Trận chiến biên giới Ukraine – Nga Sô 2022?

290 (lượt xem) |

Cách đây 25 năm, Liên Bang Các Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết, gọi tắt là Liên Xô đã bị tan rã sau 69 năm tồn tại. Ngày 08/12/1991, tổng thống Nga lúc bấy giờ là Boris Yeltsin, cùng với các đồng nhiệm Ukraine là Leonid Kravtchouk và Belarus là Stanislav Chouchkevitch, đã ký giấy khai tử Liên Xô. Hiệp ước này đặt dấu chấm hết cho một trật tự thế giới được lập ra dựa ra sự đối đầu giữa hai cường quốc: Liên Xô và Hoa Kỳ.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/bc/Eastern-Europe-small.png/250px-Eastern-Europe-small.png

Phân chia trước năm 1989 giữa “Tây” (màu xám) và “Khối Đông” (màu cam) chồng lên biên giới hiện thời: Nga (màu cam xẫm), các quốc gia khác xưa kia thuộc Liên Xô (màu cam trung bình), các thành viên của Khối Warszawa (màu cam lợt), và những chính thể cựu cộng sản khác không liên kết với Moskva (màu cam lợt nhất).

Trong số 15 nước tách ra khỏi Liên Xô, ngoài Nga ra thì có thể chia ra làm 2 khối: Những nước có kinh tế khá hơn như Slovenia, Cộng hoà Séc, Hungary, Slovakia, Croatia, Ba Lan thì có khuynh hướng thân Tây Âu và đã gia nhập NATO. Ngoài ra, 3 nước Baltic là Litva, Latvia và Estonia nhỏ, yếu lại phụ thuộc vào Nga rất nhiều thứ nhưng gia nhập NATO, liên tục có hành động bài Nga trên các phương diện. Các nước nghèo hơn thì muốn ở lại và liên minh với Nga Sô vì không còn chọn lựa nào khác.

Đông Âu là khu vực có nguồn tài nguyên phong phú về nhiều mặt, thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp. Các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là quặng sắt, quặng kim loại màu, than đá và dầu mỏ, các mỏ khoáng sản này tập trung chủ yếu ở khu vực lãnh thổ của Liên Bang Nga và Ukraine. Ngành công nghiệp ở đây khá phát triển, với nhiều trung tâm công nghiệp lớn. Giữ vai trò chủ đạo là các ngành công nghiệp truyền thống như khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hoá chất, v.v… Một thời kỳ dài, ngành công nghiệp ở Đông Âu gặp khó khăn, nguyên nhân chủ yếu chính là do việc chậm đổi mới công nghệ. Các nước có trình độ phát triển công nghiệp tương đối cao là Liên Bang Nga và Ukraine. Khu vực này có diện tích đồng bằng rộng lớn. Đất đen thảo nguyên và đất xám rừng lá rộng chính là các loại đất màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cây lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, hướng dương, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn và các loại gia cầm theo quy mô rộng lớn. Ukraine là một trong những vựa lúa mì lớn của châu Âu.

Nằm cạnh các quốc gia Đông Âu khác đã thoát khỏi quỹ đạo của Nga và nhìn thấy mức độ phát triển và nâng cao mức sống hơn hẳn của những nước đó, nguời Ukraine không thể không so sánh và ghen tị.

TỔ CHỨC NATO

Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc Chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập. Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Mỹ yếu đi cũng như khả năng phòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô, Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự của NATO (không rút khỏi NATO) năm 1966. Năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của chính phủ của Tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO.

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, tổ chức này không còn đối trọng (khối Warszawa), nhưng NATO không giải tán mà tiếp tục tham gia vào các cuộc chiến tranh tấn công những nước khác, như cuộc phân chia nước Nam Tư, và lần đầu tiên can thiệp quân sự tại Bosnia và Herzegovina từ 1992 tới 1995 và sau đó đã oanh tạc Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo. Tổ chức ngoài ra có những quan hệ tốt hơn với những nước thuộc khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc khối Warszawa đã gia nhập NATO từ năm 1999 đến 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2009, số thành viên lên đến 28 với sự gia nhập của Albania và Croatia. Đến năm 2020 thì số lượng thành viên của NATO là 30 quốc gia sau khi Bắc Macedonia  chính thức tham gia tổ chức này vào tháng 3 năm 2020.

Thành viên sáng lập (12): Ba thành viên của NATO là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với quyền phủ quyết và là các nước sở hữu vũ khí hạt nhân: Mỹ, Pháp và Anh. Trụ sở chính của NATO đặt tại Brussels, Bỉ, nơi Supreme Allied Commander tọa lạc. Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới. Chi phí của các thành viên NATO dự tính là 2% GDP.

  1. Hoa Kỳ
  2. Anh
  3. Pháp
  4. Bỉ
  5. Bồ Đào Nha
  6. Canada
  7. Đan Mạch
  8. Hà Lan
  9. Iceland
  10. Luxembourg
  11. Na Uy
  12. Ý

Thành viên trong Chiến tranh Lạnh (4)

  1. Thổ Nhĩ Kỳ (18 tháng 2 năm 1952)
  2. Hy Lạp (18 tháng 2 năm 1952)
  3. CHLB Đức (9 tháng 5 năm 1955)
  4. Tây Ban Nha (30 tháng 5 năm 1982)

Thành viên Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh (14)

  1. Ba Lan (12 tháng 3 năm 1999)
  2. Cộng hoà Séc (12 tháng 3 năm 1999)
  3. Hungary (12 tháng 3 năm 1999)
  4. Bulgaria (29 tháng 3 năm 2004)
  5. Estonia (29 tháng 3 năm 2004)
  6. Latvia (29 tháng 3 năm 2004)
  7. Litva (29 tháng 3 năm 2004)
  8. Romania (29 tháng 3 năm 2004)
  9. Slovakia (29 tháng 3 năm 2004)
  10. Slovenia (29 tháng 3 năm 2004)
  11. Croatia (1 tháng 4 năm 2009)
  12. Albania (1 tháng 4 năm 2009)
  13. Montenegro (5 tháng 6 năm 2017)
  14. Bắc Macedonia (27 tháng 3 năm 2020)

Các quốc gia Đông Âu gia nhập NATO

Sáu quốc gia bản lề:   Phía Tây của Nga Sô là 6 quốc gia: Phần Lan, Estonia, Latvia, Litvia, Belarus và Ukraine. Phần Lan giữ vai trò như một nước trung lập và đã chuyển đổi nhanh chóng thành một nền kinh tế công nghiệp phát triển cao vào hàng bậc nhất châu Âu. 3 nước Estonia, Latvia, Litvia gia nhập NATO từ 2004 và được xem là không ưa Nga Sô.   Hiện còn 2 quốc gia mà vị trí rất là quan trọng đối với Nga trong thách thức với NATO: đó là Belarus và Ukraine. Belarus xem như trung thành với Nga. Hoa Kỳ khẳng định sẽ không cho phép Moscow dập tắt ý định gia nhập NATO của Ukraine, Washington vẫn chưa có kế hoạch để nhanh chóng kết nạp nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này vào liên minh. Như trường hợp của Việt Nam, chưa cần phải vào liên minh quân sự nào mà vẫn có liên hệ kinh tế tốt đẹp với Hoa Kỳ.

THAM VỌNG CỦA NƯỚC NGA

Một phần tư thế kỷ trôi qua sau sự sụp đổ của Liên Xô: 56% người Nga vẫn còn tiếc nuối sự tan rã đó, theo như thăm dò của trung tâm Levada; 43% người Nga cho biết đã bị mất cảm giác và sự kiêu hãnh là công dân một cường quốc. Tuy nhiên, chỉ có 12% người được hỏi là ủng hộ phục hồi thể chế Liên Xô như trước đây.

Ngày nay, Vladimir Putin tìm cách đảo lộn trật tự hậu Xô Viết bằng cách cố gắng tìm lại cho nước Nga vị thế cường quốc mà thế giới buộc phải để ý tới. Tâm tư đó được thể hiện trong hàng loạt các tuyên bố của Vladimir Putin về sự cáo chung của đế chế Xô Viết. Tổng thống Nga đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sự biến mất của Liên bang Xô Viết là một bi kịch đối với người dân Nga và là “thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XX”, như ông đã từng nói trước nghị viện Nga năm 2005. Thế nhưng tổng thống Nga cũng khẳng định: “Chúng ta quen nói: ai không nuối tiếc Liên Xô là không có trái tim, ai muốn phục hồi Liên Xô là không biết suy nghĩ”.

Nói về các quốc gia mà Nga có các thỏa thuận ràng buộc pháp lý về phòng thủ lẫn nhau, trước hết đó là các thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh liên chính phủ được thành lập vào năm 1992, gồm 6 quốc gia hậu Xô Viết: Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.

Tái thiết đế chế? 25 năm sau, tuy không có chuyện phục sinh Liên Xô, nhưng Vladimir Putin không giấu giếm tham vọng làm cho nước Nga trở thành cường quốc trong một thế giới đa cực. Khi chiếm lại Crimea từ Ukraina năm 2014, tổng thống Nga không ngần ngại nhào nặn lại các đường biên giới có từ năm 1991, bất chấp các thỏa thuận quốc tế. Điều này đã dẫn đến việc Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đưa ra các lệnh trừng phạt và điện Kremlin đã đáp trả qua các biện pháp chống trừng phạt.

Vào tháng 8/2008, lần đầu tiên kể từ khi chế độ Xô Viết sụp đổ, Nga đã gởi chiến xa đến Gruzia nhằm cố gắng lấy lại quyền kiểm soát Nam Ossetia. Năm năm sau, sau cuộc cách mạng lật đổ tổng thống Ukraine Victor Ianoukovitch, Nga ủng hộ những mầm mống đòi ly khai, khi gởi quân đến Crimea đồng thời hỗ trợ các chiến binh thân Nga vùng Donbass. Ông Jean-Sylvestre Mongrenier nhắc lại: “Nhìn chung, Nga gây áp lực rất mạnh lên các nước láng giềng, kể cả các quốc gia vùng Baltic”.

”Các vệ tinh cũ” của Nga đang trỗi dậy: Hồ sơ mang tựa đề “Nước Nga mất kiểm soát với các vệ tinh cũ” của Le Monde, do nhà báo Isabelle Mandraud thực hiện, điểm lại một xu thế diễn ra từ năm 1991 và tiếp tục khẳng định cho đến nay. Đó là ngày càng có nhiều quốc gia Liên Xô cũ hoặc ngả hẳn sang phương Tây theo mô hình dân chủ, hoặc tìm kiếm một vị trí độc lập hơn, hay chí ít cũng giữ một khoảng cách với Moskva Trong số 11 quốc gia thuộc Cộng Đồng các Quốc Gia Độc Lập – CIS (hình thành sau khi Liên Xô sụp đổ), ngoài Gruzia và Ukraine cắt đứt bang giao với Nga, trong số 9 nước còn lại, đã có ba nước chuyển mạnh sang dân chủ là Mondavia, Kirghizistan và Armenia, với thắng lợi của đối lập trong cuộc bầu cử năm ngoái.

Không có quốc gia nào trong khối CIS, trừ Nga, chính thức công nhận việc Moskva sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Nhiều “đồng minh” thân thiết của Nga trước đây đang tìm cách phát triển quan hệ với các khối khác, để thoát khỏi sự thao túng của Nga. Tại Uzbekistan, chính quyền của ông Chavkat Mirziyoyev, cầm quyền từ năm 2016, sau khi nhà độc tài Karimov qua đời, đã thực hiện một chính sách ngoại giao đa phương hóa chưa từng có, khiến Nga lo ngại.

Nga không đưa ra được một mô hình hấp dẫn: Trên thực tế, chính quyền Nga đã có một dự án lớn nhằm hội nhập một số nước Liên Xô cũ với Cộng Đồng Kinh Tế Á – Âu (UEEA), dựa trên mô hình một thị trường chung của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, cộng đồng 5 quốc gia Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kirghizistan và Nga đã không phát triển được, bởi mỗi bên đều bám chặt lấy chủ quyền quốc gia. Cạnh tranh với Trung Quốc tại vùng Trung Á và đe dọa trừng phạt Mỹ cũng là những nhân tố gây trở ngại khác.

Theo chuyên gia Pháp Laurent Chamontin, thất bại của cộng đồng mà Nga muốn xây dựng, trước hết là do Moskva không đề xuất ra một mô hình nào khác hơn là một hệ thống chủ yếu dựa trên sự tái phân phối các nguồn lợi từ dầu mỏ, với sự kiểm soát của Nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, trong lúc chính quyền tiếp tục bị nạn tham nhũng, độc tài chi phối. Trong tình trạng này, nước Nga không thể trở thành đầu tàu để dẫn dắt toàn khối.

Việc Nga vẫn tiếp tục giữ một vai trò chi phối đối với nhiều nước Liên Xô cũ xuất phát từ sức mạnh quân sự và khả năng bảo đảm an ninh của Nga. Năm 2002, sáu nước – Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kirghizistan, Nga và Tadjikistan – thành lập một tổ chức hợp tác về an ninh. Nhưng đoàn kết giữa các quốc gia này cũng có giới hạn. Bản thân Armenia, một thành viên của khối, đã công khai chỉ trích Nga bán vũ khí cho Azerbaidjian, một nước cộng hòa Liên Xô cũ, có tranh chấp lãnh thổ với Erevan. Năm 2018, Kazakhstan không ủng hộ dự thảo nghị quyết của Nga tại Hội Đồng Bảo An, lên án cuộc tấn công của liên quân Mỹ, Anh, Pháp trừng phạt chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học. Thái độ bất hợp tác của láng giềng Kazakhstan khiến Moskva giận dữ.

NGA SÔ VÀ UKRAINE

Tương tác giữa hai khu vực của Nga và Ukraine phát triển trên cơ sở chính thức từ thế kỷ 17, nhưng quan hệ cấp quốc tế chấm dứt khi Catherine Đại đế bãi bỏ quyền tự chủ của Cossack Hetmanate năm 1764. Trong một thời gian ngắn ngay sau cuộc Cách mạng Tháng Mười 1917 của Cộng Sản, hai bang lại tương tác một lần nữa. Trong 1920 lực lượng Nga Xô Viết tiến vào Ukraine và các mối quan hệ giữa hai quốc gia chuyển từ quốc tế đến những người nội bộ bên trong Liên Xô, được thành lập năm 1922. Sau khi Liên Xô tan rã tại 1991, Nga và Ukraine đã trải qua các thời kỳ quan hệ, căng thẳng, và thù địch ngay.

Dưới thời Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych (tại vị từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 2 năm 2014), các mối quan hệ đã được hợp tác, với các thỏa thuận thương mại khác nhau tại chỗ. Yanukovych bị trục xuất vào ngày 21 tháng 2 năm 2014, quan hệ giữa Nga và Ukraine xấu đi nhanh chóng: sự tham nhũng đáng kể của các thành viên chính phủ Nga, Nga hóa bắt buộc kéo dài một thập kỷ lên ngôn ngữ tiếng Ukraine và Crimea đã được phát hiện. Trong suốt tháng 3 và tháng 4 năm 2014, tình trạng bất ổn của Nga lan rộng ở Ukraine, với các nhóm ủng hộ Nga tuyên bố “Cộng hòa Nhân dân” ở Donetsk và Luhansk, kể từ năm 2017 cả hai bên ngoài kiểm soát của chính phủ Ukraine.

Liên quan đến sự bất ổn tại Ukraine năm 2014, các cuộc biểu tình được tổ chức bởi các nhóm dân tộc chủ yếu là người gốc Nga phản đối các sự kiện ở Kiev và muốn quan hệ gần gũi hoặc sáp nhập Crimea vào nước Nga, ngoài việc quyền tự chủ mở rộng hoặc khả năng độc lập cho Crimea. Các nhóm khác, bao gồm cả người Tatar ủng hộ cuộc đảo chính. Vào đêm 22, rạng sáng ngày 23 tháng 2 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp với những người đứng đầu các cơ quan an ninh Nga đã ra lệnh: “Chúng ta phải bắt đầu việc thu hồi Crimea về cho nước Nga“. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 2, lực lượng thân Nga, sau này được Vladimir Putin xác nhận là những tình nguyện viên từ Nga, bắt đầu dần dần nắm quyền kiểm soát bán đảo Crimea.

Đáp lại, Ukraine đã khởi xướng nhiều vụ kiện quốc tế chống lại Nga, cũng như đình chỉ tất cả các loại hợp tác quân sự và xuất khẩu quân sự. Ngày 20 tháng 4 năm 2016, Ukraine thành lập một bộ phận chính phủ riêng biệt – Bộ Lãnh thổ tạm thời chiếm đóng và những người di tản nội bộ. Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Liên bang Nga và chống lại các công dân Ukraine tham gia và chịu trách nhiệm về việc leo thang.

Cuộc đụng độ quân sự giữa quân nổi dậy Nga (được quân đội Nga hậu thuẫn) và lực lượng vũ trang Ukraine bắt đầu ở phía đông Ukraine vào tháng 4 năm 2014. Căng thẳng diễn ra 8 năm sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea ở miền nam Ukraine và hậu thuẫn một cuộc nổi dậy đẫm máu ở khu vực Donbas, miền đông. Ngày 5 tháng 9 năm 2014 chính phủ Ukraine và đại diện Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Luhansk đã ký một thỏa thuận ngừng bắn. Cuộc ngừng bắn đã diễn ra giữa cuộc chiến mới dữ dội vào tháng 1 năm 2015. Một thỏa thuận ngừng bắn mới đã hoạt động kể từ giữa tháng 2 năm 2015, nhưng thỏa thuận này cũng không ngăn được cuộc chiến. Vào tháng 1 năm 2018, Quốc hội Ukraine đã thông qua một khu vực xác định luật pháp do Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk tịch thu là “tạm thời bị Nga chiếm đóng”, luật này còn gọi Nga là một nước “gây hấn”. Xung đột ở khu vực đông Ukraine giữa lực lượng ly khai với chính phủ Kiev cũng đã làm hơn 14,000 người chết.

phạm hồng phước » Bán đảo Crimea một năm sau ngày gia nhập nước Nga

Nga sát nhập bán đảo Crimea năm 2014

Ngoài mặt, Nga Sô yêu cầu phương Tây phải chú ý đến những bất bình của Điện Kremlin trước việc NATO mở rộng. Cuộc xung đột ở Ukraine và vai trò bị cáo buộc của Nga trong đó đã làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga và các cường quốc phương Tây lớn, đặc biệt là mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ. Tình hình đã khiến một số nhà quan sát mô tả đặc tính của sương giá trong năm 2014 như giả định một bản chất đối địch, hoặc dự đoán sự ra đời của chiến tranh Lạnh II và thế chiến III. Trong khi các quan chức đang sốt sắng phác thảo những con đường ngoại giao khả thi, Mỹ và Ukraine cho biết Nga đã điều động lực lượng quân sự lớn với khoảng 130,000 binh sĩ cùng vũ khí, các đơn vị chuyên trách hỗ trợ hoạt động tác chiến, đến gần biên giới phía đông, phía bắc và phía nam của Ukraine.

Trong cương vị lãnh đạo, có thể Tổng thống Putin xem một nước Ukraine thân phương Tây là mối đe dọa vì có thể “tạo cảm hứng” cho những nhóm phản đối trong nước. Trong cuộc phỏng vấn gần đây, ông Putin bày tỏ sự tiếc nuối về sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và cũng như sự biến mất của “nước Nga lịch sử”. Một số nhà phân tích cho rằng những tuyên bố như vậy cho thấy ông Putin có thể đang xem Ukraine là “một việc chưa hoàn thành” và vẫn muốn đặt Ukraine trong tầm ảnh hưởng của mình.

khung hoang bien gioi ukraine anh 2

Phối trí quân Nga dọc theo biên giới Ukraine 2022

Dù Nga có sức mạnh quân sự áp đảo, và các đồng minh như Hoa Kỳ còn “chưa rõ ràng” có ủng hộ Kiev toàn tâm toàn ý, một cuộc chiến nhằm chiếm đóng Ukraine sẽ khiến Putin “có một Việt Nam của mình”, theo các báo Anh. Tuy vậy, điều quyết định là lòng dân ở Ukraine. Theo Dominic Lawson nhà bình luận kỳ cựu của báo The Sunday Times (23/01/2022), khi sử dụng các nhóm vũ trang nói tiếng Nga ở Đông Ukraine (vùng Donbas) như “quân cờ” làm suy yếu Kiev, ông Putin đã không tính được sự chuyển biến trong tâm lý người Ukraine. Bị bắt nạt liên tục, bị cưỡng bức phải “yêu quý Putin”, họ lại càng không hề có mong muốn được “trở về với Mẹ Nga”. Các thăm dò dư luận ở Ukraine gần đây cho thấy “hàng triệu công dân sẵn sàng chiến đấu chống trả quân Nga”. Mà người Ukraine đã nổi tiếng với cuộc chiến du kích chống lại quân Hitler khi Wehrmacht tràn sang Liên Xô năm 1942.

VAI TRÒ CỦA CÁC NƯỚC LIÊN HỆ

Cùng với Hoa Kỳ, với vai trò là hai quốc gia đầu tàu trong Liên minh châu Âu (EU) và cũng là nước thành viên có vai trò quan trọng trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Pháp và Đức đang nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao nhằm tháo ngòi căng thẳng giữa Nga và phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

Vai trò của Hoa Kỳ: Cho đến đầu tháng 2/2022, Hoa Kỳ giữ thái độ cứng rắn với Nga Sô về phương diện quân sự và kinh tế. Các nhà phân tích đã đặt ra câu hỏi liệu Tổng thống Biden có sẵn sàng đối đầu với Tổng thống Nga Putin về vấn đề Ukraine hay không, giữa bối cảnh mục tiêu của Mỹ với Nga hiện nay là phát triển một mối quan hệ ổn định và dễ đoán. Ngoại trưởng oa KỳHoa Kỳ, ông Blinken nhận định: “Mỹ thực sự lo ngại về hành động quân sự bất thường của Nga ở biên giới với Ukraine”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ trước câu hỏi tương tự cũng trả lời rằng, “bất kỳ hành động hung hăng hoặc leo thang căng thẳng nào đều là mối lo ngại lớn”. Không có lằn ranh đỏ nào được vạch ra cụ thể trong những tuyên bố chính thức từ phía Mỹ.

Một quan chức Ukraine cho biết, Mỹ đang cân nhắc tăng gói hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Chính quyền Tổng thống Biden sẽ chi hơn 400 triệu USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine vào năm nay. Dù vậy, các quan chức Mỹ vẫn ngần ngại thảo luận về sự hỗ trợ của Washington do lo ngại leo thang căng thẳng với Nga.

Đầu tháng 2/2022, Hoa Kỳ sẽ điều thêm quân tới châu Âu trong tuần này trong bối cảnh quan ngại về một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, Lầu Năm Góc cho biết. Khoảng 2,000 quân sẽ được gửi từ Fort Bragg, Bắc Carolina, đến Ba Lan và Đức, và 1,000 quân khác đã ở Đức sẽ đến Romania. Các báo Ba Lan hôm 03/2 cho hay vị trí “tiền tuyến” xa nhất về phía Đông, gần biên giới Belarus của quân đội NATO, gồm cả lính Mỹ, là Orzysz, thuộc tỉnh biên giới Podlaskie. Mỹ đã đồng ý cho ba quốc gia thành viên NATO ở khu vực Baltic là Estonia, Litva và Latvia được vận chuyển các loại vũ khí do Mỹ sản xuất tới Ukraine.

Cùng lúc đó, các quan chức Mỹ cũng đang hợp tác với các nước đối tác nhằm trừng phạt bất kỳ hành động nào của Nga mà họ cho là khiêu khích, trong đó có các lệnh trừng phạt mới về kinh tế. “Chúng tôi đang làm việc với các quan chức ở châu Âu để hợp tác trong việc đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế”, Andrea Kendall-Taylor, một chuyên gia về Nga tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Mỹ mới bình luận. Chuyên gia này cho biết, các biện pháp trên có thể bao gồm lệnh trừng phạt nhằm vào các ngân hàng và các nhà sản xuất năng lượng của Nga, cũng như các khoản nợ chính phủ của nước này.

Về phương diện kinh tế, dự án khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) chạy từ Nga sang Đức có được cấp phép hoạt động vào đầu tháng 1/2022 hay không là câu hỏi được dư luận vô cùng quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng do giá khí đốt tăng kỷ lục. Hoa Kỳ tuyên bố: “Nếu Nga xâm lược, có nghĩa là xe tăng hoặc quân đội Nga lại vượt qua biên giới Ukraine, thì sẽ không còn Nord Stream 2 nữa”, ông Biden nói. “Chúng tôi sẽ kết thúc nó”.

Vai trò của Đức Quốc: Tại Đức, quân đội Mỹ hiện có trên 35 nghìn quân đồn trú. Tân Thủ tướng Olaf Scholz, người vừa tuyên thệ nhậm chức cách đây chưa đầy hai tháng, bị Kiev và các đồng minh Đông – Trung Âu chỉ trích khi ông bám sát lập trường của Đức trong việc hạn chế xuất vũ khí đến khu vực khủng hoảng, đồng thời chậm trễ đưa ra các khả năng trừng phạt Nga nếu Moscow tấn công Ukraine. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock vừ mới cảnh báo “hậu quả nghiêm trọng” với Nga nếu nước này tấn công Ukraine, bao gồm trừng phạt dự án dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu. “Chúng tôi đang dự tính một gói trừng phạt mạnh mẽ cùng các đồng minh phương Tây trên nhiều mặt, bao gồm dự án Nord Stream 2”, bà Baerbock phát biểu trước Quốc hội Đức ngày 27/1, theo AFP.

Đường ống dẫn khí Nord Stream 2 dự kiến tăng gấp đôi nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga tới Đức. Theo Berlin, dự án này giúp họ giảm phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân hay từ than đá. Việc Đức theo đuổi dự án khiến nhiều đồng minh phương Tây tức giận, lo sợ việc châu Âu có thể tăng phụ thuộc vào khí đốt từ Nga. Nếu Nga cho quân tiến vào Ukraine, ông Biden tuyên bố đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 sẽ không thể hoạt động, trong khi thủ tướng Đức vẫn mập mờ về hành động của Berlin. Ông Biden cũng từ chối cho biết về cách Mỹ dừng Nord Stream, nhưng ông đảm bảo Washington vẫn sẽ làm được mà không có sự giúp đỡ của Berlin.

Sau cuộc gặp mặt tại Nhà Trắng hôm 7/2, CNN nhận định Thủ tướng Đức Olaf Scholz thể hiện sự khác biệt về quan điểm giữa ông và tổng thống Mỹ trong dự án khí đốt năng lượng nếu Nga tấn công Ukraine.

Vai trò của Pháp Quốc: Tổng thống Pháp đã nổi lên là người đối thoại chính của châu Âu với ông Putin trong cuộc khủng hoảng. Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện qua điện thoại 5 lần kể từ tháng 12/2021 và ông Putin cho biết họ sẽ nói chuyện lại sau chuyến thăm Ukraine của ông Macron. Trước cuộc gặp với ông Putin, thay vì xoa dịu những lo ngại đó, tổng thống Pháp cho biết chính sách “Phần Lan hóa” đang là “một trong những mô hình được đặt trên bàn nghị sự”.

Thuật ngữ “Phần Lan hóa” ám chỉ cách Phần Lan, dù đối mặt với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, vẫn có thể duy trì độc lập trước nước láng giềng hùng mạnh và tồn tại như một nền dân chủ với điều kiện trung lập nghiêm ngặt. Việc “Phần Lan hóa” Ukraine ngụ ý rằng Ukraine sẽ thực hiện chính sách không bao giờ gia nhập NATO và Nga có thể có ảnh hưởng đáng kể đối với các quyết định chính trị của nước này. “Trong tình hình hiện nay, Moskva và Paris không thể đi đến thỏa thuận. Pháp chỉ là một thành viên của EU và NATO, không phải là nước dẫn dắt NATO”, Peskov nói. Tuyên bố này dường như ám chỉ rằng chỉ có Mỹ, “anh cả” của NATO, mới có thể đàm phán một thỏa thuận giảm căng thẳng với Nga.

khung hoang Ukraine anh 1

Việc sử dụng chiếc bàn tạo ra khoảng cách lớn giữa hai nhà lãnh đạo cũng là cách nhắc nhở Paris về thực tế quan điểm của Moscow và phương Tây trong vấn đề bảo đảm an ninh ở châu Âu hiện còn cách nhau rất xa.

Vai trò của Trung Quốc: Tổng thống Putin hôm 4/2/2022 công bố các thỏa thuận dầu khí mới của Nga với Trung Quốc trị giá khoảng 117.5 tỷ USD, cam kết tăng cường xuất khẩu dầu khí khai thác ở vùng Viễn Đông của Nga, Reuters đưa tin. Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn số 3 của Trung Quốc, trong khi nước này hiện tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.

Theo ông Alexander Gabuev, nhà nghiên cứu kỳ cựu về Nga tại Trung tâm Carnegie Moscow, đã có một số bằng chứng cho thấy căng thẳng với phương Tây đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác Nga – Trung. Nhưng việc hợp tác kinh tế sâu rộng hơn khó có thể xảy ra khi Nga đối mặt với các lệnh trừng phạt khắc nghiệt. Nga phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về thương mại, nhưng điều này không đúng với chiều ngược lại.

Nền kinh tế Trung Quốc đang lâm vào tình trạng lung lay, khiến ông Tập không có nhiều động lực để gắn kết vận mệnh đất nước mình với Nga trong trường hợp xảy ra khủng hoảng quân sự ở Ukraine. “Trung Quốc khó có thể thực sự làm sâu sắc thêm các mối quan hệ kinh tế với Nga, ít nhất là trong thời gian trước mắt”, ông Singleton nhận định.

Ngoài ra, chắc Trung Quốc cũng không quên trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung năm 1979, Nga là quốc gia giúp cho Việt Nam hết mình.

KẾT LUẬN

Thay cho lời kết cho một sự kiện vẫn còn đang tiếp diển, có thể thấy rằng thật khó cho Ukraine có thể ra khỏi ảnh hưởng của Nga, một nước láng giềng khổng lồ, ràng buộc về địa lý, lịch sử và văn hoá, luôn có tham vọng giữ Ukraina lệ thuộc về chính trị và kinh tế. Thế nhưng cuộc cách mạng đã chứng tỏ ý chí của người Ukraine mà giống như quyền Tổng thống Turchynov đã nói rằng: “Ukraine hiểu rõ tầm quan trọng của mối quan hệ với Nga, nhưng nước Nga phải tôn trọng quyền lựa chọn của Ukraine”.

Nếu đi sâu vào liên hệ Nga – Ukraine thì trong nhiều khía cạnh cũng có nhiều nét tương đồng với liên hệ Việt – Trung.  Ukraine và ngay cả Nga Sô, có nhiều điều có thể tham vấn Việt Nam. Có lẻ câu trả lời dễ nhất là so sánh liên hệ Nga Sô – Ukraine 2022 với cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979. Năm 1979, Trung Quốc được hậu thuẩn của khá nhiều nước, ngay cả Hoa Kỳ và khởi đầu cuộc chiến trong vòng chưa đầy một tháng với gần 600,000 quân. Việt Nam, cùng một lần, phải đương đầu trên cả 2 mặt trận Tây – Nam với Khmer Đỏ và biên giới phía Bắc với Trung Quốc nhưng vẫn chấp nhận cái giá phải trả cho sự vẹn tròn lãnh thổ. Nga Sô thì bây giờ vẫn đang còn biểu dương lực lượng tại biên giới, vẫn chưa quyết định được có đánh hay không? Liệu Ukraine có chuẩn bị và sẵn sàng đương đầu với Nga Sô trong một cuộc chiến biên giới không?

Lúc bắt đầu viết bài này vào tuần trước, tác giả chỉ có ý định đặt tựa đề “Quan hệ Ukraine – Nga Sô” và đưa lên mạng vào đầu tháng 4/2022. Tình hình xấu hơn mau chóng vào ngày 11/2/2022 khi Hoa Kỳ cho biết Nga đã điều đủ quân số gần Ukraine để tiến hành một cuộc xâm lược lớn vào bất kỳ lúc nào nước này muốn. Cùng ngày, Washington kêu gọi tất cả công dân Mỹ rời Ukraine trong vòng 48 giờ. Ít nhất 4 quan chức trong chính quyền Mỹ tiết lộ nước này sẽ đưa thêm 3,000 binh sĩ tới Ba Lan nhằm trấn an các đồng minh NATO, nâng tổng số lính Mỹ tại đây lên gần 10,000 người.

Tác giả quyết định đổi tựa đề bài viết này thành “Trận chiến biên giới Ukraine – Nga Sô 2022?” và đưa lên mạng ngay lập tức với hy vọng rằng cả Ukraine và Nga Sô cố gắng nhìn lại cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979 để hy vọng tránh đổ máu không cần thiết. Tổng thống Putin có thể bị cám dỗ tung một cuộc chiến chớp nhoáng để “dạy cho Ukraine một bài học” như Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc hành xử với Việt Nam năm 1979. Nga đã lấy lại bán đảo Crimea từ Ukraine và cũng không nên khuấy động các nhóm ly khai tại Luhansk và Donetsk. Ukraine có thể dùng đường lối trung dung của Phần Lan khi đối trọng với Nga với hy vọng Nga có thể hiểu được thiện chí của mình.

THAM KHẢO

  1. Các quốc gia hậu Sô Viết – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  2. NATO – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  3. Bài viết ”25 năm sau khi Liên Xô tan rã, những tham vọng nào cho nước Nga?” đăng trên mạng RFI ngày 19/02/2019.
  4. Bài viết ”Các vệ tinh cũ’ của Nga đang trỗi dậy” đăng trên mạng RFI ngày 19/02/2019.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *