Sản phẩm Việt Nam tại Amazon, Costco và Walmart – Hoa Kỳ

224 (lượt xem) |

Với sự bùng phát mạnh mẽ và diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, năm 2020 thực sự là một năm đầy biến động với ngành thương mại toàn cầu. Việc các nước liên tục phải đưa ra lệnh đóng cửa, bế quan tỏa cảng để ngăn chặn dịch bệnh trở nên nghiêm trọng đã khiến thương mại trên toàn thế giới bị đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy và nhiều doanh nghiệp bị ép tới mức phá sản.

Năm 2020, quy mô kim ngạch XNK của Việt Nam đã ghi nhận con số kỷ lục. Tổng giá trị XNK của cả nước đặt 545.35 tỷ USD, tăng 5.4% so với năm 2019. Trong đó trị giá hàng xuất khẩu là 282.65 tỷ USD, tăng 7% – tương ứng 18.39 tỷ USD; nhập khẩu đạt 262.70 tỷ USD, tăng 3.7% – tương ứng 9.31 tỷ USD.

Cũng trong năm này, đã có 31 mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đặt doanh số trên 1 tỷ USD, trong đó có 9 mặt hàng trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng trên 10 tỷ USD. Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, yêu cầu và kiểm định và khắt khe về chất lượng với hàng hóa nhập khẩu như: Hoa Kỳ (xuất siêu gần 62,7 tỷ USD), Liên minh châu Âu (xuất siêu gần 20,3 tỷ USD).

Tính đến cuối năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước đạt giá trị thặng dư là 19.95 tỷ USD, đây là mức cao nhất được ghi nhận trong 5 năm liên tiếp kể từ năm 2016. 

Nhìn chung, dù các con số ghi nhận đều tăng nhưng kể từ khi đại dịch bùng phát, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn gặp khó khăn và đứng trước nhiều thách thức. Trước tình hình này, nhiều giải pháp đã được đề xuất để phục hồi. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu trực tuyến luôn được khuyến khích sản xuất để thúc đẩy doanh số.

SẢN PHẨM VIỆT NAM TRÊN AMAZON

Việt Nam luôn nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống và tay nghề thủ công điêu luyện. Từ những nguyên liệu đa dạng như mây tre đan, đồ gốm, nguyên liệu handmade … thợ thủ công Việt Nam sẽ tạo ra nhiều đồ dùng khác nhau như chổi, bình gốm, giỏ, túi xách  … Vì thế, đây được xem là sản phẩm “Made in Vietnam” chủ lực trên thị trường thương mại điện tử quốc tế.  Cứ mỗi phút, hiện có 14 sản phẩm của Việt Nam được bán qua sàn Amazon trong năm 2022, từ bánh tráng đến bún khô, cà phê, gốm sứ …

Gần 7.2 triệu sản phẩm bán qua Amazon: Thử tìm kiếm từ “Rice paper wrapper” (bánh tráng cuốn gạo) trên sàn thương mại điện tử Amazon sẽ thấy có hàng trăm sản phẩm từ Việt Nam đến Thái Lan, Nhật Bản. Dù vậy, những sản phẩm xuất xứ Việt Nam đang chiếm áp đảo. Một xấp bánh tráng cuốn mỏng của các thương hiệu Việt Nam như Mekong River, Tanisa, Bình Tây… có giá bán trên sàn Amazon từ 8.45 – 19.99 USD.

https://images2.thanhnien.vn/Uploaded/hoangnam/2022_01_21/amazon-7521.jpg

Bánh tráng Việt Nam

Trong số mặt hàng thủ công mỹ nghệ này, không thể không nhắc đến chổi đót (còn gọi là chổi bông cỏ, chổi chít). Nếu giá trung bình của những cây chổi này trên thị trường Việt Nam chỉ khoảng 20,000 – 40,000 thì khi bán trên sàn thương mại điện tử, giá đã dao động lên đến 9.88 – 11.99 USD (khoảng 230,000 – 280,000 đồng). Bất ngờ là với giá như vậy nhưng lượng mua hàng của sản phẩm này trên Amazon rất cao, review, feedback cũng vô cùng tích cực (rất nhiều lượt rate từ 4.5 – 5 sao). Có lẽ lý do người tiêu dùng nước ngoài thích mặt hàng này là vì đây là sản phẩm mới lạ, tiện lợi khi quét dọn nhà cửa; màu sắc và kích thước đa dạng giúp khách hàng có thể có nhiều lựa chọn khác nhau. 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b0/BroomsforSale.jpg/220px-BroomsforSale.jpg

Chổi đót Việt Nam

Dệt may và sản phẩm văn hóa truyền thống: Không chỉ nổi tiếng về thủ công mỹ nghệ, dệt may cũng là một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, có một thực tế là rất hiếm có thương hiệu thời trang Việt Nam nào nổi tiếng trên các bảng xếp hạng thế giới. 

Lý do lớn nhất có thể nằm ở việc các chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng chưa có được những kế hoạch và phương hướng cụ thể để có thể tận dụng được những lợi thế và cơ hội về lĩnh vực này. Các sản phẩm dệt may Việt Nam có ưu thế vì giá rẻ so với mặt bằng chung. Mặt khác, đây là mặt hàng nhỏ gọn, tối ưu được chi phí vận chuyển và FBA. 

Ngoài ra, không thể không nhắc tới những sản phẩm truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt Nam như áo dài, nón lá hay nhạc cụ dân tộc. Mặt hàng này thường sẽ được bán cho người có sự hứng thú và muốn tìm hiểu văn hóa Việt Nam. 1 bộ áo dài Việt Nam được bán trên Amazon với giá 105 USD (khoảng 2.5 triệu đồng) còn nón quai thao, nón lá, mũ cối có giá đến từ 30 – 35 USD (tương đương 700,000 – 800,000 đồng) một chiếc tùy kích thước. Lợi nhuận là rất lớn nếu các chủ doanh nghiệp/cửa hàng biết nắm bắt cơ hội. 

Nón Lá Việt Nam in hình ảnh cố gái Việt Nam và sự kiện MCIS NAC

Nón lá Việt Nam

Gỗ – Nội thất: Theo số liệu thống kê của WORLD’S RICHEST COUNTRY, Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất thế giới. Trong năm 2019, giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ sang thị trường Mỹ chiếm 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam. Thực tế, cơ hội và tiềm năng phát triển của ngành này vô cùng lớn. Nếu doanh nghiệp Việt Nam biết cách tận dụng (phân tích thị trường, đối thủ … ) thì sẽ rất dễ để chuyển mình thành công, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. 

Ngoài ra, đồ nội thất cũng là những sản phẩm không bị giảm chất lượng trong quá trình di chuyển. Vấn đề của nội thất nằm ở câu chuyện chi phí lưu kho.

2022 - năm 'leo giá' của đồ gỗ nội thất

Đồ gỗ Việt Nam

SẢN PHẨM VIỆT NAM TẠI COSTCO

Costco chắc đã nhập cảng hàng hóa từ Việt Nam khá lâu nhưng không để nhãn hiệu nên gần đây mới bắt đầu thấy sản phẩm với nhãn hiệu PRODUCT OF VIET NAM.

Nestcafe tại Costco: Theo Statista, năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu 2.3 triệu tấn cà phê sang thị trường nước ngoài, lọt top 2 thế giới về xuất khẩu cà phê. Diện tích trồng cà phê rộng lớn, sản lượng cà phê nhiều và chất lượng, nhân công giá rẻ là ưu thế cho Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước trồng được 2 loại cà phê với chất lượng tốt nhất thế giới là Robusta và Arabica.

Cà phê cũng thuộc loại nông sản khô nên rất dễ bảo quản và hạn chế việc bị giảm chất lượng. Đây cũng là một sản phẩm Việt Nam đang bán rất chạy trên sản thương mại điện tử Amazon.

Taster's Choice Original Gourmet Instant Coffee 14 Oz, Pack of 2

Netcafe @ Costco – Giá $ 15.44 – Sale: $10.44 – Saving $5.00

Hạt điều tại Costco: Năm 2006, VN đã vượt Ấn Độ – “cường quốc” về cây điều – để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều. Chất lượng nhân điều VN cũng được ca ngợi là số 1, là thơm ngon hơn hẳn nhân điều của Ấn Độ, Brazil hay Tanzania…”.

Các DN VN XK được 127,000 tấn nhân điều, đạt kim ngạch XK gần 504 triệu USD; trong khi Ấn Độ chỉ XK có 118,000 tấn nhân điều. Chính kết quả này đã đẩy VN lên ngôi vị XK nhân điều hàng đầu thế giới trong năm 2006.

Thương vụ Việt Nam tại Campuchia dẫn báo cáo của Hiệp hội hạt điều Campuchia cho biết năm 2022, nước này đã xuất khẩu 670,000 tấn hạt điều thô ra thị trường quốc tế trị giá 1.07 tỉ USD vào năm 2022. Đáng chú ý là có tới 98.5% sản lượng điều xuất khẩu của Campuchia được bán sang Việt Nam, tương đương 660,000 tấn, trị giá hơn 1 tỷ USD. Nhưng hơn 10 năm qua cũng chỉ dừng lại ở loại sản phẩm điều nhân, thực chất là bán thành phẩm, các tập đoàn nhập về còn phải qua khâu chế biến tiếp và tiêu thụ. giới. Nguồn cung hạt điều cho Việt Nam chủ yếu là: Campuchia và các nước châu Phi (Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria, Tanzania …).

Việt Nam tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về sản lượng nhập khẩu điều thô trên toàn thế giới. Hiện nay, diện tích trồng điều của Việt Nam chỉ khoảng 300,000 ha, cung cấp khoảng 30% nguyên liệu cho nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp. Do đó, Hiệp hội Hạt điều Việt Nam đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh giá, quy hoạch ổn định và lâu dài các vùng trồng điều. Trong điều kiện khó gia tăng diện tích trong nước, Vinacas đề nghị giải pháp hợp tác khai thác, phát triển vùng nguyên liệu điều tại Campuchia và Nam Lào.

Với sản lượng hiện có, thị trường Hoa Kỳ chiếm 40%, Trung Quốc 20%, Châu Âu 20% và 10% còn lại thuộc Nga, Trung Đông và Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên, các nhà XK điều nhân VN dẫn đầu thế giới sau 15 năm tham gia XK nhân điều. Bất chấp trong 2 năm vừa qua, ngành điều VN gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại”. Số nhà máy chế biến từ 60 lên 219 cơ sở, với công suất thiết kế 674,200 tấn/năm, nhiều nhà máy thành lập sát vùng nguyên liệu. 10 công ty, nhà máy chế biến được cấp giấy chứng nhận chất lượng và quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO, 7 DN đạt tiêu chuẩn HACCP.

Hảng Kirland của Costco tại Hoa Kỳ tinh chế hạt điều thô nhập cảng để bán trong nước. Hiện không rõ tỷ lệ hạt điều Kirland là thành phẩm trong nước hay nhập cảng.

HẠT ĐIỀU NGUYÊN HẠT HỮU CƠ KHÔNG RANG MUỐI KIRKLAND SIGNATURE ORGANIC WHOLE  CASHEWS UNSALTED UNROASTED Thích Xài Hàng Mỹ

Hạt điều bán tại Costco, giá $10.44

Organic Coconut Water: Hộp 12 lọ, giá $10 USD, sales $7 USD, saving $3 USD.

Bắt đầu 2022, bắt đầu mang nhãn hiệu PRODUCT OF VIETNAM.

Amazon.com : Kirkland Signature Organic Coconut Water 12 Count, 11.1 Ounce  : Grocery & Gourmet Food

Nước dừa Organic sản xuất từ Việt Nam

Cá diêu hồng: Bịch 4 con, giá $12.40 USD. Cá diêu hồng hay cá điêu hồng hay còn gọi là Cá rô phi đỏ (danh pháp khoa học: oreochromis sp.) là một loài cá nước ngọt thuộc họ cá rô phi (cichlidae) có nguồn gốc hình thành từ lai tạo. Ở Việt Nam, người dân bản xứ còn gọi cá diêu hồng là cá rô vì chúng có hình dạng và màu sắc giống nhau. Cá diêu hồng thực chất là “con lai” của cá rô phi đen, thịt của hai con cá này có thành phần chất dinh dưỡng như nhau. Cá diêu hồng được phổ biến ở Việt Nam đặc biệt là được nuôi khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên giá bán cao hơn cá rô phi đen. Cá diêu hồng là một loại cá có chất lượng thịt thơm ngon, thịt cá diêu hồng có màu trắng, trong sạch, các thớ thịt được cấu trúc chắc và đặc biệt là thịt không quá nhiều xương. Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có những điều kiện về thổ nhưỡng, thủy lưu thích hợp nhất cho loài cá này. Trước đây, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long nuôi cá diêu hồng chủ yếu là thả tự nhiên trong ao, thức ăn đơn giản chỉ là rau, cám. Cá lớn lên trong môi trường tự nhiên nên thời gian nuôi kéo dài, trung bình 6 – 7 tháng mới thu hoạch. Trọng lượng và chất lượng cá vì thế cũng không đồng đều.

Sau khi nuôi thử nghiệm và phát triển đại trà thời gian gần đây ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá điêu hồng chủ yếu được tiêu thụ ở nội địa và bắt đầu được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật Bản.


Cá diêu hồng tại Costco

SẢN PHẨM VIỆT NAM TẠI WALMART

Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào hệ thống của Walmart, chủ yếu là các mặt hàng dệt may, đồ gia dụng, điện tử và thực phẩm chế biến sẵn… Tập đoàn này đã đầu tư hệ thống phân phối, bán lẻ trực tiếp tại 24 quốc gia. Walmart có các hoạt động trao đổi thương mại, thu mua hàng hóa với hơn 100 quốc gia khác, trong đó Việt Nam hiện nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào hệ thống của Walmart. Cuộc viễn chinh của cá mập bán lẻ hàng đầu thế giới Walmart tới Việt Nam để kiếm nhà cung cấp sản phẩm tốt nhất cho mình hứa hẹn những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Công ty TNHH May thêu Thuận Phương: Sau 8 năm cung cấp sản phẩm cho Walmart thông qua văn phòng ở Thẩm Quyến (Trung Quốc), Công ty TNHH May thêu Thuận Phương (TP.HCM) chính thức trở thành đối tác trực tiếp của Walmart vào năm 2020, khi Tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ và cũng là hàng đầu thế giới này bắt đầu chính sách trực tiếp nhập khẩu từ Việt Nam.

Công ty đã xuất 200 đơn hàng, với khoảng 3-5 triệu sản phẩm may mặc/năm. Năm sau, Thuận Phương dự kiến phải mở thêm 2 nhà máy ở Long An. Đây là những điều mà Thuận Phong không thể có được nếu không kịp chuyển sang sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp, kéo dài khoảng thời gian gần 20 năm làm hàng gia công cho một đối tác Hàn Quốc.

Tuy vậy, theo bà Nguyễn Hoài Anh, Phó Tổng giám đốc kinh doanh Công ty Thuận Phương, không phải muốn là có thể trở thành nhà cung ứng cho Walmart. Tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất là các nhà máy phải đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu của những người mua trên toàn thế giới. Để làm được điều đó, Công ty phải có một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, thành thạo tiếng Anh, đặc biệt là có thể hiểu khách hàng và Walmart đang muốn gì. “Thị trường giờ thay đổi rất nhiều, phải hiểu họ muốn gì để đạt được chiến lược đó. Riêng với Walmart, chúng tôi phải nghiên cứu kỹ thị trường, xây dựng một chuỗi khép kín từ thiết kế đến sản xuất và phải có quy mô sản xuất đủ lớn mới mong đáp ứng được yêu cầu của ông lớn này”, bà Hoài Anh cho biết.

Trong khi đó, để trở thành nhà cung cấp chính thức cho Walmart, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang đã trải qua nhiều khó khăn. Nhưng, như bà Trần Thị Vân Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty phân tích, việc trở thành nhà cung cấp cho nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đã mang lại nhiều lợi ích cho các công ty vừa và nhỏ Việt Nam, về cả lợi nhuận, uy tín và mối quan hệ với khách hàng. “Từng khoản đầu tư đều phải chăm chút ngay từ đầu với mục tiêu là thỏa mãn các yêu cầu của đối tác. Nhưng khi đã vượt qua được những thách thức về tiêu chí ở giai đoạn đầu, đưa các hoạt động quản lý, sản xuất vào quy trình chuẩn, thì mọi việc sẽ thuận lợi hơn”, bà Loan cho biết.

Từ năm 2006, Công ty đã xác định phải đầu tư để sản xuất hàng cho các đối tác lớn. Mọi bước đi đều được tính kỹ. Vốn đầu tư để làm nhà máy hơn 1 triệu USD nhưng doanh thu năm đầu đã đạt gần 2 triệu USD.

tpgroup – Thuận Phương

Công ty may mặc Thuận Phương

Sữa đậu nành Nuti Food: Ngày 15/10/2020, Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood cho biết, lô sữa đậu nành Nuti của doanh nghiệp vừa lên kệ tại hơn 450 chi nhánh của siêu thị Walmart ở Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên một thương hiệu sữa Việt Nam được cấp phép để phân phối tại một trong những “đại siêu thị” nổi tiếng nhất thế giới.

Thế nên, Trung Quốc được đánh giá là thị trường khổng lồ có mức sử dụng sữa đậu nành lớn nhất thế giới. Tổng sản lượng tiêu thụ tại đây lên đến 15 tỷ lít/ năm. Còn, theo Euromonitor, thị trường sữa làm từ thực vật chiếm 1/3 thị trường sữa nói chung – trị giá tầm 38,4 tỷ USD năm 2020, trong đó sữa đậu nành chiếm thị phần rất lớn.

Ở khía cạnh khác, dù trước khi tìm đến với Walmart, NutiFood đã có giấy chứng nhận FDA, song từng đó vẫn chưa đủ với “ông lớn” này. Chia sẻ từ NutiFood, để có thể hợp tác thành công với “gã khổng lồ của ngành bán lẻ”, NutiFood đã phải vượt qua hơn 250 tiêu chuẩn khắt khe do Walmart đề ra. Ngoài quy trình sản xuất, nguyên vật liệu đạt chuẩn cao; họ còn phải đáp ứng tất cả các yêu cầu về vấn đề an ninh vận chuyển, chính sách công ty dành cho cán bộ nhân viên, nhà thầu, đối tác, các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội…

Dù đã chuẩn bị kỹ càng như thế, song với sự phức tạp và đặc thù riêng, chắc chắn hành trình chinh phục thị trường hơn 1 tỷ dân này của sữa đậu nành NutiFood sẽ không dễ dàng.

Những nghiên cứu gần đây của marketingtochina.com cho thấy, dù sữa đậu nành vẫn dẫn đầu thị trường sữa thực vật với tỷ suất lợi nhuận lớn, tuy nhiên thị phần của nó đang bị những loại sữa thực vật khác như sữa dừa, óc chó và hạnh nhân xâm chiếm.

Trong những năm gần đây, thị trường sữa hạnh nhân ngày càng được người Trung Quốc ưa chuộng với những lợi ích được truyền thông như: giảm tỷ lệ bệnh tim, ít calo hơn sữa đầu nành, có nhiều vitamin D… Ngoài ra, loại sữa óc chó (Walnuts) cũng đang dần được ưa chuộng hơn tại đây. Công ty Yangyuan – chuyên sản xuất sữa óc chó, vừa thành công thu hút được được 630 triệu USD tiền đầu tư. Mặt khác, có không ít ông bố bà mẹ tại đây đã chuyển sang mua sữa chua cho con thay vì sữa thực vật vì ngại có nhiều chất bảo quản.

Sữa đậu nành NutiFood chính thức lên kệ 450 siêu thị Walmart ...

Sữa đậu nành Nutifood của Việt Nam tại Walmart Trung Quốc

Sữa đậu nành Hạt óc chó

Vinamilk cũng bắt đầu sản xuất sữa hạnh nhân, óc chó, đậu đỏ

KẾT LUẬN

Hai năm dịch bệnh khiến doanh nghiệp bán lẻ gánh trên vai nhiều khó khăn. Trong khi doanh số bán hàng liên tục sụt giảm, đa số doanh nghiệp vẫn phải gánh các loại chi phí duy trì liên quan đến thuê mặt bằng, nhân sự… Kết quả khảo sát ngành bán lẻ hậu covid mới đây của Vietnam Report cho thấy gần 42% doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, 50% chịu tác động nghiêm trọng vừa phải.

Mặc dù vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam sau Covid 19 vẫn được các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp trong ngành đánh giá là nhiều triển vọng phát triển trong dài hạn. Dự báo, quy mô thị trường năm 2022 sẽ đạt 16.4 tỷ USD, năm 2025 là 39 tỷ USD và một số xu hướng chủ đạo sẽ dẫn dắt chuyển động của thị trường trong đó nổi bật là bán hàng đa kênh, tích hợp chặt chẽ bán hàng trực tuyến đến trực tiếp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay, 75% dân số Việt Nam đang sử dụng Internet thường xuyên trong đó 74.8% người dùng Internet tham gia mua sắm online. Sự dịch chuyển từ mua hàng trực tiếp chuyển sang trực tuyến xuất hiện xuyên suốt thời kì dịch bệnh và trở thành xu hướng ở thời điểm hiện tại. Các nền tảng bán hàng online phổ biến như Shopee, Tiki, Chotot, Lazada… đều cho thấy sự tăng trưởng mạnh của nhóm mặt hàng không thiết yếu. Các sản phẩm được mua online nhiều nhất là sản phẩm thời trang, thiết bị gia dụng …

Tuy nhiên, nhu cầu mua hàng online không chỉ phổ biến ở nhóm hàng không thiết yếu mà còn thông dụng trong cả nhóm hàng thiết yếu. Đối với các mặt hàng tiêu dùng dạng nhu yếu phẩm hàng ngày, nếu trước đây, người dân thường mua bán trực tiếp tại các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện lợi thì bây giờ, ngày càng có nhiều người tin dùng các cửa hàng online. Kênh mua hàng trực tuyến thậm chí đã “vượt mặt” các kênh truyền thống trở thành lựa chọn đầu tiên của khách hàng khi mua nhu yếu phẩm.

Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2022 do Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam công bố, số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên và đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo hơn kỹ năng mua sắm trực tuyến, thậm chí một bộ phận đáng kể người tiêu dùng đã ưu tiên mua sắm trực tuyến hơn so với mua sắm truyền thống. Đây cũng chính là lý do, hậu covid, nhiều doanh nghiệp bán lẻ tiếp tục đầu tư chuyển hướng phát triển mở rộng kinh doanh trên các nền tảng TMĐT đáp ứng thói quen mua sắm mới của khách hàng vốn đã thay đổi sau hai năm dịch bệnh.  Không chỉ là giải pháp phát triển hợp xu thế, sự chuyển đổi này còn giúp doanh nghiệp đối phó với gánh nặng chi phí mặt bằng và tiết kiệm, dồn nguồn lực tài chính tập trung sản xuất và hồi phục. Chính điều này càng khiến cho TMĐT trở thành lựa chọn hàng đầu trong những chiến dịch marketing quy mô của nhà bán lẻ.

Theo Việt Nam Report, 56% người kết nối Internet tìm kiếm thông tin mua hàng trên mạng, 91% người dùng Internet sử dụng smartphone để đặt hàng online thông qua các ứng dụng. Trải nghiệm khách hàng khi mua hàng online vì thế luôn được doanh nghiệp ưu tiên khi đơn giản hóa thao tác mua hàng thông qua một vài lần chạm, giúp khách hàng theo dõi đơn hàng từ giai đoạn người bán nhận đơn, đóng gói, giao cho nhà vận chuyển đến vận trình của bưu kiện, thời gian giao hàng. Những app TMĐT của doanh nghiệp trở thành một điểm chạm thương hiệu lý tưởng khi trải nghiệm khách hàng hoàn hảo. Đồng thời cũng là công cụ chạy các chương trình khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết một cách hiệu quả.

Lựa chọn thương mại điện tử chính là cách tạo ra nhiều giá trị cho cả nhà bán lẻ và khách hàng trong xu thế mới. Tuy nhiên, giữa rất nhiều công cụ và nền tảng triển khai thương mại điện tử, doanh nghiệp cần một công cụ kết nối hiệu quả với khách hàng để không chỉ giữ chân được họ mà còn tạo ra trải nghiệm mang dấu ấn thương hiệu.

Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích từ app TMĐT, nhiều doanh nghiệp bên cạnh lựa chọn bán hàng trên các sàn TMĐT hiện có còn tự nâng cấp thương hiệu bằng cách hợp tác với các nhà phát triển xây dựng app TMĐT riêng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán lẻ là người hiểu rõ nhất điều này nên mới có nhu cầu sở hữu mobile app TMĐT riêng. Bởi vì, đó sẽ là một kênh kinh doanh và phát triển thương hiệu hiệu quả, xây dựng được trải nghiệm khác biệt của thương hiệu, rút ngắn khoảng cách với khách hàng. Theo dõi của chúng tôi trên hệ thống mobile app TMĐT doanh nghiệp được Abaha xây dựng trong 18 tháng qua cho thấy những kết quả tăng trưởng tích cực khi giá trị giao dịch đạt hơn 602 tỷ đồng với hơn 71,000 đơn hàng và 863,000 người dùng, tăng trưởng người dùng đạt 15%/tháng.

Thời điểm này không còn là cuộc chơi của những ông lớn mà đã mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp bán lẻ. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Abaha cũng có những chiến lược riêng, cam kết đồng hành dài hạn để cùng doanh nghiệp đạt mục tiêu tiết kiệm chi phí, tối ưu nhân công và tăng trưởng doanh thu.   

Thị trường bán lẻ và xu thế phát triển kinh doanh trên nền tảng TMĐT đang bắt đầu một sự thay đổi lớn khi doanh nghiệp sẵn sàng phát triển app riêng. Triển khai đồng bộ hoạt động marketing, bán hàng và hoàn thiện trải nghiệm khách hàng theo đúng đặc trưng thương hiệu trên nền tảng riêng chắc chắn sẽ tạo thêm nhiều không gian để doanh nghiệp có thể sáng tạo và tăng doanh thu bán lẻ.

Đi song song với TMDT, việc gởi hàng cho các tập đoàn lớn quốc tế như Amazon, Costco, Walmart là một giải pháp đồng bộ.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Thương mại điện tử – xu thế tương lai của ngành bán lẻ” đăng trên mạng Thương mãi Điện tử ngày 14/10/2022.
  2. Bài viết “Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Mỹ muốn mua thêm nhiều hàng Việt” đăng trên mạng Pháp Luật ngày 14/10/2022.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *