Chùa Ba La Mật ở Huế

340 (lượt xem) |

Nguyễn Mạnh Trí30/4/2022

Chùa Ba La Mật khởi dựng năm 1886, do bà Công Tôn Nữ Thị Tư, hiệu Thanh Trất Từ Thiện phu nhân, tạo nơi tu hành cho chồng, ông Bố Chánh Nguyễn Khoa Luận, bán thế xuất gia, pháp danh Thanh Chân, pháp hiệu Viên Giác Đại sư. Chùa Ba La Mật thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, xuôi từ Đập Đá về đến cầu Chợ Dinh khoảng 3 cây số.

Map of Chùa Ba La Mật Huế

Vị trí chùa Ba la gần cầu Chợ Dinh

Được xây dựng năm 1886 và trùng tu năm 1934, nên nhìn chung kiến trúc chùa vẫn giữ nét độc đáo. Tương truyền rằng, ông Nguyễn Khoa Luận, tự Đàm Trai, thuộc đời con thứ chín họ Nguyễn Khoa, cháu nội của cụ Nguyễn Khoa Minh, con thứ năm của cụ Nguyễn Khoa Học.

Năm 1861, ông đỗ cử nhân khoa Tân Dậu, lần lượt được bổ làm quan ở nhiều địa phương. Bấy giờ, Pháp đánh chiếm Nam Kỳ và chuyển sang đánh Bắc Kỳ, thấy được, ông dâng sớ đề nghị cử người đi ngoại quốc để học pháo binh, mua súng và cải cách quân đội, nhằm mục đích gìn giữ và khôi phục cơ đồ, nhưng triều đình không nghe theo đề nghị của ông, lại bị nhóm xu nịnh châm biếm, vu khống. Năm 1882, ông làm Bố Chánh Quảng Ngãi, bắt đầu đi lại với sư chùa Thiền Ân, tìm hiểu về giáo lý nhà Phật.

Dấu ấn Lê Huy Miến qua 2 bức tranh 100 năm tuổi - Tạp chí Sông Hương

Bức tranh vẽ Cụ ông Nguyễn Khoa Luận và Cụ bà Công Tôn Nữ Thị Tư, được lưu giữ tại chùa Ba La Mật (Huế) – Ảnh do họa sĩ Lê Huy Tiếp cung cấp 

Năm 1884, đổi ra Bố Chánh Thanh Hóa, khi nghe tin vua Hàm Nghi xuất bôn và phát hịch Cần Vương, ông cũng hưởng ứng, sửa soạn thành trì, đạn dược. Nhưng việc không thành, treo ấn từ quan, lên chùa trên núi nằm dưỡng bệnh. Sự biến động lịch sử lúc bấy giờ đã tác động đến ông nên ông đã từ quan năm 1885, thường đi viếng chùa Mật Sơn ở Thanh Hóa, chùa Thiên Ấn ở Quảng Ngãi, chùa Từ Hiếu ở Huế. Ở chùa Từ Hiếu, ông tham vấn hai chữ “Vô sinh” trong giấc mộng năm xưa với Hòa thượng Cương Kỷ. Hòa thượng giảng cho ông: “Khổng dạy sinh sinh, Lão giảng trường sinh, chỉ có Phật thuyết vô sinh, đó là con đường vô sinh vô diệt của Như Lai”. Ông tỉnh ngộ, liền xin Hòa thượng cho xuống tóc quy y với Ngài năm 1886, lúc đó ông đã 52 tuổi. Cụ bà Nguyễn Khoa Luận và bà con trong Họ hết sức lo lắng cho cuộc sống bất an, rày đây mai đó của cụ nên khuyên cụ lập chùa cạnh nhà thờ ông bà mà tu cho chính đính, vả chăng cụ cũng đã thí phát thì việc tu tập ổn định cũng là tấm gương từ bi hỉ xả hằng ngày cho con cháu. Cụ nghe nói thế mới đồng ý cho bà làm chùa. Gia đình và bà con trong Họ góp tiền xây cho cụ một ngôi chùa nhỏ. Chùa lạc thành năm Bính Tuất (1886) sau một tháng hưng công, lấy tên Ba La Mật tự, nghĩa là chùa Đáo bỉ ngạn (Đã đến bờ). Ba chữ ấy có hai nghĩa: Theo kinh Phật, có chữ “khổ hải từ phàm” nghĩa là thuyền từ đi qua bể khổ đã tới bờ. 

http://chuaxaloi.vn/upload/hinhanh/tu_quang_17/05_Vien_Giac_Dai_su_Nguyen_Khoa_Luan_2.jpg

Cổng chùa Ba La Mật củ

Năm 1891, ông thọ tỳ kheo giới tại đại giới đàn Báo Quốc do hòa thượng Hải Thiệu là đường đầu, qua năm 1894 thì thọ Bồ Tát Giới, pháp danh Thanh Chân. Cũng trong năm này, ông thọ tỳ kheo giới tại đại giới đàn Báo Quốc do hòa thượng Hải Thiệu làm đường đầu, qua năm 1894 thì thọ Bồ Tát giới, đặc húy Thanh Chân, hiệu là Viên Giác Đại sư. Năm 1900, đại sư lâm bệnh, yếu dần, truyền y bát cho đệ tử Viên Thành, rồi thị tịch ngày 27 tháng sáu (23/7/1900). Đại sư Thuộc đời 41 dòng Lâm Tế chính tông. Sư Viên Thành kế thế trụ trì chùa Ba La Mật. Đến năm 1923, sư Viên Thành lập riêng chùa Trà Am, giao lại cho đệ tử là Trí Hiển về trụ trì. Đến năm 1928, sư Viên Thành viên tịch, Trí Hiển phải lên Trà Am làm giám tự, rồi cũng viên tịch (1840), đại đức Trí Thủ kế thế trụ trì Ba La Mật. Cũng cần nói đôi chút về cụ Nguyễn Khoa Túc, đời thứ 11, thân phụ của Tướng Nguyễn Khoa Nam và ông ngoại của tác giả. Cụ về hưu năm 1941 và từ Đà Nẳng trở về Huế. Việc ưu tiên là vô Chùa Ba La để tu học. Nhà gần Chùa nên việc đi chùa thật dễ dàng. Lúc bấy giờ, Trụ trì chùa Ba La là thầy Thích Trí Thủ, môt vị tu sĩ uyên thâm giáo lý nhà Phật và cũng am tuờng Nho học. Thầy Trí Thủ nhỏ hơn ông 14 tuổi nhưng rất thân tình và tương đắc. Mỗi ngày ông ngoại vô chùa buổi sáng và chiều tối mới về nhà, việc nhà đều do bà ngoại quán xuyến.

Chùa Già Lam: Năm 1960, Hòa thượng Trí Thủ vào Sài Gòn, tạo mãi khu vườn ở Gò Vấp khai sáng Tu viện Quảng Hương Già Lam. Quảng Hương (Đại đức Thích Quảng Hương) là tên một học tăng đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.  Già Lam vốn là từ tiếng Phạn (gọi đầy đủ phải là: Tăng Già Lam Ma), có nghĩa là khu vườn chư tăng ở, tức tu viện. Năm 1984, khi gia đình cải táng mộ tướng Nguyễn Khoa Nam tại Cần Thơ đưa lên Sài Gòn thì Hòa thượng Trí Thủ là người chủ lể an vị hài cốt Tướng Nam tại chùa Già Lam và ngài cũng mất 2 tuần sau đó vào ngày 2 tháng 4 năm 1984, sau một cơn suy tim đột ngột. Di cốt của Tướng Nam để tại chùa Già Lam từ năm 1984 cho đến bây giờ. Vấn đề thăm viếng di cốt của Tướng Nam tại chùa cũng chịu nhiều thăng trầm vì vị thế của ông trong lòng dân tộc.  Năm 2016, chùa Già Lam được tân trang hoàn toàn. Ngôi nhà thờ cốt bên trái được xây lên 3 tầng. Các hủ cốt củ bằng sành được thay mới bằng pha lê, đẹp nhưng nhỏ hơn nên chỉ để một phần cốt. Hủ cốt củ được đưa ra Huế thờ trong đất Nội Tán, làng Trà Am. 

Gia Lam-2016-1

Chùa Quảng Hương Già Lam 2016 với nhà thờ cốt bên trái

Di cốt củ của Tướng Nam

Hũ cốt mới của Tướng Nguyễn Khoa Nam và ông bà Nguyễn Mạnh Huyền – Nguyễn Khoa Diệu Khâm tại chùa Già Lam 2020

CHÙA BA LA MẬT MỚI TÂN TRANG

Chùa Ba La Mật được tân trang toàn diện năm 1999. Nhìn chung, những nét kiến trúc độc đáo của chùa Ba La Mật vẫn còn được giữ lại, khuôn viên chùa rộng khoảng 2,500 m², có la thành bao quanh. Chùa Ba La Mật được trồng nhiều cây xanh với những không gian thoáng mát, luôn mang đến cho du khách một cảm giác thoải mái, thư thái hơn. Tuy không nổi tiếng như những ngôi cổ tự ở cố đô Huế nhưng khi đến đây luôn có sự yên bình, khiến tâm hồn khách viếng chùa nhẹ nhõm, tĩnh tâm như lạc vào cõi Niết Bàn của chốn Phật. Chùa Ba La Mật vừa được xem như là di tích lịch sử vừa là địa điểm du lịch của Huế.

http://visithue.vn/Portals/0/VisitHue/Destination/ChuaBaLaMat/visithue_chuabalamat1.jpg

Cổng chùa Ba La

http://visithue.vn/Portals/0/VisitHue/Destination/ChuaBaLaMat/visithue_chuabalamat12.jpg

Chánh điện chùa Ba La

http://visithue.vn/Portals/0/VisitHue/Destination/ChuaBaLaMat/visithue_chuabalamat6.jpg

Bia ghi lịch sử chùa Ba La

http://visithue.vn/Portals/0/VisitHue/Destination/ChuaBaLaMat/visithue_chuabalamat13.jpg

Tượng Viên Giác Đại sư

http://visithue.vn/Portals/0/VisitHue/Destination/ChuaBaLaMat/visithue_chuabalamat9.jpg

Phong cảnh tĩnh lặng của chùa Ba La

Thượng tọa Thích Thường Chiếu- Trú trì chùa Ba La Mật-Huế giảng đạo phật. -  YouTube

Thượng tọa Thường Chiếu – Trụ trì hiện tại chùa Ba La

Năm 2022, kỷ niệm 47 năm ngày 30/4/1975, di ảnh của Tướng Nam được quàn tại chánh điện chùa Ba La, gây niềm cảm xúc cho các Phật tử đến thăm chùa.

Hình Tướng Nam tại chùa Ba La 2022

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Chùa Ba La Mật – Ngôi chùa độc đáo trên đất Cố Đô” của Sở Du lịch Thừ Thiên Huế ngày 8/5/2022.
  2. Bài viết “Viên giác Đại sư Nguyễn Khoa Luận và chùa Ba La Mật” của ông Nguyễn Khoa Điềm – Huế

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *