Tình hình Covid-19 tại Việt Nam tính đến 30/11/ 2021

426 (lượt xem) |

Ngày 27/4/2021, biến thể Delta lan tràn khắp thế giới. Biến thể này là 1 trong 4 biến chủng virus Corona được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá thuộc nhóm đáng lo ngại hiện nay. 4 chủng virus Corona mới được phát hiện lần đầu tiên tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ. WHO đã giới thống nhất gọi 4 biến chủng mới này theo các ký hiệu bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta. Theo đó, biến thể Delta (còn được gọi là B.1.617.2) là tên của biến thể virus Corona chủng mới được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ. Biến chủng này được coi là biến thể nguy hiểm nhất trong số 4 biến thể virus Corona mới được phát hiện. Hiện đã có hơn 80 quốc gia ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng này và nó đang lây lan với tốc độ vượt ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia dịch tễ. Biến thể Delta đã thay đổi bộ mặt Covid-19 trên toàn thế giới.

Ngày 26/11, các nhà khoa học đã phát hiện ra một biến thể Covid-19 mới được gọi là B.1.1.529 và đang nghiên cứu để tìm hiểu những tác động tiềm ẩn của nó. Trong cuộc họp khẩn, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt tên chính thức cho nó là Omicron. Hơn 100 ca nhiễm đã được ghi nhận ở Nam Phi, Bỉ, Hồng Kông (Trung Quốc), Israel và Botswana. Một số quốc gia bắt đầu đóng cửa biên giới với các quốc gia này.

Theo trang thống kê Worldometers.info, tính đến ngày 30/11/2021, thế giới với tổng dân số 7.8 tỷ người đã ghi nhận tổng cộng 263 triệu ca COVID-19, trong đó có 5.2 triệu ca tử vong. Như vậy, tỷ lệ tử vong so với tổng dân số là 653/100,000 dân. Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, với số ca nhiễm lần lượt là hơn 49.3 triệu ca, hơn 34.6 triệu ca và 22.1 triệu ca. Anh Quốc và Nga Sô đã vượt lên hàng thứ tư và thứ năm với 10.2 triệu ca và 9.6 triệu ca:

  • Mỹ với dân số 334 triệu và 801,326 ca tử vong (2,399/100,000 dân).
  • Brazil với dân số 215 triệu và 614,428 ca tử vong (2,858/100,000 dân).
  • Ấn Độ với dân số 1.4 tỷ và 468,980 ca tử vong (335/100,000 dân).
  • Nga với dân số 146 triệu và 275,193 ca tử vong (1,885/100,000 dân).
  • Anh Quốc với dân số 68 triệu người và 144,810 ca tử vong (2,130/100,000 dân).

Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á. Kể từ 27/4/2021, về nỗ lực ngăn ngừa Covid-19, các nước ASEAN đều có vị trí cuối bảng. Tuy nhiên một cách khách quan thì các quốc gia này có tỷ lệ tử vong thấp hơn Hoa Kỳ, Âu Châu và các quốc gia Nam Mỹ nhiều dù rằng chậm trể trong nỗ lực tiêm chủng vì tùy thuộc vào sự cung cấp vaccine của Hoa Kỳ và Âu Châu.

  • Indonesia với dân số 274 triệu và 143,830 ca tử vong (525/100,000 dân).
  • Philippines với dân số 112 triệu và 48,545 ca tử vong (433/100,000 dân).
  • Malaysia với dân số 33 triệu và 30,370 ca tử vong (920/100,000 dân).
  • Thái Lan với dân số 70 triệu và 20,769 ca tử vong (297/100,000 dân).
  • Việt Nam với dân số 98 triệu và 25,252 ca tử vong (258/100,000 dân).

Tại Việt Nam, biến thể Delta đã vượt qua sự tiên liệu của chính quyền. TP.HCM trở thành tâm chấn của biến thể mới. Theo một số chuyên gia được hãng tin Anh Reuters ngày 28/6/2021 trích dẫn, sự bùng phát dữ dội này có thể vì Việt Nam đã không tiên liệu biến thể mới và chậm trể trong việc mua thuốc tiêm chủng. Từ một ‘siêu sao (superstar), ‘người hùng’, ‘quốc gia hình mẫu’ về thành công chống Covid-19 từng được cộng đồng quốc tế công nhận, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á lại đứng cuối bảng về khả năng phục hồi Covid-19 theo xếp hạng của Nikkei vào đầu tháng 9/2021.

Báo cáo của Nikkei tháng 9/2021

Theo nhận định của ông Steve Cochrane, trưởng nhóm chuyên gia phân tích kinh tế phụ trách vùng châu Á – Thái Bình Dương của hãng Moody’s Analytics: “Số ca nhiễm mới lên đến mức rất cao ở Indonesia và Philippines, tăng vọt ở Thái Lan cũng như Việt Nam. Ngay cả Singapore, quốc gia đi đầu trong khu vực về tiêm chủng, cũng đang phải vật lộn để ngăn chặn các ổ lây nhiễm nhỏ”. Từ giữa năm 2021, đại dịch Covid-19 biến thể Delta xuất hiện và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế với tốc độ và tính nghiêm trọng chưa từng có. Giới chuyên gia đã nhanh chóng cảnh báo rằng cần phân phối vaccine rộng rãi để nền kinh tế nhanh chóng trở lại bình thường. Tháng 12/2020, cố vấn tại McKinsey ước tính những nỗ lực này sẽ tiêu tốn hơn 10 tỷ USD. “Song, lợi ích kinh tế sẽ lớn hơn nhiều lần”. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 – 2025 kéo dài 5 năm có thể chấp nhận hy sinh năm nay, để 4 năm sau đạt kết quả tốt hơn”.

Vì những lý do nào đó, Nekkei đã cố tình đánh giá thấp khả năng hồi phục của các quốc gia ASEAN. Tính đến cuối tháng 10/2021, tỷ lệ tiêm ngừa của các quốc gia Đông Nam Á đã vượt quá 75%. Những diễn biến trong 6 tháng tới sẽ cho thấy sự chính xác mà Nikkei nhận xét.

COVID-19 TẠI VIỆT NAM

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” được áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Có 4 cấp độ phòng, chống dịch tương ứng với 4 màu: Xanh (cấp 1), vàng (cấp 2), cam (cấp 3), đỏ (cấp 4). Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4800/QĐ-BYT về hướng dẫn chuyên môn trong đó đưa ra 3 tiêu chí đánh giá dịch đó là: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần; Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19; Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Tình hình Covid-19 tại Việt Nam tính đến 30/11/2021:

Việt Nam vượt mức 1 triệu ca nhiễm vào ngày 11/11/2021. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có đến 1.22 triệu ca nhiễm và 25,055 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 2.1% so với tổng số ca mắc và tương đương so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2%). Trung bình số tử vong mới nhất: 162 ca/ngày. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mức độ gây nhiễm lên đến đỉnh điểm đầu tháng 9 với 14,894 ca nhiễm, xuống 3,000 ca vào giữa tháng 10, nay đã lên lại khoảng 13,000 khi địa phương tái mở cửa. TP.HCM dẫn đầu với hơn 471,069 ca nhiễm (38.6%) và 17,968 tử vong (74%). Tính đến 15/11, Việt Nam tiếp nhận khoảng 129 triệu liều vaccine phòng Covid-19 từ COVAX của tổ chức Y tế Thế giới, các cường quốc thân hữu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức Quốc và các công ty tư nhân và phân bổ 105 triệu liều. Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 122 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là 71.1 triệu liều, tiêm mũi 2 là 50.9 triệu liều. Mục tiêu của Việt Nam là nhận được 150 triệu liều vào cuối năm 2021 và 70% dân số được tiêm 2 liều.  

Source: Bộ Y tế Việt Nam – Báo Tuổi Trẻ – Báo VNE – Đà Nẳng Online  

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam từ 25/10 đến 28/11/2021

So sánh mức tử vong của các quốc gia Đông Nam Á

  • Bộ Y tế Việt Nam cho biết cả nước đã nghi nhận trung bình từ 8,000 – 10,000 ca nhiễm mới, một kỷ lục mới trên toàn quốc, giữa lúc Cục hàng không kiến nghị dừng mọi tuyến bay nội địa giữa các vùng dịch. Hầu hết các ca nhiễm mới được ghi nhận ở “điểm nóng” của dịch hiện nay, TP.HCM và các tỉnh lân cận – gồm Bình Dương và Đồng Nai. Riêng TP.HCM, nơi đang bị phong toả và áp dụng lệnh cấm người dân ra đường từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng, chiếm gần 1 nửa tổng số ca nhiễm mới trên toàn quốc trong ngày 8/8 khi ghi nhận gần 4,000 trường hợp dương tính với COVID-19. Trong tổng số ca nhiễm được ghi nhận trên toàn Việt Nam tính đến ngày 9/8, TP.HCM chiếm hơn một nửa.
  • Bộ Y tế Việt Nam cho biết có thêm 10,654 ca mắc Covid-19 tính từ 18h ngày 18/8 đến 18h30 ngày 19/8, mức cao nhất từ trước tới nay. Tổng số ca nhiễm ghi nhận trong nước từ 27/4/2021 là 308,560 ca, gấp hơn 3 lần “kịch bản 100,000 ca” mà chính phủ đưa ra vào tháng 6 và hơn 10 lần “kịch bản 30,000 ca nhiễm” mà chính phủ Việt Nam đưa ra vào tháng 5.
  • Tình hình đại dịch COVID-19 tại Việt Nam vẫn ngày một nghiêm trọng trong lúc quân đội tới Sài Gòn kiểm soát an ninh “đi chợ” cho dân. Trong đó, tính từ đầu dịch đến nay, số người lây nhiễm ở Sài Gòn thấy được thống kê là 175,994 ca. Bình Dương trầm trọng hạng nhì với 70,242 ca dù dân số chỉ khoảng một phần tư dân số Sài Gòn. Sài Gòn và Bình Dương là các địa phương có nhiều công ty ngoại quốc đầu tư sản xuất và xuất cảng nhất. Hai thành phố miền nam khác là Long An và Đồng Nai, cũng thư hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đang bị dịch nặng với 17,805 ca ở Long An và 17,688 ở Đồng Nai.
  • Sau 38 ngày thực hiện Chỉ thị 16 và 16 tăng cường, TP.HCM kéo dài đợt giãn cách thêm một tháng đến 15/9, với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó” để phòng chống dịch.
  • Vào đầu tháng 9/2021, Thủ tướng Việt Nam nêu quyết tâm phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9. Theo đó, khi còn khan hiếm vaccine, chưa bao phủ được vaccine thì các biện pháp phòng ngừa vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, trong đó có biện pháp giãn cách xã hội, phải tăng cường. Thủ tướng yêu cầu thí điểm thu hút khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc từ nay đến cuối năm. 
  • Ngày 31/5, Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines phát đi thông báo đã trở thành hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam ký thỏa thuận với Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) để thử nghiệm ứng dụng hộ chiếu sức khỏe điện tử IATA Travel Pass. Đây có thể coi là chìa khóa mở cửa biên giới, tạo điều kiện cho hành khách đi lại thuận lợi giữa các quốc gia đồng thời đáp ứng mọi yêu cầu nhập cảnh của cơ quan chức năng và chính phủ tại điểm đến. Ngày 4/9, tin cho hay một chuyến bay đầu tiên có thí điểm “Hộ chiếu vaccine” ở Việt Nam đã tới sân bay Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh trong cuối tuần. Thời Báo Kinh tế Online đưa tin cho biết một chuyến bay chở công dân Việt Nam từ Nhật Bản đã hạ cánh an toàn tại Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Trên chuyến bay thí điểm này, các hành khách đã tiêm đủ liều vaccine phòng chống Covid-19 và đây là chuyến bay đầu tiên áp dụng thí điểm chương trình cách ly y tế 7 ngày của Bộ Y tế Việt Nam.
  • Truyền thông Nhà nước Việt Nam hôm 6/9 cho biết, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có yêu cầu Ấn Độ khẩn cấp cho vay 10 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19, cũng như cung cấp thuốc điều trị và trang bị y tế chống dịch. Yêu cầu được đưa ra tại cuộc tiếp Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội.
  • Hai hãng hàng không Bamboo Airways và Vietnam Airlines đã chuẩn bị và dự trù có chuyến bay kiểm chứng đến Mỹ. Theo báo VNExpress, hãng hàng không Bamboo Airways cho biết đã nhận được giấy phép từ Cơ Quan An Ninh Giao Thông Hoa Kỳ (TSA) cho 12 chuyến bay thẳng hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ từ Tháng Chín đến Tháng Mười Một, 2021.
  • Ngày 19/9, Chủ tịch các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam vừa đồng loạt ký kiến nghị gửi Chính phủ đề xuất chiến lược “Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực” nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới. Thư của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) đề ngày 17/9 nói “Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Ngài [Thủ tướng Phạm Minh Chính] để có thể mở cửa và phục hồi an toàn cho Việt Nam, đặc biệt cho TP.HCM và Khu vực kinh tế phía Nam”. Nội dung bức thư mà BBC đọc được nhấn mạnh điều mà các hiệp hội này mô tả là “tình hình càng trở nên gay gắt hơn”. Trong động thái muốn tham dự trực tiếp vào các quyết sách của Chính phủ, lá thư có đoạn: “Điều quan trọng là Việt Nam phải hành động ngay bây giờ để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đồng thời không bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế. “Chúng tôi muốn chia sẻ với Ngài những mối quan tâm và khuyến nghị chính của chúng tôi và đề nghị cho phép chúng tôi được có mặt trong cuộc họp sắp tới do Phó Thủ tướng Thành chủ trì với các thành viên cộng đồng doanh nghiệp vào thứ Hai, ngày 20 tháng 9 hoặc bất kỳ cuộc họp sắp tới nào với các hiệp hội doanh nghiệp đang được xem xét bởi PTT Lê Minh Khái, PTT Vũ Đức Đam hoặc các bộ ngành liên quan”.
  • GDP của quý 3/2021 giảm sâu, âm 6.17% khiến GDP 9 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1.42%. Đây là lần đầu tiên từ năm 2000, tăng trưởng trong một quý ghi nhận âm.
  • Tối 12/10, Bộ Y tế công bố 2,949 ca nhiễm trong đó 2,939 ca tại 43 tỉnh thành, đánh dấu ngày đầu tiên trong 90 ngày qua số ca nhiễm dưới 3,000; số tử vong cả nước 100 ca.
  • Đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là trong giai đoạn 1 sẽ cho phép du khách đến năm tỉnh thí điểm là Phú Quốc, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ninh kể từ tháng 11/2021. Đây đều là những địa điểm du lịch nổi tiếng và được du khách ưa chuộng ở Việt Nam. Các doanh nghiệp lữ hành cho biết, hàng chục ngàn du khách Nga đã đặt tour để sang Việt Nam du lịch. Nếu được cho phép, mỗi tuần hàng chục chuyến bay từ Nga sẽ hạ cánh xuống Việt Nam. Để thực hiện việc đón khách theo tiêu chí “người đến an toàn, điểm đến an toàn,” chính quyền các tỉnh nêu trên đang đẩy nhanh chích vacccine tạo miễn dịch cộng đồng. Một số nơi như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc đã chích ngừa vaccine mũi nhất cho cho từ 70% đến 95% người dân. “Hiện nay, Việt Nam đang tạm thời công nhận mẫu giấy chứng nhận chích ngừa hay ‘sổ thông hành vaccine’ của 72 quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, vùng lãnh thổ đã được đại diện các quốc gia và vùng lãnh thổ này giới thiệu chính thức tới Bộ Ngoại Giao,” báo Tuổi Trẻ dẫn lời bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN, cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 21 Tháng Mười.

Du khách Nga chiếm thị phần lớn thứ hai của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong nhiều năm qua. (Hình: An Bình/Zing)

  • Trang tin của Bộ Y Tế, 14/10, viết về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em: “Mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 – 17 tuổi và hạ dần độ tuổi).”
  • Việt Nam đặt mục tiêu tiếp nhận 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 trong năm 2021 để tiêm chủng khoảng 70% dân số, nhằm đạt miễn dịch cộng đồng. Tính đến ngày 29/10, Việt Nam tiếp cận được 107 triệu liều vaccine Covid-19, hiện đã tiêm hơn 78 triệu liều.
  • Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) vừa công bố kết quả đánh giá Chỉ số phục hồi sau Covid-19 (Nikkei Covid-19 Recovery Index – NCRI) tháng 10 (cập nhật ngày 31/10). Theo đó, Việt Nam xếp vị trí 95/121 quốc gia và vùng lãnh thổ, xếp trên một số nước Đông Nam Á, bao gồm cả Singapore. So với vị trí 118/121 trong bảng xếp hạng tháng 9, Việt Nam đã có bước tiến đáng kể. Đây cũng là bước tiến lớn khi Việt Nam từng đứng cuối bảng 121/121 trong kết quả đánh giá tháng 8. NCRI được đánh giá dựa trên tổng hợp 3 yếu tố: năng lực kiểm soát số ca nhiễm, tỷ lệ tiêm vắc xin và tính lưu động, linh hoạt của xã hội (giảm bớt các biện pháp thắt chặt).
  • Từ 3,022 ca lây nhiễm ngày 19/10, tỷ lệ lây nhiễm lại tăng trở lại 10,000 ca. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vẫn ở mước bình thường.
  • Sáng ngày 20/11, 2 thành phố Hội An, Phú Quốc, Nha Trang đón khách quốc tế đầu tiên sau gần 2 năm tạm ngưng hoạt động du lịch do ảnh hưởng từ Covid-19.

Khách du lịch đến Hội An

COVID-19 VÀ LIÊN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ

  • Ngày 30/5/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã viết thư gửi cho Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đề nghị hỗ trợ Việt Nam vắc xin COVID-19 và cả việc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin. Việt Nam đang phải đương đầu với làn sóng dịch COVID-19 thứ tư bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay. Đây được cho là đợt dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ khi dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Chỉ trong vòng một tháng, Việt Nam đã ghi nhận 4,000 ca nhiễm COVID-19 tại 34 tỉnh, thành phố, cao gấp gần ba lần so với tổng số ca nhiễm cả năm trước đó. Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ người được tiêm vắc xin chậm so so với các nước trong khu vực Đông Nam Á với khoảng 1% dân số được tiêm vắc xin. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chiều 2/6 cho biết Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin Sputnik V trong năm nay. Việt Nam là nước kiểm soát tốt dịch bệnh, nên có một số lượng vắc xin dự kiến được chuyển về Việt Nam, nhưng sau đó lại phải chuyển sang nước khác. Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu mua được 150 triệu liều vắc xin trong năm 2021 để tiêm cho 70 đến 75% dân số. Công ty Pfizer sẽ cung cấp 31 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong quý 3 và 4 năm 2021, đảm bảo đúng lộ trình hai bên đã thống nhất. Bộ Y Tế Việt Nam hồi tháng 6 công bố về việc đặt mua hơn 120 triệu liều vắc-xin từ các công ty khác nhau, bao gồm năm triệu liều từ Moderna, 20 triệu liều từ Sputnik V, 30 triệu liều từ AstraZeneca, 31 triệu liều từ Pfizer, và 38.9 triệu liều từ chương trình COVAX Faciliity của WHO. Việt Nam sẽ được chuyển giao 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca chống virus corona mỗi tuần từ tháng 7 cho tới khi hoàn thành thoả thuận 30 triệu liều mà một công ty trong nước đã đặt mua, theo truyền thông trong nước.
  • Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 3/6 công bố chi tiết kế hoạch chia sẻ ít nhất 80 triệu liều vắc xin Covid-19 cho toàn cầu trong đó có 55 triệu liều vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo và trung bình trong đó có Việt Nam, báo Nikkei Asia cho hay. Nhà Trắng ngày 10/6 cũng xác nhận Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có kế hoạch mua và tặng 500 triệu liều vắc xin Pfizer với giá phi lợi nhuận cho 92 quốc gia trong đó có Việt Nam. Nhà sản xuất dược phẩm Hoa Kỳ Pfizer và đối tác BioNTech của Đức sẽ cung cấp 200 triệu liều vào năm 2021 và 300 triệu liều vào nửa đầu năm 2022.
  •  “Với 2 thỏa thuận với nhà sản xuất Pfizer, Bộ Y tế cho biết sẽ mua được tổng cộng gần 51 triệu liều vaccine Pfizer. Trong đó quý 3/2021 vaccine sẽ về hằng tuần, số lượng 3 triệu liều trong cả quý 3, quý 4, số lượng vaccine Pfizer về dự kiến lên tới 47 triệu liều, tập trung vào 2 tháng 11 và 12,” Tuổi Trẻ ngày 15/8 đưa tin.
  • Hiệp hội Quần áo và Da giày Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền Mỹ và Việt Nam ưu tiên tiêm phòng ngừa COVID-19 cho công nhân ngành may mặc Việt Nam trong đó nhấn mạnh vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho thị trường Mỹ. 90 CEO của các nhãn hàng hàng đầu Mỹ như Adidas, Coach, Gap, Hanebrands, Nike, VF, Under Amour kiến nghị Tổng thống Joe Biden tăng tốc viện trợ vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam. Nikkei Asia đưa tin hôm 28 tháng 7 trích dẫn hai lá thư nhóm này gửi Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Việt Nam một ngày trước. Nhóm đại diện cho các thương hiệu thời trang toàn cầu như Adidas, Gap kêu gọi Tổng thống Biden gửi thêm vắc-xin cho Việt Nam, đồng thời thúc giục Hà Nội ưu tiên tiêm vắc-xin cho ngành may mặc và giày dép vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề do đợt bùng phát thứ tư của đại dịch tại Việt Nam. Trong khi đó, các nhà sản xuất sản phẩm điện tử đã phải đối phó với tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng bằng cách cho nhân viên ngủ tại nơi làm việc để duy trì hoạt động và thực hiện lệnh của chính phủ. Tuy nhiên, các hãng sản xuất hàng dệt may khó có thể có biện pháp tương tự vì tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. Việt Nam là nguồn xuất khẩu quần áo và giày dép lớn thứ hai sang Hoa Kỳ, sau Trung Quốc. Việt Nam hiện có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất khu vực Đông Nam Á và Hiệp hội May mặc đã đề nghị Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bổ sung công nhân các nhà sản xuất dệt may vào danh sách các đối tượng ưu tiên được chích vắc-xin phòng COVID-19 trong đợt này.
  • Việt Nam nằm trong nhóm các nước đã nhận viện trợ vaccine chống COVID-19 nhiều nhất trong tổng số hơn 100 triệu liều vaccine mà chính phủ Mỹ hỗ trợ cho toàn cầu không kèm bất cứ điều kiện gì trong thời gian qua. Một danh sách mới được Nhà Trắng công bố về việc phân bổ hơn 111.7 triệu liều vaccine tới hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới, thông qua chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX, cho thấy Việt Nam đứng thứ 7 với 5 triệu liều vaccine. Nhật Bản cũng giúp Việt Nam 3.6 triệu liều.
  • Nhân dịp tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng LHQ lần thứ 76, sáng 23/9 (theo giờ Mỹ) tại New York, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và làm việc tại Công ty Pfizer, công ty sản xuất vắc xin ngừa COVID-19. Phó Chủ tịch Pfizer, ông Jonathan Selib cho biết Pfizer luôn có quan hệ hợp tác tốt với Việt Nam, cam kết cung cấp cho Việt Nam trong năm nay đủ 31 triệu liều vắc xin cho người trưởng thành, đồng thời có 20 triệu liều cho trẻ em khi Pfizer có đủ dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn.
  • Hãng Pfizer vừa công bố thỏa thuận, cho phép 95 nước thu nhập thấp và trung bình (53% dân số thế giới), trong đó có Việt Nam, được sản xuất thuốc viên trị COVID-19 với giá rẻ là hy vọng để thế giới thoát khỏi ám ảnh của COVID-19. Trước đó, hãng Merck và MPP cũng đạt thỏa thuận cho phép 105 nước thu nhập thấp và trung bình, chủ yếu ở châu Phi và châu Á, được phép sản xuất phiên bản generic của thuốc trị COVID-19 Molnupiravir của hãng. Ngoài ra, hãng Merck cũng của Hoa Kỳ đã cấp phép cho 8 nhà sản xuất thuốc lớn của Ấn Độ để sản xuất thuốc generic của Molnupiravir. Merck cũng cam kết hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho bất cứ hãng sản xuất thuốc nào yêu cầu giúp đỡ để sản xuất phiên bản generic của Molnupiravir. Bộ Y tế cho biết hiện có 5 công ty dược của Việt Nam nộp hồ sơ sản xuất thuốc kháng virus Molnupiravir. Việt Nam cũng đang vận động quốc tế để trở thành trung tâm sản xuất vaccine chống COVID trong khu vực. Đề xuất này của Việt Nam được Tổ chứ Y tế thế giới ủng hộ trong chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hôm 28/11 tại Geneva ở Thụy Sỹ, theo Bộ Y tế.
  • Tính đến 26/11, tổng số vaccine mà Mỹ viện trợ cho Việt Nam tới nay lên đến 21 triệu liều, xếp đầu danh sách các quốc gia Âu Mỹ cung cấp vaccine cho Hà Nội. Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng hôm 23/11 cho hay, Hoa Kỳ đang vận chuyển hơn bốn triệu liều vắc-xin COVID-19 khác đến Việt Nam, nâng tổng số liều vắc-xin Hà Nội nhận từ Mỹ chỉ trong tháng 11 lên gần 8 triệu liều.

CÁC NGUỒN CUNG CẤP KHÁC

Biến thể Delta đã lan tràn khắp thế giới nhất là các nước Á Châu và Phi Châu. Ngoại trừ Hoa Kỳ và các nước Liên Âu mà mức sản xuất vắc xin đã đi vào ổn định thì các nước Đông Nam Á đang phải vật lộn vì biến thể Delta phát triển quá nhanh và sự thiếu hụt trầm trọng thuốc chủng ngừa. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ngày 24/2, Bộ Y tế Việt Nam cho biết lô vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên của hãng AstraZeneca sẽ về tới Việt Nam.

Các nguồn tư nhân:

  • Việt Nam bắt đầu nhận được mỗi tuần một triệu liều vắc xin AstraZeneca kể từ tháng 7 tới đây. Việc chuyển giao này sẽ được tiến hành cho đến khi hoàn tất 30 triệu liều như thỏa thuận giữa hai phía.
  • Ngày 27/7, sau nhiều đợt tiếp nhận từ các nguồn khác nhau, Việt Nam đã có hơn 12.4 triệu liều vắc xin Covid-19, trong đó chủ yếu là AstraZeneca và Moderna. Theo thống kê từ Bộ Y tế, TP.HCM được ưu tiên phân bổ vaccine Covid-19 và đã nhận 3 triệu liều.
  • Ngày 2/8, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết trong quý 4 số lượng vaccine Covid-19 về nhiều hơn, riêng Pfizer là khoảng 47-50 triệu liều. Ngoài khoảng 50 triệu liều Pfizer về trong quý 4, số vaccine từ các nguồn khác cũng về, song chưa rõ kế hoạch cụ thể. Hiện vaccine Pfizer đã về Việt Nam hơn 420,000 liều, được Bộ Y tế phân bổ đến các địa phương để tiêm chủng. Vaccine Pfizer cũng được Bộ Y tế cho phép dùng tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 là vaccine AstraZeneca nếu nguồn cung khan hiếm và theo lựa chọn của người được tiêm. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 17,6 triệu liều vaccine Covid-19, gồm vaccine của AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik-V, Sinopharm. Trong đó, hơn 16 triệu liều vaccine đã được Bộ Y tế phân bổ theo 16 đợt cho các địa phương, đơn vị. Một triệu liều vaccine Sinopharm do một doanh nghiệp mua theo ủy quyền của UBND TP.HCM đã về thành phố hôm 31/7.
  • Việt Nam vào ngày 6/8 nhận thêm gần 600,000 liều vắc-xin ngừa COVID-19 Astra Zeneca. Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin và dẫn nguồn từ Bộ Y tế Hà Nội cho biết, với số lượng vừa nhận, tổng vắc-xin Astra Zeneca được chuyển đến Việt Nam tính đến lúc này là gần 12 triệu liều. Đây cũng là lần giao thứ bảy vắc-xin Astra Zeneca thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều giữa Công ty Cổ phần Vắc-xin Việt Nam (VNVC) và hãng Astra Zeneca dưới sự bảo trợ của Bộ Y tế Việt Nam. Tất cả sáu loại vắc-xin ngừa COVID-19 mà Bộ Y tế Việt Nam nhận được tính đến ngày 6/8 là hơn 19.3 triệu liều. Đó là các loại Astra Zeneca, Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Sputnik V và Sinopharm.
  • Theo thống kê, tính đến 8/8, Việt Nam đã tiếp nhận 19.3 triệu liều vaccine gồm khoảng 12 triệu liều vaccine của AstraZeneca (chiếm 64%), hơn 5 triệu liều Moderna, hơn 740,000 liều Pfizer, 12,000 liều Sputnik V và 1.5 triệu liều Vero Cell (gồm 1 triệu liều vaccine do Sapharco mua theo sự ủy quyền của UBND TP.HCM và 500,000 liều do chính phủ Trung Quốc viện trợ). Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 90 về mua bổ sung vaccine phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer. Theo đó, Thủ tướng đồng ý cho phép áp dụng hình thức chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt tại Điều 26 Luật Đấu thầu để mua thêm 20 triệu liều vaccine phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer. Bộ Y tế chịu trách nhiệm và khẩn trương tổ chức việc mua số lượng vaccine này của Pfizer để có vaccine sớm nhất, nhiều nhất có thể đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; bảo đảm chất lượng, hiệu quả, chống mọi tiêu cực trong quá trình mua, sử dụng vaccine. Cùng với 31 triệu liều vaccine Pfizer đã được Bộ Y tế mua trước đó, với quyết định lần này của Chính phủ, tổng cộng Việt Nam mua 51 triệu liều vaccine Pfizer. Hiện ngoài 1 triệu liều vaccine Pfizer đã về Việt Nam trong tháng 7, khoảng 3 triệu liều về thêm trong tháng 8 và 9. Dự kiến Pfizer sẽ cung ứng khoảng 47 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam trong quý IV/2021.
  • Trong tháng 8, lượng vaccine Covid-19 Việt Nam nhận được tăng đáng kể với hơn 16 triệu liều, nâng tổng số vaccine lên 33 triệu liều. Việt Nam có thể tiếp tục nhận 16 – 17 triệu liều vào tháng 9, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao về cuộc họp của Tổ Công tác Ngoại giao vaccine ngày 8/9. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho hay trong tháng 9 và 10, dự kiến có 30 triệu liều vaccine về Việt Nam từ các nguồn khác nhau.
  • Phó thủ tướng Lê Minh Khái hôm 17/9, vừa ký Quyết định số 1547/QĐ-TTg về kinh phí mua bổ sung gần 20 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer. Theo Bộ Y tế, tính đến giữa tháng 9, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 34 triệu liều vắc xin Covid-19, trong đó 27 triệu liều đã tiêm. Bộ Y tế dự kiến sẽ có khoảng 103.4 triệu liều vắc xin Covid-19 về Việt Nam từ nay đến hết năm. 
  • Dự kiến trong 20 ngày cuối tháng 10, Việt Nam tiếp nhận gần 40 triệu liều vaccine. Trong 2 tháng cuối năm, số lượng vaccine về nước là khoảng 65 triệu liều.

AstraZeneca của Anh Quốc và tổ chức COVAX của Liên Hiệp Quốc: Ngày 2/11,với các đối tác Việt Nam, AstraZeneca sẽ đầu tư 90 triệu USD nhằm sản xuất, gia công 3 sản phẩm thuốc trong giai đoạn 2022-2030 tại Việt Nam.

  • Tính đến sáng 29/6, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng gần 4.5 triệu liều vắc xin, trong đó gần 2.5 triệu liều do Covax hỗ trợ, hơn 400,000 liều đặt mua thông qua công ty VNVC, gần một triệu liều do Nhật Bản tặng và 500,000 liều do Trung Quốc tặng. Bộ Y tế sáng 29/6 thông báo tổng cộng đã tiêm 3.5 triệu liều. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 173 ngàn.
  • Công ty AstraZeneca hôm 29/7 đã chuyển về TP.HCM thêm 659,900 liều vắc-xin COVID-19, theo Bộ Y tế. Bộ này cho biết thêm rằng tới nay, tổng cộng đã có gần 9.3 triệu liều vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca được chuyển đến Việt Nam qua hợp đồng với Công ty cổ phần vắc-xin Việt Nam, Cơ chế COVAX và viện trợ giữa chính phủ các nước. Vắc-xin AstraZeneca hiện chiếm khoảng 62% nguồn cung vắc- xin COVID-19 tại Việt Nam.
  • Theo truyền thông Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đã cảm ơn Chương trình COVAX đến nay đã cam kết cung cấp cấp miễn phí cho Việt Nam 38.9 triệu liều vắc-xin và đến nay Việt Nam đã nhận được gần 23 triệu liều. Ông Chính tuyên bố Việt Nam sẽ đóng góp thêm 500,000 USD cho COVAX, nhân gấp đôi tổng số đóng góp của Hà Nội cho chương trình này.

Các nước khác: Tính đến đầu tháng 12/2021, Việt Nam đã nhận được:

  • Nhật Bản: Sau chuyến viếng thăm Nhật Bản cuối tháng 11/2021, Việt Nam đã nhận được 5.6 triệu liều và 300 tủ lạnh bảo quản vaccine phòng COVID-19. Hãng dược Shionogi của Nhật Bản sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba đối với vắc-xin COVID-19 và hoạt động này được tiến hành ở Việt Nam và một số nước Châu Á khác trong tháng 11 này. Mục đích của thử nghiệm nhằm đưa ‘vắc-xin protein tái tổ hợp’ của Nhật vào danh sách vắc-xin được Tổ chứ Y tế Thế giới công nhận.
  • Đức Quốc: (3.5 triệu liều).
  • Australia: Hôm 28/10, Việt Nam tiếp nhận 800,000 liều vắc-xin AstraZeneca do Australia tặng Việt Nam. Đây là đợt giao hàng cuối trong cam kết của Australia tặng Việt Nam 1.5 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 trong năm nay. Thông báo trên Facebook của Đại sứ quán Australia ở Hà Nội hôm 29/10 cho biết như vậy. Theo Đại sứ quán Australia, nước này cam kết sẽ chia sẻ khoảng 5.2 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 để giúp Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế.
  • Italy:Lô hàng bao gồm 2 triệu liều vaccine AstraZeneca do chính phủ Italy trao tặng Việt Nam thông qua cơ chế COVAX đã về đến Hà Nội vào ngày 15/10. Như vậy, cùng với hơn 800 ngàn liều vaccine tiếp nhận hôm 14/9, Italy đã bàn giao tổng cộng hơn 2.8 triệu liều vaccine nhằm hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng của Việt Nam.
  • Pháp: Ngày 28/11, Việt Nam nhận thêm 1.4 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19, nâng tổng số vắc-xin Pháp giao tặng cho Việt Nam lên đến hơn 2 triệu liều.
  • Nga: Dự trù cung cấp cho Việt Nam 20 triệu liều cho đến cuối năm 2021. Hôm 26/11, lô vaccine Sputnik V đầu tiên với 1 triệu liều sản xuất ở Việt Nam đã xuất xưởng và sẵn sàng đưa vào tiêm cho người dân từ đầu tháng 12, truyền thông trong nước loan tin. Vaccine Sputnik V của Nga là một trong 8 loại vaccine COVID-19 đã được Bộ Y tế VN cấp phép trong tình trạng khẩn cấp phục vụ phòng, chống dịch, bên cạnh các vaccine của Mỹ, Anh, Trung Quốc, Cuba, Bỉ – Hà Lan.
  • Trung Quốc: Ngày 20/6/2021, Việt Nam tiếp nhận 500,000 liều vắc xin Vero-Cell của Sinopharm với ưu tiên tiêm cho các người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam. TP.HCM vào ngày 31/7 đã tiếp nhận một triệu liều vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc trong tổng số năm triệu liều đặt mua của hãng này. Ngày 1/10, Việt Nam vừa nhận lô hàng một triệu liều vaccine COVID-19 Hayat-Vax từ Các Tiểu vương Quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nhưng thực chất là vaccine của Công ty dược phẩm Sinopharm của Trung Quốc và được gia công tại UAE, để bổ sung vào nguồn vaccine COVID-19 dùng trong chiến lược tiêm chủng quốc gia.
  • Hàn Quốc: Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam tuyên bố sẽ hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Việt Nam 1.1 triệu liều vaccine Astra Zeneca và dự kiến về đến Việt Nam ngày 13/10.
  • Ấn Độ: Ngày 3/8, một triệu liều thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir được Ấn Độ cam kết cung cấp cho Việt Nam trong 30 ngày tới.
  • Ba Lan: Ngày 17/8, chính phủ Ba Lan tặng Việt Nam hơn 500 ngàn liều vaccine AstraZeneca và sẵn sàng nhượng lại 3 triệu liều vaccine Covid-19.
  • Romania: Chính phủ Romania cũng tặng Việt Nam 300,000 liều vaccine AstraZeneca để đối phó đại dịch Covid-19, gấp ba lần dự kiến ban đầu.
  • Cuba: Chính phủ Việt Nam hôm 20/9 quyết định mua 10 triệu liều vaccine Abdala phòng COVID-19 của Cuba mặc dù loại vaccine này chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách được sử dụng khẩn cấp. Theo báo Tuổi Trẻ, vào ngày 21/6, Cuba công bố vaccine Abdala đạt hiệu quả 92.28% trong ngăn ngừa Covid-19 có triệu chứng trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng. Với kết quả thu được, “Abdala gia nhập vào nhóm vaccine Covid-19 có hiệu quả cao nhất thế giới lúc đó, bên cạnh Pfizer-BioNTech (95%), Moderna (94.1%) và Sputnik V (91.6%)”.
  • Argentina: Việt Nam vừa được Argentina hứa tặng 500 ngàn liều vắc-xin ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca. Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 1/11, dẫn cam kết vừa nêu của Đại sứ Argentina tại Việt Nam.
  • Campuchia: 200,000 liều vaccine Trung Quốc mà Campuchia gửi tặng Việt Nam đã qua Mộc Bài hôm 29/10, truyền thông Campuchia loan tin.

TÌNH TRẠNG TIÊM CHỦNG

  • Tại Việt Nam, chuỗi lây liên tiếp tại TP.HCM, Hà Nam, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bắc Giang và Bắc Ninh, với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau, như: liên quan chuyên gia Trung Quốc, người nhập cảnh trái phép, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và một số ca nhiễm chưa xác định được nguồn lây. Đặc biệt, dịch đã lây lan trong các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh, nơi tập trung hàng trăm ngàn công nhân, có nguy cơ gây đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn. Cả nước hiện có khoảng 70,000 nhà máy và trên 300 khu công nghiệp tập trung đang hoạt động, nguy cơ dịch bùng phát ở các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp là rất lớn. Làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là khó khăn, phức tạp hơn, với biến chủng virus mới lây lan nhanh chóng hơn. Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn việc cách ly, xét nghiệm đối với người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng khu vực và diễn biến tình hình dịch bệnh để nếu có tình huống dịch xâm nhập, có thể duy trì hoặc sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Việt Nam đặt ra mục tiêu tiêm chủng cho hơn 70% người dân đến cuối năm 2021.
  • Ngày 26/1, Covid-19 biến thể mới bùng phát tại Quảng Ninh và Hải Dương. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập cuộc họp khẩn về công tác phòng chống Covid-19 tại phòng họp thuộc Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), nơi Đại hội XIII của Đảng đang diễn ra. Cuộc họp khẩn này được tổ chức sau khi phát hiện 2 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng (1 ca ở Hải Dương và 1 ca ở Quảng Ninh). Bộ Y tế nhận định ổ dịch Covid-19 ở tỉnh Hải Dương và sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) nghiêm trọng hơn những lần trước vì biến thể mới của virus lây lan rất nhanh và đã phát hiện 98 ca dương tính. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị phong tỏa toàn bộ TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương theo hình thức cách ly xã hội. Tại Quảng Ninh, từ trưa 28/1 cũng đã tạm dừng hoạt động sân bay Vân Đồn, các khu vực khác tùy chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định. Chỉ trong 2 ngày, Việt Nam đã cách ly 21,345 người. 
  • Các ổ dịch tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương và một số địa bàn khác thuộc tỉnh Hải Dương có quy mô lớn hơn nhiều. Tính cho đến ngày 1/2, cơ quan y tế Hải Dương đã truy vết được hơn 4,000 F1. Thực hiện tổng cộng hơn 13,000 xét nghiệm. Cách ly toàn bộ 2,000 công nhân xí nghiệp điện tử Pouyn, nơi làm việc của bệnh nhân 1552 và nữ công nhân đi Nhật, dương tính với virus. Riêng tại nhà máy này, đã phát hiện khoảng 180 người dương tính với virus. Toàn bộ thành phố Chí Linh, với hơn 20,000 dân, bị phong tỏa trong vòng 21 ngày.
  • Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại cuộc họp trực tuyến về phòng chống COVID-19 diễn ra ngày 26/3 và được truyền thông Nhà nước Việt Nam loan cùng ngày. Tình hình dịch trên thế giới còn phức tạp, việc nhập cảnh trái phép khó kiểm soát vì thế Việt Nam có nguy cơ cao xuất hiện đợt dịch COVID-19 thứ tư.
  • Chiều 9/4, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo) do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, các doanh nghiệp công nghệ thông tin cho biết đã hoàn thành hệ thống hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, “hoàn toàn thích ứng với quốc tế để chuẩn bị triển khai hộ chiếu vắc xin” theo đó, người Việt Nam bị mắc kẹt ở nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài, du khách quốc tế đã tiêm vắc xin, dự kiến được áp dụng “hộ chiếu vắc xin” khi nhập cảnh Việt Nam.

Hộ chiếu sức khỏe điện tử IATA Travel Pass có thể coi là chìa khóa mở cửa biên giới, tạo điều kiện cho hành khách đi lại thuận lợi giữa các quốc gia đồng thời đáp ứng mọi yêu cầu nhập cảnh của cơ quan chức năng và Chính phủ tại điểm đến

  • Trong buổi họp ngày 30/7, Thủ tướng Việt Nam nêu rõ yêu cầu thay đổi chính sách ưu tiên về vắc-xin. Theo đó, ngoài các lực lượng tuyến đầu, tình nguyện, các tổ COVID-19 cộng đồng, người cao tuổi, những người tham gia vào các chuỗi cung ứng sản xuất, Thủ tướng tán thành với nhiều ý kiến tại cuộc họp là phải ưu tiên vắc xin cho TP.HCM. Thủ tướng kêu gọi các địa phương trên cả nước chia sẻ, ưu tiên vắc xin cho TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương …
  • Hiện, gần 30 tỉnh thành trên cả nước đã tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, với hơn 2 triệu liều. Đến ngày 24/11 khoảng 23.1% trẻ độ tuổi này đã tiêm ít nhất một liều. Trong đó, TP.HCM là địa phương đầu tiên triển khai tiêm cho trẻ, hiện 93% học sinh tuổi 12 – 17 đã tiêm ít nhất một liều.

COVID-19 TẠI TP.HCM

Tái bùng phát từ cuối tháng 4/2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế và tinh thần của người dân TP.HCM. Khoảng 1.7 triệu người lao động mất việc làm. Hơn 400,000 người nhiễm bệnh và 15,000 ca tử vong, khiến hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ. Thời điểm hiện tại, các gia đình có người thân qua đời vì Covid-19 vẫn cố gắng từng ngày vượt qua nỗi mất mát để bắt đầu cuộc sống mới. Lệnh giãn cách xã hội bắt đầu từ TP.HCM giữa tháng 7/2021. Ngày 31/7, Thủ tướng Việt Nam yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày với 19 tỉnh đang thực hiện; tuyệt đối không để người dân rời nơi cư trú từ sau ngày 31/7.

Kể từ đầu tháng mười, khi các quy định về giãn cách xã hội bắt đầu được nới lỏng tại thành phố Sài Gòn, cũng là lúc mà dòng người nhập cư đang ở các tỉnh tâm dịch ở miền Nam ùn ùn đổ ra tứ phía để được về quê. Hàng vạn người lao động vẫn quyết rời bỏ các thành phố có nền kinh tế đứng đầu cả nước, mặc kệ lời cam kết tăng hỗ trợ, kêu gọi bà con ở lại của Thủ tướng Chính phủ. Họ cho rằng đã chịu đựng nhiều mất mát, cả về tinh thần và vật chất, họ không còn sức cầm cự thêm được nữa.

Bộ Y tế đồng ý cho thành phố áp dụng thí điểm mô hình triển khai phù hợp tình hình phòng, chống dịch của địa phương. Theo Cổng Thông Tin Chích Ngừa COVID-19, hiện tổng số dân Sài Gòn là 9 triệu dân, trong đó có 6.9 triệu người hơn 18 tuổi. Tổng số người ở Sài Gòn được chích liều một là 977,418, liều hai là 62,234 liều. Dự kiến ngày 18/7, TP.HCM sẽ triển khai tiêm đồng loạt. Trong đợt tiêm chủng lần thứ 5, TP.HCM sẽ tổ chức 624 điểm tiêm chủng tại 312 phường, xã. Dự kiến mỗi điểm tiêm cho 120 người/ngày. TP có 1.1 triệu liều và có thể tăng lên 2 triệu liều nếu tiến độ tiêm nhanh. TP coi việc tiêm vắc xin là giải pháp rất quan trọng tăng miễn dịch cộng đồng. Phó bí thư Thành ủy cho hay sẽ ưu tiên tập trung cho những người trực tiếp tham gia chống dịch vì nếu lực lượng này nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch. Thứ hai là các đối tượng thường xuyên di chuyển tiếp xúc trong cộng đồng. Theo thông tin từ Bộ Y tế, TP.HCM có hơn 6.9 triệu người từ 18 tuổi trở lên. Như vậy, tổng số liều vaccine cần có để tiêm đủ 2 mũi cho những người này là gần 14 triệu liều.

  • TP.HCM áp dụng lệnh giới nghiêm từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng kể từ 26/7/2021 vào lúc Việt Nam đã vượt ngưỡng 100,000 ca nhiễm trên toàn quốc kể từ 27/4. Sau những chậm trễ trong thời gian đầu, TP.HCM bắt đầu nhận thêm lượng vắc xin Covid-19. Tính đến nay, Việt Nam đã nhận được khoảng 16 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 gồm các loại AstraZeneca, Moderna, Pfizer, Sinopharm và Sputnik V. TP.HCM đã được cấp 3 triệu liều vaccine Covid-19, đáp ứng 22% nhu cầu tiêm chủng cho người từ 18 tuổi, đạt tỷ lệ phân bổ cao nhất cả nước.
  • TP HCM dự định hoàn tất mũi 1 vào 15/9, tiêm trộn Moderna và Pfizer; Thành lập nơi điều trị người bệnh ‘hậu Covid-19’ đầu tiên; Đề xuất hỗ trợ thiết bị học online cho 72,000 học sinh.
  • Bắt đầu từ ngày 8/9, TP.HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được phép hoạt động từ 6 giờ sáng đến 18 giờ hằng ngày theo hình thức bán hàng mang về.
  • Ngày 15/9, TP.HCM ghi nhận 160 ca tử vong do dịch và đây là con số thấp nhất gần một tháng qua, theo Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố.
  • Ngày 27/9, tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm là 9.6 triệu mũi, trong đó tổng số mũi 1 là 6.8 triệu, mũi 2 là 2.8 triệu, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 1.1 triệu. Số ca tử vong cũng giảm đáng kể: ngày 23/9 có 140 ca; ngày 24/9 có 123 ca; ngày 25/9 có 131 ca, ngày 26/9 có 122 ca.
  • Ngày 26/9, tỷ lệ dương tính trên toàn TP.HCM hiện chỉ khoảng 0.2%, số ca nhiễm và tử vong đều giảm. Ngành y tế nhận định TP.HCM đã qua đỉnh điểm của dịch. Ngày 27/9, một số phường của TP.HCM bắt đầu tháo gở các rào chắn.
  • Trong 4,151 ca nhiễm mới do Bộ Y Tế công bố tối 14/10, Sài Gòn chỉ có 909 ca, tức lần đầu tiên sau 98 ngày xuống dưới 1,000 trường hợp, giảm 253 ca so với ngày hôm qua.
  • Báo Zing dẫn tin từ Sở Y Tế ở Sài Gòn cho biết sau gần hai tuần nới lỏng giãn cách kể từ hôm 1/10, tình hình dịch bệnh tại thành phố tiếp tục chuyển biến tích cực. Số ca mắc mới, thu nhận điều trị mỗi ngày giảm, trong khi lượng người xuất viện mỗi ngày tiếp tục tăng cao.
  • TP.HCM ngày 22/10 ban hành kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi; đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vaccine. Ban chỉ đạo dự kiến có khoảng 780,000 trẻ 12-17 tuổi cần tiêm vaccine, tiêm trước cho trẻ 16-17 tuổi.
  • Tính đến đầu tháng 11/2021, đã có khoảng 230,000 người lao động trở lại làm việc (đạt tỷ lệ 80%), trong đó có nhiều doanh nghiệp đạt từ 95-100% số lao động trở lại làm việc. Các nhà máy đang tăng tốc hoạt động hết công suất, đáp ứng nguồn cung ứng hàng hóa và giải quyết đơn hàng cho đối tác trong và ngoài nước.
  • TP.HCM sau 2 tháng mở cửa: Số ca nhiễm mới mỗi ngày vẫn trên dưới 1,000, nhưng nhịp sống tại TP HCM cơ bản trở lại bình thường, trừ một số dịch vụ không thiết yếu chưa được hoạt động. Tối thứ bảy cuối tháng 11, dãy hàng quán trên đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp khá đông người ra vào. Các bàn được kê ít hơn để đảm bảo an toàn phòng dịch nhưng không khí trong quán khá náo nhiệt. Dòng người và xe ở đường phố Sài Gòn cuối năm cũng nhộn nhịp hơn. Lượng người mua sắm ở trung tâm thương mại, siêu thị … đông đúc hơn so với cách đây một tháng.

Quán ăn khách đã đông hơn nhưng lượng khách chỉ đạt 30-50% so với trước đây – Ảnh minh họa

Cuộc sống ở TP HCM tấp nập trở lại do từ giữa tháng trước, chính quyền thành phố cho hàng quán ở địa bàn “vùng xanh và vàng” – an toàn và ít nguy cơ, được hoạt động “bình thường mới”, mở đến 22h. Tại những nơi nguy cơ cao, hàng quán bị kiểm soát chặt hơn, song phần nào đáp ứng yêu cầu người dân trong bối cảnh dịch bệnh. Số ca nặng, tử vong cũng gia tăng thời gian gần đây. Trong đó, số tử vong do Covid-19 bảy ngày qua là 455 ca (trung bình mỗi ngày 65 ca), nhiều nhất là hôm 23/11 với 77 ca. Một tuần liền kề trước đó là 309 ca (trung bình 44 ca mỗi ngày).

Tỷ lệ tữ vong tại TP.HCM từ 22/8 đến 28/11

TIẾN TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ SẢN XUẤT VẮC XIN COVID-19 CỦA VIỆT NAM

Quá trình phát triển một loại vắc-xin có thể mất nhiều năm. Tuy nhiên, các vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên đã ra đời trong chưa đầy một năm kể từ khi phát hiện ra loại virus gây ra COVID-19. Điều đó đã xảy ra như thế nào? Điều quan trọng là phải biết rằng các vắc-xin này đã hoàn thành tất cả các bước thử nghiệm và kiểm tra độ an toàn. Không có bất cứ bước nào bị bỏ qua. Vắc-xin ngừa COVID-19 đang trải qua tất cả các bước thông thường để phê duyệt vắc-xin. Trong khuônkhổ bài viết này, tác giả không đề cập đến công ty Vinbiocare của Vingroup. Sự hợp tác của Vinbiocare và Arcturus của Hoa Kỳ sẽ được đề cập trong một bài riêng.

  • Ngày 4/6, tại cuộc làm việc trực tuyến của Bộ Y tế với Johnson & Johnson trao đổi về vấn đề nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam. Thông tin trao đổi tại buổi làm việc cho biết, cùng với mong muốn Johnson & Johnson có kế hoạch cung ứng vắc xin COVID-19 cho Việt Nam, phía Việt Nam cũng mong muốn được hợp tác với Johnson & Johnson về gia công và chuyển giao công nghệ để thiết lập nhà máy sản xuất vắc xin tại Việt Nam.

Nhà máy sản xuất Covid-19

  • Bộ Y tế Việt Nam kiến nghị với Covax được tham gia chuỗi chuyển giao công nghệ sản xuất và cung ứng vắc xin Covid-19, đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Kiến nghị được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra tối 31/5 trong cuộc họp trực tuyến với đại diện của sáng kiến Covax Facility về tình hình cung ứng vắc xin Covid-19. Bộ trưởng cho biết Việt Nam đang đẩy mạnh mua công nghệ, tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin để chủ động nguồn vắc xin cho người dân. Ông cam kết với đại diện Covax, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc tham gia chuỗi chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin và mong muốn được đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam. “Việt Nam sẽ đầu tư nhà máy, mong muốn được nhượng quyền sản xuất nhằm cung ứng vắc xin cho Covax, cho các nước cũng như Việt Nam”, ông Long nói.
  • Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 của Việt Nam thành lập ngày 5/6. Theo AFP và Sky News, chính phủ Việt Nam nói rằng họ nhắm mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vắc-xin trong năm nay để tiêm cho 70% dân số, với chi phí là 1.1 tỷ USD (25.2 nghìn tỉ đồng). Theo thông tin của Bộ Y Tế, Quỹ Vắc xin COVID-19 đã tiếp nhận hơn 3,000 tỷ đồng tiền ủng hộ từ người dân chỉ trong vài ngày và theo Vietnam Plus đến 5/6, quỹ này huy động trên 7,643 tỷ đồng (332.3 triệu USD).
  • WHO đang xem xét đề xuất của một đơn vị ở Việt Nam về việc chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19 mRNA. Vắc xin mRNA – tương tự như vắc xin COVID-19 của BioNTech và Pfizer – thúc đẩy cơ thể con người tạo ra một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch. “Một nhà sản xuất vắc xin ở Việt Nam bày tỏ mong muốn trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19 dựa trên công nghệ mRNA” – ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết trong một tuyên bố qua email với Reuters. Ông Park nói rằng, đề xuất này đang được WHO xem xét và WHO hy vọng Việt Nam cũng sẽ đăng ký “sản xuất quy mô lớn” vắc xin COVID-19 dựa trên mRNA. Ông Park không cho hay nhà sản xuất vắc xin nào đã bày tỏ quan tâm đến kế hoạch này. Tuy nhiên, đại diện WHO khẳng định: “Nếu Việt Nam trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19 dựa trên mRNA, Việt Nam sẽ đóng góp vào việc sản xuất vắc xin trong nước cũng như trong khu vực”.
  • Ngày 24/6, Thủ tướng Việt Nam đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) giúp Việt Nam thành trung tâm sản xuất vắc xin khu vực Tây Thái Bình Dương trong cuộc điện đàm với ông Tedros Adhanom Ghebreyesus. WHO sẽ cử chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ nghiên cứu và sản xuất vắc xin Covid-19 đáp ứng chuẩn quốc tế, qua đó giúp Việt Nam tự chủ về công nghệ sản xuất vắc xin và sớm thành trung tâm sản xuất vắc xin hàng đầu khu vực. Vắc xin Nano Covax đang thử nghiệm giai đoạn 3 trên quy mô 13,000 người. 1.000 mũi tiêm đầu tiên vừa được Học viện Quân y cùng Viện Pasteur TP.HCM hoàn thành. Sức khỏe các tình nguyện viên đều ổn định. Qua hai giai đoạn thử nghiệm trước, vacicne này được Hội đồng đạo đức Bộ Y tế đánh giá tốt. Dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, khả năng sinh miễn dịch của Nano Covax đạt 99.4%. Nếu so sánh với các loại vắc xin khác trên thế giới thì vắc xin của Việt Nam không hề thua kém và có phần cao hơn. Dự kiến trong giai đoạn 3, vắc xin có thể đạt hiệu quả bảo vệ khoảng 90%, tương đương với các vắc xin trên thế giới. Công ty Nanogen có khả năng sản xuất 120 triệu liều mỗi năm và đang đàm phán với các đối tác ở Hàn Quốc và Ấn Độ để sản xuất vắc xin Nanocovax tại đó. Nanogen đang hoàn thiện, mở rộng hệ thống kho lạnh với sức chứa 10 triệu liều cũng như đội ngũ xe lạnh (2 – 8°C) vận hành đạt chuẩn quốc tế. Ngày 26/6, một buổi họp khẩn cấp do bộ Y Tế Việt Nam triệu tập với các quyết định:
  • Đầu tháng 7 phải hoàn tất giai đoạn 3 cho 13,000 người. Cuối tháng 7, 2021, phải chuyển qua giai đoạn 3-C, hoàn tất việc tiêm chủng cho 1 triệu người.
    • Giá bán dự kiến 120,000 đồng/liều (5.2 USD/liều).
    • Dự kiến cung cấp đủ 50 triệu liều đến tháng 12/2021 và 100 triệu liều vào năm 2022. Khẳng định quyết tâm đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất cung cấp đủ vắc xin để Việt Nam đạt được miễn dịch cộng đồng vào quý 2/2022.
  • Một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa nghiên cứu thành công phương pháp rút ngắn quy trình tổng hợp thuốc Favipiravir, điều trị COVID-19. Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin vừa nói hôm 28/6. Thuốc Favipiravir sử dụng ở đường uống, có cơ chế hoạt động tương tự như thuốc Remdesivir và lần đầu tiên được sử dụng để điều trị COVID-19 ở Vũ Hán – Trung Quốc, sau đó được chấp thuận sử dụng ở một số nước khác như Nhật, Nga … Theo công bố, thay vì phải bảy tám bước tổng hợp thuốc, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hóa học đã rút ngắn quy trình này xuống ba bước phản ứng đơn giản và hiệu quả, từ nguyên liệu có sẵn có ở Việt Nam. Nhờ vậy, giá thành hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam. Tin cho biết, trên thế giới thuốc Favipiravir hiện được thử nghiệm đến giai đoạn ba, điều trị COVID-19 hiệu quả tới 97% và được sử dụng trong các trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ hoặc trung bình. Chuyến bay chở lô thuốc kháng virus COVID-19 Remdesivir do Công ty dược phẩm Cipla, Ấn Độ sản xuất, dưới sự cho phép của Gilead Sciences, Hoa Kỳ đã hạ cánh tại Tân Sơn Nhất tối 5/8. Với 500,000 lọ, số thuốc trên có khả năng hỗ trợ điều trị cho khoảng 80,000 đến 100,000 bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam.
  • Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính hôm 29/6 lên tiếng đề nghị Tập đoàn AstraZeneca xem xét giảm giá vắc-xin ngừa COVID-19 cho Việt Nam. Ông Chính đưa ra lời đề nghị này trong cuộc gặp vào tối ngày 29/6 với ông Nitin Kapoor – Chủ tịch AstraZeneca tại các Thị trường châu Á, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam. Ông Chính được cho biết đã đề nghị AstraZeneca quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Việt Nam có được ít nhất 10 triệu liều vắc-xin phòng chống COVID-19 từ nay đến đầu tháng 8/2021 để thực hiện chiến lược vắc-xin và tiêm miễn phí cho người dân, kịp thời, an toàn, hiệu quả. Đại diện hãng AstraZeneca hứa sẽ sẽ báo cáo Công ty AstraZeneca để ưu tiên và cố gắng thuyết phục chuyển cho Việt Nam ít nhất tám triệu liều vắc-xin trong tháng 7 và đầu tháng 8. Tuy nhiên, AstraZeneca không hứa sẽ giảm giá bán vắc-xin cho Việt Nam mà chỉ nói sẽ báo cáo với công ty để xem xét.
  • Ngày 30/6, chính phủ Việt Nam vừa quyết định bổ sung hơn 7,650 tỷ đồng (333 triệu USD) cho Bộ Y tế để mua và sử dụng 61 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca và Pfizer.
  • GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, vừa cho biết dự kiến trong tháng 7/2021 sẽ có khoảng 8 triệu liều vắc xin chống dịch Covid-19 về Việt Nam. Trong lộ trình cung ứng vắc xin, Việt Nam đã ký các thỏa thuận hợp đồng trong năm 2021 là 105 triệu liều.
  • Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) và Công ty dược Vabiotech hôm nay công bố sản xuất thử nghiệm lô vắc xin Sputnik V đầu tiên phòng chống Covid-19. Trả lời VnExpress chiều 21/7, thông tin ban đầu từ Vabiotech cho biết lô vắc xin Sputnik V sản xuất đầu tiên khoảng 30,000 liều. Công việc gia công, đóng ống vắc xin Sputnik V bắt đầu từ 3 tuần trước. Ngày 24/9, Việt Nam chuẩn bị sản xuất thương mại vaccine COVID-19 Sputnik V sau khi công bố sản xuất thành công lô vaccine đầu tiên sử dụng nguyên liệu bán thành phẩm được vận chuyển từ Nga.
  • Công ty AIC và công ty Vabiotech đã ký thỏa thuận với công ty Shionogi, Nhật, chuẩn bị triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba tại Việt Nam, và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin do Nhật nghiên cứu và dự kiến sẽ đưa vắc xin ra thị trường tháng 6/2022. Ngoài ra, công ty Vabiotech được cho là đã ký thỏa thuận với Quỹ Đầu Tư Trực Tiếp Liên Bang Nga về việc đóng ống vắc xin Sputnik V từ bán thành phẩm. Dự kiến 10 Tháng Tám tới, sẽ có kết quả kiểm định chất lượng vắc xin đóng ống tại Việt Nam, sau đó có thể tiến hành đóng ống với quy mô 5 triệu liều mỗi tháng, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều mỗi năm.
  • Trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm dược phẩm và vắc xin ClinSync Clinical (Ấn Độ) cho biết sẵn sàng hợp tác cùng Việt Nam thử nghiệm, sản xuất vắc xin Covid-19. Ý tưởng này được đưa ra trong các buổi xúc tiến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với các đơn vị trong Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức tại TP. Hyderabad, trung tâm dược phẩm của Ấn Độ. Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh, việc xây dựng các công viên dược phẩm sẽ hình thành các trung tâm đón chào các “đại bàng” dược lớn đến đầu tư, sản xuất lâu dài. Từ đó, Việt Nam có thể giảm phụ thuộc vào các nguồn cung dược phẩm truyền thống đồng thời đa dạng hóa các chuỗi sản xuất, kéo các tập đoàn dược phẩm lớn tới đầu tư, sản xuất ở trong nước. Khu công nghiệp “Công viên Dược phẩm” sẽ có quy mô khoảng 500 ha với vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu USD, với mong muốn tạo ra công ăn việc làm cho 50 nghìn lao động trực tiếp và 200 nghìn lao động gián tiếp và doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 5 tỷ USD. Theo số liệu của IBEF, Ấn Độ cung cấp hơn 60% các loại vaccine khác nhau trên toàn cầu, chiếm 20% lượng thuốc gốc xuất khẩu trên thế giới. Hơn 40% nhu cầu thuốc gốc ở Hoa Kỳ và 25% ở Anh là do Ấn Độ cung cấp. Hơn 80% các loại thuốc kháng virus được sử dụng trên toàn cầu để chống lại bệnh HIV-AIDS được sản xuất bởi các công ty dược phẩm của Ấn Độ. Ngày 19/8, hai công ty của Việt Nam và Ấn Độ đã đồng ý chuyển giao công nghệ cho HLB Pharma Hàn Quốc để, sản xuất, tiếp thị và bán Nanocovax trên toàn cầu (trừ Ấn Độ do Vekaria và Việt Nam do Nanogen đảm nhận). Hợp đồng chính thức sẽ được ký sau khi các nhà khoa học của 2 công ty hoàn thành việc xem xét dữ liệu lâm sàng về Nanocovax trong vòng 3 tháng tới.
  • Hôm 19/9, thông cáo do Hội Đồng Đạo Đức thuộc Bộ Y Tế phát đi bỏ ngỏ khả năng phê duyệt “khẩn cấp” cho Nano Covax, vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên “Made in Vietnam” sau ba cuộc họp khẩn cấp. Đại diện Học viện Quân y ngày 28/9 cho biết đã hoàn chỉnh hồ sơ bổ sung để xin cấp phép khẩn cấp vaccine Nanocovax, gửi Bộ Y tế hôm qua.
  • Hãng Pfizer vừa công bố thỏa thuận, cho phép 95 nước thu nhập thấp và trung bình (53% dân số thế giới), trong đó có Việt Nam, được sản xuất thuốc viên trị COVID-19 với giá rẻ là hy vọng để thế giới thoát khỏi ám ảnh của COVID-19. Trong khi đó, Pfizer sẽ bán thuốc trị COVID-19 với tên gọi Paxlovid tại các nước giàu. Thuốc generic là thuốc tương đương sinh học với biệt dược có thành phần hoạt chất tương tự nhau, thường được sản xuất khi biệt dược hết hạn bản quyền nên giá rẻ. Ông Charles Gore – giám đốc điều hành MPP – cho biết hơn 20 công ty đã liên hệ với MPP liên quan tới giấy phép của Pfizer, và việc sản xuất thuốc generic này có thể bắt đầu trong quý 1/2022. Trước đó, Hãng Merck và MPP cũng đạt thỏa thuận cho phép 105 nước thu nhập thấp và trung bình, chủ yếu ở châu Phi và châu Á, được phép sản xuất phiên bản generic của thuốc trị COVID-19 Molnupiravir của hãng. Theo New York Times, các nhà sản xuất thuốc generic tại các nước đang phát triển dự kiến tiếp thị thuốc generic của Molnupiravir với giá từ 20 USD/liệu trình, so với thỏa thuận 712 USD/liệu trình của Merck với Chính phủ Mỹ. Trong khi đó, ông Gore cho biết một số người trong lĩnh vực sản xuất thuốc generic nói với ông rằng thuốc generic của Molnupiravir có thể được sản xuất có lời với giá khoảng 8 USD/liệu trình.

KẾT LUẬN

Tác giả quyết định đưa lên mạng cập nhật về tình trạng Covid-19 tại Việt Nam vào đầu tháng 12/2021 vì những lý do:

  • Tình trạng lây nhiểm với đỉnh điểm 17,000 người vào cuối tháng 8 đã giảm xuống còn 10,723 cuối tháng 11/2021.
  • Tổng số liều Vaccine đã được tiêm một mủi là 5% dân số vào đầu tháng 7/2021 đã đạt đến trên 100 triệu liều vào đầu tháng 12/2021.
  • Tổng số ca tử vong tại TP.HCM với điểm đỉnh 300 người mổi ngày nay giảm xuống còn 40 ca tử vong vào ngày 15/11.
  • Hầu hết các công ty tại Việt Nam đã hoàn tất những điều chỉnh cần thiết để vừa sống chung với dịch vừa sản xuất.
  • Biến thể Omicron xuất hiện tại Phi Châu ngày 26/11.

Dùng những chỉ tiêu khác về Covid-19 trên thế giới thì Việt Nam đứng thứ 20 trong số 100 nước trong khi các mạng truyền thông của người Việt hải ngoại rất tiêu cực khi loan tin về Covid-19 tại quốc nội.

Xếp hạng 100 quốc gia khá nhất – Source: Deep Knowledge Group -www.dkv.global.covid. Báo cáo này khác biệt với tờ báo Nikkei Asia ngày 4/9 với Trung Quốc, Hungary và Saudi Arabia đứng đầu bảng

Những vấn đề Việt Nam vẫn đang giải quyết:

  • Hợp tác của Vinbiocare và Arcturus vẫn chưa có kết quả. Ngày 22/9 vừa qua, Chủ tịch kiêm CEO của hãng, ông Joseph Payne đã có cuộc gặp mặt với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Giám đốc của Vingroup Nguyễn Việt Quang tại New York nhằm thảo luận về việc hợp tác sản xuất vaccine phòng Covid-19. Đại diện Arcturus Therapeutics nhận định: “Việt Nam cần được quốc tế ghi nhận về những nỗ lực trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, bao gồm cả việc chủ động tiếp cận để người dân sớm được tiêm vaccine”. Vingroup đang gấp rút tìm kiếm nhân sự cho nhà máy sản xuất vaccine công nghệ Mỹ.
  • Vaccine nội địa Nanocovax vẫn chưa được chuẩn thuận.
  • Việt Nam dự trù mở cửa một số địa điểm du lịch chính cho khách quốc tế đến từ các quốc gia có nguy cơ dịch bệnh COVID-19 thấp từ tháng 12 tới đây và sẽ mở cửa hoàn toàn vào tháng 6 sang năm. CNN travel dẫn thông báo của Chính phủ Việt Nam cho biết như vậy hôm 6/10. Do phong tỏa, khách nước ngoài đến Việt Nam đã giảm xuống từ 18 triệu lượt người năm 2019 còn 3.8 triệu vào năm 2020.
  • Ngày 10/7, Việt Nam chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người dân với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022. Bộ Y tế Việt Nam cho biết, để có thể tiếp cận được nguồn vắc xin trong bối cảnh khan hiếm trên quy mô toàn cầu, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã hết sức nỗ lực, cố gắng đưa vắc xin về Việt Nam. Hàng trăm cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất vắc xin được Bộ Y tế bền bỉ thực hiện suốt từ giữa năm 2020 đến nay đã giúp Việt Nam có được hơn 100 triệu liều vắc xin trong năm 2021 và hướng tới đạt 150 triệu liều để tạo miễn dịch cộng đồng trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Việt Nam đang bị tụt hậu so với các nước trong khu vực về tỷ lệ tiêm chủng vắc xin chống COVID-19. Dù sao, là một nước nghèo lại phải ưu tiên chích ngừa cho một lực lượng lao động cho lãnh vực xuất khẩu, Việt Nam phải hữu hiệu hóa vấn đề tiêm chủng trong khả năng của mình. Theo VTV, lãnh đạo nhà nước yêu cầu Bộ Y tế gấp rút đẩy nhanh tiến độ đàm phán để nhập khẩu vắc xin COVID-19, cùng với đề nghị chính thức của các lãnh đạo cao nhất của nhà nước qua các cuộc điện đàm, gửi thư và hội đàm trực tuyến với lãnh đạo các nước tạo điều kiện để Việt Nam mua vắc xin và chuyển giao công nghệ vắc xin cho Việt Nam. VTV cho biết, việc đàm phán với các đối tác ở Nga, Mỹ và Nhật Bản “đều đang có kết quả tích cực”. Tuy nhiên, nỗ lực chính là có được vắc xin sản xuất trong nước Nanocovax vào cuối năm này.

Với Việt Nam, cho tới tháng 4 năm 2021, thành công chống đại dịch Covid-19 được coi là một kỳ tích đáng tự hào được thế giới nể trọng. Thế nhưng, kể từ khi chủng Delta tràn vào, Việt Nam đã từng bước phải trải nghiệm những gì mà các quốc gia khác đã phải trải qua về cả tốc độ lây nhiễm và mức độ tàn khốc của nó. Việc một số địa phương ở Việt Nam, đặc biệt là TP. HCM, đang trải qua những khủng hoảng chưa từng có do Covid-19 gây ra. Nó sẽ làm bộc lộ cả điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam trong thời gian tới. Về điểm mạnh, những người lãnh đạo đứng mũi chịu sào rất có lòng với dân, bản lĩnh, và ý thức học hỏi cao từ thực tế để ứng đáp ngày càng tốt hơn với biến động khắc nghiệt của tình thế. Về điểm yếu, bộ máy còn xơ cứng, thiếu khả năng ứng đáp với khủng hoảng ở quy mô lớn. Bên cạnh đó, nguồn lực có nguy cơ cạn kiệt nếu đại dịch Covid-19 còn kéo dài với những chủng mới nguy hiểm hơn. Cách tiếp cận hiện tại của TP. HCM và Hà Nội còn cứng nhắc và dựa trên giả định có lẽ rất sai là cứ đóng cửa một thời gian thật tốt là hết dịch và nhà nước có thể bao biện toàn bộ trong nỗ lực chống dịch. Vấn đề phong tỏa trên diện rộng đã làm đình trệ toàn bộ hoạt động kinh tế và gây nhiều khó khăn cho xã hội. Sự thiếu sót trong việc hỗ trợ cho người dân sẽ rất nặng nề cho người dân để chịu đựng. Chính sách đó bắt buộc phải thay đổi, nếu không thì xã hội sẽ bị rối loạn rất nặng nề. Mọi người còn phải chịu đựng với những tai họa kép thường xảy ra trong lúc gian nan.

Tại cuộc họp sáng 25/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 và các địa phương đã thống nhất nội dung trên, nhằm vừa chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam sẽ chuyển từ mục tiêu “không có Covid-19” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Cần tăng cường tiêm vaccine, càng nhanh càng tốt, càng đạt tỷ lệ cao càng tốt, đặc biệt là TP.HCM và các thành phố công nghiệp. Song song, cần chuẩn bị phương án sống chung với Covid-19, chuẩn bị kịch bản sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh nới lỏng và siết chặt giãn cách luân phiên, xây dựng các ngưỡng chuyển trạng thái nới lỏng và thiết chặt giãn cách. Đồng thời, hướng dẫn người dân sinh hoạt, giao tiếp nơi công cộng, nơi làm việc, ở gia đình trong khi sống chung với Covid-19. Tóm lại, để có thể sống chung với Covid-19, còn rất nhiều việc phải làm, trong đó việc đầu tiên là phải tuân thủ thật nghiêm quy định phong tỏa. Chỉ cần 15% – 20% không tuân thủ nghiêm thì ngày sống chung với Covid-19 mà chúng ta mong chờ vẫn còn xa lắm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thừa nhận cách thức quản lý của Việt Nam còn nhiều vấn đề. “Có những thứ mới xuất hiện trong lúc chúng ta chống dịch, khi hệ thống y tế bị quá tải,” ông phát biểu tại phiên họp Quốc hội hôm 10/11. “Nhưng có những lúc là do những [vấn đề] tồn tại, không chỉ trong ngành y tế mà trong cả quản lý, điều hành xã hội nói chung của chúng ta bị bộc lộ.” Việt Nam cần tập xét nghiệm, tự xét nghiệm, tập tự cách ly ở nhà, và nay tập tự điều trị ở nhà,” để mọi người thực sự sống theo ‘bình thường mới’ như các nước châu Âu đang làm.

Đợt dịch bùng phát ở Việt Nam, đặc biệt là ở TP.HCM, từ tháng 4/2021 tới nay có một phần nguyên nhân không nhỏ từ sự quản lý và tổ chức các hoạt động chính trị – xã hội một cách duy ý chí. Những sự chịu đựng của đồng bào trong nước, nhất là tại TP.HCM là có thật nhưng lẽ ra, truyền thông trong nước cũng như hải ngoại không nên bi thảm hóa vấn đề. Tình hình Việt Nam không thua gì các nước lân bang. Tất cả mọi nước trên thế giới đều phải tìm các sống chung với đại dịch và dân tộc Việt Nam lại có thêm một điều để nhớ những ngày tháng khó khăn này! Các nhà máy trên cả nước đã kịp thời chuyển một phần nhà xưởng thành khu lưu trú, dựng lều trại để công nhân ở lại, đảm bảo sản xuất, ngăn Covid-19 tấn công. Lấy thí dụ, chỉ sau một tuần sống trong căn lều 3 m² ở nhà máy, việc sinh hoạt của gần 500 công nhân Xí nghiệp lốp Radial, chi nhánh Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam ở thị xã Tân Uyên (Bình Dương) dần đi vào nề nếp. Không chỉ ăn ở, làm việc, người lao động còn cải tạo các phần đất trống ở nhà máy làm sân bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông để luyện tập thể thao.

Các lều cá nhân phục vụ việc lưu trú cho công nhân, người lao động tại các công ty trên cả nước.

Cuốn sách The Values Compass của tác giả Mandeep Rai, in năm 2020, khám phá giá trị quan trọng nhất ở từng nước trong 101 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với mỗi nước, tác giả chọn ra một “giá trị” mà có thể xem là tiêu biểu giúp cho quốc gia đó thành công. “Resilience”, thường được dịch sang tiếng Việt là “kiên cường” hay “khả năng phục hồi”, là từ khóa mà tác giả dành cho Việt Nam. Tác giả chỉ ra: “Dù trong điều kiện nào, người Việt Nam thường tìm ra cách vượt qua. Hơn thế nữa, họ cố làm tốt nhất trong những hoàn cảnh khó khăn. Càng khó có điều kiện, khả năng phục hồi và khả năng thích ứng của họ càng trở nên mạnh mẽ hơn”. Hy vọng giá trị này áp dụng cho mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Hành trình Vắc xin Việt” trên mạng Tuổi Trẻ Online ngày 16/6/2021.
  2. Bài viết “Đại diện Bộ Y tế: Kiến nghị cấp phép vắc xin Nano Covax là nóng vội, chưa đầy đủ dữ liệu khoa học” trên mạng Tuổi Trẻ Online ngày 22/6/2021.
  3. Bài viết “Quốc gia nào là công xưởng sản xuất vắc xin Covid-19 của thế giới?” trên mạng VN Economy ngày 8/2/2021.
  4. Bài viết “Here’s How Much COVID-19 Vắc xins Will Cost From The 5 Frontrunners” trên mạng VN Economy ngày 8/5/2020.
  5. Bài viết “Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc xin phòng Covid-19” trên mạng QĐND Online ngày 2/8/2021.
  6. Bài viết “The Covid Resilience Ranking – The Best and Worst Places to Be as Delta Wrecks Reopening Plans” trên mạng Bloomberg ngày 26/8/2021.
  7. Bài viết “Việt Nam ‘đội sổ’ chỉ số ‘Hồi phục sau COVID-19’ của báo Nhật” trên mạng Người Việt ngày 4/9/2021.
  8. Bài viết “Lý do EU hỗ trợ nhiều vaccine cho Việt Nam” trên mạng VNE ngày 4/9/2021.
  9. Bài viết “Dịch Covid-19 bộc lộ cả điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam” trên mạng BBC News Tiếng Việt ngày 25/7/2021.
  10. Bài viết “TP. HCM đề xuất mở cửa kinh tế, tiến tới ‘sống chung’ với COVID-19” trên đài VOA ngày 3/9/2021.
  11. Bài viết “Nhiều doanh nghiệp FDI mở rộng sản xuất tại Việt Nam” trên đài VNE ngày 27/9/2021.
  12. Bài viết “Tình hình dịch COVID-19 ngày 2/10” trên đài TTXVN ngày 2/10/2021.
  13. Bài viết “Trung Quốc mất ngôi đầu bảng trong chỉ số phục hồi Covid-19” trên đài Zing. News ngày 8/10/2021.
  14. Bài viết “Covid-19: Giá trị dân tộc Việt Nam là gì để vượt qua gian nan?” trên đài BBC ngày 14/10/2021.
  15. Bài viết “Covid-19: Việt Nam chuẩn bị bước vào cuộc sống ‘bình thường mới” trên đài BBC ngày 11/11/2021.
  16. Bài viết “TP.HCM sau 2 tháng mở cửa” trên đài VNE ngày 1/12/2021.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *