Tình hình Biển Đông 2021

551 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Hoa Kỳ trong năm 2021 đã bắt đầu tiến hành xây dựng liên minh với các nước đồng minh và đối tác, trên tinh thần tôn trọng và hợp nhất với chiến lược của các quốc gia khác để thành hình một chiến lược chung cho toàn khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc nhưng phải hợp tác công bằng và phù hợp với lợi ích của người Mỹ, không phải hợp tác bằng mọi giá như các chính phủ trước đây đã sai lầm vướng phải. Nhưng đồng thời các quốc gia đồng minh cũng phải đối xử công bằng và phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ, như chia sẻ gánh nặng về quốc phòng với Mỹ và thương lượng lại các Hiệp định thương mại tự do không để người Mỹ quá thiệt thòi.

Nikkei Asia ngày 11/2/2021 cho biết, đội ngũ đặc trách an ninh quốc gia lớn nhất của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ là ban Ấn Độ – Thái Bình Dương, gồm các chuyên gia ủng hộ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Do điều phối viên Ấn Độ-Thái Bình Dương Kurt Campbell lãnh đạo, nhóm này phối hợp với Ban các vấn đề châu Á – bao gồm các khu vực Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đông Nam Á và Úc và Ban Nam Á phụ trách Ấn Độ. Dự kiến ​​có 15 đến 20 thành viên trong nhóm Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Khi chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden xây dựng chiến lược về Biển Đông, một đối tác khu vực mà Biden rất cần lưu tâm nhất là Việt Nam. Và có lẽ, một số vấn đề mà Hoa Kỳ và Việt Nam cần lưu tâm. Việt Nam đã lặng lẽ tán thành chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ vì chiến lược này có đường lối cứng rắn chống Trung Quốc ở Biển Đông và cho thấy ý định của Washington là duy trì sự hiện diện trong khu vực trong nhiều năm tới. Bài báo của Politico cho biết rằng Cố vấn  An ninh Quốc gia Jake Sullivan mới đây tiến hành tái cơ cấu đội ngũ nhân viên của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), tập trung vào hai tổng cục Trung Đông và châu Á, cụ thể là giảm bớt người chuyên trách về Trung Đông và tăng cường người ở bộ phận điều phối chính sách của Mỹ đối với châu Á, một khu vực rộng lớn trên thế giới trải dài từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Động thái này là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính quyền mới của Mỹ sẽ ưu tiên châu Á trong các sáng kiến chính sách đối ngoại của họ, Politico nhận định.

Chính sách ngoại giao của Tổng thống Joe Biden chủ yếu đi theo hai hướng: xây dựng lại quan hệ với các đồng minh và lập một liên minh chống Trung Quốc. Theo hai hướng này, Tổng thống Biden đặt trọng tâm vào châu Á. Theo các nhà phân tích, trong những tháng tới, có thể sẽ có thêm nhiều nỗ lực ngoại giao của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á. Các nỗ lực trên nhằm để các nước Đông Nam Á thấy rằng “Mỹ vẫn xem khu vực này là rất quan trọng và Washington sẽ không để yên cho Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng tại đây”.

Tại Hội thảo về Biến Đông lần thứ 11 do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế & Chiến lược (CSIS) có trụ sở tại Washington DC, tổ chức hôm 30 tháng 7, diễn giả chính, Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ Elaine Luria (đại diện tiểu bang Virginia, đảng Dân Chủ) nói rõ:

“Một lực lượng răn đe và một lực lượng cơ động có thể hình thành một vòng cung lớn, bao vây toàn bộ khu vực từ Djibouti đến Diego Garcia đến Singapore, Guam và Nhật Bản và trải rộng trên một khu vực rộng lớn hơn nữa. Lực lượng răn đe là lực lượng luôn hiện diện tại khu vực, trong khi lực lượng cơ động thì độc lập và có khả năng di động khắp thế giới và sẽ bao gồm các nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ nhằm có thể đáp ứng khi cần thiết và ở nơi cần thiết”.

Trong tài liệu Hướng dẫn Tạm thời về Chiến lược An ninh Quốc gia được Nhà Trắng công bố hôm 3/3, Tổng thống Joe Biden có nhắc đến Việt Nam như là một đối tác được Washington nhắm tới để “làm sâu sắc” hơn trong hợp tác an ninh khu vực. Với việc Việt Nam nổi lên như một nhân tố mới này, các nhà quan sát bày tỏ lạc quan về việc nâng tầm hợp tác quốc phòng Mỹ – Việt dưới chính quyền của Tổng thống Biden. Trong chuyến công du vào cuối tháng 8/2021, phó tổng thống Mỹ Harris sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo của hai chính phủ Việt Nam và Singapore về các vấn đề mà ba bên cùng quan tâm, bao gồm an ninh khu vực, sự ứng phó toàn cầu đối với đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, và nỗ lực chung của ba nước nhằm thúc đẩy trật tự quốc tế có nền tảng là luật lệ, tuyên bố cho biết thêm.

Ngày 14/6/2021, Tuyên bố chung của các lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau hội nghị thượng đỉnh chỉ ra Trung Quốc là mối đe dọa an ninh đối với liên minh phương Tây, đánh dấu lập trường chính thức của nhóm đối với Bắc Kinh. Lãnh đạo NATO coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh, thách thức về mọi mặt và cam kết chống lại sự trỗi dậy của Bắc Kinh.

Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) hôm 7/10 cho biết họ vừa thành lập một ban mới chỉ tập trung vào Trung Quốc và những thách thức an ninh quốc gia mà nước này gây ra, gọi đây là mối đe dọa quan trọng nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt. Trung tâm Sứ mệnh Trung Quốc (CMC) được thành lập “nhằm giải quyết thách thức toàn cầu do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đặt ra, vốn liên quan đến tất cả các ban khu vực của Cơ quan”, CIA cho biết trong một tuyên bố. Giám đốc CIA William Burns nhấn mạnh mối đe dọa là từ chính phủ Trung Quốc, không phải là từ người dân Trung Quốc, và mục đích là để thống nhất công việc mà cơ quan gián điệp đang thực hiện đối với Trung Quốc. Ông Burns cho biết thêm rằng: “CMC sẽ tăng cường hơn nữa công việc chung của chúng ta về mối đe dọa địa chính trị quan trọng nhất mà chúng ta phải đối mặt trong thế kỷ 21, một chính phủ Trung Quốc ngày càng đối đầu hơn”.

Ngày 16/9/2021, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Đại Lợi ký hiệp định hợp tác an ninh mới tại Châu Á – Thái Bình Dương mang tên AUKUS. Với thỏa thuận, Hoa Kỳ và Anh Quốc sẽ cung cấp cho Australia công nghệ cùng năng lực triển khai tàu ngầm hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp với các nhà lãnh đạo “Bộ Tứ” trong Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, Mỹ, ngày 24 tháng 9, 2021 cùng ra tuyên bố sẽ theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở “không e ngại sự cưỡng ép” tại hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của họ, thể hiện một mặt trận thống nhất giữa những lo ngại chung về Trung Quốc.

Sau 9 tháng căng thẳng thì hôm 5/10, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết ông đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các quan chức Mỹ cho hay cuộc gặp là sự tiếp nối từ cuộc điện đàm vào ngày 9/9 của Tổng thống Joe Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trước đó, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới có vẻ như kẹt trong thế bế tắc. Nhà Trắng nói ông Sullivan nêu quan ngại về các vấn đề gây tranh cãi, như hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhân quyền, và lập trường của Bắc Kinh đối với Hong Kong, Tân Cương và Đài Loan. Mỹ và Trung Quốc đã đồng tình về mặt nguyên tắc để các lãnh đạo của hai nước tổ chức một cuộc họp qua mạng trước cuối năm nay, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết hôm thứ Tư, sau các cuộc đàm phán cấp cao nhằm cải thiện đối thoại giữa hai nước, theo Reuters.

Ngày 15/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc họp trực tuyến đầu tiên để thảo luận nhiều vấn đề đang tồn tại trong quan hệ Mỹ-Trung. Hai nhà lãnh đạo đã “tiến hành trao đổi sâu rộng và toàn diện về các vấn đề mang tính chiến lược, toàn diện và nền tảng”. Theo các nhà quan sát quốc tế thì hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung “đã có nỗ lực giảm thiểu căng thẳng nhưng vẫn bảo vệ quan điểm lập trường của phía mình”.

Cuộc họp trực tuyến Trung – Mỹ ngày 15/11

TÌNH HÌNH QUÂN SỰ TẠI BIỂN ĐÔNG

Hoa Kỳ đã tăng cường các hoạt động quân sự ở Biển Đông trong năm 2021, với hơn 500 chuyến bay do thám trong khu vực. Con số này lên tới hơn 2,000 chuyến nếu tính cả biển Hoàng Hải và biến Hoa Đông, trong khi năm ngoái Mỹ thực hiện chưa tới 1,000 chuyến bay trên các vùng biển này. Đó là kết luận nghiên cứu của Sáng kiến Khảo sát Tình hình Chiến Lược Biển Đông (SCSPI), một cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại Bắc Kinh, công bố hôm 2 tháng 11. Tờ South China Morning Post đưa tin hôm 5 tháng 11.

Những gì đang diễn ra ở bãi đá ngầm Ba Đầu cho thấy cách tiếp cận được Trung Quốc áp dụng nhiều lần nhằm âm mưu làm xói mòn chủ quyền của các nước láng giềng, cũng như trật tự và luật pháp quốc tế trên Biển Đông, đó là triển khai hoạt động với quy mô vượt xa khả năng của những quốc gia lân cận. Có điều cần điều cần để ý là hành động mở đầu của Trung Quốc khi chiếm đóng Đá Ba Đầu, giống như những gì họ đã làm với Đá Vành Khăn năm 1995 và bãi cạn Scarborough từ tay Philippines năm 2012 dù rằng đây là những bãi san hô ngầm chưa có ai trú đóng rất gần Philippines. Ngày 23/3, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đứng về phía Philippines sau khi quốc gia Đông Nam Á này lên tiếng về sự tập trung nhiều tàu của lực lượng dân quân biển của Trung Quốc ở khu vực gần đá Ba Đầu trên Biển Đông. Điều khác biệt chính là Trung Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia đang đóng quân tại cụm này mà Việt Nam lại để cho Philippines lên tiếng trước. Ba nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và Indonesia gia tăng áp lực đối với Trung Quốc tại Biển Đông trước những hoạt động của Bắc Kinh tiếp sau vụ đá Ba Đầu.

Trung Quốc bao vây Đá Ba Đầu

Trong năm 2021, quá trình triển khai của tuần duyên Mỹ đến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang diễn ra tấp nập. Hồi cuối tháng 7 năm nay, Mỹ đã hoàn tất việc triển khai thêm 3 tàu tuần duyên tốc độ cao đến đảo Guam nhằm tăng cường hiện diện tại khu vực. Đến giữa tháng 8, tàu tuần duyên hạng nặng Munro (WMSL-755) được triển khai đến Tây Thái Bình Dương. Munro vừa kết thúc đợt diễn tập với Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản và tuần duyên, cơ quan bảo vệ nghề cá Philippines vào cuối tháng 8 vừa qua.

Tàu tuần duyên hạng nặng WMSL-755 của Hoa Kỳ

  • Hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của Mỹ vừa tiến hành tập trận chung ở Biển Đông hôm 9/2, vài ngày sau khi một tàu chiến của Mỹ đi gần các đảo do Trung Quốc kiểm soát trong vùng biển tranh chấp, khiến Trung Quốc chỉ trích Mỹ “gây bất ổn” trong khu vực, theo Reuters. Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt và Nimitz “tiến hành nhiều cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng tương tác giữa các khí tài cũng như khả năng chỉ huy và kiểm soát”, Hải quân Mỹ cho biết về hoạt động hàng không mẫu hạm kép đầu tiên trên tuyến đường thủy bận rộn kể từ tháng 7/2020.
  • Tờ South China Morning Post (SCMP) ở Hồng Kông hôm 5/4 viện dẫn tin tức từ nhóm nghiên cứu “South China Sea Strategic Situation Probing Initiative” ở Bắc Kinh nói nhóm tàu tác chiến đặc nhiệm Mỹ với mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đang tiến vào Biển Đông khi đi qua eo biển Malacca ở phía Nam hôm 4/4.
  • Báo Global Times của Trung Quốc hôm 11/4 cho biết 2 nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông đã tiến vào Biển Đông sau khi hoàn thành 7 ngày diễn tập quanh đảo Đài Loan. Trong khi đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Makin Island đã tiến vào Biển Đông, hội quân với nhóm Theodore Roosevelt ở khu vực giữa Hoàng Sa và Trường Sa. Việc hai nhóm tàu sân bay của Mỹ và Trung Quốc xuất hiện cùng lúc trên Biển Đông được cho động thái răn đe lẫn nhau giữa hai cường quốc.

Vị trí 2 nhóm tàu sân bay của Trung Quốc và Hoa Kỳ ở giữa Hoàng Sa và Trường Sa tuần lể 11/4

Ngày 24/9, Hải quân Mỹ thông báo nhóm tấn công tàu sân bay Ronald Reagan đã đi vào Biển Đông và tiến hành các hoạt động diễn tập. Như vậy, hiện Mỹ và đồng minh có 3 tàu sân bay đang có mặt cùng lúc tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Ngoài USS Ronald Reagan đang ở Biển Đông, Mỹ còn có USS Carl Vinson đang trên biển Philippinees và HMS Queen Elizabeth của Anh cập cảng Guam từ ngày 17-9, theo báo Stars and Stripes.

Eo biển Triều Tiên: Với sự bổ nhiệm bà Jung Pak, một học giả người Mỹ gốc Hàn và là cựu đặc vụ Cục Tình báo Trung ương (CIA), vào chức vụ Phó trợ lý Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chính sách mới của Mỹ đối với Triều Tiên đi vào thực dụng: Không cần những “hội nghị rỗng tuếch”.

Eo Biển Nhật Bản và Đài Loan: Tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Suga hôm 16/4/2021 đề cập đến “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”.

  • Trong 4 tháng đầu năm 2021, các khu trục hạm USS John S. McCain (DDG 56), USS Curtis Wilbur (DDG 54), USS John Finn (DDG 113) của Hải quân Hoa Kỳ đã di chuyển qua eo biển Đài Loan ngày 4/2, 25/2 và 10/3 và ngày 6/4 kể từ khi TT Biden nhậm chức trong động thái mà hải quân Mỹ xem như cách thể hiện “cam kết của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Quân đội Trung Quốc lên tiếng chỉ trích Mỹ cố tình “gây căng thẳng”.

Sự hiện diện của chiến hạm Hoa Kỳ tại eo biển Đài Loan

  • Một hải đội Trung Quốc, bao gồm hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, một khu trục hạm tàng hình trang bị hỏa tiễn lớp Renhai, hai khu trục hạm lớp Luyang III trang bị hoả tiễn, một khinh hạm lớp Jiangkai và một tàu tác chiến cao tốc lớp Fuyu, bị phát hiện đang băng qua vùng biển giữa các đảo Okinawa và Miyako của Nhật, đi về hướng Thái Bình Dương, vào ngày 3 tháng 4. Nhật điều động phi cơ và chiến hạm giám sát hoạt động của đội tàu Trung Quốc, theo nhật báo South China Morning Post. Đây là lần đầu tiên mẫu hạm Liêu Ninh đi qua vùng biển này kể từ Tháng Tư, 2020.
  • Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ cho biết tàu khu trục mang tên lửa điều hướng lớp Arleigh Burke USS Curtis Wilbur đã “quá cảnh qua eo biển Đài Loan như thường lệ” hôm 18/5, phù hợp với luật pháp quốc tế.
  • Khu trục hạm Kidd (DDG 100) và tàu tuần duyên Munro (USCGC 755) của Hoa Kỳ đã đi qua eo biển Đài Loan ngày 27/8, nhằm “thể hiện lời cam kết” với khu vực. Đây là lần thứ 7 khu trục hạm Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan và lần đầu tiên một tàu tuần duyên Hoa Kỳ thực hiện việc này trong năm nay.
  • Hãng Reuters đưa tin Mỹ ngày 4/10 đã kêu gọi Trung Quốc ngừng các hoạt động quân sự “khiêu khích” gần Đài Loan, sau khi hòn đảo này điều máy bay phản lực để cảnh báo gần 148 máy bay quân sự Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của họ trong bốn ngày qua. Căng thẳng Trung – Đài đang ở mức tồi tệ nhất trong 40 năm. Đài Loan cảnh báo nguy cơ có không kích không chủ ý giữa hai nước.

Tình hình căng thẳng tại eo biển Đài Loan

  • Các tàu chiến của Nga và Trung Quốc đã tổ chức cuộc tuần tra chung đầu tiên ở eo biển Tsugaru ngăn cách đảo chính của Nhật Bản và đảo Hokkaido, phần phía Tây của Thái Bình Dương vào ngày 17/23 tháng 10.

Khu vực Hoàng Sa:

  • Ngày 5/2, USS John McCain đã tiến gần tới quần đảo Hoàng Sa. Đây là sứ mạng thực thi quyền tự do hàng hải đầu tiên dưới thời Tổng thống Joe Biden.
  • Chiến hạm HMCS Calgary của Hải Quân Hoàng Gia Canada hôm 29/3 băng qua biển Đông trong khu vực quần đảo Hoàng Sa khi đi từ Brunei đến Việt Nam, theo đài radio CBC của Canada cho hay.
  • Hôm 22/5, khu trục hạm USS Curtis Wilbur đã đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa. 
  • Bản tin của Hạm đội 7 Hoa Kỳ cho hay khu trục hạm USS Benford hôm 12 Tháng Bảy 2021 đã thực hiện quyền tự do hải hành ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa “theo đúng luật lệ quốc tế”. Đây là lần thứ ba kể từ đầu năm đến nay các chiến hạm Mỹ đã đi vào bên trong vùng biển Hoàng Sa.
  • Trong 6 tháng đầu của năm 2021, tất cả 5 tàu giám sát đại dương của hải quân Mỹ đều tham gia hoạt động do thám ở Biển Đông, gồm 4 tàu lớp Victorious và một tàu lớp Impeccable, theo Hoàn Cầu thời báo trích dẫn nội dung bản tổng hợp công bố ngày 13.7 của SCSPI. Theo SCSPI, hải quân Mỹ triển khai ít nhất 1 tàu giám sát đến Biển Đông trong ít nhất 161 ngày trong tổng số 181 ngày của 6 tháng đầu năm 2021 và tập trung ở vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa.

Tàu giám sát đại dương của Mỹ USNS Impeccable – Hình của Hải quân Mỹ

Khu vực Trường Sa:

  • Một tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ hôm 17/2 di chuyển gần các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhằm thể hiện quyền tự do hàng hải. Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ cho biết rằng tàu khu trục USS Russell “đã khẳng định các quyền tự do hàng hải ở quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”.
  • Đầu tháng 4/2021, đội tác chiến đặc nhiệm với mẫu hạm USS Roosevelt đang vào Biển Đông từ hướng Nam trong khi Việt Nam loan báo chiến hạm “diễn tập” ở Trường Sa. Tờ South China Morning Post (SCMP) ở Hồng Kông hôm 5 Tháng Tư viện dẫn tin tức từ nhóm nghiên cứu “South China Sea Strategic Situation Probing Initiative” ở Bắc Kinh nói nhóm tàu tác chiến đặc nhiệm Mỹ với mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đang tiến vào Biển Đông khi đi qua eo biển Malacca ở phía Nam trước đó một ngày. Đây là lần thứ ba nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đi vào Biển Đông trong năm 2021 kể từ khi Tổng thổng Joe Biden nhậm chức. Lần đầu vào hôm 23/1 theo chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải, lần thứ hai vào ngày 9/2 cùng tập trận với hàng không mẫu hạm USS Nimitz. Một tuần lễ trước đó, nhóm tàu Roosevelt đã có những cuộc tập trận với Hải Quân Ấn Độ và lực lượng “bộ tứ” gồm Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ thêm sự tham dự của Hải Quân Pháp. Các mẫu hạm Mỹ thuộc Hạm Đội 7 có căn cứ tiền trạm ở Nhật Bản, di chuyển thường xuyên từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương. Vào tháng 2, hai mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã phối hợp tập trận trên Biển Đông mà Bắc Kinh lên án là “khoe cơ bắp” và “không có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực”. Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt vào Biển Đông dịp này khi đang có những căng thẳng xảy ra tại đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn mà Việt Nam, Philippines, Trung Quốc tranh chấp chủ quyền. Hơn một tháng qua, chính phủ Philippines qua hai bộ Quốc Phòng và Ngoại Giao, có những lời lẽ gay gắt liên tục với Bắc Kinh về nhóm tàu dân quân biển của Trung Quốc đậu lì tại đá Ba Đầu. Cụm Sinh Tồn gồm 23 thực thể. Chỉ có một thực thể duy nhất gọi là đảo đúng nghĩa tức là đảo Sinh Tồn, còn đảo Sinh Tồn Đông, thật ra cũng chỉ là cồn cát, đều do Việt Nam trấn giữ. Ngoài ra Việt Nam còn trấn giữ hai thực thể nữa tại cụm này là đá Cô-lin và đá Len Đao. Đá Gạc Ma nằm ở cực Nam của cụm đảo này bị Trung Quốc đánh cướp năm 1988 sau khi giết hại 64 lính công binh CSVN. Philippines không có cơ sở nào trên cụm Sinh Tồn nhưng tuyên bố chủ quyền viện cớ nằm trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS). Tờ SCMP dẫn ý kiến của ông Ben Schreer, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại đại học Macquarie University, Sydney, Úc, nhận định rằng mẫu hạm Mỹ đi qua Biển Đông nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh. Đồng thời hành động đó cũng báo cho các đồng minh như Philippines rằng Hoa Kỳ là một “đồng minh đáng tin cậy và thực lực”. Ông Collin Koh, một nhà phân tích thời sự Đông Nam Á thuộc viện nghiên cứu quốc tế ở Singapore, cho rằng Hoa Kỳ ra tín hiệu cho biết họ cam kết duy trì sự hiện diện quân sự đáng tin cậy ở khu vực, hậu thuẫn đồng minh để ngăn cản Bắc Kinh hành động liều lĩnh đang khi căng thẳng ở đá Ba Đầu. Ngày 9/4/2021, ba tàu đổ bộ trong Nhóm tác chiến sẵn sàng đổ bộ USS Makin Island của Hoa Kỳ đã tiến hành tập trận chung cùng nhóm tác chiếc hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt ở vùng biển quốc tế trong khu vực Biển Đông. Nhóm tàu tác chiến sẵn sàng đổ bộ USS Makin Island của Hoa Kỳ có 3 tàu gồm: tàu tấn công đổ bộ USS Makin Island (LHD 8), hải vận hạm USS Somerset (LPD 25) và hải vận hạm USS San Diego (LPD 22) chuyên chở thủy quân lục chiến cùng thiết bị.

Các đảo, bãi thuộc cụm Sinh Tồn phần lớn do Việt Nam chiếm giữ

  • Bức ảnh được hải quân Mỹ ngày 4/4 công bố cho thấy cảnh Hạm trưởng và Hạm phó của tàu khu trục USS Mustin (DDG 89) đang quan sát tàu sân bay Liêu Ninh 16 của Trung Quốc từ khoảng cách gần.
  • Ngày 14/6, nhóm tàu tác chiến đặc nhiệm do mẫu hạm USS Ronald Reagan dẫn đầu tập trận trên Biển Đông. Bản tin Bộ Tư Lệnh Hạm Đội 7 Hoa Kỳ cho hay nhóm tác chiến đặc nhiệm của Hải Quân Mỹ do mẫu hạm USS Ronald Reagan dẫn đầu vào Biển Đông sau khi đã có những hoạt động cùng với nhóm tàu Nhật trên vùng biển Philippines. Trước đó, hai nhóm tác chiến đặc nhiệm do hai mẫu hạm USS Nimitz và USS Theodore Roosevelt đã cùng phối hợp tập trận tại đây trong Tháng Hai.
  • Theo một bản tin của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Hoa Kỳ, hôm 9/9, tám ngày kể từ khi Trung Quốc ban hành luật An toàn Hàng hải sữa đổi, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Benfold đã “khẳng định quyền và tự do hàng hải” trong phạm vi 12 hải lý của Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Trong khi đó, tàu USS Carl Vinson và nhóm tàu tấn công của Mỹ đang huấn luyện ở những nơi khác trong khu vực, cũng theo Hải quân Mỹ. Tàu USS Benfold đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải của Hải quân lần thứ bảy trong khu vực trong năm nay, theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gửi cho trang Stars and Stripes. Lần gần nhất Hoa Kỳ tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở quần đảo Trường Sa là vào tháng 2/2021.

Vịnh Bengal và Vùng biển nam Thái Bình Dương:

  • Hải quân Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và Pháp sẽ bắt đầu cuộc tập trận 3 ngày trên vịnh Bengal từ ngày 5/4. Đây là lần đầu tiên Pháp tham gia tập trận với nhóm Tứ giác kim cương (QUAD) ngay tại cửa ngõ ra vào Biển Đông.
  • Tàu tuần duyên Myrtle Hazard của Mỹ vượt biển xuyên đêm tới quốc đảo Palau để chặn tàu cá Trung Quốc, thu số hải sâm trị giá hàng chục nghìn USD. Con tàu tuần tra phản ứng nhanh USCGC Myrtle Hazard của tuần duyên Mỹ tiến hành chiến dịch truy bắt này hồi tháng 12/2020, khi xuất phát từ cảng nhà tại đảo Guam, cách Palau hơn 1,200 km, để đối phó với nhóm tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt trái phép.

Tàu tuần duyên Hoa Kỳ phối hợp với tàu tuần duyên Philippines

HOA KỲ VÀ CÁC ĐỒNG MINH

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm 16/3 cảnh báo Trung Quốc không nên dùng cách “cưỡng ép và hung hãn”, trong lúc ông thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên nhằm củng cố các liên minh châu Á khi đối mặt với sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh, theo Reuters. Tổng thống Joe Biden nhận định hôm 19/5 rằng Mỹ phải bảo vệ các vùng biển mở và an toàn tại Bắc Cực và Biển Đông giữa bối cảnh các quốc gia như Nga và Trung Quốc tìm cách mở rộng sự kiểm soát với các khu vực hàng hải này. Hôm 19/5, Tổng thống Biden khẳng định tại Học viện Tuần duyên ở New London, Connecticut “Việc đảm bảo dòng chảy thương mại toàn cầu không gặp trở ngại là lợi ích thiết yếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ”. Ông cũng nói thêm, các quy tắc hàng hải cơ bản như tự do hàng hải là nền móng của an ninh và kinh tế toàn cầu. Khi các quốc gia cố gắng thách thức hệ thống này hoặc thay đổi các quy tắc theo hướng có lợi cho họ, mọi thứ sẽ không còn cân bằng nữa.

Mỹ đang chuẩn bị thành lập một bộ phận tiền phương “sẵn sàng chiến đấu” để đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. Ông Ely Ratner, một chuyên gia về Trung Quốc, người đang được đề cử làm phụ tá bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, điều trần tại quốc hội giữa tuần qua là cần phải có “lực lượng tiền phương đáng tin cậy” để “ngăn chặn, nếu cần thiết, bác bỏ một kịch bản đã rồi” xảy ra trên Biển Đông. Thành lập lực lượng tiền phương ở Tây Thái Bình Dương đòi hỏi điều chuyển nhiều tàu chiến, trang bị kỹ thuật, lính và nói chung là cần ngân khoản thực hiện. Nó cũng đồng nghĩa với việc phải có một bộ đầu não quân sự được chỉ định rõ rệt nhiệm vụ đối phó với Trung Quốc. Hiện vẫn chưa rõ liệu lực lượng tác chiến trên chỉ bao gồm các tàu chiến Mỹ hay còn có thêm lực lượng của các quốc gia Á Châu và Liên Âu. Có thể rằng 6 – 10 tàu chiến từ các quốc gia khác nhau có thể sẽ tham gia cùng lực lượng này trong khoảng 6 tháng.

Ngày 26/7, cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và các quan chức Trung Quốc tại Thiên Tân được cho là diễn ra thẳng thắn, cởi mở, nhưng chưa khơi thông các bất đồng tồn tại giữa hai nước như mong muốn. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin bắt đầu chuyến thăm Đông Nam Á vào ngày 23/7, với các điểm dừng chân tại Singapore, Việt Nam và Philippines. Đây là chuyến thăm đầu tiên đến khu vực của một quan chức hàng đầu trong chính quyền Tổng thống Joe Biden. Tuyên bố mạnh mẽ được ông Austin đưa ra vào đầu chuyến thăm Đông Nam Á đầu tiên với tư cách lãnh đạo Lầu Năm Góc: “Việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền với phần lớn Biển Đông không có cơ sở trong luật pháp quốc tế. Yêu sách đó chèn ép chủ quyền của các quốc gia khác trong khu vực”, ông Austin nói. Tuy nhiên, ông cam kết theo đuổi mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc và giải quyết những thách thức chung khi đưa ra tầm nhìn về mối quan hệ với Bắc Kinh, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn thường xuyên chỉ trích lẫn nhau trên vấn đề Biển Đông tại các cuộc họp song phương hay trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Cuộc họp đầu tiên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về hồ sơ an ninh biển ngày 9/8/2021 cũng không ra ngoài thông lệ, với một cuộc khẩu chiến gay gắt giữa hai bên. Điểm đáng chú ý là phản ứng cực kỳ thô bạo của đại diện Trung Quốc trước những đòn tấn công của Mỹ, dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh bị đẩy vào thế thủ. Theo tiết lộ của nhật báo Ấn Độ Hindustan Times ngày hôm 10/8, theo thông lệ, sau khi hội nghị về an ninh biển kết thúc, một bản tuyên bố của chủ tịch Hội Đồng Bảo An phải được nhất trí thông qua. Tuy nhiên, vào hôm qua, công việc này đã bị trì hoãn đến phút cuối vì Trung Quốc chống lại những từ ngữ liên quan đến Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Theo Hindustan Times, bản tuyên bố của chủ tịch Hội Đồng Bảo An cuối cùng đã nhấn mạnh đến tính ưu việt của luật pháp quốc tế, lưu ý rằng UNCLOS là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên đại dương, bao gồm cả việc chống lại các hoạt động bất hợp pháp trên biển.

Tờ báo Ấn Độ cho rằng tuyên bố về an ninh hàng hải, trong đó đoạn ám chỉ đến các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách kêu gọi bảo đảm quyền tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế, đã được Hội Đồng Bảo An thông qua bất chấp việc Trung Quốc tìm cách gây khó khăn.

  • Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ hiện đang chuẩn bị để có cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo trong nhóm “Bộ Tứ” (Quad), trong lúc Trung Quốc đang không ngừng phát triển thế lực trong vùng, theo một nguồn tin thông thạo. Bản tin của Nikkei Asia hôm 7/2/2021, nói rằng việc này được tiến hành trong lúc chính phủ của Tổng Thống Joe Biden mong muốn phát triển vai trò của bốn quốc gia dân chủ trong khu vực chiến lược này. Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ, ông Jake Sullivan, gọi đây là “nền tảng để xây dựng chính sách Mỹ ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.” Theo tin trên, phía Mỹ đã đề nghị có cuộc họp của các nhà lãnh đạo qua hình thức online. Tuy nhiên, việc sớm có cuộc họp hay không còn tùy thuộc vào Ấn Độ, vốn thường có thái độ dè dặt. Đây là quốc gia duy nhất trong nhóm Bộ Tứ có chung biên giới với Trung Quốc và không ở trong liên minh quân sự nào do Mỹ lãnh đạo.
  • Các chiến đấu cơ của Không Quân ba nước Mỹ, Nhật, và Úc đang có mặt tại căn cứ Không Quân Andersen Air Force Base, thuộc đảo Guam tham dự cuộc tập trận thường niên Cope North 21. Trang Airforce-technology.com cho biết cuộc tập trận Cope North 21 năm nay bắt đầu từ ngày 3 Tháng Hai và chấm dứt ngày 19 Tháng Hai.
  • Có tới 61.5% người dân thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói trong một cuộc khảo sát rằng họ muốn khối này đứng về phía Mỹ thay vì liên kết với Trung Quốc, nếu buộc phải chọn một trong hai cường quốc. Kết quả cuộc khảo sát thường niên được viện nghiên cứu về Đông Nam Á có tên ISEAS Yusof-Ishak công bố hôm 10/2. Tính chung trong cả khối ASEAN, tỷ lệ chọn đứng về phía Mỹ của năm nay tăng lên đáng kể so với mức 53.6% của năm ngoái. Trong số những người tham gia cuộc thăm dò, người Philipplines ủng hộ Mỹ mạnh mẽ nhất với tỷ lệ 86.6%, người Việt Nam đứng thứ hai với mức 84%. Ba nước Myanmar, Brunei và Lào có đa số người trả lời là họ chọn đứng cùng phe với Trung Quốc, với tỷ lệ cao nhất là ở Lào, 80%; Brunei đứng thứ hai với mức gần 70%.

Quan hệ của ASEAN với Trung Quốc và Hoa Kỳ

  • Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm 9/8 đã lên tiếng chỉ trích hành vi bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông và cảnh báo Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc rằng một cuộc xung đột “sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu đối với an ninh và thương mại”.
  • Các cuộc tập trận quân sự Hợp tác và Đào tạo Đông Nam Á – SEACAT của 21 nước, do Hoa Kỳ dẫn đầu đang diễn ra tại khu vực Đông Nam Á. Aljazeera loan tin vừa nói hôm 11/8 và cho biết đây là năm thứ 20 cuộc tập trận hàng năm này được tổ chức bao gồm các nước Úc, Bangladesh, Brunei, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Maldives, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Đông Timor, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Việt Nam.
  • Cuộc tập trận Large Scale Global Exercise 21, do Hạm đội Indo-Pacific của Hoa Kỳ cùng các đồng minh Nhật Bản, Úc và Anh Quốc tiến hành trên Biển Đông, từ ngày 2 – 27/8.
  • Theo kế hoạch, các quốc gia thuộc “Bộ Tứ” là Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc sẽ có cuộc tập trận Malabar từ ngày 26-29/8 ở ngoài khơi đảo Guam. Mục đích của cuộc tập trận Malabar là đảm bảo “một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, chống lại hành vi bành trướng của Trung Quốc.
  • Cuộc diễn tập đầu tiên có tên gọi ARNEX-21 bắt đầu hôm 1/12 tại vùng biển ngoài khơi phía Bắc tỉnh Sumatra của Indonesia và dự kiến sẽ kéo dài ba ngày với sự tham gia của hải quân bảy nước ASEAN trong đó có Myanmar. Ông Julius Widjodjono, Đô đốc thứ nhất đồng thời là người phát ngôn Lực lượng Hải quân Indonesia, trong một tuyên bố mới đây cho biết chủ đề của cuộc diễn tập này là “Hành động chung để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh tế hàng hải và hàng hải dân sự”.

CÁC NƯỚC THÂN HỮU VỚI HOA KỲ

Trong năm 2021, 3 cường quốc Liên Âu là Anh Quốc, Pháp và Đức Quốc lần đầu tiên đã tỏ ra rất tích cực trong vấn đề Biển Đông.

Ngày 15/9/2021, Mỹ, Australia và Anh đạt thỏa thuận về chương trình đối tác an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Liên hiệp châu Âu hôm thứ Năm 16/9 đưa ra một chiến lược chính thức nhằm tăng cường sự hiện diện của họ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đối phó với Trung Quốc đang ngày càng mạnh lên. Trong chiến lược này, EU cam kết tiến tới đạt được một thỏa thuận thương mại với Đài Loan và triển khai thêm các con tàu để giữ cho các tuyến đường biển luôn rộng mở. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell khẳng định chiến lược này cũng rộng mở đối với Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, nhưng các nhà ngoại giao nói với Reuters rằng việc xây dựng quan hệ sâu sắc hơn với Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Đài Loan là nhằm hạn chế sức mạnh của Bắc Kinh.

Cuối tháng 10/2021, ASEAN nâng cấp quan hệ chiến lược toàn diện với cả Trung Quốc và Úc Đại Lợi.

  • Các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Đức và Nhật Bản đang sắp xếp đối thoại trực tuyến theo cơ chế “2+2” vào giữa tháng 4/2021, với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhiều khả năng là trọng tâm nghị trình.
  • Ngày 16/4, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga chính thức thăm viếng Hoa Kỳ, chống lại một nước Trung Quốc ngày càng quyết đoán khi nhà lãnh đạo Mỹ tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên tại Nhà Trắng kể từ khi nhậm chức. Tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo đề cập đến Đài Loan lần đầu tiên kể từ năm 1969, trước khi Tokyo bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh, sử dụng cách diễn đạt của bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của cả hai nước sau cuộc họp vào tháng trước.

Liên Âu (Anh – Pháp – Đức):

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 16/4 giới thiệu tài liệu về ưu tiên chính sách quốc phòng, đối ngoại của London hậu Brexit nhằm xác định vị thế của nước này trong một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, hợp tác và thương mại tự do. Tài liệu này coi khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “ngày càng là trung tâm địa chính trị của thế giới”, đồng thời đề cập kế hoạch triển khai tàu sân bay của Anh tới khu vực. Anh muốn gia tăng ảnh hưởng và hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. “Không còn nghi ngờ gì rằng Trung Quốc sẽ đặt ra thách thức lớn đối với xã hội rộng mở như của chúng ta, nhưng chúng ta cũng sẽ làm việc với Trung Quốc nếu nó phù hợp với giá trị và lợi ích của mình”, Johnson nói trước quốc hội. Cũng trong một cuộc phỏng vấn, bà Merkel, Thủ tướng Đức cho biết: “Có thể ban đầu chúng tôi đã quá ngây thơ trong cách tiếp xúc một số quan hệ đối tác. Giờ đây chúng tôi xem xét kỹ càng hơn”.

Lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 14/6 ra thông cáo chung về cuộc họp thượng đỉnh, gọi Trung Quốc là “thách thức mang tính hệ thống”. Trước NATO, Hội nghị thượng đỉnh G7 (trong đó có 4 nước ở châu Âu), cũng đã lên án Trung Quốc trong các vấn đề COVID-19, Tân Cương, Đài Loan và Hong Kong.

  • Hải quân Pháp điều tàu ngầm hạt nhân tuần tra Biển Đông nhằm thách thức các yêu sách của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp này. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly hôm 8/2 đăng Twitter cho biết tàu ngầm tấn công hạt nhân Émeraude và tàu tiếp tế Seine đã tuần tra Biển Đông để “khẳng định luật pháp quốc tế là quy định duy nhất có hiệu lực, bất kể ở vùng biển nào mà chúng tôi đi qua”. “Cuộc tuần tra đặc biệt trên Biển Đông vừa hoàn thành. Đây là bằng chứng mạnh mẽ về năng lực triển khai các hoạt động xa bờ và lâu dài của hải quân Pháp, cùng với các đối tác chiến lược của chúng tôi gồm Australia, Mỹ và Nhật Bản”, bà viết.

Tàu ngầm hạt nhân Émeraude và tàu hỗ trợ hải quân Seine của Pháp tuần tra ở Biển Đông. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Pháp

  • Chỉ vài ngày sau khi Bộ Quân Lực Pháp xác nhận đã cho tàu ngầm đi qua Biển Đông, hôm 18/02/2021 vừa qua, hai chiến hạm Pháp đã ra khơi trực chỉ châu Á trong một chiến dịch kéo dài 5 tháng, sẽ đi ngang Biển Đông, ghé thăm nhiều cảng Đông Nam Á và đặc biệt là tham gia một cuộc tập trận chung với hai đồng minh Mỹ và Nhật ở vùng biển Nhật Bản. Theo Bộ Quân Lực Pháp, tham gia chiến dịch mang tên Jeanne d’Arc 2021 là hai chiến hạm của Hải Quân Pháp gồm tàu đổ bộ chở trực thăng Tonnerre và khinh hạm tàng hình Surcouf thuộc nhóm Sẵn Sàng Đổ Bộ (ARG). Trong đợt triển khai kéo dài cho đến tháng 7, chiến hạm Pháp sẽ hai lần đi ngang Biển Đông, đồng thời có kế hoạch ghé cảng nhiều nước, trong đó có 4 quốc gia Đông Nam Á, Indonesia và Việt Nam trên đường đi, và Singapore, Malaysia trên đường về.
  • Hôm 12/3, Tư lệnh Thái Bình Dương của Hải quân Pháp thông báo trên Twitter rằng tàu hộ vệ Prairial F731 của nước này vừa thực hiện chuyến thăm 4 ngày đến cảng Cam Ranh của Việt Nam. Phía Pháp cho biết rằng chuyến thăm này nhằm gửi đi thông điệp Paris ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Tàu hộ vệ Prairial của Pháp tại Cam Ranh

  • Tàu sân bay Queen Elizabeth bắt đầu thực hiện chuyến công tác dài 28 tuần từ ngày 22/5. Trong số 1,600 thủy thủ đoàn có 250 thành viên thuộc lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ. Nhóm tác chiến tàu sân bay này gồm một khinh hạm của Hà Lan và một tàu khu trục của Mỹ, cũng như 18 máy bay phản lực F35-B của Anh và Mỹ. Với hành trình dự kiến dài 26,000 hải lý kéo dài 8 tháng từ Địa Trung Hải qua Vịnh Aden đến Biển Đông, lần triển khai này nhằm mục đích chứng minh rằng nước Anh hậu Brexit vẫn có vị thế quốc tế xứng đáng. Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh cùng các chiến hạm hộ tống dự kiến tới Nhật Bản vào tháng 9/2021, trên hành trình thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới. Nhóm chiến hạm dự kiến đi qua khu vực Biển Đông để đến Nhật Bản, cũng như ghé thăm Ấn Độ, Singapore và Hàn Quốc trên hải trình của mình. Anh sẽ triển khai hai tàu chiến thường trực ở các vùng biển châu Á sau khi tàu sân bay Queen Elizabeth hoàn tất hải trình đầu tiên. Hai tàu chiến nước này sẽ không đồn trú tại căn cứ thường trực nào trong khu vực. Trang USNI ngày 26/7 đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh đang đi vào Biển Đông, sau khi tách ra một phần kể từ khi kết thúc cuộc tập trận Konkan với Hải quân Ấn Độ, diễn ra từ ngày 21-22/7 tại vịnh Bengal. Nhóm tác chiến tàu sân bay này gồm các tàu hộ tống HMS Richmond và HMS Kent, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường HMS Defender cùng các tàu RFA Fort Victoria và RFA Tidespring và tàu ngầm tấn công hạt nhân HMS Artful. Bên cạnh đó, nhóm này còn có tàu khu trục USS The Sullivans của Mỹ và tàu hộ tống HNLMS Evertsen của Hà Lan. Phi đoàn tiêm kích tấn công số 211 của Thủy quân lục chiến Mỹ cùng phi đoàn số 617 của Không quân Hoàng gia Anh cũng tham gia nhóm.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth

  • AFP đưa tin tàu hộ tống Bayern của Đức ngày 2/8 rời cảng Wilhelmshaven với hơn 200 thủy thủ để bắt đầu chuyến hoạt động kéo dài 6 tháng nhằm tăng cường hiện diện tại Indo-Pacific. Phát biểu trước khi tàu khởi hành, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer nhấn mạnh thông điệp của hoạt động này là nhằm bảo vệ các giá trị và lợi ích cùng các đồng minh và đối tác. Đây sẽ là lần đầu chiến hạm Đức trở lại Biển Đông kể từ năm 2002. Mạng báo South China Morning Post vào ngày 3/8 loan tin Trung Quốc yêu cầu Đức nói rõ ý định đưa chiến hạm đến Biển Đông. Nếu không Bắc Kinh sẽ không xem xét yêu cầu của Berlin cho chiến hạm Bayern cập cảng Thượng Hải.

Tàu hộ tống Bayern của Đức

  • Đội vận hành hệ thống thủy âm trên HMS Kent và HMS Richmond, hai hộ vệ hạm hộ tống tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, hôm 2/8 phát hiện hai tàu ngầm hạt nhân Type-093 của hải quân Trung Quốc bám theo khi nhóm tác chiến Anh di chuyển từ Biển Đông qua eo biển Luzon để sang Thái Bình Dương, truyền thông Anh đưa tin ngày 9/8. Trong khi đó, báo Global Times của Trung Quốc cho rằng ba tàu ngầm lớp Type-093 của Trung Quốc bị nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth phát hiện là “hành động cố tình lộ diện”.
  • Bộ Quốc phòng Anh ngày 9/9 thông báo hai tàu chiến của Hải quân Hoàng gia nước này đã rời cảng Portsmouth vào hôm 7/9 để bắt đầu nhiệm vụ kéo dài năm năm tuần tra khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
  • Tàu HMS Richmond của Hải quân Hoàng gia Anh đã cập cảng Quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa ngày 1 tháng 10 năm 2021, bắt đầu chuyến thăm với chuỗi các hoạt động hợp tác song phương kéo dài bốn ngày tại Việt Nam.

Nhật Bản: Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh giữa những “quan ngại nghiêm trọng”, ám chỉ đến các động thái gây hấn trên biển của Trung Quốc, theo Kyodo News. Hôm 14/12, cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi Trung Quốc không khiêu khích các nước láng giềng hoặc tìm cách mở rộng lãnh thổ, và nói rằng bất kỳ cuộc phiêu lưu quân sự nào của Trung Quốc đều có thể là “hành động tự sát”, theo Reuters.

  • Ngày 19/1/2021, Phái đoàn thường trực Nhật Bản tại Liên Hợp Quốc gửi công hàm đến Tổng thư ký Liên Hợp quốc nhằm phản đối công hàm số CML63/2020 của Trung Quốc về việc vẽ đường cơ sở thẳng bao quanh các cấu trúc trên Biển Đông.
  • Hôm 4/2, Việt Nam lên tiếng về việc Anh, Nhật ra tuyên bố chung quan ngại về tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông, phản đối hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng. Trang VN EXpress dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng “hoạt động của các bên ở Biển Đông cần đóng góp vào hòa bình, ổn định và an ninh khu vực.”
  • Theo truyền thông Nhật Bản, ngày 19/2/2021, Hải Quân Nhật Bản đã tổ chức một cuộc diễn tập quân sự chung với chiến hạm của Mỹ và Pháp ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Kyushu miền tây Nhật Bản. Theo trang mạng đài truyền hình Nhật Bản NHK, tham gia cuộc diễn tập có tàu tiếp tế Nhật JS Hamana, khu trục hạm Mỹ USS Curtis Wilbur và hộ tống hạm Pháp FNS Prairial. Đây là cuộc diễn tập tiếp tế trên biển đầu tiên trong khuôn khổ một thỏa thuận quân sự Nhật-Pháp đã ký kết năm 2019, cho phép quân đội hai nước cung cấp qua lại cho nhau hàng tiếp tế, như thực phẩm, nhiên liệu và đạn dược.
  • Các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Đức và Nhật Bản đang sắp xếp đối thoại trực tuyến theo cơ chế “2+2” vào giữa tháng 4/2021, với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhiều khả năng là trọng tâm nghị trình.
  • Ngày 16/4, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga chính thức thăm viếng Hoa Kỳ, chống lại một nước Trung Quốc ngày càng quyết đoán khi nhà lãnh đạo Mỹ tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên tại Nhà Trắng kể từ khi nhậm chức. Tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo đề cập đến Đài Loan lần đầu tiên kể từ năm 1969, trước khi Tokyo bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh, sử dụng cách diễn đạt của bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của cả hai nước sau cuộc họp vào tháng trước.
  • Vào thời điểm tháng 4/2020 khi chiếc máy bay săn ngầm P-3C của Nhật Bản vừa hoàn tất sứ mệnh chống cướp biển ở vịnh Aden và đang trên đường về nước. Tuy nhiên, do tình hình của dịch Covid-19 nên người Nhật Bản không thể tìm được điểm dừng chân nào cho máy bay của mình. Khi đó, chỉ có Việt Nam đã tiếp đón chiếc máy bay săn ngầm của Nhật Bản. Sau 2 tháng lưu trú để sửa chữa, ngày 29/6, chiếc máy bay săn ngầm của Nhật Bản đã cất cánh về nước an toàn.
  • Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo thăm Việt Nam ngày 11 tháng 9. Chuyến thăm của ông Kishi Nobuo đến Việt Nam diễn ra trong thời gian Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng có chuyến thăm Việt Nam. Mục đích chuyến thăm là để thảo luận về ‘tình hình khu vực, bao gồm Biển Đông và Biển Hoa Đông’, truyền thông Nhật Bản cho hay. Hai vị lãnh đạo quốc phòng đã ký một thỏa thuận chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng đã được hai nước bàn tới trước đây. Hai Bộ trưởng nói sẽ đẩy nhanh việc tham vấn cho việc chuyển giao các thiết bị cụ thể bao gồm cả tàu thuyền. Ngày 12/9, phát biểu trong chuyến thăm tại Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nói Việt Nam và Nhật Bản có chung “vận mệnh” và cần thúc đẩy hợp tác quốc phòng. Ông Kishi đến Việt Nam cùng ngày với Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Đáng lưu ý, ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch CSVN, không tiếp ông Vương nhưng lại tiếp ông Kishi.
  • Lần đầu tiên sau ba mươi năm, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên toàn quốc trong nỗ lực chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài. Cuộc tập trận bắt đầu từ 15/9 dự kiến ​​kéo dài đến nửa cuối tháng 11, được tổ chức để tăng cường khả năng răn đe và đảm bảo sự sẵn sàng chiến đấu của JGSDF trước các mối đe dọa. Quân đội Mỹ tại Nhật Bản cũng sẽ tham gia cuộc tập trận.
  • Trong một cuộc phỏng vấn với Guardian, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi kêu gọi các nước châu Âu lên tiếng chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc. Thông tin này được báo Guardian (Anh) đăng tải ngày 20/9, trích một phần từ loạt bài độc quyền của tờ báo này về Trung Quốc và căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
  • Tàu sân bay trực thăng JS Kaga 184 và khu trục hạm JS Murasame 101 thuộc Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, cùng 581 sĩ quan và thủy thủ đoàn, đã ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam từ ngày 5 tới 7/11.

Tàu sân bay Nhật Bản thăm căn cứ Cam Ranh tháng 11/2021 – Điều cần để ý là ở background, khá nhiều đồi núi đã được san phẳng để xây các căn cứ yễm trợ & tiếp liệu mới.

Hàn Quốc:

  • Ngày 8/3/2021, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc cho một thỏa thuận mới để chia sẻ chi phí cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, nhằm mục đích như một bức tường thành chống lại mối đe dọa xâm lược của Triều Tiên, theo Reuters. Cục Chính trị-Quân sự của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 7/3 cho biết thỏa thuận này bao gồm “sự gia tăng như đã thương lượng” trong phần đóng góp kinh phí của Seoul, nhưng không nêu chi tiết. Hiện tại Hoa Kỳ có khoảng 28,000 binh sĩ đang đồn trú ở Hàn Quốc để giúp ngăn chặn sự xâm lược tiềm tàng của Triều Tiên. Vào năm 2019, hai đồng minh đã đạt được một thỏa thuận trong đó phía Hàn Quốc trả khoảng 924 triệu USD (khoảng 1.04 nghìn tỷ won) cho sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ, tăng 830 triệu USD so với năm trước đó. Nhưng sau đó, các cuộc đàm phán cho một kế hoạch chia sẻ chi phí mới đã đổ vỡ do Hoa Kỳ yêu cầu Seoul phải trả gấp 5 lần những gì họ đã trả trước đó. Hàn Quốc đã đồng ý tăng khoản đóng góp của Hàn Quốc trong năm nay lên 13.9% đạt 1.18 nghìn tỷ won (1.03 tỷ USD).
  • Với cuộc hội kiến ông Suga và một hội nghị thượng đỉnh khác đã được lên lịch với Hàn Quốc vào tháng 5, ông Biden hy vọng sẽ thúc đẩy các nỗ lực chung với Úc, Ấn Độ và Nhật Bản trong một nhóm được gọi là Bộ tứ, cũng như với Hàn Quốc, để chống lại Trung Quốc và địch thủ lâu năm của Mỹ là Triều Tiên.
  • Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 21/5 tuyên bố sau khi thảo luận với phía Mỹ, lãnh đạo hai nước đã quyết định chấm dứt “Hướng dẫn tên lửa Hàn – Mỹ”. Điều này cho phép Hàn Quốc vượt qua các hạn chế và phát triển các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên tới 800 km có thể bao phủ lãnh thổ Triều Tiên và các quốc gia lân cận. Được biết, vào năm 1979, để có được công nghệ tên lửa của Mỹ, Hàn Quốc đã ký với Mỹ văn bản mang tên “Hướng dẫn tên lửa Hàn – Mỹ” và quyết định nhập khẩu công nghệ tên lửa dưới sự kiểm soát của Mỹ. Cho đến nay bản hướng dẫn này đã hạn chế nghiêm trọng sự phát triển quân sự của Hàn Quốc. “Hướng dẫn Tên lửa Hàn – Mỹ” quy định Mỹ hỗ trợ Hàn Quốc về công nghệ và linh kiện tên lửa, nhưng Hàn Quốc không được phát triển hoặc sở hữu tên lửa có tầm bắn hơn 180 km và đầu đạn nặng hơn 500 kg. Do hạn chế này, Hàn Quốc trong một thời gian dài không phát triển mẫu tên lửa đạn đạo mới nào. Tuy nhiên, cho đến nay “Hướng dẫn Tên lửa Hàn – Mỹ” đã trải qua 4 lần sửa đổi kể từ khi được ký kết, nới lỏng các hạn chế về tầm bắn và trọng lượng đầu đạn tối đa của tên lửa Hàn Quốc. Năm 2001, Mỹ cho phép Hàn Quốc tham gia “hệ thống kiểm soát công nghệ tên lửa”, nghĩa là Hàn Quốc có thể phát triển tên lửa đạn đạo có tầm bắn dưới 300 km và trọng lượng đầu đạn dưới 500 kg. Theo “Hướng dẫn tên lửa Hàn – Mỹ” sửa đổi năm 2012, tầm bắn của tên lửa đạn đạo Hàn Quốc đã được tăng từ 300 km lên 800 km. Vào tháng 11/2017, “Hướng dẫn tên lửa Hàn – Mỹ” lại được sửa đổi, tuy vẫn duy trì tầm bắn của tên lửa đạn đạo do Hàn Quốc phát triển là 800 km, nhưng loại bỏ hoàn toàn các hạn chế về trọng lượng của đầu đạn tên lửa. Vào tháng 7/2020, Hàn Quốc và Mỹ đã sửa đổi Hướng dẫn này lần thứ tư, bãi bỏ hạn chế đối với việc sử dụng nhiên liệu rắn cho tên lửa.

Đài Loan: Hôm 5/10 và 16/11, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết ông đã điện đàm và họp trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về Đài Loan và họ đồng ý tuân theo “thỏa thuận Đài Loan”, giữa lúc căng thẳng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh gia tăng, theo Reuters. Ông Biden dường như đề cập đến chính sách lâu nay của Washington, theo đó họ chính thức công nhận Bắc Kinh chứ không phải Đài Bắc, dựa trên kỳ vọng rằng tương lai của Đài Loan sẽ được xác định bằng các biện pháp hòa bình.

Đài Loan cho biết, đây là lần đầu tiên họ nhận được “lời mời chính thức” tới dự lễ nhậm chức của TT Mỹ từ Washington. Trước đó, vào ngày 20/1, bà Tiêu Mỹ Cầm, Đại diện Văn phòng Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc tại Mỹ, đăng tải trên tài khoản Twitter cá nhân hình ảnh tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ.

  • Các nước châu Âu đang hỗ trợ dự án đóng tàu ngầm nội địa của Đài Loan, Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết hôm 2/4, trong một thừa nhận hiếm hoi rằng chương trình này không chỉ nhận được sự giúp đỡ đơn lẻ từ phía Mỹ. Tập đoàn CSBC do chính quyền Đài Loan hậu thuẫn bắt đầu đóng các tàu ngầm mới vào năm ngoái, nhằm mục đích cung cấp tàu đầu tiên trong số tám tàu dự kiến vào năm 2025.
  • Ngày 6/6, Thượng Nghị Sĩ Mỹ Tammy Duckworth (Dân Chủ-Illinois), người thăm Đài Loan trong ba giờ đồng hồ cùng với Thượng Nghị Sĩ Christopher Coons (Dân Chủ-Delaware) và Thượng Nghị Sĩ Dan Sullivan (Cộng Hòa-Alaska), nói rằng chuyến viếng thăm của họ cho thấy Đài Loan có được sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Quốc Hội Mỹ trong khi phải liên tục đối phó với các hành động đe dọa từ chính quyền Bắc Kinh.
  • Ngày 24/9, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật bao gồm điều khoản mời Đài Loan tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC do Mỹ tổ chức. Trung Quốc từng được mời tham gia sự kiện này 2 lần vào năm 2014 và 2016.
  • Quân đội Trung Quốc hôm 9/11, tuyên bố điều động lực lượng tuần tra sẵn sàng tác chiến trên eo biển Đài Loan, sau khi Đài Bắc xác nhận một phái đoàn gồm bốn thượng nghị sĩ và 2 dân biểu Quốc Hội Mỹ vừa đến thăm hòn đảo này, theo Reuters.

Philippines: Cảm giác bị coi thường nhất trong số các đồng minh hiệp ước của Mỹ vẫn hiện diện trong suy nghĩ nhiều người Philippines, kể cả giới chính khách. Quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Philippines trở nên phức tạp từ khi tổng thống Duterte lên cầm quyền năm 2016 và công khai tỏ thái độ thân Trung Quốc. Nhưng từ tháng 3/2021, Manila phải nhiều lần lên tiếng phản đối sự hiện diện của hàng trăm tàu Trung Quốc tại khu vực Đá Ba Đầu, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Duterte cũng bắt đầu nhắc đến quyết định của Tòa Trọng tài, tuy trước đây ông nói rằng phán quyết này chỉ là một tờ giấy lộn, có thể vứt vào sọt rác. Đài ABS&CBN News của Philippines hôm 31/5/2021 cho biết tổng thống Mỹ Joe Biden muốn gặp riêng đồng nhiệm Rodrigo Duterte. Hoa Kỳ sẽ kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao với Philippines vào tháng Bảy tới và “hy vọng” Duterte sẽ gia hạn thỏa thuận thăm viếng quân sự (VFA) giữa hai nước.

  • Lính Philippines và lính Mỹ sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung kéo dài hai tuần bắt đầu từ 12/4, tái tục sự kiện huấn luyện thường niên sau khi bị hủy năm ngoái do đại dịch Covid-19, người đứng đầu quân đội Philippines cho biết hôm 11/4. Thông báo được đưa ra sau khi bộ trưởng quốc phòng hai nước điện đàm để thảo luận về cuộc tập trận, tình hình Biển Đông và những diễn biến an ninh khu vực gần đây. Cuộc tập trận “Balikatan” (Vai kề Vai) năm nay được thu nhỏ về qui mô. Tướng Cirilito Sobejana cho biết sẽ chỉ có 1,700 lính với 700 từ Hoa Kỳ và 1,000 từ Philippines sẽ tham gia, không giống như các cuộc tập trận trước đó có tới 7,600 binh sĩ.
  • Trong một bản tin đáng ngạc nhiên, RFI – Naval Group, tập đoàn đóng tàu ngầm của Pháp, đang khẩn trương trao đổi về khả năng Philippines mua hai tàu ngầm Scorpène. Vào đầu năm 2021, một văn phòng của Naval Group sẽ đi vào hoạt động ở Manila để có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tiềm năng này. Đây sẽ là văn phòng thứ hai của tập đoàn ở Đông Nam Á, sau văn phòng được mở ở Singapore vào năm 2019, tập trung nghiên cứu chiến lược về phòng thủ hải quân.
  • Hai bộ trưởng quốc phòng của Mỹ và Philippines cho biết ngày 30/7 rằng Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã khôi phục một thỏa thuận quan trọng về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở quốc gia Đông Nam Á. Động thái này đảo ngược lại quyết định trước đây đã gây ra mối quan ngại ngày càng tăng ở Washington và Manila. Hiệp định Thăm viếng Quân sự (VFA) đặt ra các quy định về việc luân chuyển hàng nghìn binh sĩ Mỹ ra, vào Philippines để tham gia các cuộc tập trận và thao diễn. 
  • Ngoại trưởng Philippines là ông Teodoro Locsin ngày 18/11 lên án mạnh mẽ việc 3 tàu hải cảnh Trung Quốc đã phun vòi rồng, ngăn cản tàu tiếp tế của Philippines gần bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa. Chiếc tàu trên của Philippines được cho là bị tàu hải cảnh Trung Quốc gây hấn vào ngày 16.11, khi đang mang đồ tiếp tế cho binh sĩ đóng trú trên tàu hải quân BRP Sierra Madre của Philippines đóng ở bãi Cỏ Mây. Đây là thực thể thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng Philippines chiếm đóng trái phép. Sau vụ trên, tàu tiếp tế của Philippines đã phải tạm ngưng nhiệm vụ, quay về.

Vị trí Bãi Cỏ Mây (Việt Nam: màu đỏ – Philippines: màu xanh)

Việt Nam: Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mới đây lên tiếng thừa nhận trong nhiệm kỳ Chủ tịch nước của ông vừa qua, Việt Nam đã có lúc không thể công khai những sự cố xảy ra ở Biển Đông vì vấn đề tế nhị. Ông Trọng cũng nói, dù Việt Nam không công bố, nhưng Hà Nội đã xây dựng một loạt chiến lược quốc phòng, an ninh bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

  • Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ), tối 9/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự phiên Thảo luận mở cấp cao trực tuyến với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế” do Thủ tướng Ấn Độ chủ trì. Đây là lần đầu tiên HĐBA LHQ tổ chức một cuộc họp chính thức riêng về chủ đề an ninh biển. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng góp thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, hợp tác với các nước để duy trì an ninh trên biển tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
  • Phát biểu tại một sự kiện do Viện Hoà bình Hoa Kỳ (USIP) có trụ sở ở Washington tổ chức hôm 19/11, ông Kurt Campbell, điều phối viên của Hội đồng Anh ninh Quốc gia Hoa Kỳ về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói rằng Việt Nam, cùng với Ấn Độ và một vài nước khác, đứng đầu danh sách các quốc gia trọng yếu sẽ “định hình tương lai của châu Á.” Chính quyền của Tổng thống Joe Biden xem Việt Nam là một quốc gia trọng yếu để Mỹ tăng cường quan hệ, theo người phụ trách khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Nhà Trắng cho biết, khi gọi quốc gia Đông Nam Á là một “chiến địa quan trọng” của Hoa Kỳ tại đây.
  • Hôm 4/2, Việt Nam lên tiếng về việc Anh, Nhật ra tuyên bố chung quan ngại về tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông, phản đối hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng. Trang VN EXpress dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng “hoạt động của các bên ở Biển Đông cần đóng góp vào hòa bình, ổn định và an ninh khu vực.”
  • Việt Nam đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở Quần đảo Trường Sa trong 2 năm qua để “đảm bảo rằng họ có thể tấn công lại” Trung Quốc ở quần đảo có tranh chấp, theo báo cáo của một tổ chức nghiên cứu Mỹ có trụ sở ở Washington DC. Các hệ thống phòng thủ bờ biển và phòng không đã được lắp đặt trên hầu hết các căn cứ của Việt Nam ở Trường Sa, với những nâng cấp đáng kể nhất tại Đá Tây và Đảo Sinh Tồn, theo báo cáo của chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đưa ra hôm 19/2/2021.
  • Tháng 6/2021, Việt Nam vừa ký quyết định thành lập Hải đội Dân quân Thường trực thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang. Đây là đơn vị đầu tiên thuộc dạng này ở Việt Nam. Nhiệm vụ của Hải đội Dân quân Thường trực (Hải đội) là tuyên truyền vận động người dân thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng, an ninh, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Bên cạnh đó, Hải đội còn tham gia tuần tra, phối hợp với các lực lượng khác làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư trường, ngư dân; phòng chống tội phạm, tham gia cứu hộ, cứu nạn, vận tải, tiếp tế trên biển, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo… Hải đội được trang bị chín tàu làm nhiệm vụ, trong đó có nhiều tàu công suất lớn đảm bảo đáp ứng hoạt động làm nhiệm vụ kinh tế quốc phòng ở các vùng biển xa bờ, trong điều kiện thời tiết biển động mạnh. Các tàu đã được Bộ Quốc phòng giao cho Nhà máy Z189 cùng sáu đơn vị khác thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Quân chủng Hải quân thi công. Được biết các hải đội này sử dụng 2 lớp tàu khác nhau. Thứ nhất là lớp tàu TK-1482, một lớp tàu đánh cá vỏ thép 400 tấn được trang bị ngư cụ hiện đại; và thứ hai là lớp tàu vận tải Trường Sa trọng tải 2,000 tấn thường được thấy đi theo hỗ trợ các tàu cá nhỏ hơn. Đây là những lớp tàu đứng ở tuyến đầu chống lại các hành vi hung hăng của Trung Quốc trong các sự kiện căng thẳng gần đây, bao gồm sự kiện HD-981 năm 2014, sự kiện bãi Tư Chính năm 2019, và nhiều những va chạm không được thống kê khác tại các vùng biển tranh chấp. 

Tàu đánh cá vũ trang lớp Vạn Hoa của Việt Nam

  • Một cuộc họp thượng đỉnh, được gọi là mật nghị giữa nguyên thủ Việt Nam, Lào, Campuchia, diễn ra vào khi Hà Nội ngày 26/9 đang vất vả chống dịch trong lúc bóng đen ảnh hưởng của Trung Quốc bao phủ ngày càng nhiều lên hai nước bạn gần nhất này. Thượng đỉnh ba bên, do Việt Nam khởi xướng, là cuộc mật đàm hay mật nghị hiếm có giữa ba nước hữu nghị từng cùng nhau chia sẻ lịch sử chiến tranh lạnh và những vấn đề khó khăn tế nhị khi chiến tranh Việt Nam kết thúc 46 năm trước. Nhận định về buổi họp này, giáo sư Thayer nói ông muốn khẳng định rằng nếu Trung Quốc đang cố gắng đẩy Việt Nam ra khỏi Lào và Campuchia, thì làm thế nào để giải thích rằng Việt Nam đầu tư vào 2 nước này nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
  • Hình ảnh vệ tinh thương mại do Đài Á Châu Tự do (RFA) phân tích cho thấy Việt Nam đang tiến hành xây dựng và bồi đắp một hòn đảo nữa thuộc quyền kiểm soát của nước này trong khu vực Biển Đông. Hình ảnh này cho thấy mũi phía Tây của đảo Nam Yết – hòn đảo nằm ở phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa – đang được mở rộng. Hình ảnh vệ tinh của Planet Labs ngày 30/10 vừa qua cho thấy các hoạt động xây dựng trên đảo Nam Yết, trong đó có một chiếc sà lan và một nền móng công trình. Hai hình ảnh này không nhìn thấy trong hình ảnh chụp ngày 29/9/2021. Các nguồn tin hiểu biết về kế hoạch phát triển này nhưng không được quyền phát ngôn, nói rằng Việt Nam có thể đang xây một bến tàu để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận đảo. Cùng lúc với Nam Yết, các hoạt động xây dựng cũng được tiến hành trên đảo Phan Vinh, một thực thể khác do Việt Nam kiểm soát trong khu vực quần đảo Trường Sa. Qua phân tích hình ảnh vệ tinh ngày 30/10 và 31/10, Đài Á Châu Tự do phát hiện công việc nạo vét đang diễn ra tại mũi phía Nam của đảo đá này.

Hình ảnh mới nhất của đảo Nam Yết với bồi đắp về phía Tây

Hình ảnh mới nhất của đảo Phan Vinh A (phía Đông Bắc) và Phan Vinh B (phía Tây Bắc) thuộc rạn san hô vòng Pearson (Tây Nam quần đảo Trường Sa)

Singapore: Chính sách ngoại giao của Singapore về vấn đề Biển Đông có thể tổng kết như sau: Singapore không phải là nước tranh chấp, không có đòi hỏi về chủ quyền tại Biển Đông, giữ lập trường trung lập không nghiêng về bên nào; Singapore quan tâm vấn đề Biển Đông là vì Singapore phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế, tự do hàng hải và tự do hàng không tại Biển Đông liên quan đến lợi ích kinh tế của nước này; Singapore hy vọng các bên tranh chấp kiềm chế; Singapore kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp quốc về luật biển. Trên thực tế nhìn biểu hiện hành vi của Singapore, biểu hiện hành vi ngoại giao của nước này trong vấn đề Biển Đông đã dần xa rời lập trường trung lập, nghiêng sang thân Mỹ kiềm chế Trung Quốc. Singapore cho rằng địa vị nước lớn và nước nhỏ không ngang nhau, đàm phán giữa nước nhỏ và nước lớn không thể công bằng. Chỉ có thông qua luật quốc tế, quyền lợi nước nhỏ mới có thể được bảo đảm. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc ngày càng căng thẳng, vào hạ tuần tháng 9/2019, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã sang New York gặp gỡ Tổng thống Donald Trump và ký thỏa thuận (MOU) tiếp tục cho phép không quân và hải quân Mỹ sử dụng các cảng và sân bay của Singapore đến năm 2035. Tuy nhiên, Singapore chỉ là một đảo quốc nhỏ, hai cảng Subic Bay của Philippines và cảng Cam Ranh của Việt Nam phải đóng góp phần mình trong nhiệm vụ bảo vệ tuyến hàng hải quốc tế.

Ngày 22/9, ba chiến hạm Trung Quốc và hai hộ vệ hạm Singapore diễn tập chung tại khu vực phía nam Biển Đông. Hải quân Trung Quốc và Singapore hồi tháng 2 cũng tổ chức một cuộc diễn tập chung ở khu vực phía nam Biển Đông. Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định các hoạt động diễn tập chung cho thấy nước này và Singapore “tin cậy lẫn nhau và hợp tác ở mức độ cao”.

Ấn Độ: Vai trò của Ấn Độ trong sự định hình cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang được nâng cao, nhưng những thách thức đặt ra đối với Ấn Độ trong khu vực này cũng ngày một lớn. Trong tương lai, mọi chính sách, động thái của Ấn Độ sẽ đặt nền tảng cho vai trò của nước này trong một cấu trúc an ninh toàn cầu mới.

  • Một đội đặc nhiệm gồm bốn chiến hạm của Hải quân Ấn Độ sẽ được triển khai đến Biển Đông để tham gia tập trận trong thời gian hai tháng ở Biển Đông. Tin do CNN dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ loan đi ngày 2/8 như vừa nêu. Theo đó, các đợt tập trận sẽ có sự tham dự của các nước trong khu vực gồm Malaysia, Philippines, Indonesia … cũng như các nước thành viên Nhóm Bộ Tứ gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
  • Ngày 15/8, tàu INS RANVIJAY và tàu INS KORA của Hải quân Ấn Độ do Đại tá Hariharan, hạm trưởng tàu INS RANVIJAY làm trưởng đoàn cùng 459 sĩ quan, thủy thủ đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh thăm thành phố Cam Ranh, Việt Nam sau cuộc tập trận với chiến hạm Hải quân Việt Nam.

Úc Đại Lợi: Trong năm 2021, Úc Đại Lợi đã chứng tỏ quyết tâm của mình trong nỗ lực ngăn chận âm mưu bành trướng của Turng Quốc:

  • Australia hủy hai thỏa thuận do bang Victoria ký kết với Trung Quốc về việc tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Canberra năm 2020 ban hành luật mới, cho phép nước này hủy bỏ bất kỳ thỏa thuận nào giữa chính quyền bang với nước ngoài được cho là đe dọa lợi ích quốc gia.
  • Australia mong muốn nâng quan hệ với Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện, theo Thủ tướng Scott Morrison cho biết trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 25/5. Người đứng đầu Chính phủ Úc đánh giá cao những kết quả của Việt Nam trong thời gian qua về ứng phó với đại dịch COVID-19, phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại, theo truyền thông trong nước. Thủ tướng Morrison được trích lời khẳng định coi trọng thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược và mong muốn nâng cấp lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Australia.
  • Ngày 16/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Thủ tướng Úc Scott Morrison và người đồng cấp Anh Boris Johnson đã công bố quan hệ đối tác ba bên AUKUS. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh đây là những nỗ lực “sẽ giúp duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng công bố sáng kiến giúp Úc sở hữu hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân “trong thời gian sớm nhất có thể”. Một số nhà quan sát nhận định AUKUS là cơ chế hợp tác quân sự và an ninh lớn đầu tiên được Mỹ thiết lập sau khi Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) tan rã năm 1977. Sự xuất hiện của AUKUS được dự báo sẽ tạo ra những biến chuyển đáng chú ý trong khu vực. Các tàu ngầm sẽ được đóng ở Adelaide (Úc) dưới sự hợp tác chặt chẽ với Mỹ và Anh. Mỹ sẽ cung cấp cho Úc công nghệ triển khai các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân dựa theo tàu ngầm lớp Virginia của Hoa Kỳ. Anh sẽ cung cấp lò phản ứng hạt nhân. Thỏa thuận giữa Anh, Mỹ, Úc khiến thỏa thuận tàu ngầm trị giá 40 tỉ USD do Pháp thiết kế tan thành mây khói. Theo các báo châu Âu, Úc sẽ phải bồi thường 400 triệu USD cho Pháp.
  • Truyền thông trong nước cho biết Nhóm Tác chiến Nỗ lực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 2021 của Úc (IPE21), gồm 3 tàu kể trên cùng 700 sĩ quan, đã cập cảng Cam Ranh ở Khánh Hoà hôm 20/9 để bắt đầu chuyến thăm 4 ngày.

Ba chiến hạm Úc cập cảng Cam Ranh 9/2021

TRUNG QUỐC VÀ CÁC ĐỒNG MINH

Tháng 1/7/2021 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện chính trị lớn nhất trong nhiều năm: đại lễ kỷ niệm đệ bách chu niên (100 năm) ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc – đảng chính trị lớn nhất và quyền lực nhất hành tinh. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, Trung Quốc tiến hành hoặc lên kế hoạch ít nhất 41 cuộc tập trận ở Biển Đông. Trong đó, có 15 cuộc tập trận ở Vịnh Bắc Bộ và ít nhất một cuộc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa, diễn ra từ ngày 6 đến 10 Tháng Tám. Chưa bao giờ Trung Quốc giàu mạnh như lúc này, nhưng cũng chưa bao giờ đất nước 1.4 tỷ dân lại cảm thấy cô đơn và bị thế giới xa lánh như lúc này. Ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng Cộng Sản, Chủ tịch nước Trung Quốc, đã có bài phát biểu với thông điệp đáng lo ngại thể hiện qua 3 chi tiết:

  • Thứ nhất, ông Tập nói “kỷ nguyên Trung Quốc bị tàn sát và bắt nạt đã biến mất vĩnh viễn”. Nhận xét này rõ ràng đã bỏ qua thực tế là Bắc Kinh có nhiều hành vi khiến các bên trong khu vực phải lo ngại.
  • Thứ hai, ông Tập cam kết “thống nhất” với Đài Loan, nhưng không chỉ ra được rằng điều đó liệu có phải là mong muốn của người dân Đài Loan hay không. 
  • Thứ ba, ông Tập nhấn mạnh: “Người dân Trung Quốc không chỉ có thể phá hủy thế giới cũ, mà còn tạo ra một thế giới mới”.

Thông điệp này thách thức quy luật của thế giới hiện tại. Do đó, cùng với cam kết thống nhất Đài Loan, các thông điệp vừa nêu làm dấy lên lo ngại cho Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản. Hoa Kỳ là một đất nước bị chia rẽ trầm trọng. Hầu như mọi ý tưởng, đề nghị đưa ra nghị trường đều có hai luồng tư tưởng ủng hộ và phản đối, quyết liệt như nhau, bất phân thắng bại, từ chuyện trợ cấp cho người thất nghiệp đến vụ điều tra cuộc bạo loạn tấn công tòa nhà Quốc Hội. Nhưng có một chuyện cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều đồng ý với nhau cao độ: mối đe dọa từ Trung Quốc. Giữa tháng 1/2021, Dự luật hải cảnh sửa đổi của Trung Quốc trao cho lực lượng hải cảnh nước này quyền sử dụng vũ khí tối tân để phá hủy tàu thuyền của các nước “xâm phạm vùng biển của Trung Quốc”. Ngày 19/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đã chủ động bày tỏ thái độ quan ngại mạnh mẽ của Mỹ trước việc Trung Quốc ra luật hải cảnh mới.

Ngày 25-26/7, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đang có chuyến công du thành phố cảng Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc. Tại buổi họp báo sau cuộc gặp, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã đưa hai danh sách cho phía Washington gồm những hành động Mỹ cần chấm dứt và các vụ việc mà Trung Quốc quan ngại:

  • Bắc Kinh yêu cầu Washington dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo, quan chức chính phủ và các cơ quan của Trung Quốc, các hạn chế đối với các Viện Khổng tử và các công ty Trung Quốc; hủy bỏ các phán quyết xác định truyền thông Trung Quốc là tác nhân nước ngoài và bỏ yêu cầu dẫn độ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu từ Canada cũng như đối xử bất công với công dân Trung Quốc, quấy rối đại sứ quán và lãnh sự quán nước này tại Mỹ …
  • Trung Quốc cũng “bày tỏ sự không hài lòng mạnh mẽ đối với những nhận xét và hành động sai trái của Mỹ” liên quan đến các cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19, Đài Loan, Tân Cương, Hong Kong.
  • Hôm 1/9, Trung Quốc chính thức áp dụng Luật An toàn Hàng hải sửa đổi. Theo luật này, Trung Quốc yêu cầu các tàu nước ngoài “báo cáo thông tin chi tiết” khi đi vào vùng biển mà nước này tuyên bố là ‘lãnh hải’ của mình. Các loại tàu phải báo cáo gồm: tàu lặn, tàu hạt nhân; tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác, cũng như các tàu bị coi là mối đe dọa đối với an toàn giao thông hàng hải Trung Quốc.

Ngày 13/10/2021, theo các nguồn tin từ Tập đoàn Bloomberg, Trung Quốc đã thành lập một nhóm đại diện để thảo luận với Chính quyền Mỹ về các vấn đề còn vướng mắc, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm. Trung Quốc trao “tối hậu thư”, trong đó cho phía Mỹ biết: Tân Cương, Đài Loan, Hong Kong và Biển Đông là những vấn đề Mỹ không có quyền can thiệp. Liệu Mỹ có chấp nhận các đòi hỏi này không?

Một phát hiện hiếm hoi mới đây tại Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh có thể cung cấp thêm một bằng chứng nữa khiến người ta nghi ngờ yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa – một khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông. Sau nhiều tháng miệt mài tìm kiếm các tư liệu lưu trữ, Bill Hayton, một nhà nghiên cứu từng là nhà báo, đã tìm thấy một tài liệu bán chính thức cho thấy rằng: Đến tận cuối thời nhà Thanh, chính quyền Trung Quốc vẫn không xem quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của nước này. 

MẶT TRẬN NGOẠI GIAO

Ngoại trưởng Trung Quốc kết thúc vòng công du Đông Nam Á hôm 16/1/2021 với mục tiêu mở rộng ảnh hưởng với khu vực trước khi Joe Biden nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng trong 10 nước ASEAN, Vương Nghị “cố ý” bỏ quên Việt Nam, theo ghi nhận của South China Morning Post. Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 31/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Ngoại trưởng các nước Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines được mời tới thăm Trung Quốc từ ngày 31/3 tới 2/4. 

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính hôm 24/8 khẳng định với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Hùng Ba, rằng Việt Nam sẽ không liên minh liên kết với nước này để chống lại nước khác. Trang tin của Báo Chính phủ loan tin vào cùng ngày. Ông Chính phát biểu điều này với ông Hùng Ba tại cuộc gặp ở trụ sở Chính phủ, ngay trước thềm chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sang Việt Nam.

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tháng 9/2021, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói hai nước Việt Nam và Trung Quốc cần kiềm chế các hoạt động đơn phương ở Biển Đông, tránh làm phức tạp thêm tình hình, đồng thời nhắc nhở Việt Nam nên cảnh giác trước sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.

Ngày 16/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để trao đổi về các phương hướng, biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga, hợp tác phòng chống dịch COVID-19, các vấn đề khu vực và quốc tế.

Theo tờ SCMP, Liu Jinsong (Lưu Kính Tùng), vụ trưởng Châu Á Vụ của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, mấy ngày cuối tháng 9/2021, đã gặp riêng rẽ đại sứ các nước Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia và Indonesia. Chủ đề của các buổi trao đổi giữa hai bên là về “liên minh AUKUS”.

Tại Hội nghị chuyên đề về Hợp tác Hàng hải và Quản trị Đại dương Toàn cầu 2021 đã diễn ra hôm 9/11 tại thành phố Tam Á ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã tuyên bố rằng nước này cam kết hợp tác với các nước ở Biển Đông để mở rộng hợp tác hàng hải, bảo vệ các chuỗi cung ứng hàng hải toàn cầu và đối phó vấn đề biến đổi khí hậu để xây dựng Biển Đông trở thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác.Ông Vương Nghị tiếp tục nhấn mạnh: “Chúng ta cần cùng nhau thúc đẩy kết nối hàng hải và tự do thương mại để duy trì sự ổn định của vận tải biển và các chuỗi công nghiệp, đồng thời chúng ta cần phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên biển một cách có trật tự và cùng nhau làm việc để giải quyết những thách thức toàn cầu như tình trạng ấm lên toàn cầu và mực nước biển dâng cao”. Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc cho rằng không nên lợi dụng các đại dương như một công cụ để tìm kiếm quyền lực toàn cầu đơn phương và “chúng tôi phản đối việc các nước phô trương sức mạnh trên biển, hình thành các bè phái và xâm phạm những quyền lợi hợp pháp của các nước khác để duy trì sự bá chủ hàng hải’. Với sức mạnh và tham vọng độc chiếm Biển Đông như vậy, nếu tin vào những lời “đường mật” của Trung Quốc thì sẽ là “giao trứng cho ác.” Cả bốn quốc gia Đông Nam Á nêu trên đều đang chật vật đối phó với sự đe dọa cùng “chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc ngay trên EEZ của mình. Nếu các quốc gia Đông Nam Á này muốn giữ được vùng EEZ của mình, thì cần liên kết với nhau và có giải pháp hữu hiệu trước một Trung Quốc hung hăng và đầy tham lam.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính kêu gọi các quốc gia “tuân thủ luật pháp quốc tế” và “hành xử có trách nhiệm” trên Biển Đông khi phát biểu tại cuộc họp của các lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 22/11, theo truyền thông trong nước. Tại cuộc gặp thượng đỉnh, ông Tập, nhà lãnh đạo có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc nhấn mạnh ba yếu tố cốt lõi tiếp tục mang tính quyết định tới mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong tương lai, gồm tin cậy chính trị, tinh thần hữu nghị và hợp tác cùng có lợi. Các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết Biển Đông với đường “lưỡi bò” chín đoạn chồng lấn lên chủ quyền lãnh thổ mà một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cũng có tuyên bố. Tòa trọng tài quốc tế ở La Haye cách đây hơn 5 năm đã bác bỏ các tuyên bố “không có cơ sở” này của Trung Quốc trong khi Mỹ và các quốc gia phương Tây khác đã lên tiếng chỉ trích hành vi “bắt nạt” của Bắc Kinh đối với các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, trong việc khai thác dầu khí và đánh bắt cá trên Biển Đông. Tuy nhiên tại buổi họp trực tuyến hôm 22/11, ông Tập nói rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền hay tận dụng lợi thế rộng lớn để cưỡng ép các quốc gia nhỏ nhơn, và sẽ làm việc với ASEAN nhằm xoá bỏ “sự khác biệt,” theo Reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton nói đây là những ví dụ cho thấy hành động của Trung Quốc trái ngược với luận điệu của họ. “Tất cả chúng ta đều quen thuộc với những tuyên bố thường xuyên của chính phủ Trung Quốc rằng họ cam kết vì hòa bình, hợp tác và phát triển”, ông Dutton nói trong một bài phát biểu tại Canberra. “Tuy nhiên, chúng tôi chứng kiến sự khác biệt đáng kể giữa lời nói và hành động. Chúng tôi đã theo dõi rất chặt chẽ khi chính phủ Trung Quốc tham gia vào các hoạt động ngày càng đáng báo động”.

MẶT TRẬN KINH TẾ

Ngày 15/9, Trung Quốc đã xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiện đang có 11 thành viên, trong đó có Việt Nam. Động thái này diễn ra một ngày sau khi thỏa thuận an ninh lịch sử giữa Mỹ, Anh và Australia được công bố, bị Trung Quốc lên án. CPTPP tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), được Mỹ tạo ra để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP vào năm 2017. Hiện chính quyền Biden vẫn chưa dứt khoát về hiệp định này. Giới phân tích cho rằng Trung Quốc muốn đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trước nước Anh, vì vào sau cơ hội sẽ hẹp hơn và một số nước không thích Bắc Kinh gia nhập.

CÁC NƯỚC GIỮ LIÊN LẠC TỐT VỚI TRUNG QUỐC

Trong 4 nước cố gắng giữ thế trung lập thì tất cả đều nghĩ rằng họ có thể nhận được sự giúp đỡ kinh tế từ Trung Quốc nhưng họ quên rằng giấc mộng bành trướng muôn đời của người Trung Hoa. Nuôi sống 1.4 tỷ người Hán là điều không phải dễ dàng chứ đừng nói đến giúp lân bang.

Campuchia: Ngày 1/6, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy R Sherman đã có chuyến thăm một ngày tới Campuchia và hội kiến Thủ tướng nước chủ nhà Hun Sen tại Phnom Penh. Trong một thông báo được đưa ra sau chuyến thăm, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, bà Sherman đã đề cập việc phá bỏ 2 tòa nhà do Mỹ tài trợ tại căn cứ Ream mà không thông báo hay giải thích và nêu quan điểm cho rằng một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Campuchia “sẽ làm suy yếu chủ quyền của nước này, đe dọa an ninh khu vực và tác động tiêu cực tới quan hệ Mỹ-Campuchia”. Chuyến công du của Thứ trưởng Sherman là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ tới Campuchia kể từ năm 2017.

  • Campuchia và Singapore đã có một cuộc khẩu chiến qua lại về lời đề nghị của một nhà ngoại giao Singapore đã nghỉ hưu rằng Phnom Penh nên bị loại khỏi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên nếu một thế lực bên ngoài đang kiểm soát các chính sách của họ. Bilahari Kausikan, cựu thư ký thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore, cho biết trong một hội thảo trên web ngày 23 tháng 10, “Trung lập thực sự có nghĩa là biết rõ lợi ích của bản thân, đảm nhận vị trí dựa trên lợi ích của bản thân và không cho phép người khác xác định lợi ích của mình cho bạn của Viện ISEAS Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore.
  • Hãng Reutersđưa tin Mỹ ngày 8/12 đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và các hạn chế xuất khẩu mới đối với Campuchia vì những gì Washington cho là ảnh hưởng ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc ở nước này, cũng như liên quan vấn nhân quyền và tham nhũng.

Myanmar: Ngày 1/2/2021, quân đội Myanmar đã nắm quyền sau khi bắt giữ nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các thành viên cao cấp trong đảng cầm quyền NLD. Ngoại trưởng các nước Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Mỹ cùng đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu đã ra tuyên bố chung lên án cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar. Cả Nga và Trung Quốc không lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, vì xem đây “chuyện nội bộ” của Myanmar. Đằng sau đó là quan hệ đang sâu đậm giữa quân đội Myanmar với Nga và tình thế khó xử của Trung Quốc.

Thái Lan: Là một chế độ quân chủ, trong một thời gian dài, Thái Lan ưu tiên trao đổi kinh tế với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhưng sự ra đời của ASEAN và sự trỗi dậy của Trung Quốc, đã đưa Bangkok đến sự lựa chọn chính sách đối ngoại theo hướng tìm kiếm một cách có hệ thống sự trung lập và cân bằng với các đối tác khác nhau từ những năm 1970. Trong quan hệ với các nước ASEAN, Bắc Kinh luôn biết cách dựa vào Bangkok để phát triển quan hệ thương mại hoặc giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp lãnh thổ.

Lào: Quan hệ Trung Quốc – Lào là mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại và viện trợ. Viện trợ của Trung Quốc cho Lào phần lớn đổ vào việc xây dựng những con đường ở các tỉnh bắc Lào, không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Việt Nam và Thái Lan ở vùng trung và nam Lào. Lào ở vào tình thế tế nhị, vừa không muốn Trung Quốc nổi giận, vừa không thể chống đối người láng giềng hữu hảo Việt Nam.

NHỮNG QUỐC GIA ĐỒNG MINH VẪN GIỮ QUYỀN LỢI BUÔN BÁN VỚI TRUNG QUỐC VÀ THẾ CÂN BẰNG NHƯ NGA SÔ, ẤN ĐỘ, INDONESIA, MALAYSIA, SINGAPORE VÀ PHẦN LỚN CÁC NƯỚC LIÊN ÂU.

Nga Sô: Gần đây giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước láng giềng hữu nghị thân thiện. Dư luận Nga gần đây quan tâm tới vấn đề trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các tin tức trên báo chí chính thống nước này về vấn đề Biển Đông và lập trường của Nga. Câu hỏi phóng viên đặt ra là có phải đã có sự thay đổi trong cách tiếp cận của Nga đối với vấn đề Biển Đông hay không? Trả lời câu hỏi này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định: “Quan điểm của Liên bang Nga về vấn đề này là nhất quán và không thay đổi. Nga không phải là một bên trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và, về nguyên tắc, không đứng về bên nào”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng chính thức về vấn đề này sau khi dư luận tại Nga phản ứng về tin tức trên báo chí chính thống của Trung Quốc diễn giải không đúng quan điểm của Liên bang Nga về vấn đề Biển Đông và nhiều vấn đề nhạy cảm khác.

  • Sau cuộc họp Thượng đỉnh tại Matxcơva hôm 30/11/2021, trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Vladimir Putin đã ra một Tuyên bố chung về “Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – LB Nga đến năm 2030”. Cuộc gặp Cấp cao Việt – Nga hy vọng rằng sẽ giải quyết được ba điểm nghẽn: tạo nhuệ khí mới cho bang giao song phương, giảm một phần sức ép của thoả thuận Nga – Trung (nếu có) trên hồ sơ Biển Đông và nới rộng “khung cửa hẹp” cho Nga đến với ASEAN. Xem ra chủ nghĩa thực dụng Nga – Việt đã hoá giải được một bước cái lá bùa “cộng đồng chung vận mệnh trên biển” của Trung Quốc.
  • Ngày 4/12, Nga và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã kết thúc cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên, hải quân Indonesia cho biết ngày thứ Bảy, giữa lúc khu vực này đối mặt với căng thẳng gia tăng với Trung Quốc. Cuộc tập trận kéo dài ba ngày ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia nhằm tăng cường khả năng vận hành tương liên giữa các quốc gia thành viên ASEAN và hải quân Nga trong khu vực hàng hải chiến lược. Nó diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa các nước ở Biển Đông, một thủy lộ giàu tài nguyên có ý nghĩa địa chính trị. “Cuộc tập trận có tác động chiến lược vì nó được thiết kế để vun đắp tình bạn giữa chính phủ Indonesia, các nước ASEAN và Nga,” hải quân Indonesia cho biết. Cuộc diễn tập hai giai đoạn có sự tham gia của tám tàu chiến và bốn máy bay đến từ Nga, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Brunei.

Liên Âu – Canada: Lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 14/6 ra thông cáo chung về cuộc họp thượng đỉnh, gọi Trung Quốc là “thách thức mang tính hệ thống”. Trước NATO, Hội nghị thượng đỉnh G7 (trong đó có 4 nước ở châu Âu), cũng đã lên án Trung Quốc trong các vấn đề COVID-19, Tân Cương, Đài Loan và Hong Kong.

Indonesia và Malaysia: Trong số các quốc gia bày tỏ lo lắng về hiệp ước AUKUS, đầu tiên phải kể đến Indonesia và Malaysia. Từ Jakarta, bà Ngoại trưởng Marsudi yêu cầu “bắt buộc phải tránh một cuộc chạy đua vũ trang và tăng cường sức mạnh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khi căng thẳng gia tăng sau một hiệp ước an ninh mới giữa Mỹ, Anh và Australia. Indonesia và Malaysia lo ngại rằng với việc trang bị cho Australia những tàu ngầm hạt nhân, Trung Quốc sẽ trả đũa và cũng tăng lượng tàu của Trung Quốc lên. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin hôm 28/9 cho biết, ông đang lên kế hoạch sớm làm việc với Trung Quốc để thảo luận về vấn đề AUKUS, đặc biệt là liên quan đến quốc phòng.

KẾT LUẬN

Bài viết Tranh Chấp Biển Đông 2021 dài 35 trang so với hơn 10 trang năm 2020 vì những động thái leo thang mạnh mẽ của cả 2 bên Trung Quốc cũng như Hoa Kỳ và Đồng Minh.

Tính từ đầu năm 2021 đến nay, Trung Quốc tiến hành hoặc lên kế hoạch ít nhất 41 cuộc tập trận ở Biển Đông. Tình hình trên eo biển Đài Loan đang diễn ra với các viễn cảnh đáng lo ngại. Trong thời gian qua, quân đội Trung Quốc đã gia tăng sức ép với Đài Loan, điều máy bay chiến đấu vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan với tần suất cao chưa từng có và cố tình vượt “đường trung tuyến” ở eo biển Đài Loan. Trong tháng 8 và tháng 9, 2021, bộ Quốc phòng Đài Bắc cho biết đây là lần thứ 7 trong tháng và là lần thứ tư liên tiếp trong tuần máy bay phản lực của Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Trong năm 2021, trung bình khoảng 2 tháng, Trung Quốc lại hạ thủy một khu trục hạm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 23/4 dự lễ biên chế của 3 chiến hạm lớn: tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp 094, tàu sân bay trực thăng lớp 075 và khu trục hạm lớp 055 tại căn cứ ở thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam. Dù rằng những hành động của Trung Quốc có tính cách phô trương, những hành động này gây lo ngại cho các quốc gia trong vùng.

Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh cũng tăng gia mạnh mẻ hoạt động của khối. Năm 2021 là lần đầu tiên, 3 cụm tác chiến tàu sân bay cùng hoạt động trong khu vực Biển Đông: 2 cụm tàu sân bay của Hoa Kỳ và một cụm tàu sân bay của Anh Quốc. Ngày 16/9/2021, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Đại Lợi ký hiệp định hợp tác an ninh mới tại Châu Á – Thái Bình Dương mang tên AUKUS. Với thỏa thuận, trong thập niên sắp đến, Australia sẽ có 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ngay sau khi hiệp ước AUKUS ra đời, các quốc gia khác của Liên Âu như Đức, Pháp, Hà Lan, Ý ra thông cáo sẽ ‘hợp tác’ chứ không ‘đối đầu với Trung Quốc’. Thông cáo mơ hồ này chắn chắn sẽ không làm vừa lòng Mỹ, Anh và các quốc gia đồng minh Á Châu. Liên Âu cần tích cực và có hành động thiết thực hơn trong các vấn đề khu vực.

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, dù lời lẽ của Mỹ mang tính ngoại giao hơn so với thời của người tiền nhiệm Donald Trump, nhưng lập trường cứng rắn với Trung Quốc vẫn được giữ nguyên. Chính quyền Biden tiếp tục coi Trung Quốc là “đối thủ tiềm năng duy nhất có khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thách thức một cách lâu dài hệ thống quốc tế ổn định và mở”. Các chuyên gia quốc tế đều nhận định UNCLOS đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp quy chế pháp lý để giải quyết bất đồng tại khu vực. Trung Quốc đã đưa ra lập luận để giảm vai trò của UNCLOS khi trao đổi công hàm với một số quốc gia. Chẳng hạn, trong công hàm ngày 18/9/2020 đáp trả Anh, Pháp và Đức, Trung Quốc khẳng định “UNCLOS không bao hàm mọi vấn đề về trật tự hàng hải”.

Bắt đầu năm 2022, Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu chứng tỏ thực lực của mình. Về thương mại và quốc phòng, Trung Quốc bắt đầu chứng tỏ sự ngang cơ với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vẫn đang vật lộn với sự bất ổn chính trị. Nền dân chủ Tây Phương đã lộ khá nhiều bất cập so với sự toàn trị của Trung Quốc. Hai yếu tố mà Hoa Kỳ và đồng minh Tây Phương phải cố gắng để chiếm lợi thế. Thứ nhất là Trung Quốc phải nuôi 1.4 tỷ dân. Thứ hai là Trung Quốc không có một đồng minh có tầm cỡ nào trong khu vực. Đối đầu với hầu hết mọi nước trên thế giới không phải là lợi thế của Trung Quốc. Công ước  Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 phải được dùng như là căn bản cho mọi sự thương thảo. Tương lai của Đài Loan sẽ được xác định bằng các biện pháp hòa bình. Trung Quốc chỉ thương thuyết khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi các biện pháp chế tài của Hoa Kỳ và Đồng Minh.

Hội nghị thượng đỉnh Quad-4 tại tòa Bạch Ốc ngày 23/9

Năm 2022, Campuchia sẽ tiếp nhận cương vị Chủ tịch ASEAN. Hãy chờ xem những gì sẽ xảy ra.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Mỹ rút quân khỏi Iraq: Lịch sử sang trang, Washington dồn toàn lực cho một “NATO ở châu Á” đăng trên mạng Soha ngày 7/8/2021.
  2. Bài viết “Nhóm Ấn Độ-Thái Bình Dương – Lực lượng chủ lực của Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ” đăng trên mạng Sài Gòn nhỏ ngày 11/2/2021.
  3. Bài viết “Việt Nam mong chờ gì từ chính sách biển Đông của chính quyền Biden? đăng trên mạng RFA ngày 6/1/2021.
  4. Bài viết “Hoa Kỳ và Anh muốn xây dựng liên minh D-10 ở châu Á?” đăng trên mạng BBC ngày 18/1/2021.
  5. Bài viết “Tập Cận Bình “nắn (nhầm) gân” Joe Biden” đăng trên mạng Người Việt Online ngày 27/1/2021.
  6. Bài viết “Khảo sát: Nếu bắt buộc, người Việt đứng thứ 2 ASEAN về chọn Mỹ thay vì TQ” đăng trên đài VOA ngày 27/1/2021.
  7. Bài viết “CSIS: Việt Nam xây dựng hệ thống phòng thủ ở Trường Sa để đối phó với Trung Quốc” đăng trên đài VOA ngày 22/2/2021.
  8. Bài viết “Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Quốc ‘cưỡng ép và hung hãn’ trong chuyến công du châu Á đầu tiên” đăng trên đài VOA ngày 16/3/2021.
  9. Bài viết “Cận cảnh đội hình tàu Trung Quốc tại Đá Ba Đầu” đăng trên mạng Tuổi trẻ Online ngày 25/3/2021.
  10. Bài viết “Đối phó với “chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc” đăng trên mạng RFA ngày 26/3/2021.
  11. Bài viết “Từ sự kiện Đá Ba Đầu nhìn về chiến thuật “Vùng xám” & “Chiến tranh nhân dân trên biển của Trung Quốc” đăng trên mạng RFA ngày 8/4/2021.
  12. Bài viết “Biển Đông: Bãi Ba Đầu thuộc Việt Nam, Trung Quốc hay Philippines?” đăng trên đài BBC ngày 12/4/2021.
  13. Bài viết “Trung-Việt: Thấy gì qua điện đàm hai Ngoại trưởng Vương Nghị và Bùi Thanh Sơn?” đăng trên đài BBC ngày 20/4/2021.
  14. Bài viết “Hình dung một tương lai lạc điệu ở Biển Đông” của HQ Đại úy Tuấn N. Phạm, Hải quân Hoa Kỳ trên diễn đàn NEWSLETTER 1SGN NE ngày 18/5/2021.
  15. Bài viết “Cả vú nhưng không lấp được miệng em đâu, bà Hoa Xuân Oánh!” trên diễn đàn RFA ngày 28/5/2021.
  16. Bài viết “Trung Quốc một trăm năm cô đơn” trên diễn đàn Người Việt ngày 29/5/2021.
  17. Bài viết “Hai chiến hạm Anh sẽ trực chiến ở châu Á” trên mạng VNE ngày 21/7/2021.
  18. Bài viết “Tàu ngầm Pháp cố chinh phục thị trường Đông Nam Á” trên mạng N10TV -Tin tức ngày 3/12/2020. 
  19. Bài viết “Chuyên gia Carlyle Thayer: Tham vọng Trung Quốc và đề xuất đối sách cho ASEAN” trên mạng Tiền Phong ngày 26/7/2021.
  20. Bài viết “Trung Quốc nghĩ gì về quan hệ Việt – Mỹ” trên mạng RFA ngày 27/7/2021.
  21. Bài viết “Phó Tổng thống Mỹ sắp thăm Việt Nam: Cơ hội mới liệu có bị bỏ lỡ một lần nữa? trên mạng RFA ngày 1/8/2021.
  22. Bài viết “Chuyến công du của Phó tổng thống Mỹ và ước mong quan hệ Việt – Mỹ” trên mạng RFA ngày 6/8/2021.
  23. Bài viết “Tư liệu lưu trữ mới tìm thấy có thể gây bất lợi cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa” trên mạng RFA ngày 8/9/2021.
  24. Bài viết “Mỹ dùng tuần duyên đối phó Trung Quốc” trên mạng RFA ngày 6/9/2021.
  25. Bài viết “Hiệp ước quốc phòng Aukus: Mỹ giúp cho Úc tàu ngầm hạt nhân loại gì?” trên mạng BBC ngày 17/9/2021.
  26. Bài viết “Aukus đừng để Pháp ‘thấy bị ra rìa’ còn TT Macron nên chấp nhận sự thật” trên mạng BBC ngày 20/9/2021.
  27. Bài viết “Trung Quốc bị vây hãm như “chim trong lồng”: 4 hướng siết chặt, càng vùng vẫy càng đau đớn!” trên mạng SOHA ngày 11/10/2021.
  28. Bài viết “Cấp cao Mỹ – Trung có ảnh hưởng tới Việt Nam?” trên mạng RFA ngày 18/10/202
  29. Bài viết “Viễn ảnh chiến quốc từ bài học lịch sử” dựa theo bài viết “The new cold war” của Brands và Gaddis trên mạng VOA ngày 29/10/2021.
  30. Bài viết “Trung Quốc lại dùng lời “đường mật” với các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông” của Brands và Gaddis trên mạng RFA ngày 11/11/2021.
  31. Bài viết “Thượng đỉnh Biden-Tập không có kết quả gì lớn” trên đài VOA ngày 15/11/2021.
  32. Bài viết “Việt – Nga: Nhuệ khí, Dầu khí và Vũ khí” trên đài VOA ngày 2/12/2021.

 

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *