Các âu tàu Việt Nam trên quần đảo Trường Sa

815 (lượt xem) |

Kể từ 2010, sau khi phối hợp với các bằng hữu Hải Quân hoàn tất cuốn sách Hải Chiến Hoàng Sa, tác viết khá nhiều bài về Hoàng Sa và Trường Sa trên 2 mạng Tranhchapbiendong.com và Tranhchapbiendong.net. Bài viết này là cập nhật mới nhất về những nỗ lực mới nhất để bổ túc chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo này.

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Ngày nay, quần đảo này hiện đang ở trong tình trạng tranh chấp lãnh thổ ở các mức độ khác nhau giữa 6 quốc gia, lần lượt là: Brunei, Đài Loan), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Malaysia, Philippines, Việt Nam và cả Indonesia.

Ở cấp độ quốc tế, phạm vi của khái niệm Spratly Islands vẫn chưa được xác định rõ và đang trong vòng tranh cãi. Ở cấp độ quốc gia cũng có các cách hiểu khác nhau. Tuy Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam trên danh nghĩa đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, nhưng khái niệm quần đảo Nam Sa trong nhận thức của Đài Loan và Trung Quốc là bao hàm toàn bộ các thực thể địa lý nằm bên trong phần phía nam của đường chín đoạn. Đối với Philippines, phạm vi tuyên bố chủ quyền của nước này bao trùm hầu hết quần đảo và được gọi là Nhóm đảo Kalayaan. Về phần Malaysia, nước này đòi hỏi một số thực thể ở phía nam của quần đảo. Cuối cùng, với Brunei, hiện chưa rõ nước này đòi hỏi cụ thể thực thể địa lý nào vì Brunei mới chỉ đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc vào quần đảo này.

Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 về việc phân định các vùng lãnh thổ, hải đảo mà Đế quốc Nhật Bản từng chiếm giữ, quần đảo Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp: Liên hiệp Pháp, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia. Kết quả là Hội nghị không công nhận chủ quyền của quốc gia nào, quần đảo này được coi là vô chủ và càng gây ra tranh chấp dữ dội hơn sau này. Tất cả những nước tham gia tranh chấp quần đảo này, trừ Brunei, đều có quân đội cùng vũ khí, khí tài, thiết bị và nhân viên đồn trú tại nhiều căn cứ quân sự trên các đảo nhỏ và đá ngầm khác nhau. Năm 1956, Đài Loan chiếm giữ đảo Ba Bình. Đầu thập niên 1970, Philippines  chiếm 7 đảo và các rạn đá thuộc khu vực phía đông quần đảo. Tháng 3 năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đụng độ quân sự tại ba rạn đá là Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Tháng 2 năm 1995 và tháng 11 năm 1998, giữa Trung Quốc và Philippines đã hai lần bùng phát căng thẳng chính trị do hành động giành và củng cố quyền kiểm soát đá Vành Khăn của phía Trung Quốc. Dù rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển đã ra đời nhằm xác định các vấn đề về ranh giới trên biển nhưng bản thân Công ước lại không có điều khoản nào quy định cách giải quyết các tranh chấp về chủ quyền đối với các thực thể thuộc quần đảo.

TÌNH TRẠNG CHIẾM ĐÓNG

Quần đảo Trường Sa được chia làm ba nhóm đảo có quy mô khác nhau với hơn 100 đảo, trong đó 47 đảo đã bị kiểm soát (15 đảo san hô và 32 bãi san hô).

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/36/Spratly_with_flags.jpg

Tình trạng chiếm đóng tại Trường Sa (Các đảo tiếng Anh)

  • Nhóm thứ nhất: Gồm có các cụm Song Tử (North Danger Reefs), Thị Tứ (Thitu Reefs), Nam Yết (Tizard Bank), Sinh Tồn (North Union Reefs), Loại Ta (Loaita Bank) tập hợp các thực thể ở phía bắc Trường Sa với mật độ phân bố dày và đồng đều, như cặp đảo Song Tử, bãi Đinh Ba, đảo Thị Tứ, Loại Ta, đá Cá Nhám, đảo Ba Bình, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và đá Lớn.
  • Nhóm thứ hai: Gồm có các cụm như Bình Nguyên (West York), Thám Hiểm (Mischief Reefs) tập hợp các thực thể ở phía đông và đông nam Trường Sa với mật độ phân bố thưa và đều, như đảo Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây, bãi Suối Ngà, đá Suối Ngọc, đá Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh, đá Tiên Nữ và đá Công Đo.
  • Nhóm thứ ba: Gồm có các cụm như Trường Sa (London Reefs), An Bang (Amboyna Cay) tập hợp các thực thể ở phía nam và tây nam, phân bố rời rạc và rất không đồng đều về mặt kích thước, như đá Lát, đảo Trường Sa, đá Núi Le, đá Tây, đá Đông, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đảo An Bang, đá Thuyền Chài, đá Kỳ Vân, bãi Kiêu Ngựa và bãi Thám Hiểm.

Theo truyền thông Trung Quốc thì “chủ quyền” đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nói rằng trong số 53 điểm đảo, bãi đá ở Trường Sa thì “Việt Nam chiếm giữ 29 điểm, Philippines chiếm giữ 9 điểm, Malaysia 3 điểm, Indonesia và Brunei mỗi nước chiếm giữ 1 điểm”. Trung Quốc và Đài Loan chiếm 10 điểm nếu kể các đảo nhân tạo.

Đài Loan: Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất tại Trường Sa do Đài Loan kiểm soát từ 1956.

  • Cụm Nam Yết: Đảo Ba Bình.

Philippines: Phi Luật Tân chiếm cứ 7 đảo Northeast Cay, Pagasa (Thị Tứ), West York (Bến Lạc), Nanshan (Vĩnh Viễn), Loaita (Loại Ta), Lankiam Cay, Bình Nguyên (Flat Island), Panata (An Nhơn) + 2 bãi đá chìm + 1 đảo nhỏ nhưng diện tích lại nhiều nhất (.839 km²) Mặc dù không có đóng quân, một số bãi san hô và đá ngầm về phía cực Ðông của quần đảo Trường Sa có thể xem như thuộc về Phi Luật Tân.

  • Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Đông
  • Cụm Thị Tứ: Đảo Thị Tứ
  • Cụm Loại Ta: Đảo Bến Lạc  • Đảo Loại Ta  • Đá An Nhơn  • Đá Cá Nhám
  • Cụm Thám Hiểm: Đá Công Đo
  • Cụm Bình Nguyên: Đảo Bình Nguyên  • Đảo Vĩnh Viễn  • Bãi Cỏ Mây

Malaysia: Năm 1983-1984 Malaysia cho quân chiếm đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam Trường Sa là Hoa Lau, Kiêu Ngựa, Kỳ Vân. Đến nay, số điểm đóng quân của Malaysia lên đến 7 điểm nằm ở phía Nam Trường Sa, tất cả đều là những rạn san hô. Bãi Swallow Reef (Hoa Lau) được bồi đắp thành một đảo nhân tạo.

  • Cụm Thám Hiểm: Đá Én Ca  • Đá Hoa Lau  • Đá Kỳ Vân  • Đá Sác Lốt  • Đá Louisa • Đá Suối Cát  • Đá Kiêu Ngựa  • Bãi Thám Hiểm (Đá Gia Hội  • Đá Gia Phú  • Đá Sâu)

Trung Quốc: Trước 1987, Trung Quốc không có sự hiện diện tại Trường Sa. Năm 1987, Trung Quốc chiếm bãi Gạc Ma của Việt Nam. Năm 1995 và 2012, Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn (Mischief) và bãi cạn Scarborough của Philippines. Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông (China building Artificial island in South China Sea) là vụ việc Trung Quốc thực hiện các việc xây dựng và mở rộng diện tích sử dụng trên các đảo hiện có tranh chấp ở Biển Đông. Năm 2014, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên tiến hành cải tạo với quy mô lớn các thực thể là bãi đá ngầm đang do nước này chiếm hữu, thuộc quần đảo Trường Sa – khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia khác (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei), thành các đảo nhân tạo với diện tích lớn ngang cấp độ các đảo tự nhiên lớn nhất ở quần đảo Trường Sa. Hành động này của Trung Quốc dù lúc đầu không tuyên bố công khai nhưng ngay lập tức gặp phải sự phản đối hay lên tiếng quan ngại của các nước trong khu vực. Ngày 24 tháng 9 năm 2014, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã tố cáo hành động cải tạo các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Đến đầu tháng 3 năm 2015, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo mở rộng diện tích quy mô lớn 6 bãi đá ngầm của quần đảo (là đá Chữ Thập, Ga Ven, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn), trong tổng số 7 đá do nước này kiểm soát ở quần đảo này, thành các đảo nhân tạo. Cả sáu đảo nhân tạo này cùng một đá còn lại (đá Xu Bi) là 7 đá mà Trung Quốc kiểm soát, vốn trước năm 1988 là các đá và đá ngầm tự nhiên nhỏ bé, mà Trung Quốc chiếm hữu vào các năm 1988 – 1995 và đều đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với 2 quốc gia Philippines và Việt Nam. Đến tháng 2 năm 2015 hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đang tiếp tục được mở rộng sang cả khu vực bãi đá ngầm Xu Bi. Đến năm 2018, sau khi hoàn tất quá trình bồi đắp đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa, tổng diện tích bồi đắp các đảo hoàn toàn nhân tạo trên các đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng đã lên tới khoảng 13.21 km2 (tập trung chủ yếu trên 3 đá là Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập) trong khi đó tổng diện tích các đảo tự nhiên tại Trường Sa chỉ 5 km².

Tổng chi phí mà Trung Quốc bỏ ra để xây các đảo nhân tạo tại Trường Sa khoảng 40 tỷ USD. Chưa tính cơ sở hạ tầng bên trên, chỉ riêng Đá Chữ Thập, số tiền mà Trung Quốc bỏ ra để bồi đắp phi pháp sơ bộ lên tới 73.6 tỷ nhân dân tệ (hơn 11 tỷ USD).

  • Cụm Thị Tứ: Đá Xu Bi
  • Cụm Nam Yết: Đá Chữ Thập  • Đá Ga Ven  • Đá Lạc
  • Cụm Sinh Tồn: Đá Gạc Ma  • Đá Tư Nghĩa
  • Cụm Trường Sa: Đá Châu Viên
  • Cụm Bình Nguyên: Đá Vành Khăn
Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa

Đá Chử Thập

Việt Nam: Việt Nam đóng quân trên 8 đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn Tây và Đông, Sơn Ca, Trường Sa, Trường Sa Đông, Phan Vinh và An Bang, 16 bãi đá chìm (.469 km²) với 33 điểm đóng quân. Trường Sa Lớn là đảo lớn nhất do Việt Nam giử. Bãi Thuyền Chài là cụm san hô lớn nhất do Việt Nam chiếm giữ. Ngoài ra, Việt Nam đã thiết lập từ năm 1988 một hệ thống nhà giàn DK1 gồm bảy cụm:­ Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Tư Chính, Ba Kè, Vũng Mây với 15 nhà giàn nằm ở thềm lục địa phía Ðông Nam Việt Nam, cách Vũng Tàu 250 – 350 hải lý.

  • Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Tây  • Đá Nam
  • Cụm Nam Yết: Đảo Nam Yết  • Đảo Sơn Ca  • Đá Lớn  • Đá Núi Thị
  • Cụm Sinh Tồn: Đảo Sinh Tồn Tây  • Đảo Sinh Tồn Đông  • Đá Cô Lin  • Đá Len Đao
  • Cụm Trường Sa: Đảo Trường Sa  • Đá Đông  • Đá Lát  • Đá Núi Le  • Đảo Phan Vinh  • Đá Tây  • Đá Tiên Nữ  • Đá Tốc Tan  • Đảo Trường Sa Đông
  • Cụm Thám Hiểm: Đảo An Bang  • Đá/Bãi Thuyền Chài (Đá Hà Tần)
ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TQ TẠI TRƯỜNG SA VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG - Tin Trong Ngày -  Việt Báo Văn Học Nghệ Thuật

CÁC ÂU TÀU CỦA VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG SA

Trong những năm gần đây, Việt Nam có những nỗ lực âm thầm để xây những âu tàu cho các ghe thuyền đánh cá xa bờ trong vùng Trường Sa. Hiện Việt Nam có 4 âu tàu trên các đảo Đá Tây, Sinh Tồn, Song Tử Tây và Trường Sa Lớn. Các âu tàu có độ sâu vào khoảng 4 – 4.5 m. Nếu âu tàu trong đá Núi Le và bãi Thuyền Chài được triển khai thì đây sẽ là 2 âu tàu lớn nhất trong khu vực Trường Sa.

Âu tàu đảo Đá Tây A: Đá Tây (tiếng Anh: West London Reef) là một rạn san hô vòng thuộc  cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá Tây cùng với đá Đông, đá Châu Viên và rạn san hô chứa đảo Trường Sa Đông hợp thành cụm đá ngầm mà các nhà hàng hải quốc tế gọi là cụm rạn Luân Đôn (London Reefs). Đá Tây nằm cách đảo Trường Sa 19.5 hải lý (36 km) về phía đông bắc. Việt Nam có 3 điểm đóng quân A, B, C trên rạng san hô này. Đảo Đá Tây A là đảo nhân tạo có diện tích đất nổi đáng kể nằm vế phía tây bắc của bãi san hô đá Tây.

Đá Tây.jpg

West London Reef

Theo như Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS, Hoa Kỳ) thì Việt Nam đã cải tạo 28.5 ha gồm đất lấn biển và nền san hô được nạo vét làm âu tàu. Theo ảnh vệ tinh LandLook (USGS, Hoa Kỳ) thì diện tích đất nổi hiện tại của đảo này vào khoảng 10 ha (0.1 km2). Đảo Đá Tây A có âu tàu rộng khoảng 16.5 ha có thể chứa được khoảng 200 tàu cá tránh trú bão an toàn. Bên cạnh đó còn có khu dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ hợp nuôi trồng thủy sản thí điểm (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ khai thác thủy sản Biển Đông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và một siêu thị cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho ngư dân từ lương thực, thực phẩm đến nhu yếu phẩm. Ngoài ra đảo còn có 2 nhà tránh trú bão với sức chứa 2,000 người.

Đá Tây – Wikipedia tiếng Việt

Đảo Đá Tây A

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Sinh Tồn (tiếng Anh: Sin Cowe Island) là một hòn đảo trong cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa. Đảo này cùng với các đảo, đá, bãi phụ cận về mặt tổ chức hành chính thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cách đất liền 320 hải lý, cách đảo Sinh Tồn Đông 14 hải lý (26 km) về phía tây. Đảo này chỉ cách đá Gạc Ma khoảng 10.5 hải lý (19.4 km), nơi xảy ra vụ đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1988.

Sinh Tồn Đông – Wikipedia tiếng Việt

Đảo Sinh Tồn trước khi xây âu tàu

Từ tháng 11/2016, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân đã giao Hải đoàn 129 Hải quân đưa vào vận hành và khai thác, quản lý âu tàu tại đảo Sinh Tồn và hai làng chài tại đảo Tốc Tan và đảo Núi Le. Đây sẽ là những tiền tiêu của Quân chủng Hải quân trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời là chỗ dựa vững chắc giúp bà con ngư dân vươn khơi bám biển, làm ăn kinh tế. Từ khi đưa vào hoạt động, âu tàu và các làng chài đã từng bước hoạt động đúng chức năng, thực sự hiệu quả với hàng trăm lượt tàu cá vào các âu tàu tránh bão, sửa chữa hỏng hóc và tiếp tế nước ngọt miễn phí.

Đảo Sinh Tồn Trường Sa Việt Nam - YouTube

Đảo Sinh Tồn với âu tàu

Hơn 400 ngư dân vào tránh, trú bão Rai trên các đảo ở Trường Sa - ảnh 1

Tàu đánh cá Việt Nam vào trú bảo Rai năm 2021 tại Sinh Tồn

Âu tàu đảo Song Tử Tây: Năm 1975,  Việt Nam Cộng Hòa đã bàn giao Song Tử Tây cho chính quyền mới.

HẢI QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - So sánh giữa đảo Song Tử Đông (do Philippines  chiếm đóng trái phép vào năm 1970) và Song Tử Tây (do Việt Nam đóng giữ).

Hai đảo Song Tử Đông (Philippines) và Song Tử Tây (Việt Nam)

Đảo đã được mở rộng đáng kể về diện tích, xây dựng thêm các công trình phòng ngự, tiếp tế, công sự chiến đấu cũng như các công trình dân sự. Âu tàu của đảo có sức chứa 80-100 tàu cá vào tránh gió bão và tham gia các dịch vụ trên biển. Làng chài trên đảo có thể bảo đảm cùng lúc cho 400 ngư dân ăn nghỉ tại đây. Trên đảo còn có trạm bảo dưỡng kỹ thuật có khả năng sửa chữa tàu thuyền cho ngư dân.

Song Tử Tây, đảo tiền tiêu phía bắc - Báo Bình Dương Online

 Đảo Song Tử Tây

Âu tàu đảo Trường Sa: Đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Island) là một đảo san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đảo có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 sau Bến Lạc, Thị Tứ và Ba Bình, nằm cách Cam Ranh khoảng 254 hải lý (470.4 km) và cách Vũng Tàu hơn 500 km theo đường biển.

Vietinfo - Việt Nam kéo dài thêm phi đạo trên đảo Trường Sa Lớn

Đảo Trường Sa 2014

Đảo Trường Sa có dạng hình tam giác vuông với cạnh huyền nằm theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Theo tài liệu của cục chính trị thuộc bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, đảo này dài 630 m, rộng tối đa 300 m và có diện tích 0.15 km², xếp thứ tư về diện tích trong quần đảo; một số tài liệu nước ngoài ghi là 0.13 km². Hiện nay (2020) đảo dài 1,300 m, rộng tối đa 500 m theo trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế (CSIS – Hoa Kỳ), thì Việt Nam đã bồi đắp thêm khoảng 15 ha cho đảo Trường Sa lớn. Theo như hình ảnh vệ tinh Landsatlook thì diện tích đất nổi sau khi bồi đắp của đảo là vào khoảng 36.5 ha (0.365 km²).

Đường băng trên đảo được làm mới với tiêu u chuẩn sân bay cấp ba, cho phép các loại máy bay cánh bằng chở khách hạ/cất cánh. Đường băng dài 1,300 m và sân đỗ máy bay mới có ba lớp kết cấu gồm lớp nền móng tạo phẳng được lu lèn chặt, lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường độ cao dày 25 cm. Cảng cá trên đảo được định hướng tới năm 2020 sẽ có thể đón được tàu có công suất tối đa 1,000 CV, phục vụ 90 lượt tàu cá/ngày và tổng lượng thủy sản lưu thông qua cảng là 10,000 tấn/năm. Điện năng trên đảo lấy từ hệ thống pin mặt trời và tua bin gió.

Chậm mà Chắc: Những Nâng cấp của Việt Nam ở Trường Sa | Asia Maritime  Transparency Initiative

Đảo Trường Sa Lớn 2021

Tàu đánh cá Việt Nam neo đậu tại Trường Sa

Dự án dở dang tại đá Núi Le: Đá Núi Le (Cornwallis South Reef) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá Núi Le cách đảo Trường Sa 134 hải lý (248 km) về phía đông, cách đá Tiên Nữ 27 hải lý (50 km) về phía Tây – Tây Nam. Rạn san hô này trải dài theo trục Bắc – Nam với chiều dài khoảng 9 km và chiều rộng khoảng 3.5 km. Khi thủy triều xuống thấp nhất thì rải rác có những chỗ nhô lên khỏi mặt nước. Tổng diện tích mặt nước của rạn vòng này là 35 km².

File:Đá Núi Le.jpg - Wikimedia Commons

Hải quân Việt Nam đã đóng quân tại 2 nhà lâu bền trên đá Núi Le, được đặt tên là Đảo Núi Le A, B.

  • Đảo Núi Le A (ở tây nam của đá Núi Le).
  • Đảo Núi Le B (ở phía bắc của đá Núi Le).

Diện tích của các công trình nổi trên là không đáng kể. Việt Nam đã bồi đắp thêm hai bãi đất nổi khác với tổng cộng diện tích khoảng 1.69 ha. Các công trình bồi đắp này đã bị tàn phá bởi siêu bão Melor vào tháng 12 năm 2015 và hiện chỉ còn lại khoảng 0.9 ha.

越南在中国南海南华礁上填的岛,怎么就一夜间被台风吹没了? - 快资讯

Dự án cải tạo bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef): Đá Thuyền Chài là một rạn san hô vòng thuộc cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) của quần đảo Trường Sa. Đảo Đá Thuyền Chài cách đảo Trường Sa khoảng 87 hải lý về Đông Nam và cách đảo An Bang khoảng 20 hải lý về phía Đông Bắc. Đảo chạy theo hướng Đông – Tây Nam, dài khoảng 17 hải lý, rộng khoảng 3 hải lý. Xung quanh đảo có thềm san hô chiều rộng khoảng 200 – 350 m, hai đầu thu nhỏ, giữa phình to, từ xa trông đảo có hình dáng một cái thuyền đánh cá của ngư dân, nên từ lâu người ta đặt tên cho đảo là đảo Thuyền Chài.

Trong bối cảnh một số nước tìm cách kiểm soát đá Thuyền Chài, năm 1987, Việt Nam bí mật cho một lực lượng của Lữ đoàn 146 Hải quân ra chiếm giữ; đá Thuyền Chài trở thành đá ngầm đầu tiên mà Việt Nam đóng quân ở quần đảo Trường Sa.

Việt Nam đã xây dựng các nhà sáu cạnh kiên cố tại 3 điểm trên đá Thuyền Chài và nâng cấp các công trình quân sự mới. Hải quân Việt Nam đã đóng quân tại 3 điểm, được đặt tên là Đảo Thuyền Chài A, B, C (trong ngoặc là tọa độ ghi trên bia chủ quyền). Thực thể này nằm theo trục đông Bắc – Tây Nam, dài khoảng 15.8 hải lý (29.3 km) và rộng tối đa 1.9 hải lý (3.5 km). Tại góc tây nam của đá có một hòn đá nổi cao khỏi mặt biển với tên gọi là đá Hà Tần. Dọc theo một phần ba của chiều dài rạn vòng tính từ đầu đông bắc xuống tây nam, có nhiều hòn đá riêng lẻ nhô lên khỏi mặt nước. Vụng biển bên trong vành san hô dài khoảng 13 km và rộng trung bình 2 km, ở đó có ba bãi cát nhỏ chỉ nổi lên khi thủy triều xuống còn khoảng 0.5 m.

Không ảnh vào cuối năm 2021 cho thấy Việt Nam đang nạo luồn phía Đông đá Thuyền Chài. Đây là sự khởi đầu trong nỗ lực biến Thuyền Chài thành một đảo nổi.

Bãi thuyền chài

TÀU NẠO VÉT CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

Trong nỗ lực xây các đảo nhân tạo tại Trường Sa, Trung Quốc đã sử dụng một hạm đội 4,000 tàu nạo vét lớn nhỏ. Năm 2017, Trung Quốc hạ thuỷ tàu nạo vét lớn nhất mang tên Tien Kun Hao. Với chiều dài 140 m, đây là con tàu nạo vét lớn nhất Trung Quốc, và theo lời các nhà thiết kế, đó cũng là con tàu lớn nhất châu Á. Tàu này do hãng Vosta của Đức thiết kế, và tập đoàn China Merchant Group của Trung Quốc xây lắp với chi phí 130 triệu USD. Có vẻ như con tàu này mạnh hơn tàu nạo vét hiện đang được Trung Quốc sử dụng, với khả năng đào 6,000 mét khối/giờ, tương đương với thể tích của 3 bể bơi tiêu chuẩn, sâu 35 m tính từ mặt nước. Con tàu này có thể nạo vét bất kì thứ gì từ cát và bùn cho tới san hô. Con tàu cắt phần vật chất dưới đáy biển, hút lên và vận chuyển phần vật chất này tới địa điểm cách xa con tàu tối đa 15 km và “cải tạo” thành vùng đất mới. Những con tàu tương tự, với kích cỡ nhỏ hơn, đang được Trung Quốc sử dụng để xây dựng đảo tại biển Đông từ cuối năm 2013.

Con tàu 'xây đảo thần kì' của Trung Quốc - BBC News Tiếng Việt

Tàu nạo vét 17,000 tấn của Trung Quốc

Việt Nam cũng cố gắng chế tạo các tàu nạo vét trên quy mô nhỏ hơn. Tàu nạo vét xen thổi CSD650 là dòng tàu công trình hiện đại nhất do Tập đoàn Damen thiết kế với sức bền cao, vận hành bền vững ngay cả khi thực hiện các công trình công nghiệp nặng. Tàu được thiết kế một pontoon chính, sáu pontoon cạnh và một pontoon vận chuyển hàng, được gắn với nhau bằng các khớp nối điều chỉnh bằng thép chịu lực. Tàu có chiều dài 19.05 mét, chiều rộng 8.06 mét; hệ động lực gồm 2 máy chính Caterpillar C18TA/B, công suất 1,200 BHP; trang bị hệ thống tời kéo kết hợp cọc bích với sức kéo 13.7 tấn; hệ thống thiết bị cẩu boong thủy lực HeiLa HLRM80-2S có sức nâng 6.7 tấn ở tầm với 10.07 mét. Tàu CSD650 không có máy chính, chỉ dùng bơm để vận hành hàng hải, thích hợp cho nạo vét ở vùng có địa chất đáy là cát, đất cát pha, đất bồi. Dự kiến tàu CSD650 sẽ được Tổng công ty bàn giao cho đối tác vào tháng 12/2021.

Tàu hút xén thổi CSD 650

Tàu nạo vét CSD 650

TRUNG QUỐC XÂM NHẬP CỤM SINH TỒN

Trong đầu năm 2021, chính phủ Philippines qua hai bộ Quốc Phòng và Ngoại Giao, có những lời lẽ gay gắt liên tục với Bắc Kinh về nhóm tàu dân quân biển của Trung Quốc đậu lì tại đá Ba Đầu. Cụm Sinh Tồn gồm 23 thực thể. Chỉ có một thực thể duy nhất gọi là đảo đúng nghĩa tức là đảo Sinh Tồn, còn đảo Sinh Tồn Đông, thật ra cũng chỉ là cồn cát, đều do Việt Nam trấn giữ. Ngoài ra Việt Nam còn trấn giữ hai thực thể nữa tại cụm này là đá Cô-lin và đá Len Đao. Đá Gạc Ma nằm ở cực Nam của cụm đảo này bị Trung Quốc đánh cướp năm 1988 sau khi giết hại 64 lính công binh CSVN. Philippines không có cơ sở nào trên cụm Sinh Tồn nhưng tuyên bố chủ quyền viện cớ nằm trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS). Sau một thời gian yên tĩnh, tháng 3 – 4 năm 2021, khoảng 200 tàu dân sự Trung Quốc tập trung nhiều ở đá Ba Đầu gây quan ngại các nước.

Trung Quốc xâm nhập đá Ba Đầu 2021

Philippines mới lần đầu trở thành “tay chơi” ở địa điểm này từ cách đây hơn một tháng, ngày 20 tháng 3 năm 2021, khi họ đột nhiên phản đối Trung Quốc hiện diện ở bãi Ba Đầu trong cụm. Nhìn lên sơ đồ, chúng ta thấy nếu như các cụm căn cứ phía bắc, cụm trung tâm và phía tây nam có thể liên kết với nhau chặt chẽ, thì ở phía đông, căn cứ Vành Khăn (Mischief Reef) đứng trơ trọi, không có căn cứ nào hỗ trợ xung quanh. Nếu nhìn Trường Sa như một bàn cờ vây, trong đó mỗi căn cứ là một quân cờ, cần có các quân cờ xung quanh để hỗ trợ, thì Bãi Ba Đầu (Whitsun Reef) nằm cách Vành Khăn (Mischief reef) không xa, chính là vị trí có thể hỗ trợ Vành Khăn hữu hiệu nhất. Nếu chiếm đóng và xây dựng được căn cứ ở Ba Đầu, Trung Quốc có thể tạo thế tam giác “Ba Đầu – Gạc Ma – Vành Khăn” (Mischief Reef – Johnson Reef – Whitsun Reef) để hỗ trợ Vành Khăn ở cực đông. Vành Khăn là căn cứ án ngữ con đường biển đi từ Australia vào Biển Đông để lên vùng Đông Bắc Á. Việt Nam đã chiếm giữ 3 vị trí trong cụm Sinh Tồn thì Philippines là ứng viên hợp lý nhất để ngăn cản hành vi tầm ăn dâu của Trung Quốc. Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ là điều cần thiết.

KẾT LUẬN

Cứ nhìn bản đồ phía dưới thì cũng dễ nhìn được thế chân vạt của Trung Quốc từ Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) – Bãi Châu Viên (Cuarteron Reef) ở phía Tây – Đá Subi (Subi Reef) – Đá Collin (Johnson Reef) – đá Ga Ven (Gaven Reef), đá Gạt Ma (Johnson Soth Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef) ở phía giữa và đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở phía Đông. Đá Gạt Ma, Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988. Đá Vành Khăn, Trung Quốc chiếm của Philippines năm 1995.

Nếu Trung Quốc chiếm đóng Đá Ba Đầu (Whitsun Reef) thì đây sẽ là vị trí trú đóng của các tàu bè tốt nhất tại Trường Sa và chế ngự tuyến hàng hải đi ngang Biển Đông. Hoa Kỳ và các nước trong vùng phải tìm mọi cách để ngăn chận âm mưu này.

Bãi Ba Đầu trong tính toán của các tay chơi ở Trường Sa

Thế liên hoàn các đảo nhân tạo của Trung Quốc

THAM KHẢO

  1. Quần đảo Trường Sa – Wikipedia tiếng Việt.
  2. Các bài viết về Trường Sa của tác giả.
  3. Bãi Thuyền Chài – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  4. Bài viết “Ra Trường Sa câu cá “khủng”, có con nặng 1 tạ” đăng trên mạng Dân Việt ngày 18/1/2018.
  5. Bão Rai 2021 – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *