Hệ thống đánh chặn tên lửa đối hạm của Trung Quốc

242 (lượt xem) |

Tên lửa chống tàu (tên lửa đối hạm) là một loại tên lửa được thiết kế để chống lại các tàu trên mặt biển của hải quân. Hầu hết các tên lửa chống tàu là loại bay thấp với tốc độ cận âm hay siêu âm, được dẫn đường và phát hiện mục tiêu bằng hệ thống kết hợp giữa hệ dẫn quán tính với ra đa/hồng ngoại/quang hình. Loại này có thể ký hiệu theo viết tắt là ASM (anti-ship missile) nhưng thường dùng ký hiệu là AShM để tránh nhầm lẫn với các tên lửa không đối đất cũng có ký hiệu ASM (air-to-surface missile).

Các biện pháp đối phó chống lại các tên lửa chống hạm gồm:

  • Các không đoàn tiêm kích trên tàu sân bay với các tên lửa phòng không (như Sea Sparrow, SA-N-6 Grumble, SA-N-9 Gauntlet, RAM, Standard hay Sea Wolf).
  • Hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần (CIWS), thực chất là các loại pháo phòng không có tốc độ bắn nhanh như Mk-45 hay AK-130.
  • Các hệ thống làm nhiễu (như SLQ-32).
  • Hệ thống phóng mồi bẫy.
  • Tăng tốc độ khi phát hiện tên lửa tấn công.

Các tàu chiến hiện đại đều được trang bị một hoặc nhiều hệ thống đối phó với tên lửa chống hạm.

TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN HOA KỲ – TRUNG QUỐC

Trong những năm gần đây, Trung Quốc có những tiến bộ vượt bực hiện đại hóa vũ khí nhất là khả năng không chiến và diệt hạm.

TRUNG QUỐC

Hải Quân Trung Quốc có không lực Hải quân hùng hậu với 26,000 nhân viên và 570 máy bay (trong đó có 290 máy bay chiến đấu) với 2 chiếc tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông. Các máy bay tiêm kích chủ yếu là Chengdu J-10, Sukhoi 30 Mk-2, Shenyang J-11, Shenyang J-16, J-20.

Ngoài ra, Trung Quốc có 2 phi trường Hải Không Quân tại Tam Á (Hải Nam) và Trạm Giang (Quảng Đông).

Căn cứ của Hạm đội Nam Hải

TÊN LỬA KHÔNG ĐỐI KHÔNG

Tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10 (100 km):  PL-10 là tên lửa thế hệ thứ 5, được Viện nghiên cứu Công nghệ Quang-Điện tử Lạc Dương (Trung Quốc) thiết kế và chế tạo. Những hình ảnh đầu tiên của loại tên lửa này được lan truyền từ năm 2013, song không có thông tin chính thức nào được công bố. Theo kế hoạch, PL-10 sẽ được trang bị cho máy bay chiến đấu J-20, tuy nhiên loại tên lửa này cũng được sử dụng cho máy bay J-11 – một phiên bản của Su-27 do Nga chế tạo. Loại tên lửa này có thể sẽ trở thành vũ khí chủ lực của J-20 và trong tương lai sẽ là một thách thức trên không đối với Không quân Mỹ. Dựa vào những bức ảnh được lan truyền trên mạng, các chuyên gia nhận định PL-10 được chế tạo dựa trên công nghệ lực đẩy vector, có thể tấn công hiệu quả mục tiêu cơ động cao. PL-10 sử dụng chế độ dẫn đường hồng ngoại tiên tiến, có khả năng chống nhiễu và có thể phân biệt chính xác máy bay đối phương và mục tiêu giả.

Trung Quốc là quốc gia có xuất phát điểm sớm hơn, hình ảnh về tên lửa không đối không tầm trung PL-12 xuất hiện lần đầu vào năm 2001, nó đã chính thức đi vào sản xuất từ năm 2002. PL-12 được cho là vượt mặt tên lửa không-đối-không AIM-120B của Không quân Mỹ và có thể cạnh tranh với mẫu mới là AIM-120C trong những năm 2000, tên lửa PL-15 lại có lợi thế quan trọng hơn khiến Mỹ phải phản ứng bằng việc phát triển thế hệ tên lửa mới, AIM-260, hiện chưa được biên chế. PL-12 có thiết kế khí động học rất giống với tên lửa AIM-120 của Mỹ. Tổng công ty xuất nhập khẩu công nghệ hàng không vũ trụ (CATIC) là đơn vị chịu trách nhiệm phát triển PL-12. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu chế tạo gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế về công nghệ dẫn hướng. Các kỹ sư Trung Quốc đã lựa chọn một giải pháp “chắp vá” là sử dụng radar, liên kết dữ liệu của tên lửa R-77, kết hợp với động cơ, phần mềm điều khiển sản xuất trong nước. Điều này dẫn đến kết quả là PL-12 có hình dáng của tên lửa Mỹ, hệ thống dẫn đường của Nga, động cơ và đầu đạn sản xuất trong nước. Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính, cập nhật tham số mục tiêu và giai đoạn cuối sử dụng radar chủ động. Việc trang bị radar 9B-1348 của R-77 khiến tên lửa này được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, giới quân sự tỏ ra hoài nghi sự tương thích giữa radar Nga và phần mềm điều khiển Trung Quốc. PL-12 có tầm bắn 70 km, biến thể xuất khẩu SD-10 được giới thiệu có tầm bắn khoảng 100 km. Hiện nay, PL-12 và các phiên bản là tên lửa không đối không chủ lực của Không quân Trung Quốc.

Tên lửa không đối không tầm trung PL-12 có ngoại hình rất giống với AIM-120 của Mỹ.

Tên lửa không đối không tầm xa PL-21 hay PL-XX: Biên chế vào năm 2015 cùng với tên lửa tầm ngắn PL-10 và tên lửa tầm xa PL-15, tên lửa PL-XX được xem là tên lửa không-đối-không thế hệ mới bí ẩn nhất của Trung Quốc và cũng là tên lửa lớn nhất.

Trong khi Pl-15 được trang bị cho các chiến đấu cơ để tiêu diệt các mục tiêu cơ động, thì PL-XX được cho là để sử dụng đối phó với các mục tiêu lớn có giá trị hơn, ở khoảng cách xa hơn. Các mục tiêu này bao gồm máy bay ném bom, máy bay chuyên chở, máy bay nhiên liệu và máy bay cảnh báo sớm…vốn đóng vai trò trung tâm trong các chiến dịch quân sự.

PL-XX -XX được cho là có tầm bắn 300 – 400 km, hiện là tầm bắn xa nhất thế giới, và sử dụng cả hệ thống radar AESA và các bộ cảm biến hồng ngoại, khiến mục tiêu của nó khó né tránh, trong khi các biện pháp đáp trả điện tử cũng khó chặn được. Tên lửa này quá lớn để có thể được triển khai với số lượng lớn, các chiến đấu cơ hạng nặng như J-11BG và J-16 được cho là đủ để mang theo 2 tên lửa loại này mà không gây ảnh hưởng tới khả năng của chúng.

PL-XX có thể là tên lửa không-đối-không nguy hiểm nhất thế giới, theo dự đoán của giới chuyên gia.

PL-21 hay PL-XX

PL-21 hay PL-XXTÊN LỬA DIỆT HẠM DF-17, DF-21B VÀ DF-26D CỦA TRUNG QUỐC

Tên lửa chống hạm hiện đại cũng ngày càng có tầm bắn xa hơn, tốc độ nhanh hơn và sử dụng hệ thống tìm kiếm mục tiêu tinh vi hơn. Ngoài ra, khi tấn công thì người ta thường phóng nhiều tên lửa chống hạm cùng lúc để nâng cao xác suất tiêu diệt tàu địch.

Các tên lửa chống tàu có thể được phóng từ nhiều kiểu bệ phóng khác nhau, gồm:

  • Tàu chiến (các loại tàu tham chiến trên mặt nước);
  • Tàu ngầm;
  • Máy bay cánh cố định;
  • Máy bay trực thăng;
  • Các phương tiện cơ giới trên bộ.

Tên lửa diệt hạm DF-17: Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, DF-17 là tên lửa đạn đạo tầm trung đầu tiên của quân đội Trung Quốc và có thể coi là “bất khả chiến bại”. Được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2017 và ra mắt lần đầu tại lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc (ngày 1/10/2019), DF-17 thu hút sự chú ý bởi đây là tên lửa đạn đạo tầm trung đầu tiên của Trung Quốc được gắn trên thiết bị lượn siêu thanh (HGV) – có khả năng bay nhanh gần 5 lần tốc độ âm thanh (khoảng 6.100km/h).

Sau khi lên tới độ cao ngoài khí quyển, tên lửa tách ra và sử dụng một thiết bị lướt siêu thanh (HGV) để tìm mục tiêu. Do tốc độ cao, đường bay thấp, và sự linh hoạt trong hành trình bay, hệ thống lướt nói trên có thể xuyên thủng hệ thống phòng không tinh vi của đối phương trong các hoàn cảnh mà các hệ thống tên lửa thông thường sẽ khó vượt qua.

  • Ngoài ra, đầu đạn có tính năng tàng hình khi bay vào tầng điện li cũng làm giảm hiệu quả theo dõi của radar cảnh báo. Đầu đạn sử dụng công nghệ HGV cho phép tên lửa bay thấp hơn ở giai đoạn cuối của hành trình, vì vậy, DF-17 có khả năng đột phá phòng ngự cực mạnh, phạm vi cơ động sang hai bên có thể đạt đến hàng nghìn km làm cho đối phương căn bản không thể thăm dò được quỹ đạo bay của đầu đạn. Ngoài ra, đầu đạn có tính năng tàng hình khi bay vào tầng điện li cũng làm giảm hiệu quả theo dõi của radar cảnh báo.
  • DF-17 được cho là một trong các phương tiện lướt siêu vượt âm đầu tiên trên thế giới và đủ mạnh để xuyên thủng các lớp phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực. Với trọng lượng khoảng 15 tấn, tầm bắn là 2,500 km, do đó, DF-17 có thể tấn công tới các vùng lãnh thổ của nhiều đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc.
  • Trước đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc viết rằng “các hệ thống phòng không của Mỹ như tên lửa THAAD, SM-3 và Patriot triển khai ở Hàn Quốc, Nhật Bản, đảo Đài Loan và trên các chiến hạm Mỹ sẽ không có tác dụng trước DF-17”.
  • Nhà phân tích quân sự Trung Quốc Song Zhongping tiết lộ thêm, DF-17 cũng có khả năng tấn công các tàu sân bay khi di chuyển từ từ.

Tên lửa siêu thanh DF-17 của Trung Quốc. Ảnh: Quân đội Trung Quốc

Hệ thống đánh chặn tên lửa liên lục địa

Tên lửa diệt hạm DF-21D: Dong-Feng 21 là tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) một đầu đạn dùng động cơ nhiên liệu rắn 2 tầng do Viện Công nghệ điện tử và Cơ khí Chengfeng Trung Quốc thiết kế. Dự án bắt đầu từ cuối thập kỷ 60 và được hoàn thành vào khoảng năm 1985 -1986, tên lửa này mãi tới năm 1991 mới được triển khai. Tên lửa này được phát triển từ mẫu JL-1 được phóng từ tàu ngầm và là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn phóng từ mặt đất của Trung Quốc. Năm 2008, Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Trung Quốc đã chế tạo 60 tới 80 quả tên lửa này và khoảng 60 bệ phóng.

Ban đầu được phát triển cho các mục tiêu chiến lược, các phiên bản sau của DF-21 được thiết kế cho các sứ mệnh truyền thống và nguyên tử. Người ta cho rằng các đầu đạn có thể bao gồm đầu đạn hạt nhân khoảng 300 kt, đầu đạn có khả năng nổ lớn, đầu đạn chứa các đạn thứ cấp, đầu đạn hóa học. Phiên bản DF-21D mới nhất được cho là tên lửa đạn dạo chống hạm (ASBM) đầu tiên trên thế giới. DF-21 cũng được phát triển để tấn công các mục tiêu ngoài vũ trụ và có khả năng phá hủy vệ tinh.

Bộ quốc phòng Mỹ đã tuyên bố Trung quốc đang phát triển tên lửa hành trình đất đối hạm sử dụng chất nổ phi hạt nhân(high hypersonic)  dựa trên mẫu DF-21, với tầm bắn tới 3,000 km. Đây sẽ là tên lửa ASBM đầu tiên và duy nhất của thế giới có khả năng tấn công tàu sân bay đang di chuyển từ các bệ phóng di động trên mặt đất. Các bệ phóng này gồm các phương tiện di động có khả năng thay đổi mục tiêu sau khi phóng (MaRV) và các hệ thống dẫn đường. Tên lửa này có thể đã được thử nghiệm vào tháng 6 năm 2005, và lần phóng vệ tinh Jianbing-5/YaoGan-1 và Jianbing-6/YaoGan-2 đã cho phép Trung Quốc có thông tin về mục tiêu từ rada khẩu độ tổng hợp (SAR) và hình ảnh trực quan. Bản nâng cấp này sẽ cho phép Trung Quốc có khả năng thực hiện các điệp vụ chống xâm nhập biển để đề phòng hàng không mẫu hạm của Mỹ can thiệp vào eo biển Đài Loan. Một giáo sư tại Học viện Hải quân Mỹ đã nhận định rằng với DF-21D, Mỹ sẽ không còn vị thế độc tôn về biển như đã từng có kể từ kết thúc Thế chiến II.

Theo truyền thông Mỹ, tới năm 2018, Trung Quốc đã trang bị ít nhất 10 lữ đoàn tên lửa Đông Phong-21 (mỗi lữ đoàn có 6 tiểu đoàn). 60 tiểu đoàn này có thể đồng thời phóng được 360 quả tên lửa đạn đạo DF-21, đủ để thực hiện cuộc tấn công đồng loạt đối với 3 đội tàu sân bay Mỹ (mỗi tàu sân bay sẽ bị tới 120 tên lửa nhắm vào, khiến các hệ thống phòng thủ của đội tàu sân bay Mỹ không kịp đánh chặn hết).

Tên lửa diệt hạm DF-21B

Tên lửa diệt hạm DF-26B

DF-26 là tên lửa đạn đạo chống hạm hiện đại nhất trong biên chế Trung Quốc với tầm bắn có thể vươn tới đảo Guam của Mỹ. Quân đội Trung Quốc hôm 23/1/2019 công bố video thử nghiệm tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-26, loại vũ khí được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, Defence Blog đưa tin.

Trong video, các binh sĩ Trung Quốc trú ẩn trong công sự và bấm nút khai hỏa tên lửa qua bảng điều khiển từ xa. Tổ hợp DF-26 dường như sử dụng cơ chế phóng lạnh, quả đạn được liều phóng sơ cấp đẩy khỏi ống bảo quản, tạo ra đám khói đen trước khi kích hoạt động cơ chính để lao lên không trung. Quân đội Trung Quốc không tiết lộ địa điểm và thời gian diễn ra cuộc thử nghiệm này.

DF-26 là tên lửa đạn đạo tầm trung đặt trên bệ phóng di động, được biên chế cho quân đội Trung Quốc vào tháng 4/2018. DF-26 có thể mang đầu đạn thông thường và hạt nhân, được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” bởi nó đủ sức đánh chìm siêu tàu sân bay Mỹ chỉ với một phát bắn trúng đích.

Với tầm bắn 4,000 km và được lắp thiết bị lướt siêu vượt âm có quỹ đạo rất khó đánh chặn, DF-26 được cho là có thể xuyên thủng hệ thống phòng không đa tầng tối tân bảo vệ tàu sân bay Mỹ, cũng như đe dọa căn cứ chủ chốt của Mỹ tại đảo Guam và bao trùm toàn bộ Biển Đông. Giới phân tích nhận định tên lửa DF-26 được phóng từ sâu bên trong nội địa Trung Quốc sẽ khó bị đánh chặn hơn so với khi xuất phát từ các khu vực gần bờ biển, bởi trong giai đoạn đầu hành trình, tên lửa bay ở tầm khá thấp và dễ bị phát hiện.

Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26

HOA KỲ

Trong trường hợp thông thường, Hoa Kỳ duy trì 2 đơn vị tàu sân bay và có thể tăng cường lên 3 đơn vị trong trường hợp khẩn cấp. Không đoàn được mang theo trên tàu sân bay bao gồm khoảng 90 máy bay trong đó có 4 phi đoàn tiêm kích với khoảng 50 chiếc tiêm kích. Các máy bay tiêm kích của không đoàn chủ yếu là F/A-18F Super Hornet, F/A-18C Hornet, tiêm kích đa nhiệm F-35C.

Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng có một số lượng tương đương tàu tấn công đổ bộ LHA trang bị 20 chiếc F-35B Lightning II. Sự kết hợp giữa F-35B và lớp tàu America cho phép Mỹ nắm trong tay nhiều phương án hơn trong việc triển khai sức mạnh không quân trên biển.

Phân phối CSG và LHA

Hồi đầu tháng 2, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã thực hiện chuyến công du thứ bảy tới châu Á kể từ khi ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng vào năm 2021. Từ Philippines, ông thông báo về việc ký kết một thỏa thuận với nước này cho phép Hoa Kỳ sử dụng thêm 4 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines ngoài 5 căn cứ mà quân đội Mỹ đang sử dụng. 

  • Mỹ đã đảm bảo việc tiếp cận thêm bốn căn cứ quân sự tại Philippines – khu vực chính để giám sát trực diện Trung Quốc trên Biển Đông và xung quanh Đài Loan.

Tuyên bố chung không nêu rõ địa điểm của bốn căn cứ mới, nhưng theo nhiều nguồn tin, đa số sẽ nằm trên đảo chính Luzon gần Đài Loan nhất, nơi mà Mỹ đã có hai căn cứ. Một căn cứ khác có thể nằm trên đảo Palawan (phía tây Philippines), đối diện với quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Với thỏa thuận này, Washington đã lắp được khoảng trống trong một vòng cung gồm các đồng minh của Mỹ trải dài từ Hàn Quốc và Nhật Bản ở phía bắc đến Úc ở phía nam. Tuyến kết nối bị thiếu là Philippines, giáp với hai điểm nóng tiềm tàng lớn nhất, Đài Loan và Biển Đông, phía Manila gọi là Biển Tây Philippines. Mỹ trước đó đã có sự tiếp cận mang tính hạn chế đến năm địa điểm theo Thỏa thuận Tăng cường Phòng vệ, Enhanced Defense Cooperation Agreement (EDCA).

Bản đồ minh họa đường lưu thông hàng hải từ Bắc xuống Nam xuyên qua biển Tây Philippines, xuyên qua biển Hoàng Sa, biển Trường Sa băng ngang Biển Đông tới eo Malacca; Vị trí đảo Palawan tây-nam Philippines, đảo Cagayan phía bắc Philippines cách căn cứ Cao Hùng Đài Loan 200 km – VHO Map.

Tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder (viết tắt của Air Intercept Missile – Tên lửa đánh chặn) là một loại tên lửa không đối không tầm ngắn. Nó được đưa vào trang bị cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1956 và sau đó là trong Không quân Hoa Kỳ vào năm 1964. Kể từ khi đi vào hoạt động, Sidewinder đã trở thành một loại tên lửa rất nổi tiếng, và các phiên bản mới nhất vẫn còn được trang bị trong không quân của các nước phương Tây.

Sidewinder là loại tên lửa không đối không được biết đến rộng rãi nhất ở các nước phương Tây, với hơn 110,000 tên lửa được sản xuất cung cấp cho quân đội Mỹ và 27 quốc gia đồng minh, 

Những thử nghiệm trên tên lửa AIM-9X Block II bắt đầu từ tháng 9 năm 2008 Phiên bản Block II bổ sung khả năng khóa mục tiêu sau khi bắn (LOAL) cùng với đường truyền dữ liệu, do đó tên lửa có khả năng phóng trước sau đó mới được chỉ định mục tiêu từ máy bay mẹ. Tính đến tháng 6/2013, Raytheon đã chuyển giao cho quân đội 5.000 quả tên lửa AIM-9X.

Tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM: Biên chế từ năm 2014, tên lửa AIM-120D dự kiến là biến thể cuối cùng của AIM-120 (biên chế từ năm 1991). Theo dự định ban đầu, mẫu tên lửa này sẽ sử dụng radar AESA giống như PL-15 của Trung Quốc, nhưng cũng cùng bị hủy để giảm giá thành. AIM-120D có tầm bắn 160 – 180 km, tăng lên đáng kể so với AIM-120A/B chỉ có tầm bắn khoảng 70 km, trong khi các biến thể đầu tiên AIM-120C có tầm bắn 100 km. Mặc dù do không có AESA nên dễ bị ảnh hưởng bởi tác chiến điện tử của đối phương, nhưng các biện pháp chống tác chiến điện tử của nó được nâng cấp so với những mẫu tiền nhiệm.

Không giống như Meteor hay K-77M của Nga, AIM-120D được cho là có giá phải chăng và được trang bị rộng rãi trong quân đội Mỹ – mặc dù tầm bắn cực xa của nó cho thấy chỉ có các chiến đấu cơ được trang bị radar quét mảng pha điện tử hiện đại mới có thể sử dụng nó một cách hiệu quả. AIM-120D thừa hưởng đặc tính phần đuôi của AIM-120C nên có thể được trang bị cho các chiến đấu cơ tàng hình, và trở thành vũ khí không-đối-không chủ lực của F-35, F-15EX, F-18E Block3.

AIM-120D có tầm bắn 160 – 180 km, tăng lên đáng kể so với AIM-120A/B chỉ có tầm bắn khoảng 70 km, trong khi các biến thể đầu tiên AIM-120C có tầm bắn 100 km. Mặc dù do không có AESA nên dễ bị ảnh hưởng bởi tác chiến điện tử của đối phương, nhưng các biện pháp chống tác chiến điện tử của nó được nâng cấp so với những mẫu tiền nhiệm.

Tên lửa không đối không AIM-132 ASRAMM: Tên lửa không đối không tầm ngắn tiên tiến (ASRAAM), còn được gọi là AIM-132 của Hoa Kỳ, là tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại hình ảnh (tìm nhiệt), do MBDA UK sản xuất, được thiết kế cho cận chiến. ASRAAM được thiết kế để cho phép phi công khai hỏa rồi quay đi trước khi máy bay đối phương kịp áp sát để bắn. Nó bay với vận tốc trên Mach 3 và bay xa hơn 25 km. Nó vẫn giữ được khả năng cơ động 50 g nhờ công nghệ nâng thân kết hợp với điều khiển đuôi.

Dự án bắt đầu với sự hợp tác giữa Anh và Đức vào những năm 1980. Đó là một phần của thỏa thuận rộng lớn hơn, trong đó Hoa Kỳ sẽ phát triển AIM-120 AMRAAM để sử dụng ở tầm trung, trong khi ASRAAM sẽ thay thế Sidewinder bằng một thiết kế có thể bù đắp sự chênh lệch lớn về tầm bắn giữa Sidewinder và AMRAAM. Đức rời khỏi chương trình vào năm 1989. Người Anh đã tự tiến hành và tên lửa này được đưa vào phục vụ RAF năm 1998.

QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TRÊN TÀU SÂN BAY LỚP FORD

Nếu muốn viết đầy đủ về hệ thống phòng thủ chống tên lửa thì phải nói cả Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (tiếng Anh: Terminal High Altitude Area Defense, viết tắt là THAAD, trước kia gọi là Theater High Altitude Area Defense, tức Khu vực phòng thủ cao độ chiến vực) là một hệ thống tên lửa đạn đạo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung bình và trung gian trong giai đoạn đầu của chúng bằng cách sử dụng tiêu diệt Tiếp cận. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến hệ thống phòng thủ của tàu sân bay.

Tác chiến phòng không theo phương thức tác chiến phân tầng. Tác chiến phòng không của tàu sân bay chủ yếu chia làm 3 lớp: phòng không tầng ngoài, phòng không khu vực và phòng thủ điểm (bao gồm phòng thủ đoạn cuối). Tác chiến phòng không của tàu sân bay chủ yếu là 2 phương thức sát thương cứng và sát thương mềm. Trong đó, sát thương mềm bao trùm toàn bộ khu vực phòng không 3 lớp, thông qua phương thức đối kháng điện tử và mồi bẫy … để gây nhiễu sự bắt bám của mục tiêu tập kích hoặc hệ thống dẫn đường giai đoạn cuối, làm cho vũ khí tấn công của đối phương đi chệch mục tiêu. Phòng không tầm ngoài chủ yếu là do máy bay cảnh giới và máy bay chiến đấu đảm nhận. Phòng không khu vực được hoàn thành chủ yếu là nhờ vào hệ thống hiệp đồng khả năng tác chiến (CEC); còn phòng thủ điểm được thực hiện chủ yếu do hệ thống phòng thủ trên tàu (SSDS) chỉ huy hệ thống tên lửa tầm gần và pháo phòng thủ tầm gần. Bài viết này dựa vào quy trình làm việc bắt bám – điều khiển – giao chiến để nghiên cứu về tác chiến phòng không sát thương cứng.

  • Phòng không vòng ngoài: Tầm phòng không đầu tiên của tàu sân bay là phòng không vòng ngoài, chủ yếu là do máy bay cảnh giới và máy bay chiến đấu chịu trách nhiệm. Về việc bắt bám, máy bay cảnh giới E-2D được trang bị radar mảng pha quét điện tử Type AN/APY-9, có cự ly phát hiện lớn nhất là 300 hải lý (khoảng 550 km). Về điều khiển, sỹ quan ở trung tâm thông tin tác chiến trên máy bay cảnh giới một mặt chỉ huy máy bay đánh chặn hoặc máy bay chiến đấu (như F/A-18A/F) bắn hạ máy bay địch có ý đồ phóng tên lửa, mặt khác sử dụng hệ thống CEC để truyền thông tin bắt bám mục tiêu trên không của địch về SSDS tại trung tâm chỉ huy tác chiến trên tàu sân bay. Về giao chiến, máy bay chiến đấu sẽ căn cứ vào thông tin mục tiêu do máy bay cảnh giới cung cấp để tiến công tiêu diệt.

Máy bay cảnh giới E-2D

  • Phòng không khu vực: Tầm phòng không thứ 2 của tàu sân bay là phòng không khu vực, mục đích là đánh chặn hầu hết các tên lửa chống hạm, giảm nhẹ áp lực cho hệ thống phòng thủ điểm. Nhiệm vụ phòng không khu vực của tàu sân bay chủ yếu do CEC đảm nhận. Các hệ thống có liên quan gồm: Hệ thống hiệp đồng khả năng tác chiến (CEC), radar dải tần kép, hệ thống nhận biết địch – ta, hệ thống phòng thủ trên tàu …
  • Bắt bám mục tiêu: những thông tin theo dõi mà CEC tiếp nhận bao gồm: Mục tiêu trên không do thiết bị bắt bám trên tàu xác định được (radar dải tần kép); mục tiêu trên không do thiết bị bắt bám vòng ngoài phát hiện (máy bay cảnh giới, các thiết bị bắt bám trên tàu khác); thông tin nhận biết đối với mục tiêu trên không của hệ thống nhận biết địch – ta trên tàu.
  • Về điều khiển: CEC tập hợp các thông tin đó lại và tạo thành sơ đồ hình thái tổng hợp trên không (SIAP) để chuyển về bộ hiển thị màn hình lớn tại trung tâm chỉ huy tác chiến, đồng thời cung cấp cho tất cả các hệ điều hành tác chiến cùng sử dụng, nhằm hỗ trợ nhiệm vụ phòng không khu vực của cụm tàu.

Trung tâm Chiến báo trên các CVN

  • Phòng thủ tầm trung: dựa vào sơ đồ hình thái trên không sử dụng các nguồn vũ khí phòng không có sẵn như tên lửa SM-2. Tên lửa SM-2 có tầm bắn xa nhất là 70 km (tầm trung)/120 km (tăng tầm), với tốc độ lớn nhất là 2. 5 mach.

 Tên lửa SM-2

Tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow

  • Phòng thủ điểm: Phòng thủ điểm là lực lượng phòng không lớp cuối cùng, gồm có hệ thống tên lửa phòng không tầm gần và pháo phòng thủ tầm gần. Thời gian và cự li phản ứng của phòng thủ điểm ngắn hơn so với phòng không khu vực. Hiện tại tàu sân bay Mỹ sử dụng hệ thống phòng thủ trên tàu chỉ huy vũ khí phòng thủ điểm trên tàu để hoàn thành nhiệm vụ phòng thủ của mình.

Hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần (CIWS)

  • Về phương diện bắt bám mục tiêu: SSDS tiếp nhận sơ đồ hình thái trên không qua CEC, những thông tin khác do phòng không tầm xa và phòng không khu vực cung cấp, thông qua đường truyền dữ liệu và thông tin vệ tinh … để có được thông tin về mục tiêu của censor ngoài băng mạch.
  • Về điều khiển: SSDS chuyển các sơ đồ hình thái về bộ hiển thị màn hình lớn tại trung tâm chỉ huy tác chiến để các sỹ quan chỉ huy vạch ra kế hoạch tác chiến. Về tác chiến, sỹ quan điều khiển vũ khí phòng thủ điểm căn cứ vào kết quả quy hoạch nhiệm vụ của sỹ quan chỉ huy tác chiến để điều phối, khống chế hệ thống vũ khí phòng thủ điểm trên tàu (tên lửa hạm đối không Sea Sparrow, tên lửa Ram, pháo phòng thủ tầm gần Phalanx) để đánh chặn mục tiêu trên không. Trong số đó, tầm bắn xa nhất của tên lửa Sea Sparrow là 15 km, tốc độ lớn nhất 2.5 mach; tên lửa Sea Sparrow cải tiến có tầm bắn xa nhất là 50 km, tốc độ lớn nhất 4 mach; tên lửa Ram có tầm bắn xa nhất khoảng 9,000 mét, tốc độ lớn nhất 2 mach; hệ thống pháo phòng thủ tầm gần Phalanx có tầm bắn xa nhất là 1.5 km.

KẾT LUẬN

Đã có một số thay đổi có tác động trong những năm gần đây, vì những tên lửa đánh chặn này khác nhiều so với lúc mới ra đời vì một số lý do. Hầu như tất cả chúng đã được nâng cấp một cách đáng kể; SM-3 đang được xem xét để phòng thủ tên lửa bên ngoài bầu khí quyển của trái đất, SM-6 hiện có chế độ tìm kiếm kép có thể điều chỉnh theo mục tiêu di động trong chuyến bay và biến thể Block II ESSM có thể hoạt động ở chế độ lướt trên biển để đánh chặn tầm thấp hơn – mục tiêu ở độ cao bay song song với bề mặt – tất cả các khả năng có thể giúp vô hiệu hóa các loại vũ khí chống hạm.

Ngoài ra, có lẽ còn có ý nghĩa lớn hơn nữa, những vũ khí phòng thủ nhiều lớp này ngày càng được kết nối với nhau và được tích hợp với một hệ thống chỉ huy và kiểm soát chung cho phép chia sẻ thông tin mục tiêu nhanh chóng, điều khiển hỏa lực tổng hợp và phân loại mục tiêu gần như ngay lập tức. Là một phần của việc này, hệ thống Chỉ huy và Kiểm soát trên tàu được liên kết với các cảm biến trên không có thể nhìn thấy các mục tiêu đang tiếp cận ngoài đường chân trời và cung cấp cho các chỉ huy thêm thời gian để xác định phản ứng.

Tác chiến điện tử (EW) cũng gây chú ý, đặc biệt là với nỗ lực hiện tại của Hải quân Mỹ nhằm kết nối hơn nữa hoạt động thông tin với các hệ thống vũ khí EW. Điều này cải thiện khả năng nhận biết mục tiêu, mạng và phạm vi kỹ thuật của các khả năng tấn công EW. Có thể là, với sự trợ giúp của các cảm biến tiên tiến, các hệ thống EW trên tàu có thể phát hiện ra tín hiệu điện tử của một tên lửa chống hạm đang đến gần và “gây nhiễu”, “vô hiệu hóa nó” hoặc chỉ đơn giản là làm sai lệch các hệ thống dẫn đường của nó, khiến nó đánh trượt mục tiêu.

Một cuộc đụng độ thật sự mới có thể đánh giá khả năng của các loại vũ khí.

THAM KHẢO

  1. You Tube: USA vs China – To sink a carrier.
  2. You Tube: USA vs China – War erupts in the South China Sea.
  3. You Tube: China Has a Fake US Aircraft Carrier on Railroad Tracks in the Desert
  4. Hạm đội Nam Hải – Bách khoa toàn thư mở Wikidedia.
  5. Tên lửa chống hạm – Bách khoa toàn thư mở Wikidedia.
  6. Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  7. Bài viết “Tên lửa đa năng Sea Breaker: Vũ khí diệt hạm thế hệ mới của Israel” đăng trên mạng Quân đội Nhân dân ngày 5/7/2021.
  8. Bài viết “Những cách Hải quân Mỹ vô hiệu hóa ‘sát thủ tàu sân bay’ của Trung Quốc” đăng trên mạng Quân đội Nhân dân ngày 3/9/2020.
  9. Bài viết “Hệ thống phòng thủ trên tàu sân bay Mỹ” đăng trên mạng Trường đại học Trần Quốc Tuấn ngày 25/07/2016.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *