Cuộc chiến Ukraine tính đến 1/7/2022

239 (lượt xem) |

Bài viết này ghi tất cả các dữ kiện kể từ khi cuộc chiến bắt đầu với những điểm chính trong giai đoạn I được dùng như là tài liệu truy cứu.

  • Giai đoạn I kéo dài 75 ngày từ 24/2/2022 cho đến 9/5/2022.
  • Giai đoạn II bắt đầu từ 10/5/2022 đến 1/7/2022.

Hai đề mục được đưa lên phần đầu trong bài viết này là trận đánh then chốt ngày 24/2 tại phi trường Antonov làm thay đổi bản chất của cuộc chiến và trận đánh kinh điển của Ukraine khi quân Nga cố vượt sông Siverskyi Donets:

Trận Đánh Then Chốt Làm Thay Đổi Cả Cuộc Chiến: Một điều ít người để ý là cuộc chiến Nga – Ukraine bắt đầu là trận chiến giữa 48 biệt kích dù cảm tử tinh nhuệ của Ukraine do Trung úy Kharchenko chỉ huy và hai tiểu đoàn dù cận vệ khét tiếng 11 và 31 của Nga tại phi trường Antonov (còn được gọi là Trận Hostomel), cách thủ đô Kiev khoảng 10 cây số làm thay đổi cả cuộc chiến. Ngay từ giữa tháng 12 năm 2021, Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã có được thông tin chi tiết về các kế hoạch tấn công của Nga vào Ukraine. Giám đốc CIA William J. Burns đã đến Ukraine vào tháng 1 năm 2022 để thông báo với TT Zelensky và giới lãnh đạo Ukraine về dự tính của Nga. Tuy ngày giờ Vladimir Putin ra lệnh tấn công Ukraine CIA chưa nắm chắc nhưng đường đi nước bước của Nga, tình báo Mỹ đã nắm trong lòng bàn tay!

Địa điểm tập kết quân Nga tại Belarus

Theo kế hoạch của Nga, ngay những giờ đầu tiên lực lượng Nga sẽ đánh và chiếm sân bay quốc tế quan trọng Antonov để làm cầu hàng không cho phép các lực lượng Nga nhanh chóng tiến vào Kiev để tóm gọn chính phủ nước này. Tổng thống Nga Putin và bộ tham mưu tin rằng một hoạt động chớp nhoáng như vậy sẽ khiến Ukraine rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ dẫn đến sự sụp đổ của quân đội Ukraine, cho phép Nga thành lập một chính phủ bù nhìn thân Nga tại đây.

Vị trí phi trường quốc tế Antonov (Gostomel) cách Chernobyl khoảng 90 km về phía Đông Bắc

Sáng sớm ngày 24 tháng 2 năm 2022 (sau Olympic Bắc Kinh 4 ngày) đúng 05:30 sáng, Tổng thống Putin ra thông báo về một “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa” Ukraine. Chỉ vài phút sau đó các lực lượng Nga đã phóng tên lửa hành trình, pháo tầm xa và không kích ào ạt vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Cuộc tấn công bất ngờ và tàn bạo này đã làm rung chuyển cả sân bay Antonov, như một cuộc địa chấn với cường độ lớn. Tất cả những dẫy nhà hành chánh đều bốc cháy, nhiều máy bay và công sự phòng thủ bị nổ tan tành, khắp nơi mịt mù khói lửa. Mặt trời vừa ló dạng, tiếng hỏa tiễn và đạn pháo vừa ngưng, những tiếng động như sấm sét gây ra bởi khoảng 34 máy bay trực thăng chiến đấu Mi-24 của Nga bay nhanh và thấp để tránh radar, thẳng tiến về phía sân bay có giá trị chiến lược này. Một đội hình trực thăng gồm những chiếc Mi-8 có khả năng chở đến vài trăm lính dù Nga được trực thăng tấn công Ka-52 hộ tống. Lực lượng quân dù của Nga bao gồm hai tiểu đoàn dù 11 và 31 trực thuộc Lữ đoàn Nhảy dù Cận vệ 331 nổi tiếng của Nga.

Phi trường Antonov dưới cơn bão lửa

Khởi đầu với ưu thế đánh trước cùng với quân số cũng như hỏa lực vượt trội, vào khoảng 11:00 sáng lính dù Nga đã gần như làm chủ được sân bay quan trọng Antonov Nhưng cũng vào giờ đó một cuộc phản công quy mô đã được quân đội Ukraine điều động để giải cứu phi trường, bao gồm Lữ đoàn Phản ứng Nhanh số 4 được hỗ trợ bởi không quân. Hai đội quân thuộc loại mạnh và tinh nhuệ nhất Âu Châu đã đối đầu, tranh giành nhau từng tấc đất trên phi trường chiến lược của Ukraine. Tuy lính dù Nga là lực lượng tấn công với vũ khí nhẹ vẫn có thể cầm cự cuộc phản công của Ukraine nhờ vào hệ thống phòng thủ kiên cố của phi trường, gồm những bức tường bê tông vững chắc cao trên 2 thước và những hàng rào thép gai chằng chịt. Quân xâm lược Nga biết rằng họ chỉ cần cố thủ được vài giờ, cho đến khi quân tiếp viện của họ đến, họ sẽ nắm chắc phần thắng.

Với những tin tức tình báo kèm với không ảnh chi tiết được Hoa Kỳ cung cấp từ những giây phút đầu tiên, TT Zelensky và bộ chỉ huy của Ukraine biết rằng đất nước của họ đang hết sức nguy ngập. Trên trời 18 chiếc vận tải cơ hạng nặng – (không vận chiến lược Ilyushin-76, tương đương với C-5 của Mỹ) – đang gầm rú tiến về phía sân bay Antonov chở theo khoảng 5 ngàn quân cùng pháo và thiết giáp. Cùng lúc đó trên bộ, một đoàn chiến xa dài khoảng 60 km từ Belarus cũng đang ào ào hướng đến phi trường Antonov cách đó khoảng 30 km.

Ngay khi nhận được tin tình báo đoàn vận tải cơ chiến lược Ilyushin Il-76 của Nga đã cất cánh và đang trên đường bay đến phi trường Antonov, TT Zelensky đã cho điều động toán biệt kích dù cảm tử tinh nhuệ của Ukraine do Trung úy Kharchenko chỉ huy, toán gồm 48 người với nhiệm vụ rõ ràng: bằng mọi giá phải tiếp cận được hai đường băng của phi trường để từ đây có thể dùng hỏa tiễn Stinger hoặc Javelin bắn hạ những máy bay vận tải khổng lồ của Nga không cho chúng hạ cánh.

Trung úy Kharchenko

Giữa tiếng bom đạn vang rền khắp nơi, 48 cảm tử quân của Ukraine đã được trực thăng vận đến vùng đất trống phía Bắc, tương đối yên tĩnh nhất của phi trường. Nhưng chỉ vài phút sau khi toán cảm tử nhảy được xuống đất, họ đã phải chiến đấu với lực lượng dù của Nga đông hơn họ nhiều lần. Chỉ một thoáng đã có bốn người lính biệt kích bị thương và một trực thăng hộ tống bị bắn rớt. Những người bị thương đã nằm lại dùng hỏa lực tối đa bắn cầm chân quân dù Nga trong lúc trung úy Kharchenko dẫn những người còn lại chạy về hướng phi đạo. Trên đường vừa bắn vừa chạy lại phi đạo, trung úy Kharchenko cũng bị trúng đạn vào chân, nhưng ông không ngừng lại thay vào đó ra lệnh cho những người lính của ông: “Chúng ta dù chỉ còn một giọt máu cũng không để máy bay Nga đáp xuống phi trường!”

Khi toán cảm tử Ukraine vừa nhảy được xuống những hố tránh bom kế phi đạo thì chiếc không vận chiến lược đầu tiên trờ tới, chưa kịp hạ cánh chiếc Il-76 khổng lồ đã lãnh nguyên môt hỏa tiễn Stinger khiến nó quay mòng mòng rồi lao xuống đất như một quả cầu lửa. Một chiếc khác tuy đã tới nhưng không dám xuống thấp, bay vòng vòng, tuy vậy do thân xác quá kềnh càng nó cũng hứng trọn một hỏa tiễn Stinger khiến nó bốc khói và bay tuốt lên cao chạy trốn (Theo tình báo Ukraine, chiếc này cuối cùng cũng bị rớt trên sông Dnipro, trở thành quan tài cho tất cả những gì nó mang theo!)
Tổng chỉ huy quân đội Ukraine đã đích thân gọi điện thoại chúc mừng Trung úy Kharchenko và thông báo tin vui: Với điều kiện không an ninh dưới đất, những chiếc Ilyushin Il-76 của Nga đã không thể hạ cánh, chúng bị buộc phải quay đầu bay trở lại Belarus. Nhưng cũng có tin không vui: Đoàn chiến xa 40 dặm của Nga đã chọc thủng được phòng tuyến Ukraine và đang trên đường tiến đến phi trường Antonov để giải cứu lữ đoàn dù của Nga tại đây.

Đoàn xe quân sự tiếp viện tiếp tục tiến gần thủ đô Kiev. Ảnh: Maxar Technologies

Lúc này tại phi trường, lực lượng dù của Nga đang bị bao vây bởi lực lượng tăng viện Ukraine đã đến với thiết giáp hạng nặng và pháo hỗ trợ. Tình trạng này đã bắt đầu gây bất lợi nặng cho lính dù VDV của Nga, những người này tuy rất thiện chiến nhưng chỉ được trang bị những vũ khí nhẹ để đánh nhanh đánh gọn, đã phải vật lộn khó khăn để giữ một sân bay rộng lớn dưới những cuộc phản công mãnh liệt từ mọi hướng của Ukraine. Càng lúc số tổn thất vì thương vong càng cao đã khiến họ mất dần quyền kiểm soát sân bay, từ đó họ không còn sức tiêu diệt nổi một đơn vị nhỏ lính biệt kích cảm tử của Ukraine trang bị vũ khí phòng không. Đến lúc này lữ đoàn dù thiện chiến nhất của Nga chỉ trông chờ vào đoàn quân cứu viện để được sống sót!

Trung úy Kharchenko trong lúc đó mau chóng ra quyết định: Để lại phân nửa lính cảm tử (phần lớn đã bị thương) ở lại canh phi đạo, giữ vị trí của họ gần đường băng đề phòng kẻ thù cố gắng hạ cánh, trong khi ông đưa những người còn lại luồn lách đến đường cao tốc T1011, chạy dọc theo sân bay và là đường nối miền Bắc của Ukraine với Kiev. Khó tưởng tượng Trung úy Kharchenko đã đến được đường cao tốc với chiếc chân khập khiễng (viên đang còn nằm bắp chân) và khẩu Javelin trên vai. Sau khi ra lệnh cho người của mình đến các vị trí phục kích ở hai bên đường chờ đợi, Trung úy Kharchenko đã như con cọp tinh khôn nằm rình mồi.

Trong khoảng khắc, biệt đội cảm tử nhỏ bé của Kharchenko đã có thể nghe thấy những tiếng ầm ầm của thiết giáp hạng nặng đang tiến lại từ hướng Bắc. Cái bẫy được giăng ra và quân tiếp viện của Nga đang bất cẩn lao vào, chắc vì muốn gấp rút đến tăng cường cho lực lượng tấn công Dù đang bị mắc kẹt trong phi trường. Toán biệt kích cảm tử kiên nhẫn đợi cho đến khi xích xe thiết giáp gần như nằm trên đầu họ mới bắt đầu khai hỏa, với tất cả hỏa lực mang theo. Một cơn bão lửa dữ dội bùng lên, giữa tiếng súng máy nổ vang rền là tiếng hỏa tiễn chống tăng cá nhân, chiếc thiết giáp dẫn đầu trúng NLAW (tên lửa chống tăng tầm ngắn của Thụy Điển) bốc cháy, chiếc thứ nhì cũng bị hạ gục bởi Javelin. Ngay lập tức con đường bị tắc nghẹn bởi hai con “cua rang muối” khổng lồ, thêm vào vài chiếc xe bọc thép cũng bị dính chấu. Đoàn chiến xa VDV dài 60 cây số đứng khựng lại không tiến lên được nữa. Thiếu lính tùng thiết bảo vệ (do Il-76 không đáp được), những xe tăng Nga trở thành những miếng mồi ngon cho hỏa tiễn chống tăng. Chưa tới 10 phút, đoàn chiến xa hùng dũng của Putin đã phải cúp đuôi thối lui!

Trong khi đó tại phi trường Antonov, lực lượng lính dù Nga với tổn thất quá nửa, không còn hy vọng được tiếp viện đã phải lợi dụng bóng đêm để chạy trốn vào khu rừng cây cối rậm rạp cạnh phi trường. Lữ đoàn cận vệ dù lừng danh 331, từng được coi là binh đoàn tinh nhuệ nhất của toàn Liên Bang Nga cuối cùng đã bị tổn thất nặng nề ở khu vực xung quanh Hostomel!

Chiến công của Đội biệt kích cảm tử Dù do Trung úy Kharchenko chỉ huy tuy không mang lại chiến thắng sau cùng cho Ukraine nhưng cũng đã là thay đổi hoàn toàn cuộc chiến. Putin đã lên kế hoạch đánh chiếm sân bay rộng lớn Antonov ngoại ô thủ đô, trong một cuộc tấn công mạnh mẽ và chớp nhoáng qua việc đổ bộ lữ đoàn dù tinh nhuệ VDV (Russian Airborne Forces) sẽ khiến cả thế giới choáng váng và quân đội Ukraine chống giữ phi trường sẽ bị đánh tan chỉ sau vài giờ. Nếu lính dù thành công để giữ vị trí cho đến khi các máy bay vận tải quân sự chiến lược Il-76 hạ cánh và liên kết được với ba sư đoàn thiết giáp chạy từ Belarus sang, kế hoạch rất có thể đã thành công và Kiev sẽ bị chiếm đóng chỉ trong vài ngày.

Nhưng đáng buồn thay cho nhà độc tài với bàn tay nhuốm máu Putin! Giấc mộng của ông ta đã tan thành mây khói chỉ vì một lực lượng quân đội nhỏ, nhưng tinh nhuệ với ý chí sắt đá quyết bảo vệ nền dân chủ và độc lập của quê hương Ukraine. Trận chiến sân bay Antonov là trận chiến khốc liệt nhất cho đến nay – nó dường như đã quyết định diễn biến ngắn hạn của cuộc xung đột và có khả năng thay đổi số phận của chính Ukraine. Nga không thực sự thua, nhưng trận chiến trên là lý do khiến Nga vẫn chưa giành được chiến thắng. Giấc mơ chiếm trọn đất nước Ukraine của ông Putin đến nay bị thu nhỏ lại chỉ mong chiếm được vùng Donbas.

Hai trận đánh kinh điển của Ukraine khi quân Nga cố vượt sông Siverskyi Donets: Sông Siverskyi Donets, chạy từ miền nam nước Nga vào miền đông Ukraine sau đó quay trở lại Nga, chỉ là một trong số các rào cản nước mà các tiểu đoàn Nga phải vượt qua để tiến về phía tây vào lãnh thổ Ukraine. Theo Bộ tổng tham mưu lực lượng vũ trang Ukraine, tiểu đoàn Nga bị kẹt ở cầu phao dường như đang cố tấn công Lyman, thành phố 20,000 người nằm cách 17 dặm về phía tây của cây cầu phao. Một tiểu đoàn quân đội Nga trong những ngày gần đây đã cố gắng vượt qua một cây cầu phao bắc qua sông Siverskyi Donets, chạy từ tây sang đông giữa các tỉnh ly khai Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine.

Lữ đoàn xe tăng 17 của quân đội Ukraine đã phát hiện ra cuộc băng qua và đã sử dụng một trong nhiều máy bay không người lái và pháo binh. Pháo binh Ukraine đã phát hiện họ đang ở bờ sông – và tiêu diệt gần như toàn bộ. Trận pháo kích của Lữ Đoàn 17 đã phá hủy ít nhất 72 xe tăng T-80 và T-17, các xe đầu kéo bọc thép MT-LB, XNUMX phương tiện khác và phần lớn đơn vị bắc cầu, bao gồm cả một tàu kéo và nhịp phao. Tham gia vào những trận tập kích này có cả lựu pháo M777 mà Mỹ vừa chuyển giao cho Ukraine, theo đại tá Kashenko. Những khẩu pháo M777 này có khả năng bắn các loại đạn có độ chính xác cao và sức công phá lớn.

Sông Siverskyi Donets

Hình ảnh cầu phao bị đánh sập do phía Ukraine công bố – Ảnh: Quân đội Ukraine

Ngày 22/5, Nga cố gắng vượt qua sông Siverskyi Donets lần thứ hai nhưng cũng thất bại. Như vậy, trong cả 2 lần Nga đã mất khoảng 500 binh sĩ và khoảng 80 xe quân sự, phần lớn là xe tăng và thiết giáp. Tất cả những nỗ lực của họ để vượt sông và tạo một đầu cầu ở Bilohorivka đều thất bại.

GIAI ĐOẠN I

Lực lượng tham chiến của Nga Và Ukraine: Nhìn ngân sách Nga và Ukraine chi cho quốc phòng sẽ cho thấy khoảng cách giữa hai nước. Ukraine đã chi 4.7 tỷ USD vào năm 2021, chỉ hơn 1/10 so với 45.8 tỷ USD của nước láng giềng có vũ khí hạt nhân, theo báo cáo “The Military Balance” của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), công bố tuần trước. Nga có 900,000 quân nhân tại ngũ trong các lực lượng vũ trang và 2 triệu quân dự bị, Ukraine có tương ứng 196,000 và 900,000 quân ở mỗi lực lượng. 

Ngày 23/2, Ukraina đã bắt đầu chế độ quân dịch bắt buộc với những người dự bị trong độ tuổi 18 – 60, theo IISS. Riêng về lực lượng trên bộ, Nga có lợi thế gấp đôi, với 280,000 quân so với 125,600 của Ukraine. Và lực lượng không quân của Nga mạnh gần gấp 5 lần, với 165,000 binh sĩ so với 35,000 của Ukraina. Có rất nhiều nội dung để so sánh: Máy bay tấn công, chiến xa, xe bọc thép, tên lửa đất đối không … nhưng nhìn chung, Nga sở hữu nhiều hơn. Ví dụ, Nga có hơn 15,857 xe chiến đấu bọc thép trong khi Ukraine có 3,309. Máy bay Nga nhiều hơn 10 lần – 1,391 so với 128 của Ukraine. Và Nga có 821 trực thăng so với 55 trực thăng của Ukraine, nếu tính cả của hải quân.

So sánh lực lượng Nga và Ukraine

Vai trò của 2 khu vực Crimea và Donbass: Ông Putin xem Crimea và Donbass là 2 khu vực của Nga.  Crimea đã bị Nga sát nhập trong cuộc Trưng cầu dân ý năm 2014. Hai khu vực ly khai Donetsk và Lugansk, gọi chung là vùng Donbass, đã tách khỏi kiểm soát của chính phủ Ukraine cũng trong năm này. Theo một cuộc khảo sát được công bố vào năm 2021, hơn một nửa người ở khu vực ly khai muốn gia nhập Nga, dù có hoặc không có một số quyền tự trị. Thỏa thuận Minsk được Bộ tứ Normandy, gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức, thúc đẩy tại thủ đô của Belarus năm 2015, nhằm kết thúc cuộc xung đột đẫm máu khi đó đã kéo dài 10 tháng ở miền đông Ukraine. Thỏa thuận Minsk được đưa ra khá vội vàng. Nga tham gia ký thỏa thuận, nhưng vai trò của nước này trong cuộc xung đột không được thừa nhận. Từ “Nga” không xuất hiện trong bất kỳ nội dung nào của văn kiện. Điều đó cho phép Moskva tuyên bố họ chỉ là một quan sát viên và cho rằng thỏa thuận phải được thực thi giữa chính phủ Ukraine và phe ly khai ở miền đông. Ngôn ngữ của thỏa thuận cũng khá mơ hồ, nguyên nhân khiến Nga và Ukraine diễn giải lộ trình chính trị của nó theo những cách rất khác nhau. Việc Ukraine muốn lấy lại 2 vùng này là một vấn đề hắc búa mà chỉ có khi Nga bị kiệt quệ trong cuộc chiến mới có hy vọng tìm ra một giải pháp.

Bán đảo Crimea và vùng Donbass. Đồ họa: Washington Post.

Tổn thất của hai bên: Phía Nga và Ukraine vừa công bố tổn thất về mặt quân sự của đối phương khi chiến sự hôm nay 10/5 bước sang ngày thứ 76. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov hôm nay 10/5 tuyên bố kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine từ ngày 24/2 đến nay, các lực lượng Nga đã loại bỏ 163 máy bay tác chiến của Ukraine, 124 trực thăng, 793 máy bay không người lái và 2,797 xe tăng, xe bọc thép, theo hãng tin TASS. Truyền thông phương Tây cho biết có khoảng 14,000 quân Nga tữ trận. Kể cả thương vong, tin tình báo phương Tây ước lượng Nga đã mất khoảng 1/3 số quân tham chiến. Trong khi đó, quân đội Ukraine khẳng định phía Nga đã mất 26,000 binh sĩ kể từ khi phát động chiến dịch quân sự, theo trang The Kyiv Independent. Quân đội Ukraine còn khẳng định Nga mất 1,170 xe tăng, 2,808 xe bọc thép chở quân, 519 hệ thống pháo, 185 hệ thống phóng rốc két đa nòng, 87 hệ thống phòng không, 170 trực thăng, 205 máy bay, 380 máy bay không người lái và 12 tàu. Tình báo phương Tây cho biết Nga mất khoảng 8 – 10 tướng lãnh và một số tương đương cấp Đại tá.

Nga tiêu tốn 900 triệu USD mỗi ngày cho chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Nền kinh tế Nga được cho là phải gánh chịu hậu quả nặng nề trong nhiều năm tới khi xung đột với Ukraine tiếp diễn, theo Newsweek. Ước tính độc lập của Trường Kinh tế Kiev (KSE) cũng cho rằng Ukraine thiệt hại khoảng 600 tỷ USD kể cả những thiệt hại dân sự trong hơn một tháng chiến sự, gấp ba lần GDP nước này trong năm 2021.

Sự tùy thuộc của Liên Âu vào dầu khí của Nga: Về sản lượng dầu thô thì 3 quốc gia đứng đầu thế giới là Hoa Kỳ (15 triệu thùng/ngày), Ả Rập Xê Út (OPEC (12 triệu thùng/ngày), Nga (10.8 triệu thùng/ngày). Về trữ lượng dầu thô thì Saudi Arabia (266 tỷ thùng), Venezuela (211 tỷ thùng), Iraq (113 tỷ thùng) và Kuwait (94 tỷ thùng).

Nga chỉ cung cấp khoảng 5% lượng khí đốt cho Anh và Mỹ. Mỹ đã yêu cầu Saudi Arabia tăng sản lượng khai thác dầu, nhưng họ đã bác bỏ các yêu cầu trước đó của Mỹ về việc tăng sản lượng để giảm giá dầu. Saudi Arabia là nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC – tổ chức này chiếm khoảng 60% lượng dầu thô giao dịch quốc tế. Mỹ cũng đang xem xét việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt dầu mỏ đối với Venezuela. Nước này từng là nhà cung cấp dầu quan trọng của Mỹ, nhưng gần đây Venezuela chủ yếu bán dầu cho Trung Quốc.

Châu Âu có thể chuyển sang các nhà xuất khẩu khí đốt hiện tại như Qatar hoặc Algeria và Nigeria, nhưng trên thực tế, để nhanh chóng mở rộng sản xuất cần có thời gian. Hiện nay, EU phải nhập khẩu hơn một nửa nhu cầu năng lượng (61%). Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính của EU, chiếm hơn 46% lượng khí đốt nhập khẩu tính đến nửa đầu năm 2021. Trong thời gian tới, châu Âu có thể tiếp tục phải mua khí đốt với giá cao do chưa có giải pháp thay thế khí đốt của Nga. Nếu nguồn cung quan trọng này ngừng lại, Italy và Đức là những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất. 

Đây là điều mà người châu Âu đã bỏ qua, và bây giờ họ mua khí đốt không phải ở mức 300 USD, mà là 1,300 USD/1.000 m³. Thực tế có thể còn hơn thế nữa. Giá khí đốt ở châu Âu trên sàn giao dịch London ICE ngày 2/3 đã phá kỷ lục được ghi nhận vào cuối tháng 12/2021, lên gần 2,230 USD/1.000 m³, tăng 59.4%. Theo thỏa thuận này, thêm 15 tỷ m³ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) – phần lớn có nguồn gốc từ các giếng khai thác “thủy lực cắt phá” mọc lên như nấm trên khắp nước Mỹ – sẽ đổ bộ vào bờ biển châu Âu từ bên kia Đại Tây Dương trong năm nay. Nhưng con số này chỉ tương đương khoảng 1/3 lượng khí đốt mà Nga bơm sang Đức trong năm 2022. Các nhà hoạt động lo ngại rằng việc thay thế khí đốt của Nga bằng LNG từ Mỹ sẽ không đảm bảo an ninh năng lượng, mà thay vào đó còn đe dọa các mục tiêu khí hậu dài hạn.

Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, trong đó Đức, Italy và nhiều nước Trung Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung này. Khoảng 25% nguồn dầu mỏ cho châu Âu cũng đến từ Nga. Sau khi Mỹ và Anh áp đặt lệnh cấm đối với dầu mỏ của Nga, áp lực đã tăng lên buộc Chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và các thành viên G7 khác phải tuân theo. Trong khi Mỹ và một số nước Đông Âu trong NATO kêu gọi tẩy chay năng lượng Nga ngay lập tức, Đức và một số nước khác vẫn e dè, cho rằng quyết định như vậy có thể gây thiệt hại quá lớn về kinh tế. Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho rằng EU chưa thể dừng nhập khẩu khí đốt Nga vì động thái này sẽ gây tổn hại không chỉ cho Moskva. “Nguồn cung khí đốt không thể thay thế trong thời gian ngắn. Chúng ta sẽ tự gây tổn hại cho mình nhiều hơn là cho họ”, ông Lindner nói, thêm rằng cắt giảm nhập khẩu khí đốt từ Nga “phải cần thời gian”.

Sự trợ giúp của Hoa Kỳ và Liên Âu cho Ukraine: Kể từ ngày 24/2, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Kyiv 7.6 tỷ euro (8.2 tỷ USD) dưới hình thức hỗ trợ nhân đạo và viện trợ quân sự, theo kết quả từ Viện Kiel, một cơ quan nghiên cứu kinh tế của Đức. Ba Lan và Vương quốc Anh là những nhà cung cấp viện trợ tài chính, nhân đạo và quân sự lớn tiếp theo. ất cả các nước Liên minh châu Âu đã cung cấp tổng cộng 2.9 tỷ euro (3.13 tỷ USD), Bộ theo dõi hỗ trợ Ukraine nhấn mạnh. Các tổ chức EU và ngân hàng đầu tư châu Âu lần lượt cung cấp 1.4 tỷ Euro (1.51 tỷ USD) và 2 tỷ Euro (2.16 tỷ USD). Vương quốc Anh, Canada và Nhật Bản đã hứa sẽ viện trợ trị giá khoảng 1 tỷ Euro (1.08 tỷ USD).

“Điều đáng chú ý là chỉ riêng Hoa Kỳ đã đóng góp nhiều hơn đáng kể so với toàn bộ Liên minh Châu Âu EU, khu vực lân cận mà chiến tranh đang hoành hành”, ông Christoph Trebesch, giám đốc nghiên cứu tại Viện Kiel và là tác giả chính của Bộ theo dõi hỗ trợ Ukraine, cho biết trong báo cáo.

Hỗ trợ của chính phủ Đồng minh cho Ukraine (Hình ảnh được sự cho phép của Viện Kiel)

Các biện pháp cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ và Đồng Minh với Nga: Ngày 4/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã công bố đề xuất gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga. Tin tức về phát biểu của bà Ursula von der Leyen ngay lập tức đã tác động tiêu cực tới thị trường dầu mỏ thế giới. Giá dầu Brent giao sau tăng 3% lên 108 USD/thùng. Giá dầu đã tăng khoảng 40% kể từ đầu năm nay do lo ngại chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine sẽ gây ra cú sốc về nguồn cung, thúc đẩy lạm phát và áp lực chồng chất lên các nền kinh tế châu Âu. Lệnh cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt đối với dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga đã không nhận được đủ sự ủng hộ từ một số các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Các nước Hungary, Slovakia, Czech không ủng hộ những biện pháp trừng phạt dầu mỏ bởi nó sẽ không đưa ra được các kế hoạch chia sẻ gánh nặng về nguồn cung nhiên liệu thay thế cho các nước thành viên. Đề xuất về gói trừng phạt mới nhất này của EU, một khi được tất cả 27 nước thành viên thông qua, sẽ được áp dụng vào cuối năm nay, góp phần gây thêm áp lực lên nền kinh tế trị giá 1.8 nghìn tỷ USD của Nga – vốn đã bị vùi dập bởi các đòn trừng phạt kinh tế nặng nề của Mỹ và các nước phương Tây. Theo đó, EC đề xuất loại bỏ nguồn cung dầu thô của Nga trong vòng 6 tháng tới và loại bỏ các sản phẩm tinh chế vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, EU vẫn chưa nhắm đến việc cấm vận khí đốt tự nhiên của Nga, vốn được sử dụng vào việc sưởi ấm và sản xuất điện trên toàn khối EU. Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới và năm ngoái chiếm khoảng 27% lượng dầu nhập khẩu của EU. Hiện Mỹ và một số nước phương Tây như Canada, Anh, Australia đã cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Trước đó, ngày 3/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh áp dụng các biện pháp trả đũa kinh tế đặc biệt nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã khiến giá năng lượng toàn cầu tăng vọt Trong khi đó, giá các mặt hàng khác như lúa mì và kim loại đang tăng nhanh. Lịch sử cho thấy các lệnh cấm vận với Nga sau biến cố Crimea năm 2014 từng gây ra một số hệ quả không mong đợi và cho đến cuối tháng 5, Nga vẫn chưa có dấu hiệu chịu khuất phục.

Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO: Ngày 18/5, Thụy Điển và Phần Lan chính thức loan báo gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong bối cảnh có cuộc xâm lăng hung bạo của Nga vào Ukraine, đánh dấu một thay đổi lịch sử diễn ra sau hơn 200 năm theo chính sách không đứng vào liên minh quân sự nào của quốc gia vùng Bắc Âu này. Quyết định của Thụy Điển và Phần Lan, cùng với 30 quốc gia thành viên hiện hữu đã nâng số thành viên lên 32, dù rằng Tổng Thống Nga Vladimir Putin cùng các giới chức cao cấp khác của Nga đã từng có những lời cảnh cáo, đe dọa.

Việc hai nước Bắc Âu quyết định từ bỏ thái độ trung lập mà họ đã duy trì trong suốt Chiến tranh Lạnh sẽ là một trong những thay đổi lớn nhất đối với an ninh châu Âu trong nhiều thập niên. Được biết Phần Lan có biên giới dài 1,300 km với Nga Sô. Nếu Mỹ hoặc Anh thiết lập các căn cứ ở Phần Lan, Nga sẽ “không có lựa chọn nào khác ngoài việc triển khai các vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm vào các căn cứ đó”. Cựu tướng Phần Lan Toveri cho biết, Phần Lan đang chuẩn bị cho các hành động tiếp theo, nếu chỉ vì Putin có thể cảm thấy cần phải cứu vãn thể diện. Nhưng người Phần Lan đã quen với việc sống chung với một thế lực thù địch tiềm tàng ở biên giới của họ qua nhiều thập kỷ và không cảm thấy bị đe dọa quá mức, ông nói. “Chúng tôi đã quen với việc người Nga ở đó. Hầu hết người Phần Lan không quá lo lắng về điều đó”. Khi được hỏi hôm thứ Tư rằng liệu Phần Lan có khiêu khích Nga bằng cách gia nhập NATO hay không, Tổng thống Phần Lan Niinisto nói: “Câu trả lời của tôi là chính (Putin) đã gây ra điều này. Hãy nhìn vào gương đi”. Hơn 3/4 số người ở Phần Lan hiện ủng hộ việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một cuộc thăm dò mới tiết lộ hôm 9/5, trong bối cảnh tâm lý công chúng có sự thay đổi đáng kể từ sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát thành hành động quân sự.

Liên quan đến lập trường của Nga về chuyện mở rộng NATO về phía Đông tức là lập trường chính thức của Cộng hòa Liên bang Đức, Anh, Pháp và Hoa Kỳ – vẫn rõ ràng: Theo điều 5, Hiệp ước 2 + 4 (tên chính thức là “Hiệp ước về giải pháp cuối cùng liên quan tới Đức” được ký năm 1990), NATO có quyền vượt qua chiến tuyến trước đây của thời Chiến tranh Lạnh. Không có việc buộc phải dừng lại bên sông Elbe (sông Elbe lớn thứ mười hai ở châu Âu chảy từ hướng Đông Nam – Tây Bắc, gần như chỉ nằm hoàn toàn ở hai nước Đức (65.5%) và Cộng hòa Séc (33.7%). Hiệp định không đề cập đến việc mở rộng đến đâu – Moscow đã ký vào Hiệp định này (Trích yếu: Bài viết “Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông”). Chuyện NATO mở rộng về phía Đông có tính cách ngăn chận hơn là bành trướng. Nếu NATO mở rộng bao gồm cả Thụy Điển, Phần Lan, Belarus, Ukraine thì sự quân bình giữa Nga Sô và Liên Âu trong dài hạn sẽ được vững bền hơn.

Quá trình NATO mở rộng về phía Đông

Nhân chuyến công du Thụy Điển và Phần Lan ngày 11/5/2022, thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết đã ký với hai nước này Hiệp ước phòng thủ chung, cho phép các bên hỗ trợ nhau trong trường hợp một trong ba thành viên bị tấn công. Ngày 15/5, Tổng thống Sauli Niinisto cho biết người đồng cấp Nga Vladimir Putin tỏ ra bình tĩnh khi nghe ông thông báo về ý định gia nhập NATO của Phần Lan. Ngày 16/5, ông Vladimir Putin dường như xuống thang trong những phản đối của Nga về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, nói rằng Moscow không có vấn đề gì về việc hai nước này gia nhập liên minh quân sự do Hoa Kỳ dẫn đầu mà họ đang nhắm tới để phản ứng lại cuộc xâm lược của ông tại Ukraine. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga nói Moscow sẽ hành động nếu NATO điều động thêm binh lính hoặc khí tài đến lãnh thổ của các thành viên mới – những bước mà Phần Lan và Thụy Điển đều đã loại trừ – ông nói rằng bản thân sự mở rộng của NATO không phải là một mối đe dọa.

Những nước bênh vực Nga Sô trong cuộc chiến Ukraine: Đã có ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) kể từ khi Nga tiến hành xâm lược. Bênh vực Nga Sô có 2 nước lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc thì chẳng có gì đáng nói còn Ấn Độ là đáng trách nhất. Ấn Độ luôn luôn đặt quyền lợi quốc gia lên trên nghĩa vụ quốc tế. Các nước khác gồm 6 quốc gia ở châu Phi (Algeria, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Mali và Zimbabwe), 9 ở châu Á (Trung Quốc, Iran, Belarus, Chechnya, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Việt Nam, Triều Tiên và Tajikistan) và 3 ở châu Mỹ (Bolivia, Cuba và Nicaragua). Các nước này không phải là một nhóm có phối hợp với nhau về đường lối ngoại giao, nhưng có một số điểm chung. Cả 16 quốc gia này thân thiện với Nga nhưng bị hạn chế bởi các yếu tố khác. Tất cả đều tránh né việc chỉ trích trực tiếp Moscow. Trong cuộc bỏ phiếu lần thứ hai của UNGA về Ukraine, tất cả đều bỏ phiếu trắng. Các nước này đều có quan hệ gần gủi với Nga Sô trong việc mua dầu khí cũng như vũ khí quân sự từ phi cơ, trực thăng, chiến xa, pháo tự hành vì giá rẽ và chất lượng cao. Cuộc chiến Ukraine đã để lộ những yếu điểm chết người của vũ khí Nga từ phi cơ, trực thăng, chiến xa, pháo tự hành Nga là mồi ngon cho các vũ khí phòng không, chống tăng của Hoa Kỳ và Liên Âu.

Việt Nam là một trường hợp đặc biệt với liên hệ chặc chẻ về kinh tế với Hoa Kỳ, Liên Âu và Nhật Bản. Cách Việt Nam biểu quyết về ba Nghị quyết Ukraine tại UNGA đã cố gắng đi theo một đường lối không làm mất lòng Nga Sô. Lần đầu tiên là nhằm lên án cuộc xâm lược; Việt Nam đã bỏ phiếu trắng. Lần thứ hai là yêu cầu bảo vệ dân thường; Việt Nam lại bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba, vào ngày 7/4, là trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; Việt Nam bỏ phiếu chống. Việt Nam sẽ phải có những điều chỉnh sâu rộng trong mối tương quan với Nga và thế giới. Hôm 26/5, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Ukraine trình quốc thư, nói rằng Việt Nam “sẵn sàng tham gia tái thiết” đất nước đang bị chiến tranh này, đồng thời tái khẳng định lập trường của Hà Nội về việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

GIAI ĐOẠN II

Ngày 9/5 là một trong những dịp trọng thể nhất trong lịch của Nga. Vào ngày này, đã có các cuộc diễn hành quân sự trên khắp cả nước để kỷ niệm Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước Phát xít Đức năm 1945. Như thường lệ, những lá cờ bay phấp phới ở hầu hết các tòa nhà và cửa sổ của các cửa hàng được trang trí bằng những ngôi sao vàng. Nhưng năm nay sẽ khác. Nga một lần nữa đang có chiến tranh – lần này là xâm lăng nước láng giềng. Và Tổng thống Vladimir Putin có thể đã hy vọng sử dụng ngày kỷ niệm này để thông báo cho người dân Nga về một chiến thắng của ông tại Ukraine. Tuy nhiên, cuộc xâm lược diễn tiến không theo kế hoạch, ông thậm chí vẫn chưa hoàn thành mục tiêu được tuyên bố gần đây nhất của mình là chiếm vùng Donbas.

Tổng thống Putin đang cần một lối thoát mà không tỏ ra yếu đuối. Ông ta cũng đã tìm cách, một cách khét tiếng và vô căn cứ, để miêu tả cuộc chiến của ông như một sự “giải trừ phát xít” cần thiết đối với Ukraine. Ông mô tả chính phủ ở Kiev là những người theo chủ nghĩa phát xít mới. Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga. Đây là cơ hội để khai thác ký ức đau thương và lâu dài của đất nước này về sự hy sinh của người dân trong cuộc chiến chống phát xít Đức. Để tập hợp những người Nga ngày nay đứng sau “chính nghĩa” của Putin. Để sử dụng quá khứ của đất nước mình để hợp pháp hóa hành động xâm lăng của mình.  Đa số dân chúng Nga vẫn ủng hộ ông Putin nhưng sự ủng hộ sẽ tàn phai trước hành vi xâm lăng của 1 quốc gia mạnh nhất, nhì thế giới đối với một láng giềng nhỏ bé đang dũng cảm tìm tương lai cho dân tộc mình.

Bà Avril Haines, Giám đốc tình báo Hoa Kỳ trong một phiên điều trần của Ủy ban Thượng viện Mỹ hôm thứ Ba 10/5 rằng ông Putin vẫn đang có kế hoạch “đạt được các mục tiêu ngoài Donbas”, nhưng ông ta “cũng đối mặt với sự chệch hướng giữa những tham vọng và năng lực quân sự hiện tại của Nga”. Bà Avril Haines cho biết thêm rằng Tổng thống Nga “có lẽ” đang dựa vào khả năng rằng sự hậu thuẫn của Mỹ và EU trong vấn đề Ukraine sẽ yếu dần khi lạm phát, thiếu thực phẩm và giá cả năng lượng trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, Tổng thống Nga có thể chuyển sang sử dụng “các cách thức quyết liệt hơn” khi cuộc chiến tranh tiếp diễn – mặc dù Moscow sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu ông Putin cảm nhận có “sự đe dọa hiện hữu” đối với Nga.

TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ

Trong ngày qua, quân Nga đã tăng cường các cuộc tấn công trên khắp chiến tuyến Donbas. Quân đội Ukraine đang chịu nhiều áp lực hơn bất kỳ lúc nào kể từ những tuần tuyệt vọng đầu tiên sau cuộc xâm lược của Nga.

Bộ Quốc phòng Nga hồi đầu tháng 5 tuyên bố lực lượng nước này ở miền đông Ukraine đã tiến đến biên giới giữa Donetsk và Lugansk, hai tỉnh nói tiếng Nga mà phe ly khai được Moskva hậu thuẫn đã giao tranh với quân đội Ukraine suốt 8 năm qua. Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho thấy triển vọng Moskva sẽ sớm giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Donbass, so với chỉ 1/3 trước khi phát động chiến dịch hôm 24/2. Giới quan sát phương Tây cho rằng kết quả này khá hạn chế so với tham vọng ban đầu của Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, việc giành được Donbass cùng với những thành công ban đầu trong kiểm soát khu vực phía nam giáp với bán đảo Crimea sẽ mang lại cho Điện Kremlin đòn bẩy lớn trong bất kỳ cuộc đàm phán tương lai nào để chấm dứt xung đột. Kiểm soát vùng Donbass cũng giúp Nga thông được hành lang trên bộ tới bán đảo Crimea, phong tỏa hoàn toàn hướng ra biển Azov của Ukraine, tăng sức ép với nền kinh tế và giao thương hàng hải của Kiev.

  • Trên biển Đen, tình hình giao tranh quanh đảo Rắn, còn gọi là đảo Zmiinyi, chưa hạ nhiệt. Serhiy Bratchuk, phát ngôn viên chính quyền quân sự khu vực Odessa của Ukraine, hôm 12/5 thông báo trên mạng xã hội rằng hải quân nước này đã tấn công tàu hậu cần Vsevolod Bobrov của Nga, khiến nó cháy lớn. Vài ngày qua, Ukraine tiến hành nhiều đợt đột kích nhằm vào đảo Rắn, vốn được mô tả là có ý nghĩa quan trọng về mặt địa lý và tâm lý chiến, nhưng chưa thể tái kiểm soát đảo.
  • Sau hơn một tháng chuyển trọng tâm sang miền đông Ukraine, Nga đã dần đạt được một số bước tiến trước đối thủ đang ngày càng thiếu thốn vũ khí, trang bị. Trong khi đó, Mỹ và đồng minh cũng đang chạy đua với thời gian để cung cấp lượng vũ khí khổng lồ cho Ukraine, thứ mà họ rất cần vào lúc này nếu muốn kìm chân lực lượng Nga. Cả hai bên đều đang chiến đấu dữ dội, đều hứng chịu thương vong lớn và trận chiến ở miền đông Ukraine đang trở thành cuộc đua quyết liệt, với cột mốc là thời điểm các vũ khí hạng nặng của phương Tây đến được tay lực lượng tiền tuyến của Ukraine.
  • T-90 Nga và tên lửa chống tăng Javelin của Hoa Kỳ:

Xe tăng T-90M Nga cháy đen trong ảnh được phóng viên Ukraine công bố hôm 4/5. Ảnh: Twitter/IAPonomarenko.

  • Một đoàn xe lớn chở người tị nạn từ thành phố Mariupol bị tàn phá đã đến thành phố Zaporizhzhia do Ukraine kiểm soát vào ngày 14/5 sau nhiều ngày chờ quân đội Nga cho phép họ rời đi. Những người tị nạn trước tiên phải rời khỏi Mariupol và sau đó tìm đường đến Berdyansk – khoảng 80 km về phía tây dọc theo bờ biển – và các khu định cư khác trước hành trình 200 km về phía tây bắc tới Zaporizhzhia. Trước đó, một phụ tá của thị trưởng Mariupol cho biết đoàn xe có số lượng từ 500 đến 1,000 xe, và đây là cuộc di tản đơn lẻ lớn nhất khỏi thành phố kể từ cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 của Nga.
  • Ngày 17/5, hơn 260 binh sĩ cuối cùng của Ukraine, trong đó có nhiều người bị thương, đã được di tản khỏi nhà máy thép Azovstal bị bao vây ở thành phố cảng Mariupol, nhường quyền kiểm soát thành phố cho Nga sau 82 ngày bị bắn phá. Trang Komsomolskaya Pravda ngày 19/5 đưa tin ít nhất 1,750 binh sĩ Ukraine đã bỏ vũ khí kể từ khi Nga và Ukraine thỏa thuận vào ngày 16/5 nhằm chấm dứt tình trạng Nga bao vây nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol (Ukraine).
  • Ngày 8/5, Tổng thống Ukraine Zelensky đã trao tặng huy chương cho chú chó dò mìn nổi tiếng Patron và chủ nhân của nó, để ghi nhận sự phục vụ tận tụy của chú chó và người huấn luyện kể từ khi xảy ra chiến tranh. Theo Hãng tin Reuters, chú chó dò mìn tên Patron thuộc giống chó sục Jack Russell đã phát hiện và ngăn chặn hơn 200 thiết bị nổ kể từ khi chiến sự bắt đầu vào ngày 24/2.

Patron đã phát hiện và ngăn chặn hơn 200 thiết bị nổ từ ngày 24/2 – Ảnh: REUTERS

  • Một đoàn xe lớn chở người tị nạn từ thành phố Mariupol bị tàn phá đã đến thành phố Zaporizhzhia do Ukraine kiểm soát vào ngày 14/5 sau nhiều ngày chờ quân đội Nga cho phép họ rời đi. Những người tị nạn trước tiên phải rời khỏi Mariupol và sau đó tìm đường đến Berdyansk – khoảng 80 km về phía tây dọc theo bờ biển – và các khu định cư khác trước hành trình 200 km về phía tây bắc tới Zaporizhzhia. Trước đó, một phụ tá của thị trưởng Mariupol cho biết đoàn xe có số lượng từ 500 đến 1,000 xe, và đây là cuộc di tản đơn lẻ lớn nhất khỏi thành phố kể từ cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 của Nga.
  • Ngày 17/5, hơn 260 binh sĩ cuối cùng của Ukraine, trong đó có nhiều người bị thương, đã được di tản khỏi nhà máy thép Azovstal bị bao vây ở thành phố cảng Mariupol, nhường quyền kiểm soát thành phố cho Nga sau 82 ngày bị bắn phá. Trang Komsomolskaya Pravda ngày 19/5 đưa tin ít nhất 1,750 binh sĩ Ukraine đã bỏ vũ khí kể từ khi Nga và Ukraine thỏa thuận vào ngày 16/5 nhằm chấm dứt tình trạng Nga bao vây nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol (Ukraine). Trong ngày 28/5, quân đội Nga xác nhận đã chiếm giữ thành phố chiến lược Lyman ở miền Đông Ukraine, nằm trên đường tới hai thành phố quan trọng thuộc sự kiểm soát của Kyiv. Lực lượng Nga đang cố bao vây quân đội Ukraine tại hai thành phố nằm hai bên bờ sông Siverskyi Donetsk, gồm Sievierodonetsk ở bờ đông và Lysychansk ở bờ tây. Xa hơn về phía Tây, Slovyansk, một trong những thành phố lớn nhất ở vùng Donbass vẫn do Ukraine kiểm soát, tiếng còi báo động không kích không ngừng vang lên.

Tình hình chiến sự tính đến ngày 6/6

  • Liên quan đến chiến sự ở Ukraine, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với Quốc hội Luxembourg trong một bài phát biểu trên video hôm 2/6 rằng Nga hiện đang chiếm khoảng 20% lãnh thổ Ukraine, vẫn theo Reuters. “Chúng tôi phải tự vệ trước gần như toàn bộ quân đội Nga. Tất cả các đội hình quân sự sẵn sàng chiến đấu của Nga đều tham gia vào cuộc xâm lược này”, ông nói và cho biết thêm rằng chiến tuyến trải dài hơn 1,000 km. Hôm 3/6 đánh dấu cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã qua được 100 ngày. Nga hiện đang kiểm soát một phần lãnh thổ Ukraine kéo dài từ xung quanh thành phố Kharkiv, tiếp tục đi qua hai tỉnh Donetsk và Luhansk do phe ly khai nắm giữ phần lớn, và tiến về phía tây đến Kherson, tạo thành hành lang trên bộ nối bán đảo Crimea (bị Nga sáp nhập vào 2014) với vùng Donbas. Nỗ lực chính của Nga hiện là ở khu vực Donbas. Các cuộc giao tranh gần đây tập trung xung quanh Severodonetsk, một thành phố công nghiệp nơi lực lượng Ukraine đang cố nắm giữ mảnh đất cuối cùng của tỉnh Luhansk.
  • Dưới đây là danh sách các chỉ huy quân sự hàng đầu khác của Nga được cho là đã thiệt mạng trong cuộc xung đột, theo tờ Newsweek tổng hợp. Kiev tuyên bố đã giết 14 tướng Nga còn các quan chức tình báo phương Tây cho rằng ít nhất tám chỉ huy cấp cao đã bị giết. Ba tướng mà lực lượng Ukraine tuyên bố đã giết sau đó được phía Nga đưa tin là vẫn còn sống (*). Đó là Thiếu tướng Vitaly Gerasimov, Thiếu tướng Magomed Tushaev và Trung tướng Andrey Mordvichev.
  1. Thiếu tướng Andrei Sukhovetsky, Phó chỉ huy Quân đoàn vũ trang liên hợp 41 (28/2).
  2. Thiếu tướng Vitaly Gerasimov (*), Tham mưu trưởng Quân đoàn bộ binh 41 (7/3).
  3. Thiếu tướng Oleg Mityaev, chỉ huy Sư đoàn Súng trường Cơ giới số 150 (16/3).
  4. Trung tướng Andrei Mordvichev (*), Tư lệnh Quân đoàn hỗn hợp số 8 (20/3).
  5. Thiếu tướng Andrei Kolesnikov, chỉ huy Tập đoàn quân vũ trang Liên hợp 29 (11/3).
  6. Thiếu tướng Magomed Tushaev (*), Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt Chechnya.
  7. Trong trường hợp Thiếu tướng Vladimir Frolov, không có thông tin nào về cái chết của ông xuất hiện trên truyền thông nhà nước trước khi đám tang ông được tổ chức tại St Petersburg vào tháng 4.
  8. Thiếu tướng Kanamat Botashev, phi công, bị bắn rơi khi chiếc máy bay phản lực Su-25 thuộc thế hệ mới của Nga bị bắn rơi trong biển lửa ở vùng Donbas hồi tháng Năm.
  9. Thiếu tướng Roman Kutuzov thiệt mạng khi dẫn đầu cuộc tấn công tiến vào một khu Donbass ngày 6/6.
  10. Tướng Magomed Tushaev, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt Chechnya.
  11. Thiếu tướng Andrei Simonov đã thiệt mạng gần thành phố Izyum ở khu vực Kharkiv vào ngày 1/5.
  12. Trung tướng Yakov Rezantsev được cho là đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Ukraine vào căn cứ không quân Chornobaivka gần thành phố Kherson. Ông là tư lệnh của quân đoàn hỗn hợp số 49 thuộc quân khu phía nam của Nga.
  13. Sáng ngày 7 tháng 6, Cục Tình Báo quân đội Ukraine, gọi tắt là SBU, chính thức thông báo Trung tướng Roman Berdnikov vừa mới trở về từ Syria đã bị quân Ukraine phục kích bắn chết trong cùng với Thiếu tướng Nga Roman Kutuzov, tư lệnh Quân đoàn vũ trang tổng hợp 29. Có vẻ như quân Ukraine chỉ có tin tình báo về chuyến công tác của Thiếu tướng Roman Kutuzov. Họ không biết Trung tướng Roman Berdnikov cũng có mặt trong đoàn xe. Nhiều quan sát viên cho rằng Trung tướng Roman Berdnikov đã được Putin điều động từ Syria về Ukraine để cố vấn cho các tướng lãnh Nga đang chỉ huy các lực lượng Nga tại đây. Tin tức về cái chết của Trung tướng Roman Berdnikov trong cùng trận phục kích này cũng được phía Nga xác nhận trên kênh Telegram Volya Media. Theo nhà báo Alexander Sladkov của phương tiện truyền thông nhà nước Nga, Trung tướng Roman Berdnikov, 47 tuổi và Thiếu tướng Roman Kutuzov, 43 tuổi đã thiệt mạng, sau khi đoàn xe của hai vị tướng này bị phục kích trên một cây cầu ở vùng Donetsk.
  14. Đại tá Andrei Paliy, người sắp được thăng cấp tướng, phó chỉ huy Hạm đội Biển Đen (24/2).
  15. Đại tá Alexei Sharov, chỉ huy Đội Biệt động 810 của Lữ đoàn Zhukov (22/3).
  16. Đại tá Andrei Zakharov, chỉ huy Trung đoàn xe tăng 6 của Sư đoàn xe tăng 90.
  17. Đại tá Sergei Porokhnya, chỉ huy Lữ đoàn Công binh độc lập số 12.
  18. Đại tá Sergey Sukharev, Lữ đoàn trưởng Dù 331.
  19. Đại tá Konstantin Zizevsky, chỉ huy Trung đoàn Nhảy dù Cận vệ 331.
  20. Đại tá Vladimir Zhoga, chỉ huy Tiểu đoàn Trinh sát Biệt động Sparta.
  21. Đại tá Nikolay Ovcharenko, chỉ huy Trung đoàn Công binh 45.

Tình hình chiến sự tính đến 28/6

  • Một phụ tá cấp cao của tổng thống Ukraine nói với BBC rằng mỗi ngày có khoảng 100 đến 200 lính Ukraine bỏ mạng trên chiến trường. Mykhaylo Podolyak cho biết Ukraine cần hàng trăm hệ thống pháo binh của phương Tây để đạt được tiềm lực ngang bằng với Nga ở khu vực phía đông Donbas.
  • Theo thông báo của Bộ Tổng Tham mưu các Lực lượng Vũ trang Ukraine vào 28/5, quân đội nước này đã mở một cuộc phản công lớn nhằm tái chiếm vùng Kherson vốn đang bị các lực lượng thân Nga kiểm soát. Các lực lượng quân đội Nga đã kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của vùng Kherson từ giữa tháng 3. “Kết quả của đợt phản công này đã khiến phía Nga chịu nhiều tổn thất, đẩy đối phương vào các vị trí phòng thủ bất lợi gần các khu vực Avdiivka, Lozove và Bilohirka ở vùng Kherson. Giao tranh hiện vẫn đang tiếp diễn”, Bộ Tổng Tham mưu các Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết. Giới chức quốc phòng Ukraine cũng xác nhận việc quân đội Nga đã khẩn trương tăng cường năng lực phòng không tại vùng Kherson trước sức tiến công của quân đội Ukraine. Nhiều hệ thống tên lửa phòng không S-300 đã được điều động đến khu vực giao tranh này. Cuộc phản công của quân đội Ukraine tại vùng Kherson phía Nam nước này cho thấy những nỗ lực giành lại lãnh thổ của chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky. Trước đó, quân đội Ukraine đã phải oằn mình chống đỡ các cuộc tấn công của phía Nga tại mặt trận phía Đông.
  • Phát biểu với các phóng viên trong bối cảnh chiến sự đang leo thang ở trung tâm Donetsk, Tổng thống Ukraine Zelensky cam kết sẽ giải phóng các vùng lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát như Crimea, cũng như hai nước công hòa tự xưng DPR và LPR. Trong phát biểu được ghi hình và công bố tối 13/6, ông Zelensky nói: “Chúng tôi sẽ đến tất cả các thành phố của chúng tôi, đến tất cả các ngôi làng của chúng tôi, những nơi chưa cắm lá cờ Ukraine”. Nhà lãnh đạo này tuyên bố quân đội Ukraine sẽ đánh bại Nga ở miền đông Ukraine, giành lại các thành phố Mariupol, Kherson và Melitopol từ tay các lực lượng Nga, DPR và LPR.
  • Đối mặt với các cuộc pháo kích dữ dội từ các lực lượng Ukraine, Denis Pushilin, người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DNR), đã yêu cầu hỗ trợ thêm từ chính phủ Nga trong một video được công bố trên kênh Telegram của ông hôm 6/13. Yêu cầu về sự hỗ trợ quân sự của Nga từ người đứng đầu một phiến quân được Moscow hậu thuẫn ở khu vực Donbass của Ukraine đã bị điện Kremlin bác bỏ.
  • Ngày 25/6, Thị trưởng TP Severodonetsk (tỉnh Luhansk, miền đông Ukraine) – ông Oleksandr Stryuk thừa nhận rằng các lực lượng Nga đã hoàn toàn kiểm soát TP sau nhiều tuần giao tranh. Việc Severodonetsk thất thủ trước quân Nga đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến nguyên nhân phía Kiev ra quyết định rút quân cũng như cục diện chiến trường Ukraine sẽ ra sao sau sự việc này. Theo hãng tin Al Jazeera, ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu Cục Tình báo Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine mô tả việc lính Kiev rút khỏi Severodonetsk là chiến thuật giúp họ tập hợp lại lực lượng tại TP Lysychansk lân cận. “Các hoạt động diễn ra trong khu vực Severodonetsk là chiến thuật tập hợp lại lực lượng của chúng tôi. Đây là một cuộc rút lui đến các vị trí thuận lợi để có được lợi thế chiến thuật” – ông Kyrylo Budanov cho biết.

CÁC TIN TỨC LIÊN HỆ

  • Kể từ đầu tháng 5/2022, Hoa Kỳ, Anh, Đức, Hà Lan, Canada, Úc và các nước Liên Âu bắt đầu viện trợ pháo tự hành hạng nặng 155 mm loại M177 của Mỹ, AS90 của Anh, Panzerhaubitze 2000 của Đức/Hoà Lan, Ceasar của Pháp với tầm bắn khoảng 30 km. Trong đợt chuyển giao đầu tiên, Hoa Kỳ cung cấp 90 khẩu M777, Đức cung cấp 7 khẩu Panzerhaubitze 2000.

Pháo M777 của Hoa Kỳ mới tham chiến tại miền Đông Ukraine – Ảnh: Military Today

  • Ngày 9/5, Đại tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng Nga đã không hiện diện trong buổi lễ duyệt binh tại Mạc Tư Khoa. Ông được cho là đã đến các vị trí tiền tuyến ở miền đông Ukraine cuối tuần qua trong nỗ lực “thay đổi phương hướng” các cuộc tiến công của Nga ở đây, theo các quan chức Ukraine và Mỹ. Quan chức Mỹ cho biết tướng Gerasimov đã ở khu vực này trong “vài ngày” trước khi các lực lượng Ukraine biết về địa điểm chuyến thăm của ông và tiến hành một cuộc tấn công vào một trường học địa phương – nơi bị lực lượng Nga tiếp quản. Vào thời điểm phía Ukraine tấn công, vị tướng này được cho là đã rời đi để trở về Nga, hãng tin này cho biết. Tuy nhiên, khoảng 200 quân Nga đã thiệt mạng – có thể bao gồm cả Thiếu tướng Nga Andrei Simonov, người chỉ huy các lực lượng trong thị trấn, theo tờ Times. Oleksiy Arestovych, một cựu chiến binh tình báo quân sự và là cố vấn hàng đầu của Zelensky, đã tuyên bố rằng Đại tướng Valery Gerasimov – tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga – đã bị đình chỉ. Trung tướng Sergei Kisel đã bị sa thải và bị bắt sau khi rút lui khỏi Kharkiv. Hai tướng lĩnh quân đội Nga và hai tư lệnh hải quân đã bị cách chức, bắt giữ hoặc bị điều tra về những tổn thất trên chiến trường. Nếu được xác nhận, nó sẽ đánh dấu cuộc thanh trừng lớn nhất của các cấp cao trong quân đội kể từ khi Putin xâm lược Ukraine vào tháng Hai.
  • Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây bắt đầu cho kết quả trên chiến trường. Ngày 09/5, một quan chức cấp cao Mỹ, được AFP trích dẫn, cho biết chiến dịch của Nga ở miền nam Ukraina “gần như giậm chân tại chỗ trong những ngày gần đây”. Nga “thiếu vũ khí dẫn đường chính xác và không thay thế được” do bị lệnh trừng phạt và hạn chế nhập khẩu linh kiện điện tử. Theo quan chức ẩn danh trên, điều này giải thích cho việc nhiều thành phố lớn như Mariupol hay Kharkiv bị dội bom không dẫn đường nên không phân biệt được mục tiêu quân sự hay một khu chung cư. Ngoài ra, quân luật dường như cũng là một vấn đề. Nhiều binh sĩ Nga “từ chối tuân lệnh và tấn công”“Thiếu điều phối giữa không kích và tấn công trên bộ” cũng giải thích cho việc quân Nga “không có bất kỳ tiến triển nào đáng kể” ở vùng Donbass.
  • Hai nhà báo Nga làm việc cho một trang web ủng hộ Điện Kremlin nổi tiếng đã đăng tải các bài báo phản đối chiến tranh của ông Putin vào sáng 9/5, đây là một hành động phản đối hiếm hoi khi cả nước ăn mừng chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã vào ngày 9/5. Các bài báo trên trang Lenta.ru gọi Tổng thống Vladimir Putin là “nhà độc tài hoang tưởng đáng thương” và cáo buộc ông tiến hành “cuộc chiến đẫm máu nhất thế kỷ 21”. Nhà báo Polyakov nói với Guardian trong một cuộc phỏng vấn: “Đây không phải là những gì về Ngày Chiến thắng,” “Những người dân thường đang chết, phụ nữ và trẻ em đang chết ở Ukraine. Với những lời hùng biện mà chúng ta đã thấy, điều này sẽ không dừng lại. Chúng tôi không thể chấp nhận điều này nữa. Đây là điều đúng đắn duy nhất mà chúng tôi có thể làm. Lenta, một trong những trang web lớn nhất trong nước với hơn 200 triệu người truy cập hàng tháng, là một phần của cỗ máy tuyên truyền không ngừng được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine. 
  • Các ngoại trưởng của nhóm G7 ngày 14/5 cho biết họ sẽ không bao giờ công nhận biên giới mà Nga đang cố gắng thay đổi bằng vũ lực trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tuyên bố được các ngoại trưởng đưa ra sau 3 ngày thảo luận ở miền Bắc nước Đức, quốc gia đang giữ ghế chủ tịch luân phiên G7. Cuộc họp còn có sự tham gia của các ngoại trưởng Ukraine và Moldova, cũng như Đại diện Cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell. Phương Tây sẽ không đứng yên cho Nga đặt để một nền hòa bình cưỡng ép tại Ukraine, không để yên cho Nga tìm cách vẽ lại biên giới của Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh. Tổng thống Ukraine Voldomyr Zelensky tuần trước tuyên bố Kyiv sẽ không đổi chác lãnh thổ cho Nga để lấy hòa bình. Ông Zelenskyy nói với kênh truyền hình RAI của Ý rằng ông đã được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron yêu cầu cân nhắc việc này. Chính phủ Pháp phủ nhận đưa ra bất cứ đề nghị nào như vậy.
  • Hãng tin Interfax dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Nga ngày 19/5 cho biết, nước này sẽ xem xét mở cửa các cảng của Ukraine ở Biển Đen nếu phương Tây cân nhắc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
  • Ngày 18/5, Ý đưa ra một đề nghị hoà bình cho Ukraine gồm có 4 điểm:
    • Giai đoạn đầu tiên là ngừng bắn và phi quân sự hóa chiến tuyến ở miền Đông Ukraine.
    • Sau đó, các cuộc đàm phán đa phương sẽ diễn ra, bàn về vị thế quốc tế trong tương lai của Ukraine – liệu nước này có tham gia EU hay không và hình thức trung lập của Kiev sẽ như thế nào.
    • Ukraine và Nga sẽ đàm phán một thỏa thuận về quy chế của Crimea và các Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk.
    • Kế hoạch kêu gọi một thỏa thuận đa phương về hòa bình và an ninh ở châu Âu, tập trung vào giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí, cũng như rút các lực lượng Nga khỏi lãnh thổ hiện đang được Ukraine tuyên bố chủ quyền.
  • Phát biểu trước Quốc hội Ukraine vào ngày 22/5, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói chỉ Ukraine mới có quyền quyết định tương lai của mình giữa bối cảnh “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga.
  • Ngày 23/5, Tham tán Boris Bondarev thuộc Phái đoàn thường trực Liên bang Nga tại Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) được cho là đã nộp đơn từ chức và phản đối chiến dịch Nga ở Ukraine
  • Hôm 23/5 đã diễn ra cuộc họp trực tuyến của “Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine” với sự tham của gần 40 quốc gia và tổ chức. Cuộc họp nhằm thảo luận về việc giúp đỡ Ukraine. Tại cuộc họp này, 20 nước cam kết cung cấp vũ khí, đạn dược và các nguồn cung cấp mới để hỗ trợ Kiev. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết khoảng 20 quốc gia cung cấp các gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine để đối phó với Nga. “Nhiều quốc gia đang tài trợ đạn pháo cực kỳ cần thiết, hệ thống phòng thủ bờ biển và xe tăng, phương tiện bọc thép khác cho Ukraine”, ông Lloyd Austin cho biết thêm.
  • Trong một bình luận với BBC ngày 28/5, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nói rằng cuộc xâm lược của Nga đã phá hủy hơn 25,000 km đường xá, hàng trăm cây cầu và 12 sân bay. Hơn 100 cơ sở giáo dục, hơn 500 cơ sở y tế và 200 nhà máy cũng bị phá hủy hay hư hại, ông cho biết. Ông Denys Shmyhal cũng yêu cầu Nga phải bị buộc chi trả cho “những tổn thất đã gây ra”, và cho biết các tài sản đóng băng của Nga nên được chuyển đến Ukraine để phục vụ cho công tác tái thiết.
  • Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tháng 6 sa thải một loạt tướng lãnh, khi Moscow tiếp tục hứng chịu tổn thất hàng ngũ sĩ quan và tướng lãnh hàng đầu trong cuộc chiến xâm lược Ukraine. 5 viên tướng gồm Trung tướng Vasily Kukushkin, Alexander Laas, Andrey Lipilin, Alexander Udovenko và Yuri Instrankin, cộng thêm Đại tá Cảnh sát Emil Musin theo tường trình từ Pravda. Tờ báo trong nước viện dẫn trích đoạn sắc lệnh được một nguồn tin thân cận với Bộ Nội vụ Nga xác nhận chính xác. 
  • Các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu chính thức chấp nhận Ukraine là ứng cử viên gia nhập khối 27 quốc gia EU hôm 23/6, một động thái địa chính trị táo bạo mà Ukraine và EU ca ngợi là “thời khắc lịch sử”. Mặc dù Ukraine và nước láng giềng Moldova có thể mất hơn một thập niên mới đủ điều kiện trở thành thành viên EU, nhưng quyết định tại hội nghị thượng đỉnh EU kéo dài hai ngày lần này là một bước đi mang tính biểu tượng báo hiệu ý định của EU tiến sâu vào Liên Xô cũ. “Ukraine sẽ thắng. Châu Âu sẽ thắng. Hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của một chặng đường dài mà chúng ta sẽ cùng nhau bước đi”, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell, tuyên bố.

VAI TRÒ CỦA HOA KỲ VÀ ĐỒNG MINH

Thời gian qua, Anh và Mỹ đã rất bạo dạn trong việc công khai bí mật tình báo về tình hình thực địa của Ukraine và nội bộ Điện Kremlin. Cách làm này khác với thông lệ bấy lâu nay. “Tốc độ và quy mô” chia sẻ bí mật tình báo đang ở mức “chưa từng có tiền lệ”, ông Jeremy Fleming, người đứng đầu cơ quan tình báo điện tử GCHQ của Anh, nhận định. Một trong số đó là để nhắc nhở rằng giới lãnh đạo Nga đang bị quan sát. Chiến dịch này còn nhằm để công chúng Nga biết được tình hình thực địa tại Ukraine. Các tình báo Mỹ và Anh đều tin rằng việc công bố tài liệu này đã tước mất khả năng biện minh cho cuộc xâm lược của Moscow trước người dân và các quốc gia khác như một động thái phòng vệ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với đồng minh ở Liên minh châu Âu (EU) rằng, theo đánh giá của Washington, xung đột ở Ukraine có thể kéo dài tới cuối năm 2022, CNN dẫn lời 2 quan chức châu Âu giấu tên cho hay. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price, Mỹ tin là họ có thể rút ngắn cuộc xung đột bằng cách tăng cường vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán, hỗ trợ quân sự cho Kiev và gây sức ép lên Nga bằng các lệnh trừng phạt.

Kể từ ngày 24/2, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Kiev 7.6 tỷ Euro (8.2 tỷ USD) dưới hình thức hỗ trợ nhân đạo với viện trợ quân sự là 3 tỷ USD, theo kết quả từ Viện Kiel, một cơ quan nghiên cứu kinh tế của Đức. Ba Lan và Vương quốc Anh là những nhà cung cấp viện trợ tài chính, nhân đạo và quân sự lớn tiếp theo. Hãng Reuters ngày 8/5 đưa tin Anh cam kết viện trợ quân sự thêm 1.3 tỉ bảng (1.6 tỉ USD) cho Ukraine, trước cuộc điện đàm dự kiến diễn ra giữa các nhà lãnh đạo G7 với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Cam kết mới nâng lên gần gấp đôi các cam kết viện trợ trước đó của Anh dành cho Ukraine và chính phủ Anh cho biết đây là mức chi cao nhất đối với một cuộc xung đột kể từ chiến sự ở Iraq và Afghanistan.

  • Ngày 3/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo Tổng thống Joe Biden đã đề cử tướng lục quân Christopher Cavoli vào vị trí tư lệnh tối cao của các lực lượng đồng minh trong khối NATO (SACEUR). Với vị trí này, ông Cavoli sẽ đảm nhận trách nhiệm chỉ huy 100,000 lính Mỹ và 40,000 binh lính các nước đồng minh đang được triển khai trên khắp châu Âu.
  • Ngày 9/5/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden ký luật “Ukraine Democracy Defense Lend-Lease Act of 2022”để tăng tốc cung cấp vũ khí cho Ukraina. Văn bản này dựa vào đạo luật “cho vay-cho thuê vì quốc phòng” được ký năm 1941, trong thời kỳ đệ nhị thế chiến, cho phép Mỹ “bán, nhượng, trao đổi, cho thuê hoặc cung cấp” vũ khí cho các nước đồng minh bị phát xít Đức đe dọa. Dự luật sẽ hồi sinh chương trình viện trợ Lend – Lease thời Thế chiến II, trong đó cho phép Mỹ cho vay hoặc viện trợ khí tài quân sự đến các nước đồng minh trong thời gian ngắn nhất. Nó tách biệt với nỗ lực chuyển vũ khí từ kho dự trữ của Mỹ cho Ukraine đã diễn ra.
  • Lầu Năm Góc ngày 11/8 ra thông báo cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergey Shoigu. Các nguồn tin chính phủ Hoa Kỳ nói với Newsweek cuộc gọi của Austin được đưa ra sau cuộc thảo luận cấp cao của Nhà Trắng, nơi Tổng thống Joe Biden và các cố vấn an ninh quốc gia của ông thảo luận về một đánh giá tình báo mới về nỗ lực của Nga và hàm ý của việc Phần Lan và Thụy Điển tuyên bố sẽ xin gia nhập NATO.
  • Mitch McConnell, nghị sĩ đảng Cộng Hòa cao cấp nhất tại Thượng viện Hoa Kỳ, thực hiện chuyến thăm không báo trước tới Kiev vào ngày 14/5 cùng với các thượng nghị sĩ Cộng Hòa khác và gặp gỡ Tổng thống Ukraine Zelensky để hội đàm. Tháp tùng ông McConnell có TNS Susan Collins của bang Maine, John Barrasso của bang Wyoming và John Cornyn của bang Texas. Ông Zelensky ca ngợi điều mà ông nói là tín hiệu ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng đối với Ukraine. “Cảm ơn sự lãnh đạo của quý vị trong việc giúp chúng tôi chiến đấu không chỉ vì đất nước của chúng tôi, mà còn vì các giá trị dân chủ và tự do. Chúng tôi thực sự cảm kích về điều đó,” ông nói trong một phát biểu. Hàng chục chính trị gia nước ngoài và những người nổi tiếng đã đến thăm Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 để bày tỏ sự ủng hộ của họ. Phu nhân của Tổng thống Joe Biden đã có chuyến đi không báo trước đến Kiev hôm 8/5.
  • Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo đại sứ quán ở thủ đô Kiev đã hoạt động trở lại sau ba tháng đóng cửa do chiến sự tại Ukraine. “Người dân Ukraine, với sự hỗ trợ an ninh từ Mỹ, đã bảo vệ lãnh thổ của họ trước chiến dịch quân sự của Nga và kết quả là quốc kỳ Mỹ lại tung bay trên đại sứ quán. Chúng tôi tự hào đồng hành và tiếp tục ủng hộ chính phủ, người dân Ukraine trong xung đột này”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ra thông cáo cho biết hôm 17/5. Theo thông tin từ báo chí Mỹ, ngày 23/5 theo giờ địa phương, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley đã tiết lộ Bộ Quốc phòng Mỹ đang có kế hoạch cử binh sĩ Mỹ tới Ukraine để bảo vệ đại sứ quán Mỹ vừa được mở cửa trở lại ở Kiev.

Đại sứ quán Hoa Kỳ ở thủ đô Kiev

  • Đại tướng Mark Milley, điện đàm với Tổng Tham mưu trưởng của Nga Valery Gerasimov, Ngũ Giác Đài loan báo ngày 19/5. Đây là cuộc trao đổi đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai. Hãng thông tấn RIA, dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga, cho biết hai ông Milley và Gerasimov đã thảo luận về các vấn đề ‘hai bên cùng quan tâm’, trong đó có Ukraine. Mỹ và Nga đã thiết lập một đường dây nóng kể từ khi Nga tiến hành ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ tại Ukraine, để ngăn chặn những tính toán sai lầm và bất kỳ sự mở rộng xung đột nào.
  • Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/5 ký ban hành một dự luật cung cấp gần 40 tỷ USD viện trợ cho Ukraine như một phần trong nỗ lực tăng cường hỗ trợ quân sự liên quan đến cuộc xâm lược của Nga, Nhà Trắng cho biết. Như vậy, tổng số tiền viện trợ của Hoa Kỳ đã chấp thuận cho Ukraine lên hơn 50 tỷ USD kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2.
  • Cựu Cố vấn an ninh quốc gia và cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger mới đây cho biết, Ukraine nên chấp nhận từ bỏ một bộ phận lãnh thổ của mình để đạt được một thỏa thuận hòa bình với Nga, chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài 3 tháng giữa hai nước. Cựu Ngoại trưởng Kissinger nổi tiếng là người cổ xúy cho cách tiếp cận thực dụng đối với chính trị. Ông nói với tờ Daily Telegraph: “Tôi hy vọng người Ukraine sẽ gắn chủ nghĩa anh hùng mà họ vừa thể hiện với sự khôn ngoan”. Trước khi có bình luận mới của cựu Ngoại trưởng Kissinger, báo New York Times cũng có bài xã luận cho rằng Ukraine cần phải thực hiện các “quyết định lãnh thổ đau đớn” để có được hòa bình. Bài xã luận của New York Times có đoạn: “Cuối cùng, chính người Ukraine phải đưa ra các quyết định khó khăn. Họ là những người đang chiến đấu, chết dần chết mòn, đánh mất nhà cửa trước cuộc tấn công của Nga. Chính họ phải quyết định cuộc chiến đó kết thúc như thế nào. Chính các nhà lãnh đạo Ukraine phải đưa ra các quyết định đau đớn mà bất cứ sự thỏa hiệp nào cũng sẽ đòi hỏi”. Ngoại trưởng Ukraine ngày 25/5 bác bình luận của cựu quan chức ngoại giao Mỹ Henry Kissinger cho rằng Ukraine nên thỏa hiệp với Nga để đổi lấy một thỏa thuận hòa bình.
  • Ngày 27/5, tin chưa chính thức nói Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chấp thuận gửi hệ thống tên lửa phóng tầm xa tới Ukraine, một diễn tiến có thể hỗ trợ rất nhiều cho việc bảo vệ lãnh thổ của Ukraine ở khu vực Donbas. Nếu điều này diễn ra, nó có thể giúp quân đội Ukraine phản kích lại đợt tiến quân của Nga đang chiếm ưu thế ở vùng này. Mặc dù các quan chức chưa cung cấp chi tiết về loại tên lửa mà Hoa Kỳ sẽ cung cấp, nhưng loại được Lầu Năm Góc sử dụng thường xuyên nhất là M31 GMLRS – một loại vũ khí chính xác dẫn đường bằng vệ tinh. M31 GMLRS là viết tắt của Hệ thống rocket dẫn đường phóng loạt. Nó có thể bay xa hơn 40 dặm, vượt xa tầm bắn của bất kỳ loại pháo nào mà Ukraine hiện đang sử dụng.
  • Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 1/6 đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 700 triệu USD cho Ukraine, bao gồm các hệ thống tên lửa tiên tiến. Động thái này sẽ nâng tổng hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine lên khoảng 4.6 tỷ USD kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự nhằm vào quốc gia láng giềng vào ngày 24/2. Các vũ khí này vốn đã được Ukraine yêu cầu từ lâu để giúp đánh trả lực lượng Nga chính xác hơn từ khoảng cách xa hơn. Trước đó, Mỹ đã từ chối lời yêu cầu này vì lo ngại vũ khí có thể được dùng nhằm vào các mục tiêu ở Nga. Nhưng hôm 01/6, ông Biden nói rằng viện trợ vũ khí gây sát thương này sẽ tăng cường vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga và có thể giúp một giải pháp ngoại giao trở nên khả thi. Các vũ khí mới sẽ bao gồm Hệ thống Pháo phản lực Cơ động Cao đặt trên xe bánh lốp, còn gọi là HIMARS, một quan chức Nhà Trắng nói – mặc dù ông không nêu chi tiết là sẽ cung cấp số lượng là bao nhiêu. Các hệ thống này có thể phóng tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao nhằm vào các mục tiêu cách xa 80 km – xa hơn loại pháo mà Ukraine hiện có. Hệ thống này cũng được cho có độ chính xác cao hơn các thiết bị tương đương của phía Nga.
  • Ả Rập Xê Út và các thành viên OPEC khác có thể tăng sản lượng dầu để bù đắp sự sụt giảm sản lượng của Nga, một động thái có thể giảm bớt áp lực của tình trạng lạm phát tăng mạnh trên toàn cầu, và mở đường cho chuyến thăm “phá băng” tới thủ đô Riyadh của Tổng thống Mỹ Joe Biden, theo Reuters. Tổng thống Joe Biden và người nắm quyền trên thực tế của Ả Rập Saudi, Thái tử Mohammed bin Salman, đang lên kế hoạch gặp nhau vào cuối tháng này sau khi hai thỏa thuận quan trọng đạt được vào thứ Năm sau nhiều tháng Mỹ dỡ bỏ quan điểm ngoại giao .Trong một thông báo bất ngờ hôm 26/5, OPEC và các quốc gia sản xuất dầu đồng minh tiết lộ rằng họ có kế hoạch tăng sản lượng dầu lên 200.000 thùng / ngày trong tháng 7 và tháng 8, dẫn đến lời khen ngợi từ Nhà Trắng về vai trò của Ả Rập Saudi trong việc “đạt được sự đồng thuận” và tạo điều kiện cho sự thúc đẩy. Động thái này đang được các quan chức chính quyền Biden coi là một bước đột phá đáng kể trong mối quan hệ ngoại giao. Một quan chức mô tả đây là một “sự thay đổi lớn” sau gần một năm Ả Rập Saudi thẳng thừng từ chối yêu cầu tăng sản lượng của Mỹ, ngay cả khi giá dầu ở mức cao kỷ lục vào năm ngoái. Ông Biden đã thông báo riêng rằng một thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen đã được gia hạn, tương tự cũng dành nhiều lời khen ngợi cho Ả Rập Saudi vì đã thể hiện “sự lãnh đạo can đảm bằng cách đưa ra các sáng kiến ​​ngay từ sớm để tán thành và thực hiện các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn do Liên Hợp Quốc dẫn đầu.”
  • Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang nghiêng về khả năng tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào cuối tháng 6 để thúc đẩy sự phối hợp với phương Tây liên quan đến cuộc xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine, Kyodo News đưa tin, dẫn các nguồn tin chính phủ ẩn danh. Bước đi này sẽ đánh dấu một lập trường quyết liệt một cách bất thường đối với một nhà lãnh đạo Nhật Bản dù ông Kishida đã nhiều lần lên án Nga về điều mà ông mô tả là “tội ác chiến tranh” nhắm vào Ukraine, Reuters nhận định.
  • Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói điều thiết yếu là Nga không bị sỉ nhục để khi chiến sự chấm dứt ở Ukraine, một giải pháp ngoại giao có thể được tìm thấy. Ông nói thêm ông tin rằng Paris sẽ đóng vai trò trung gian điều giải để kết thúc xung đột. Ông Macron đã tìm cách duy trì đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ khi Moscow xâm lược Ukraine vào tháng 2. Lập trường của ông đã nhiều lần bị một số đối tác ở Đông Âu và vùng Baltic chỉ trích, vì họ coi hành động này làm suy yếu các nỗ lực gây áp lực buộc ông Putin phải ngồi vào bàn đàm phán.
  • Tổng thống Joe Biden ngày 15/6 công bố thêm 1 tỷ đô la viện trợ vũ khí cho Ukraine. Lầu Năm Góc cho hay trong gói viện trợ mới dành cho Ukraine có 18 lựu pháo kèm 36,000 đạn pháo và 2 hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, ông Biden đã thông báo về gói viện trợ vũ khí mới. “Tôi đã thông báo với Tổng thống Zelensky rằng Hoa Kỳ đang cung cấp thêm 1 tỷ đô la viện trợ an ninh cho Ukraine, bao gồm thêm pháo binh và vũ khí phòng thủ bờ biển, cũng như đạn dược cho các hệ thống pháo binh và hệ thống phi đạn tiên tiến”, ông Biden nói sau cuộc điện đàm 41 phút. Tổng thống Biden cũng loan báo khoản hỗ trợ nhân đạo bổ sung 225 triệu đô la để giúp người dân Ukraine, bao gồm cung cấp nước uống an toàn, vật phẩm y tế quan trọng và chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, chỗ ở và tiền mặt để các gia đình mua sắm các mặt hàng thiết yếu. Tổng cọng, Mỹ đã phê duyệt viện trợ quân sự 40 tỷ USD cho Ukraine kể khi nước này bị Nga xâm lược vào cuối tháng Hai.
  • Theo sáng kiến ​​của Mỹ, đại diện của 51 quốc gia sẽ tổ chức một cuộc họp cuối tháng 6/2022 trong khuôn khổ để ​​thảo luận về việc cung cấp thêm vũ khí, đạn dược và các hỗ trợ quân sự khác cho Lực lượng vũ trang Ukraine. Vài ngày trước, Ukraine đã yêu cầu các nước phương Tây cung cấp một lượng vũ khí chưa từng có. Theo đó, hôm 13/6, cố vấn cấp cao Tổng thống Ukraine, thành viên phái đoàn đàm phán của Kiev Mykhailo Podolyak cho biết: “Chúng tôi cần vũ khí hạng nặng để kết thúc cuộc chiến. Ukraine cần 1,000 lựu pháo cỡ nòng 155mm, 300 hệ thống rocket phóng loạt MLRS lớp M270, 500 xe tăng, 2,000 xe bọc thép và 1,000 máy bay không người lái”. Hiện nay, số lượng pháo tầm xa của Nga gấp 10 – 15 lần so với Ukraine.
  • Mỗi khi Oleksiy và các đồng đội bắn trúng một mục tiêu của Nga, họ luôn có một người để biết ơn: Elon Musk, người đàn ông giàu nhất thế giới. Đóng quân tại một điểm nóng tiền tuyến ngay phía nam thị trấn Izyum chiến lược ở Donbass, Oleksiy đang sử dụng sức mạnh của Starlink – hệ thống liên lạc vệ tinh do công ty SpaceX của Elon Musk vận hành. Khi lập kế hoạch phản công hoặc nã pháo, anh gọi điện cho cấp trên để xin lệnh vào phút cuối, thông qua một thiết bị thu vệ tinh Starlink hình chữ nhật được giấu trong hố đất nông ở một khu vườn bỏ hoang. Mỹ, Liên minh châu Âu và các nước NATO khác đã viện trợ hàng tỷ đô la thiết bị quân sự cho Ukraine kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào cuối tháng 2. Nhưng không thể không nhắc tới vai trò của hệ thống vệ tinh Starlink – một cụm các vệ tinh chỉ to bằng bàn tay, bay ở độ cao 200 km phía trên Ukraine, cho phép truy cập Internet tốc độ cao – như một vị cứu tinh bất ngờ cho Ukraine, cả trên chiến trường và trong cuộc chiến tuyên truyền. Starlink của SpaceX – một công ty của tỉ phú Elon Musk – là một mạng lưới internet vệ tinh băng thông rộng, cung cấp quyền truy cập internet cho người dùng ở bất kỳ đâu trên toàn cầu.  SpaceX bắt đầu phóng vệ tinh Starlink đầu tiên vào năm 2019. Kể từ đó đến nay, công ty có không dưới 2,300 vệ tinh trên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất và bao phủ toàn cầu. Máy bay không người lái của Ukraine đã dựa vào Starlink để thả bom vào các vị trí tiền phương của Nga. Người dân ở các thành phố bị bao vây gần biên giới Nga giữ liên lạc với người thân thông qua tin nhắn được mã hóa. Tổng thống Volodymyr Zelenskyy thì thường xuyên cập nhật thông tin với hàng triệu người theo dõi trên mạng xã hội thông qua mạng lưới của Musk, cũng như tổ chức gọi Zoom nhờ truy cập internet qua Starlink với các chính trị gia toàn cầu như Tổng thống Mỹ Joe Biden, lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron. Lực lượng Ukraine từng đóng quân tại nhà máy thép Azovstal ở Mariupol đã duy trì liên lạc với chỉ huy của họ, thậm chí cả Tổng thống Zelenskyy, bởi họ có một hệ thống Starlink tại pháo đài bị bao vây này. Tất cả nói lên một điều, hệ thống Starlink – và việc Ukraine sử dụng mạng vệ tinh cho cả mục đích quân sự và dân sự – đã cản trở nỗ lực của Nga, mang lại cho Kiev một lợi thế cần thiết trong cuộc xung đột vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Hệ thống Starlink của SpaceX

  • Nhà lãnh đạo bốn quốc gia Đức, Pháp, Ý và Romania đến thăm Kiev hôm 16/6 nhằm bày tỏ tình đoàn kết, đều ủng hộ Ukraine gia nhập EU. Ông Olaf Scholz, thủ tướng Đức, nói ông đem theo “thông điệp rõ ràng: Ukraine thuộc về gia đình Âu Châu”. CNN cũng dẫn lời một quan chức ngoại giao Pháp rằng Paris “mong Ukraine có thể giành lại quyền kiểm soát Crimea như một phần chiến thắng trước Nga”.
  • Theo đài RT ngày 17/6, chỉ huy hậu cần của lực lượng trên bộ của Ukraine, ông Volodymyr Karpenko, đã đưa ra thông tin trên trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Quốc phòng. Ông Karpenko cho biết do chiến đấu tích cực nên tổn thất trang thiết bị lên tới 30 – 40%, đôi khi lên đến 50%. Ông nói cụ thể: “Chúng tôi đã mất khoảng 50%. Khoảng 1,300 xe chiến đấu bộ binh, 400 xe tăng, 700 hệ thống pháo”. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Denys Sharapov trong cùng một cuộc phỏng vấn đã cho biết rằng nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây không đáp ứng được nhu cầu của Ukraine. Ông Sharapov nói: “Chúng tôi đã nhận được một số lượng lớn các hệ thống vũ khí, nhưng thật không may là với nguồn lực có thể tiêu hao ồ ạt như vậy, số vũ khí này chỉ đáp ứng được 10 đến 15% nhu cầu của chúng tôi”.
  • Tổng Thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg vào hôm nay 19/6 nói rằng cuộc chiến tranh tại Ukraine có thể kéo dài hàng năm trong bối cảnh Nga vẫn tăng cường các cuộc tấn công tại miền đông Ukraine. Trước đó, Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra khuyến nghị trao tư cách ứng viên gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) cho Ukraine.
  • Ngày 20/6, quân đội Ukraine cho biết đã đánh chìm tàu kéo Vasiliy Bekh của Hải quân Nga ở Biển Đen bằng 2 tên lửa Harpoon do Mỹ cung cấp. Cuộc tấn công bằng tên lửa Harpoon do Mỹ cung cấp đã được thông báo trên kênh Telegram của Cục Truyền thông Chiến lược Lực lượng Vũ trang Ukraina. Kênh này công bố đoạn video cho thấy tên lửa chống hạm làm nổ tung con tàu. Theo quân đội Ukraine, tàu Vasily Bekh đang vận chuyển đạn dược, vũ khí và nhân sự cho Hạm đội Biển Đen đến Đảo Rắn.
  • JustAnswer, công ty công nghệ có trụ sở tại San Francisco (Mỹ), đang hợp tác với Ukraine để cố gắng giúp nước này xây dựng hệ thống phòng không “Vòm Sắt” của riêng mình. Giám đốc điều hành của JustAnswer, Andy Kurtzig, nói với Fox News rằng, “công nghệ hiện tại của Ukraine đã cũ kỹ và chậm chạp”. “Khi 1 tên lửa đang bay tới, việc sở hữu hệ thống máy tính chạy chậm không hữu ích lắm”. “Nếu chúng ta có thể đóng cửa không phận Ukraine, người Ukraine sẽ có cơ hội tốt hơn để chiến thắng cuộc chiến này”, ông Kurtzig gợi ý. Công ty của Kurtzig đang hợp tác với Lviv IT Cluster, nhóm các công ty công nghệ và trường đại học địa phương, cùng với Cục Quân nhu Lvov và Bộ Tư lệnh Phòng không miền Tây Ukraine, để phát triển dự án mang tên “Vòm Sắt Ukraine” – hệ thống phòng không di động có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. “Chúng tôi đang giúp họ nâng cấp hệ thống máy tính, hệ thống mạng và phần mềm”, doanh nhân Kurtzig giải thích, bày tỏ tin tưởng rằng Ukraine “có thể nhanh hơn và chính xác hơn nhiều khi tìm cách hạ gục những tên lửa đang bay đến từ Nga” sau khi hệ thống của họ được nâng cấp. Kế hoạch này được cho là bao gồm việc nâng cấp 1 trung tâm chỉ huy và 45 trạm giám sát di động của Ukraine để “cải thiện đáng kể” khả năng phòng không – hiện chỉ hạ được khoảng 1/5 số tên lửa của Nga, theo MarketWatch.
  • NATO đã công bố kế hoạch tăng lực lượng của mình ở trạng thái sẵn sàng cao lên hơn 300,000 quân. Lực lượng phản ứng nhanh của khối này hiện có 40,000 quân, trong đó có rất nhiều quân đóng dọc sườn phía đông của liên minh. Theo đó, các nước thành viên NATO sẽ mở rộng một số đội hình chiến đấu dọc sườn phía Đông của khối từ cấp tiểu đoàn hoặc trung đoàn lên cấp lữ đoàn với 3,000 – 5,000 quân. Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết kế hoạch này được thực hiện do mối đe dọa trực tiếp từ Nga đối với an ninh châu Âu. Trước đó, ông nói rằng “bản thiết kế quân sự mới” sẽ “nâng cấp mạnh mẽ” hệ thống phòng thủ phía đông của khối.
  • Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý ủng hộ nỗ lực trở thành thành viên NATO của Thụy Điển và Phần Lan, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói hôm thứ Ba (28/6). “Tôi vui mừng thông báo rằng chúng ta bây giờ đã đạt được thỏa thuận mở đường cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO”, ông Jens Stoltenberg nói với báo giới bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid, Tây Ban Nha. Tổng thư ký NATO nói thêm: “Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy điển đã ký một bản ghi nhớ để giải quyết các quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó bao gồm các điều khoản xoay quanh xuất khẩu vũ khí và cuộc chiến chống khủng bố”. Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto hôm 28/6 cũng đưa ra thông báo tương tự nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho phép Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, loại bỏ được rào cản đáng kể đối với nỗ lực của hai quốc gia Bắc Âu về việc trở thành thành viên của khối quân sự xuyên Đại Tây Dương do Mỹ lãnh đạo.

NHỮNG VẤN ĐỀ NÒNG CỐT

Phần nòng cốt của bài này bao gồm tình hình nước Nga sau 20 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin và mọi khía cạnh của cuộc chiến Nga – Ukraine cũng như niềm hy vọng của mọi người. Dù cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn nhưng bài viết cố gắng bao trùm mọi khía cạnh để có cái nhìn tổng thể về những gì sẽ xảy ra trong thời gian sắp đến.

Sau hơn 20 năm cầm quyền với 4 nhiệm kỳ Tổng thống và 1 nhiệm kỳ Thủ tướng, Putin đã lãnh đạo nước Nga đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, tiếp tục phát triển bền vững và trở thành 1 trong 3 cường quốc mạnh nhất trên thế giới. Năm 2020, Liên bang Nga với 146 triệu dân có quy mô nền kinh tế lớn thứ 11 theo GDP danh nghĩa. Nga có ngân sách quốc phòng lớn thứ 11 thế giới trong năm 2021. Đây là một trong những nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và đồng thời sở hữu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt lớn nhất thế giới.  Ông Putin đã dùng phần lớn thời gian cầm quyền để giành lại phạm vi ảnh hưởng của Nga ở nước ngoài và tăng cường sức mạnh của Nga so với phương Tây. 

Putin xem Thụy Điển, Phần Lan, Belarus, Ukraine là thành phần bất khả phân bảo đảm sườn phía Tây của đế chế Á – Âu do Nga lãnh đạo. Ukraine đã trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên của Nga. Ý định của Nga là lấy lại khu vực Novorossiya là một phần của Ukraine kể từ 1918 trong khi Ukraine quyết tâm xem Donbass và Crimea là lãnh thổ quốc gia.

Khu vực Novorossiya mà Nga muốn chiếm đóng

Vai trò của khối NATO: Theo Hiến chương NATO, việc kết nạp thành viên mới cần phải nhận được sự tán thành của tất cả 30 nước thành viên hiện nay của liên minh, thông qua quá trình đàm phán nhiều thủ tục được quốc gia xin gia nhập xúc tiến với từng nước thành viên. Đây là một tiến trình không phải dễ dàng. NATO luôn luôn bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong nội bộ khối quân sự này. Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên duy nhất trong khối bày tỏ sự phản đối nỗ lực gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển. Các cường quốc Liên Âu như Đức, Pháp, Ý thường biểu lộ sự khác biệt với Hoa Kỳ trong khi Hoa Kỳ là nước đóng góp nhiều nhất về tài chánh và quân số. Năm 2015, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), NATO, Washington, Kiev đã làm một sai lầm nghiêm trọng, để cho Crimea trưng cầu dân ý dẫn tới quyết định trở về với nước Nga. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thư ký báo chí Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cảnh báo, Washington và các nước phương Tây vẫn sẽ tiếp tục gia tăng sức ép trừng phạt lên Moscow cho tới khi nào Crimea được đưa trở lại lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, để thay đổi hiện trạng là điều nói dễ hơn làm.

Cuôc chiến Nga – Ukraine: Tính đến 1/7/2022 đã kéo dài 127 ngày. Từ lúc khởi chiến ngày 24/2, Tổng thống Putin nghĩ rằng Nga có thể đánh gục Ukraine trong vòng 1 tuần để thành lập chính phủ bù nhìn nhưng ông ta đã lầm. Trả lời báo giới khi được hỏi liệu cuộc xung đột ở Ukraine có thể kéo dài đến hết năm nay hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Điều này là có thể. Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là rút ngắn cuộc xung đột này”. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với đồng minh ở Liên minh châu Âu (EU) rằng, theo đánh giá của Washington, xung đột ở Ukraine có thể kéo dài tới cuối năm 2022 hay lâu hơn. Mỹ tin là họ có thể rút ngắn cuộc xung đột bằng cách tăng cường vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán, hỗ trợ quân sự cho Kiev và gây sức ép lên Nga bằng các lệnh trừng phạt. Ngày 18/5, các hãng tin truyền thông chính thống của Nga đưa ra một cái nhìn về cuộc chiến Ukraine không giống với bất kỳ cái nhìn nào từ bên ngoài đất nước. Ngay từ đầu, họ thậm chí không gọi đó là một cuộc chiến. Nhưng đã có một cuộc trao đổi hiếm hoi được phát sóng trên truyền hình nhà nước Nga. Trong buổi phỏng vấn của đài truyền hình Nga, Mikhail Khodarenok, một nhà phân tích quân sự và là một đại tá về hưu, đã vẽ ra một bức tranh rất khác. Ông cảnh báo rằng “tình hình [với phía Nga] rõ ràng sẽ trở nên tồi tệ hơn” khi Ukraine nhận được hỗ trợ quân sự bổ sung từ phương Tây và “quân đội Ukraine có thể trang bị vũ khí cho một triệu người”. Nhắc đến những người lính Ukraine, ông phát biểu: “Mong muốn bảo vệ đất mẹ của họ rất thật. Chiến thắng cuối cùng trên chiến trường được xác định bởi nhuệ khí dâng cao của những người lính đang đổ máu cho lý tưởng mà họ sẵn sàng chiến đấu”. “Vấn đề lớn nhất đối với tình hình quân sự và chính trị [của Nga],” ông tiếp tục, “là chúng ta đang bị cô lập hoàn toàn về chính trị và cả thế giới đang chống lại chúng ta, ngay cả khi chúng ta không muốn thừa nhận. Chúng ta cần giải quyết vấn đề này”.

Quyết tâm và tương lai của Ukraine: Từ lúc khởi chiến ngày 24/2, Tổng thống Putin nghĩ rằng Nga có thể đánh gục Ukraine trong vòng 1 tuần để thành lập chính phủ bù nhìn nhưng ông ta đã lầm. Cho đến 1 tháng 4, hầu hết báo chí phương Tây lúc này cho rằng Nga đã thất bại trong mục tiêu chiếm thủ đô Kiev của Ukraine. Trước cuộc xâm lược, quân ủy nhiệm của Nga ở hai “Cộng hòa Nhân dân” Donetsk và Luhansk đã chiếm khoảng một phần ba Donbass. Quân đội Nga kể từ đó đã chiếm được nhiều đất hơn, bao gồm cả các phần của Mariupol, một cảng hiện đã đổ nát trên Biển Azov và bắt đầu pháo kích cảng Odessa nằm về phía Tây.  Và phía Nga nói điều này có nghĩa là “các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu tiên” đã được hoàn thành. Cuối tháng 3, Moscow tuyên bố sẽ giảm cường độ hoạt động quân sự xung quanh Kiev, trên thực tế có lẽ thừa nhận rằng việc tiến về thủ đô đã bị đình trệ. Hôm 2/4, các phóng viên cho hay quân đội Nga đang rút khỏi các khu vực ở phía bắc gần thủ đô Kiev, để tập trung vào phía Đông và Nam. Báo The New York Times dự đoán: “Cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề và cuộc chiến giành Kiev vẫn có thể bắt đầu lại. Người Nga có thể tiến sâu vào, ngăn chặn các lực lượng Ukraine và bao vây thành phố. Các cuộc không kích có thể phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự và giết chết hàng nghìn người. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói người Nga có thể giết tới 100 binh sĩ Ukraine mỗi ngày ở Donbas. Hoặc quân đội Nga có thể cố gắng tập hợp lực lượng để tấn công thủ đô một lần nữa.

Nếu các cuộc đàm phán thất bại, Nga có thể đồn trú quân đội ở Donbass trong nhiều năm, như đã từng làm trong “các cuộc xung đột đóng băng” ở Moldova và Gruzia. Lực lượng Ukraine đang chuẩn bị đối phó với đợt tấn công mới của quân Nga ở miền đông, sau khi Moscow tập hợp lại lực lượng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu ngày 31/3. Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết không có dấu hiệu Tổng thống Nga Vladimir Putin từ bỏ “tham vọng kiểm soát toàn bộ Ukraine” và cuộc chiến có thể kéo dài nhiều năm. Kiev đã loại trừ bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào liên quan đến việc nhượng bộ lãnh thổ và bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn có liên quan đến các lực lượng Nga còn lại trên lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng, nói rằng điều này chỉ đơn giản là cho Moscow thời gian để củng cố lực lượng. Chỉ Ukraine mới có quyền quyết định về tương lai của mình. Quyết tâm của Tổng thống Zelensky để lấy lại Crimea, Donbass và các vùng đất bị Nga chiếm đóng còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố mà cho đến bây giờ, chưa có ai nắm vững kết quả cuối cùng.

Tính toán sai lầm của ông Putin: Ngày 24/2/2022, Putin phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước láng giềng Ukraine, mà ông ta gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Thực chất, ông Putin chỉ muốn phục hồi Liên xô, hoặc ít nhất là không gian Xô -Viết cũ trong đó ảnh hưởng của Nga với các lân bang như một đế chế. Nhanh chóng, cuộc chiến tranh của Putin đi vào ngõ cụt, nhưng người ta thấy khắp nơi hình ảnh xe tăng Nga lao vào những xóm làng Ukraine với lá cờ đỏ của hồng quân Liên Xô, như một lực lượng giải phóng. Thực tế thì những gì người lính Nga đã làm ở trên đất nước Ukraine mới thể hiện rõ họ là lực lượng phát-xít, còn người Ukraine thì phải bảo vệ tổ quốc của mình. Trong cuộc thăm dò dư luận được thực hiện vào ngày 27/2, đài Sputnik cho biết số liệu thăm dò của quỹ dư luận công cho biết tỷ lệ tín nhiệm tổng thống Putin trong dân chúng Nga vẫn rất cao một tuần sau khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu. Chỉ sau một tháng, quân đội Nga đang bị suy sụp tinh thần khi bị kéo vào một cuộc chiến với Ukraine. Các lực lượng Nga đã phải vật lộn với công tác hậu cần chủ yếu vì hai lý do: Yếu kém trong kế hoạch và đánh giá sai sức kháng cự mãnh liệt của Ukraine. Ukraine đang nhận được những vũ khí hạng nặng của Hoa Kỳ và các nước Liêu Âu. Đối phó với các vũ khí dùng công nghệ khác nhau là điều mà Nga Sô chưa tính tới.

Ngày 18/5, Thụy Điển và Phần Lan chính thức loan báo gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong bối cảnh có cuộc xâm lăng hung bạo của Nga vào Ukraine, đánh dấu một thay đổi lịch sử diễn ra sau hơn 200 năm theo chính sách không đứng vào liên minh quân sự nào của quốc gia vùng Bắc Âu này. Cựu tướng Phần Lan Toveri cho biết, Phần Lan đang chuẩn bị cho các hành động tiếp theo, nếu chỉ vì Putin có thể cảm thấy cần phải cứu vãn thể diện. Nhưng người Phần Lan đã quen với việc sống chung với một thế lực thù địch tiềm tàng ở biên giới của họ qua nhiều thập kỷ và không cảm thấy bị đe dọa quá mức, ông nói. “Chúng tôi đã quen với việc người Nga ở đó. Hầu hết người Phần Lan không quá lo lắng về điều đó”. Chuyện NATO mở rộng về phía Đông có tính cách ngăn chận hơn là bành trướng. Nếu NATO mở rộng bao gồm cả Thụy Điển, Phần Lan, Belarus, Ukraine thì sự quân bình giữa Nga Sô và Liên Âu trong dài hạn sẽ được vững bền hơn.

Lãnh đạo chỉ huy trong quân đội Nga: Tình báo Anh tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đánh mất niềm tin vào vị tướng hàng đầu của mình và đã sa thải một số chỉ huy cấp cao vì những thất bại thảm hại và đáng xấu hổ của họ trên chiến trường Ukraine. Tình báo quân sự Anh hôm 17/5 đưa tin rằng điện Kremlin đã sa thải Trung tướng Serhiy Kisel, chỉ huy Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 tinh nhuệ, vì không chiếm được Kharkiv. Sự chú ý của quốc tế đã tập trung vào thành phố Đông Bắc Ukraine quan trọng về mặt chiến lược trong những ngày gần đây sau khi có tin các lực lượng Ukraine lợi dụng sự rút lui của Nga và đã đẩy quân xâm lược trở lại biên giới của họ. Chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga, Phó Đô đốc Igor Osipov, cũng đã bị mất chức vì để tàu tuần dương hàng đầu Moskva bị đánh chìm vào tháng 4 sau một cuộc tấn công tên lửa rõ ràng – mà quân đội Ukraine tuyên bố công nhận. Có lẽ đáng chú ý nhất là Valeriy Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng Nga – một vị trí gần giống với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân của Hoa Kỳ – không hiện diện trong lể diễn binh ngày 9/5. Không rõ liệu ông ấy còn có giữ được lòng tin của Tổng thống Putin hay không …

Sự lượng giá nghiêm trọng này được đưa ra sau các báo cáo rằng ít nhất một chục tướng lĩnh Nga đã chết trên chiến trường – một sự thật có vẻ gây kinh ngạc mà Lầu Năm Góc đã cố tình giảm nhẹ khi cho thấy cách điện Kremlin tham chiến kết hợp với tình trạng rối loạn chức năng của quân đội thời Liên Xô. Và nó diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều niềm tin rằng chính Putin hiện đang chỉ đạo các quyết định chiến thuật của quân đội khi các lực lượng Nga tiếp tục không đạt được mục tiêu của họ, chủ yếu là giành quyền kiểm soát của chính phủ Ukraine, trong khi đối mặt với áp lực ngày càng tăng ở quê nhà. “Văn hóa che đậy và làm vật tế thần có lẽ đang phổ biến trong hệ thống chỉ huy quân sự của Nga,” theo đánh giá. “Nhiều quan chức liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine có thể sẽ ngày càng bị phân tâm bởi những nỗ lực nhằm tránh trách nhiệm cá nhân vì những thất bại thảm hại của Nga. Cũng có thể rằng các tướng lãnh dưới quyền đã không dám nói cho ông Putin những ý kiến trung thực. Dù sao ông Putin là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng vì chính ông ta đã phát động cuộc chiến tại Ukraine.

Chiến tranh Ukraine và ảnh hưởng kinh tế:  Mối đe dọa về một cuộc chiến toàn diện có thể gây suy thoái kinh tế và những thách thực nghiêm trọng tại châu Âu và thế giới. Kinh tế Nga xếp hạng 11 thế giới với 1.464 nghìn tỷ USD. GDP Ukraine là 156 tỷ USD. Ngân hàng Thế giới còn dự báo GDP của Nga trong năm 2022 giảm 11.2% vì ảnh hưởng từ các lệnh cấm vận tài chính của phương Tây. Trong khi đó, GDP của khu vực Đông Âu gồm Ukraine, Belarus và Moldova được dự đoán sẽ giảm 30.7% trong năm 2022 do ảnh hưởng từ chiến dịch quân sự của Nga và thương mại bị gián đoạn. Ukraine cho biết nước này đang mất khoảng 7 tỷ USD/tháng, tổng thiệt hại trong giai đoạn 6 tháng xấp xỉ 50 tỷ USD. Các nước láng giềng của Ukraine sẽ chịu tác động nặng nề từ sự gián đoạn trong hoạt động thương mại, chuỗi cung ứng và kiều hối, cũng như làn sóng di cư của những người tị nạn.

Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, Ukraine đứng thứ 5 – hai nước cộng lại cung cấp hơn 30% cho thị trường lúa mì thế giới. Chiến tranh và cấm vận đã làm giá lúa mì tăng 50% trong tháng qua và đẩy giá các loại ngũ cốc và nông phẩm khác lên theo. Nếu tình hình chiến sự ở Ukraine kéo dài, mức cung lúa mì cho thị trường thế giới có thể giảm 30%, tạo ra khủng hoảng lương thực, giá nông phẩm tăng cao thêm và nạn đói ở một số vùng nhất là khu vực Châu Phi. Ngoài ra, Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón và các hóa chất làm phân bón lớn nhất thế giới. Nga cũng là quốc gia xuất khẩu dầu khí thứ ba thế giới, có thể thu về khoảng 321 tỷ trong năm 2022. Nếu cấm vận kéo dài, kinh tế Nga sẽ bị kiệt quệ, không thể phát triển và hiện đại hóa các ngành công nghiệp. Tuy GDP Nga chỉ bằng 1.5% nền kinh tế toàn cầu, Nga chiếm thị phần khá lớn trong thị trường một số mặt hàng quan trọng như dầu khí, ngũ cốc và vài khoáng sản chiến lược nên chiến tranh và cấm vận đã tạo ra sự khan hiếm và đẩy cao giá các mặt hàng này – qua đó tác động tiêu cực lên nền kinh tế thế giới.

Ngoài ra, lo ngại về một nạn đói sắp xảy ra trong bối cảnh hơn bốn triệu tấn ngũ cốc bị phong tỏa ở thành phố cảng Odessa. Litva đã đưa ra đề xuất về việc thành lập một liên minh hải quân nhằm đói phó với lệnh phong tỏa Biển Đen của Nga. Ông Landsbergis nhấn mạnh việc bảo vệ các tàu chở ngũ cốc này sẽ không do NATO tổ chức. Thay vào đó, tàu hải quân từ các quốc gia đang chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng lương thực toàn cầu như Ai Cập sẽ phụ trách việc hộ tống và bảo đảm an toàn cho hạm đội tàu chở ngũ cốc. Ngoài ra, các máy bay quân sự cũng sẽ được sử dụng để đảm bảo rằng các tàu chở ngũ cốc có thể di chuyển một cách an toàn trên Biển Đen mà không gặp phải bất cứ trở ngại gì.

Các định chế tài chánh quốc tế như Ngân hàng Tái xây dựng và Phát triển châu Âu (EBRD) đã cam kết 2 tỷ euro (2.2 tỷ USD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EBI) cam kết 668 triệu euro, IMF đã cấp cho Ukraine 1.4 tỷ USD, trong khi WB đã huy động hơn 925 triệu USD.

Nước Nga không có Putin: Người dân Nga ủng hộ Putin vì nhiều lý do có trong chủ nghĩa Putin trong khi kinh tế phát triển chỉ là một trong số rất nhiều điều kiện giúp Putin tại vị. Không ít người tin rằng Vladimir Putin khó có thể cầm quyền lâu thêm nữa sau cuộc chiến thảm họa hiện nay. Nhưng dù Putin có còn đó hay không thì rất nhiều người Nga vẫn thích điều mà họ xem là một nước Nga oai hùng trỗi dậy nhờ chủ nghĩa Putin. Điều người Nga không hiểu là vị thế thực sự của họ. Phương Tây cũng có truyền thống có những hành động muộn màng và Putin đang lợi dụng điều này. Nhiều người chỉ ra rằng nếu phương Tây hành động cứng rắn hơn nữa ngay từ khi Nga chiếm Crimea, cuộc chiến hiện nay ở Ukraine có thể đã không diễn ra.

Nga Sô và vũ khí hạt nhân: Ba ngày sau cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo ông đã ra lệnh lực lượng răn đe hạt nhân đặt trong tình trạng cảnh báo cao. Có thể sự thất bại ê chề của một lực lượng Dù hùng hậu của Nga trước 48 biệt kích cảm tử của Ukraine tại phi trường Antonov đã ảnh hưởng đến não trạng của nhà lãnh đạo Nga. Cho đến 22/5, tình hình ở Donbas là vô cùng khó khăn. Trong số 100,000 quân tham chiến, tin tình báo phương Tây ước lượng Nga đã mất khoảng 1/3 số quân kể cả chết và bị thương, tương đương với 26,000 quân chết từ báo cáo của Ukraine. Nga Sô đã phải gọi nhập ngũ các quân nhân trên 40 tuổi. Hệ thống vệ tinh quân sự và dân sự của Hoa Kỳ đã phát huy uy lực trong việc cung cấp tin tức tình báo cho Ukraine. Ukraine nắm rất vững sự di chuyển của quân Nga. Hoa Kỳ, trong thời gian gần đây, đã giảm bớt việc tuyên truyền về khí tài của mình, để bớt khiêu khích Nga Sô.

Hoa Kỳ, từ chỗ chỉ giúp đỡ Ukraine phòng thủ, chuyển sang mục tiêu làm suy yếu sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Nga. “Chúng tôi muốn thấy Nga suy yếu tới mức không còn làm được những điều mà họ đã làm ở Ukraine”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố sau chuyến thăm bất ngờ tới Kiev hôm 25/4. Điều này khiến giới quan sát phần nào lo ngại vì rủi ro leo thang. Một số nhà quan sát lo lắng rằng thông qua tăng cường viện trợ và đẩy mạnh lệnh trừng phạt, ông Biden đang dồn Nga vào chân tường. Trên Foreign Policy, George Beebe, cựu Giám đốc phân tích Nga của CIA, cho rằng chính quyền Biden có thể đã quên mất rằng “lợi ích quốc gia quan trọng nhất của Mỹ là tránh xung đột hạt nhân với Nga”. “Nga có khả năng để đảm bảo nếu họ thua cuộc thì mọi người cùng thua”, ông Beebe nói. “Và đó là một ngã rẽ nguy hiểm”.

Gần đây, người phát ngôn điện Kremlin từ chối bác bỏ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu sự tồn tại của nước Nga bị đe dọa. Tuy nhiên, Nga đã không nói rỏ những đe dọa đó là gì. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách phương Tây cho rằng các hành động của Nga dường như đều nhất quán với những gì mà nước này truyền tải về vai trò của vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột như cuộc chiến ở Ukraine: Đó là vũ khí cuối cùng nếu Nga không thành công trong cuộc chiến thông thường.

Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns đã gây sự chú ý thời gian qua khi trả lời câu hỏi của phóng viên về mối đe dọa do vũ khí hạt nhân Nga gây ra trong bối cảnh xung đột quân sự đang diễn ra tại Ukraine. Ông Burns nói như sau: “Với sự tuyệt vọng tiềm tàng của Tổng thống Putin và ban lãnh đạo Nga, với các bước thụt lùi mà họ đối mặt đến nay về mặt quân sự, không ai trong chúng ta có thể coi nhẹ mối đe dọa từ khả năng dùng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc vũ khí hạt nhân có sức công phá thấp”. Các mối “quan ngại” này của ông Burns đã được Tổng thống Ukraine Zelensky nhấn mạnh và gây chú ý cho thế giới khi ông trả lời một câu hỏi do phóng viên CNN hỏi về khả năng Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Ông Zelensky đã đáp như sau: “Chúng ta không nên đợi đến lúc Nga quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân. Chúng ta phải chuẩn bị cho tình huống đó”.

Các quan chức an ninh hàng đầu của Vladimir Putin cho rằng cuộc chiến ở Ukraine là “thất bại”, khiến khả năng xảy ra đảo chính cao hơn, một nhà phân tích ở Moscow nhận định. Cơ hội để ông Putin phát động một cuộc tấn công hạt nhân đang giảm dần vì nhiều khả năng các tướng lãnh cao cấp của Nga có khả năng từ chối thực hiện mệnh lệnh của ông ta. Hoa Kỳ đang cố gắng thiết lập một mạng đối thoại với họ để ông Putin không phải là người độc nhất khởi động chiến tranh hạt nhân.

KẾT LUẬN

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 2/6 đã nói rằng một phần năm lãnh thổ nước này đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga, và vùng Donbas “gần như bị phá hủy hoàn toàn”. Cuộc chiến bao trùm tất cả mọi lãnh vực từ lương thực, năng lượng, quân sự. Trên phương diện chủ quyền quốc gia, Ukraine muốn thương thuyết lấy lại các vùng đất bị chiếm đóng kể cả Donbass và Crimea.

Khi được hỏi liệu Ukraine có cần nhượng một phần lãnh thổ để đạt được hòa bình hay không, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: “Đó là lãnh thổ của họ. Tôi sẽ không nói cho họ biết họ nên làm gì và không nên làm gì.” Ông Biden hôm 3/6 nói thêm rằng “có vẻ như” tại một thời điểm sẽ cần phải có một “dàn xếp” giữa hai quốc gia, nhưng “điều đó đòi hỏi gì, tôi không biết. Tôi không nghĩ rằng có ai lại biết vào thời điểm lúc này. Nhưng trong khi chờ đợi, chúng tôi sẽ tiếp tục giúp người Ukraine để có thể tự vệ”.

Tính đến 1/7 khi bài viết này đưa lên mạng, cuộc chiến Nga – Ukraine đã bước qua tháng thứ 5. Đây đang trở thành một cuộc chiến tiêu hao cho cả 2 bên. Ukraine cho biết khoảng 20% lãnh thổ của họ đang bị Nga tạm chiếm và khoảng 10,000 binh sĩ nước này thiệt mạng. Thiệt hại của Nga có thể còn nhiều hơn cả Ukraine. Quân dân Ukraine, nếu được yễm trợ đầy đủ từ Hoa Kỳ và Liên Âu, có đủ dũng khí để lấy lại những vùng đang bị chiếm kể cả bán đảo Crimea. Vấn đề còn lại là Tổng thống Putin của Nga có nhận thức được sự sai lầm của mình để chấm dứt chiến tranh. Cho đến bây giờ, ông ta vẫn so sánh mình như là một Peter Đại đế. Ông ta ca ngợi những chiến thắng của Sa Hoàng Peter Đại Đế trong cuộc chiến kéo dài 21 năm với Thụy Điển và đế quốc Ottoman hồi thế kỷ 18, mang lại cho nước Nga những vùng lãnh thổ rộng lớn, hiện thuộc Ukraine, trên bờ biển Azov và biển Hắc Hải; sáp nhập các lãnh thổ ven biển Caspian vốn thuộc nước Ba Tư và chấm dứt vai trò thống trị của Thụy Điển trên vùng biển Baltic. Nếu thủ đoạn cướp đất này thành công, nếu Ukraine không chiến đấu quyết liệt để ngăn chặn thì đội quân xâm lược của ông Putin có thể một ngày nào đó sẽ tiếp tục lấn sâu vào Ba Lan, Moldova hoặc Thụy Điển. Dù chính xác là bao nhiêu vùng lãnh thổ Ukraine đã bị chiếm giữ, thì thông điệp của ông Zelensky về sự cần thiết châu Âu phải thống nhất chống lại Nga là không thể nhầm lẫn. Ông nói: “Khi chúng tôi giành chiến thắng trong cuộc chiến này, tất cả người dân châu Âu sẽ có thể tiếp tục tận hưởng tự do của họ. Nhưng nếu kẻ muốn phá hủy bất kỳ sự tự do nào ở Ukraine và châu Âu thắng thế, sẽ là một thời kỳ đen tối cho tất cả mọi người trên lục địa”.

Mẫu số chung của hai phe nói trên là niềm tin cuộc chiến sẽ phải kết thúc với một thỏa thuận được thương lượng, ngay cả khi tình trạng của thỏa thuận này đang bị tranh cãi gay gắt. Thay vì đi vào kết thúc, điều có vẻ ngày càng nhiều khả năng là một cuộc xung đột âm ỉ lâu dài. Tại đó, Kiev rất khó giành lại được toàn bộ lãnh thổ của mình và quân đội Nga cũng sẽ không rời khỏi những vùng lãnh thổ họ vừa cưỡng chiếm được. Tổng thống Putin đặt cược uy tín chính trị của mình vào chiến thắng ở Ukraine, điều mà phương Tây muốn phủ nhận. Tuy nhiên, một cuộc chiến không có hồi kết có thể kéo phương Tây mất một vài năm – đặc biệt khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp đến gần – trước khi tiến tới một thỏa hiệp nào đó. Trong khi chính các quan chức ở Kiev hiện cũng đang bày tỏ quan ngại, tình trạng mệt mỏi vì chiến tranh dễ làm “xói mòn” quyết tâm của Mỹ và đồng minh giúp Ukraine đẩy lùi cuộc xâm lược.

THAM KHẢO

1)    Bài viết “Sức chiến đấu mãnh liệt của quân dân Ukraine” của tác giả ngày 10/5/2022.

2) Bài viết “Trận Đánh Then Chốt Làm Thay Đổi Cả Cuộc Chiến” đăng trên mạng TNT ngày 5/3/2022

3) Bài viết “Nga mất gần tiểu đoàn khi tìm cách vượt sông bằng cầu phao miền Đông Ukraine” đăng trên mạng Cali Today ngày 12/5/2022.

4)    Bài viết “Thông tin tình báo trong cuộc chiến Ukraine” đăng trên mạng Net News ngày 13/5/2022.

5)    Bài viết “Tình báo Mỹ nói Putin đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh kéo dài tại Ukraine” đăng trên mạng BBC News ngày 11/5/2022.

6)    Bài viết “Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông” đăng trên mạng Nghiên Cứu Quốc Tế ngày 22/2/2022.

7)    Bài viết “Kế hoạch Marshall cho Ukraine?” đăng trên mạng CAND Online ngày 16/5/2022.

8)    Bài viết “Đại tá về hưu cảnh báo trên truyền hình Nga ‘tình hình với Nga sẽ tồi tệ hơn” đăng trên mạng BBC News ngày 18/5/2022.

9)    Bài viết “Đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga tại Ukraine” đăng trên mạng VOV ngày 26/4/2022.

10) Bài viết “Nhà ngoại giao Nga từ chức vì phản đối chiến tranh Ukraine” đăng trên mạng BBC ngày 24/5/2022

11) Bài viết “Đại pháo M777 được “kéo” vào chiến trường Ukraine” đăng trên mạng Sài Gòn nhỏ ngày 26/4/2022.

12) Bài viết “Điểm báo Pháp quốc ngày 28/05/2022: “thế hệ Ukraine” của những phóng viên trẻ phương Tây” đăng trên mạng BBC ngày 29/5/2022

13) Bài viết “Mối đe dọa của các cường quốc chuyên chế” đăng trên mạng Người Việt ngày 10/6/2022.

14) Bài viết “Ba kịch bản kết thúc cuộc chiến giữa Nga và Ukraine” đăng trên mạng TTXVN ngày 3/6/2022.

15) Bài viết “Bên trong ‘tổng hành dinh’ nơi Ukraine yêu cầu vũ khí từ phương Tây” đăng trên mạng BBCF News ngày 16/6/2022.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *