phòng địa phương, các đơn vị biên phòng và dân quân tự vệ. Thật sự, Việt Nam đã tiên liệu trước về cuộc chiến này và đã âm thầm chuẩn bị cho cuộc chiến.

Lúc đầu Bắc Kinh dự tính sử dụng 6 quân đoàn chủ lực đánh 3 – 5 ngày vào một số huyện biên giới, cố gắng tiêu diệt một đến hai sư đoàn Việt Nam. Ngày 31/12/1978, Quân ủy Trung Quốc lại họp hội nghị tác chiến, quyết định mở rộng quy mô chiến tranh, tăng thêm 3 quân đoàn, đổi mục tiêu tấn công huyện lỵ thành các tỉnh lỵ biên giới; thời gian kéo dài lên 15 – 20 ngày, nhằm tiêu diệt 3 đến 5 sư đoàn Việt Nam. 

Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành việc rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979 sau khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng bên phía Việt Nam ký lệnh Tổng động viên toàn dân và Trung Quốc đã đánh chiếm các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn vùng biên. Sau đó cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố đã chiến thắng. Mặc dù chịu thiệt hại lớn và thất bại trong việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhưng Trung Quốc đã chứng minh được rằng đối thủ Liên Xô sẽ không trực tiếp tham chiến để bảo vệ đồng minh Việt Nam của mình. Cuộc chiến cũng để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới giữa hai nước vẫn còn tiếp diễn thêm hơn mười năm nữa. Tới năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ ngoại giao Việt – Trung mới chính thức được bình thường hóa.

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc | MẶT TRẬN THANH NIÊN CHỐNG PHẢN ĐỘNG

Mặt trận biên giới Trung – Việt 1979 trên 6 tỉnh

Lực lượng 2 bên:

  • Trung Quốc: Hơn 300,000 bộ binh và 400 xe tăng, hàng chục vạn dân công hỗ trợ vận tải (lực lượng của 7 quân đoàn với 21 sư đoàn tác chiến, 9 sư đoàn dự bị).
  • Việt Nam: 60,000 – 100,000 quân chính quy và 150,000 dân quân tự vệ (7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập, biên phòng và dân quân tự vệ).

Thương vong & Tổn thất: Khác biệt khá xa giữa báo cáo từ Trung Quốc và Việt Nam.

  • Theo Trung Quốc: tuyên bố 6,954 chết, 14,800 bị thương (nguồn khác của Trung Quốc thống kê có 8,531 chết, 21,000 bị thương. – Việt Nam tuyên bố 26,000 chết, 37,000 bị thương, 280 xe tăng bị phá hủy. Phương Tây ước tính: ~20,000 – 28.000 chết, chưa kể hàng chục ngàn bị thương.
  • Theo Việt Nam: tuyên bố 10,000 dân thường bị thiệt mạng, nhưng chưa công bố số liệu chi tiết về thương vong quân sự. Trung Quốc tuyên bố 30,000 chết- 57,000 lính chết, 70,000 du kích chết. Phương Tây ước tính: khoảng 20,000 chết hoặc bị thương (trong đó ~8.000 chết).

Trong 5 năm tiếp đó từ 1984 đến1989, mặt trận Vị Xuyên là điểm chính diện cho cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc với chiều dài khoảng 10 km, sâu vào nước ta 5 km. Trung Quốc đưa hơn 50 vạn quân của 8/10 đại quân khu, tiến công toàn diện biên giới Hà Tuyên, tập trung là huyện Vị Xuyên. Hơn 800 khẩu pháo tập trung đánh vào trận địa hẹp của biên giới, hòng vẽ lại đường biên giới tới phía bắc suối Thanh Thủy. Hơn 4,000 bộ đội Việt Nam hy sinh, hàng ngàn người bị thương. Đến nay còn hơn 2,000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. 

Trận chiến Vị Xuyên – Hà Giang (1979 – 1991)

Một người Trung Quốc đi thăm Nghĩa trang Tử sĩ của Trung Quốc những người đã chết trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người lính trẻ từ cả hai nước và cho tới nay một bức màn bí ẩn vẫn bao phủ cuộc xung đột này và không bao giờ được giải thích rõ ràng với công chúng. Ảnh chụp ngày 22/2/2007.

Theo các số liệu lịch sử mới nhất của Trung Quốc, 26,000 lính Trung Quốc đã bị giết trong bốn tuần diễn ra cuộc chiến tranh biên giới chính thức bắt đầu từ ngày 17/2/1979 nhưng kéo dài âm ỉ hàng năm trời cho tới khi Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định biên giới năm 1999.

Vai trò của Liên Sô: Trước tình hình căng thẳng, Liên Xô đã hỗ trợ đầy đủ cho Việt Nam. Nhằm lôi kéo quân đội Trung Quốc từ phía Nam, 6 quân khu của Liên Xô đã được đưa vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu. 29 sư đoàn bộ binh cơ giới của quân đội Liên Xô với sự hỗ trợ của không quân đã được điều tới biên giới Xô – Trung trong khu vực Mãn Châu. Phía Đông cũng đã được chuyển tới hai sư đoàn không quân. Và một trong số sư đoàn ấy đã được chuyển tới sân bay ở Mông Cổ, chỉ cách Bắc Kinh một nửa giờ bay. Lãnh đạo quân sự của Liên Xô đã tiến hành một động thái khác ủng hộ Việt Nam — trong tầm nhìn của phía Trung Quốc, một số đơn vị xe tăng mô phỏng cuộc tấn công vào mục tiêu đối phương giả định ở gần biên giới. Và trong sa mạc Gobi, ngay bên cạnh biên giới giữa Mông Cổ và Trung Quốc, lính nhảy dù của Liên Xô cũng tiến hành tập trận.

Biên giới Liên Xô – Trung Quốc

Ngay từ đầu tháng Hai, khi có thông tin đầu tiên về dự định của Trung Quốc muốn “trừng phạt” Việt Nam, một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Hải quân Liên Xô đã được phái đến Biển Đông. Sau khi cuộc chiến bắt đầu, hải quân Liên Xô bổ sung thêm các tàu khác vào nhóm này, tạo thành một đơn vị lớn. Trong những ngày hạ tuần của tháng Hai, nhóm này đã gồm 13 tàu, và tới đầu tháng Ba — số lượng tàu Liên Xô ở khu vực này lên đến ba mươi chiếc. Liên Xô cũng đã chuẩn bị cho khả năng để nhóm tàu này đến cảng Đà Nẵng và vịnh Cam Ranh, khi đó đang bắt đầu thành lập căn cứ quân sự của Liên Xô.

Nhờ có sự hiện diện của tàu Liên Xô ở Biển Đông, hải quân Trung Quốc đã không thể tham gia vào cuộc xâm lược Việt Nam. Ngoài ra, các tàu của Liên Xô cũng đảm bảo an toàn cho việc cung cấp hàng hoá cho Việt Nam. Chỉ riêng ở Hải Phòng, trong giai đoạn xung đột đã bốc dỡ hơn 20 tàu hàng và tàu chở dầu. Đồng thời, các thủy thủ Liên Xô phải đối mặt với chuỗi tàu chiến Mỹ, từ ngày 25/2 đã đỗ ngoài khơi bờ biển Việt Nam, với mục đích mà người Mỹ tuyên bố là “kiểm soát tình hình.” Để kiềm chế không cho tàu Mỹ đi vào khu vực chiến đấu, tàu ngầm của Liên Xô chặn đứng con đường tiếp cận của tàu Mỹ. Tàu Mỹ không dám vượt hải tuyến mà Hải quân Liên Xô tạo ra, và đến ngày 6 tháng 3 họ đã phải rút khỏi Biển Đông.

Một nhóm các cố vấn quân sự Liên Xô đã được gửi thêm đến Việt Nam. Nhóm được thành lập tại Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng Liên Xô vào đầu tháng Hai năm 1979, theo khuyến nghị của Tổng cục trưởng tình báo, từng cảnh báo không phải là về một giả thuyết, mà về khả năng cuộc tấn công thực sự của Trung Quốc vào Việt Nam. Trong số những cố vấn đến nước Cộng hòa có cả các chuyên gia trinh sát. Kết quả công việc chung của trinh sát Liên Xô và Việt Nam là đã có thể nhanh chóng xác định được rằng, lực lượng xâm lược có khoảng 600,000 người, bộ phận thường trực của quân đội nhân dân Việt Nam trên biên giới phía Bắc đang chiến đấu trong vòng vây, và đòn tấn công chính của Trung Quốc dự định sẽ giáng vào Lạng Sơn để mở đường tới Hà Nội.

Dựa trên thông tin tình báo này, người đứng đầu nhóm các cố vấn Liên Xô, tướng Gennady Obaturov đã họp với Tổng bí thư Lê Duẩn đề nghị sử dụng các máy bay của Liên Xô để chuyển lực lượng thiện chiến nhất của Quân đoàn Việt Nam từ Campuchia sang mặt trận phía Bắc. Đại tướng Obaturov cũng đã đích thân lên Lạng Sơn thị sát tình hình chiến trường và báo cáo về Liên Xô yêu cầu khẩn cấp viện trợ cho Việt Nam một số lượng lớn vũ khí và trang thiết bị quân sự bằng đường không. Các máy bay vận tải hạng nặng An-22 đã lập cầu hàng không lớn chưa từng có trong lịch sử, từ Liên Xô chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, 400 khẩu pháo và súng cối các loại, 50 tổ hợp pháo phản lực 40 nòng BM-21 Grad, 800 súng chống tăng RPG-7…

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f9/Manchuria.png

Tổ hợp pháo phản lực 40 nòng BM-21 Grad

QUAN HỆ VIỆT – MỸ (1975 – 1995)

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Tổng thống Gerald R. Ford tháng 5/1975 áp đặt cấm vận thương mại với Việt Nam. Hai năm sau, Việt Nam và chính quyền Jimmy Carter có những động thái đầu tiên thể hiện mong muốn bình thường hóa quan hệ với các cuộc tiếp xúc năm 1977 và 1978. Tuy nhiên, đàm phán bế tắc do hai bên không đạt được thỏa thuận về bồi thường chiến tranh, tìm kiếm tù binh chiến tranh (POW) và mất tích trong chiến tranh (MIA). Một phần khác là Việt Nam chưa giải quyết được vấn đề Campuchia.

Tháng 9/1990, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch gặp người đồng nhiệm James Baker tại New York, đánh dấu cuộc gặp cấp cao chính thức đầu tiên giữa hai chính phủ từ sau Hiệp định Paris 1973. Hai bên đã thống nhất lộ trình bình thường hóa quan hệ. Văn phòng tìm kiếm quân nhân mất tích (MIA) của Mỹ đi vào hoạt động tại Hà Nội tháng 7/1991, trở thành cơ quan chính thức đầu tiên của chính phủ Mỹ thường trú tại Việt Nam kể từ năm 1975. 4 tháng sau, Mỹ cho phép khách du lịch, cựu chiến binh, nhà báo, doanh nhân Mỹ thăm Việt Nam.

Tháng 12/1992, Tổng thống Mỹ George H. W. Bush cho phép các công ty Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và ký kết hợp đồng sau khi lệnh cấm vận thương mại được bãi bỏ. Ngày 3/2/1994, Tổng thống Bill Clinton thực hiện một bước đi lịch sử là dỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam. Các thương hiệu lớn của Mỹ bắt đầu đổ về Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Ngày 11/7/1995, Việt – Mỹ bình thường hóa quan hệ. “Những gì chia cách chúng ta trước đây, hãy để chúng lui vào quá khứ“, Tổng thống Mỹ Bill Clinton nói.

TRUNG – VIỆT PHÁT TRIỂN KINH TẾ (1990 – 2019)

Trung Quốc mất chưa đầy 40 năm để thoát khỏi sự cô lập và trở thành một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. “Khi đảng Cộng Sản mới bắt đầu lãnh đạo Trung Quốc, nó rất, rất nghèo,” nhà kinh tế trưởng của DBS Chris Leung nói. “Không có đối tác thương mại, không có mối quan hệ ngoại giao, họ đã dựa vào sự tự lực cánh sinh.” Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã đưa ra một loạt các cải cách thị trường mang tính bước ngoặt để mở ra các tuyến thương mại và dòng vốn đầu tư, cuối cùng đã kéo hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Những năm 1950 đã chứng kiến ​​một trong những thảm họa lớn nhất của con người trong Thế kỷ 20. Bước Nhảy vọt Vĩ đại là nỗ lực của Mao Trạch Đông nhằm nhanh chóng công nghiệp hóa nền kinh tế nông dân của Trung Quốc, nhưng nó đã thất bại và 10 – 40 triệu người đã chết trong giai đoạn 1959-1961 – nạn đói thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Tiếp theo đó là sự gián đoạn kinh tế của Cách mạng Văn hóa trong những năm 1960, một chiến dịch mà Mao phát động để loại bỏ các đối thủ của đảng Cộng Sản, nhưng cuối cùng đã phá hủy phần lớn kết cấu xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, sau cái chết của Mao vào năm 1976, những cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng đã bắt đầu định hình lại nền kinh tế. Nông dân được cấp quyền canh tác trên mảnh đất riêng của họ, cải thiện mức sống và giảm bớt tình trạng thiếu lương thực.

Cánh cửa được mở ra cho đầu tư nước ngoài khi Mỹ và Trung Quốc thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào năm 1979. Háo hức để tận dụng lao động giá rẻ và chi phí thuê thấp, tiền bắt đầu đổ vào. “Từ cuối những năm 1970 trở đi, chúng ta có thể thấy là phép màu kinh tế ấn tượng nhất của bất kỳ nền kinh tế nào trong lịch sử,” David Mann, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Standard Chartered Bank nói. Qua những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu tăng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã tạo cho nó một cú hích khác. Rào cản thương mại và thuế quan với các nước khác đã được hạ xuống và chẳng mấy chốc hàng hóa Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi. “Nó trở thành công xưởng của thế giới,” ông Mann nói.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc vào năm 2020 là 14.7 ngàn tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới, so với 20.9 ngàn tỷ của Hoa Kỳ. Trong khi đó, Việt Nam là một nước nhỏ trong vùng Đông Nam Á, chỉ mới bắt đầu chính sách đổi mới từ năm 1986. Trong những điều kiện chủ quan và khách quan, Việt Nam không có những lợi thế như của Trung Quốc. Năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD, đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư ASEAN; GDP bình quân đầu người đạt 3,521 USD đứng thứ 6 ASEAN. Trong vài năm nữa, GDP Việt Nam có thể đạt đến mức 500 tỷ USD.

Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bằng cách nào và họ  đang làm những gì để vươn tới ngôi vị số 1?

GDP Mỹ -Trung 2010

Trong lãnh vực quân sự, việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đang tiến triển nhanh hơn nhiều so với dự đoán của các nhà phân tích. Nước này đang cải thiện cơ cấu quốc phòng để lập ra một bộ chỉ huy trung tâm bao gồm tất cả các bộ phận trọng yếu. Theo các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở London, giờ đây Washington đang có xu hướng lấy Trung Quốc làm thang bậc đánh giá các yêu cầu về năng lực quân sự của mình, chứ không phải là Nga như trước đây. Điều này đặc biệt đúng với lực lượng không quân và hải quân – trọng tâm nỗ lực hiện đại hóa của Trung Quốc. Năm 2020, khu trục hạm hạng nặng đầu tiên của Trung Quốc – loại tàu tuần dương Type 55 – đã được đưa vào sử dụng. Khả năng của nó sẽ làm cho bất cứ lực lượng hải quân NATO nào cũng phải suy đi tính lại. Hiện nay, Trung Quốc đang đóng hàng không mẫu hạm thứ ba với những tính năng tương đương với KHMH Hoa Kỳ. Về pháo binh, phòng không và tấn công trên bộ, Trung Quốc có các vũ khí có tầm bắn xa hơn của Hoa Kỳ. Kể từ khi tiếp nhận dòng công nghệ tiên tiến của Nga từ cuối những năm 1990, hải quân Trung Quốc nâng cấp và làm mới đa số các hạm đội tàu mặt nước và tàu ngầm. Lễ biên chế tàu khu trục Đại Liên (số hiệu 105), tàu đổ bộ trực thăng Hải Nam (số hiệu 31) và tàu ngầm hạt nhân Trường Chinh 18 (số hiệu 421) được tổ chức tại một căn cứ hải quân thuộc thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, ngày 23/4/2021. Sự tăng trưởng theo kế hoạch của hạm đội Trung Quốc là rất ấn tượng. Cho đến 2030, Trung Quốc sẽ tăng thêm 70 chiến hạm từ 350 chiếc hiện nay trong khi Hoa Kỳ chỉ tăng 42 chiếc từ số lượng 293 chiếc. Tuy nhiên, trọng tải của hạm đội Hoa Kỳ là 4 triệu tấn trong khi của Trung Quốc chỉ khoảng 2 triệu tấn.

Hiện tại, Hạm đội Thái Bình Dương gồm có hai hạm đội mang số là Hạm đội 3 và Hạm đội 7 cũng như Không quân Hải quân Thái Bình Dương, Lực lượng Tàu nổi Hải quân Thái Bình Dương, Lực lượng Tàu ngầm Hải quân Thái Bình Dương và các bộ tư lệnh khác. Hiện nay, đây là hạm đội lớn nhất trong tất cả các hạm đội tiền phương của Hoa Kỳ, với 50-60 chiến hạm, 350 máy bay chiến đấu và hơn 60,000 quân nhân hải quân, nhân viên quân sự cũng như thủy quân lục chiến. Nhiệm vụ chính của Hạm đội 7 là tiến hành các đợt tuần tra trên biển, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải khu vực, bảo vệ các đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan trong những trường hợp khẩn cấp.

Trung Quốc có một mục tiêu rõ ràng, vì vậy nhiều hệ thống vũ khí mới đã được thiết kế để đạt được mục tiêu này. Trong trường hợp xung đột, chiến lược này sẽ giúp Trung Quốc đẩy quân đội Hoa Kỳ ra xa bờ biển của họ, lý tưởng là đẩy ra tận ngoài vùng sâu của Thái Bình Dương. Trong thuật ngữ quân sự, chiến lược này được gọi là “phong tỏa và chống tiếp cận” (A2AD). Để biết thêm về tương quan lực lượng Trung Quốc và Hoa Kỳ & Đồng Minh, độc giả nên đọc thêm bài “Quan hệ đối tác chiến lược Việt – Mỹ” của tác giả, đưa lên mạng Tranhchapbiendong.net ngày 20/9/2021.

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI HOA KỲ – TRUNG QUỐC (2019 – 2022)

Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và ngoại thương của Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2001, với tổng kim ngạch thương mại song phương Mỹ – Trung đạt gần 559 tỷ USD vào năm 2019. Tuy nhiên, thương mại đã chệch hướng khi Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn và ngày càng tăng với Trung Quốc. Điều này trở thành vấn đề chính trị lớn trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016. Thâm hụt thương mại của Mỹ vọt lên 376 tỷ USD vào năm 2017 trước khi bắt đầu thương chiến, tăng từ 103 tỷ USD năm 2002. Thâm hụt tiếp tục lao lên 378 tỷ USD vào năm 2018.

Thương chiến Mỹ – Trung thời cựu Tổng thống Trump: Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, ông Donald Trump cam kết giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Ông khẳng định phần lớn sự thâm hụt này là do các hành vi thương mại không công bằng của Bắc Kinh, trong đó có đánh cắp tài sản trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ, không tạo đủ sự tiếp cận thị trường cho các công ty Mỹ ở Trung Quốc, và một sân chơi bao cấp cho các công ty trong nước. Phía Bắc Kinh tin Washington đang tìm cách kiềm tỏa sự trỗi dậy của nước này như một cường quốc kinh tế toàn cầu.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bắt đầu vào ngày 6/7/2018, khi Mỹ đánh thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD. Sau đó, ông Trump tiếp tục áp một loạt mức thuế khác trong cùng năm và năm 2019. Thương chiến tiếp tục leo thang, với việc Mỹ và Trung Quốc áp đặt nhiều mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với các sản phẩm của nhau cho đến khi đạt được trên nguyên tắc về một thỏa thuận thương mại giai đoạn một hồi giữa tháng 12/2019. Đỉnh điểm là vào cuối năm 2019, Washington đánh thuế lượng hàng nhập khẩu Trung Quốc lên tới 360 tỷ USD, còn Bắc Kinh đã trả đũa bằng thuế nhập khẩu trị giá khoảng 110 tỷ USD đối với các sản phẩm của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn một chính thức được ký kết vào ngày 15/1/2020, với các điều khoản có hiệu lực một tháng sau đó. Tổng thống Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã ký thỏa thuận tại Nhà Trắng. Theo một phần của thỏa thuận, Trung Quốc đồng ý mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong 2 năm sau đó, so với mức năm 2017. Các khoản mua bổ sung đó bao gồm khoảng 77 tỷ USD trong lĩnh vực sản xuất, 52 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng, 32 tỷ USD hàng hóa nông nghiệp và 38 tỷ USD về dịch vụ. Con số sau cùng bao gồm cả du lịch, các dịch vụ tài chính và dịch vụ đám mây. Trung Quốc cũng cam kết dỡ bỏ các rào cản với một loạt mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, bao gồm thịt bò, thịt lợn, gia cầm, hải sản, sữa, gạo, sữa bột trẻ em, thức ăn chăn nuôi và công nghệ sinh học. Thỏa thuận cũng dẫn đến việc Mỹ đình chỉ mức thuế 15% dự kiến đối với khoảng 162 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, với mức thuế 15% đang áp lên lượng hàng nhập khẩu trị giá khoảng 110 tỷ USD giảm còn một nửa, xuống 7.5%. Trung Quốc cũng đình chỉ các mức thuế quan trả đũa.

Thương chiến Mỹ – Trung thời Tổng thống Biden: Trước khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden khẳng định sẽ không thực hiện bất kỳ “động thái tức thời” nào để dỡ bỏ thuế quan mà chính quyền Donald Trump đã áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc trước khi đánh giá đầy đủ thỏa thuận thương mại giai đoạn một hiện có và tham vấn các đồng minh của Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo New York Times được xuất bản đầu tháng 12/2020, ông Biden cho biết, “chiến lược Trung Quốc tốt nhất” là đưa tất cả các đồng minh truyền thống của Mỹ ở châu Á và châu Âu “về cùng một trang” – đó sẽ là ưu tiên chính của vị Tổng tư lệnh Mỹ “trong những tuần mở đầu” nhiệm kỳ ở Nhà Trắng.  Ông Biden tuyên bố, các chính sách thương mại của ông sẽ tập trung vào “các hành vi lạm dụng của Trung Quốc”, bao gồm “đánh cắp tài sản trí tuệ, bán phá giá sản phẩm, trợ cấp bất hợp pháp cho các tập đoàn” và ép buộc chuyển giao công nghệ. Hồi tháng 2/2021, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Janet Yellen nói với CNBC rằng thuế quan đánh vào Trung Quốc mà chính quyền ông Trump thực thi sẽ “được giữ nguyên ở thời điểm này”. “Đánh giá từ đầu đến cuối” của chính quyền ông Biden về chính sách thương mại của Trung Quốc cũng bao gồm cách tiếp cận thỏa thuận thương mại giai đoạn một của ông Trump với Bắc Kinh vốn sẽ hết hạn vào cuối năm 2021.

Ngày 19/3/2021, tại bang Alaska, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc hai ngày thảo luận giửa ngoại trưởng Mỹ Blinken, cố vấn an ninh quốc gia Jack Sullivan và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì. Cuộc hội họp bao gồm những lợi ích chung của hai nước “trên các hồ sơ Iran, Bắc Triều Tiên, Afghanistan và khí hậu”. Cuộc thảo luận được mô tả là “gay gắt”, nhưng “mang tính xây dựng”, với việc lần đầu tiên hai cường quốc hàng đầu thế giới công khai bày tỏ những bất đồng sâu sắc. Hơn 4 tháng sau cuộc họp cấp cao Mỹ-Trung đầy căng thẳng tại bang Alaska, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong và người đồng cấp Mỹ Wendy Sherman vừa có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên tại thành phố cảng Thiên Tân, phía Đông Bắc Trung Quốc vào cuối tháng 7/2021 trong nỗ lực cải thiện quan hệ song phương. Tuy vậy, hai bên vẫn có sự khác biệt lớn về quan điểm trên nhiều vấn đề. 

Ngày 9/9, tổng thống Joe Biden và chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm đầu tiên, sau gần 7 tháng không liên lạc trực tiếp. Cả hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh đến việc không để cạnh tranh Mỹ-Trung biến thành xung đột. Hai người có thể sẽ họp thượng đỉnh thông qua hình thức trực tuyến vào cuối năm 2021. Một nguồn thạo tin cho Reuters biết hôm 09/11/2021. Nhà Trắng và đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đều chưa xác nhận thời điểm họp thượng đỉnh. Chính quyền Mỹ ưu tiên hình thức họp trực tuyến do Trung Quốc vẫn áp dụng biện pháp hạn chế nhập cảnh chặt chẽ để chống dịch Covid-19, trong khi chủ tịch Tập Cận Bình không công du nước ngoài từ hai năm nay.

Vào ngày 6 tháng 10, tại Zurich, Yang Jiechi, Trưởng ban thư ký Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng CS Trung Quốc đã có cuộc hội đàm kéo dài 6 giờ với Trợ lý Tổng thống Mỹ về An ninh Quốc gia Jake Sullivan. Nhà Trắng cho biết ông Sullivan nêu quan ngại về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như nhân quyền và lập trường của Bắc Kinh đối với Hong Kong, Tân Cương và Đài Loan.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã họp thượng đỉnh qua đường truyền video vào thứ Hai 15/11 — các nguồn tin nói với Reuters hôm 11/11, trong bối cảnh căng thẳng về thương mại, nhân quyền và các hoạt động quân sự giữa hai nước.

Kinh tế Trung Quốc trong năm 2021: Tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng hơn 1 năm qua, cho thấy những áp lực lớn lên kinh tế nước này trong quý cuối năm nay, nhất là trong 3 lãnh vực bất động sản, năng lượng và nợ ngầm của chính quyền địa phương. Theo thông tin của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kể từ ngày 1/12/2021 tới, 32 quốc gia sẽ ngừng áp dụng ưu đãi thuế quan cho nước này. Một chuyên gia kinh tế dự đoán các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động sẽ chịu ảnh hưởng khi quyết định này chính thức có hiệu lực.

  • Vấn đề thiếu điện đã nhen nhóm với các cơ sở công nghiệp lớn ngay từ cuối năm 2020 và bắt đầu lan rộng kể từ tháng 3 năm nay. Một phần nguyên nhân xuất phát từ sự phục hồi quá nhanh các hoạt động sản xuất của Trung Quốc sau đại dịch. Nguồn cung thắt chặt đối với than – nhiên liệu đầu vào chủ lực của ngành điện Trung Quốc cũng gây áp lực lên các nhà máy điện. Từ đầu tháng 10, giá than nhiệt liên tục lập kỷ lục mới trên sàn hàng hóa, sau khi tỉnh Sơn Tây, vốn là vùng sản xuất than hàng đầu của nước này xảy ra lũ lụt lớn. Thiếu hụt buộc Trung Quốc tăng cường mua than từ thị trường quốc tế, kéo giá than nhập khẩu tăng vọt hơn 40% chỉ trong vòng hơn một tháng 10. Trong khi việc nhập khẩu từ Nga và Mông Cổ không đủ do vận chuyển không thuận lợi, còn than nhập khẩu từ Indonesia gặp khó khăn do thời tiết. Để đối phó với cuộc khủng hoảng điện trầm trọng do thiếu hụt nguồn than, Trung Quốc đã giải phóng lượng than của Úc bị lưu tại kho từ tháng Mười năm ngoái do lệnh cấm nhập khẩu than không chính thức của nước này. Cuộc khủng hoảng điện diễn ra tại quốc gia tiêu thụ than hàng đầu thế giới này là do nhu cầu lớn từ các nhà sản xuất, khu công nghiệp và hộ gia đình. Cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc đang đe dọa gây ra cú sốc mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu khi các nhà máy ở quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới này buộc phải tiết kiệm điện bằng cách hạn chế sản xuất. “Các thị trường toàn cầu sẽ nhận thấy sự thiếu hụt nguồn cung từ hàng dệt may, đồ chơi cho đến các linh kiện máy móc.
  • Evergrande của Trung Quốc từng là một trong những tập đoàn bất động sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, “bom nợ” hơn 300 tỷ USD treo trên đầu đang khiến cho tập đoàn này rơi vào thảm cảnh chưa từng có.
  • Theo tập đoàn Goldman Sachs, tổng nợ từ các công ty tài chính của chính quyền địa phương (LGFV – nợ ngầm của chính quyền địa phương) tại Trung Quốc đã lên tới 53,000 tỷ nhân dân tệ, tương đương 8,200 tỷ USD.

Khủng hoảng tại eo biển Đài Loan: Ngày 10/10/2021 đánh dấu 110 năm cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911 tại Trung Quốc. Đó cũng là ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China – ROC), hay còn gọi là Đài Loan. Đối với Trung Quốc và Đài Loan, “Ngày song thập” (double tenth day) còn là một diễn đàn quan trọng để chứng tỏ tính chính đáng của mỗi chế độ và cũng là dịp để báo hiệu cho một kỳ chính trị sắp tới từ bên này gởi đến bên kia.

Kể từ ngày bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến trở thành tổng thống Đài Loan năm 2016, chính sách về Đài Loan của Trung Quốc ngày một quyết đoán hơn, vừa sử dụng áp lực ngoại giao vừa tăng cường răn đe quân sự. Bốn ngày đầu tháng Mười năm nay là một minh chứng. Nhân dịp lễ mừng quốc khánh, Trung Quốc cho điều gần 150 chiến đấu cơ bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Một con số kỷ lục chưa từng có. Nhưng vài ngày sau, nhà nghiên cứu Zhenze Huang, trên trang mạng The Diplomat ghi nhận bài diễn văn của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “kỷ niệm 110 năm cuộc Cách Mạng Tân Hợi ngày 10/10/1911” năm nay, có một giọng điệu đặc biệt chừng mực hiếm có, hạn chế đưa ra một hình ảnh diều hâu. Một mặt, Tập Cận Bình khẳng định chỉ có đảng Cộng sản Trung Quốc mới là người kế tục hợp pháp của cuộc cách mạng dân tộc do Tôn Trung Sơn khởi xướng. Mặt khác, ông cam kết thống nhất Đài Loan bằng “con đường hòa bình”, trái với những lần tuyên bố trước đây cho rằng sẽ thống nhất Đài Loan bằng mọi giá kể cả “bằng sức mạnh quân sự”.  

Giới quan sát cho rằng có nhiều lý do để giải thích thái độ của Bắc Kinh. Thứ nhất, chiến lược hăm dọa quá đà của Bắc Kinh đã bị phản tác dụng. Sự việc đẩy người dân Đài Loan xa rời Hoa Lục hơn, cảm giác bài Trung Quốc tăng cao trong công chúng.

Theo một thăm dò do Quỹ Tự do thực hiện, gần 77% số người được hỏi tự cho là “người Đài Loan”, so với con số 7.5% cho mình là người Trung Quốc. Hơn nữa, chỉ có hơn 11% số người được thăm dò là ủng hộ “thống nhất”, so với gần 47% chủ trương “độc lập cho Đài Loan” và 26.4% kêu gọi “duy trì nguyên trạng”. Thứ hai, chính sách hung hăng của Bắc Kinh đối với Đài Bắc cũng đã làm thổi bùng lên những phản ứng mạnh mẽ, và trong chừng mực nào đó đã bị quốc tế hóa. Nhiều nước châu Âu trước đây có lập trường trung lập nay bắt đầu thoát ra khỏi sự im lặng. Cụ thể, Litva là nước thành viên đầu tiên của Liên Hiệp Châu Âu đã cho lập “văn phòng đại diện” mang tên Đài Loan, khiến cho quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Paris gần đây còn gởi một phái đoàn nghị sĩ đến thăm Đài Bắc. Yếu tố thứ ba là đến từ Washington. Ông Zhenze Huang nhắc lại ngày 06/10/2021, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã có cuộc gặp với lãnh đạo ngoại giao cao cấp nhất của Trung Quốc là ông Dương Khiết Trì, ủy viên Bộ Chính Trị, chánh văn phòng phụ trách đối ngoại TW đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Zurich, Thụy Sĩ. Không như lần gặp thứ nhất tại Alaska hồi tháng Ba năm nay, lần này đôi bên đã có những cuộc “trao đổi đầy đủ, thẳng thắn và sâu rộng” về nhiều vấn đề liên quan đến những lợi ích chung của cả hai nước. Kết quả của cuộc gặp là lãnh đạo hai nước sẽ có cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến từ đây đến cuối năm 2021.

Cuối cùng, Bắc Kinh dường như cũng đã có được một số nhượng bộ, cam kết từ phía Washington, vốn dĩ cũng muốn hạ nhiệt căng thẳng, duy trì sự ổn định tại vùng Đông Á. Chính quyền Biden không thể gánh lấy rủi ro đối đầu quân sự, vì đó cũng là một thất bại ngoại giao trong chiến lược mơ hồ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan. Theo ông Zhenze Huang, Washington dường như đã đưa ra điều kiện tiên quyết là Bắc Kinh nên kềm chế không kích động xung đột. Ở một khía cạnh nào đó, Bắc Kinh và Washington đã đạt được một thỏa thuận ngầm về Đài Loan. Theo đó, Mỹ chính thức công nhận Bắc Kinh chứ không phải Đài Bắc, và Đạo luật Quan hệ Đài Loan, trong đó nêu rõ rằng Mỹ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh thay vì Đài Loan dựa trên kỳ vọng rằng tương lai của Đài Loan sẽ được định đoạt bằng các biện pháp hòa bình.

Trong khi đó, bài phát biểu của Thái Anh Văn mang hơi hướm của một phiên bản được nâng cấp về “mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với Nhà nước”, như cố tổng thống Lý Đăng Huy từng đề xướng. Tuy nhiên, bà Thái Anh Văn không muốn tiến đến một lựa chọn đi đến hướng “chúng tôi tuyên bố độc lập”. Bà Thái Anh Văn không muốn thấy một hành động quân sự từ Hoa Lục và Hoa Kỳ là quốc gia độc nhất có thể ngăn Trung Quốc làm điều này.

COVID-19 TRÊN THẾ GIỚI VÀ HOA KỲ

Đại dịch COVID-19 khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung – Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng vào giữa tháng 1 năm 2020.

Tính đến cuối tháng 12/2021, hai năm sau ngày bùng phát, trên thế giới với dân số 7.8 tỷ người, đã có 252 triệu người bị nhiễm Covid-19 và 5 triệu tử vong. Mỉa mai thay, Hoa Kỳ là nước có nền y tế vững mạnh trên thế giới, lại là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Với dân số 334 triệu, Hoa Kỳ có 48 triệu ca lây nhiễm với 779 ngàn ca tử vong. Theo AFP, trong phát biểu ngày 16/9/2020, từ văn phòng tranh cử ở Wilmington, bang Delaware, ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ Joe Biden nhấn mạnh: “Trách nhiệm số một của tổng thống là bảo vệ người dân Mỹ, nhưng ông ta đã không làm được điều này”. Dù rằng đây là một tuyên bố chính trị nhưng ông Biden đã nói một sự thật về những lổi lầm của cựu Tổng thống Trump.

KẾT LUẬN

Bài này, viết dưới dạng hồi tưởng, có thể xem như là tổng kết các biến cố liên quan đến Việt Nam trong suốt 8 thập niên trôi nổi của một nhân chứng sinh và chiến đấu cho miền Nam. Khi viết bài này, tác giả đọc lại bài “Đem tâm tình viết lịch sữ” của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn của miền Nam. Ông đã tìm cho mình một cái chết trong tù để bảo toàn được danh dự và tiết tháo của kẻ sĩ. Vấn đề không thu hẹp trong phạm vi văn nghệ hay chính trị, vấn đề bao quát cả một niềm hy vọng tha thiết của dân tộc từ năm 1945. Chỉ tiếc là các đảng phái đã không ngồi lại được với nhau rồi rốt cuộc, đảng Cộng Sản là tổ chức mạnh nhất, đã thống nhất được đất nước.

Ba câu chuyện gần đây mà tác giả dùng để làm đoạn kết cho bài viết này. Dù rằng là công dân của quốc gia Hoa Kỳ nhưng tấm lòng vẫn hướng về quê hương Việt Nam.

Câu chuyện thứ nhất là trách nhiệm của ông Trump và đại dịch Covid-19 năm 2020 tại Hoa Kỳ. Cách ông Donald Trump xử lý đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 hoàn toàn là một “thảm họa hỗn độn”. Sự thờ ơ của ông đã dẫn đến gần 800 ngàn cái chết của người dân Hoa Kỳ. Chỉ cần ông làm tròn bổn phận tối thiểu của mình thì 200, 300 trăm ngàn ca tử vong của người dân Hoa Kỳ có thể được bớt đi. Cho đến bây giờ, ông Trung vẫn cố tình che dấu sự sai lầm của mình và không ít một số người thượng đẳng da trắng vẫn ủng hộ ông. Trong truyền thống chính trị của quốc gia Hoa Kỳ, đảng Cộng Hòa vẫn có chổ đứng trong các cuộc bầu cử 2022, 2024. Hảy để cho ông Trump đi vào quá khứ và suy nghĩ về những lổi lầm của mình trong giai đoạn tối tăm của lịch sử Hoa Kỳ.

Câu chuyện thứ hai và thứ ba, dù có tính cách biểu tượng, nhưng cũng đã nói lên những băng hoại tinh thần tại Việt Nam. Câu chuyện thứ hai đã có đăng trong bài viết “Những điều cần suy nghĩ sau sự ra đi của Phi Nhung” đưa lên mạng ngày 1 tháng 12, 2021. Mạnh Quỳnh, trong tang lể của Phi Nhung có nhắc đến chuyện anh ấy hỏi Phi Nhung có muốn anh nói vài sự thật thì Phi Nhung bảo rằng: “Ông về Mỹ lo cho gia đình và 2 đứa con còn tôi thì ở trong chảo dầu, người ta muốn xào nấu gì cũng được”. Phi Nhung là cô ca sỉ nhỏ bé và có lòng nhưng quê hương chưa phải là chùm khế ngọt cho đến ngày cô từ giả cỏi đời.

Câu chuyện thứ ba mới xảy ra gần đây khi ông Bộ trưởng Tô Lâm có mặt tại Anh ngày 1/11 và ăn bò dát vàng gây bão dư luận trong nước đang vất vả chống dịch Covid-19. Nói cho cùng, chuyện xảy ra với ông Tô Lâm cũng chỉ là chuyện xui xẻo nhỏ đối với đảng CS Việt Nam. Quy định số 41-QĐ/TW của Bộ Chính trị về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về 19 điều đảng viên không được làm, được gấp rút ban hành chỉ sau vài ngày, cũng đủ giải quyết vấn đề. Dân chúng Việt Nam thì phải tất bật lo cuộc sống hàng ngày. Tính chính danh của đảng Cộng Sản Việt Nam trong suốt mấy thập niên qua đã bị xóa sạch chỉ bằng đoạn phim 41 giây. Người Nhật tự sát tập thể để giữ gìn danh dự dân tộc. Đối với người cầm quyền Việt Nam thì đây là chuyện không đáng đề cập.

See the source image

Tô Lâm ăn bò dát vàng

Năm 1998, lúc về làm việc cho một dự án tài trợ ngắn hạn tại Việt Nam. Trong một buổi họp mặt với bạn bè cùng lớp tại Sài Gòn, một người bạn cùng lớp đã trầm ngâm nói: “Thế hệ chúng mình sinh ra trong một giai đoạn mà lịch sử dân tộc dồn ép lại. Quá nhiều chịu đựng cho thân phận con người”. Chúng tôi vẫn nhớ mãi câu nói ấy. Dân tộc vẫn trường tồn còn chế độ chỉ là giai đoạn. Cuốn sách The Values Compass của tác giả Mandeep Rai, in năm 2020, khám phá giá trị quan trọng nhất ở từng nước trong 101 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với mỗi nước, tác giả chọn ra một “giá trị” mà có thể xem là tiêu biểu giúp cho quốc gia đó thành công. “Resilience”, thường được dịch sang tiếng Việt là “kiên cường” hay “khả năng phục hồi”, là từ khóa mà tác giả dành cho Việt Nam. Tác giả chỉ ra: “Dù trong điều kiện nào, người Việt Nam thường tìm ra cách vượt qua. Hơn thế nữa, họ cố làm tốt nhất trong những hoàn cảnh khó khăn. Càng khó có điều kiện, khả năng phục hồi và khả năng thích ứng của họ càng trở nên mạnh mẽ hơn”. Hy vọng giá trị này áp dụng cho mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam.

THAM KHẢO

  1. Chiến tranh Việt Nam – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
  2. Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
  3. Việt kiều – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
  4. Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc 2018 – 2019 – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
  5. Bài viết “Trải nghiệm của tướng độc nhãn Israel tại chiến trường Việt Nam” đăng trên mạng Thanh Niên ngày 22/2/2017.
  6. Chiến tranh biên giới Tây Nam – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
  7. Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc (2019 – 2022) – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
  8. Bài viết “Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh biên giới 1979” đăng trên mạng Reds.VN ngày 19/2/2020.
  9. Bài viết “Chiến tranh BGPB 1979: Đại tướng Liên Xô trực tiếp lên Lạng Sơn, yêu cầu Moscow viện trợ khẩn cấp cho VN lượng lớn vũ khí” đăng trên mạng Cục Khoa học Quân sự / BTTM ngày 30/10/2019.\
  10. Bài viết “Trung Quốc trở thành một ‘phép màu kinh tế’ thế giới ra sao? đăng trên mạng Cục Khoa học Quân sự / BTTM ngày 30/10/2019.
  11. Bài viết “Một năm Mỹ – Trung ‘ăn miếng trả miếng’ trong chiến tranh thương mại đăng trên mạng VN Express ngày 28/5/2019.
  12. Bài viết “Quan hệ đối tác chiến lược Việt – Mỹ” của tác giả đăng trên mạng Tranhchapbiendong.net ngày 20/9/2021.
  13. Bài viết “Tình hình Covid-19 tại Việt Nam tính đến 1/12/2021” của tác giả đăng trên mạng Tranhchapbiendong.net ngày 1/12/2021.
  14. Bài viết “Hé lộ ‘núi nợ’ ngầm lên đến 8.200 tỷ USD của nền kinh tế Trung Quốc” từ TTXVN ngày 30/9/2021.
  15. Bài viết “Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tại Ngok Wan (Chiến Dịch Kham zei 180)” – Tố Quyên, K16 – Posted by dnchau November 08, 2018.
  16. Lịch sử Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH Phần B 20 – Trận Dakto (đồi 1416) (từ November 3 – November 22/1967)

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *