Ngọc trai Phú Quốc

637 (lượt xem) |

Ngọc trai là một vật hình cầu, cứng được một số loài vật tạo ra, chủ yếu là loài thân mềm (nhuyễn thể) như con trai. Ngọc trai được sử dụng làm đồ trang sức và cũng được tán thành bột để dùng trong mỹ phẩm. Ngọc trai được đánh giá là một loại đá quý và được nuôi và thu hoạch để làm đồ trang sức.

Trước thế kỷ 20, mò ngọc trai là cách phổ biến nhất để thu hoạch ngọc trai. Các thợ lặn thường bắt sò/trai từ đáy biển hoặc đáy sông và kiểm tra từng con một để tìm ngọc. Không phải tất cả sò/trai tự nhiên đều tạo ra ngọc. Thông thường một mẻ 3 tấn trai/sò chỉ tìm được 3 hoặc bốn con có viên ngọc hoàn hảo. Việc mò ngọc ở Việt Nam được nhắc đến nhiều trong sử sách, có lẽ nổi tiếng nhất được nêu trong tuyên ngôn độc lập Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, trong đó Nguyễn Trãi đã tố cáo việc quân xâm lược nhà Minh đã bóc lột dân Việt Nam bằng việc bị buộc phải xuống biển mò ngọc trai để cống nộp cho nhà Minh.

Tuy nhiên, ngày nay hầu như tất cả ngọc trai trang sức là ngọc trai nuôi. Thông thường vật lạ cấy vào con sò/trai là mảnh vỏ con trai được đánh bóng cùng với một mảnh nhỏ mô của con trai khác vào cơ quan sinh dục của con trai để làm xúc tác tạo ngọc. Những con sò ngọc ở Biển Nam và Tahiti thường sống sót qua lần khai thác ngọc đầu tiên và được cấy nhân to hơn và được thả lại xuống nước thêm 2 – 3 năm nữa.

Various pearls.jpg

Các hình thể ngọc trai

Ngọc trai nước ngọt Trung Quốc và ngọc trai Mikimoto của Nhật Bản: Ngọc trai gồm hai loại: trai nước ngọt và trai nước biển. Ngọc trai nước ngọt được loài trai sống ở hồ, sông và những nơi nước ngọt khác tạo ra. Phần lớn ngọc trai nuôi nước ngọt ngày nay được Trung Quốc sản xuất. Ngược lại, ngọc trai nước mặn được những con điệp, hàu bao sống ở các vịnh biển tạo ra. Akoya, Tahiti, Nam Hải là ba loại ngọc trai nước mặn chủ yếu. Ở Việt Nam, ngọc trai được nuôi cấy ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc …

Phương pháp sản xuất ngọc nuôi Mikimoto được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo giữa năm 1907 – 1916 và công nghệ nuôi cấy này không được Mikimoto đăng ký bản quyền. Nhóm nghiên cứu do Nishikawa và Tátuhei Mise lãnh đạo. Nishikawa được cấp bản quyền công nghệ năm 1916 và cưới con gái của Mikimoto. Mikimoto đã có thể sử dụng công nghệ này sau khi bản quyền hết hạn vào năm 1935. Sau khi bản quyền được cấp năm 1916, em trai của Tatsuhei là người đầu sản xuất lứa ngọc trai thương mại đầu tiên trên loại trai Akoya. Mitsubishi ngay lập tức áp dụng công nghệ này đối với loại trai Nam Hải năm 1917 ở Philippines, và sau đó ở Buton và Palau. Mitsubishi là người đầu tiên sản xuất ngọc trai nuôi ở Biển Nam mặc dù đến năm 1931 lứa ngọc trai thương mại đầu tiên mới được sản xuất thành công. Công nghệ này được áp dụng cho sản xuất thương mại cho loại ngọc đen Tahiti thập niên 1970. Vào năm 1893, thương gia Kokichi Mikimoto và cũng là một người nuôi ngọc trai tại địa phương đã tạo ra một bước đột phá khi khám phá ra một cách nuôi cấy ngọc trai tròn hoàn hảo. Hòn đảo Mikimoto là một đảo nhỏ thuộc thành phố Toba, tỉnh Mie chính là nơi Mikimoto tạo dựng cơ sở nuôi trồng mà sau này phát triển thành một doanh nghiệp thành công tuyệt vời nhờ vào kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai độc quyền của ông. 

Kokichi Mikimoto: Nhà phát minh kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai– AME Jewellery

Kỹ nghệ cấy ngọc trai của Mikimoto

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/cc/Pearl_Section.svg/200px-Pearl_Section.svg.png

Loại ngọc trai nước ngọt và ngọc trai nước mặn quyết định độ dày của lớp xa cừ bao phủ ngọc trai

Trong ba loại ngọc trai biển, ngọc Akoya có độ dày xà cừ nhỏ nhất (0.35 – 0.7 mm), ngọc Taihiti có lớp xà cừ dày trung bình từ 1 – 3 mm và ngọc trai South Sea có lớp xà cừ dày nhất (1.5 – 6 mm). Tuy nhiên, độ dày xà cừ lại không phải là yếu tố để xác định giá trị khi nói đến ngọc trai nước ngọt. Do vậy, ngọc trai nước ngọt có cấu tạo gần như hoàn toàn là xà cừ, nhưng do thời gian nuôi cấy quá ngắn, cộng với môi trường sông hồ có hàm lượng dinh dưỡng thấp và số lượng mô cấy trong 1 con trai quá nhiều, dẫn đến chất lượng xà cừ không tốt. Sống lâu năm trong môi trường đại dương với vô số chủng loại vi sinh vật đa dạng cùng hàng trăm khoáng chất, ngọc trai biển hấp thụ nhiều dưỡng chất và tinh túy từ lòng biển cả, ngọc trai biển có độ bóng sáng rực rỡ, phản chiếu ánh sáng từ sâu bên trong viên ngọc. Đặc biệt, khi ở trong những môi trường ánh sáng khác nhau, ngọc trai biển sẽ có ánh màu khác nhau, do tác động của hiện tượng quang phổ lên lớp xà cừ bên ngoài viên ngọc.

phan-biet-ngoc-trai-bien-song-ky-2-7

Ngọc trai sông (bên trái) và ngọc trai biển (bên phải)

Ngọc trai đen, thường gọi là ngọc trai đen Tahiti, được đánh giá cao vì chúng hiếm thấy. Việc sản xuất ngọc đen bằng nuôi cấy mang lại sản lượng thấp hơn và không thể sản xuất hàng loạt do loại sò, trai này có sức khỏe kém, khó sống sót và con sò, trai thường đào thải vật lạ chui vào tự nhiên hay do con người cấy vào. Trước khi có trai ngọc nuôi, ngọc trai đen hiếm hoi và được định giá rất cao với lý do đơn giản là con sò/trai ít khi tạo ra ngọc đen cũng như do loại sò/trai này hiếm khi tạo ngọc.

Vì sao ngọc trai Tahiti hàng trăm nghìn đô được 'sủng ái' - Hoàng Gia Pearl

Ngọc trai đen Tahiti

Ngọc trai đen quý hiếm hơn ngọc trai nước ngọt Trung Quốc cũng như ngọc trai Akoya của Nhật Bản và Trung Quốc vì thế cũng có giá trị cao hơn. Tuy nhiên ngọc trai Nam Hải còn hiếm và có giá trị cao hơn cả ngọc trai đen. Điều này đơn giản là do loài trai Pinctada margaritifera tạo ngọc đen có số lượng nhiều hơn so với loài trai Pinctada maxima tạo ngọc Nam Hải, loài này rất hiếm gặp ở các đầm phá mà thường phải lặn xuống một số ít vị trí ở tầng nước sâu. Ngọc trai đen được tạo từ loài trai Pinctada margaritifera không phải là loại ngọc trai Nam Hải mặc dù chúng thường bị mô tả nhầm lẫn là ngọc trai đen Nam Hải. Do chưa có một định nghĩa chính thức về ngọc trai từ loài trai đen nên những loại ngọc trai này đều được xem là ngọc trai Tahiti đen. Định nghĩa chính xác của CIBJO và GIA về ngọc trai Nam Hải là loại ngọc trai được tạo ra từ loài trai tạo ngọc Pinctada maxima. Màu sắc của viên ngọc Nam Hải cũng chính là màu sắc của con trai Pinctada maxima mang viên ngọc đó, đó có thể là màu trắng, bạc, hồng, vàng, kem hay là một sự kết hợp ngẫu nhiên của những màu cơ bản này, bao gồm cả những sắc màu cầu vồng của lớp xà cừ trên chính lớp vỏ của con trai. Ngoài ra hiện nay còn có cả ngọc trai nhiều màu sắc như: hồng, xanh,…

Điểm đặc biệt của chiếc vòng ngọc trai tặng phu nhân Obama - Hoàng Gia Pearl

Chuỗi ngọc trai Việt Nam tặng phu nhân TT Obama

Con ốc có ngọc đẹp và còn đắt giá hơn viên ngọc trai nếu cùng kích thước. Ngọc ốc đẹp nhất phải kể đến ngọc ốc Giác (một loại ốc lớn 4 – 6 kg có vỏ mỏng, màu vàng). Ngọc ốc thường có vân rất đẹp màu vàng, thường có hình tròn và là ngọc tự nhiên. Ngọc ốc Giác được các nhà sưu tập ưa thích và có giá vài trăm triệu đồng Việt Nam với viên ngọc có đường kính khoảng 18 mm. Không chỉ có vậy, Việt Nam còn có nguồn cung cấp ngọc màu cam cực kỳ quý hiếm mà ngay đến các chuyên gia về ngọc trai cũng hiếm khi có cơ hội nhìn tận mắt. Loại ngọc này có tên là ngọc ốc giác (Melo Pearl), chúng không đến từ các con trai mà đến từ một loại ốc quý hiếm có tên là ốc giác. Theo công ty đá quý P&P Gems and Pearls (có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan), ngọc ốc giác phân bố ở vùng Đông Nam Á, tuy nhiên những viên ngọc đẹp và chất lượng nhất hầu như chỉ được tìm thấy ở biển Việt Nam, ví dụ như ở Vịnh Hạ Long.

Những vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến tại Việt Nam đã sưu tầm những viên ngọc trai Melo tự nhiên như một truyền thống cổ xưa của hoàng tộc. Bởi những viên ngọc quý này là biểu tượng cho thần mặt trời và linh vật của quyền năng – Rồng Việt Nam. Vì thế mà ngọc trai Melo còn được gọi là ngọc rồng.

Chuỗi ngọc Melo của vua Bảo Đại đã được hãng kim hoàn Van Cleef & Arpels mua

Năm 2010, nhà đấu giá Christie’s tại Dubai đã bán một viên Ngọc trai Melo 224.3 carat từ bộ sưu tập mang tên Hoàng gia Việt Nam (Vietnamese Royal Collection) với giá 722,500 USD. Tuy nhiên, đây mới chỉ là viên ngọc Ốc Giác lớn thứ hai trên thế giới. Viên Ốc Giác lớn nhất được ghi nhận với trọng lượng là 397.52 carat và được bán hai lần trong giai đoạn 2003 – 2010 với mức giá lần lượt là 7 triệu USD và 7.5 triệu USD. Tuy nhiên, số tiền này vẫn chưa thuyết phục được chủ nhân của nó chuyển nhượng lại. Có thể nói giá trị của viên ngọc này hiện nay khó có thể đo được bằng tiền bạc.

Ngọc ốc giác (Melo Pearl): bảo vật hoàng gia triều Nguyễn

Viên ngọc ốc giác đẹp nhất thế giới

NUÔI CẤY NGỌC TRAI TẠI ĐẢO NGỌC

Gần 20 năm hình thành và phát triển, nghề nuôi cấy ngọc trai (NT) theo công nghệ Australia và Nhật Bản ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đã tạo cho “đảo ngọc” này một sản phẩm du lịch độc đáo, phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách trong nước, quốc tế. Ấy nhưng, từ 4 cơ sở trước đây nay giảm chỉ còn một do nhiều nguyên nhân…

Ngọc trai Phú Quốc

Ngọc Phú Quốc

Ngoài biển xanh, cát trắng thì Ngọc Trai Phú Quốc với vẻ đẹp và giá trị vượt thời gian luôn làm say lòng mọi du khách. Đây là món quà quý khiến bất cứ ai cũng khao khát sở hữu khi du lịch Phú Quốc. Đảo ngọc Phú Quốc là nơi lý tưởng cho nghề nuôi trai lấy ngọc. Do được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng biển lặng sóng và độ mặn thích hợp. Không chỉ thế, nghề nuôi trai ở Phú Quốc đã thực sự lớn mạnh nhờ được kế thừa và phát triển kỹ thuật nuôi cấy tiên tiến của Úc, Nhật Bản…

Ở Phú Quốc từ năm 1994 các nhà đầu tư Nhật Bản sang mở trang trại nuôi cấy ngọc nhân tạo tại Biển Phú Quốc. Sau đó các nhà đầu tư từ Australia cũng đến vùng đất màu mỡ này để mở trang trại nuôi Ngọc Trai để mang về nước. Họ thuê người dân Phú Quốc vào làm và truyền lại cho kỹ thuật nuôi trai lấy ngọc. Tuy nhiên sau đợt khủng hoảng năm 1995 – 1996 thì các nhà đầu tư nước ngoài bỏ đi. Một số người dân Phú Quốc tiếp quản và tiếp tục giữ nghề nuôi Trai lấy Ngọc

Ngọc Trai có 2 loại: Ngọc Trai biển, Ngọc Trai nước ngọt. Ngọc Trai biển có chất lượng cao hơn. Trong mỗi loại Ngọc Trai lại chia làm 2 loại. Ngọc Trai tự nhiên có chất lượng, giá trị rất cao so với ngọc trai nuôi cấy. Tuy nhiên, Ngọc Trai tự nhiên rất hiếm và ít bán trên thị trường. Ngọc trai nước ngọt được nuôi cấy ở sông, hồ và phần lớn được sản xuất ở Trung Quốc.

Ngọc trai nước ngọt-Loại ngọc đa số trong chế tác trang sức ngọc trai

Trai nước ngọt

Ngọc trai nước mặn được nuôi cấy tại các vịnh biển. Ở Việt Nam, loại ngọc này chủ yếu được nuôi cấy tại Phú Quốc, Nha Trang và đảo Cô Tô (Quảng Ninh).

Ngọc trai nước mặn-Loại ngọc trai được yêu thích nhất

Trai nước mặn

Ngọc trai nước mặn có giá trị cao hơn hẳn ngọc trai nước ngọt do những đặc điểm như sau:

  • Thời gian nuôi cấy của ngọc trai nước mặn dài hơn.
  • Quy trình cấy ghép khắt khe và tỷ lệ thành công thấp.
  • Ngọc trai nước mặn có chất lượng cao, không bị ố màu, độ bóng sáng vượt trội và khả năng tự làm lành tốt …

Tuy nhiên, với một người thường, phân biệt 2 loại này cũng không dễ dàng.

Theo Phòng Kinh tế Phú Quốc, năm 2012 nuôi cấy NT của huyện đạt sản lượng hơn 84,400 viên, năm 2013 dự kiến đạt 90,000 viên. Ông Michael Ramsden (Australia) – chuyên gia nuôi cấy NT tại DN tư nhân NT Ngọc Hiền, xã Dương Tơ (DN Ngọc Hiền) – cho biết: “Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề, tôi khẳng định môi trường biển Phú Quốc rất lý tưởng để phát triển bền vững, hiệu quả nghề nuôi cấy NT không thua kém nhiều nơi trên thế giới”. Vẫn theo ông Michael Ramsden, sản phẩm NT ở đây nhiều màu sắc với độ bóng, sáng và độ tròn hoàn hảo đẹp mắt; nhất là NT đen, xanh nước biển hầu như chỉ có tại Phú Quốc.

Ngọc trai Ngọc Hiền: Là doanh nghiệp đặt nền móng đầu tiên cho ngành nuôi cấy ngọc trai tại Đảo Ngọc, Ngọc Hiền là đơn vị sở hữu nông trại nuôi cấy ngọc trai có quy mô lớn nhất tại Phú Quốc với tổng diện tích hơn 500 ha. Nông trại nằm ở vùng Bắc Đảo Rạch Vẹm trù phú với dòng nước trong xanh tươi mát, độ sâu vừa đủ phù hợp để con trai phát triển tốt. Ngoài nông trại chủ chốt này, Ngọc trai Ngọc Hiền còn xây dựng mô hình nuôi cấy ngọc trai tại Nam Đảo Phú Quốc như Hòn Rỏi, Hòn Đụng và mở rộng quy mô tại vịnh Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Tận mắt xem ngư dân Phú Quốc khai thác kho ngọc tiền tỷ dưới đáy biển - Ảnh 16.

Trại cấy trai Ngọc Hiền

Để bảo vệ uy tín và thương hiệu NT Phú Quốc; đồng thời khẳng định là NT thật với khách hàng, DN Ngọc Hiền trực tiếp mổ trai nuôi trên biển đang ngậm ngọc và lấy ra từng viên ngọc cho du khách xem tận mắt khi đến tham quan, mua sắm. Ông Hồ Phi Thủy mong muốn và kỳ vọng, “đảo ngọc” Phú Quốc sẽ sớm trở thành “vương quốc NT” khi Phú Quốc trở thành khu kinh tế biển, thành phố biển Phú Quốc theo phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ…

Mỗi mùa vụ, nông trại nuôi cấy ngọc trai của Ngọc Hiền thu hoạch hàng trăm nghìn con trai theo đúng tiêu chuẩn nuôi cấy chuyên nghiệp. Trong số đó, có chưa đến một nửa con trai cho ngọc, sau đó các chuyên gia thẩm định về ngọc trai sẽ tiến hành chọn lọc ngọc theo chỉ tiêu gắt gao về độ tròn – bóng – sáng và buộc phải loại bỏ những viên ngọc không đạt.

Ngọc trai Ngọc Hiền tự tin sở hữu nông trại nuôi cấy ngọc trai duy nhất và quy mô nhất tại đảo Phú Quốc. Áp dụng công nghệ nuôi cấy độc quyền từ Nhật Bản, Ngọc trai Ngọc Hiền đã và đang giữ gìn, chia sẻ những “Báu vật từ đại dương” đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước.

Ông Hồ Phi Thủy – Giám đốc DN Ngọc Hiền – cho biết: Ngọc được thu hoạch sau khoảng 2 – 5 năm nuôi dưỡng tùy thuộc vào từng loại trai. Tỷ lệ thành công của quá trình nuôi cấy là khoảng 30 – 40%. Để có một viên ngọc đẹp lấp lánh, ngoài khả năng cần cù tạo ngọc của con trai, phải trải qua nhiều công đoạn trong việc chọn trai bố mẹ, nuôi cấy phôi, chăm sóc kết hợp với tính công phu, tỉ mẫn và khéo léo theo một quy trình kỹ thuật “chuyên nghiệp” nhất định của người thợ. Độ bóng, sáng và tròn trĩnh là những yếu tố giữ vai trò quyết định giá trị của viên ngọc. Chất lượng NT còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên (môi trường nước sạch, không ô nhiễm; vùng biển êm, ít sóng gió; độ mặn nước biển…)

Tận mắt xem ngư dân Phú Quốc khai thác kho ngọc tiền tỷ dưới đáy biển - Ảnh 15.

Trai Ngọc Hiền

Ngoài làm đồ trang sức cao cấp phục vụ nhu cầu mua sắm làm quà kỷ niệm cho khách du lịch đến đảo, NT Phú Quốc còn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và một số nước khác.  Ông Hồ Phi Thủy cho biết, tùy vào chất lượng (màu sắc lấp lánh, bóng sáng, độ tròn đẹp và thời gian ngậm ngọc), NT có giá từ 1 – 50 triệu đồng/viên; cá biệt có những viên ngọc đạt giá trị 300 – 500 triệu đồng/viên. Nơi nuôi cấy NT trên biển còn là điểm tham quan, du lịch cho du khách khám phá những điều thú vị của thiên nhiên giữa biển cả mênh mông.

Kinh doanh ngọc trai tại Việt Nam: Cho đến hiện nay, kỹ nghệ ngọc trai của Việt Nam vẫn chưa được quy hoạch xứng với tiềm năng. Khi nói đến kinh doanh ngọc trai tại Việt Nam người ta thường nói Ngọc Trai Long Beach, Ngọc Trai Quốc An, Ngọc Trai Ngọc Hiền nhưng truy cập trên mạng chỉ có Ngọc trai Ngọc Hiền là có cơ sở sản xuất tại Phú Quốc. Ngoài ra, tại miền Bắc thì có công ty Taihejyo Shinju Việt Nam với vốn 100% của Nhật Bản, công ty CP Ngọc trai Vân Đồn, Ngọc trai Hạ Long. Kinh doanh về mua bán ngọc trai thì có Công ty Ngọc trai và Trang sức An Phú, Công ty WSC Pearl. Hiện các điểm nuôi cấy, chế tác ngọc trai của Công ty Hạ Long đã được công nhận là cơ sở đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, mỗi ngày đón hàng nghìn khách du lịch đến tham quan và mua sắm, trong đó 90% là khách quốc tế.

Công ty ngọc trai Hạ Long

Buôn bán ngọc trai tại Phú Quốc: Thương hiệu ngọc trai nổi tiếng của Phú Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các loại ngọc trai dỏm, rẻ tiền … không rõ nguồn gốc đang đội lốt ngọc trai bản xứ tràn ngập các cửa hiệu trên đảo.

Nói là hiếm hoi bởi thực tế chỉ có vài ba hộ nuôi cấy được ngọc trai, số lượng ngọc trai thu hoạch được cũng rất ít. Ngọc trai nuôi cấy được chỉ trưng bán tại các cửa hàng của họ, hoàn toàn không bỏ mối cho các cửa hàng bán ngọc trai khác trên đảo.

Vậy mà đến Phú Quốc, du khách có thể thấy tràn ngập các loại “ngọc trai” được giới thiệu là “ngọc trai Phú Quốc” bày bán khắp nơi. Từ các showroom đến các nhà hàng, khách sạn, sạp bán quà lưu niệm, cả tiệm tạp hóa cũng có! Giá “ngọc trai” chỉ vài chục ngàn đồng. Một chủ tiệm bày bán “ngọc trai” chung với áo thun, quà lưu niệm ở chợ đêm Dinh Cậu (thị trấn Dương Đông) còn quả quyết: “Tới Phú Quốc thì chỉ có ngọc trai Phú Quốc chứ đâu có ngọc trai xứ khác”.

Ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM, cho biết: “Trên thị trường có nhiều loại ngọc trai như ngọc trai nước ngọt, nước mặn, ngọc trai trong nước và ngọc trai nước ngoài, thường là từ Trung Quốc. Ngọc trai thử mới biết được thật hay không, nếu người bán không cho thử thì đó chắc chắn là ngọc trai dỏm. Cách thử là chà ngọc lên mặt kính (có thể là tủ kính của người bán hàng), khi vuốt lại viên ngọc trai vẫn nguyên vẹn, không bị trầy xước là hàng thật, còn nếu ngọc bị tróc ra là hàng giả.

Ngọc trai Phú Quốc bị giả dạng riết rồi cũng mất uy tín, đâm ra ế ẩm”. Theo ông V., phần lớn “ngọc trai” bán ở Phú Quốc đều có xuất xứ không phải Phú Quốc. Theo ông này, thời gian còn kinh doanh ngọc trai, ông đã không ít lần ra tận Quảng Ninh để đón hàng từ Trung Quốc đưa sang. “Hàng lấy ở đây rất rẻ, bán từng lô, từng bọc, mua về rồi mới phải phân loại, gia công lại mới bán…”. Đặc điểm dễ nhận dạng loại hàng này là trong khi ngọc trai Phú Quốc chính hiệu dù khai thác trong tự nhiên hay nuôi cấy cũng đều khó lòng đạt đến độ hoàn hảo, ít nhiều phải có tì vết thì “ngọc trai” Trung Quốc tròn đẹp hoàn hảo.

Một người lâu năm trong nghề mua bán ngọc trai ở Phú Quốc giải thích: “Ngọc trai tự nhiên hình thành từ lõi là sỏi, cát trong thân con trai, được trai tiết dịch thành lớp áo bao quanh. Thời gian càng lâu thì lớp áo này càng dày, viên ngọc ngày càng lớn hơn. Với ngọc nuôi cấy cẩu thả thì người ta cấy nhân vào miệng con trai để chúng tiết ra lớp áo bao bên ngoài thành ngọc. Có những viên ngọc nhìn thấy khá lớn nhưng thực ra do nhân bên trong to, còn lớp áo bên ngoài rất mỏng. Thường mua về không bao lâu là lớp áo bên ngoài bong tróc ra, lộ lớp nhân bên trong. Loại ngọc trai này chất lượng kém, mau “xuống màu”. Còn hàng Trung Quốc tệ hơn, được sản xuất bằng cách dùng vỏ trai mài ra thành bột, trộn với keo rồi dùng máy dập kết thành viên, sau đó đánh bóng lại. Vì vậy loại “ngọc” này rất tròn, đẹp óng ánh, khách bình thường rất khó phân biệt.

Tuy nhiên, nghề nuôi trai lấy ngọc ở Phú Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập. Từ 4 cơ sở nuôi trai lấy ngọc ban đầu (Việt – Úc, Ngọc Thủy, Quốc An, Ngọc Hiền), hiện chỉ còn DN Ngọc Hiền duy trì phát triển nghề này. Có nhiều nguyên nhân: Địa phương chưa có quy hoạch phát triển nghề nuôi trai lấy ngọc; nguồn trai giống tự nhiên ngày càng cạn kiệt nhưng chậm khôi phục tái tạo; vốn đầu tư nuôi trai lớn lại tiềm ẩn rủi ro cao; thiếu chuyên gia nuôi cấy NT có tay nghề thành thạo; chưa kiểm soát được hàng nhái, hàng giả NT Phú Quốc trên thị trường.

Phú Quốc có quá nhiều gian hàng trưng bày, bán sản phẩm NT với giá chênh lệch “một trời, một vực” dẫn đến sự hoài nghi của khách du lịch về uy tín, thương hiệu NT Phú Quốc; khó phân biệt NT thật – giả. Tại khu vực chợ đêm Dinh Cậu (thị trấn Dương Đông) và những nơi khác trên đảo, nhiều gian hàng bày bán chuỗi NT đeo cổ và đeo tay “bắt mắt” với giá chỉ từ vài trăm nghìn đồng đến 1 – 2 triệu đồng/xâu. Còn tại cơ sở bán NT của DN Ngọc Hiền, giá một xâu chuỗi từ vài ba triệu đồng đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng; thậm chí chỉ một viên ngọc đơn lẻ cũng có giá hàng chục triệu đồng. Theo những người sành điệu về NT, một số cơ sở kinh doanh mua NT từ nơi khác đem về gắn “thương hiệu NT Phú Quốc” bày bán, đánh lừa du khách.

Ngọc trai từ thương hiệu WSC Pearl

KẾT LUẬN

Tại Phú Quốc thì Ngọc Trai được bày bán ở bất cứ nơi đâu, ngay cả đầu đường xó chợ. Ngoài ra hiện nay chính các cửa hàng ở Phú Quốc cũng đang bày bán rất nhiều ngọc Trung Quốc gắn mác Ngọc Trai Phú Quốc. Vì lợi nhuận và thị hiếu, nhu cầu của khách hàng mà việc bày bán ngọc giả hay ngọc Trung Quốc trà trộn rất nhiều tại Phú Quốc.

Ngọc trai

Ngọc trai bán tại sạp lề đường

Bà Nguyễn Thị Minh Thu – Giám đốc công ty Ngọc trai và Trang sức An Phú cho biết, trong thời buổi khó khăn, ảnh hưởng lớn bởi Covid-19 như hiện tại, Công ty An Phú vẫn duy trì chỉ kinh doanh 100% ngọc trai nước mặn lại càng thách thức.

Ngọc trai nước mặn giá trị gấp nhiều lần ngọc trai nước ngọt được bán đại trà trên thị trường mà người tiêu dùng gần như không phân biệt nổi. Nhưng nhiều người mua ngọc trai tại Việt Nam, sau khi đi kiểm định đã phát hiện ra đó là ngọc trai nước ngọt thay vì là ngọc trai nước mặn như được người bán giới thiệu.


Vùng nuôi trai nước mặn ở Vân Đồn (Quảng Ninh)

“Từ trước khi tôi bước vào ngành nuôi cấy, kinh doanh ngọc trai nước mặn, tôi đã chứng kiến những vị khách nước ngoài đến từ Châu Âu, Châu Mỹ bày tỏ họ rất yêu thích sản phẩm ngọc trai Việt Nam. Đã có nhiều người thắc mắc tại sao trong khi cả thị trường đều kinh doanh ngọc trai nước ngọt, chúng tôi lại chọn đi ngược lại với số đông bằng cách kinh doanh trai nước mặn. Hay tại sao không nhập ngọc trai từ Trung Quốc cho rẻ rồi bán lấy lãi cao cho khỏe. Chúng tôi không thể làm vậy vì đó là bởi vì niềm tự hào dân tộc và tình yêu với ngọc trai. Chúng tôi không muốn vì một sản phẩm không đúng lại khiến khách du lịch thất vọng và cảm giác bị lừa dối khi rời khỏi Việt Nam” – CEO Nguyễn Thị Minh Thu chia sẻ.

Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ngọc trai và Trang sức An Phú, TS Trần Duy Khanh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC cho biết, đơn vị này là công ty tiên phong và có thể nói gần như duy nhất của người Việt tổ chức nuôi cấy, khai thác, chế tác và kinh doanh, xây dựng thương hiệu ngọc trai nước mặn Việt Nam đưa ra thị trường quốc tế. Công ty cũng có vùng nuôi rộng, bài bản, đội ngũ kỹ sư nuôi cấy chế tác lãnh nghề được đào tạo bài bản, lâu năm ở các vương quốc ngọc trai thế giới như Nhật Bản, Hitati, Ý…góp phần tạo nên thương hiệu ngọc trai An Phú ở trong nước và nước ngoài.

Sở dĩ không phải ai cũng làm được vì nuôi cấy ngọc trai nước mặn là một việc làm rất khó, không chỉ có nhiều vốn là đủ, mà phải có tầm nhìn rộng vươn thế giới, có kỹ thuật chuyên môn sâu và tâm huyết với nghề, dám dấn thân … mới làm được. Do vậy, cần có sự vào cuộc của Nhà nước với những cơ chế khuyến khích nhằm biến ngọc trai thành một ngành kinh tế.

THAM KHẢO

1)    Ngọc trai – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

2) Bài viết “Ngọc trai nước mặn và những điều bạn chưa biết” đăng trên mạng Wscpearl ngày 30/6/202.

3)    Bài viết “Ngọc trai Phú Quốc – đi Phú Quốc mua ngọc trai ở đâu?” đăng trên mạng Wscpearl.

4)    Bài viết “Mập mờ ngọc trai giá bèo ở Phú Quốc” đăng trên mạng Thanh Niên ngày 03/09/2014.

5)    Bài viết “Báu vật Việt Nam gần như độc quyền: Một viên to bằng quả trứng đổi được vài căn chung cư!” đăng trên mạng NH Doanh Thị Trường ngày 03/12/2021.

6)    Bài viết “Cần cơ chế để khai thác hết tiềm năng của ngọc trai Việt Nam” đăng trên mạng Congthuong.vn ngày 10/2/2022. 

7) Bài viết “”Ngọc trai Hạ Long được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia là một vinh dự lớn với chúng tôi…” đăng trên mạng Hạ Long Online ngày 11/9/2022. 

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *