Rừng ngập mặn Việt Nam

130 (lượt xem) |

Rừng ngập mặn đôi khi gọi là rừng đước là quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn ảnh hưởng bởi nước triều ven biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Rừng nhiệt đới phân bổ từ vĩ độ 25º Bắc xuống vĩ độ 25º Nam. Theo thống kê năm 2000 rừng ngập mặn phổ biến trên 118 quốc gia trên thế giới với diện tích 137,760 km². Nằm trong mối tương tác giữ đất liền và biển, rừng ngập mặn là sinh cảnh quan trọng và quý giá về khả năng thích nghi. Phổ biến trong rừng ngập mặn là cây chịu mặn, hải sản, chim nước, chim di cư, khỉ, lợn rừng, kỳ đà, trăn, chồn.

Rừng ngập mặn – Wikipedia tiếng Việt

Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TẠO NÊN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN

Để có thể tạo nên sự đa dạng và phong phú cho hệ sinh thái rừng ngập mặn thì cần phải có một số yếu tố sau:

Hệ sinh thái thực vật: Hệ sinh thái thực vật ở rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú như: sú, đước, vẹt, tràm, mắm… Đây là những loại thực vật đặc trưng nhất của rừng ngập mặn. Hiện nay còn có một số loại cây cỏ và một số loại cây bụi cũng có khả năng sống ở trong môi trường rừng ngập mặn rất nhiều. Điều này sẽ góp phần tạo ra sự đa dạng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn.Những loại thực vật ở rừng ngập mặn thường phát triển với bộ rễ chùm giống như nơm, chúng phát triển một cách chằng chịt giúp chúng có thể phát triển và bám chắc trên nền đất.Việc những loại thực vật ở đây rễ được phát triển dạng chùm có thể giúp có công dụng trong việc giảm đi sức chảy của dòng nước và tạo điều kiện cho trầm tích được bồi tụ.

Hệ sinh thái động vật: Ở hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài sự phát triển của những thoại thực vật thì ở đây cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật và phần lớn là những loại hải sản.Một số loại động vật sống dưới nước như: tôm, cua, cá, rùa, sò và gồm nhất nhiều động vật đáy.Những loài động vật trên cạn như: khỉ, cò. Nơi đây cũng là một một trường sống lý tưởng cho nhiều loài vi sinh vật như: tảo, nấm và cây dương xỉ.

Hệ sinh thái động vật ở rừng ngập mặn

ĐIỀU KIỆN CHO HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÁT TRIỂN

Môi trường sinh thái của rừng ngập mặn là chuyển tiếp giữa biển và đất liền do vậy sự tồn tại phân bổ, phát triển và tổ thành loài của rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố sinh thái mà cho đến nay vẫn chưa có những đánh giá hay khẳng định về mức độ quan trọng của các nhân tố sinh thái đó.

Khí hậu: Khí hậu với các yếu tố như nhiệt độ, gió và lượng mưa tác động ảnh hưởng đến ranh giới phân bổ và kích thước phát triển của các loài thực vật trong rừng ngập mặn. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rõ ràng đến phân bổ của giới động vật cư trú tại rừng ngập mặn.

Thủy văn: Các yếu tố của thủy văn như thủy triều, hải lưu, dòng nước ngọt là những yếu tố tương đối quan trọng và ảnh hưởng lớn đến phân bổ của rừng ngập mặn. Chúng không những ảnh hưởng trực tiếp lên thực vật tại rừng ngập mặn qua mức độ ngập, thời gian ngập, độ mặn, kết cấu thể nền, sự bốc hơi mà còn tác động tới sinh trưởng của cây rừng ngập mặn và các loài động vật của rừng ngập mặn.

Độ mặn: Là một trong những yếu tố sinh thái quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và tồn tại của rừng ngập mặn. Đối với nồng độ mặn khác nhau của nước biển sẽ kéo theo sự phân bố khác nhau của các loài thực vật tổ thành nên rừng ngập mặn. Độ mặn còn ảnh hưởng tới kích thước sinh trưởng nhiều loài thực vật và động vật rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn phát triển tốt nhất nơi nước ngập có độ mặn từ 15-25‰, nhưng nơi có độ mặn dưới 4‰ sẽ không còn rừng ngập mặn tự nhiên, nhưng nới có độ mặn 40-80‰ rừng ngập mặn sẽ có tổ thành loài nghèo nàn.

Thể nền: Rừng ngập mặn chủ yếu xuất hiện ở các vùng có địa hình bờ biển nông cạn, ít sóng. Những khu vực có bờ biển hẹp, sâu, khúc khuỷu thường không xuất hiện sự phát triển của rừng ngập mặn tự nhiên.

Địa hình: Rừng ngập mặn chủ yếu xuất hiện ở các vùng có địa hình bờ biển nông cạn, ít sóng. Những khu vực có bờ biển hẹp, sâu, khúc khuỷu thường không xuất hiện sự phát triển của rừng ngập mặn tự nhiên.

PHÂN BỐ

Rừng ngập mặn có thể được tìm thấy ở hơn 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới. Các tỷ lệ phần trăm về diện tích lớn nhất của rừng ngập mặn được tìm thấy giữa 5° vĩ Bắc và 5° vĩ Nam. Khoảng 75% rừng ngập mặn trên thế giới được tìm thấy trong chỉ 15 quốc gia. Châu Á có số lượng rừng ngập mặn lớn nhất (42%) của thế giới, tiếp theo là châu Phi (21%), Bắc và Trung Mỹ (15%), Châu Đại Dương (12%) và Nam Mỹ (11%). Wahsh (1974) phân chia thảm cây ngập mặn thế giới thành 2 nhóm chính:

  • Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương gồm Nam Nhật Bản, Philippines, Đông Nam Á, Ấn Độ, bờ biển Hồng Hải, Đông Phi, Australia, New Zealand, quần đảo phía Nam Thái Bình Dương tới tận đảo Xamoa.
  • Khu vực Tây Phi và châu Mỹ, bao gồm bờ biển châu Phi phía Đại Tây Dương, quần đảo Galapagos và châu Mỹ.

Tổng diện tích rừng ngập mặn thế giới vào khoảng 15,429,000 ha, trong đó có 6.246,000 ha thuộc châu Á nhiệt đới và châu Đại dương, 5,781,000 ha ở châu Mỹ nhiệt đới và 3,402,000 ha thuộc châu Phi. Năm 2005, rừng ngập mặn ở Việt Nam che phủ diện tích khoảng 209,741 ha, hầu hết ở Đồng bằng sông Cửu Long (tổng cộng 91,080 ha).

Rừng ngập mặn là gì?

Rừng ngập mặn Việt Nam

VAI TRÒ

Rừng ngập mặn quan trọng là vì chúng cung cấp rất nhiều lợi ích cho con người, động vật và những hệ sinh thái xung quanh.

Cung cấp sinh kế cho con người: Rừng ngập mặn cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu mà con người cần. Con người ăn, đánh bắt và bán nhiều loài cá và động vật có vỏ sống trong rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn cung cấp nhiều nguyên liệu mà con người thường xuyên sử dụng như củi và than (từ những cành cây chết), dược liệu, sợi, thuốc nhuộm, mật ong và lá dừa để lợp mái. Rừng ngập mặn có giá trị về văn hóa đối với rất nhiều người và còn thích hợp cho du lịch. Rừng ngập mặn đang là nơi cung cấp sinh kế cho nhiều người trên toàn thế giới,họ sống dựa vào việc khai khác các giá trị từ những cánh rừng ngập mặn.

Bảo vệ chống thiên tai:  Rừng ngập mặn bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng rẫy khỏi thiên tai như bão, ngập lụt và sóng triều. Những thân cây, cành và rễ của rừng ngập mặn có vai trò như những rào cản giúp giảm những ảnh hưởng của sóng, ngập lụt và gió mạnh.

Giảm xói lở và bảo vệ đất:  Rừng ngập mặn có một hệ thống lớn các thân, cành và rễ giúp bảo vệ bờ biển và đất đai khỏi xói lở và ảnh hưởng của sóng. Thường tại những khu vực bờ sông và bờ biển nơi rừng ngập mặn đã bị tàn phá thì hiện tượng xói lở xảy ra rất mạnh. Hệ thống lớn các thân, cành và rễ còn giúp cho quá trình lấn biển giúp tăng diện tích đất bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phù sa từ sông mang ra. Cũng bằng cách này mà cây rừng ngập mặn tự xây dựng cho mình môi trường sống thích hợp. Loài Mắm là cây tiên phong trong việc phát triển rừng ngập mặn, chúng giúp cốt kết đất bùn loãng và giữ phù sa ở lại, sau đó là các loài khác phát triển theo như Đước, Bần, ô rô, quá trình xảy ra liên tục, rừng ngập mặn ngày càng phát triển hướng ra biển và các bãi bồi ven biển.

Giảm ô nhiễm:  Rừng ngập mặn giúp lọc bỏ các chất phú dưỡng, trầm tích và chất ô nhiễm ra khỏi đại dương và sông ngòi. Vì thế, chúng giúp lọc sạch nước cho những hệ thống sinh thái xung quanh (như hệ sinh thái san hô, cỏ biển). Rừng ngập mặn được ví như là quả Thân của môi trường. Bằng các quá trình sinh hóa phức tạp, rừng ngập mặn phân giải, chuyển hóa, hấp thụ các chất độc hại.

Giảm tác động của biến đổi khí hậu:  Với việc biến đổi khí hậu được dự đoán là sẽ làm tăng mức độ xảy ra của những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và lũ lụt, rừng ngập mặn sẽ trở nên đặc biệt quan trọng để bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng đồng khỏi những thiên tai này. Rừng ngập mặn còn có tác dụng rất tốt trong việc loại thải khí nhà kính (vốn là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu) ra khỏi bầu khí quyển.

Nguồn sống cho động vật: Rừng ngập mặn cung cấp chỗ cư ngụ và nguồn thức ăn cho rất nhiều loại cá, động vật có vỏ (như nghêu, sò, cua, ốc … ), chim và động vật có vú. Một vài động vật có thể được tìm thấy trong rừng ngập mặn bao gồm: nhiều loại cá, chim, cua, sò huyết, nghêu, hàu, tôm, ốc, chuột, dơi và khỉ. Rừng ngập mặn còn là khu vực kiếm ăn, nơi sinh sản và nuôi dưỡng quan trọng của nhiều loài cá, động vật có vỏ và tôm. Lá và thân cây ngập mặn, khi bị phân hủy sẽ cung cấp những vụn chất hữu cơ vốn là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài thủy sinh. Tương tự như vậy, các loài sinh vật phù du sống dưới rễ của các cây ngập mặn là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài cá.

Rừng ngập mặn đặc biệt quan trọng đối với các loài cá đánh bắt thương mại, vốn có rất nhiều loài đã đẻ trứng trong rễ cây rừng ngập mặn nhằm mục đích bảo vệ con của chúng. Quan trọng hơn, 75% các loài cá đánh bắt thương mại ở vùng nhiệt đới trải qua một khoảng thời gian nào đó trong vòng đời của mình tại các khu rừng ngập mặn.

Rừng ngập mặn đóng một vai trò đặc biệt trong các hệ thống lưới thức ăn phức tạp. Điều này có nghĩa là sự phá hủy rừng ngập mặn có thể có tác động rất xấu và rộng đến đời sống thủy sinh và đại dương. Sự suy kiệt của rừng ngập mặn là một nguyên nhân chính dẫn đến suy kiệt đời sống thủy sinh vì rừng ngập mặn không còn để đóng vai trò như vườn ươm hay chỗ kiếm ăn cho những sinh vật thủy sinh nhỏ. Kết quả là, trữ lượng thủy sản không thể được tái tạo. Sản lượng cá, tôm, động vật có vỏ và cua sẽ giảm khi diện tích rừng giảm. Không có các sinh vật thủy sinh nhỏ vào thời điểm này nghĩa là không có nguồn cá để đánh bắt trong tương lai.

Làm thế nào để đạt được thành công và tính bền vững trong trồng rừng ngập  mặn - Corenacca

Trồng rừng ngập mặn

RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM

Do Việt Nam có khoảng 3,260 km đường bờ biển và chạy dọc theo các tỉnh và thành phố, chính vì vậy mà rừng ngập mặn ở Việt Nam được phân bố dọc khắp đất nước hình chữ S. Việt Nam có diện tích rừng ngập mặn lớn đứng thứ hai thế giới, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazon (Nam Mỹ). Hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200,000 ha. Với diện tích này thì Việt Nam đứng tốp đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Tuy nhiên diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trong do thu hẹp về diện tác và ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Tình trạng bị thu hẹp này là do việc khai thác chặt phá rừng diễn ra một cách phổ biến và hàng ngày. Ngoài nguyên nhân ở trên thì có nguyên nhân về môi trường như gió bão, sóng biển làm biến mất các diện tích rừng cũng như môi trường bị ô nhiễm.

Năm 2005, rừng ngập mặn ở Việt Nam che phủ diện tích khoảng 209,741 ha, hầu hết ở Đồng bằng sông Cửu Long (tổng cộng 91,080 ha). Diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đã suy giảm đáng kể trong giai đoạn 1943 – 2000, từ 450,000 ha tại năm 1943 xuống khoảng 155,290 ha vào năm 2000. Các nguyên nhân dẫn đến mất rừng ngập mặn trong giai đoạn này bao gồm chuyển đổi rừng ngập mặn sang sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, mất rừng do bom đạn chiến tranh, và do đô thị hóa. Mất rừng ngập mặn dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, mất sinh cảnh và các bãi đẻ cho nhiều loài cá và thủy sản, phá hủy chu trình dinh dưỡng trong các vùng rừng ngập mặn, và đặc biệt là làm suy giảm các dịch vụ hệ sinh thái.

Hơn 20 năm qua, với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư đáng kể nguồn lực vào hàng loạt các sáng kiến và chương trình để phục hồi và phát triển rừng ngập mặn. Điều này đã giúp diện tích rừng ngập mặn đã tăng từ 155,290 ha lên 164,701 ha trong giai đoạn từ 2000 đến 2017 (MARD 2018). Như vậy, trong giai đoạn này, diện tích rừng ngập mặn đã tăng trung bình hàng năm khoảng 554 ha.

Rừng ngập mặn chiếm khoảng 1.5% tổng diện tích rừng của cả nước (14.4 triệu ha). Tuy nhiên, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ bờ biển, và đặc biệt trong giảm nhẹ các tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, Việt Nam còn có 8 khu dự trữ sinh quyển (Biosphere reserve): Quần đảo Cát bà, Châu thổ sông Hồng, rừng ngập mặn Cần Giờ, vườn quốc gia Cát Tiên (Ðồng Nai, Bình Dương, Lâm Ðồng và Ðắc Nông), biển đảo Kiên Giang, miền Tây Nghệ An, Cù lao Chàm – Quảng Nam và mủi Cà Mâu. Theo UNESCO, khu dự trữ sinh quyển là “những khu vực hệ sinh thái bờ biển và trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc sử dụng bền vững khu vực đó”. Sự khác biệt giữa khu dự trữ sinh quyển và rừng ngập mặn là khu dự trữ sinh quyển có thể nằm trong khu vực khô ráo trong khi rừng ngập mặn nằm trong vùng đồng lầy châu thổ sông Cửu Long.

CÁC RỪNG NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM

Việt Nam có 3 khu rừng ngập mặn mà nổi bật nhất là rừng ngập mặn Cần Giờ với tổng diện tích nên tới khoảng 37,000 ha và đây cũng được mệnh danh là khu rừng ngập mặn đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á.

Rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất việt nam chủ yếu ở đâu? -

Phân bố rừng ngập mặn Việt Nam

Rừng ngập mặn phá Tam Giang: Rú Chá là tên của một khu rừng nguyên sinh vô cùng đặc biệt nằm tại làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15 km. Nơi đây được biết đến là khu rừng ngập mặn duy nhất còn tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang – hệ đầm phá lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á. Rừng ngập mặn Rú Chá ở Huế có tổng diện tích khoảng 5 ha. Địa danh này hấp dẫn du khách ngay từ cái tên hoang sơ, đầy bí ẩn và ma mị của nó. Theo người dân giải thích, từ “Rú” có nghĩa là rừng rú còn “Chá” là loại cây đặc trưng nhất tại đây, chiếm đến hơn 90% diện tích. Rú Chá có tổng diện tích khoảng 5 ha trong đó 90 % diện tích nơi đây được bao phủ bởi cây chá. Chúng nằm san sát nhau, với những bộ rễ đâm lên khỏi mặt đất, bao phủ khắp không gian tạo nên một khung cảnh đầy ma mị và bí ẩn. Giữa những bộn bề, căng thẳng của cuộc sống, được đắm chìm giữa khu rừng mênh mông, bát ngát, hít thở bầu không khí trong lành quả là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.

Khám phá rừng ngập mặn Rú Chá ở Huế

Rừng ngập mặn Rú Chá ở Huế

Dự án phục hồi rừng ngập mặn tại phá Tam Giang: Một dự án phục hồi rừng ngập mặn đồng thời xây dựng khả năng phục hồi của cộng đồng ven biển dễ bị thiên tai ở tỉnh Thừa Thiên – Huế được trao Giải thưởng Risk năm 2021. VnExpress đưa tin hôm 1 tháng 8. Dự án mang tên “Gốc rễ mạnh mẽ, phụ nữ mạnh mẽ” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội tại Thừa Thiên – Huế và và Đại học Potsdam ở Đức đồng quản lý. Dự án đã thực hiện trồng hơn 12,000 cây giống ngập mặn ở Phá Tam Giang, nơi có nguy cơ ngập lụt cao. Dự án cũng hỗ trợ phụ nữ địa phương, giao quyền cho họ quản lý rủi ro thiên tai, tạo kế sinh nhai cho các cộng đồng nghèo, dễ bị tổn thương và phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên để sống. Theo Tiến sĩ Philip Bubeck thuộc nhóm thực hiện đại diện Đại học Potsdam, Việt Nam đang chịu tác động bất thường do biến đổi khí hậu và phục hồi rừng ngập mặn là một cách thiết thực để giảm nguy cơ ngập lụt. Ông cho biết rừng ngập mặn có thể làm giảm tới 50% tác động của sóng và thủy triều. Giải thưởng Risk do Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Giảm thiểu Rủi ro khởi xướng và được trao mỗi hai năm. Giá trị của giải là 100,000 Euro, tương đương 118,000 USD.

https://tvtsonline.com.au/wp-content/uploads/2021/08/a76bcf27-63fc-4eed-b46a-aa503cf0e62f-1.png

Ảnh minh họa – Photo courtesy: CRSD

Rừng ngập mặn Cần Giờ: Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/1/2000 với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.

Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – sông Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam TP.HCM. Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông. Cách trung tâm khoảng 60 km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam, giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây, và giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Đông. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75,740 ha, trong đó: vùng lõi 4,721 ha, vùng đệm 41,139 ha, và vùng chuyển tiếp 29,880 ha. Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) cùng nhiều loài chim, cò.

Bản đồ nhạy cảm môi trường khu vực từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cần Giờ - TP.  Hồ Chí Minh

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

9 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam được UNESCO công nhận

Cò tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

Phát triển bền vững Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ: Rừng ngập mặn Cần Giờ, huyện Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000. Qua hơn 20 năm, đến nay, Khu DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ thể hiện rõ vai trò là lá phổi xanh không chỉ bảo vệ cho thành phố mà cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Cả nước có 28 tỉnh, thành phố ven biển, trong đó chỉ TP.HCM có một khu rừng phòng hộ ven biển nằm trong thành phố. TS Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu rừng và đất ngập nước, Phó Chủ tịch Hội đất ngập nước đề xuất: “Nên xây dựng rừng ngập mặn Cần Giờ thành một trung tâm nghiên cứu về rừng ngập mặn quốc gia, khu vực và thế giới. Bởi, với tiềm lực khoa học và kinh tế của thành phố, vị trí của khu rừng ngập mặn này, có thể gắn với phía đông của thành phố trong tương lai để nghiên cứu khoa học. Do đó, nên nâng tầm khu rừng ngập mặn Cần Giờ vừa trở thành một mô hình mẫu để phục hồi một vùng đất ngập nước bền vững, vừa trở thành trung tâm nghiên cứu, giáo dục về rừng ngập mặn của cả nước, khu vực Đông – Nam Á và thế giới. Đồng thời, xây dựng rừng ngập mặn Cần Giờ thành một công viên giải trí, thư giãn cao cấp. Khu rừng cách trung tâm thành phố không xa, lại có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và không khí trong lành…”. Hiện nay, diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn ha, trong đó có gần 20 nghìn ha rừng trồng, hơn 11 nghìn ha được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.

Rừng ngập mặn ở Cà Mau: Cách thành phố Cà Mau khoảng 60 km và sau hơn giờ đi bằng tàu cao tốc du khách sẽ được khám phá rừng ngập mặn Cà Mau – khu rừng ngập mặn lớn thứ 2 trên thế giới, sau rừng Amazon ở Nam Mỹ. Nhìn từ trên cao, rừng ngập mặn Cà Mau như một tấm thảm xanh lơ lửng giữa vòm trời. Rừng nơi đây có một thảm thực vật rất phong phú, đa dạng, với nhiều loài cây như: đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, dương xỉ, dây leo… Trong đó, đước là loài cây chiếm đại đa số nên nhiều người còn gọi là rừng đước Cà Mau. Dưới tán tán rừng ngập mặn Cà Mau có nhiều loài động vật quý hiếm như khỉ, voọc, heo rừng, chồn, rái cá, chim, tôm, cá cùng nhiều loại động thực vật phiêu sinh.

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một vườn quốc gia tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Được thành lập năm 2003 trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi. Ngày 26 tháng 5 năm 2009, cùng với cù lao Chàm, vườn quốc gia này được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển. Ngày 13 tháng 4 năm 2013, Ban thư ký Công ước Ramsar thế giới trao bằng chứng nhận vườn quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khu Ramsar thứ 2088 của thế giới, thứ 2 tại Đồng bằng sông Cửu Long và thứ năm của Việt Nam.

See the source image

Rừng ngập mặn Cà Mâu

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau: Vừa qua, Dự án phục hồi rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (VQGMCM) được Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF Việt Nam) phối hợp với Ngân hàng HSBC Việt Nam (HSBC Việt Nam) triển khai có trị giá 10 tỷ đồng (435 ngàn USD) kéo dài trong 5 năm sẽ khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh 150 ha rừng ngập mặn tự nhiên. Qua đó, giúp giải quyết các thách thức biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, an ninh lương thực, sức khỏe con người và quản lý rủi ro thiên tai. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có diện tích 371,506 ha với 3 vùng: Vùng lõi 17,329 ha, vùng đệm 43,309 ha và vùng chuyển tiếp 310,868 ha. Tại vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven Biển Tây. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển… mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao. VQGMCM được quy hoạch gồm các phân khu chức năng như: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, Phân khu phục hồi sinh thái và Phân khu hành chính – dịch vụ. Trên lâm phần vườn có hơn 27 loài cây ngập mặn, 93 loài chim, 26 loài thú, 43 loài bò sát, 139 loài cá, 53 loài giáp xác…. Chính vì vậy, đã được Tổ chức Giáo dục và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận VQGMCM nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Ngoài ra, Ban thư ký công ước Ramsar công nhận nơi đây là Khu Ramsar thứ 2088 của thế giới, thứ 5 của Việt Nam và thứ 2 của Đồng bằng Sông Cửu Long.

https://mekongsean.vn/wp-content/uploads/2020/10/anh-03-2.jpg

Rừng đước Cà Mâu phát triển sau khi trồng

KẾT LUẬN

Hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cho nhiều diện tích rừng bị ngập sâu, biển đang có xu hướng tiến sâu vào nội địa, các hoạt động từ thượng nguồn sông Mê Kông như xây dựng các đập thủy điện, ngăn dòng đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống rừng ngập mặn, các nhà máy sản xuất trong khu vực xả thải làm ô nhiễm môi trường cũng có tác động tiêu cực hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hai vùng đồng bằng và ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giầu có về các loài sinh vật, là những hệ sinh thái rất dễ bị tổn thương.

Việc khôi phục và phát triển rừng ngập mặn là vấn đề hết sức cấp thiết và bảo vệ môi trường ven biển bền vững. Cần triển khai, tuyên truyền, vận động trồng và bảo vệ rừng giúp hồi sinh mạnh mẽ những cánh rừng ngập mặn, góp phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường sống, bảo vệ hệ sinh thái và ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

THAM KHẢO

  1. Rừng ngập mặn – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  2. Bài viết “Dự án trồng rừng ngập mặn ở Phá Tam Giang được giải thưởng của LHQ” đăng trên mạng Tin tức Việt Nam ngày 3/8/2021.
  3. Bài viết “Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam” đăng trên mạng Hội tụ Cuộc sống ngày
  4. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ – Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia.
  5. Tám khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam – Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *