Cuộc chiến Ukraine – Nga Sô 24/2/2022 – 10/3/2022

284 (lượt xem) |

Nga bắt đầu tấn công vào Ukraine ngày 24/2/2022. Các mũi tiến quân có thể được Nga tiến hành, theo một đánh giá của BBC News hôm 23/2, trước ngày Nga xâm lăng toàn diện 24/02. Sơ đồ này có thể không hoàn toàn đúng với thực địa, và chưa tính tới các hướng khác, mà chỉ phản ánh suy tính của quân đội Nga, theo ý kiến các chuyên gia quân sự Phương Tây. Tổng Thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, cắt đứt liên hệ ngoại giao với Nga và tuyên bố tình trạng thiết quân luật. Ông cũng loan báo chính phủ sẵn sàng cung cấp võ khí cho tất cả mọi công dân tình nguyện chiến đấu chống quân Nga xâm lược. Quân đội Nga đã được lệnh mở rộng cuộc tiến công ở Ukraine “từ mọi hướng” sau khi Kiev từ chối tổ chức các cuộc đàm phán ở Belarus, bộ quốc phòng Nga nói ngày 26/2/2022.

Chiến lược của Nga dự tính trước là một chiến tranh chớp nhoáng. Một cuộc tiến nhanh đến thủ đô Kiev, việc bắt giữ hoặc trừ khử Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Sau đó, một chính phủ bù nhìn nên được dựng lên nhưng điều này đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Ukraine nói "Nga trút mưa tên lửa hành trình" - Báo Người lao động

Các hướng tiến công của Nga

Ngày 24/2/23022: Quân đội Nga từ khi mở chiến dịch xâm lăng Ukraine đã bắn vào 33 mục tiêu quân dân sự. Quân đội Nga tràn vào Tchernobyl qua ngả Belarus. Đến ba giờ chiều qua, quân đội Ukraine cho biết 74 cơ sở quân sự bị phá hủy, trong đó có 11 sân bay. Lính Nga tiến gần đến thủ đô. Có tin là các đoàn xe tăng của Nga đang từ Tchernobyl kéo về Kiev. Tchernobyl chỉ cách thủ đô Ukraine có hai giờ lái xe và như vậy có thể là đến chiều nay, các đoàn quân Nga sẽ tràn vào Kiev theo như ghi nhận của dân chúng tại chỗ. Theo tổng thống Zelensky, ngày đầu tiên cuộc giao tranh làm 137 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương.

Chiều ngày 24/2, quân Nga đã mở đợt tấn công bằng trực thăng vận xuống sân bay quốc tế Gostomel, cách thủ đô Kiev khoảng 35 km về phía Tây Bắc. Nga phải huy động tới 200 trực thăng với sự hỗ trợ của các chiến đấu cơ để đánh chiếm Gostomel là do sân bay này nằm ở Tây Bắc thủ đô Kiev, có vị trí chiến lược quan trọng đối với việc phòng thủ Kiev, nơi mà quân Nga chưa có cánh quân nào tiến được đến. Việc kiểm soát sân bay chiến lược này sẽ cho phép Nga nhanh chóng vận chuyển binh sĩ và vũ khí hạng nặng, tăng cường thêm cho hướng tấn công từ phía Bắc – Tây Bắc vào thủ đô Kiev (hiện Nga còn một mũi tấn công từ hướng Bắc – Đông Bắc), nhanh chóng xuyên phá vào thủ đô Kiev, chiếm giữ các tòa nhà của chính phủ Ukraine. Cuối cùng, quân đội Nga đã chiếm được sân bay này. Mặc dù phía Nga tuyên bố không ghi nhận bất cứ tổn thất nào nhưng việc cuộc chiến ở sân bay này kéo dài tới 1 ngày với các cuộc phản công, tái chiếm liên tiếp đã cho thấy sự ác liệt của trận chiến.

Quân đội Nga tổ chức mũi vu hồi chiến lược vào phía tây Kiev

Sân bay Gostomel

Trong một diễn biến liên quan, ít giờ trước RT đã đăng tải tuyên bố của lãnh đạo Cộng hòa Chechnya thuộc Nga Ramzan Kadyrov cho biết ông và các chiến binh Chechnya ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Đồng thời hãng tin Nga cũng đã đăng tải một video cho thấy khoảng 12,000 tay súng Chechnya đang tập trung tại quảng trường trung tâm của thủ phủ Grozny. Bình luận với tờ báo địa phương “Chechnya Sevodnya”, ông Kadyrov nhấn mạnh rằng nhóm người trên “là những tình nguyện viên sẵn sàng lên đường tham gia bất kỳ chiến dịch đặc biệt nào – vào bất kỳ lúc nào để đảm bảo an toàn cho quốc gia và người dân của chúng tôi (Nga)”.

Ngày 25/2/2022: Trong 24 giờ đầu chiến sự tại Ukraina, nhiều thành phố trong tầm ngắm của Nga, từ Kiev đến Odessa hay Kharkiv và Marioupol. Tổng thống Zelensky trên Twitter cho biết từ chiều qua chiến sự đã diễn ra tại Tchernoby cách thủ đô Kiev 100 cây số về phía bắc. Đây cũng là nơi từng xảy ra vụ nổ nhà máy điện hạt nhân. Ngoài Kiev, quân Nga có vẻ đang nhắm vào khu vực bờ biển của Ukraine, kéo dài từ cảng Odesa ở Hắc Hải sang tới cảng Mariupol biển Azov. Nếu Nga thành công trong nỗ lực này, Ukraine sẽ mất hết các cảng biển, vốn rất quan trọng cho nền kinh tế quốc gia.

Tường thuật trực tiếp: Nga phóng tên lửa vào thủ đô Kyiv - BBC Tiếng Việt

Nga đã chiếm các khu vực phía Bắc, Đông và phía Nam

Ngày 26/2/2022: Ngày thứ ba của cuộc xâm lược Ukraina, Nga đã bắn các tên lửa hành trình từ biển và từ trên không vào các cơ sở quân sự Ukraina. Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Nga còn thông báo là quân đội Nga “đã kiểm soát hoàn toàn” thành phố Melitopol ở miền nam Ukraina, cách không xa bán đảo Crimea mà Matxcơva đã sát nhập vào năm 2014. Theo phát ngôn viên này, kể từ đầu cuộc tấn công vào Ukraina đến nay, quân đội Nga đã phá hủy 821 cơ sở quân sự, trong đó có 14 sân bay. Lực lượng bảo vệ Kiev đang chiến đấu quyết liệt để thành phố này không rơi vào tay quân Nga. Các trận giao tranh đã nổ ra đêm qua trên đại lộ Chiến thắng, một trong những trục lộ chính của thủ đô Ukraina. Theo chính quyền Ukraina, các trận giao tranh dữ dội tiếp diễn sáng nay tại Kiev và trong những ngày qua họ đã phát súng cho thường dân để tham gia bảo vệ thành phố. Cho đến thời điểm này, Nga đã điều động hơn 60 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn đến lãnh thổ Ukraine,” thông báo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine viết. Mỗi một nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn có biên chế từ 700 – 900 người và có thể bao gồm cả xe tăng, súng pháo phòng không cùng các đơn vị yểm trợ khác.

Tổng thống Ukraine từ chối di tản theo đề nghị của Mỹ

Thủ đô Kiev chìm trong biển lửa

Ngày 27/2/2022: Nga đã “xẻ” Ukraine với các mũi tấn công chủ lực vào ba thành phố – Kyiv ở phía Bắc, Kharkiv ở Đông Bắc và Kherson ở phía Nam. Đã và tiếp tục xảy ra giao tranh dữ dội trên đường phố khắp các thành phố lớn Ukraine. Ghi nhận của các hãng tin nước ngoài cho thấy có nhiều tiếng súng và tiếng nổ to khắp Kyiv vào Thứ Bảy 26/2. Chiều Thứ Bảy 26 Tháng Hai, tốc độ tiến công của quân đội Nga bắt đầu chậm lại khi kẻ xâm lược đối mặt “sự kháng cự mạnh mẽ của Ukraine” – như tin của Bộ Quốc phòng Anh. Một quan chức Ngũ Giác Đài cho biết hầu hết trong hơn 150,000 quân Nga đã hiện diện gần như “đủ quân số” trên đất Ukraine nhưng họ “ngày càng thất vọng vì thiếu động lực” khi đối mặt sự kháng cự gay gắt và quyết liệt. Hóa ra Ukraine không dễ “xơi” như được tưởng.

Cha chia tay con gái để ra chiến trường

Cựu hoa hậu Ukraine đăng ảnh cầm súng, sẵn sàng chiến đấu - Tin thế giới

Cô gái Ukraine ôm AK sẵn sàng chiến đấu

Khó khăn về hậu cần cùng sức kháng cự ngoài dự kiến của quân đội Ukraine khiến lực lượng Nga chưa đạt được mục tiêu sau 4 ngày tấn công. Chiến dịch tấn công Ukraine của quân đội Nga đã kéo dài sang ngày thứ tư, nhưng có những dấu hiệu cho thấy mọi thứ không hoàn toàn đi theo kế hoạch. Ở khu vực Sumy, gần biên giới Nga, cư dân địa phương chứng kiến xe thiết giáp của Nga bị hết xăng và phải nằm lại dọc đường. Giới quan sát cho rằng sự cố này phần nào phản ánh những khó khăn về hậu cần, tiếp liệu mà quân đội Nga gặp phải trên đường tiến quân. Các lực lượng cơ giới có thể hành tiến với tốc độ rất nhanh chóng, nhưng hệ thống vận chuyển xăng dầu, đạn dược, nhu yếu phẩm không thể tiến nhanh như vậy, đặc biệt là khi đối phương phản kháng quyết liệt.

Ukraine kháng cự, kế hoạch của Nga có thể đổ bể

Một xe tăng Nga bị phá hủy trong trận giao tranh ở Lugansk, Ukraine hôm 26/2. Ảnh: AP.

Ngày 28/2/2022: Các hình ảnh vệ tinh mới cho thấy một đoàn xe quân sự dài 40 dặm (64 km) của Nga đang tiến về thủ đô Kiev, nơi còi báo động không kích lại vang lên vào sáng thứ Ba. Đoàn xe – dường như đã chậm lại trong 24 giờ qua – bao gồm xe bọc thép, xe tăng, pháo binh và xe hậu cần, và được cho là cách Kiev chưa đầy 18 dặm (30 km).

http://image.daidoanket.vn/images/upload/tuanctv/03012022/xt5.jpeg

Hình ảnh vệ tinh đoàn xe quân sự của Nga ở Ukraine, gần thị trấn Ivankiv và đang tiến về hướng Kiev ngày 28/2 – Ảnh: Maxar Technologies

Ngày 2/3/2022: Lần đầu tiên quân phòng thủ Kiev và vùng lân cận đã tiến hành phản công, đánh vào đoàn xe quân sự khổng lồ của Nga, khi họ di chuyển, định bao vây Kyiv. Chiến sự kéo dài đã nhiều giờ và vẫn chưa kết thúc, tuy nhiên, quân Ukraine có vẻ đã phá vỡ phòng tuyến của quân Nga ở nhiều nơi. Đây có vẻ sẽ là chiến thắng lớn nhất của phía Ukraine từ đầu chiến tranh.

Ngày 3/3/2022: Trong cuộc họp báo ngày 2/3, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã hoàn toàn kiểm soát thành phố Kherson, thủ phủ tỉnh Kherson, phía nam Ukraine, theo đài RT. Giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra tại vùng ngoại ô của một thành phố cảng chiến lược khác trên Biển Azov, là Mariupol.

https://sohanews.sohacdn.com/160588918557773824/2022/3/3/ban-do-chien-su-ukraine-02-03-2022-16463184372201290134700.jpg

Tình hình chiến sự tính đến 3/3/2022.

Ngày 4/3:

  • Nga đã giành quyền kiểm soát một nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine sau khi bị pháo kích. Một đám cháy đã bùng lên tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia – nhà máy lớn nhất ở châu Âu – và Ukraine cho biết nhà máy này đã bị nã pháo bởi quân đội Nga.
Bản đồ các nhà mày điện hạt nhân nằm trên khắp lãnh thổ Ukraine

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia phía Đông Nam Ukraine

  • Lãnh đạo thành phố Mykolaiv ở tây nam Ukraine xác nhận lực lượng Nga đã vào thành phố này sau khi kiểm soát được thành phố Kherson cách đó khoảng 60 km.
Nga tan cong Ukraine anh 3

Tiến công của quân Nga tính đến 4 tháng 3, 2022.

Ngày 8/3:

  • Mới đây, quân đội Ukraine tuyên bố đã bắn trúng tàu tuần tra của Nga, đánh dấu thương vong đầu tiên được ghi nhận từ một tàu Hải quân Nga kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2. Hiện tại chưa có thông tin chi tiết về vụ việc, tuy nhiên một số nhà phân tích cho rằng khả năng cao Ukraine đã sử dụng một loại rocket dẫn đường tổ hợp BM-21UM Berest và được chỉ thị mục tiêu bởi máy bay không người lái Bayraktar TB2. Con tàu bị bắn trúng được xác định là Vasily Bykov, tàu tuần tra của Hải quân Nga thuộc Đề án 22160, đây là một trong những lớp tàu đầu tiên được đóng. Con tàu được đặt đóng vào ngày 26/2/2014 tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk ở Tatarstan, Nga, và hạ thủy vào ngày 28/8/2017.

Ngày 9/3:

  • Mỹ ngày 9/3 lên án vụ đánh bom một bệnh viện nhi đồng ở Ukraine, nơi các giới chức cho hay không kích của Nga đã chôn vùi các bệnh nhân dưới đống đổ nát dù đã có thỏa thuận ngưng bắn cho phép người dân ra khỏi thành phố Mariupol.
  • Tính đến 9/3, thương vong trong cuộc chiến Ukraine – Nga Sô ước lượng như sau: Ngũ giác đài ước lượng thương vong của Nga Sô vào khoảng 2,000 – 4,000 lính tử trận. Nga Sô xác nhận 498 quân nhân đã tử trận, 1,597 bị thương nhưng Ukraine cho rằng con số cao hơn nhiều. Nga Sô cho biết về phía Ukraine, 2,870 tử trận, 3,700 bị thương và 572 bị bắt. Hơn 400 thường dân đã bị chết, Cơ quan Nhân đạo LHQ (OHCHR) cho biết. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết hơn 2,000 cơ sở quân sự Ukraine đã bị phá hủy trong đó có 74 sở chỉ huy và trung tâm liên lạc của các lực lượng vũ trang Ukraine, 108 hệ thống tên lửa phòng không, 76 hệ thống tên lửa, 68 trạm radar … Hai thành phố Kherson, Mariupol và 2 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Zaporizhzhia đã bị Nga kiểm soát. Thủ đô Kiev vẫn đang bị bao vây.

Cơ sở quân sự Ukraine bị phá hủy

NHỮNG TIN TỨC LIÊN HỆ

Những nguồn tin phổ biến trong phần này là những nguồn tin chính thức được thông báo. Có nhiều quyết định ngầm không bao giờ được loan báo để giúp cho Ukraine tự vệ trước sự tiến công của Nga Sô nhất là trong lãnh vực tình báo và chiến tranh ngoại lệ. Các đồng minh của Ukraine đang lên kế hoạch nhằm thiết lập và hỗ trợ một chính phủ lưu vong chỉ đạo các hoạt động du kích chống lại Nga, theo một số quan chức phương Tây. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết giới chức Ukraine đã chuẩn bị sẵn kế hoạch đảm bảo tính liên tục của chính quyền, phòng trường hợp Tổng thống Volodymr Zelensky gặp bất trắc, đài RT của Nga đưa tin hôm 6/3. Các kế hoạch có thể bao gồm việc ông Zelensky sẽ lãnh đạo Ukraine từ thành phố Lviv, hoặc từ một quốc gia châu Âu khác, RT đưa tin.

Ngày 10/2:

  • Trang tin The Drive cho hay, 4 máy bay B-52 đã từ căn cứ bang ở Bắc Dakota di chuyển tới Fairford vào ngày 10/2. Các oanh tạc cơ Mỹ dự kiến ở lại nước Anh trong 3 tuần, tuy nhiên mọi thứ sẽ thay đổi tùy thuộc vào diễn biến ở “chảo lửa” Ukraine. Trước mắt, các oanh tạc cơ sẽ diễn tập chung với NATO và các quốc gia đồng minh khác. Việc này diễn ra trong bối cảnh London và Washington đều nhất trí: Nga có thể tấn công Ukraine bất kỳ lúc nào, gây khủng hoảng an ninh cho toàn bộ châu Âu.

Ngày 17/2:

  • Nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Anh, bà Liz Truss đến Kyiv, ba nước Anh, Ba Lan và Ukraine ký kết một liên minh an ninh ba bên nhằm “ngăn chặn sự hung hãn của Liên bang Nga”. Văn bản được Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh công bố trên mạng khi bà Truss có mặt ở Kyiv và sắp sang Warsaw thảo luận tiếp về an ninh vùng, gọi đây là “Nghị định thư về hợp tác ba bên” (Trilateral Memorandum of Co-operation). Theo trang Onet.pl ở Ba Lan hôm 31/1/2022 khi tin về một liên minh với Anh và Ukraine “sắp hình thành”, Ba Lan đã có một liên minh khác, với Ukraine và Lithuania, gọi là Tam giác Lubelski.
Bản đồ Ba Lan (Poland) khổ lớn phóng to năm 2022

Vị trí Ba lan với Ukraine và Lithuania

Ngày 18/2:

  • Tin hôm 18/02 cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sang thăm Ba Lan và công bố bán cho Ba Lan 250 xe tăng Abrams.
  • Ukraine cũng vừa ký kết mua vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ, một nước khác thuộc NATO. Trước đó, tờ Báo Chí Tự Do của Nga viết rằng nhu cầu về máy bay không người lái Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất hiện ở Ukraine, quốc gia có kế hoạch “chinh phục” khu vực Donbass.

Ngày 19/2:

  • Phát biểu qua đường video trước Hội nghị An ninh Munich hôm thứ Bảy 19/2 Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đề nghị “các nước gánh vác trách nhiệm và làm việc vì hoà bình”.Tuy nhiên, hãng tin Reuters hôm 19/02 có bài phân tích cho rằng nếu Nga tấn công Ukraine và bị Phương Tây trừng phạt kinh tế, Trung Quốc có thể sẽ hỗ trợ Nga về tài chính, ngoại giao nhưng sẽ không tham gia quân sự đứng về phía Nga. Lần đầu từ 1999, Nga không được mời dự hội nghị an ninh quan trọng này, và Tổng thống Ukraine, Nữ phó tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh đều có mặt cùng Tổng thư ký LHQ và nhiều lãnh đạo các nước EU. Phó tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris cảnh báo Nga “sẽ gặp phải phản ứng nhanh chóng, mạnh mẽ và đoàn kết” từ Hoa Kỳ cùng các đồng minh nếu ông Vladimir Putin tấn công Ukraine.

Ngày 21/2:

  • Đài RT cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận hai vùng ly khai Donetsk và Lugansk ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine, là hai quốc gia có chủ quyền độc lập. Đây là lần đầu tiên Nga tuyên bố không coi Donbass là một phần của Ukraine. Hai khu vực ly khai Donetsk và Lugansk, đã tách khỏi kiểm soát của chính phủ Ukraine vào năm 2014 và tự tuyên bố là “cộng hòa nhân dân” độc lập, dù không được công nhận. Kể từ đó, những cuộc giao tranh bùng phát trong khu vực này đã khiến hơn 14,000 người thiệt mạng.
  • Các nước phương Tây bắt đầu công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin quyết định công nhận độc lập cho các khu vực ly khai ở miền đông Ukraine và đưa quân đội vào “gìn giữ hòa bình” trong khu vực. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chính thức ngăn chặn tiến trình phê duyệt đường ống Nord Stream 2 của Nga sau các hành động của Moscow của Nga ở miền Đông Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) dự kiến công bố gói trừng phạt đối với Nga sau quyết định công nhận vùng ly khai của Ukraine.
  • Tổng thống Biden khẳng định sẽ giới hạn khả năng kinh doanh của Nga bằng USD, Euro, bảng Anh, Yen. Ông cho biết đã trừng phạt các ngân hàng Nga đang có 1,000 tỉ USD tài sản và đang ngăn chặn thêm 4 ngân hàng nữa, trong đó có ngân hàng VTB là ngân hàng quốc doanh hàng đầu của Nga. Các chuyên viên đang thảo luận về khả năng Nga bị loại khỏi SWIFT. SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế được thành lập vào năm 1973 để chấm dứt sự phụ thuộc vào điện tín. Nó được coi như Gmail của ngân hàng toàn cầu. Lệnh cấm vận của Mỹ cũng sẽ áp đặt lên giới tinh hoa Nga và gia đình của những người này. Tổng thống Biden nói các lực lượng Mỹ sẽ không chiến đấu tại Ukraine, nhưng ông đang phê chuẩn việc điều thêm lực lượng đến Đức. AFP dẫn lời một quan chức Lầu Năm Góc cho hay Mỹ sẽ đưa thêm 7,000 binh sĩ sang Đức trong vài ngày tới.

Ngày 25/2:

  • Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo ngày 25/2 rằng, lần đầu tiên trong lịch sử, liên minh đã kích hoạt các thành phần của Lực lượng Phản ứng NATO (NATO Response Force-NRF) gồm 40,000 quân. Lần đầu tiên, Lực lượng ứng phó NATO (NATO Response Force) đã được kích hoạt như một biện pháp phòng thủ để đối phó với cái được gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga vào Ukraine. Tư lệnh Đồng minh tối cao NATO, Tướng Tod Wolters đã kích hoạt lực lượng đa quốc gia bao gồm hải – lục – không quân và các lực lượng đặc nhiệm của các nước thành viên, để có thể triển khai nhanh chóng để hỗ trợ liên minh NATO. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương sẽ can thiệp vào tình hình Ukraine – quốc gia không phải thành viên NATO. Trực thuộc NRF có khoảng 5,000 quân khẩn cấp, hầu hết là lực lượng mặt đất sẵn sàng triển khai ở bất kỳ đâu trên thế giới trong thời gian rất ngắn.
  • Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ký lệnh tổng động viên nhằm “đảm bảo năng lực quốc phòng, hỗ trợ khả năng sẵn sàng chiến đấu và huy động của lực lượng vũ trang Ukraine, cũng như các lực lượng quân sự khác”.
  • Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có nội dung đả kích Moscow xâm lược Ukraine, trong khi Trung Quốc, Liên hiệp Các Tiểu vương quốc Ả-rập và Ấn Độ không biểu quyết – một diễn biến mà các nước phương Tây coi là chiến thắng vì thể hiện sự cô lập quốc tế của Nga, theo Reuters. Dự thảo nghị quyết dự kiến sẽ được đưa ra biểu quyết trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc gồm 193 thành viên.

Ngày 26/2:

  • Sau thất bại vào thứ Sáu ở Hội Đồng Bảo An mà Nga với tư cách là thành viên thường trực đã phủ quyết, Đại Hội Đồng LHQ sẽ bỏ phiếu về một văn bản tương tự trong “phiên họp đặc biệt”. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ lại nhóm họp để thông qua một nghị quyết kêu gọi triệu tập Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để có thể tổ chức một “phiên họp đặc biệt” vào thứ Hai về cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Theo các nguồn ngoại giao được hãng tin Pháp AFP vào hôm qua trích dẫn, việc thông qua nghị quyết này chỉ cần đến 9 phiếu thuận trong số 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An. Việc yêu cầu triệu tập Đại Hội Đồng là một khả năng nằm trong quy định của Liên Hiệp Quốc nhưng rất hiếm khi được sử dụng, và không thể bị bất cứ thành viên thường trực nào phủ quyết. 
  • Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 26/2 thông báo Mỹ cung cấp khoản viện trợ trị giá 350 triệu USD bổ sung trang thiết bị quân sự cho Ukraine trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại khu vực Donbass, miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, ông Blinken không nêu cụ thể các trang thiết bị viện trợ. Theo ông Blinken, mùa Thu năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua hỗ trợ quân sự khẩn cấp trị giá 60 triệu USD cho Ukraine, sau đó bổ sung 200 triệu USD vào tháng 12/2021, khi chưa xảy ra chiến sự hiện nay. Như vậy, tổng viện trợ an ninh mà Mỹ cam kết cung cấp cho Ukraine trong năm qua đã vượt 1 tỷ USD.
  • Theo Euronews, Hoa Kỳ đã cung cấp tên lửa vác vai chống tăng FGM-148 Javelin do hai nhà thầu Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ sản xuất và có rất nhiều khách hàng trên thế giới. Mỹ và các đồng minh đã sử dụng tên lửa này trong các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq trong 20 năm qua. Thụy Điển cũng thông báo gửi 5,000 tên lửa chống tăng AT-4 do hãng Saab của nước này sản xuất. Website của nhà sản xuất cho biết đây là một trong những dòng tên lửa chống tăng thành công nhất lịch sử. Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức ngày 26/2 thông báo thủ tướng nước này chấp thuận chuyển 400 súng chống tăng từ Hà Lan sang Ukraine, đồng thời xác nhận Berlin thay đổi chính sách sau khi từ chối gửi vũ khí cho Kiev như các đồng minh phương Tây khác. 400 súng chống tăng này có nguồn gốc từ quân đội Đức. Ngày 28/2, chính phủ Phần Lan thông báo quyết định cung cấp vũ khí cho Ukraine. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Antti Kaikkonen, Helsinki sẽ chuyển cho Kiev 1,500 bệ phóng tên lửa, 2,500 súng trường, 150,000 băng đạn và 70,000 khẩu phần ăn cho binh lính.

Xe tăng Nga thiệt hại nặng nề bởi tên lửa chống tăng Javelin

  • Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết nước này đã cấm giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga và quỹ đầu tư nước ngoài của Moscow, cũng như đang phối hợp với đồng minh tăng cường trừng phạt. Mỹ, Anh, châu Âu và Canada loan báo thêm chế tài đối với Nga hôm 26/2, kể cả việc cấm một số ngân hàng Nga tiếp cận hệ thống chi trả quốc tế SWIFT, sau khi Nga xâm lược Ukraine. Các tập đoàn ngân hàng HSBC của Anh, Societe Generale của Pháp, và các ngân hàng Hàn Quốc đang rút bớt quan hệ với một loạt các ngân hàng Nga, trong lúc thực thi lệnh chế tài của phương Tây đối với Nga.

Ngày 27/2:

  • Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói hôm 2/27 rằng động thái của Tổng thống Vladimir Putin, đặt các lực lượng hạt nhân của Nga trong tình trạng cảnh giác cao, là điều nguy hiểm và vô trách nhiệm, đồng thời làm tình hình nghiêm trọng hơn. “Đây là một tuyên bố nguy hiểm. Đây là một hành vi vô trách nhiệm. Và tất nhiên khi ta kết hợp tuyên bố này với những gì họ đang làm trên thực địa ở Ukraine – tiến hành cuộc chiến chống lại một quốc gia độc lập, có chủ quyền, tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine – điều này càng làm tăng thêm tính nghiêm trọng của tình hình”, ông Stoltenberg nói trên chương trình “State of the Union” của CNN. Trong khi đó, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki nói hôm Chủ nhật rằng động thái của ông Putin là một phần trong phương thức tạo ra các mối đe dọa để Moscow biện minh cho hành động gây hấn.
  • Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đang thành lập một quân đoàn “quốc tế” dành cho các tình nguyện viên ở nước ngoài. “Những người nước ngoài sẵn sàng bảo vệ Ukraine và trật tự thế giới như một phần của Quân đoàn Quốc tế Bảo vệ Lãnh thổ Ukraine, tôi mời các bạn liên hệ với các cơ quan ngoại giao nước ngoài của Ukraine tại các quốc gia tương ứng”, ông viết. “Chúng ta sẽ cùng nhau đánh bại Putin”. Đan Mạch, Anh, Canada cho phép công dân tham gia Quân đoàn quốc tế phòng thủ lãnh thổ Ukraine. Ngày 4/3, Tổng thống Ukraine cho biết 16,000 lính đánh thuê đầu tiên đến từ 16 quốc gia đã có mặt tại Ukraine, hầu hết lực lượng này đều là quân nhân và rất thiện chiến.

Lính đánh thuê đang trên đường đến Ukraine

Ngày 28/2:

  • Ngày 28/2, châu Âu mở cuộc chiến kinh tế tàn khốc đánh vào Nga. Chỉ trong vòng 24 giờ, Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, và Ngân hàng Trung ương nước này mất quyền kiểm soát 2/3 số dự trữ ngoại tệ 630 tỷ USD. Chủ tịch Ủy ban châu Âu vừa nói thẳng rằng EU sẽ cắt nguồn “tài trợ chiến tranh” (war’s financing) của Nga. Chủ tịch Ủy ban châu Âu vừa nói thẳng rằng EU sẽ cắt nguồn ‘tài trợ chiến tranh’ (war’s financing) của Nga. Điều cần để ý là GDP của tất cả các nước trên thế giới là 84.7 ngàn tỷ USD mà Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu với 23 nghìn tỷ. Nga Sô đứng thứ 11 với chỉ 1.6 ngàn tỷ còn đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, Đức Quốc, Anh Quốc, Ấn Độ, Pháp Quốc, Ý Đại Lợi, Gia Nã Đại và Hàn Quốc. Có thể nói bất kể chiến sự ở Ukraine những ngày tới diễn ra ra sao – quân Nga có thể thắng trên chiến trường – nhưng khi dùng phương án kinh tế, Phương Tây đã quyết hạ cấp cường quốc của Nga.
  • Ít nhất 400,000 người tị nạn Ukraine đã vào lãnh thổ EU và khối này cần chuẩn bị cho số lượng người đến lớn hơn nữa, Ủy viên Nội vụ EU Ylva Johansson cho biết. “Tôi tự hào về cách các công dân châu Âu ở biên giới đang thể hiện tình đoàn kết cụ thể với những người Ukraine đang chạy trốn cuộc chiến tranh khốc liệt, khủng khiếp này”, bà nói với các phóng viên khi đến dự một cuộc họp đặc biệt của các bộ trưởng nội vụ EU ở Brussels để thảo luận về hậu quả của cuộc chiến ở Ukraina.
  • Ông Vladimir Medinsky, trợ lý của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho biết phái đoàn của Ukraine đang tới Gomel, Belarus, để đàm phán với Nga. Văn phòng Tổng thống Volodymyr Zelensky xác nhận các quan chức hai nước sẽ gặp nhau để đàm phán tại một địa điểm ở biên giới Belarus với Ukraine. Cuộc đàm phán diễn ra mà không có điều kiện tiên quyết. Ông Zelensky nói đây là kết quả của cuộc điện đàm giữa ông với Tổng thống Belarus Lukashenko. Trước đó cùng ngày, ông Zelensky từ chối đề nghị đàm phán của Nga tại Belarus, vì cho rằng Belarus đứng về phía Nga trong cuộc xung đột. Ông Zelensky cho biết Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga về việc chấm dứt giao tranh, nhưng cuộc đàm phán nên được tổ chức ở địa điểm không thể hiện sự thù địch đối với Kiev như Warsaw (Ba Lan) hoặc Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa các quan chức Nga và Ukraine đã kết thúc hôm 28/2 trên biên giới với Belarus sau 6 giờ thảo luận. Theo Reuters, hãng tin Nga RIA dẫn lời quan chức Ukraine nói rằng phái đoàn hai nước sẽ trở về thủ đô mỗi nước để có các cuộc tham vấn trước khi tiến hành vòng đàm phán thứ hai.
  • Thông báo mới nhất từ NATO cho biết, khối liên minh quân sự này đang tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Bỉ, Canada, Séc, Estonia, Pháp, Đức, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Ba Lan, Slovakia, Anh và Mỹ v.v … đã gửi hoặc đồng ý viện trợ quân sự như súng, đạn dược, tên lửa, bao gồm thiết bị phòng không và thiết bị chống tăng. Italy đang chuẩn bị hỗ trợ tài chính và Tây Ban Nha viện trợ nhân đạo. Thổ Nhĩ Kỳ đang thắt chặt hơn mối quan hệ quốc phòng với Ukraine. “NATO đã hỗ trợ trong nhiều năm để giúp người dân Ukraine có thể tự vệ. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy và kêu gọi những quốc gia khác cũng làm như vậy”, thông báo nêu rõ. Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chỉ trích trong bài phát biểu rạng sáng ngày 25/2 rằng các nước phương Tây đã “bỏ rơi” Ukraine, để quốc gia này chiến đấu một mình trước Nga. Thật sự, có thể Hoa Kỳ và Tây Âu đã làm nhiều hơn để giúp Ukraine nhưng giữ “low profile” để Nga ở trong tình trạng không biết sự đối phó của liên minh như thế nào.
  • Đầu tuần này, Đức cũng xác nhận sẽ gửi 1,000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa Stinger tới Ukraine. Ngoài ra, kho vũ khí của Bundeswehr (quân đội liên bang) được mở ra để chuyển 400 súng phóng lựu cho quân Ukraine. Cùng thời gian ngày Chủ Nhật, ngay trong Quốc hội, các nghị sĩ được triệu về, bỏ cả kỳ nghỉ cuối tuần cho phiên họp khẩn cấp, thông qua luật tăng chi phí quốc phòng của Đức lên hơn 2% GDP.
  • Các cuộc biểu tình đã bộc phát tại các thủ đô trên toàn thế giới để phản đối Nga Sô xâm lăng Ukraine.
Một năm nhìn lại cuộc biểu tình Maidan | baotintuc.vn

Biểu tình chống xâm lăng của Nga

  • NATO thông báo kích hoạt kế hoạch phòng thủ cho đồng minh sau khi Nga mở chiến dịch quân sự vào Ukraine. Việc triển khai sẽ bao gồm một phần trong số 40,000 lực lượng phản ứng nhanh của NATO, bao gồm một đơn vị 7,000 quân nhân được chuẩn bị kỹ càng, hầu hết là binh sĩ Pháp và một cánh quân dưới quyền chỉ huy của Pháp.
NATO sẵn sàng điều 40.000 quân tới Ukraine, sẵn sàng đối đầu Nga

Lực lượng phản ứng nhanh của NATO

  • Nga đã cấm các hãng hàng không của 36 quốc gia, trong đó có Anh, Đức, Tây Ban Nha, Italy và Canada, sử dụng không phận nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực hàng không của nước này.
  • Có tin Tổng thống Nga Zelensky đã rời Kiev đến thành phố Lviv miền Tây Ukraine theo đề nghị của tình báo Hoa Kỳ. Truyền thông Anh cho biết lực lượng SEAL của Mỹ và SAS của Anh đóng tại Lithuania đã sẵn sàng di tản tổng thống Zelensky ra khỏi Kiev khi cần thiết.
  • Một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ cho biết Belarus có thể sẽ đưa quân vào Ukraine ngay vào ngày 28/2 để cùng với các lực lượng Nga xâm lược Ukraine.
  • Nga đã cấm các hãng hàng không của 36 quốc gia, trong đó có Anh, Đức, Tây Ban Nha, Italy và Canada, sử dụng không phận nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực hàng không của nước này.
  • Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chính thức ký đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU), đẩy nhanh quá trình qua một thủ tục đặc biệt mới. EU chấp nhận đơn xin gia nhập của Ukraine ngay sau khi nước này được 9 quốc gia ủng hộ, với tỷ lệ ủng hộ tối đa. Điều này không có nghĩa là Ukraine đã là thành viên của EU ngay lập tức, mà Ukraine sẽ được hưởng quy chế: “thành viên đang gia nhập”. Điều này có ý nghĩa to lớn, vì từ nay các chuyên gia của EU sẽ giúp Ukraine sửa đổi lại luật pháp, hệ thống hành chính, xã hội … sao cho hợp với “chuẩn mực châu Âu”. Ngoài ra, Ucraina sẽ được nhận một khoản viện trợ để thay đổi thể chế cho phù hợp với EU mà các nước “đang gia nhập” sẽ được hưởng, tùy theo dân số, đối với Ukraine sẽ là 100 tỷ Euro.
  • Một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ cho biết Belarus có thể sẽ đưa quân vào Ukraine ngay vào ngày 28/2 để cùng với các lực lượng Nga xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, đài RT (Nga) đưa tin, mới đây trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Belarus hôm 1/3, Tổng thống nước này – ông Alexander Lukashenko – đã khẳng định Belarus không có dự định tham gia chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Ngày 1/3:

  • Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định người dân Ukraine đang trả “cái giá cao nhất” vì tự do. Ông kêu gọi EU đẩy nhanh việc kết nạp Ukraine. “Tôi không thể chào các ngài một buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối tốt lành vì hôm nay không phải ngày tốt lành với một số người”, Tổng thống Zelensky phát biểu trước Nghị viện châu Âu (EC) qua hình thức trực tuyến vào ngày 1/3. “Với họ, hôm nay là ngày cuối trên đời”. Chiến sự ở Ukraine đã bước sang ngày thứ sáu và có dấu hiệu sẽ ác liệt hơn trong những ngày tới. Pháo kích của Nga đã trở nên dồn dập hơn.
tong thong Ukraine phat bieu anh 1

Tổng thống Zelensky phát biểu trước EC thông qua hình thức trực tuyến. Ảnh: Shutterstock.

  • Ngoại trưởng Nga nói rằng tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Kiev là “mối đe dọa thực sự” buộc Moskva phản ứng.
  • Công ty vận hành dự án Nord Stream 2 – thuộc sở hữu của tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom, Nga – thông báo phá sản hôm 1/3 do một loạt lệnh trừng phạt mới của phương Tây. Toàn bộ lực lượng lao động của công ty gồm 106 người đã bị sa thải.
  • Đài CNN ngày 1/3 đưa tin Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo sẽ gửi tên lửa trong gói viện trợ trị giá 50 triệu USD đến Ukraine để đối phó lực lượng Nga.
  • Ngày 1/3, đại diện của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Ukraine, bà Karolina Lindholm Billing, cho hay cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến khoảng 1 triệu người phải di tản trong nước, và hơn 660,000 người tại Ukraine đã chạy sang các nước láng giềng để lánh nạn. Ba Lan nhận gần nửa số người tỵ nạn.
  • Tối 1/3, mở đầu bài phát biểu Thông điệp Liên bang, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các thành viên Quốc hội sát cánh với ông để gửi một “tín hiệu không thể nhầm lẫn đến Ukraine và thế giới”. “Đối với người dân Ukraine – lòng dũng cảm, sự quyết tâm của họ, đã truyền cảm hứng cho thế giới”. Tổng thống Joe Biden nhắc lại rằng, Mỹ sẽ không triển khai quân đội đến Ukraine sau chiến dịch quân sự của Nga, đồng thời nhấn mạnh quân đội Mỹ được triển khai đến châu Âu không phải để chiến đấu ở Ukraine, mà để bảo vệ các đồng minh của Mỹ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Biden cho biết thêm rằng, vì mục tiêu trên, Mỹ đã huy động lực lượng mặt đất, phi đội không quân, triển khai tàu để bảo vệ các nước NATO bao gồm Ba Lan, Romania, Latvia, Lithuania và Estonia. Gần đây, Tổng thống Biden tuyên bố rằng Mỹ sẽ tuân thủ nguyên tắc Điều 5 của NATO, trong đó khẳng định rằng bất cứ cuộc tấn công nào vào một quốc gia NATO cũng có thể coi là cuộc tấn công vào tất cả các nước thành viên còn lại. Lần này, ông Biden lại nhấn mạnh Mỹ và các nước đồng minh sẽ “bảo vệ lãnh thổ của các nước NATO bằng toàn bộ sức mạnh tập thể”. Đối với Ukraine, Tổng thống Biden thông báo kế hoạch “hỗ trợ hơn 1 tỷ USD trực tiếp cho Ukraine”, bao gồm cả hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo từ Mỹ và các đồng minh. Tổng thống Biden đã mạnh mẻ nói “Putin đã gặp một bức tường sức mạnh mà ông ta chưa bao giờ tưởng tượng” (Putin Met A Wall Of Strength He Never Imagined).
TT Biden dẫn đầu Quốc hội Mỹ đứng dậy tán dương người dân Ukraine

Quốc kỳ Ukraine tại lưỡng viện Hoa Kỳ 1/2/2022

  • Trong cuộc họp báo hôm qua 1 Tháng Ba 2022, Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết Ukraine đã chặn đứng được một kế hoạch mưu sát Tổng thống Volodymyr Zelensky. Toán sát thủ Chechnya đã bị tiêu diệt. Đó là những tay súng nhà nghề Kadyrovite – đơn vị tinh nhuệ thuộc lực lượng đặc biệt Chechnya. Họ bị giết tại ngoại ô Kyiv hôm Thứ Bảy 27 Tháng Hai 2022. Chi tiết đáng chú ý nhất là một nhân vật ẩn danh thuộc Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) đã bí mật thông báo cho an ninh Ukraine.  

Ngày 2/3:

  • Một số công ty danh tiếng nhất của Mỹ bao gồm Apple, Google, Ford, Harley-Davidson và Exxon Mobil đã chỉ trích và tẩy chay Nga do cuộc xâm lược của họ ở Ukraine, dưới áp lực liên tục từ các nhà đầu tư và người tiêu dùng lên án cuộc xâm lược.
  • Ankara đã chính thức từ chối yêu cầu của Nga cho phép một số tàu chiến hải quân nước này đi qua những eo biển do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát để vào Biển Đen.
  • Cuộc xâm lược Nga tại Ukraina buộc hàng trăm nghìn người rời khỏi đất nước. Số người ra đi dự báo sẽ tăng mạnh trong những ngày tới. Theo Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (HCR), đã có ít nhất hơn 900,000 người từ Ukraina chạy sang các nước láng giềng trong vòng 6 ngày nay. Ba Lan là quốc gia đón nhận nhiều người tị nạn nhất.
  • Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm 2 tháng Ba, trong cuộc họp khẩn cấp đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết đòi Nga ngưng cuộc xâm lăng vào Ukraine và rút quân, với đa số các quốc gia trên thế giới đều bày tỏ sự hậu thuẫn dành cho Ukraine và lên án Nga. Theo AP, kết quả bỏ phiếu là 141 thuận, 5 chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Nga, và chỉ 4 nước – Bắc Hàn, Syria, Belarus, và Eritrea – bỏ phiếu chống nghị quyết. 35 nước, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, bỏ phiếu trắng. Đây là cuộc họp khẩn cấp đầu tiên của đại hội đồng gồm 193 thành viên kể từ năm 1997 tới nay.

Kết quả bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

  • Hãng sản xuất máy bay châu Âu Airbus ngày 2/3 thông báo đã dừng chuyển phụ tùng thay thế tới Nga và dừng hỗ trợ các hãng hàng không Nga, nhưng đang xem xét việc trung tâm kỹ thuật tại Moskva có tiếp tục cung cấp dịch vụ cho các khách hàng tại nước này hay không cho phù hợp với các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Ngày 3/3:

  • Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết khoảng 16,000 “quân tình nguyện” nước ngoài đang trên đường tới Ukraine để hỗ trợ quân đội nước này chiến đấu với các lực lượng Nga. Vấn đề “quân tình nguyện” cũng khá phức tạp. Ukraine đang trở thành là chiến trường của lính đánh thuê, thân Nga cũng như chống Nga. Thân Nga thì có nhóm Chechnya còn chống Nga thì rất nhiều. Nga từng cáo buộc Kiev sử dụng các đơn vị lính đánh thuê nước ngoài để tham gia vào các cuộc xung đột với phe ly khai ở miền đông Ukraine. Một tuần trước khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho hay Nga đã nhận thấy sự gia tăng số lượng lính đánh thuê nước ngoài tham gia hỗ trợ quân đội Ukraine tại vùng Donbass và tấn công một số vị trí của Nga. “Có thông tin cho rằng lính đánh thuê từ Kosovo, Albania, Bosnia & Herzegovina và các quốc gia khác đang được tuyển mộ và đưa đến Donbass, nhằm gây bất ổn cho Nga. Chúng tôi đang kiểm tra thông tin này”, Ngoại trưởng Lavrov nói với Russia Today ở thời điểm đó.
  • Tổng thống Nga khẳng định sẽ hoàn thành mục tiêu “phi vũ trang và bảo đảm trạng thái trung lập của Ukraine” khi điện đàm với người đồng cấp Pháp. “Tổng thống Vladimir Putin vạch rõ những cách tiếp cận cơ bản và điều kiện trong đàm phán với Kiev. Ông xác nhận điều đầu tiên là phi vũ trang và bảo đảm trạng thái trung lập của Ukraine, nhằm ngăn những mối đe dọa từ lãnh thổ nước này nhằm vào Nga”, Điện Kremlin ra thông cáo cho biết sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron hôm nay.
  • Theo truyền thông nhà nước Nga, phái đoàn của hai nước đã khép lại vòng đàm phán hòa bình thứ 2. Dù hai bên chưa đạt được một thỏa thuận đình chiến hoặc chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt hiện nay của Nga ở Ukraine, song đã đạt tiến triển liên quan tới các vấn đề nhân đạo. Hãng tin Interfax dẫn lời Trưởng phái đoàn đàm phán Nga, ông Vladimir Medinsky, nói rằng Nga và Ukraine đã thương lượng về hình thức của các hành lang nhân đạo an toàn để người dân Ukraine sơ tán khỏi các thành phố và chuyển hàng cứu trợ.
  • Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã mở cuộc điều tra sau khi Nga bị cáo buộc ném bom vào dân thường tại Ukraine. Công tố viên chính của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nói rằng đang thu thập các bằng chứng về các cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng.

Ngày 3/3:

  • Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết khoảng 16,000 “quân tình nguyện” nước ngoài đang trên đường tới Ukraine để hỗ trợ quân đội nước này chiến đấu với các lực lượng Nga. Vấn đề “quân tình nguyện” cũng khá phức tạp. Ukraine đang trở thành là chiến trường của lính đánh thuê, thân Nga cũng như chống Nga. Thân Nga thì có nhóm Chechnya còn chống Nga thì rất nhiều. Nga từng cáo buộc Kiev sử dụng các đơn vị lính đánh thuê nước ngoài để tham gia vào các cuộc xung đột với phe ly khai ở miền đông Ukraine. Một tuần trước khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho hay Nga đã nhận thấy sự gia tăng số lượng lính đánh thuê nước ngoài tham gia hỗ trợ quân đội Ukraine tại vùng Donbass và tấn công một số vị trí của Nga. “Có thông tin cho rằng lính đánh thuê từ Kosovo, Albania, Bosnia & Herzegovina và các quốc gia khác đang được tuyển mộ và đưa đến Donbass, nhằm gây bất ổn cho Nga. Chúng tôi đang kiểm tra thông tin này”, Ngoại trưởng Lavrov nói với Russia Today ở thời điểm đó.
  • Tổng thống Nga khẳng định sẽ hoàn thành mục tiêu “phi vũ trang và bảo đảm trạng thái trung lập của Ukraine” khi điện đàm với người đồng cấp Pháp. “Tổng thống Vladimir Putin vạch rõ những cách tiếp cận cơ bản và điều kiện trong đàm phán với Kiev. Ông xác nhận điều đầu tiên là phi vũ trang và bảo đảm trạng thái trung lập của Ukraine, nhằm ngăn những mối đe dọa từ lãnh thổ nước này nhằm vào Nga”, Điện Kremlin ra thông cáo cho biết sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron hôm nay.
  • Theo truyền thông nhà nước Nga, phái đoàn của hai nước đã khép lại vòng đàm phán hòa bình thứ 2. Dù hai bên chưa đạt được một thỏa thuận đình chiến hoặc chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt hiện nay của Nga ở Ukraine, song đã đạt tiến triển liên quan tới các vấn đề nhân đạo. Hãng tin Interfax dẫn lời Trưởng phái đoàn đàm phán Nga, ông Vladimir Medinsky, nói rằng Nga và Ukraine đã thương lượng về hình thức của các hành lang nhân đạo an toàn để người dân Ukraine sơ tán khỏi các thành phố và chuyển hàng cứu trợ.
  • Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã mở cuộc điều tra sau khi Nga bị cáo buộc ném bom vào dân thường tại Ukraine. Công tố viên chính của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nói rằng đang thu thập các bằng chứng về các cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng.

Ngày 4/3:

  • Ukraine có kế hoạch tổ chức vòng đàm phán thứ ba với các quan chức Nga vào cuối tuần này trong nỗ lực chấm dứt giao tranh. “Vòng đàm phán thứ ba sẽ diễn ra vào ngày mai hoặc ngày kia, chúng tôi đang liên lạc thường xuyên”, cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak hôm nay cho biết. Phát biểu tại thành phố Lviv, phía tây Ukraine, Podolyak cho hay Kiev chỉ chờ phản hồi từ Điện Kremlin để xác nhận thời gian đàm phán.
  • Các nguồn tin ngoại giao cho biết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA/LHQ) đã quyết định họp khẩn dự kiến diễn ra vào 16h30 giờ GMT (tức 23h30 giờ Việt Nam) ngày 4/3. Cuộc họp được tổ chức theo đề nghị của Anh sau vụ tòa nhà 5 tầng được dùng làm cơ sở đào tạo tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia – một trong những nhà máy điện lớn nhất châu Âu – trúng đạn pháo và cháy.
Nếu nhà máy hạt nhân lớn nhất Ukraina nổ tung sẽ tệ gấp 10 Chernobyl | Tin  tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

  • Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Liên bang Nga, Thượng tướng Mikhail Mizintsev vừa ra tuyên bố: “Kiev đã gần như mất hoàn toàn khả năng quản lý hành chính của các khu vực và huyện của đất nước”. Cũng theo vị sĩ quan Nga, hiện các cơ quan dân sự ở các đô thị và khu dân cư của Ukraine đã bị các lực lượng quân sự tước quyền giải quyết các vấn đề dân sự. Hiện phía Ukraine chưa đưa ra bình luận cũng như phản bác về tuyên bố của vị đại diện Bộ Quốc phòng Nga.
  • Tổng thống Vladimir Putin ngày 4/3 kêu gọi cộng đồng quốc tế bình thường hóa quan hệ và không tiếp tục cấm vận Nga.
https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/03/04/7-1646403562.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=beRTCcKGtPXYU0eap6-sFg

Cảnh tàn phá tại Ukraine sau 9 ngày giao tranh

Ngày 5/3:

  • Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chỉ trích mạnh mẽ quyết định không thiết lập vùng cấm bay của NATO, cho rằng liên minh đã bật đèn xanh để Nga tiếp tục không kích các thành phố Ukraine. Ông Blinken nói với phóng viên ngoại giao của BBC, James Landale sau khi gặp những người đồng cấp Liên minh châu Âu tại Brussels khi bắt đầu chuyến công du châu Âu kéo dài 6 ngày. Ông cho biết cộng đồng quốc tế cam kết làm mọi thứ có thể để giúp Ukraine và cũng gây “áp lực lớn lên Nga để chấm dứt cuộc chiến do Vladimir Putin khởi xướng”. Khi được hỏi liệu ông có tin rằng người Ukraine có thể giành chiến thắng hay không, ông nói: “Theo thời gian, hoàn toàn có thể”. “Tôi không thể cho bạn biết cuộc chiến này sẽ tiếp diễn trong bao lâu. Tôi không thể nói cho bạn biết sẽ mất bao lâu. Nhưng ý tưởng rằng Nga có thể khuất phục được ý chí của 45 triệu người đang hăng hái đấu tranh cho tương lai và tự do của họ, chưa nói đến những người Nga ủng hộ Ukraine, điều đó nói lên rất nhiều điều. “
  • Ngày 5/3, phía Nga tuyên bố ngừng bắn và mở các hành lang nhân đạo cho người dân rời khỏi Mariupol và Volnovakha. Tổng thống Vladimir Putin ngày thứ Bảy nói rằng các chế tài của phương Tây nhắm vào Nga giống như một lời tuyên chiến và cảnh báo bất cứ nỗ lực nào nhằm áp đặt một vùng cấm bay ở Ukraine sẽ tương đương với việc tham gia cuộc xung đột.
  • Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) cho biết số người di tản khỏi Ukraine kể từ khi chiến sự bắt đầu đến nay đã lên tới 1.45 triệu người. Cơ quan di trú của Liên Hợp Quốc, ghi nhận số liệu từ cơ quan chính phủ của các quốc gia nơi họ đến, hôm 5/3 cho biết 787,300 người Ukraine đã đến Ba Lan, khoảng 228,700 người chạy sang Moldova, 144,700 người đến Hungary, 132,600 người đến Romania và 100,500 người đến Slovakia. IOM cho biết công dân của 138 quốc gia đã vượt qua biên giới của Ukraine sang các nước láng giềng.
Người Việt ở Ukraine: Bỏ đi di tản hay ở lại và đi thì như thế nào? - BBC  News Tiếng Việt

Các quốc gia lân bang nhận người tỵ nạn Ukarine

  • Aeroflot, hãng hàng không đầu tàu của Nga, thông báo rằng họ sẽ dừng tất cả các chuyến bay quốc tế ngoại trừ đến Belarus bắt đầu từ ngày 8/3. Bước đi này của hãng hàng không nhà nước lớn nhất của Nga được đưa ra sau khi cơ quan hàng không của nước này, Rosaviatsiya, khuyến nghị tất cả các hãng hàng không Nga có máy bay thuê của nước ngoài dừng các chuyến bay chở khách lẫn chở hàng ra nước ngoài.
  • Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 5/3 đã tới thăm biên giới giữa Ukraine và Ba Lan trong bối cảnh dòng người sơ tán đang đổ về Ba Lan, theo AFP. Động thái trên của ông Blinken diễn ra trong lúc ông đang có chuyến thăm tới Ba Lan. Ngoại trưởng Mỹ hoan nghênh Ba Lan, một thành viên NATO, vì những hành động của nước này sau khi Nga tấn công Ukraine. Ba Lan đang tiếp nhận 10,000 binh sĩ Mỹ, với hơn một nửa số đó tới vào những tuần gần đây.
  • Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensyy “đã thỉnh cầu khẩn thiết các nước châu Âu cung cấp máy bay do Nga sản xuất cho Ukraine” trong cuộc gọi qua video ngày thứ Bảy, lãnh đạo Đa số Thượng viện Hoa Kỳ Chuck Schumer cho biết. Quốc hội Hoa Kỳ do phe Dân chủ kiểm soát, có sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng cho việc cung cấp 10 tỷ USD viện trợ nhân đạo và quân sự khẩn cấp cho Ukraine sau cuộc xâm lược ngày 24/2 của Nga.

Ngày 6/3:

  • Trong khi nhiều công ty lo sợ và tránh xa dầu mỏ của Nga vì quan ngại “vạ lây” từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, Shell, công ty dầu khí đa quốc gia của Anh – tập đoàn năng lượng tư nhân lớn thứ hai trên thế giới, vừa mua 100.000 tấn dầu từ Nga. Theo CNBC, mức giá mà Shell mua được cho là thấp hơn rất nhiều so với giá 118 USD/thùng dầu Brent trên thị trường toàn cầu. Nga hiện cung cấp khoảng 12% tổng lượng xuất khẩu dầu thô toàn cầu. Trong khi đó, gần 40% nhu cầu khí đốt và 25% nhu cầu dầu lửa của EU phụ thuộc vào Nga. 
  • Mỹ đang hợp tác với Ba Lan nhằm đạt được thỏa thuận về việc để Warsaw cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu. Nếu hoàn tất, thỏa thuận này sẽ cho phép Ba Lan chuyển giao một số máy bay chiến đấu có từ thời Liên Xô cho Ukraine. Đổi lại, Warsaw sẽ nhận được mẫu tiêm kích F-16 từ Mỹ. Nguồn thạo tin ẩn danh cho biết, loại máy bay Mỹ muốn Ba Lan chuyển giao cho Ukraine là Mig-29. Ba Lan đang sở hữu 28 tiêm kích MiG-29, nhiều nhất trong khối NATO. Đây là tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 được Liên Xô phát triển vào thập niên 1970 và biên chế năm 1982. Tin cuối cùng cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đã từ chối lời đề nghị bất ngờ từ Ba Lan về việc đưa các máy bay chiến đấu MiG-29 tới một căn cứ ở Đức rồi sau đó chuyển giao cho Ukraine.
  • Trong một diễn biến riêng rẽ, nhà đàm phán David Arakhamia của Ukraine viết trên Facebook rằng, phái đoàn của Kiev và Moscow sẽ tổ chức vòng thương lượng thứ 3 vào ngày 7/3. Theo hãng thông tấn TASS, nhà đàm phán Leonid Slutsky của Nga đã xác nhận thông tin trên trong một buổi phát sóng trực tiếp trên kênh Yotube Soloviev. Ông Slutsky trước đó chia sẻ trên kênh truyền hình Russia-24 rằng, ‘trong vòng đàm phán thứ 2, phía Ukraine đã cho thấy khả năng đàm phán của họ’.
  • Hôm 6/3, giới chức Mỹ nhận định có ba lĩnh vực mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden có thể sớm hành động để ngăn chặn đà tấn công của Nga ở Ukraine bao gồm lệnh cấm nhâp khẩu dầu mỏ của Nga, cáo buộc tội ác chiến tranh với Nga, và mở đường chuyển các chiến đấu cơ từ Ba Lan tới Ukraine.

Ngày 7/3/2022:

  • Nga và Ukraine đang thực hiện vòng đàm phán thứ ba tại Belarus vào tối 7/3, chủ yếu tập trung vào việc lập hành lang nhân đạo. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đồng ý gặp mặt nhau bên lề một diễn đàn tại thành phố nghỉ dưỡng Antalya ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 10/3.
  • Nga công bố danh sách các nước/lãnh thổ “không thân thiện”. Theo Hãng thông tấn TASS, danh sách bao gồm: Mỹ, Canada, các nước Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh, Ukraine, Montenegro, Thụy Sĩ, Albania, Andorra, Iceland, Liechtenstein, Monaco, Na Uy, San Marino, Bắc Macedonia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Micronesia, New Zealand, Singapore và Đài Loan. Cho đến 7/3, đã có 28 quốc gia cung cấp vũ khí, đạn dược, tiếp liệu và tài chánh cho Ukraina: Mỹ, Canada, các nước Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh, Albania, Andorra, Bỉ, Bồ Đào Nha, CH Séc, Đài Loan, Đan Mạch, Đức Quốc, Hà Lan, Hàn Quốc, Hy Lạp, Ý, Iceland, Liechtenstein, Bắc Macedonia, Micronesia, Montenegro, Monaco, New Zealand, Nhật Bản, Pháp Quốc, Na Uy, Phần Lan, Romania, San Marino, Slovakia, Singapore và Thụy Sĩ, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc Đại Lợi.
  • Một quan chức Israel xác nhận với báo Axios (Mỹ) rằng Thủ tướng Naftali Bennett đã bí mật bay đến Matxcơva vào ngày 5/3 để thảo luận khả năng ngừng bắn ở Ukraine với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Quân đội Ukraine đã phòng thủ một cách mạnh mẽ và đầy bất ngờ trước Nga. Tuy nhiên, chiến dịch quân sự này đã diễn ra được gần hai tuần, và giới chức phương Tây dự đoán rằng quân đội Nga sẽ đảo ngược những tổn thất ban đầu, từ đó tạo tiền đề cho một chiến dịch kéo dài, theo Washington Post. Những biện pháp hỗ trợ Ukraine đang được phương Tây lên kế hoạch.
  • Ukraine ngày 7/3 sẽ yêu cầu tòa án cao nhất của Liên Hợp Quốc ra phán quyết khẩn cấp yêu cầu Nga ngừng hoạt động quân sự ngay lập tức, sau khi Nga cáo buộc Ukraine diệt chủng. Đơn kiện của Ukraine tới Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) lập luận rằng tuyên bố về tội diệt chủng là không đúng sự thật, và là sự biện minh của Moscow cho hành vi tấn công Ukraine, theo Reuters. Các phiên điều trần sẽ bắt đầu lúc 10h, theo giờ Hà Lan – nơi đặt trụ sở của ICJ, trong đó Ukraine trình bày trước. Nga đã không hiện diện trong buổi điều trần.
Nga yêu cầu ICJ bác đơn kiện của Ukraine do không có bằng chứng thuyết phục  | VOV.VN

Tòa án Công lý quốc tế (ICJ)

  • Gần biên giới Ukraine, có một phi trường bí mật Đông Âu được sử dụng làm “trung tâm vận chuyển vũ khí” cho Ukraine. Hãng tin CNN dẫn lời một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, tuần trước, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley đã tới địa điểm bí mật này, tận mắt chứng kiến nỗ lực phối hợp đa quốc gia đầu tiên để đưa vũ khí vào Ukraine giữa chiến sự Ukraine và Nga căng thẳng. Trong thời gian ở tại phi trường bí mật, ông Milley đã gặp các binh sỹ và giám sát hoạt động vận chuyển vũ khí. Những ngày gần đây, phi trường này rất bận rộn, liên tục đón máy bay ra vào, có hôm làm hết công suất, đón tới 17 chuyến. Hiện tại, vị trí chính xác của phi trường kể trên vẫn là bí mật để bảo đảm an toàn cho hoạt động vận chuyển vũ khí (bao gồm tên lửa chống tăng) vào Ukraine.
Mỹ đưa lính dù đến Đông Âu, cảnh báo doanh nghiệp Trung Quốc

Sân bay bí mật tại Đông Âu

  • Đối với anh chị Lesia Ivashchenko và Valerii Filimonov, lễ cưới chưa bao giờ là điều quan trọng khi họ đã ở bên nhau 20 năm và có chung một cô con gái 18 tuổi. Nhưng khi xung đột xảy ra ngay trước mắt, hai người đã nghĩ lại và quyết định làm đám cưới chính thức. Mặc quân phục thay vì váy cưới và áo vest, anh chị trao nhẫn cưới cho nhau trước sự chứng kiến của những người bạn chiến đấu và chỉ huy.
Cặp đôi Ukraine làm đám cưới ngay trên chiến tuyến

Cặp đôi làm đám cưới ngay trên chiến tuyến

  • Khi quân Nga khép chặt vòng vây Kiev, người dân tại thủ đô Ukraine gấp rút chế tạo “nhím gai” nhằm chặn đường tiến của xe tăng đối địch. Tại công trường lầy lội ở một khu dân cư thuộc Kiev, các công nhân và thợ hàn của công ty bất động sản KAN đang tích cực làm việc. Thay vì xây nhà và các văn phòng, họ đang chế tạo những rào chắn chống xe tăng khổng lồ bằng kim loại, gọi nôm na là “nhím gai”, cùng các hàng rào thép gai nhỏ hơn nhằm mục đích ngăn chặn những phương tiện có bánh, kể cả xe tải.

Người Ukraine chế “Nhím gai” ngăn xe tăng Nga tại Kiev

Ngày 8/3/2022:

  • Reuters dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 7/3 cho biết Nga đã nói với Ukraine rằng Moscow sẵn sàng ngừng hành động quân sự “chỉ trong chốc lát” nếu Kiev đáp ứng các điều kiện. Điều kiện mới là Ukraine phải thay đổi hiến pháp để trở thành quốc gia trung lập. Đây được xem là tuyên bố rõ ràng nhất về những điều kiện mà Nga muốn Ukraine thực hiện để chấm dứt “hoạt động quân sự đặc biệt” hiện đã bước sang ngày thứ 12 ở Ukraine.

Hướng tiến quân của Nga tính đến 8/3

  • Số người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine hiện đã tăng lên 2 triệu người, người đứng đầu cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc UNHCR cho biết hôm 8/3.

Ngày 9/3/2022:

  • Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa tung ra đòn trừng phạt mới nhất nhắm hoạt động xuất khẩu dầu thô của Nga. Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), Mỹ nhập khẩu khoảng 672,000 thùng dầu của Nga mỗi ngày trong năm 2021, chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu và các sản phẩm tinh chế. Hầu hết dầu thô và dầu mỏ nhập khẩu của Mỹ đến từ Canada, Mexico và Saudi Arabia. Do vậy, so với châu Âu, Mỹ ít chịu phụ thuộc vào nguồn cung dầu từ Nga trong khi đó Đức Quốc là nước nhập cảng dầu khí nhiều nhất của Nga. Đầu tuần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định Berlin không có ý định tham gia bất kỳ lệnh cấm nào như vậy. Cũng có tin Hoa Kỳ đang thương thuyết với Venezuela để tái khởi động kỹ nghệ ngành dầu khí của nước này.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

Hôm nay, 10 tháng 3, 2022, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước sang ngày thứ 16 với việc cả hai bên hứng chịu thiệt hại nặng về người và của. Ba lần đàm phán cũng chưa có kết quả. Chưa rõ liệu Ukraine và Nga có thể sớm tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn theo lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế hay không. Nga đã đưa ra những điều kiện mà không một quốc gia độc lập nào có thể chấp nhận được. Có vẻ như Nga quyết không khoan nhượng. Quân đội Ukraine đang chống trả quyết liệt.

Còn quá sớm để đi đến một kết luận; thay vào đó, tác giả cố gắng đưa ra những khía cạnh của vấn đề như Thế tương tranh Hoa Kỳ – Trung Quốc – Nga Sô, Giấc mộng đế quốc Sô Viết của tổng thống Putin, Những tương đồng và khác biệt giữa 2 cuộc chiến Việt – Trung 1979 và Ukraine – Nga Sô 2022, Thái độ của Việt Nam, Dự đoán cho tương lai để cố tiên đoán những giải pháp để chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine. Cũng đã có vài dấu hiệu tích cực như sự tham gia của các quốc gia trung lập như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel vào tiến trình thương thuyết.

Thế tương tranh Hoa Kỳ – Trung Quốc – Nga Sô: Sau Thế chiến thứ 2, Hoa Kỳ đã nổi lên như là một cường quốc lãnh đạo thế giới về mọi lãnh vực từ địa chính trị, kinh tế, quân sự. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc và Nga Sô muốn biến sự liên hệ thành một thế giới đa cực như một tam giác đều. Trên thực tế, Hoa Kỳ có những ưu điểm mà Trung Quốc và Nga Sô không có nên Hoa Kỳ vẫn giữ được cạnh dài nhất. Hoa Kỳ cũng có vài mâu thuẩn khi đối xữ với các quốc gia Đồng Minh nhưng nói chung thì Hoa Kỳ đã giúp đở họ rất nhiều. Đức Quốc, Nhật Bản sau Thế chiến thứ 2, Hàn Quốc sau cuộc chiến Triều Tiên đã trở thành 3 cường quốc kinh tế. Ngay Việt Nam bây giờ cũng là đối tác kinh tế hàng đầu của Mỹ.

Về lãnh vực kinh tế thì GDP của thế giới theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2021 là 94.9 ngàn tỷ thì 11 cường quốc trên thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức Quốc, Vương quốc Anh, Ấn Độ, Pháp, Ý, Canada, Hàn Quốc, Nga đang chiếm 65.4 ngàn tỷ (68%).  GDP Hoa Kỳ chiếm 23 ngàn tỷ (24.2%) cho dân số 330 triệu dân, Trung Quốc với 17 ngàn tỷ (17.9%) cho dân số 1.4 tỷ dân còn Nga Sô chỉ với 1.6 tỷ (1.7%) cho 146 triệu dân.

Về khả năng quân sự thì Hoa Kỳ cũng tương đương với Nga Sô. Trung Quốc thì phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, về sự hiện diện trện toàn thế giới thì tính đến đầu năm 2020, quân đội Hoa Kỳ đồn trú tại 170 quốc gia với 170,000 quân trên 800 căn cứ quân sự trên thế giới. Ba nơi có quân số đông nhất là 55,165 tại Nhật Bản, 34,674 tại Đức Quốc và 26,184 tại Hàn Quốc. Các số liệu này thường thay đổi vì các đơn vị luôn được triển khai và rút đi thường xuyên tùy theo nhu cầu. Hoa Kỳ bắt đầu chuyển sự hiện diện từ Tây Âu qua Đông Âu. Trung Quốc hầu như chưa có sự hiện diện quân sự tại ngoại quốc còn Nga Sô chỉ có sự hiện diện tại vài quốc gia Trung Á và Đông Âu.

Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã hứng chịu những hậu quả chính sách “America First” của cựu Tổng thống Trump, chủ nghĩa Thượng tôn da trắng, sự đấu đá vô bổ giữa 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Điều đáng buồn là một số dân chúng Hoa Kỳ không thấy được sự đúng sai. Lằn ranh ủng hộ vẫn bị ngăn cách giữa biên giới 2 đảng. Cựu tổng thống Trump, trong 4 năm tại vị, đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi quốc gia. Hy vọng rằng những người lãnh đạo chiến lược quốc gia, hay nói đúng là lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu của nước Mỹ sẽ tìm ra giải pháp để Hoa Kỳ thoát ra vấn nạn này.

Giấc mộng đế quốc Sô Viết của Tổng thống Putin: Ông Putin không chỉ yêu cầu Ukraine không bao giờ gia nhập NATO mà còn yêu cầu NATO quay ngược thời gian trở lại năm 1997 và rút lại sự mở rộng về phía Đông. Ông phàn nàn rằng Nga “không còn nơi nào để rút lui – họ nghĩ rằng chúng ta sẽ chỉ ngồi yên một chỗ?” Ông muốn NATO rút lực lượng và cơ sở hạ tầng quân sự khỏi các quốc gia thành viên đã tham gia liên minh từ năm 1997 và không triển khai “vũ khí tấn công gần biên giới Nga”. Điều đó có nghĩa là Trung Âu, Đông Âu và Baltics. Nhưng điều này vượt ra ngoài NATO. Theo lời của thủ tướng Đức, nhà lãnh đạo Nga “muốn tiếp quản châu Âu theo thế giới quan của ông ấy”. Ông Putin vẫn nuôi hoài niệm về một đế chế Liên Sô nhưng trong lịch sử nhân loại, đế chế hình thành rồi tan rã theo những định luật nhất định.

Đế Quốc Nga Toàn Thế Giới Liên Xô - Hôn nhân png tải về - Miễn phí trong  suốt Thế Giới png Tải về.

Đế chế Liên Xô

Nga Sô xem các nước Đông Âu và Trung Á như là các lá chắn bảo vệ an ninh cho Nga mà không đủ sức cung cấp cho họ một điều gì để phát triển. Belarus và Kazakhstan là 2 đồng minh thân cận nhất của Nga nhưng là 2 quốc gia độc tài và tham nhũng. Trong bài “Giấc mơ của Vladimir Putin”, tác giả Dominique Moisi trên Les Echos nhận định tổng thống Nga không phải là người gây ra biến loạn ở Kazakhstan, nhưng đã nắm lấy cơ hội thuận lợi giữa cuộc khủng hoảng Ukraine. Nhưng cho đến bây giờ, Nga chưa giúp được gì cho các quốc gia Đông Âu và Trung Á như Hoa Kỳ với các quốc gia thân hữu.

Cách đây hơn 30 năm, khối Xô-viết sụp đổ như một lâu đài bằng giấy trong sự vui mừng của mọi người. Ông Mikhail Gorbatchev từ chối dùng vũ lực chống lại những tiến trình dân chủ đang diễn ra. Nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô có trái tim biết cảm thông, nhưng đó không phải là trường hợp của các lãnh đạo Belarus và Kazakhstan ngày nay. Để giữ ghế, họ không ngần ngại dùng đến những biện pháp thô bạo nhất, nhất là đã yên tâm có sự hỗ trợ tích cực của nhà bảo trợ Vladimir Putin. Sau khi bị bất ngờ bởi các cuộc cách mạng màu như ở Ukraine năm 2014, Nga chừng như quyết tâm chống lại những phong trào phản kháng. Cùng với việc bảo vệ chính quyền Belarus và Kazakhstan chống lại ý nguyện của người dân hai nước này, Matxcơva còn phản đối quyền của Ukraine được tự do chọn lựa vận mệnh. Phải chăng tham vọng của Putin là viết lại lịch sử hậu chiến tranh lạnh ở châu Âu, lợi dụng một tương quan lực lượng thuận lợi hơn so với cách đây 30 năm?

Tổng thống Putin có tham vọng so sánh mình với Peter Đại Đế vào thế kỷ 17. Nga tự cho mình cái quyền tuyệt đối về định mệnh chính trị của các chư hầu cũ, thông qua Hiệp ước An ninh Tập thể gồm sáu nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. Vẫn còn quá sớm để biết được những gì đã thực sự diễn ra tại Kazakhstan vào đầu tháng 1, 2022, ngoài con số ít nhất 225 người chết và 8,000 người bị bắt. Có phải như chính quyền đương nhiệm nói, là âm mưu đảo chính từ bên ngoài, cộng với phong trào phản kháng của dân chúng, trong một đất nước tham nhũng và bất bình đẳng sâu sắc? Putin nhân cơ hội này đã biểu dương lực lượng, đưa 3,000 quân vào Kazakhstan để dằn mặt Ukraine và phương Tây. Tuy nhiên theo Les Echos, tất cả không phải đều là màu hồng cho Vladimir Putin. Những lý do thúc đẩy người dân Kazakhstan xuống đường vẫn còn đó, Belarus cũng tương tự. Chế độ có thể bịt miệng họ, nhưng được bao lâu?

Khi hỗ trợ những chế độ độc tài bất nhân, Nga nhận lấy rủi ro cho tương lai; và những khiêu khích của Matxcơva đã đẩy người dân Ukraine về phía phương Tây. Hãy thử hình dung những hình ảnh chiến tranh ở Ukraine cộng với đại dịch bùng phát kể cả ở kẻ đi xâm lăng, liệu có tốt đẹp cho Putin? Theo thăm dò mới nhất của Viện Levada, chỉ có 32% người Nga muốn coi nước mình là “đại cường được tôn trọng trên thế giới”. Trong giấc mơ vĩ cuồng, Putin có thể đơn độc hơn là ông ta tưởng.

Cuộc chiến Việt – Trung 1079 và Ukraine – Nga Sô 2022: Trong 2 bài viết trước, tác giả nêu ra những sự tương đồng và khác biệt giữa 2 cuộc chiến Việt – Trung năm 1979 và cuộc chiến Ukraine – Nga Sô năm 2022. Điều khác biệt căn bản là trong cuộc chiến Việt – Trung 1979, Nga là nước giúp Việt Nam chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc thì năm 2022, Nga lại đóng vai kẻ xâm lăng.

  • Điểm tương đồng là chủ nghĩa bá quyền nước lớn của Trung Quốc, Nga Sô cũng như Hoa Kỳ và thân phận các nước nhỏ như Việt Nam và Ukraine. Như đã nói ở trên, các quốc gia đối địch với Hoa Kỳ trong Thế chiến Thứ 2 như Đức Quốc, Nhật Bản cũng như đồng minh Hàn Quốc trong cuộc chiến Triều Tiên năm 1953 đều được Hoa Kỳ giúp đỡ để trở thành các cường quốc kinh tế hiện nay. Trong khi đó, các quốc gia Đông Âu và Trung Á tiếp giáp với Nga vẫn đang loay hay tìm cho mình một tương lai tốt đẹp hơn.
  • Trong diễn văn ngày 21/02/2022 về tình hình ở Ukraine, Tổng thống Nga Putin đã nhắc đến vai trò của Lenin và những người Bolshevik và nước Nga Cộng Sản như những tội đồ chia cắt những gì thuộc về lịch sử đất Nga. Thật sự, trong sự biến thiên của lịch sử thì Ukraine đối với Liên bang Sô Viết thì cũng như nhóm Lạc Việt với dân tộc Hán.
  • Nga đang vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân dân Ukraine.

Có nhiều điểm khác biệt:

  • Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam là một quốc gia được hậu thuẫn bởi Nga Sô là nước mà họ đã có hiệp ước chính thức, trong khi Ukraine không chính thức là một phần của bất kỳ liên minh quân sự nào với phương Tây. 
  • Có thể nói Nga Sô và Ukraine có chung một nguồn gốc; tuy nhiên, đây lại là gánh nợ của Ukraine. Trong nhiều trường hợp, tỷ lệ người nói tiếng Nga tại Ukraine là 17% (Crimea: 58%, Donbass: 38%) trong khi đó người Hoa tại Việt Nam chỉ dưới 1% và trong nhiều khía cạnh, phải đồng hóa với người Việt Nam. Việt Nam phải cùng một lúc đối phó với 2 mặt trận Tây Nam với Khmer Đỏ và mặt trận biên giới phía Bắc với 600,000 quân Trung Quốc. Việt Nam chưa cần phải vào liên minh quân sự nào mà vẫn trở thành đối tác kinh tế hàng đầu với Hoa Kỳ. Ukraine không có được những lợi thế như của Việt Nam, đã để những người nói tiếng Nga chi phối quốc gia này quá lâu.
  • Địa thế của Ukraine khác biệt với Việt Nam khiến cho sự phòng thủ của Ukraine khó hơn nhiều. Trong khi cuộc chiến Việt Nam chỉ giới hạn trong vùng rừng núi của 6 tỉnh biên giới thì Ukraine, cuộc chiến bao trùm khu vực biên giới phía Nam – Đông – Bắc. Các đoàn quân cơ giới của Nga đi nghênh ngang trên các xa lộ của Ukraine. Trung Quốc không chiếm được 1 tỉnh nào của Việt Nam trong khi tại Ukraine, tình hình vẫn bấp bênh. Có thể Nga sẽ chiếm được 1 số tỉnh của Ukraine để làm lợi thế thương thuyết.
  • Cuộc chiến biên giới Việt – Trung kéo dài chỉ 1 tháng nhưng mức độ khốc liệt rất lớn lao. Lực lượng tham chiến của Trung Quốc khoảng 600,000 quân trong khi lực lượng phòng thủ của Việt Nam là 100,000 quân và 150,000 dân quân tự vệ. Khoảng 30,000 người mổi bên hy sinh trong cuộc chiến. Thiệt hại của 2 bên trong cuộc chiến tại Ukraine cho đến hôm nay chỉ mới giới hạn khoảng 2,000 – 3,000 người.
  • Trong cuộc chiến tranh Việt – Trung 1979, Việt Nam có nhiều kẻ thù hơn là Ukraine hiện nay. Ngoài Trung Quốc ra, các nước Đông Nam Á, vì quyền lợi riêng tư của họ, đã hùa với Hoa Kỳ, các quốc gia Tây Phương, cấm vận Việt Nam trong khoảng thời gian hơn 10 năm. Việt Nam đã chấp nhận hy sinh vì quyền lợi sinh tử của mình. Ngược lại, Ukraine hiện nay nhận được sự ủng hộ của hầu hết quốc gia trên thế giới.

Thái độ của Việt Nam: Tổng thống Putin của Nga tiếp tục xác nhận điều đầu tiên là phi vũ trang và bảo đảm trạng thái trung lập của Ukraine, nhằm ngăn những mối đe dọa từ lãnh thổ nước này nhằm vào Nga. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là phòng thủ tập thể, thể hiện trong điều khoản số 5 quan trọng của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. NATO có thể mở rộng ảnh hưởng sang phía Đông nhưng chỉ với mục đích phòng thủ chống sự xâm lăng của Nga Sô. Ukraine, cũng như bất cứ quốc gia nào trên thế giới, có toàn quyền quyết định tương lai của mình. Việt Nam đã bỏ phiếu trắng trong cuộc họp khẩn cấp của LHQ thông qua nghị quyết đòi Nga ngưng cuộc xâm lăng vào Ukraine và rút quân, với đa số các quốc gia trên thế giới đều bày tỏ sự hậu thuẫn dành cho Ukraine và lên án Nga. Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác vì cả Nga Sô và Ukraine đều là những người bạn truyền thống nhưng trong hậu trường, Việt Nam có thể cung cấp cho Nga Sô và Ukraine những lời khuyên chân thành.

Dự đoán cho tương lai: Hiện tại, chưa ai đoán được bước đi kế tiếp của Nga sẽ như thế nào. Có thể cho rằng cách tiếp cận của Nga hiện đang thay đổi và tình hình sẽ xấu đi đáng kể. Người ta lo sợ rằng quân đội Nga giờ đây sẽ sử dụng đến hỏa lực khổng lồ của mình để vớt vát cho sự mất thể diện vì những thất bại ban đầu, và buộc Ukraine phải đầu hàng bằng các cuộc dội bom trên diện rộng … Chuyên gia quân sự Kofmann cảnh báo trên Twitter hôm 1/3: “Tôi nghĩ rằng ngày hôm nay chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi trong các cuộc tấn công của Nga: “tập trung vào cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng”, việc sử dụng tên lửa và pháo ngày càng gia tăng ở các vùng ngoại ô của Kiev (gia tăng cường độ hỏa lực) .. Nỗi sợ hãi của tôi rằng cuộc chiến sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều và thường dân sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn, thật không may là nó đang bắt đầu trở thành sự thật.

Nhưng phía bên đối phương dường như cũng bị đánh giá sai. “Ý chí chiến đấu và chất lượng của quân đội Ukraine cũng bị đánh giá thấp”, Ed Arnold từ Viện Hoàng gia Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh của Lực lượng Vũ trang Thống nhất (RUSI) ở London nói với tờ SPIEGEL. “Kế hoạch chiến lược của Nga đã không thành công. Họ đã mất một số lượng binh lính đáng ngạc nhiên. Ước tính khoảng 4,000 lính Nga tử trận chỉ trong sáu ngày”, Arnold ước tính. Nếu đúng, số binh sĩ đó sẽ tương đương với số binh sĩ Mỹ đã chết ở Iraq từ năm 2003 đến năm 2010. Thêm vào đó là tổn thất cao về thiết bị quân sự. “Tất nhiên, với ưu thế vượt trội của mình, các lực lượng vũ trang Nga vẫn có thể đạt được các mục tiêu quân sự của mình, câu hỏi đặt ra là với cái giá nào về phương diện chính trị và kinh tế. Tổng thống Vladimir Putin vẫn có được sự ủng hộ rất cao của dân chúng Nga; tuy nhiên, ông cũng đã nhận thức được sự khác biệt giữa tham vọng và thực tế. Ngày 4/3, ông Putin kêu gọi cộng đồng quốc tế bình thường hóa quan hệ và không tiếp tục cấm vận Nga.

Trong bài viết ngày 4/3, Phóng viên Ngoại giao James Landale của BBC News đã nêu 5 kịch bản kết thúc chiến tranh có thể xảy ra. Chỉ một số ít người có thể tự tin dự báo tương lai nhưng cũng có vài kịch bản có khả năng xảy ra. Đa số là không mấy sáng sủa. Hiện nay thật khó để dự đoán cuộc chiến tại Ukraine cuối cùng sẽ diễn tiến như thế nào. Tin tức từ chiến trường, nền ngoại giao bị tắt tiếng, sự thống khổ của những người dân bị mất nhà cửa, tất cả có thể đã quá choáng ngợp. Một số kịch bản kết thúc cuộc chiến nào đang được các nhà hoạch định chiến lược của các cường quốc trên thế giới thảo luận?

Hy vọng bài viết tiếp vào đầu tháng 4 sẽ có những tin tức tích cực hơn. Cầu nguyện mọi chuyện diễn tiến tốt đẹp cho dân chúng Ukraine. Bài này viết hơi dài nhưng đây là đề tài quá lớn, vượt quá khuôn khổ của những bài viết thông thường.

THAM KHẢO

  1. Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy – 22/5/2019
  2. Bài viết “Một tuần lể bạo loạn rung chuyển Kazakhstan” đăng trên đài VNE ngày 10/1/2022.
  3. Bài viết “Boris Johnson nói Putin ‘không rửa sạch máu’: Trọn vẹn diễn văn đăng trên đài BBC ngày 24/2/2022.
  4. Bài viết “Hàng loạt nước tăng cường trừng phạt Nga” đăng trên đài Zing News ngày 25/2/2022.
  5. Bài viết “NATO ùn ùn gửi loạt khí tài đến Ukraine, có cả khí tài phòng không và chống tăng” đăng trên đài Zing News ngày 27/2/2022.
  6. Bài viết “Chuyển biến lớn: QH Đức đồng ý tăng chi tiêu quốc phòng để chống Putin” đăng trên đài BBC ngày 27/2/2022.
  7. Bài viết “Chiến tranh xâm lược Ukraine: Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến” đăng trên tờ Der Spiegel ngày 28/2/2022.
  8. Bài viết “Xung đột Ukraine “phủ bóng” kỳ họp quan trọng nhất Trung Quốc: Sự chú ý đổ dồn vào 1 người” đăng trên tờ Soha ngày 4/3/2022.
  9. Bài viết “Ông Putin kêu gọi quốc tế dừng cấm vận Nga” đăng trên tờ Soha ngày 4/3/2022.
  10. Bài viết “Chiến thuật cầm chân lính Nga của Ukraine” đăng trên tờ Zing.News ngày 4/3/2022.
  11. Bài viết “Nga xâm lược Ukraine: James Landale nêu 5 kịch bản kết thúc chiến tranh có thể xảy ra” của James Landale, Phóng viên Ngoại giao đăng trên BBC News ngày 4/3/2022.
  12. Bài viết “Vì sao Vladimir Putin đã bại trận rồi” của tác giả Yuval Noah Harari, Trần Gia Huấn, chuyển ngữ đăng trên mạng Guardian ngày 4/3/2022.
  13. Bài viết “Phương Tây lặng lẽ chuẩn bị cho kịch bản xấu hơn ở Ukraine” đăng trên mạng Zing News ngày 6/3/2022.
  14. Bài viết “Cuộc chiến Ukraine khởi sự ngày tàn của ông Putin?” đăng trên mạng Zing News ngày 9/3/2022.
  15. Bài viết “Đánh giá nhanh tác động của các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 9/3/2022.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *