Chuyện tình 48 năm của cặp vợ chồng Việt – Triều

367 (lượt xem) |

Lời người phụ trách: Giữa tháng 3, 2022, sau bài “Người vợ Ukraine 20 năm lo cho chồng Việt bị đột quỵ” đưa lên mạng vào tháng 2/2022, tác giả lại đọc được một câu chuyện tình đầy cảm xúc và nhân bản trên khá nhiều mạng truyền thông quốc nội. Các bài viết này tương đối khá giống nhau và đã được đưa lên mạng vào đầu năm 2019. Tác giả xin phép các mạng truyền thông có đăng bài viết này cho phép truy cập và đăng thêm trên mạng Tranhchapbiendong.net.

THAM KHẢO

  • VN Express – 13/2/2019
  • VOV – 14/2/2019
  • Café Biz News – 14/2/2019
  • Thanh Niên – 25/2/2019
  • Tri thức & Cuộc sống – 2/4/2019
  • E-Magazine – 2/4/2019

Bức ảnh đen trắng được chụp cách đây 31 năm. Đó là hình ảnh một cặp đôi trẻ đang nhìn chăm chú về phía camera nhưng vẫn không che giấu được nét ưu tư trên khuôn mặt. Người thanh niên trong ảnh, một du học sinh Việt, đã tìm thấy tình yêu của đời mình. Nhưng rất tiếc, cô gái lại ở trong một quốc gia mà tình cảm với người ngoại quốc lại không được chấp thuận. Ông Phạm Ngọc Cảnh, nay đã 69 tuổi, chụp bức ảnh trên cùng vợ ông, bà Ri Yong-hui, bằng máy ảnh tự động vào mùa xuân năm 1971. Thời điểm đó, ngay cả bản thân họ cũng chẳng thể ngờ được rằng sẽ có một ngày họ được phép đến với nhau, hoàn toàn tự do và kiên nhẫn. “Giây phút tôi nhìn thấy anh ấy, tôi đã rất buồn bởi tôi cảm nhận được tình yêu này chẳng bao giờ thành sự thật được đâu”, người phụ nữ 70 tuổi chia sẻ với Reuters trong căn hộ tại thủ đô Hà Nội.

Cô gái Triều Tiên đợi 31 năm để lấy chồng Hà Nội, Chủ tịch nước đích thân  mở lời xin dâu

Bức hình 2 người chụp năm 1971

Theo dòng hồi ức của họ, năm 1967, khi cuộc chiến tranh tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn ác liệt, Cảnh là một trong số 200 sinh viên Việt Nam được gửi đến Bắc Triều Tiên để học tập các kiến thức và kỹ năng cần thiết, chuẩn bị cho quá trình kiến thiết đất nước sau này, khi cuộc chiến kết thúc. Trong thời gian theo đuổi lĩnh vực kỹ sư hóa học tại một nhà máy phân bón ở bờ biển phía đông Triều Tiên, một lần Cảnh bất ngờ nhìn thấy một cô gái xinh đẹp đang làm việc trong phòng thí nghiệm. Thời điểm ấy, cái gọi là “tình yêu sét đánh” đã đến với hai con người mang hai quốc tịch khác nhau.

“Tôi tự nói với bản thân rằng ‘Mình phải lấy cô gái này làm vợ'”. Chàng sinh viên tìm cách “cưa đổ” tình yêu sét đánh trong vòng bí mật. Mỗi khi thấy nàng đi lấy mẫu phân tích, chàng lại cố tình đi ngược chiều, chào hỏi một câu và rồi lướt qua nhau. Khi thời gian thực tập kết thúc, chàng đến trực tiếp phòng phân tích hóa học gặp mặt nàng. Vậy là chàng thanh niên Việt Nam thu hết can đảm tiếp cận cô gái Triều Tiên để hỏi xin địa chỉ nhà cô. Còn phía Ri, trước đó, những người bạn đã kể với cô về câu chuyện một thanh niên Việt Nam làm việc tại nhà máy trông giống cô đến bất ngờ. Và cô đã rất tò mò về người thanh niên ấy.

“Ngay khi tôi nhìn thấy Cảnh, tôi biết đó đúng là anh ấy rồi. Anh ấy trông lịch lãm lắm”, cô gái Ri ngày đó, kể lại với phóng viên Reuters. “Dù tôi đã từng gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người đàn ông bảnh bao trước đây, nhưng tôi chưa bao giờ có cảm xúc như vậy. Chỉ với Cảnh, trái tim tôi tan chảy”.

Nhưng không đơn giản như những giây phút đầu, chuyện tình yêu của hai người là một hành trình dài đi kèm thử thách và trắc trở. Bởi ngay tại Việt Nam thời đó hay là Triều Tiên ngày nay, nảy sinh tình cảm với một công dân ngoại quốc là điều hoàn toàn cấm kỵ Sau khi viết cho nhau những lá thư tình, bà Ri đồng ý đưa ông Cảnh về thăm nhà. Ông mặc trang phục Triều Tiên để tránh bị nhận ra là người nước ngoài do lo ngại về những cấm đoán thời đó. Hai người đi xe buýt ba giờ đồng hồ và đi bộ thêm hai cây số để về đến nhà bà Ri. Tháng nào ông cũng thực hiện hành trình này cho đến khi về Việt Nam năm 1973.

Chỉ có điều những chuyến đi ấy cũng đến lúc chấm dứt vào năm 1973, khi Cảnh trở về Việt Nam. Chuyện tình của họ tưởng sẽ rơi vào quên lãng thì 5 năm sau, vào 1978, viện nghiên cứu nơi Cảnh làm việc cần cử người sang Triều Tiên. Chàng thanh niên gần 30 tuổi xung phong tham gia, và may mắn gặp lại Ri. Tình yêu giữa họ vẫn vẹn nguyên như ngày nào. Nhưng với Ri, mỗi lần gặp nhau là một lần sợ hãi bởi suy nghĩ đây sẽ là lần cuối cùng họ gặp được nhau. Nỗi sợ hãi càng trở nên lớn hơn khi giai đoạn sau này, những khác biệt trong quan điểm chính trị của 2 quốc gia khiến Cảnh và Ri không thể viết thư cho nhau, chứ chưa nói gì đến chuyện gặp gỡ.

Ông gặp lại bà Ri nhưng bà càng thêm đau khổ vì nghĩ rằng họ không có cơ hội đến với nhau. Ông Cảnh viết một lá thư với ý định gửi cho giới lãnh đạo Triều Tiên để đề nghị Bình Nhưỡng cho phép họ kết hôn. Tuy nhiên, bà Ri ngăn cản. Cuối cùng, ông Cảnh không gửi thư mà nhắn nhủ bà hãy chờ ông. Bà Ri Yong Hui, cứ thế mà khép lòng với chuyện yêu đương, đợi chờ người tình sống cách mình 5,000 cây số.

Có lẽ số phận vẫn chiếu cố đến 2 người nên năm 1992, Phạm Ngọc Cảnh, khi ấy đã 42 tuổi, một lần nữa được sang Triều Tiên trong vai trò phiên dịch cho một đoàn thể thao Việt Nam. Ông không gặp được bà Ri. Nhưng khi trở về Hà Nội, ông bất ngờ nhận được thư của bà. Trong thư, bà nói rằng vẫn yêu ông sâu đậm. Những năm 1990, Triều Tiên trải qua nạn đói khủng khiếp trong lịch sử. Quá lo lắng cho Ri và gia đình của bà, ông Cảnh chạy vạy, quyên góp từ bạn bè được 7 tấn gạo rồi lại tìm mọi cách gửi sang Triều Tiên.

Ông Phạm Ngọc Cảnh học xong về Việt Nam năm 1973. Trong ba thập niên sau đó, hai ông bà liên lạc chủ yếu chỉ qua thư từ một cách bí mật. Việc quan hệ với người nước ngoài hoàn toàn bị cấm ngặt ở Bắc Triều Tiên.

Lá thư bà Ri gởi ộng Cảnh

20 năm sau đó, đến ngày 25/4/1997, thúc giục con trai duy nhất lấy vợ bất thành, cha ông Cảnh viết thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm: “Chúng tôi tha thiết đề nghị ông xem xét giải quyết trong chuyến đi này, chấp nhận cho hai cháu Cảnh và Ri Yong Hui được kết hôn và sống với nhau những năm còn lại của cuộc đời hai cháu. 

Kính mong ông thông cảm với nỗi buồn day dứt của gia đình chúng tôi, con trai lớn tuổi mà chưa lập gia đình…”. 

Đó là những lời tràn đầy tâm tư của một bậc sinh thành đã tuổi cao sức yếu, dồn mọi hy vọng vào cậu con trai duy nhất muốn tác động đến phía Triều Tiên tác hợp cho hôn sự. Đó cũng là lần đầu tiên gia đình ông Cảnh được ông cho biết về mối tình câm lặng trong 26 năm. Thế nhưng, phía Triều Tiên không hồi đáp đề nghị của đoàn Việt Nam. 

Bà Ri Yong-hui vẫn chờ đợi, và ông Cảnh cũng không bỏ cuộc. Còn nhớ, Triều Tiên những năm 1990 liên tục bị thiếu đói, thiên tai, dù người Triều Tiên nỗ lực hết sức để trồng trọt. Việt Nam đã viện trợ và cho vay hàng trăm nghìn tấn gạo cho đến năm 2000. Trong số hàng trăm nghìn tấn gạo ấy, có 7 tấn mà bản thân ông Cảnh quyên góp được. Trong bầu không khí nồng ấm ngoại giao giữa hai nước, Việt Nam lại có đoàn sang Triều Tiên năm 2002, do Chủ tịch nước Trần Đức Lương dẫn đầu. 

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương kể lại rằng, khi được biết câu chuyện đó, ông rất cảm động. Thương cho chuyện tình yêu lứa đôi trắc trở mấy chục năm trời, ông đã đích thân “xin dâu”. Ông nhớ lại, phía bạn khi đó có thái độ nhẹ nhàng và chấp thuận ngay. Tháng 9/2002, Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Việt Nam gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo, việc kết hôn được Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên phê chuẩn. “Sau khi kết hôn, việc mà họ sống ở đâu là theo nguyện vọng của họ. Nếu cô Ri Yong-hui cư trú và sống tại Việt Nam thì cô ấy trở thành Công dân Triều Tiên ở nước ngoài”, công hàm đề ngày 4/9/2002 nêu rõ.

Ông Cảnh hối hả sang Triều Tiên đón dâu. “Khi ấy, cán bộ ngoại giao Triều Tiên bảo tôi: Đồng chí không phải xuống địa phương, địa phương sẽ đưa cô ấy lên. Tôi ở đại sứ quán 15 ngày không biết tin tức gì, đến ngày thứ 15 thì họ đưa tôi ra gặp”, ông Cảnh kể. Bà Đỗ Thị Hòa, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên cũng không thể quên hình ảnh cuộc gặp gỡ ấy, khi đang ngồi nói chuyện thì ông Cảnh đứng bật dậy, lao ra cầu thang, ôm lấy người yêu mà khóc như mưa.

Năm 2001, ông Cảnh được tin đoàn của Chủ tịch nước Trần Đức Lương sẽ sang thăm Bình Nhưỡng. Ông lại mang lời thỉnh cầu của mình tới đoàn đại biểu nhờ chuyển tới lãnh đạo Bắc Hàn. Cuối cùng, Thường vụ Quốc hội CHDCND Triều Tiên đã cho phép công dân của họ, Ri Yong-hui, kết hôn với ông Phạm Ngọc Cảnh.

Ông Cảnh và bà Ri tại Bình Nhưỡng

Hôn lễ phía nhà gái được cử hành theo nghi thức truyền thống tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bình Nhưỡng ngày 20/2, với khách mời là một người cháu gái của cô dâu, các thành viên ở Đại sứ quán Việt Nam, 3 người thuộc Bộ ngoại giao Triều Tiên, 2 người ở Thường vụ Quốc hội Triều Tiên và 2 người ở Hội Hữu nghị Triều – Việt.

Đám cưới tại Triều Tiên được tổ chức đơn giản

Niềm hạnh phúc này quá lớn và bất ngờ, nên cả anh Cảnh và cô Ri đều vẫn chưa dám tin. Sau này, một vị tham tán Đại sứ quán Cuba cùng có mặt trên chuyến tàu từ Bình Nhưỡng về Bắc Kinh kể lại, trên suốt chuyến tàu, cô Ri Yong Hui ngồi nép vào một chỗ, không dám nói, dám cười, dường như cô sợ niềm hạnh phúc mới chớm nở có thể tan vỡ bất cứ lúc nào. Chỉ đến khi tàu tiến qua biên giới Trung – Triều, Ri Yong Hui mới tin đó là sự thật.

Ngày 31/12/2002, cuộc hôn nhân vượt biên giới, xuyên thế kỷ mới được tổ chức Hà Nội với 800 khách mời. Đám cưới bên nhà trai tổ chức linh đình, giải tỏa bao mong đợi, khát khao dồn nén 31 năm của đôi trẻ đã không còn trẻ nữa. Họ cưới nhau khi ông đã 53 tuổi, bà đã 54, đến được với nhau sau những năm tháng tuổi trẻ bị chia cắt. Nguyện vọng của gia đình với người con trai duy nhất, gần 30 năm tốt nghiệp về nước, cuối cùng cũng đã thành. 

Đám cưới của hai ông bà được tổ chức ở Hà Nội vào cuối năm 2002 với 700 khách mời. Phía nhà gái chỉ có đại diện từ đại sứ quán. Nhiều vị khách ứa nước mắt khi nghe câu chuyện tình cảm động của cặp vợ chồng nay đã vào tuổi 50.

Đám cưới của hai ông bà được tổ chức ở Hà Nội vào cuối năm 2002

Họ sau đó về Việt Nam và ổn định cuộc sống tại Hà Nội. Hai mươi năm qua, bà Ri Yong-hui sống cùng chồng ở khu tập thể Thành Công, Hà Nội. Bà Ri có tên được phiên âm ra tiếng Việt là Lý Vĩnh Hỷ, có thể hiểu là “Niềm vui mãi mãi”. Bà đi dạy tiếng Triều Tiên, trong khi ông Cảnh đi làm. Sau lể cưới, ông bà có trở về Triều Tiên ngày 9/11/2010, sau 8 năm kể từ ngày Ri Yong Hui theo chồng về Việt Nam. Đó là lần duy nhất cho đến thời điểm này họ trở lại nơi tình yêu bắt đầu.

Hai ông bà đi đâu cũng có nhau

Một câu chuyện bên lề là thân phụ cô Ri, từ năm 1953 đã cùng các anh em vượt biên sang Hàn Quốc. Mẹ vợ tôi, khi ấy đang mang bầu cô em gái gần sinh nên không đi theo. Vì chuyện ấy mà cô ấy sau này ít có bạn bè, không được học cao, bị mang tiếng là con của kẻ quay lưng. Trước khi cô ấy lên tàu về Việt Nam, phía Triều Tiên cũng dặn: Tuyệt đối không được tìm cha. Năm 2003, sau đám cưới của chúng tôi, báo chí quốc tế tìm đến nườm nượp. Trong đó có cả các phóng viên Hàn Quốc. Họ đã đưa câu chuyện của chúng tôi lên báo và cả internet, mục tìm người thân thất lạc. Một người anh họ (con trai của bác) cô ấy biết được tin, liên lạc và xin kết nối. Họ đi một phái đoàn chục người, trong đó có 4 người em cùng cha khác mẹ của Yong-hui sang Hà Nội thăm chúng tôi. Chuyến thăm được Hàn Quốc tài trợ cho vé máy bay, cho ở khách sạn Daewoo miễn phí. Cuộc gặp ban đầu dè dặt, nhưng tâm sự một hồi thì hai bên hiểu nhau. Hóa ra, bố vợ tôi mất năm 1966, bị bệnh tim. Ông sang Hàn Quốc, đi du học Nhật rồi về làm nghề xây dựng, cũng có chút của ăn của để.

Chuyện tình Việt - Triều chấn động thế giới: Tôi là lãnh tụ của cuộc cách mạng tình yêu - Ảnh 12.

Chuyện tình của ông Phạm Ngọc Cảnh và bà Ri Yong Hui nhận được sự chú ý của truyền thông quốc tế. Trong ảnh là 1 bài viết đăng trên báo Hàn Quốc. (Ảnh: Thế Đại)

Ông Phạm Ngọc Cảnh tâm sự: “Tình cảm của tôi đối với nhà tôi đến bây giờ vẫn như lúc ban đầu, không có gì thay đổi”. Chuyện tình xa cách 31 năm của cặp đôi Việt – Triều nếu đặt trong bối cảnh hiện tại thì ít người hiểu hết được. Cái kết có hậu của mối tình không chỉ là thành quả của những yêu thương chờ đợi, của những lá thư khô khan suốt nhiều năm trời và tình yêu bền chặt, mà còn là kết quả từ những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ hai nước.

Chuyên tình đẹp nhất thế kỷ – Ông Phạm Ngọc Cảnh và bà Ri Yong-hui

Tính đến nay, họ đã có hơn 30 năm yêu nhau và 20 năm làm vợ chồng. Dù phải hy sinh cả tuổi trẻ, lại không có con cái nhưng ông Cảnh vẫn vui vẻ chấp nhận vì cho rằng đó là cái giá xứng đáng để cả hai người được về chung một mái nhà.

“Cuối cùng thì, tình yêu sẽ chiến thắng tất cả”, ông khẳng định.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Chuyện tình 48 năm của cặp vợ chồng Việt – Triều” đăng trên mạng VNE ngày 13/2/2019.
  2. Bài viết “Cảm động chuyện tình Việt – Triều: Yêu thương vượt thời gian, cách trở” đăng trên mạng VOV ngày 14/2/2019.
  3. Bài viết “Chuyện tình xuyên thế kỷ của cặp vợ chồng Việt Nam – Triều Tiên, đã từng làm chính phủ Triều Tiên cảm động đến mức “phá lệ”, cho phép họ chính thức kết hôn” đăng trên mạng Cafef. Biz News ngày 14/2/2019.
  4. Bài viết “Chuyện chưa biết về mối tình Việt – Triều xuyên thế kỷ” đăng trên mạng Thanh Niên ngày 25/2/2019.
  5. Bài viết “Mối tình xuyên thời gian, không gian của cặp vợ chồng Việt – Triều” đăng trên mạng Tri thức & Cuộc sống ngày 2/4/2019.
  6. Bài viết “Chuyện tình Việt – Triều chấn động thế giới” đăng trên mạng E-Magazine ngày 2/4/2019.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *