Chính trị Hoa Kỳ

121 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

“Kẻ phản bội” hay “bọn Cộng Sản” là những phản ứng của một số người gốc Việt ở Mỹ trước những thông tin về nhóm Người Mỹ gốc Việt Ủng hộ Biden được lan truyền trên mạng trước cuộc bầu cử. Nhiều người Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump tái đắc cử cho rằng ông Joe Biden, ứng cử viên tranh cử tổng thống đại diện đảng Dân Chủ, “tôn thờ” Trung Quốc và phản đối việc tiếp nhận người tị nạn tới Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam, trong số nhiều lý do khác. “Càng gần đến ngày bầu cử, cảm xúc của họ càng tăng cao và khả năng cư xử văn minh với nhau, lắng nghe nhau không còn nữa”, bà Thái Mỹ Linh, dân biểu tiểu bang Washington đại diện đảng Dân Chủ nói với VOA khi nhận định về sự xung khắc trong cộng đồng người Việt trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Dân biểu gốc Việt, từng là một di dân tị nạn Chiến tranh Việt Nam khi tới Mỹ lúc 15 tuổi, cho rằng sự chia rẽ trong cộng đồng gốc Việt “lớn hơn nhiều lần” trong cuộc đua của hai ứng viên Trump – Biden so với những cuộc bầu cử trước đây.

“Càng gần đến ngày bầu cử, cảm xúc của họ càng tăng cao và khả năng cư xử văn minh với nhau, lắng nghe nhau không còn nữa”.

Thái Mỹ Linh, dân biểu tiểu bang Washington

Đó là những “trận chiến” của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trước thềm cuộc bầu cử tháng 11/2020. Sự chia rẽ này gợi lên những vết thương lòng từ cuộc Chiến tranh Việt Nam, khi quân Bắc Việt của đảng Cộng Sản tràn xuống “giải phóng” miền Nam khiến hàng triệu người Việt phải bỏ ra đi. Đối với một số người, nó gợi nhớ đến những cuộc vượt biển đầy gian khổ để rời khỏi Việt Nam khi đất nước hoàn toàn thuộc chế độ Cộng Sản.

“Cuộc bầu cử này có vẻ như đã trở thành một sự tái diễn của cuộc chiến tranh”, Jeffery Vu, giám đốc khu vực Tây Bắc của nhóm Người Mỹ gốc Việt ủng hộ Biden nói với The Seattle Times. Một trong những nhân tố chính dẫn tới những cách nhìn khác nhau đó là việc cộng đồng người Việt đã bị ảnh hưởng như thế nào sau Chiến tranh Việt Nam, theo Nick Nguyen, trưởng nhóm nghiên cứu tại VietFactCheck, một dự án tổ chức công bằng xã hội phi lợi nhuận của một nhóm người Mỹ gốc Việt có tên PIVOT. Ông Nick cho rằng nhiều người Mỹ gốc Việt hình thành quan điểm chính trị từ cuộc Chiến tranh Việt Nam, trong đó cuộc sống của nhiều người Việt bị đảo lộn và những gia đình từng có cuộc sống ổn định bỗng trở thành những người tị nạn. Nhiều người tị nạn Việt tin rằng đảng Cộng Hòa có chủ trương chống Cộng Sản và họ cũng cảm thấy được đảng Cộng Hòa chào đón nhiều hơn khi tới Mỹ.

Thật sự, trong cuộc chiến Việt Nam 1953 -1975, có 5 Tổng thống Hoa Kỳ: 3 Cộng Hòa là Tổng thống Dwight D. Eisenhower (1953 – 1061: Chính sách ngăn chận), Tổng thống Richard Nixon (1969 – 1974: Chiến lược hòa hoãn), Tổng thống Gerald Ford (1974 – 1977: Chấm dứt chiến tranh) và 2 Dân Chủ: Tổng thống John F. Kennedy (1961 – 1963: Đưa quân Mỹ vào Miền Nam hay không), Tổng thống Lyndon B. Johnson (1963 – 1969: Lòng quyết tâm bị sa lầy). Trong thời gian tiếp nhận tị nạn từ 1975 – 2000 có Tổng thống CH Gerald Ford (1974 -1977: định cư cho 150 ngàn người di tản Việt đầu tiên đến Mỹ), Tổng thống DC Jimmy Carter (1977 – 1981: người Việt đạt được trên 260 ngàn), Tổng thống CH Ronald Reagan (1981 – 1989: Chương trình nhận tù chính trị và gia đình định cư tại Mỹ và tiếp theo là chương trình con lai. Kiểm kê dân số 1990 với thời kỳ Reagan kết quả gia tăng và người Việt đạt được 600 ngàn), Tổng thống CH George HW Bush (1989 – 1993: Chương trình ODP, con lai và thuyền nhân tỵ nạn tiếp tục được nhận vào Hoa Kỳ. Có thể nói trong 4 năm ngắn ngủi của ông Bush Cha là giai đoạn thuyền nhân đến Mỹ nhiều nhất), Tổng Thống DC Bill Clinton (1993-2001: Thời kỳ 8 năm của ông Clinton con số ODP rất cao và số thuyền nhân xuống thấp vì các trại tỵ nạn đóng cửa năm 1995. Tuy nhiên tổng số dân tỵ nạn Việt Nam ghi lại trong kỳ kiểm kê 2000 đã lên gần gấp đôi là 1 triệu và 100 ngàn. Đặc biệt tổng thống Clinton đến thăm Việt Nam lần đầu tiên năm 2000 đã đem luồng gió tự do, dân chủ đến trực tiếp với dân Việt cả hai miền Nam Bắc. Một hiện tượng lịch sử có rất nhiều ý nghĩa). Như vậy, các Tổng thống Hoa Kỳ, dù Cộng Hòa hay Dân Chủ đều thi hành chiến lược quốc gia trong từng giai đoạn và làm tròn nghĩa vụ với người dân miền Nam.

Nói cho cùng, cuộc chiến Việt Nam đúng ra không nên có. Truớc khi chiến tranh chấm dứt đã có những cuộc tranh luận gay gắt về số phận miền Nam Việt Nam. Johnson quyết tâm chiến thắng. Nixon muốn có hòa bình trong danh dự. Nhưng họ không vượt qua được hoàn cảnh. Chính vì những lý do đó, nguời Mỹ đă mở vòng tay đón tỵ nạn Việt Nam trong hơn 45 năm qua. Đồng thời tìm cách trở lại Việt Nam để trực tiếp gặp người dân của nước cựu thù. Nước Mỹ tìm cách chinh phục lòng người, vận động đồng minh bằng vòng tay mở rộng thay vì bom đạn chiến tranh.

Năm 2017, ông Trump lên làm Tổng thống. Trong các phát biểu cũng như những quảng cáo trên truyền hình hay trên đường phố của chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Trump đưa ra quan điểm rõ ràng về việc loại bỏ chủ nghĩa xã hội ra khỏi nước Mỹ, một quan điểm mà nhiều người tị nạn Việt ủng hộ vì họ cho rằng nó gắn với chủ nghĩa Cộng Sản mà họ đã rời bỏ để tìm đến tự do và dân chủ sau Chiến tranh Việt Nam. Đó cũng là một lý do vì sao nhiều người gốc Việt, đặc biệt thuộc thế hệ đầu tiên của người tị nạn đến Mỹ sau chiến tranh, ủng hộ ông Trump. Một cuộc thăm dò của AAPI đưa ra hồi tháng 9/2021 cho thấy người Mỹ gốc Việt là nhóm duy nhất trong cộng đồng gốc châu Á ở Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump nhiều hơn so với cựu Tổng thống Biden – 48% cho ứng viên đảng Cộng Hoà và 36% cho ứng viên đảng Dân Chủ. Tỷ lệ này bắt đầu thay đổi với thế hệ thứ hai.

Cuộc chiến quan điểm: Theo dân biểu gốc Việt Mỹ Linh, sự xung đột đang làm chia rẽ một số gia đình trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt là “một thế giới thu nhỏ của một bức tranh rộng lớn hơn” của nước Mỹ. Giữa bối cảnh này, một số người gốc Việt trong những ngày qua đã lên tiếng trên mạng xã hội kêu gọi cộng đồng của mình bỏ qua những khác biệt về quan điểm chính trị để đoàn kết trở lại.

Theo dân biểu Mỹ Linh và bà Tina, điều quan trọng để giải quyết những xung đột này là tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ cảm nhận của mỗi người để hiểu nhau hơn dù đó là trong gia đình, hay với bạn bè và đồng nghiệp.

Ca sỹ Như Loan là một trong hàng chục triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm cho kỳ bầu cử tổng thống lần này. Cô cho biết rằng cô đã bỏ phiếu vì sự công bằng, nhân đạo, cho phụ nữ quyền được lựa chọn, và cho hy vọng. “Tôi bỏ phiếu cho những điều mà tôi tin tưởng”, cô viết trong một đăng tải trên trang Facebook cá nhân. “Tôi hy vọng rằng thậm chí nếu bạn không cùng quan điểm với tôi thì vẫn tôn trọng nó. Tôi cũng sẽ làm như vậy với bạn. Dù quan điểm của bạn là gì, hãy để tiếng nói của bạn được lắng nghe”.

“Nếu ai cũng đưa ra ý kiến của mình trong cách tôn trọng người khác thì sự chia rẽ sẽ không bị lớn quá”, bà Tina nói. “Bởi cuối cùng thì các mối quan hệ giữa gia đình và bạn bè vẫn quan trọng hơn mối quan hệ với những người chính trị gia mà họ không biết mình là ai.” Dân biểu Thái Mỹ Linh thì “hy vọng rằng sau cuộc bầu cử này, khi những cảm xúc không còn dâng cao thì cộng đồng người Mỹ gốc Việt có thể ngồi lại với nhau và có những cuộc hội thoại sâu sắc và đầy tình yêu thương”.

ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ CỘNG HÒA TẠI HOA KỲ

Sự khác nhau căn bản giữa đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ trong chính trị Mỹ là như thế nào, đặc biệt là trong các vấn đề đối nội của chính nước Mỹ? Khi nói đến bầu cử Tổng thống Mỹ, người ta thường nghĩ ngay đến sự ganh đua của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Hay nói cách khác, bầu cử Mỹ không chỉ là chọn ra vị Tổng thống kế nhiệm mà còn là thời khắc quyết định đảng nào sẽ cầm quyền trong 4 năm tiếp theo. Vậy sự khác nhau căn bản giữa đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ trong chính trị Mỹ là như thế nào, đặc biệt là trong các vấn đề đối nội và đối ngoại của chính nước Mỹ? Hiến pháp Mỹ không nói gì đến các đảng phái chính trị nhưng cùng với thời gian, trên thực tế ở Mỹ đã phát triển một hệ thống hai đảng, đó là đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa.

Vừa học tiếng Anh vừa học chính trị - So sánh chính sách Đảng Dân chủ và  Đảng Cộng hòa Mỹ | TraderViet

Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ của Hoa Kỳ

Bên cạnh hai đảng này còn có các đảng khác, trong đó có cả đảng Tự do (Libertarian Party) với  Tự do chủ nghĩa, đảng Xanh Hoa Kỳ (Green Party USA) với Chủ nghĩa tiến bộ & Chính trị vì môi trường, đảng Hiến Pháp (Constitution Party), đảng Cộng Sản và đảng Xã hội. Các đảng thiểu số đôi khi cũng giành được các chức vụ trong chính quyền cấp dưới, nhưng các đảng này không có vai trò lớn trong nền chính trị quốc gia. Đã từ lâu, các đảng thứ ba này chỉ giữ vai trò mờ nhạt trong các cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, và thỉnh thoảng vẫn xuất hiện nhưng hầu như không bao giờ có cơ hội thực sự để làm chủ Nhà Trắng. Họ cũng hiếm khi cạnh tranh được một ghế tại Quốc Hội, nơi mà kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu như không có quá 2 trong tổng số 535 nghị sỉ và dân biểu không phải đảng viên Cộng Hòa hoặc Dân Chủ.

Theo tờ Washington Post, kể từ năm 1852 đến nay, cuộc đua vào Nhà Trắng luôn chứng kiến một ứng cử viên của đảng Cộng Hòa hoặc đảng Dân Chủ cán đích ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất đó là vào năm 1912, ông Theodore Roosevelt, một cựu tổng thống được yêu mến của đảng Cộng Hòa, đã tranh cử với tư cách ứng viên của “đảng thứ ba”. Và ông đã về đích thứ hai, sau khi thất bại trước ông Woodrow Wilson. Cho dù đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ luôn ở vị thế đối lập, nhưng trên thực tế hai đảng này lại có chung nguồn gốc.

Ban đầu, đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, đó là đảng Dân Chủ – Cộng Hòa (Democratic – Republican Party), thành lập năm 1792 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Đảng Dân Chủ – Cộng Hòa khi đó ra đời nhằm đối trọng với đảng Liên bang (Federalist Party), vốn lớn mạnh nhất ở Mỹ thời bấy giờ. Đảng Dân Chủ – Cộng Hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang và việc diễn giải Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình. Trong khi đó, đảng Liên bang, gồm những quý tộc giàu có, chủ yếu đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang. Nhờ hoạt động phản đối mạnh mẽ chế độ quân chủ có thể hình thành ở Mỹ như là Anh, đảng Dân Chủ – Cộng Hòa đã nhận được sự ủng hộ ngày một tăng của giới công nhân và nông dân. Và dấu mốc quan trọng nhất là Thomas Jefferson của đảng Dân Chủ – Cộng Hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1801.

Sau Chiến tranh Mỹ – Anh vào 1812, đảng Liên bang mất dần sự ủng hộ và tan rã. Điều này khiến đảng Dân Chủ – Cộng Hòa không còn đối thủ, dẫn đến tổ chức ngày càng lỏng lẻo, chia bè kéo cánh ở giai đoạn 1815 – 1832. Năm 1828, đảng Dân Chủ – Cộng Hòa tách thành đảng Dân chủ hiện đại và một đảng chính trị khác là đảng Whig.

Đảng Dân Chủ (Democratic Party): Đảng Dân chủ hiện nay do Andrew Jackson và những người ủng hộ ông thành lập vào năm 1828. Ông là Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 1829 – 1837 và đến nay người Mỹ coi Andrew Jackson là Tổng thống Dân chủ đầu tiên của Mỹ. Dưới sự dẫn dắt tài ba của Tổng thống Andrew Jackson, và sau đó là Martin Van Buren, một cộng sự đắc lực của Tổng thống Andrew Jackson, đảng Dân chủ đã phát triển rộng và có cơ quan, tổ chức vững vàng tại các bang.

Đảng Dân chủ chính thức giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ

Toàn cảnh phiên họp lưỡng viện Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Đặc biệt từ khi Franklin Delano Roosevelt (người thuộc đảng Dân Chủ giữ trọng trách Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 1933-1945, đưa đất nước ra khỏi cuộc Đại khủng hoảng và lãnh đạo đất nước trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho đảng Dân Chủ. Kể từ đó, đảng Dân Chủ nổi lên và giành được sự ủng hộ của người Mỹ gốc Phi với quan điểm bình đẳng về chủng tộc. Biểu tượng của đảng Dân Chủ là hình ảnh chú Lừa (nên đảng này còn được gọi là đảng Con Lừa) và màu biểu trưng là màu Xanh. Lập trường của đảng Dân Chủ được xem là có khuynh hướng tự do (kể từ thập niên 30 của thế kỷ XX) và ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội.

Đảng Dân Chủ có chủ trương loại bỏ các ràng buộc về giá trị truyền thống lâu đời, loại bỏ những quy ước về đạo đức, thúc đẩy tự do cá nhân. Đảng Dân Chủ muốn chính phủ can thiệp vào nền kinh tế, họ có chủ trương đánh thuế cao đối với những người có thu nhập cao, cũng như thúc đẩy phúc lợi xã hội. Đảng Dân Chủ cũng ủng hộ hôn nhân đồng tính, ủng hộ nạo phá thai, ủng hộ việc thắt chặt sở hữu súng, chính sách nhập cư thông thoáng. Với ý thức hệ là thúc đẩy tự do cá nhân theo bản năng, ủng hộ nhập cư, ủng hộ phúc lợi xã hội nên đảng Dân Chủ nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng người đồng tính, đa phần cộng đồng người Mỹ gốc Phi, người Mỹ nhập cư gốc La tinh (Latinos). Các tiểu bang phía bờ Tây và bờ Đông Bắc nước Mỹ là vùng có tỷ lệ cử tri ủng hộ đảng Dân Chủ mạnh nhất. Điều cần để ý đây là những tiểu bang giàu nhất nước Mỹ. Trong lịch sử nước Mỹ, đã có 15 Tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân Chủ. Tổng thống đầu tiên là Andrew Jackson, nắm quyền từ 1829 – 1837. Tổng thống hiện tại của đảng Dân Chủ là ông Joe Biden, đánh bật ông Donald Trump năm 2021, trở thành Tổng Thống thứ 46 của Hoa Kỳ.

Đảng Cộng Hòa (Republican Party): Đảng Cộng Hòa (Republican Party, còn thường được gọi là GOP, viết tắt của “Grand Old Party”) là một trong hai đảng chính trị lớn nhất của Mỹ. Đảng Cộng Hòa được thành lập năm 1854 do một nhóm các cựu thành viên của đảng Whig với tôn chỉ phản đối chế độ chiếm hữu nô lệ và có xu hướng hiện đại hóa nước Mỹ. Thời kỳ đầu, cơ quan đảng Cộng Hòa đóng tại phía Đông Bắc và miền Trung Tây nước Mỹ; nhưng trong những năm gần đây, cơ quan của Đảng đã di chuyển về miền Tây và miền Nam đất nước. Hình tượng tiêu biểu của đảng Cộng Hòa là Abraham Lincoln, người đứng đầu liên minh miền Bắc chống lại chế độ chiếm hữu nô lệ ở miền Nam nước Mỹ và là Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 1861-1865. Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con Voi (nên đảng này còn được gọi là đảng Con Voi) và màu biểu trưng là màu Đỏ.

Trong giai đoạn gần đây, đảng Cộng Hòa được xem là bảo thủ hơn về mặt xã hội và tự do hơn về mặt kinh tế (trong sự so sánh với đảng Dân Chủ). Trải qua nhiều tư tưởng chính trị từ lúc thành lập đến nay, nhìn chung tư tưởng chính trị của đảng Cộng Hòa có xu hướng truyền thống, bảo thủ, xoay quanh việc gìn giữ và duy trì các giá trị truyền thống. Trong điều hành họ có chủ trương chính phủ nhỏ (small government) – tức là tối thiểu hóa việc can thiệp hay thành lập các cơ quan của chính phủ để điều hành. Họ ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do, hạn chế tối thiểu sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, thắt chặt nhập cư bất hợp pháp, ủng hộ quyền được sống của thai nhi (pro-life) và chống nạo phá thai, chống hôn nhân đồng tính, chống việc kiểm soát súng đạn. Do có xu hướng truyền thống nên đa số những người theo đức tin thường ủng hộ đảng Cộng hòa. Các bang phía Nam thường có truyền thống ủng hộ đảng Cộng Hòa.

Hiện có 20 vị Tổng thống đến từ đảng Cộng Hòa, nổi bật nhất là Abraham Lincoln. Ông là người có công lớn trong việc xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ vào thế kỷ XIX. Ông làm Tổng thống từ năm 1861 đến khi bị ám sát vào năm 1865 khi đang trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai.

Tổng thống Cộng Hòa thứ 45 là ông Donald Trump. Có lẻ bà Clinton của đảng Dân Chủ quá tự tin, không ngờ đến sự can thiệp của Nga Sô nên chỉ thắng đa số phiếu phổ thông mà lại thua phiếu cử tri đoàn. Trong cuộc bầu cử Tổng thống vào cuối năm 2020, sau 4 năm rối loạn, ông Trump của đảng Cộng Hòa đã bị ông Joe Biden đánh bại. Đảng Dân Chủ hiện đang nắm quyền kiểm soát Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện. Tổng thống Biden lên làm Tổng thống trong một giai đoạn hết sức khó khăn cho quốc gia Hoa Kỳ từ đại dịch Covid-19 từ năm 2021 cho đến bây giờ vẫn còn tiếp diễn với mức độ thấp hơn đầu năm 2022. Cuộc chiến Nga Sô – Ukraine bắt đầu từ 24/2/2022 đang đẩy thế giới vào một cuộc đối đầu mới.

HỆ THỐNG SIÊU QUYỀN LỰC TẠI HOA KỲ

Nền chính trị Hoa Kỳ – qua 45 trào Tổng Thống – đều do một thế lực tư bản vô hình có tên gọi là “Hệ thống siêu quyền lực” phía sau, hoạch định chính sách và đường lối. Khi nói về “Hệ thống siêu quyền lực”, cần phải nhìn hệ thống này một cách tích cực chứ không xem như đây là một tập đoàn “tài phiệt”. Cần phải nhận biết rỏ ràng hệ thống này là một tập hợp những người giàu và những khối óc ưu việt nhất để phục vụ cho quốc gia Hoa Kỳ. Tổng Thống (Hành Pháp) hay Quốc hội (Lập pháp) chỉ là những cơ quan thi hành chính sách của siêu quyền lực vạch sẵn. Có nhiều người thuộc đủ mọi thành phần chánh khách, trí thức, bình dân hay hỏi nhau: Trung Tâm quyền lực Hoa kỳ ở đâu? Ai là người điều khiển: – Tổng Thống dân cử – Chủ Tịch Quốc hội hay Phán quyết của 9 Thẩm phán Tối cao Pháp viện? Mọi người đều mù mờ, như bị một làn khói hư hư thực thực che giấu, khó nhận ra được ai là người trách nhiệm điều khiển quyền lực Hoa Kỳ?  Đâu là cơ quan chính thức chỉ huy?  Chỉ nghe được những nhận xét chung chung: “Đó là tụi Tư Bản” hay trí thức hơn: “Một thế lực Tư Bản tài phiệt”.

Sử gia lỗi lạc nước Mỹ – ông Carrol Quigley nhận định thẳng thắn rằng: “Quả là một ý tưởng điên rồ, nếu cho rằng hai đảng đại diện cho những tư tưởng và chinh sách đối nghịch – một của cánh Hữu và một của cánh Tả.  Ý tưởng đó chỉ có thể chấp nhận với những tư tưởng gia hàn lâm và giáo điều mà thôi! Thay vì thế, hai đảng chỉ là Một. Cho nên người Mỹ có thể dùng lá phiếu để vứt bỏ những người đi sai đường trong 1 kỳ bầu cử, nhưng không đưa đến những chuyển quyền sâu sắc hay triệt để về chánh sách. Cựu Tổng thống Trump là một trường hợp điển hình. Ông ta đã để cho Nga Sô xâm nhập vào hệ thống bầu cử Hoa Kỳ, đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi quốc gia cũng như dùng các nhóm Thượng tôn da trắng để chi phối nền chính trị Hoa Kỳ. Những người hoạch định chính sách quốc gia đã thấy được điều này và đối với họ, tương lai của ông Trump sau một nhiệm kỳ xem như đã chấm dứt. Theo dòng lịch sử Hoa Kỳ – các sử gia, các nhà nghiên cứu chính trị hay các thành viên rời bỏ các tổ chức liên quan đến hệ thống siêu quyền lực, đều nhìn nhận rằng dù không hoàn toàn, đây là hệ thống tốt nhất để bảo vệ vị thế siêu cường số 1 của Hoa Kỳ.

Hệ thống siêu quyền lực Hoa Kỳ: Theo sử gia Carrol Quigley,  hệ thống này gồm có khoảng 400 nhà Đại Tư Bản, chủ nhân Ngân Hàng, chủ nhân các Công Ty đa quốc, những tập đoàn công ty lớn, những đại gia tỷ phú có một tài sản kếch xù trên thương trường v.v…   Tài sản của 400 nhà đại tư bàn nầy bằng tài sản của 155 triệu dân Mỹ gộp lại. Trong những thập niên trước, các tỷ phú đều nằm trong ngành dầu hỏa, ngân hàng và không ít có gốc gác Do Thái. Với sự tiến bộ của khoa học, những nhà tỷ phú mới lại nằm trong lãnh vực công nghệ cao, tạo nên một thế cân bằng tiến bộ hơn.

Đây là một tập đoàn tài phiệt mang tên: “Financial Oligarchy” nắm phần lớn những nguồn tài chánh và nhiều tài nguyên khác và có trong tay ảnh hưởng lẫn quyền kiểm soát qua sự cài đặt người vào các vị trí then chốt của 2 cánh: Cộng Hòa và Dân Chủ như là hai hệ phái của SIÊU QUYỀN LỰC duy nhứt. Vấn đề lựa chọn Tổng thống Cộng Hòa hay Dân Chủ còn tùy thuộc tình hình nước Mỹ và thế giới trong các giai đoạn khác nhau. Hai hệ phái nầy chỉ tranh luận những vấn đề nội bộ nhỏ nhặt, hình thức và cá nhân. Những chánh sách lớn về đối ngoại cũng như đối nội đều do hệ thống siêu quyền lực hoạch định. Thí dụ: Chiến lược xoay trục, đem 60% sức mạnh quân sự sang Châu Á – Thái Bình Dương là do quyết nghị của hội nghị siêu quyền lực “Illuminati Bilderberg họp năm 2009 tại đảo du lịch Vouliagmenti thuộc thành phố Athens Hy Lạp. Tổng Thống Barack Obama và Ngoại Trưởng Hillary Clinton được mời tham dự.

Top 10 điểm du lịch đẹp nhất Hy Lạp – Hafacen

Đảo du lịch Vouliagmenti thuộc thành phố Athens Hy Lạp – Nơi họp của các nhóm Siêu quyền lực

Hệ thống tài phiệt nầy tổ chức rất chặt chẽ, tinh vi và bí mật, tuyển dụng những tinh hoa của Hoa Kỳ và thế giới, để cài vào các cơ quan then chốt của chính quyền. Hệ thống nầy căn cứ trên 4 tổ chức sau đây:
1. The Council on Foreign Relations:  4,500 thành viên Hoa Kỳ và các nước trên thế giới.
2. The Trilateral Commission:  87 thành viên Hoa Kỳ và 337 thành viên thuộc các  khác.
3. The Bilderberg Club:  120 đến 140 khách – trong đó có đại diện 13 tổ chức siêu quyền lực và các chánh khách đầy quyền uy của các quốc gia trên thế  giới.
4. Các Foundation miễn thuế như Rockefeller foundation do David Rockefeller làm chủ tịch, Dale Carnegie foundation, Ford foundation v.v… Hằng năm, hệ thống nầy liên lạc với các Đại học nổi tiếng như Harvard, Yale, Princeton, MIT, tuyển dụng các tài năng xuất sắc tốt nghiệp các trường nầy, đài thọ cho học thêm 2 năm sau khi tốt nghiệp – sau đó tuyển dụng cho vào làm việc tại các công ty của 400 đại tư bản nầy. Sau một thời gian làm việc, các chủ nhân xem xét cẩn thận và tuyển chọn vào danh sách “The Council on Foreign Relations” hay “The Trilateral Commission” – dự bị nguồn nhân lực tinh hoa để cài vào các chức vụ then chốt trong guồng máy cai trị của các cơ quan Hành Pháp hay Lập pháp Hoa Kỳ cũng như thế giới. Chính các nhân vật được cài đặt nầy sẽ soạn thảo đường lối, chánh sách, chiến lược an ninh, chiếu theo nghị quyết của Hội nghị siêu quyền lực “Bilderberg” để trình lên Tổng Thống Hoa Kỳ duyệt y.

Chứng minh lịch sử: Trong lịch sử hiện đại, đã có những thí dụ rõ ràng:

  • 42% chức vụ ngoại giao hàng đầu trong chánh quyền Truman đều là thành viên của Hội đồng Tài Phiệt “The council on foreign Relations”.
  • 40% trong chánh quyền Eisenhower, 51 % trong chánh quyền Kennedy, 57% trong chánh quyền Johnson, đều là người của các tổ chức trên.
  • Hành Pháp Obama bổ dụng 11 thành viên của “The trilateral commission” vào những chức vụ then chốt trong vòng 10 ngày đầu đắc cử Tổng Thống.
  • Các nhân vật như Margaret Thatcher, Bill Clinton, Tony Blair đều là thành viên của “The Council on Foreign Relations”. Hội đồng tài phiệt nầy có ảnh hưởng lớn lao trong thế giới truyền thông. Những đại nhật báo như tờ New York Times, Time, Newsweek, Washington Post đều do các đại tài phiệt nắm giữ.

Hội nghị Bilderberg: Hằng năm, Hệ thống Siêu quyền lực Hoa Kỳ đều triệu tập một hội nghị. Tính đến nay có 63 lần họp tại các địa điểm khác nhau. Chỉ tính từ những năm gần đây với mục đích chứng minh hoạt động của Siêu quyền lực chi phối chính phủ Hoa Kỳ:

  • Năm 2008:  Họp tại khách sạn Chantilly – Washington) Hoa kỳ ngày 05 đến 08/6/2008. Thành viên cuộc họp: Đại diện 13 hệ phái siêu quyền lực thế giới và các nhà đại Tư Bản lớn, các chánh khách quan trọng đầy quyền lực trên thế giới. TNS Barack Obama được chọn mời tham dự trước ngày tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ và được giới thiệu nói chuyện trước 200,000 người tại một sân vận động Đức. Ông được hoan hô nhiệt liệt ngày 24/7/2008 và TNS da đen Barack Obama đắc cử Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ.
  • Năm 2009:  Hội nghị siêu quyền lực Illuminati Bilderberg họp tại đảo du lịch Vouliagmenti thuộc thành phố Athens của Hy Lạp. Tổng Thống Barack Obama và Ngoại Trưởng Hillary Clinton được mời tham dự. Hội nghị quyết nghị đề xuất chiến lược xoay trục sang Châu Á /TBD, đưa 60% sức mạnh quân sự Mỹ sang Á Châu.
  • Năm 2014:  Hội nghị Illuminati Bilderberg họp ngày 5 và 6/6/2014 tại Watford Anh Quốc. Hội nghị siêu quyền lực nầy được thành lập ngày 29 đến 31/5/1954 tại khách sạn Bilderberg Hoà Lan, gồm 120 đến 150 người gồm 2/3 từ Âu Châu, 1/3 từ Mỹ và Châu Mỹ Latin. Khoảng 100 người là những đại tư bản trong các hệ thống siêu quyền lực, 50 người là các chánh khách lãnh đạo chánh phủ. Tổ chức nầy bảo mật, không công bố các quyết nghị của Hội Nghị. Sau hội nghị, Nhật Bản sửa lại Hiến Pháp, thay đổi điều 9, cho phép Nhật đem quân ra ngoài và liên minh với các quốc gia khác trong mục đích TỰ VỆ và vấn đề chia nhỏ Trung Quốc thành 5 quốc gia nhỏ để tránh hậu quả cho thế giới. Hội nghị Bilderberg 2014 đã làm thay đổi trật tự tại Á Châu/TBD.
  • Năm 2015:  Tổ chức siêu quyền lực Bilderberg họp tại đại khách sạn Interralpen- Hotel Tysol trên vùng núi gần thành phố Telfs – Austria. Hội nghị Bilderberg gồm có 13 hệ phái siêu quyền lực tại Hoa Kỳ, Châu Âu và châu Mỹ Latin và các chủ Ngân Hàng, chủ các Tập đoàn tài phiệt, các nhà chánh trị cao cấp nhứt đang lãnh đạo các Quốc Gia trên thế giới. Đặc biệt có Bộ Trưởng Quốc Phòng Đức: Ông Ursula van der Leyen; Tổng thư ký NATO: Ông Jeans Stolberg; Tổng chưởng Lý Anh Quốc: Ông George Orsbone; nguyên Chủ Tịch uỷ hội Châu Âu: Ông José Manuel Barroso; cựu Tổng Thống Hoa Kỳ G.W. Bush và nhiều nhân vật lãnh đạo.
https://daihocsuphamsaigon.org/images/photos/ds1.jpg

Đại khách sạn Interralpen – Hotel Tysol tại Austria, Âu Châu – xây kiểu hình tổ chim đại bàng.

Hội nghị họp từ ngày 11/6/2015 đến hết ngày 14/6/2015 thảo luận những vấn đề khẩn cấp phải giải quyết. Hội nghị Bilderberg 2015 còn có một mục quan trọng cần thảo luận: Ai sẽ là Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 45 của Hoa Kỳ? Hội nghị còn giữ bí mật nhưng tất cả thành viên đều đồng ý rằng: Phải có một vị Tổng Tư Lệnh để điều hành nghị quyết mọi vấn đề thảo luận. Vị Tổng Tư Lệnh đó phải là Tổng Thống Hoa kỳ. Trong 140 nhân vật dự hội, người ta đã thấy có người đại diện cho bà Hillary Chinton.  Chỉ biết đến thế, không còn biết thêm gì nữa. Nghị trình thảo luận tại hội nghị Bilderberg – 2015 gồm các vấn đề cực kỳ nghiêm trọng sau đây:

  • Artificial Intelligence (Thông minh nhân tạo)
  • Cyber security (An ninh Mạng)
  • Chemical weapons Threats (Sự đe dọa vũ khí hóa học)
  • Globalisation (Toàn cầu hóa)
  • Terrorism IS
  • Iran, Bắc Triều Tiên.
  • Middle – East
  • US Election (Bầu cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ)
  • NATO , Ukraine, Nga.

Không thấy Trung Quốc và Biển Đông trong chương trình nghị sự nầy.  Có lẽ, vấn đề Trung Quốc đã có đề cập trong hội nghị siêu quyền lực 2014 – trong đó Nhật Bản bỏ điều 9 Hiến Pháp và Trung Quốc cần được xẻ ra làm 5 quốc gia nhỏ để đảm bảo an ninh cho thế giới. Làm thế nào để xẻ Trung Quốc thành 5 quốc gia thì không thấy nói ra.

Danh sách 44 đời Tổng Thống Hoa Kỳ đã ghi rõ 41 Tổng Thống do Free Mason hay Illuminati Bilderberg chọn, tài trợ và vận động các cuộc bầu cử Tổng Thống. Chỉ có 2 vị là Ông Abraham Lincoln (1861-1865) và T.T Kennedy (1961 – 1963) là không thuộc hệ thống siêu quyền lực. Cả 2 đều bị ám sát chết.

SUPER PAC VÀ CHÍNH TRỊ HOA KỲ

Tiền bạc chi phối rất lớn một cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ. Trong cuộc chơi tốn kém này, có một cách để các đại phú hào nhúng tay làm thay đổi kết quả: thông qua các Siêu Ủy ban Hành động Chính trị, hay các siêu PAC. Trước khi tồn tại siêu PAC, từ năm 1944 Mỹ chỉ có các Ủy ban Hành động Chính trị (Political Action Committee – viết tắt là PAC). Đây là một loại tổ chức cho phép các thành viên góp tiền để gây ảnh hưởng chính trị, chủ yếu là để ủng hộ hay phản đối một ứng viên bầu cử. Tuy nhiên, các PAC có giới hạn nên không hoạt động như ý muốn. Vào năm 2010, các tòa án liên bang Mỹ trong hai vụ Citizens United v. Federal Election Commission và Speechnow.org v. Federal Election Commission đã thay đổi cuộc chơi. Tòa án quyết định rằng các tập đoàn và công đoàn cũng có quyền tự do ngôn luận như cá nhân, và phải được phép sử dụng tiền bạc để tham gia vào các cuộc thảo luận chính trị quốc gia. 

Từ đó, một định chế mới là Super PAC (hay siêu PAC) ra đời, cho phép quyên góp số tiền không giới hạn từ các cá nhân, công ty, tập đoàn, công đoàn hoặc bất kỳ tổ chức nào. Siêu PAC cũng có thể chi tiền không giới hạn để ủng hộ hoặc phản đối một ứng viên. Hạn chế duy nhất của siêu PAC là không được trực tiếp gửi tiền và cộng tác với các ứng viên trong cuộc bầu cử. Tất nhiên, các tổ chức liên quan đến bầu cử Mỹ không được nhận quyên góp từ nước ngoài. Để so sánh, theo luật của Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC), mỗi cá nhân chỉ được quyên góp trực tiếp 2,800 USD cho một chiến dịch tranh cử. Việc siêu PAC được gỡ bỏ mọi rào cản về tài chính làm nảy sinh vô số chỉ trích rằng việc này đã tháo lồng cho tiền bạc thao túng bầu cử. 

Tính đến ngày 14/10/2020, có 2,152 tổ chức đăng ký với FEC làm siêu PAC. Tổng số tiền gây quỹ đã báo cáo là hơn 1.45 tỷ USD, và tổng số đã chi trong cuộc bầu cử năm nay là 1.17 tỷ USD. Để so sánh, tính đến 20/9/2020, số tiền mà chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng Hòa quyên được 1.33 tỷ USD, đã chi 1.13 tỷ USD. Chiến dịch của cựu Phó Tổng thống Joe Biden và đảng Dân Chủ quyên được 990 triệu USD, đã chi 737 triệu USD. Vậy số tiền mà các siêu PAC chi ra với mục đích gây ảnh hưởng bầu cử năm nay còn lớn hơn số tiền của cả hai ứng viên tổng thống. 

Doanh nhân Richard Uihlein đứng đầu danh sách các nhà tài trợ cho siêu PAC khi đóng góp tới 56 triệu USD cho các tổ chức bảo thủ trong kỳ bầu cử năm nay. Đứng số hai là Thomas Steyer với hơn 54 triệu USD cho các siêu PAC của phe cấp tiến. Các nhà tài trợ này có một thái độ chính trị rõ ràng khi gửi séc cho các siêu PAC, bởi tất cả đều chỉ chi tất tay cho các tổ chức có quan điểm bảo thủ hoặc cấp tiến, không ai chia tiền của mình ra để ủng hộ ứng viên của cả hai phe. Top 100 nhà tài trợ của các siêu PAC đóng góp tới 70% tổng số ngân quỹ. Trong khi đó, top 1% các nhà tài trợ (gồm 4.219 cả cá nhân và tổ chức) đóng góp tới 96.3% ngân sách của toàn bộ các siêu PAC trên khắp nước Mỹ. Kể từ năm 2012, số tiền các siêu PAC chi trong mỗi kỳ bầu cử lại tăng lên chóng mặt. Số tiền chi cho năm bầu cử 2016 của các siêu PAC là 1.1 tỷ, và chi cho năm 2020 tính đến ngày 14/10 đã lên tới xấp xỉ 1.2 tỷ USD. 

Siêu PAC được xem là người anh em song sinh xấu tính của chiến dịch tranh cử trực tiếp, đứng ở sau cánh gà và sẵn sàng làm những trò không đẹp để người anh em của mình giành lấy vinh quang chiến thắng. Hoạt động chính của các siêu PAC bị cáo buộc là chi tiền quảng cáo, tổ chức sự kiện và phát tờ rơi để bêu xấu ứng viên khác. Năm 2012, trong cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên sau khi siêu PAC ra đời, hàng triệu USD đã được đổ vào để đả phá hình ảnh của các chính trị gia đối nghịch. Mark McKinnon, nhà tư vấn truyền thông cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống George W. Bush và Thượng nghị sĩ John McCain nhận xét: “Tôi nghĩ rằng các siêu PAC đã tạo ra một hệ thống đồng quy vu tận. Cho dù ai thắng thì họ đều bị nói xấu tơi tả đến mức khó mà lãnh đạo hiệu quả được”. Ngay trong cuộc bầu cử năm nay, ngay cả khi ông Joe Biden cam kết sẽ ngừng phát các quảng cáo tiêu cực nhắm vào Tổng thống Trump sau khi ông Trump bị nhiễm COVID-19, thì các siêu PAC “độc lập” vẫn không im tiếng. 

Tờ New York Post kêu gọi Trump hãy „ngưng sự điên rồ“ và chấp nhận thất cử  | CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO MÜNCHEN BAYERN e.V.

Ảnh bìa một quảng cáo chống TT Trump của New York Post

Priorities USA đăng video quảng cáo chỉ trích tổng thống Trump đã nói giảm nói tránh đại dịch và nói dối hơn 20,000 lần khi làm tổng thống. Mặc kệ việc ông Trump phải vào viện điều trị, American Bridge 21 Century và thậm chí cả Lincoln Project – một siêu PAC của những người Cộng Hòa phản đối Trump – nói rằng họ còn lâu mới bỏ qua cơ hội này. Thế nên chẳng lạ gì mà khá nhiều ứng viên chính trị lẫn các tập đoàn không muốn bị gắn với các hoạt động của siêu PAC. Cựu Tổng thống Trump vẫn úp mở về cuộc bầu cử 2024 nhưng trong thâm tâm, ộng ấy cũng hiểu tương lai chính trị của ông đã chấm dứt. Có nhiều hồ sơ cá nhân bất lợi cho ông Trump mà người ta vẫn giữ kín, hy vọng không phải dùng đến.

Tiền đen: Tuy luật quy định các siêu PAC phải tiết lộ nhà tài trợ, vẫn có “các chiêu” để giữ bí mật danh tính những người này trước công chúng. Các thủ thuật này bao gồm lập công ty vỏ bọc hoặc chuyển tiền vòng qua một tổ chức phi lợi nhuận. Theo luật thì tổ chức phi lợi nhuận không phải công bố thông tin về các nhà tài trợ cho mình. Ngoài ra, còn có cách tinh vi hơn là vay tiền ngân hàng để chi tiêu, sau đó đợi hết bầu cử thì một đại gia đã hứa hẹn trước sẽ tài trợ cho siêu PAC đó sẽ trả lại khoản tiền đã vay. 

Những khoản tiền được bơm vào các chiến dịch chính trị mà không hoặc chưa được tiết lộ người tài trợ được gọi là tiền đen (dark money). 

Đây cũng là lý do vì sao nhiều tập đoàn lớn tránh bị dính líu vào các siêu PAC. Họ sợ uy tín bị tổn hại khi cái tên gắn với các chiến dịch tiêu cực và bôi nhọ. Một vấn đề khác là tính trung lập của các siêu PAC này với các ứng viên mà họ ủng hộ là rất khó đánh giá. Năm 2012, Tổng thống Barack Obama, đi ngược lại các tuyên bố chống siêu PAC của mình, đã đồng ý tham gia vào một sự kiện gây quỹ của Priorities USA Action, một siêu PAC “độc lập” ủng hộ ông tái cử. Vài ngày sau, Mitt Romney, người cũng từng gọi siêu PAC là “thảm họa”, cũng bắt chước Obama và phát biểu tại sự kiện gây quỹ của một siêu PAC khác là Restore Our Future. 

Trong cuộc bầu cử năm 2012, siêu PAC đã đóng một vai trò lớn trong cuộc bầu cử tổng thống khi chi tiêu tổng cộng 610 triệu USD. Trong kỳ bầu cử sơ bộ năm đó, các siêu PAC này còn chi nhiều tiền hơn tất cả các chiến dịch tranh cử trực tiếp của các ứng viên Đảng Cộng hòa. Cụ thể, siêu PAC Restore Our Future – ủng hộ Mitt Romney, đã chi 40 triệu USD, còn Winning Our Future (siêu PAC ủng hộ Newt Gingrich) chi 16 triệu USD. 

Công luận Mỹ nhìn nhận thế nào về siêu PAC? Nhìn chung, đa số người Mỹ không hài lòng khi chứng kiến một số ít những đại gia nhiều tiền có quyền lực chi phối một cuộc bầu cử dân chủ. Trong cuộc khảo sát toàn quốc năm 2012 của Trung Tâm Công lý Brennan, một phần tư người Mỹ (26%) nói rằng họ cảm thấy ngại đi bỏ phiếu hơn bởi vì lo ngại các ứng viên sẽ phải chiều theo lợi ích của những nhà tài trợ siêu PAC hơn là vì lợi ích của công chúng. 69% nói rằng siêu PAC sẽ dẫn đến tham nhũng, 73% tin rằng chính phủ nên đặt giới hạn tài chính cho các siêu PAC. Trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, CNN có bài viết: “Siêu PAC, thảm họa của nền dân chủ.” Tác giả Fred Wertheimer lập luận rằng, “siêu PAC là một cuộc chơi của các triệu phú và tỷ phú. Đây là trò chơi lợi ích của các tập đoàn và những đại phú hào, trong khi thường dân bị đẩy ra bên lề để chứng kiến sự tha hóa của nền dân chủ của chúng ta.” Tiêu chuẩn độc lập của các siêu PAC cũng thường xuyên bị “luồn lách”. Trong cuộc bầu cử năm 2012, tất cả các chiến dịch tranh cử lớn đều có một siêu PAC được tạo ra và quản lý bởi những người thân cận của ứng viên tranh cử. Một cuộc khảo sát của Washington Post thực hiện cũng cho kết quả tương tự. 69% người được hỏi nói rằng cần cấm các siêu PAC. Chỉ có 25% nói các tổ chức này là hợp lệ. Tờ báo lên án cả những ứng viên của hai đảng, vì chỉ nói mồm đòi cải tổ hệ thống tài chính bầu cử, nhưng khi tiền đặt trên bàn thì ai cũng lấy. 

Thế nhưng … nói đi cũng phải nói lại: Đúng là siêu PAC gây tranh cãi. Đúng là nó bị ghét vì mở cửa cho các ông lớn thao túng và mập mờ giữa tiền trắng tiền đen. Nhưng siêu PAC cũng là minh chứng rõ ràng cho việc nước Mỹ tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến và tham gia vào công việc chính trị quốc gia như thế nào. Những người ủng hộ siêu PAC chỉ ra rằng các tổ chức này không hạn chế mà còn làm phong phú thêm các cuộc thảo luận quốc gia trong các kỳ bầu cử quan trọng. Siêu PAC làm tăng tính cạnh tranh của các cuộc đua tranh cử và làm cho nó công bằng hơn. Chẳng hạn năm 2010, các ứng viên và Ủy ban Quốc gia đảng Dân Chủ chi nhiều hơn đảng Cộng Hòa khoảng 200 triệu USD cho bầu cử. Các siêu PAC đã giúp thu hẹp khoảng cách này tới gần 100 triệu USD. Cạnh tranh trong chính trị là việc tốt, mặc dù những chính trị gia đang yên vị không thích. Các siêu PAC lại thường ủng hộ đối thủ của các chính trị gia này, giúp cân đối lại cán cân quyền lực của người đang tại nhiệm. Ví dụ, vào năm 2010, Hạ nghị sĩ Peter Defazio, đại diện cho bang Oregon, đã cật lực lên án những siêu PAC chi tới 500.000 USD tiền quảng cáo chống lại ông. Dù vậy, bản thân ông cũng chi tiền vận động lớn hơn nhiều đối thủ của mình và thắng cử. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong nhiều năm Defazio phải vất vả đi vận động để giành lại sự ủng hộ của cử tri trong khu vực bầu cử của mình. Cạnh tranh là tốt. 

Các siêu PAC cũng làm tăng chi tiêu chính trị. Cho dù có người phàn nàn rằng đây là việc dùng tiền thao túng bầu cử, nó giúp cho cử tri hiểu biết nhiều hơn về đối tượng tranh cử lẫn các vấn đề của họ. Và hơn thế, sự tồn tại của siêu PAC đánh dấu chiến thắng cuối cùng của tự do ngôn luận. Ai có thể cấm người Mỹ bỏ tiền bạc, thời gian, công sức ra để khẳng định và truyền bá niềm tin chính trị của mình? Suy cho cùng, Mỹ vẫn là nước tự do và nếu không thích các super PAC thì các ông lớn vẫn có thể tự mở hầu bao để mua quảng cáo nhằm can thiệp bầu cử như ông Mike Bloomberg. Ông tỷ phú đã thất bại trong cuộc đua giành đề cử của đảng Dân Chủ năm nay, nhưng thề sẽ chi ít nhất 100 triệu USD ở bang chiến địa Florida để cản phá Donald Trump.

CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, phải trở ngược lại giai đoạn sau Đệ Nhị Thế Chiến, nếu Hoa Kỳ can thiệp không để cho Pháp trở lại Việt Nam thì nước này đã trở thành một quốc gia độc lập và có thể chiến tranh Việt Nam sẽ không xẩy ra.

Hoa Kỳ để cho Nga Sô và Trung Quốc phát triển rồi sau này trở thành đối địch với mình. Đã có nhiều nguồn tài liệu được giải mật chứng minh trong quá khứ hệ thống tư bản nầy đã từng yểm trợ cho cuộc Cách Mạng vô sản tại Nga và đã tài trợ cho Liên Sô.  Quỹ Dự Trử Liên Bang Hoa Kỳ đã cho Liên Bang Xô Viết vay 200 triệu Mỹ Kim khi chúng mới lên cầm quyền. Tổng Thống Harry Truman nhường quyền kiểm soát Đông Âu và Trung Hoa cho Cộng Sản.  Ở mặt trận Châu Á/TBD – khi tướng Mc Arthur nói với một vị dân biểu rằng: Ông không được chiến thắng trong cuộc chiến Triều Tiên thì TT Truman cách chức ông. Chánh quyền Truman đã phản bội người Trung Hoa Quốc Gia để đưa Mao Trạch Đông lên cầm quyền ở Hoa Lục (Stanley Monteith – Brotherhood Darness). Nhiều người nói đùa rằng chiến lược của nước Mỹ như những phim cao bồi. Hoa Kỳ luôn luôn đóng vai Good Guy và phải tạo một số Bad Guys để có chuyện phim. Nga Sô, Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên v.v.. đều sẵn sàng đóng các vai này với hy vọng có ngày lật ngược thế cờ.

Cho đến thập niên 1950, 1960, sự thịnh vượng của quốc gia Hoa Kỳ nằm trong kỷ nghệ vũ khí. Cứ mổi 10 năm, Hoa Kỳ lại tạo ra các điểm nóng trên thế giới, tiêu thụ vũ khí củ để chế tạo vũ khí mới. Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam rồi rút ra cũng vì quyền lợi của mình.

Khi cần thay đổi một chánh sách, giới báo chí truyền thông được bơm tiền, tung tin thổi phòng lên như phong trào phản chiến chống chiến tranh VN,  khai thác những bức ảnh gây sốc như ảnh bé Kim Phúc, ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan xử tội tên Việt Cộng đã tàn sát gia đình một viên chức Cảnh sát VNCH v.v… Truyền thông Mỹ do những chủ nhân người Do Thái nắm quyền lực truyền thông bao trùm cả nước Mỹ, đủ sức tạo ảnh hưởng trong quần chúng, điển hình là trường hợp Việt Nam: Chính  thế lực tài phiệt truyền thông Do Thái trong chính quyền Nixon, mở chiến dịch xuyên tạc chính nghĩa của VNCH, thổi  bùng ngọn gió bão phản chiến dữ dội, châm ngọn lửa biểu tình long trời lỡ đất, áp lực chính quyền Johnson, Nixon phải thay đổi chánh sách.

Năm 1967, tướng độc nhãn Moshe Dayan của Do Thái được mời sang thăm viếng miền Nam và ông đã nói thẳng rằng Hoa Kỳ chẳng có cơ hội thắng trong cuộc chiến Việt Nam, thà rằng rút lui, chấm dứt cuộc chiến để sau này trở lại trong hòa bình, giúp Việt Nam phát triển kinh tế, đánh bật ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Đầu thập niên 1970 có khoảng 100,000 người Việt sống ngoài Việt Nam, chủ yếu tập trung tại các nước láng giềng (Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, v.v.) và Pháp. Con số này tăng vọt sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 và số quốc gia có người Việt định cư cũng tăng theo; họ ra đi theo đợt di tản tháng 4 năm 1975, theo các đợt thuyền nhân và theo Chương trình Ra đi có Trật tự. Đầu thập niên 1990 với sự sụp đổ của khối Đông Âu và Liên Xô, những người do nhà nước Việt Nam cử đi học tập, lao động không trở về nước đã góp phần vào khối người Việt định cư tại Đông Âu. Như vậy, ngoài Việt Nam hiện nay có hơn 5 triệu người Việt sinh sống trên hơn 130 quốc gia ở năm châu lục, trong đó có khoảng 2 triệu người sống tại Hoa Kỳ. Dù rằng phải trả giá rất đắt, có được 5 triệu người tại các nước giàu mạnh nhất thế giới không phải tự nhiên mà có. Câu chuyện của Tiến sĩ Philipp Rösler, từ một cậu bé mồ côi ở Sóc Trăng đã trở thành Phó Thủ tướng Đức ở tuổi 38 đã là nguồn cảm hứng cho mọi người Việt.

KẾT LUẬN

Nhìn vào sự phân phối dân cư Hoa Kỳ thì các tiểu bang giàu ở miền Tây và Đông Bắc. GDP của California là 2.1 tỷ USD với 39.5 triệu dân. Texas với GDP 1.5 tỷ và 29.1 triệu dân. New York với GDP 1.2 tỷ và 19.5 triệu dân. California, New York theo Dân Chủ trong khi Texas theo Cộng Hòa. Các tiểu bang miền Trung Tây và miền Nam tương đối nghèo, là đảng viên Cộng Hòa. Thật sự, với tư cách của một công dân Hoa Kỳ trung dung, tác giả muốn thấy một nước Hoa Kỳ có 3 đảng. Đảng chính gồm những người trung dung của 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Hai đảng thiểu số gồm những người bảo thủ Cộng Hòa và cấp tiến Dân Chủ. Có lẻ là những người mới thế hệ đầu đến Hoa Kỳ mà cũng là người Á Châu nên có những khúc mắc mình chưa hiểu được nên những người lập quốc Hoa Kỳ mới thiết lập hệ thống siêu quyền lực để ấn định những vấn để tối thượng cho quốc gia. Hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ chỉ lo những chuyện nhỏ nhặt. Bài viết này chỉ đi sâu đôi chút vào hệ thống chính trị Hoa Kỳ còn có đồng ý hay không là quan điểm của mổi người. Gia nhập đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ là quyền cá nhân nhưng quan trọng nhất là phải phục vụ cho quốc gia Hoa Kỳ. Gia nhập vào một đảng để thành quá khích, không cố gắng tìm thấy lẻ phải thì cũng trở thành một phần lạc lỏng trong nhóm thượng đỉnh da trắng dù rằng mình là da vàng mủi tẹt. Nói cho cùng thì thế hệ thứ nhất của người Mỹ gốc Việt đã trên 70. Đã đến lúc yên phận tuổi già để cho các thế hệ tiếp nối đóng góp vào quốc gia Hoa Kỳ và trở thành nhịp cầu cho 2 dân tộc Mỹ – Việt.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Hiểu rỏ đảng Dân Chủ – Cộng Hoà của Hoa Kỳ” trên You Tube.
  2. Bài viết “Những điểm khác biệt giữa đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa” đăng trên mạng BNews ngày 29/10/2020.
  3. Bài viết “Hệ thống siêu quyền lực tại Hoa Kỳ” đăng trên mạng Đại học Sư phạm Sài Gòn.
  4. Bài viết “Siêu PAC: Nơi các đại phú hào xoay vần bầu cử Mỹ” đăng trên mạng Luật khoa Tạp chí ngày 28/10/2020

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *