Sahra Nguyễn và định hình cà phê Việt Nam

448 (lượt xem) |

Vào giữa năm 2021, tác giả có đưa lên mạng bài viết “Cà phê Việt Nam”. Trong nỗ lực viết về những thay đổi tại Việt Nam, tác giả đưa lên mạng các bài viết cùng một đề tài với những thay đổi mới.

TỰ TRUYỆN

Khi nghiên cứu sự phát triển của Làn sóng thứ ba của cafe, CEO của Nguyen Coffee Supply nhận thấy một thứ rất quan trọng còn thiếu trong văn hóa cà phê ở Mỹ: Việt Nam.

                            
              Sahra Nguyễn, CEO của Nguyen Coffee Supply giới thiệu cà phê Việt trên                                            chương trình Drew Barrymore

Tôi là Sahra Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Boston, Massachusetts. Cha tôi gốc người Hà Nội còn mẹ tôi đến từ Quảng Ngãi. Hầu hết những người thân của tôi đều sống ở Việt Nam, nên tôi rất may mắn có mối liên hệ chặt chẽ với văn hóa Việt. Trong những năm 1990, khi còn nhỏ, tôi thường xuyên được cha mẹ đưa về thăm quê hương. Nhờ đó, tôi đã phát triển tình yêu và niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam tươi đẹp, với ẩm thực, văn hóa và cà phê Việt. Lớn lên ở Hoa Kỳ, tôi đã sống qua từng làn sóng phát triển của ngành cà phê. “Làn sóng đầu tiên” gắn với việc sản xuất cà phê trên thị trường đại chúng, với các thương hiệu nổi tiếng của Mỹ như Folgers và Maxwell. “Làn sóng thứ hai” liên quan đến sự phát triển của các cửa hàng cà phê và mô hình “To Go” như Dunkin Donuts và Starbucks. Starbucks là công ty đầu tiên giới thiệu cà phê phong cách Italy ra thị trường như Espresso và Latte. “Làn sóng thứ ba” liên quan đến ý tưởng về “cà phê đặc sản”, nhấn mạnh yếu tố khoa học, chất lượng và sự minh bạch (chẳng hạn như công nhận các thành phố và quốc gia nơi hạt cà phê được trồng). Các thương hiệu cà phê đặc sản nổi tiếng của Làn sóng thứ ba gồm có Intelligentsia và Blue Bottle Coffee (đã được Nestle mua lại vào năm 2017).

Văn hóa cà phê trong thời kỳ Làn sóng thứ ba ở Mỹ rất thú vị, nó tập trung vào hoạt động sản xuất đảm bảo chất lượng, nghĩa là mang tới những hạt cà phê chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng, cơ hội tốt hơn cho nông dân và đất đai tốt hơn cho sự ổn định lâu dài về kinh tế. Văn hóa của làn sóng thứ ba tập trung nhiều tới xuất xứ của hạt cà phê – luôn đề cập đến nơi trồng hạt cà phê để khách hàng có được sự minh bạch và đánh giá sâu sắc hơn đối với các nền văn hóa toàn cầu. Nền văn hóa của làn sóng này chỉ tập trung vào hạt Arabica, chủ yếu đến từ Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi. Khi nghiên cứu sự phát triển của Làn sóng thứ ba, tôi nhận thấy một thứ rất quan trọng còn thiếu trong văn hóa cà phê ở Mỹ: Việt Nam.

Trừ những người đã đi du lịch Việt Nam, hầu hết người Mỹ còn xa lạ với cà phê Việt. Tôi cảm thấy mọi người đã bỏ lỡ một cơ hội lớn để thưởng thức một trong những loại cà phê ngon nhất thế giới: cà phê Việt Nam. Khi bắt đầu nghiên cứu cho công ty Nguyen Coffee Supply của mình, tôi rất ngạc nhiên khi biết Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn số 2 thế giới. Tôi tự hỏi, tại sao điều này không được biết đến rộng rãi hơn ở Mỹ? Khi tôi nói chuyện với những người ở Mỹ về điều này, họ cũng rất ngạc nhiên. Sau đó, tôi nhận ra mọi người không hiểu vai trò của Việt Nam trong ngành cà phê toàn cầu vì sự thiếu minh bạch từ các công ty sử dụng hạt cà phê Việt Nam. Cà phê Việt Nam không hiện diện trên thị trường toàn cầu. Là một người Mỹ tự hào về nguồn gốc Việt Nam, tôi cảm thấy đây là một sự bất công lớn đối với người dân Việt Nam, những người có nền văn hóa cà phê tuyệt vời (cà phê pha phin) và những người đóng góp vào sự trải nghiệm cà phê trên khắp thế giới. Việt Nam xứng đáng được ghi nhận và đánh giá cao về vai trò quan trọng trong cộng đồng cà phê toàn cầu. Đây là lý do tại sao tôi thành lập Nguyen Coffee Supply.

2021] Hạt cà phê Robusta là gì? Từ A - Z thông tin về loại Café này

Cafe Robusta của Việt Nam

Năm 2018, Nguyen Coffee Supply ra đời để mang văn hóa cà phê phin và cà phê ngon của Việt Nam đến Mỹ. Tôi biết mình phải đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng Mỹ hiện đang ở Làn sóng thứ ba của cà phê, vì vậy tôi quyết định nhập khẩu hạt cà phê xanh và tự rang ở Brooklyn, New York. Tôi không thêm bất kỳ thành phần hoặc hương vị nào để người Mỹ có thể cảm nhận được hương vị nguyên chất của cà phê mới rang của Việt Nam, cụ thể là loại cà phê Robusta nổi tiếng nhất của Việt Nam. Tất cả các công ty cà phê đều tập trung vào hạt Arabica từ Nam Mỹ và châu Phi, do đó không giống với cà phê mà Nguyen Coffee Supply cung cấp tại thị trường Mỹ. Vì vậy, khi người Mỹ thưởng thức cà phê Việt Nam mới rang của chúng tôi và những hạt cà phê Robusta đậm đà, họ đã thích chúng. Nguyen Coffee Supply áp dụng thương mại điện tử triển khai kinh doanh theo hình thức bán buôn để có thể tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể. Từ khi ra mắt đến nay, chúng tôi có khách hàng ở tất cả 50 tiểu bang ở Mỹ, và nhận được hơn 90% số lượng đánh giá đạt tối đa 5 sao trên trang web công ty. Sản phẩm của chúng tôi đã được giới thiệu trên một số chương trình truyền hình quốc gia bao gồm The Drew Barrymore Show, Good Morning America, Bloomberg TV và CBS Saturday Morning. Giờ đây, Nguyen Coffee Supply là công ty cà phê đặc sản Việt Nam lớn nhất và nổi tiếng nhất tại Mỹ.

Hướng về tương lai, chúng tôi đang định hình tương lai của cà phê. Tôi tin rằng làn sóng cà phê tiếp theo sẽ là đánh giá cao hạt Robusta, đánh giá cao Việt Nam như một quốc gia toàn cầu và đánh giá cao văn hóa cà phê như phương pháp pha phin. Hiện tại, hai công ty cà phê hàng đầu thế giới là Dunkin Donuts và Starbucks đều là các công ty Mỹ có trụ sở tại Mỹ, nơi không trồng cà phê. Việt Nam có nguồn cà phê lớn thứ hai trên thế giới và là nguồn cung cấp cà phê vối số một. Với cách tiếp cận đúng đắn trong tiếp thị, xây dựng thương hiệu và kể chuyện văn hóa, tôi tin rằng một công ty cà phê Việt Nam có thể trở thành công ty lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Giấc mơ lớn này đòi hỏi sự hợp tác phù hợp. Nếu bạn chia sẻ tầm nhìn của tôi để toàn thế giới tôn trọng và ghi nhận Việt Nam cho sản phẩm cà phê của Việt Nam, hãy hợp tác cùng nhau! Nếu bạn quan tâm đến việc cải thiện sản lượng cà phê và đời sống của nông dân để có kinh tế bền vững lâu dài khi đối mặt với biến đổi khí hậu, hãy hợp tác cùng nhau! Nếu bạn muốn thay đổi thế giới thông qua cà phê Việt Nam, hãy hợp tác cùng nhau! Khi cộng đồng người Việt trên toàn cầu cùng kết hợp nguồn lực, kiến thức và tầm ảnh hưởng, bất cứ điều gì đều có thể.

Tương lai do chúng ta định hình. Cầu mong các bạn sức khỏe, may mắn và hạnh phúc. Chúc mừng năm mới!

  Sahra Nguyen
Người sáng lập, kiêm CEO,
Nguyen Coffee Supply
Web: www.nguyencoffeesupply.com  

NÓI CHUYỆN VỚI SAHRA

Được sinh ra và lớn lên ở Boston, Massachusetts, nhưng Sahra Nguyễn vẫn luôn có một tình cảm vô cùng đặc biệt với quê hương Việt Nam, với thực phẩm, văn hóa địa phương nơi bố mẹ cô sinh ra, đặc biệt là với hạt cà phê. Cô đang nỗ lực để tăng cơ hội kinh tế cho nông dân Việt Nam bằng cách hợp tác với họ để cải thiện sản xuất và chuyển đổi đất từ canh tác thương mại sang canh tác cao cấp.

Khi Nguyen Coffee Supply ra mắt, nó đã nổi bật ngay lập tức. Đây là nhà nhập khẩu cà phê đặc sản đầu tiên của Việt Nam, sử dụng hạt cà phê được trồng ở Đà Lạt, Việt Nam và rang tại Red Hook – New York – Hoa Kỳ. 

Nhiều người đã ngay lập tức đánh giá cao chất lượng đích thực của nó, điều này có được một phần là do người sáng lập, một cô gái người Mỹ gốc Việt, bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp dựa trên sự thấu hiểu hương vị và niềm tự hào văn hóa quê hương.

Phóng viên của trang Startup đã có cơ hội nói chuyện với cô gái mạnh mẽ và tài hoa này.

  • Bạn hãy chia sẻ đôi điều về quá trình thành lập Nguyen Coffee Supply…

Tôi uống cà phê mỗi ngày nhưng có một sự thật là tôi không hiểu biết nhiều về khoa học chiết xuất của nó. Là một người tiêu dùng, tôi cảm thấy rằng ngành công nghiệp cà phê đang có thị trường rất lớn tại tất cả các quốc gia. Tại Nguyen Coffee Supply, chúng tôi thúc đẩy văn hóa cà phê của từng cá nhân. 

Bạn thích cà phê Bodega, tôi thích cà phê thô của Việt Nam, tôi và bạn có mong muốn mức độ rang khác nhau, không có đúng hay sai, tốt hơn hay tệ hơn – đơn giản cà phê ngon là đủ. Đặc biệt, tôi nhận thấy rằng không có ai cung cấp những loại cà phê rang cao cấp của Việt Nam tại đây. Sẽ rất khó nếu bạn đi tìm hạt cà phê Việt Nam trong số 30 – 40 thương hiệu ở các siêu thị của thành phố New York. Vì vậy đó là lúc tôi quyết định bắt đầu nhập khẩu và tự rang.

Sarah Nguyen - ước mơ đưa cà phê Việt lên một tầm cao mới - Ảnh 1.

Sahra Nguyen có niềm đam mê đặc biệt với cà phê. Ảnh: Startup.info

Với mong muốn chuyển đổi ngành cà phê thông qua sự đa dạng và hòa nhập, Nguyen Coffee Supply là nhà nhập khẩu và rang xay cà phê của Việt Nam đầu tiên trên toàn nước Mỹ. Và cũng là doanh nghiệp cung cấp hạt cà phê Robusta – một loại cà phê đậm và ngon với những lợi ích độc đáo, bao gồm gấp đôi caffein, nhiều hơn gấp 2 lần chất chống oxy hóa, ít đường hơn 60% và ít chất béo hơn 60% so với cà phê Arabica. 

Kể từ khi bắt đầu Nguyen Coffee Supply, chúng tôi nhận thấy rằng 75% khách hàng của chúng tôi thích cà phê Robusta hơn Arabica. Điều này không có nghĩa là hạt cà phê này tốt hơn hạt cà phê kia vì cà phê không sống theo thứ bậc và chúng tôi không quảng bá văn hóa thứ bậc trong cà phê. Thay vào đó, nó chỉ ra thực tế rằng tất cả chúng ta đều xứng đáng có được sự đa dạng hơn, về dịch vụ và sản phẩm.

  • Nguyen Coffee Supply khác gì so với những doanh nghiệp cà phê còn lại?

Chúng tôi đổi mới bằng cách chọn làm một việc mà không một nhà rang xay thủ công nào khác trong nước muốn làm – chúng tôi đang rang hạt cà phê Robusta của Việt Nam. Trong khi toàn bộ ngành công nghiệp tập trung vào một hướng: là hạt Arabica từ Châu Phi và Nam Mỹ, chúng tôi lại đi theo một hướng khác, đó là hạt Robusta. 

Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới, điều đó đương nhiên có nghĩa là Việt Nam đang đóng góp vào trải nghiệm cà phê toàn cầu. Thường thì mọi người không biết họ đang sử dụng cà phê được trồng ở Việt Nam. Tại sao? Việc thiếu khả năng hiển thị và tính đại diện đã gây ra hiện tượng này.

Chúng tôi cũng đang nỗ lực để tăng cơ hội kinh tế cho nông dân Việt Nam bằng cách hợp tác với họ để cải thiện sản xuất và chuyển đổi đất từ canh tác thương mại sang canh tác cao cấp. Nông dân không chỉ kiếm được mức lương công bằng hơn thông qua mối quan hệ thương mại trực tiếp của chúng tôi và sản xuất cà phê cao cấp, mà họ còn duy trì mảnh đất phát triển trong nhiều năm tới, đảm bảo kinh doanh và tăng trưởng bền vững.

Sarah Nguyen - ước mơ đưa cà phê Việt lên một tầm cao mới - Ảnh 2.

Bí quyết của cô nàng chính là hạt Robusta. Ảnh: Ark Republic

  • Đại dịch Corona làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn như thế nào?

Tôi cũng học thêm cách phân bổ thời gian một cách khôn ngoan hơn và điều chỉnh các mục tiêu của bản thân. Trong tương lai, tôi không mong muốn mình thay đổi, tuy nhiên tôi muốn mình được lao động nhiều hơn để đáp ứng được một loạt các mục tiêu đã tự tính sẵn.

Mơ ước của cô là đưa cà phê Việt Nam ra ngoài thế giới. Ảnh: Vice

Đối với “đứa con đẻ” – Nguyen Coffee Supply, tôi mong muốn nó khỏe mạnh vượt qua cơn đại dịch này. Tôi đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn, thật xin lỗi tôi không thể trực tiếp chia sẻ ngay tại đây, nhưng tôi có một hi vọng, hi vọng rằng công ty có thể đi đúng quỹ đạo mà tôi đang vạch ra trong thời gian sắp tới.

  • Cuối cùng, mong ước của bạn là gì?

Chúng tôi đang xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam lớn nhất trên thế giới. Đã có rất nhiều thương hiệu cà phê kế thừa nổi tiếng, từ Lavazza đến Starbucks, nhưng chưa có một thương hiệu nào là đại diện cho văn hóa cà phê từ đất nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta thay đổi điều đó.

Người dịch: Hà Trang. Nguồn: startup.info

CAFE PHIN LÀ TIỆM CÀ PHÊ VIỆT NAM ĐẦU TIÊN Ở NEW YORK GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CÀ PHÊ NƯỚC CỐT DỪA, BÁO GRUB STREET ĐƯA TIN.

Sarah Nguyen - ước mơ đưa cà phê Việt lên một tầm cao mới - Ảnh 4.

Dàn phin pha cà phê khủng ở quán

Cafe Phin được đặt tên theo chiếc phin lọc cà phê kiểu Pháp mà người uống cà phê Việt Nam ưa dùng. Tiệm đặt trong một quán bar ở số 85 đường Orchard thuộc khu phố Ăn Chơi thuộc phía đông Manhattan.

Tiệm mở cửa từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều, từ thứ Ba đến thứ Sáu mỗi tuần, riêng thứ Bảy mở cửa từ 9 sáng đến trưa. Tiệm không có nhân viên thu ngân, một chính sách gây tranh cãi đối với nhiều doanh nghiệp bình thường khác.

Cafe Phin được giới thiệu chuyên bán cà phê nước cốt dừa, một nét văn hóa thưởng thức cà phê khác biệt của Việt Nam. Nước cốt dừa được trộn với một ít sữa đặc cho ra vị ngọt và sữa nguyên chất. Đây là cách uống khác hẳn các kiểu cà phê của Mỹ, Ý, Úc.

Cà phê nước cốt dừa uống nóng hay với đá cho khách uống thưởng thức những giọt cà phê đắng hòa quyện với vị ngọt nhẹ, thơm của sữa. Grub Street nhấn mạnh đó là một thức uống ngon.

Cafe Phin và công ty cung ứng Nguyen Coffee Supply (NCS) là “đứa con” của Sahra Nguyen, một phụ nữ đa tài và năng động. Nguyen đến với cà phê một cách bất ngờ.

Trước khi mở NCS, cô từng tự xuất bản một tập thơ, điều hành một công ty sản xuất, lập nhiều web cho hãng tin NBC News và đồng sáng lập nhà hàng Lucy’s Vietnamese Kitchen.

 Nữ doanh nhân mở quán cà phê độc, lạ Việt Nam ở New York  - Ảnh 2.

Sahra nhập cà phê từ Việt Nam, rang sấy ở vùng Brooklyn (New York) và bán ở vùng Manhattan. Ở Cafe Phin dùng phin để pha cà phê đen, cà phê sữa, giúp thức uống này có hương vị đậm đà. Theo Grub Street, một ly cà phê Việt Nam được pha chế ngon là có mùi caramel và đem lại cảm giác tươi mới khiến mọi người thích thú.

 Nữ doanh nhân mở quán cà phê độc, lạ Việt Nam ở New York  - Ảnh 3.

Sahra Nguyen pha cà phê khoai lang tím Ube Latte

Với khả năng sáng tạo phong phú, Cafe Phin có một phiên bản cà phê shakerato kiểu Ý. Sahra đã pha cà phê với muối biển sau khi ghé thăm một quán cà phê ở Sài Gòn phục vụ một phiên bản của thức uống này.

Đóng góp đáng kể nhất của Sahra chính là món cà phê đá Ube Latte trông rất bắt mắt, có màu tím quyến rũ khi kết hợp với bột khoai lang tím Ube, va-ni, si-rô và nước cốt dừa.

Sahra giải thích Ube là một loại khoai lang tím phổ biến trong văn hóa Philippines, và gia đình cô ăn rất thích ăn loại khoai này: “Tôi nghĩ rằng nó rất hợp với hạt cà phê Robusta vì nó có hương vị ngọt ngào”.

Cà phê Ube Latte là một thức uống được Sahra suy nghĩ thấu đáo, sáng tạo như một thú giải trí. Cô thừa nhận: “Tôi rất ghiền cà phê. Nói thật, tôi không là người giỏi thưởng thức trước khi tôi nghiên cứu và làm việc với NCF”.

KẾT LUẬN

Những cố gắng của Sahra Nguyễn là một trong những doanh nhân trong và ngoài nước cố gắng đưa cà phê Việt Nam lên một vị thế mới. So với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê chỉ tăng trên 22% về lượng nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu đã tăng đến 54.44%. Đây chính là lợi thế và là xu hướng mà ngành nông nghiệp đang hướng tới đó là giảm số lượng, tăng chất lượng để tăng cao giá trị các mặt hàng xuất khẩu. Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, sở dĩ kim ngạch xuất khẩu cà phê những tháng đầu năm tăng mạnh là do giá trị xuất khẩu bình quân của nhóm hàng cà phê tăng đã đạt mức 2,237 USD/tấn, giá trị bình quân tăng tới 26.45%. Năm 2022, cà phê Việt Nam chinh phục được nhiều thị trường lớn, đặc biệt là các thị trường Mỹ, Châu Âu (Đức, Bỉ, Italy nhập khẩu cà phê Việt Nam với số lượng rất lạc quan), Nhật Bản, Vương quốc Anh … Với giá trị kim ngạch chỉ trong vòng 2.5 tháng nhưng đã mang về trên 1 tỷ USD, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua nhóm hàng rau quả, xếp sau xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (trên 14 tỷ USD) và thủy sản (8.8 tỷ USD). Dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ vọng, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục là “điểm sáng” xuất khẩu trong năm 2022, dù xung đột Nga – Ukraina khiến thị trường châu Âu nhiều biến động. Cà phê nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cà phê xuất khẩu Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil, có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản… Trong những năm gần đây, ngành cà phê Việt Nam đã có nhiều thay đổi, ngoài xuất khẩu cà phê nhân, Việt Nam đã đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan, khai thác tối đa lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Tự hào cùng cà phê Việt” đăng trên mạng Thế giới Việt Nam ngày 25/01/2022.
  2. Bài viết “Sahra Nguyen – cô gái gốc Việt & tham vọng làm giàu cho nông dân Việt Nam từ hạt cà phê” đăng trên mạng Emagazine ngày 25/01/2022.
  3. Bài viết “Nữ doanh nhân mở quán cà phê ‘độc, lạ’ Việt Nam ở New York” đăng trên mạng Cafebiz ngày 13/4/2019.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *