Cá chẽm xuất khẩu nuôi tại Vân Phong

457 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Tính đến đầu tháng 10/2021 thì Việt Nam đã xuất khẩu thuỷ sản được hơn 150 thị trường trên toàn thế giới. Trong đó, có 6 thị trường dẫn đầu là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và ASEAN chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu và mỗi thị trường gần như có nhu cầu về từng mặt hàng khác nhau.

Ở Việt Nam, bạch tuộc chủ yếu sống ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, chủ yếu quanh đảo Cái Chiên, Cô Tô Quảng Ninh …  khu vực đảo Hòn Mê (Thanh Hoá) và khu vực Phan Rang, Phan Thiết và Bình Thuận. Bạch tuộc không sống ở gần bờ, chủ yếu dưới đáy biển nên việc khai thác cũng gặp nhiều khó khăn. Mùa khai thác bạch tuộc được chia thành hai vụ chính. Vụ Bắc sẽ khai thác vào những tháng 1,2,3,4. Vụ Nam sẽ khai thác vào tháng 6 và tháng 9. Đây cũng chính là những thời điểm bạch tuộc tươi, ngon nhất. Mực, bạch tuộc là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu khá được chuộng tại Việt Nam. Và theo ước tính, top 10 thị trường đơn lẻ nhập khẩu mặt hàng này nhiều nhất phải tính đến lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kong, Italy, Mỹ, Malaysia, Đài Loan, Australia và Hà Lan chiếm đến 97% tổng giá xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Theo như thống kê, Hàn Quốc nhập nhiều nhất là bạch tuộc đông lạnh, và Việt Nam đã chiếm trên 50% thị phần trong nguồn cung cấp dòng bạch tuộc đông lạnh lớn nhất. Trong phân khúc bạch tuộc đông lạnh, bạch tuộc chế biến và bạch tuộc cắt đông lạnh là 2 sản phẩm chính của Việt Nam xuất khẩu ở đây. Bên cạnh đó, mực lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, mực nang phile làm sạch đông lạnh, mực cắt trái thông đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá, bạch tuộc chế biến đông lạnh cũng là các mặt hàng được Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu. Tháng 10/2021, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau Hàn Quốc, thì EU cũng đứng thứ 4 trong việc nhập khẩu mặt hàng này tại Việt Nam, chiếm 10.3% tổng giá trị xuất khẩu. Tính đến tháng 10/2021, mặt hàng này đã tăng đến 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Rõ hơn có thể kể đến Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha là 3 thị trường nhập khẩu mực, bạch tuột lớn nhất của Việt Nam trong khối EU.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường Hàn Quốc tăng trưởng mạnh

Bạch tuộc xuất khẩu

Một trong các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đang đứng ở vị trị số 1 không gì khác ngoài tôm. Nhờ chất lượng ổn định và đa dạng về sản phẩm từ tôm đông lạnh đến chế biến, phù hợp với mọi phân khúc của thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng và tôm sú xuất khẩu đang có nhiều nước cạnh tranh tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh và Australia. Nếu Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam thì với tôm, Nhật bản là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất trong khối CPTPP. Nhưng do một phẩn ảnh hưởng từ dịch Covid, mặt hàng tôm xuất khẩu sang Nhật không ổn định, tăng từ tháng 3 đến tháng 7 nhưng lại giảm từ tháng 8 đến tháng 11. Còn Canada, Australia hay Singapore là những khu vực kiểm soát tốt dịch bệnh, nên nhu cầu nhập khẩu tại đây không ảnh hưởng nhiều. Tại Canada, đây là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam trong khối CPTPP, Canada là một quốc gia có thu nhập từ người dân cao, xu hướng nhập khẩu từ thị trường này tăng lên nên cơ hội xuất khẩu tôm sang thị trường này là một tiềm năng rất lớn. 

Xuất khẩu tôm: Hình thành chuỗi liên kết

Tôm xuất khẩu

Ngoài ra, có thể nói, cá tra và cá ngừ là 2 mặt hàng cá được ưa chuộng nhập khẩu nhất trên thế giới. Trong các thị trường nhập khẩu cá ngừ ngoài EU, Việt Nam là thị trường cung cấp cá ngừ lớn thứ 3 cho Đức, chiếm đến 5.3% tổng lượng nhập khẩu cá ngừ của Đức trong 4 tháng đầu năm 2021. Với cá tra, tổng sản lượng cá tra toàn cầu có thể tăng lên 6% trong năm 2021 và dự kiến tăng thêm 2.1% trong năm tiếp theo, lên tới hơn 3 triệu tấn cho 2 thị trường Philippines và Indonesia. Ngoài cá tra, cá ngừ, cá tuyết đại dương, cá minh thái Alaska, cá da trơn, cá thịt trắng, cá tuyết nguyên con Iceland cũng là các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.

Xuất khẩu cá ngừ sang Âu Châu

Trước đại dịch, Singapore và Malaysia là hai thị trường đầy triển vọng và hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam khi có lượng tiêu thụ ổn định và tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh khiến hoạt động giao thương trở nên gặp nhiều khó khăn và Philippines và Indonesia đã thay thế trở thành hai thị trường đáng chú ý trong năm nay. Với cá ngừ Việt Nam cũng có một trữ lượng và tiềm năng khai thác lớn và hiện là mặt hàng được tiêu thụ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Australia, là một trong số ít thị trường có tăng trưởng nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam cao tới ba con số, theo đó, giá trị xuất khẩu của cá ngừ tăng trưởng cao liên tục với

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng ngành thủy sản Việt năm từ đầu năm 2021 đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Ví dụ: Tôm tăng thêm 13%, cá tra tăng 18%, cá ngừ tăng 24%, đặc biệt, loài nhuyễn thể như hàu, nghêu, ngao… dù kim nghạch xuất khẩu chưa cao so với các mặt hàng khác nhưng tốc độ tăng trưởng lại lên tới 45%. Một dấu hiệu tích cực hơn là xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tại các thị trường chính cũng đều tăng mạnh, Nga tăng 61%; Mỹ tăng 37%; châu Âu tăng 21%; thị trường các nước tham gia CPTPP tăng 12%; chỉ duy nhất thị trường Trung Quốc giảm 6%. Nhưng hiện nay, việc xuất khẩu thủy sản tôm ở Việt Nam vẫn đang đứng đầu ở nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ và các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Theo lời của Thứ trưởng bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, hiện tại ngành xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam đã có một nền tảng vững chắc, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường quốc tế. Do vậy, chỉ cần kiểm soát được tốt dịch COVID-19 duy trì sản xuất thì cơ hội sẽ được mở rộng hơn trong thị trường xuất khẩu. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Trần Đình Luân còn cho biết thêm, xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản nói chung trong năm 2022 sẽ có nhiều thách thức hơn, trong đó về những tiêu chí kiểm định an toàn thực phẩm, xử lý nhiệt, miễn dịch. Nhưng vừa là thách thức mà cũng được xem là một cơ hội đối với chúng ta khi tham gia vào thị trường toàn cầu.

NHÂN GIỐNG CÁ CHẼM

Trong những năm gần đây, cá chẻm đang là đối tượng cá biển nuôi khá thành công ở Bến Tre. Cá cho năng suất và mang lại lợi ích kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Tuy nhiên, việc sản xuất ra con giống chất lượng cao còn thiếu, giá thành cao. Nhằm giải quyết tốt con giống cho người nuôi trong tỉnh, trong năm 2008, Trung tâm Giống thủy sản đã thành công trong qui trình sinh sản nhân tạo và ương giống. Sau đây, xin giới thiệu sơ nét về kỹ thuật sản xuất và ương giống cá chẻm của anh Nguyễn Hồ tại Vũng Tàu:

Cua xanh và cá chẽm: 2 giống mới trong nuôi thuỷ sản ở Bình Định

Trại cá chẽm giống

Mỗi năm sản xuất 4 đợt, mỗi đợt thu hoạch từ 250,000 – 300,000 con giống kích thước 3 – 5 cm. Cơ sở sản xuất của anh Nguyễn Hồ ở TP Vũng Tàu thu lời khoảng 500 triệu đồng.

Sinh năm 1989, sau khi Tốt nghiệp khoa thủy sản trường đại học Nha Trang năm 2011, anh Nguyễn Hồ về sinh sống và xây dựng cơ sở sản xuất cá chẽm ở TP Vũng Tàu. “Những năm đầu bắt tay vào làm, tuy đã từng học về ngành nuôi trồng thủy sản nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm và ít vốn nên cũng gặp rất nhiều khó khăn, cá giống sản xuất ra tỷ lệ sống còn thấp, đầu ra chưa ổn định, phụ thuộc thương lái khiến tôi bị lỗ. Phải mất vài ba đợt áp dụng lý thuyết vào thực tế, kết hợp học thêm qua sách báo, học hỏi kinh nghiệm bạn bè. Cuối cùng, tôi cũng đã xây dựng được cho mình quy trình riêng về sản xuất giống cá chẽm”, anh Hồ nhớ lại.

Anh Hồ cho biết, trứng cá chẽm được nhập từ các cơ sở nuôi vỗ cá bố mẹ ở xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, (giá 6 triệu đồng/1 triệu trứng). Trứng sau khi đưa về trại sản xuất cho vào bể xi măng có thể tích 5 m³ đã chuẩn bị sẵn để ấp. Sau 18 – 24 giờ trứng nở thành cá bột, sau 48 tiếng cá mới bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài. Thức ăn chính giai đoạn này là luân trùng (rotifer), từ ngày thứ bảy chuyển sang cho cá ăn thức ăn ấu trùng artemia cho đến ngày thứ 20. Để giảm chi phí, giai đoạn này tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp. Khi cá đã quen với thức ăn công nghiệp thì khẩu phần cho cá ăn duy trì ở mức 70% ấu trùng artemia và 30% thức ăn công nghiệp.

Cá chẽm giống thích hợp độ mặn khoảng 30 – 32‰, nhiệt độ khoảng 27- 29ºC, hàm lượng oxy hoà tan trong nước khoảng 4mg/l. Với nhu cầu oxy cao, nên trong bể ương lúc nào cũng phải có hệ thống sục khí để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy hòa tan. Bể nuôi hàng ngày phải được thay nước mới 100%, nước thay được xử lý bằng hóa chất khử trùng và cho chảy qua hệ thống lộc trước khi đưa vào bể. Anh Hồ cho biết thêm.

Để hạn chế tối đa tỷ lệ hao hụt do cá ăn lẫn nhau việc phân cỡ, san cá cũng rất quan trọng. Khi cá ở giai đoạn 20 ngày tuổi, lúc nay phân cỡ, san cá sang nuôi với mật độ khoảng 100 con/ lít, sau đó định kỳ từ 7 – 10 ngày một lần, tùy vào tỷ lệ phân đàn để xác định thời điểm phân cỡ phù hợp. Khi cá đạt kích thước 3 – 5 cm xuất bán thì chỉ nuôi với mật độ 15 – 20 con/ lít. Anh Hồ chia sẻ.

Theo anh Hồ, để sản xuất từ 250,000 – 300,000 con cá giống kích thước dài 3 – 5 cm, anh nhập 1.5 triệu trứng cá chẽm về ương, với tỷ lệ nở của trứng là 70 – 80% và tỷ lệ ương đạt khoảng 20 – 25%. Với giá bán dao động từ 1,000đ – 1,500đ/con, sau khi trừ chi phí anh thu lời khoảng từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng.

Hiện cơ sở của anh có 12 bể ương cá, mỗi năm sản xuất 4 đợt xuất bán cho người nuôi từ 1triệu đến 1,2 triệu con. Cá giống của anh Hồ không chỉ cung cấp cho các hộ nuôi cá trong tỉnh mà còn được vận chuyển đến các tỉnh miền bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng … các tỉnh miền Nam như huyện Cần Giờ, (TPHCM) Long An, Bạc Liêu.

Không chỉ sản xuất cá giống 3 – 5 cm, anh Hồ còn nhận hợp đồng ương cá giống cỡ 10 cm cho các hộ nuôi ở những địa phương có nguồn nước độ mặn thấp và hỗ trợ người nuôi về kỹ thuật vận chuyển cá giống đến tận ao nuôi thương phẩm.

Cá Chẽm Giống - Anh Khuê Vũng Tàu - Home | Facebook

Cá giống 3 – 5 cm

CÁ CHẼM BIỂN – CÔNG TY TNHH THỦY SẢN AUSTRALIS VIỆT NAM

Do ông Josh Goldman (58 tuổi, người Mỹ) làm chủ với nghề nuôi cá chẽm trên biển vẫn đạt doanh thu xuất khẩu tăng trưởng 30% trong năm 2020.

Thiết kế Văn Phòng tại Khánh Hòa C.ty AUSTRALIS VIETNAM 1592290378 0

Công ty Australis tại Khánh Hòa

Ông Josh Goldman đến Khánh Hòa năm 2007. Sau khi bỏ ra nhiều công sức nuôi thử nghiệm hơn 30 loại cá, cuối cùng, ông chọn nuôi cá chẽm tại vùng biển Vân Phong. Lý giải về lựa chọn này, ông Josh Goldman cho biết: “Có nhiều loại thủy sản nuôi trồng ở Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới, trong đó cá chẽm và cá ba sa được ưa chuộng hơn cả. Do thịt cá chẽm nuôi ở vùng biển Việt Nam ngon hơn và giá trị xuất khẩu cũng cao hơn nên chúng tôi chọn nuôi cá chẽm”. Vùng biển Vân Phong lại hội đủ điều kiện thích hợp nuôi cá chẽm vì nằm sâu trong vịnh, kín gió; nhiệt độ nước biển có thể nuôi quanh năm, bảo đảm doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu ổn định. Trên một vùng vịnh biển rộng lớn như Vân Phong, con cá chẽm phát triển gần như trong môi trường tự nhiên, nó khác với cách thức nuôi cá chẽm ở sông hoặc trong các đầm nước ngọt, rất dễ xảy ra dịch bệnh từ việc ô nhiễm môi trường. Cũng theo ông Josh, công ty của ông đã áp dụng cách nuôi cá hồi trên biển của Na Uy vào việc nuôi cá chẽm ở Việt Nam, được điều chỉnh phù hợp với thực tế và mang lại hiệu quả rõ rệt.

Thủy sản Australis Việt Nam nhận giải thưởng xuất sắc của Bộ Ngoại giao Hoa  Kỳ

Các lồng cá của Australis tại Vân Phong

Ông Josh Goldman cho biết, năm 2008, công ty chỉ thu hoạch được 30 tấn cá; đến năm 2020, sản lượng cá đã đạt 6,500 tấn. Để xuất khẩu 6,500 tấn cá chẽm sang Mỹ và một số nước khác như Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành là sự thành công vượt bậc của công ty. Khi dịch bùng phát tại Mỹ – thị trường xuất khẩu cá chẽm lớn nhất của công ty, Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam đã nhanh chóng thay đổi chiến lược kinh doanh. Thay vì bán hàng cho các siêu thị, nhà hàng lớn, công ty chuyển sang bán qua các doanh nghiệp giao hàng thực phẩm và bữa ăn tại nhà lớn của Mỹ. Bằng cách làm này, năm 2020, doanh thu của công ty đã tăng hơn 30% so với năm 2019. Hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả giúp công ty bảo đảm việc làm cho 800 lao động với mức lương bình quân 10 triệu người/tháng.

Australis Việt Nam đã hình thành một vùng nuôi cá chẽm rất quy mô từ khâu ươm giống cá đến cách nuôi cá, hoàn toàn được quản lý bằng máy móc tự động hết sức chuyên nghiệp. Ông Hoàng Ngọc Bình, giám đốc vận hành Công ty Australis, giới thiệu với khách: “Chúng tôi có 5 farm (trang trại), mỗi farm 14 lồng bè, tổng cộng 70 lồng. Sau 20 tháng là có thể thu hoạch mỗi lồng bè trên 300 tấn cá”. Quan sát từ cách cho cá ăn đến việc thu hoạch và sơ chế ngay trên chiếc tàu chuyên dụng mới thấy hết sự công phu và khoa học của việc nuôi cá chẽm này. Mỗi farm như thế có một chiếc tàu trung tâm, làm nhiệm vụ điều khiển toàn bộ hoạt động của các lồng bè. Thức ăn được nhập về, đưa lên tàu này, từ đây có những đường ống dẫn đến các lồng. Người điều khiển chỉ cần ấn nút là thức ăn theo ống “chạy” về các lồng. Cán bộ kỹ thuật ngồi trên tàu cũng có thể biết được “sức khỏe” của cá ở các lồng thông qua hệ thống camera đặt ở đáy nước. Camera robot gửi các thông số kỹ thuật từ thức ăn đến tình trạng của cá ở các lồng bè một cách chính xác nhất.

Công ty Australis Việt Nam nuôi cá chẽm công nghệ cao, được nhận giải  thưởng cao quý

Hệ thống quản lý cá chẽm của Australis

Trong 4 năm qua, công ty đã phát triển quy mô gấp 3 lần, trở thành công ty nuôi cá chẽm tầm cỡ thế giới và công ty xuất khẩu cá biển lớn của Việt Nam. Đến nay, tổng vốn đầu tư của Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam đã đạt 50 triệu USD. Đặc biệt, trong năm 2021, công ty sẽ xây dựng thêm một cơ sở chế biến nữa tại phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa; qua đó, phấn đấu xuất khẩu khoảng 8,000 tấn cá chẽm.

Mới đây Công ty TNHH thủy sản Australis VN, một công ty Mỹ hiện đang đầu tư nuôi thủy sản tại Khánh Hòa, được nhận giải thưởng năm 2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho doanh nghiệp xuất sắc trong hạng mục đổi mới khí hậu (ACE). Công ty này bắt đầu nuôi thủy sản tại vịnh Vân Phong từ năm 2010 và tập trung đầu tư, nghiên cứu kỹ thuật, tuyển dụng chuyên gia trong nước, đào tạo cán bộ quản lý và phát triển thị trường quốc tế cho cá chẽm. Đến nay, Australis là một trong những công ty nuôi cá biển hiện đại nhất tại VN. Theo ông Josh Goldman, giám đốc điều hành Công ty thủy sản Australis, hiện mỗi năm công ty xuất khoảng 10,000 tấn cá với bốn nhà máy gia công chế biến ở Khánh Hòa sử dụng khoảng 1,000 công nhân. Công ty đang trên đà tăng sản lượng cá khoảng 35% mỗi năm.

Thu hoạch cá chẽm

Trong tháng 12/2021, Australis sẽ hoàn thành việc phát triển sà lan chở thức ăn tự động lớn nhất và một tàu thu hoạch tự động lớn mới có thể thu hoạch 200 tấn cá mỗi ngày. Ngoài ra, Australis cũng đang có kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến thủy sản hiện đại tại Khu công nghiệp Ninh Thủy (thị xã Ninh Hòa) vào năm 2022.

Khu công nghiệp Ninh Thủy | Odin Land ✓

Khu công nghiệp Ninh Thủy – Ninh Hòa

Ông Josh Goldman cho rằng việc đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu đang đặt các hệ sinh thái đại dương và nguồn thực phẩm gặp nguy cơ nghiêm trọng. Do đó, cần phải nuôi dưỡng sự phong phú của đại dương. “Chúng tôi muốn tạo ra một mô hình nuôi cá đại dương nhiệt đới để hỗ trợ một tương lai ổn định. Các trang trại của chúng tôi tạo ra doanh thu xuất khẩu và đóng một vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa kinh tế của tỉnh Khánh Hòa”. Công ty Australis Việt Nam, được chương trình Seafood Watch của Monterey Bay Aquarium xếp hạng “Sự lựa chọn tối ưu” (Best Choise) về phát triển bền vững. Australis được đánh giá là nhà cung cấp hải sản sạch, bền vững trên thị trường với các khẩu hiệu được đăng ký là “The better fish – A better Fish – A better World – A better You”. Công ty được coi là người dẫn đầu cho sự ra đời của xu hướng ẩm thực cá chẽm ở Bắc Mỹ, và hiện nay cung cấp đầy đủ các loại sản phẩm từ cá chẽm cho các thị trường bán lẻ và dịch vụ nhà hàng với thương hiệu riêng là Australis. Công ty hiện nay có hai trang trại cá chẽm và phân phối sản phẩm cho các nhà bán lẻ và nhà hàng hàng đầu tại Bắc Mỹ, Úc, châu Á và châu Âu. Theo đánh giá của một số chuyên gia, đầu bếp, khách ẩm thực, blogger, Australis là doanh nghiệp đi đầu trong việc đổi mới và xây dựng bền vững cho các trang trại nuôi trồng thủy sản như cá chẽm.

hpim6285

Cá chẻm đông lạnh Barramundi của Autralis @ hệ thống Costco – Hoa Kỳ

Hiện tại Hoa Kỳ, cá chẻm Barramundi của Autralis được bán rộng rải tại Whole Foods Market, select Costco Warehouses, BJ’s Club Stores, Albertsons, Safeway, Sprout’s Farmers Market, Harris Teeter, Giant Eagle, Vons, Schnucks Market, Fresh Thyme, Market Basket, Rouses Market, Mariano’s, Dierbergs Market, 99 Ranch Market, MOM’s Organic Market, Pete’s Fresh Market và nhiều nơi khác.


Giá tại Costco – Hoa Kỳ: $15.99 for 2 lbs

CÁ CHẼM VIỆT NAM

Trong hoàn cảnh cá tra và basa đã có khuynh hướng bão hòa, nhiều người nuôi đang đi tìm giống cá mới để đưa ra thế giới, trong đó có cá chẽm (cá vược).

https://www.mard.gov.vn/PublishingImages/Tin%20tuc%20Thuy%20san/ca%20chem.jpg

Cá chẽm cỡ 1 – 2 kg

Cá chẽm sống nhiều ở Việt Nam, Úc, Trung Quốc, Malaysia. Đây là giống cá đặc biệt, nó có thể sống trong môi trường nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Theo từ chuyên môn, là giống cá rộng muối. Cá chẽm là cá thịt nhóm A, thịt trắng đắt tiền. Trên thị trường xuất khẩu, hiện cá chẽm có giá 50 – 60,000 kg (2.2 USD/kg – 2.6 USD/kg). Bán trong các nhà hàng, giá đắt nhất lên tới 250,000 đ/kg. 
 
Cá chẽm được người tiêu dùng rất quan tâm do chất lượng của cá rất cao. Tuy nhiên, thời gian qua việc xuất khẩu cá chưa được như ý, nguyên nhân là do lượng cá đánh bắt được trong tự nhiên không ổn định, sản lượng cũng không nhiều. Do vậy mà chúng ta chưa đáp ứng được các hợp đồng từ phía các đối tác. Sở dĩ gần đây cá chẽm bắt đầu được chú ý là nhờ việc thuần dưỡng con giống đã có những kết quả khả quan. 
 
Có thể nuôi lồng ngoài biển, nuôi trong ao nuôi tôm (ao sâu hơn 1 m). Cá chịu lạnh không tốt nhưng chịu nóng tốt. Cá không đòi hỏi những môi trường khắt khe, có thể sử dụng ao nuôi tôm và ao cá tra bỏ hoang để nuôi. Tuy vậy các nhà chuyên môn cũng lưu ý là cá chẽm cần hàm lượng oxy cao hơn cá tra, phải có hệ thống sục khí, quạt gió nếu nuôi mật độ dày. Còn nuôi từ 1 – 2 con/ m² thì không cần thiết. 


Nuôi cá chép sông tại Sóc Trăng

Nuôi cá chẽm trước hết tận dụng được các ao khác, nhất là ao bỏ hoang, có lợi cho nền kinh tế, trong bối cảnh nhiều ruộng tôm, ao cá tra đang bị “treo” người dân bỏ ao không sử dụng. Với đặc điểm sống trong cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn, có thể nói ở đâu có ao, ở đó nuôi được cá chẽm. Giá trị thu lại từ cá chẽm cũng rất lớn. Nuôi cá giống 10 cm, khoảng 6 tháng thì thu hoạch được. Sản lượng khoảng 70 tấn/ha. Với thời giá hiện nay thì có thể thu được 3.7 tỷ đồng/ ha. Nuôi cá tra, một ha được 300 tấn, bán thu 4.5 tỷ đồng. Trong khi chỉ 70 tấn cá chẽm đã bán được 3.7 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp cho biết nuôi cá tra, lãi khoảng 1,000 đồng/kg, cá chẽm giá thành nuôi 37,000 đồng, bán 50,000, lãi 1,000 đồng/kg. 

Hiện nay, với tình hình Covid-19 và cuộc chiến tại Ukraine, giá cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng như thế giới đạt mức cao kỷ lục 4.5 USD/kg. Giá xuất khẩu bình quân cũng dao động ở mức cao, từ 3.2 – 3.4 USD/kg.

Hiện nay, giá cá chẽm trên thị trường khá giao động, mỗi nơi có mức giá bán khác nhau. Ngoài ra, nó còn tuỳ thuộc vào cá chẽm tươi sống, cá chẽm phi lê hay trọng lượng của mỗi con. Vì cá chẽm mang giá trị dinh dưỡng cao, chính vì vậy mà nó thuộc là cá khá đắt. Thường thì mức giá dao động của cá chẽm cụ thể

  • Thông thường 1 kg cá chẽm tươi sống sẽ có giá khoảng 180 nghìn đồng/kg – (7.8 USD/kg).
  • Đối với cá chẽm phi lê có giá 240 nghìn đồng/ 600 – 700gr – (10.4 USD/kg).

Thực trạng hiện nay là các cơ sở vẫn nuôi cá chẽm theo phương pháp truyền thống là cho ăn thức ăn tươi. Do đó, sản lượng thấp, hiệu quả không cao, việc triển khai quy mô lớn rất khó. Cần sớm chuyển sang nuôi cá chẽm theo phương pháp công nghiệp bằng thức ăn công nghiệp.  Hiện có nhiều nhà máy sản xuất thức ăn (công ty Skretting Việt Nam), nhiều nhà nhập khẩu thức ăn cho cá chẽm. Thức ăn không thiếu, vấn đề chỉ là người nuôi chưa quen với công nghệ mới. Mặt khác, giống cá chẽm ăn thức ăn công nghiệp vẫn còn hiếm, chưa đủ cung ứng cho thị trường. 

Thức ăn công nghiệp cho cá chẽm

Chúng tôi đã ra biển Vũng Tàu thăm trại cá giống của công ty Nhất Giống, một trong số không nhiều các công ty nhân giống cá chẽm hiện nay. Đàn cá giống bố mẹ được đánh bắt trong tự nhiên và nuôi trên biển, số lượng cá bố mẹ cũng không nhiều. Lãnh đạo công ty cho biết từ 2007 bắt đầu làm giống cá chẽm với quy mô khá lớn. Làm giống cá chẽm không khó, nhưng làm ra số lượng lớn và chất lượng đồng đều là vấn đề không dễ bởi cá chẽm vẫn còn rất nhiều tập tính tự nhiên. “Các doanh nghiệp đặt tiền trước cho chúng tôi làm giống nuôi công nghiệp, nhưng không đáp ứng nổi, vì đàn cá giống bố mẹ có hạn, việc đầu tư thuần hóa cá giống cũng mất nhiều thời gian và công sức”- doanh nghiệp cho biết. 
 
Cá chẽm đã được xuất khẩu, nhưng do sản lượng còn thấp, nên việc xuất khẩu còn khiêm tốn. Một số nhà xuất khẩu quan tâm đến cá chẽm công nghiệp, điển hình là Công ty Vĩnh Hoàn, đã triển khai đầu tư nuôi 400 ha cá chẽm, đây là doanh nghiệp sớm tham gia đầu tư xuất khẩu con cá chẽm. Sản phẩm cá chẽm cao cấp đã xuất ổn định vào châu Âu, vào Mỹ. 
 
Hiện ở Sóc Trăng cũng đã tiến hành nuôi thí điểm công nghiệp, đạt con số 70 tấn cá/ ha, thành công nhất thế giới. Khó khăn hiện tại là lượng giống cá chẽm nuôi công nghiệp cung ứng cho thị trường chưa đủ đáp ứng được yêu cầu mở rộng sản xuất. Nếu giải quyết được con giống ăn thức ăn công nghiệp, chắc chắn diện tích nuôi cá chẽm sẽ tăng nhanh, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống cơ sở vật chất là hệ thống ao nuôi tôm, ao nuôi cá không sử dụng nữa, người dân đang chuyển sang nuôi cá chẽm mà không cần đầu tư lớn. Giờ đây, giới nuôi trồng thủy sản đang hi vọng chúng ta có thể chuyển từ đánh bắt cá chẽm tự nhiên sang nuôi cá chẽm theo phương pháp công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lưu ý là các nước như Australia, Trung Quốc cũng đang tiến hành nghiên cứu nuôi cá chẽm. Việt Nam cần có những bước đi tích cực hơn nữa, để chiếm lĩnh thị trường cá chẽm. Vấn đề ô nhiễm môi trường của các trại cá giống sông hồ phải đặt lên ưu tiên cao. Ngoài ra, phải có sự lượng giá rõ ràng về phẩm chất cá chẽm nước ngọt so vói cá chẽm nước mặn.

Nuôi cá vược bằng thức ăn công nghiệp: Giúp giảm chi phí

Cá chẽm sông tại Sóc Trăng

KẾT LUẬN

Nhiều ý kiến cho rằng thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn có tiếng là mạnh về xuất khẩu sản phẩm cá giá rẻ. Việt Nam cần đa dạng hóa các sản phẩm và tiếp cận với phân khúc cao cấp hơn. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng cho rằng việc đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị xuất khẩu là xu hướng cần thiết khi thị trường cá tra và ba sa của chúng ta đã ổn định.
 
Cá chẽm được hy vọng là ngôi sao mới trong thị trường thủy sản. Bên cạnh việc tiếp cận với thị trường cao cấp hơn, nó còn có thể tận dụng các hồ ao đang bỏ hoang hóa.  Cá chẽm có thể nuôi trong môi trường nước mặn, nước ngọt, nước lợ. Đây là ưu điểm rất lớn. Việt Nam có thể triển khai nuôi phục vụ xuất khẩu và cải thiện đời sống của đồng bào ở nhiều vùng địa lý khác nhau. Công nghệ của hảng Autralis có thể dùng như là mô hình tham khảo để nuôi cá chẽm nước ngọt.

THAM KHẢO

1)    Bài viết “Cá Chẽm công nghiệp – Một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản” đăng trên mạng BNN & PTNT ngày 8/10/2010.

2) Bài viết “Cá vược… vượt Covid-19” đăng trên mạng Thanh Niên ngày 8/10/201.

3) Bài viết “Vua” cá chẽm của vùng đất Sóc Trăng” đăng trên mạng Tạp chí Thủy sản – https://thuysanvietnam.com.vn ngày 6 /7/2020.Barramundi

4) The better fish – Finally, the fish you’ve been waiting for.

5) Australis Seafoods

6) Bài viết “Điểm mặt 19 mô hình nuôi cá hồi hiện đại trong tương lai” đăng trên mạng Thủy Sản Việt Nam ngày 29/6/2201.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *