Vải thiều Bắc Giang xuất khẩu 2023

235 (lượt xem) |

Bắc Giang dự tính xuất 1,500 tấn vải thiều đi Mỹ 2023 – Ảnh minh họa.

Là tỉnh có diện tích trồng vải lớn nhất toàn quốc, năm nay là năm thứ ba liên tiếp Bắc Giang dự báo vải thiều được mùa. Tỉnh Bắc Giang, dự kiến sản lượng vải thiều năm nay trên 180,000 tấn. Thời gian thu hoạch vải ngắn nên việc liên kết, tìm đầu ra cho vải thiều được chính quyền, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực xúc tiến ngay từ đầu vụ.

Cụ thể, năm nay, Bắc Giang có gần 30,000 ha vải thiều, thời gian thu hoạch dự kiến từ 20/5 – 30/7/2023. Đến nay, toàn tỉnh có 178 mã số vùng trồng phục xuất khẩu với tổng diện tích khoảng 17,000 ha. Trong đó, diện tích và sản lượng vải thiều đủ điều kiện xuất khẩu đi thị trường Mỹ đã được cấp 17 mã số vùng trồng, với diện tích 205 ha, sản lượng ước đạt 1,500 tấn.

Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn, năm 2023, huyện Lục Ngạn duy trì sản xuất trên 17.3 nghìn ha vải thiều, tăng 1.6 nghìn ha so với năm 2022, sản lượng ước đạt 98 nghìn tấn; trong đó vải sớm khoảng 25 nghìn tấn; vải chính vụ khoảng 73 nghìn tấn. Thời gian thu hoạch dự kiến bắt đầu từ đầu tháng 6/2023 đến cuối tháng 7/2023. Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện tham gia thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều, UBND huyện Lục Ngạn xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ vải thiều gắn với thu hút phát triển du lịch năm 2023. 

Năm nay, huyện Lục Ngạn xác định hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán quả vải tươi và chế biến vải thiều tại chỗ bằng hình thức sấy khô, đóng hộp, ép nước…2 thị trường chính được huyện xác định là xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Dự kiến có hơn 43.3 nghìn tấn sẽ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và một số thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, các nước EU…Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm từ 85 đến 90% sản lượng xuất khẩu. Tiêu thụ trong nước khoảng 35 nghìn tấn tập trung vào các Trung tâm thương mại, chợ đầu mối lớn tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, các nhà, kênh phân phối…

Tổng kết công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều năm 2020 và phương hướng,  nhiệm vụ năm 2021 | KHUYẾN CÔNG BẮC GIANG

Vải thiều Lục Ngạn

Với mỗi một vùng trồng xuất khẩu, mã vùng trồng không chỉ là tấm vé thông hành rất quan trọng để nông sản xuất ngoại, mà còn gắn với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, ở các địa phương, việc kiểm soát mã vùng trồng được tổ chức rất nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng nông sản xuất khẩu.

Ngay từ đầu vụ vải, các vùng trồng ở Bắc Giang đã được định vị để thiết lập mã số vùng trồng. Mỗi mã vùng trồng được cấp cho một tổ sản xuất sẽ quy định ở một vị trí nhất định, trong đó thể hiện rõ số hộ dân tham gia, diện tích, quy trình canh tác và sản lượng vùng trồng. Việc làm này giúp cho việc kiểm soát chất lượng nông sản chặt chẽ.

Ông Nguyễn Văn Toản – Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bắc Giang cho biết: “Trách nhiệm của địa phương đã thiết lập và lưu giữ hồ sơ đó, do vậy ở địa phương sẽ đưa ra được những quy định, đồng thời thanh kiểm tra, xử lý việc mượn mã số vùng trồng và yêu cầu thu hồi với những mã vùng không đủ điều kiện xuất khẩu”.

Năm vừa qua huyện Tân Yên cũng thu hồi giấy phép của 11/13 cơ sở đóng gói xuất khẩu không đủ điều kiện nhằm đồng bộ chất lượng, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu từ vùng trồng đến cơ sở đóng gói.

“Đối với các cơ sở được cấp phép đóng gói sản phẩm, chúng tôi kiểm tra các điều kiện, việc ký kết của cơ sở đóng gói với các hộ dân được cấp mã, đảm bảo việc truy xuất các sản phẩm thuận lợi, chính xác, đảm bảo chất lượng của vải chín sớm Tân Yên”, ông Ngô Quốc Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, Bắc Giang cho biết.

Hiện toàn tỉnh Bắc Giang có 178 mã số vùng trồng vải, mỗi mã có diện tích tối thiểu 10 ha, trồng theo tiêu chuẩn thực hành Viet gap, Global gap và hữu cơ. Việc địa phương được giao quyền thiết lập hồ sơ cấp mã số vùng trồng sẽ giúp đẩy nhanh thời gian cấp mã và tránh tình trạng mượn mã vùng trồng, ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt.

Tiêu thụ được gần 100.000 tấn vải thiều

Vải thiều Bắc Giang

Vải thiều không hạt: Sau 4 năm trồng, Tập đoàn Hồ Gươm đã thu hoạch khoảng 15 -20 tấn vải thiều không hạt đầu tiên để bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Giá bán khoảng 250,000 – 320,000 đồng/kg.

gia vai thieu khong hat anh 1

Vải thiều không hạt

TẬP TRUNG SẢN XUẤT VẢI ĐẠT TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU

Tân Yên là huyện đầu tiên ở Bắc Giang thu hoạch vải chín sớm. Những ngày này nông dân đang tập trung chăm bón, sản xuất vải an toàn, nâng chất lượng để vải lên cùi dày, tăng vị ngọt. Tất cả các quy trình đều phải tuân thủ tiêu chuẩn của phía nhập khẩu đề ra.

Đối với vườn vải được trồng theo quy trình Global gap và đã được cấp mã vùng trồng xuất khẩu đi Mỹ, việc nhổ cỏ hay bắt sâu đục cuống quả vải đều được làm bằng tay. Thuốc bảo vệ thực vật cũng là loại thuốc sinh học được người dân tự làm từ dung dịch tỏi ớt để hạn chế tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên quả.

“Chúng tôi làm thuốc hữu cơ này nó đảm bảo sức khỏe con người. Hôm nay bơm thuốc mai vào vườn lao động bình thường, không mệt mỏi như ngày xưa và chất lượng quả vải đảm bảo cho thị trường”, anh Ngô Văn Cường – xã Phúc Hòa, Tân Yên, Bắc Giang cho biết.

Bắc Giang dự tính xuất 1.500 tấn vải thiều đi Mỹ - Ảnh 2.

Năm nay là năm thứ ba liên tiếp Bắc Giang dự báo vải thiều được mùa. Ảnh minh họa.

Để xuất khẩu được vào thị trường Nhật, Mỹ, Trung Quốc và Singapore, quả vải cần đáp ứng nghiêm ngặt tiêu chuẩn về chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, có yêu cầu phân tích, xét nghiệm bắt buộc gần 900 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2022 vải Tân Yên xuất được khoảng 180 tấn sang thị trường cao cấp. Năm nay, kỳ vọng sản lượng xuất khẩu sẽ cao hơn. Nhờ xuất khẩu sang những thị trường khó tính, giá trị quả vải và thu nhập của người trồng vải đã được nâng lên rõ rệt, từ 110 triệu đồng/ha vào năm 2020 lên thành 320 triệu đồng/ha vào năm 2022.

Tiềm năng của vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản: Nhật Bản luôn được xem là một trong thị trường xuất khẩu nông sản hàng đầu của Việt Nam. Trong những năm gần đây, chúng ta đã lần lượt thành công xuất khẩu những sản phẩm như chuối, sầu riêng, thanh long ,… sang thị trường này. Nhu cầu của thị trường Nhật Bản luôn cao và giá trị của sản phẩm xuất khẩu ở đây cũng rất hấp dẫn. Người Nhật Bản rất thích ăn những loại trái cây như vải thiều. Tuy nhiên sản lượng vải sản xuất hàng năm của nước này chỉ đạt 5% so với nhu cầu tiêu thụ. Lý do là bởi vì điều kiện khí hậu tại quốc gia ôn đới này không phù hợp để trồng vải. Hầu hết vải có mặt trên thị trường Nhật Bản đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam … Chính vì thế vải thiều tại Nhật Bản được coi là mặt hàng trái cây cao cấp với giá bán rất cao. Năm 2020 đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu vải thiều tươi sang thị trường Nhật Bản. Sau đó chúng ta nhanh chóng chiếm hơn 10% thị trường tiêu thụ vải của nước này. Với việc xuất phát ở vị trí thứ 3 đã đủ để cho thấy tiềm năng của việc xuất khẩu vải sang Nhật Bản là rất lớn. Trong năm tiếp theo chúng ta đang tiếp tục thăm dò phản ứng thị trường và kỳ vọng sẽ gia tăng mạnh thị phần trong thời gian tới.

Nhật Bản là một thị trường vô cùng tiềm năng mà bất cứ quốc gia nào cũng muốn chiếm giữ. Tuy nhiên thị trường này cũng nổi tiếng là khắt khe trong vấn đề nhập khẩu nông sản. Những năm gần đây tiêu chuẩn vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản ngày càng khó khăn do diễn biến của đại dịch Covid 19. Dưới đây là những tiêu chí chất lượng cần đạt nếu muốn xuất khẩu vải sang thị trường này:

Độ chín của vải thiều: Khi thu hoạch phải đảm bảo thịt quả chín và mang theo mùi hương đặc trưng của quả. Vải thiều chín sẽ có vị ngọt đậm đà, tươi ngon mọng nước. Tổng hàm lượng chất khô hòa tan có trong phần dịch của quả vải không thấp hơn 17%. Trên quả vải không xuất hiện những mùi vị khác biệt đồng thời màu sắc của vỏ phải tươi sáng, đều đặn. Thông thường quả vải chín đạt tiêu chuẩn sẽ có màu ửng hồng.

Khối lượng của quả vải: Khi cắt ngang quả vải, đường kính phải đạt đúng tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp đã ký kết. Các hợp đồng mua bán hầu như sẽ quy định đường kính này không nhỏ hơn 25 mm. Số lượng quả trong 1kg không thể vượt quá quả vải tươi phải đáp ứng hai điều kiện, đó là 1kg có từ 25 – 30 quả vải, độ ngọt trên 18 độ và phần cuống không dài hơn 5 mm. Phần cuống này cần được cắt tỉ mỉ nhằm hạn chế các vi khuẩn xâm nhập làm giảm chất lượng quả vải.

Hộp giấy, bao bì đóng gói vải thiều xuất khẩu

Hình dáng vải thiều: Vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản không những yêu cầu nghiêm khắc về chất lượng mà cả hình dáng cũng cần được đảm bảo. Quả vải phải tươi, đầy đặn và không có dấu hiệu bị dập nát do va đập. Đồng thời những tiêu chuẩn khác về vỏ ngoài như màu sắc, độ dài cuống cũng cần tuân thủ theo thỏa thuận giữa hai bên. Muốn đảm bảo hình dáng quả vải thì doanh nghiệp nên cân nhắc đến vấn đề đóng gói sản phẩm trong các thùng carton đựng vải thiều xuất khẩuđạt tiêu chuẩn.

vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản

Vải thiều có hình dáng phù hợp để xuất khẩu

Cách bảo quản vải thiều xuất khẩu: Vải thiều là một sản phẩm nông nghiệp tương đối phổ biến ở nước ta. Loại trái cây này được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía bắc như Bắc Giang, Hải Dương,… Bởi vì là trái cây nhiệt đới nên thời hạn bảo quản của vải thiều thường rất ngắn. Muốn đảm bảo vải thiều xuất khẩu vẫn giữ được độ tươi ngon cần áp dụng cách bảo quản phù hợp. Dưới đây là những phương pháp bảo quản vải thiều xuất khẩu mà các doanh nghiệp có thể tham khảo. Vải thiều khi đạt đến độ chín nhất định sẽ được nông dân thu hoạch. Sau đó người ta sẽ lựa ra những trái vải đủ tiêu chuẩn về hình thức và đem đi chiếu xạ trong khoảng một giờ đồng hồ. Tiếp theo vải thiều được mang đi ngâm vào trong nước ozone 0.2 % để giúp loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn gây hại. Cuối cùng sau khi ngâm vài phút, quả vải sẽ được đem đi dán nhãn và niêm phong. Vải thiều sau khi được thu hoạch sẽ được để cho khô ráo nước bằng cách dùng quạt gió thổi. Tiếp theo người ta đưa vải thiều vào phòng lạnh để bảo quản trong nhiệt độ và độ ẩm thích hợp với tiêu chuẩn độ ẩm của vải. Thông thường điều kiện nhiệt độ lý tưởng sẽ là 4 – 5 độ C, độ ẩm không khí 90 – 95%. Trong quá trình bảo quản vải thiều xuất khẩu này có thể thay đổi nhiệt độ, độ ẩm tùy theo yêu cầu cụ thể của khách hàng và tình trạng vải.

Quy trình đóng gói vải thiều xuất khẩu: Đóng gói vải thiều xuất khẩu là quy trình được các doanh nghiệp quản lý rất nghiêm ngặt. Quy trình này không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tiêu chuẩn xuất khẩu vải thiều sang thị trường nước ngoài. Dưới đây là quy trình đóng gói vải thiều xuất khẩu mà các doanh nghiệp thường áp dụng:

Đầu tiên người ta sẽ thu hoạch vải thiều dựa trên các yêu cầu của thị trường xuất khẩu như màu sắc, kích thước,…Tiếp theo vải được xếp vào các sọt có lỗ để chuẩn bị cho quá trình xử lý trước khi bảo quản. Quy trình này tuyệt đối không được sử dụng đến nước mà thậm chí còn phải dùng quạt gió để giúp vải ráo nước nhanh hơn.

Vải được đem đi khử khuẩn và đóng vào các dạng thùng chuyên nghiệp. Hầu như các doanh nghiệp sẽ lựa chọn đóng gói vải thiều xuất khẩu vào sọt nhựa hoặcthùng carton bế lỗ. Vấn đề này tùy thuộc vào tài chính cũng như yêu cầu cụ thể của từng thị trường. Ví dụ nếu xuất khẩu sang Nhật Bản, người ta đóng vào thùng carton với khối lượng từ 5 – 18kg. Đây là quy định của Cục Bảo vệ thực vật và Nhật Bản đối với vải thiều nhập khẩu.

Sau khi đóng gói vào thùng xong thì vải sẽ được đưa đi khử trùng bằng cách xếp lên pallet. Người ta cho vải thiều đi qua các thiết bị khử trùng nhằm đảm bảo thể tích sản phẩm tối đa 38% thể tích của không gian bảo quản. Toàn bộ quy trình xử lý đều được các doanh nghiệp điều khiển tự động hoàn toàn. Cuối cùng vải sẽ được đưa vào kho lạnh để vận chuyển sang các thị trường xuất khẩu vải tiềm năng như Nhật Bản, Trung Quốc, EU…

Nhiều điều kiện thuận lợi cho vải thiều Việt Nam xuất sang Nhật

Vải thiều Bắc Giang trên siêu thị Nhật

Vải tươi đi Nhật, kỳ công vùng đất đồi – Mega Story

Hộp vải thiều Lục Ngạn tại Nhật

KẾT LUẬN

Là loại nông sản xuất khẩu đứng nhì thế giới, trái vải đã và đang góp phần mang lại nguồn doanh thu lớn cho ngành dịch vụ Việt Nam với 19% thị phần thương mại trái vải toàn cầu. Trong đó, vải thiều Việt Nam được xem là sản phẩm chủ lực, tạo nhiều thành công trên thị trường nước ngoài. Có thể thấy, vải là loại cây trồng lâu năm, thích nghi với những vùng nhiệt đới có khí hậu nóng và vùng cận nhiệt đới không có sương giá hoặc chỉ có mùa đông rét nhẹ với nhiệt độ không xuống dưới – 4 °C và với mùa hè nóng bức, nhiều mưa và độ ẩm cao. Loại vải này có khả năng phát triển tốt trên các loại đất thoát nước tốt, hơi chua và giàu chất hữu cơ (mùn).

Nhìn chung, vải thiều được xem là giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Hiện nay, Bắc Giang là địa phương có diện tích và sản lượng vải thiều lớn nhất nước và cũng là địa phương có chất lượng vải thiều ngon, đặc biệt là vải thiều Lục Ngạn.

https://tannamchinh.com/wp-content/uploads/2020/07/vai-thieu-viet-chinh-phuc-nganh-dich-vu-xuat-nhap-khau-tai-cac-thi-truong-lon-2.jpg

Việt Nam có nhiều giống vải ngon và chất lượng

Theo đánh giá của người tiêu dùng và các doanh nghiệp thương mại vải trên thế giới, chất lượng trái vải của Việt Nam được đánh giá tốt nhất thế giới, ngon hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại từ Ấn Độ, Trung Quốc… Thị trường chủ yếu của vải thiều Bắc Giang là Trung Quốc và một số nước khu vực Trung Đông, EU, Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Australia…

Trong những năm qua, Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường cung ứng vải thiều chủ lực cho ngành xuất nhập khẩu vải thiều tại Trung Quốc. Trong đó, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tới 98.6% trong tổng lượng nhập khẩu vải của Trung Quốc. Cụ thể, trong năm 2019, lượng vải thiều xuất khẩu của Việt Nam đến Trung Quốc đạt 65.6 nghìn tấn tương đương 28.8 triệu USD, giúp sản lượng vải trong ngành xuất nhập khẩu tăng 108.4% cũng như tổng giá trị đạt được tăng 78.39% so với năm 2018. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2020, với tình hình dịch Covid-19 phát triển mạnh, lượng nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Việt Nam giảm mạnh so với số liệu cùng kỳ năm 2019. Song, tỷ giá nhập khẩu vải thiều từ Việt Nam thấp với 0.35USD/kg cùng nhu cầu sản xuất bánh kẹo, thuốc, nước ép, rượu… tăng cao nên dự báo trong thời gian tới, sản lượng nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Việt Nam sẽ tăng cao khi vải thiều Việt Nam bước vào vụ thu hoạch chính thức.

Nhật Bản: Trong năm 2020, một thành tựu nổi bật trong ngành logistics nông sản Việt Nam chính là việc vải thiều Việt Nam được chính thức xuất khẩu sang Nhật Bản sau hơn 5 năm nỗ lực đàm phán. Tháng 6/2020, với sự hỗ trợ của các dịch vụ vận chuyển, những lô vải thiều tươi đầu tiên đã nhập khẩu tại Nhật sau khi trải qua các khâu kiểm soát chặt chẽ. Đến nay, tình hình tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở Nhật vẫn đang có chiều hướng tích cực.

Cụ thể, theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), toàn bộ 2 tấn vải thiều đầu tiên xuất khẩu vào ngày 20/6 đã bán hết chỉ trong vòng 1 ngày. Ngoài ra, hiện vải thiều cũng được bày bán chính thức tại 250 trung tâm bách hóa tổng hợp, siêu thị AEON và cửa hàng AEON Style trên khắp Nhật Bản. Dự kiến, khoảng 200 tấn vải thiều từ nay đến cuối vụ sẽ xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật trong năm nay.

Có thể thấy, Nhật Bản là thị trường gay gắt với những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao. Việc vải thiều Việt Nam thâm nhập thành công vào thị trường này đã mang lại ý nghĩa rất lớn, khẳng định được thương hiệu uy tín cũng như nâng cao giá trị nông sản Việt đối với những thị lớn khác cho ngành xuất nhập khẩu Việt Nam.

Singapore: Đối với Singapore, vải thiều được nhập khẩu từ Thái Lan, Đài Loan lại cho chất lượng không tốt. Trong khi đó, vải thiều Việt Nam lại rất được ưa chuộng tại Singapore do độ thơm, ngon nhưng phần lớn lại được nhập khẩu gián tiếp thông qua các nhà buôn của Trung Quốc, lượng nhập khẩu vải trực tiếp từ Việt Nam còn hạn chế.

Trong Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam – Singapore 2020 được tổ chức từ ngày 29 và 30/5, vải thiều Bắc Giang đã có cơ hội được Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore hỗ trợ giới thiệu, quảng bá hình ảnh đến thị trường Singapore. Như vậy, vào cuối tháng 5/2020, những container vải thiều đầu tiên đã được đóng gói và xuất khẩu sang Singapore. Tính đến thời điểm này, theo thông tin từ Cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã có gần 50 tấn vải thiều được xuất khẩu sang Singapore từ cảng Hải Phòng. Lượng vải nhập khẩu đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người tiêu dùng bởi chất lượng và màu sắc trái vải đẹp tươi hơn hẳn. Nhờ thế, chỉ sau 2 tuần nhiều siêu thị đã tiêu thụ hết và không còn hàng để bán. Dự kiến, vào mùa vải năm nay, nước này có thể nhập tới 100 tấn vải thiều Việt Nam, giúp thúc đẩy tình hình kinh tế Việt Nam.

https://tannamchinh.com/wp-content/uploads/2020/07/vai-thieu-viet-chinh-phuc-nganh-dich-vu-xuat-nhap-khau-tai-cac-thi-truong-lon-6-1.jpg

Những lô vải thiều đầu tiên đã được xuất khẩu sang Singapore và tiêu thụ hết sạch trong vòng 2 tuần – Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Hoa Kỳ: Thực tế, quả vải đã vào thị trường Hoa Kỳ từ năm 2014. Tuy nhiên, đến thời điểm này số lượng rất khiêm tốn. Do đây là thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao, với các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.  Tháng 12/2022, tỉnh Bến Tre tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô bưởi đầu tiên của Việt Nam sang Mỹ. Bưởi cũng là loại trái cây thứ 7 được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ, sau xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.

Bà Jolie Nguyen – đại diện nhà nhập khẩu từ Hoa Kỳ – chia sẻ: Năm 2021, Hoa Kỳ nhập 15.1 tỷ USD trái cây tươi; trong đó nhu cầu tiêu dùng trái cây nhiệt đới từ Việt Nam ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, thị trường này có tiêu chuẩn cao, yêu cầu doanh nghiệp phải làm ăn lâu dài, bài bản, đặt cam kết chất lượng lên hàng đầu. Việc xuất trái cây Việt Nam sang Hoa Kỳ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhiều quy định và đạo luật khác nhau như: Chương trình bảo vệ thực vật và kiểm dịch (PPQ); Đạo luật bảo vệ thực vật (PPA); Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA); Đạo luật bảo vệ chất lượng thực phẩm (FQPA)…

Trong khi đó, theo lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, hiện nay, tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chưa có trung tâm chiếu xạ được phía bạn Hoa Kỳ chấp thuận, vải thiều phải đưa vào TP. HCM đóng gói, chiếu xạ nên phát sinh nhiều chi phí. Ngoài ra, Bắc Giang cũng gặp khó do vận chuyển vải thiều bằng đường hàng không chi phí cao, trong khi vận chuyển bằng đường biển mất nhiều thời gian, gây áp lực cho công nghệ bảo quản quả vải. Dù có nhiều vướng mắc song việc đưa vải thiều sang thị trường Hoa Kỳ hết sức ý nghĩa. Cộng đồng người Việt tại đây luôn mong muốn được ăn đặc sản quê nhà, đồng thời sẵn sàng ủng hộ”, ông Nguyễn Đình Phú – Hội Doanh nhân người Việt tại Hoa Kỳ – nhấn mạnh; đồng thời ông cũng chia sẻ: Để thực hiện cần sự chung sức, chung lòng của các bên, trong đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không nên tính toán, giảm giá cước, có giá đặc biệt cho vải thiều (hiện mỗi 1kg vải thiều xuất khẩu sang Hoa Kỳ chịu giá cước vận chuyển là 9 USD, chiếm 60% tổng chi phí).

Nhìn chung, vải thiều Việt có giá trị kinh tế rất cao, mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho ngành xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam. Đối với năm 2023, việc xuất khẩu vải thiều đã tạo nên những thành công đáng kể, mở ra cơ hội phát triển tiềm năng trên các thị trường lớn khác.

THAM KHẢO

1)    Bài viết “Bắc Giang dự tính xuất 1,500 tấn vải thiều đi Mỹ” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 19-05-2023.

2)    Bài viết “Cách Đóng Gói Và Bảo Quản Vải Thiều Xuất Khẩu Đúng Chuẩn” đăng trên mạng Viet Packing.

3)    Bài viết “Vải thiều Việt Nam có tiềm năng chinh phục thị trường lớn như thế nào?” đăng trên mạng Viet Packing ngày 7/10/2022.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *