Samsung: Từ điện thoại di động đến chất bán dẫn

904 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Theo số liệu của Canalys, những lô hàng điện thoại thông minh toàn cầu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh các điều kiện kinh tế không thuận lợi và nhu cầu thị trường trong mùa thấp điểm quý 1/2022.

Samsung của Hàn Quốc dẫn đầu thị trường với 24% thị phần, tăng từ 19% trong quý 4/2021 khi hãng có những sản phẩm chiến lược cho năm 2022. Apple của Hoa Kỳ đứng thứ 2 với dòng sản phẩm chủ đạo iPhone 13, chiếm 18% thị phần. Trong quý 4/2021, Apple từng vươn lên dẫn đầu với thị phần đạt 23%, cao nhất trong các hãng smartphone. Tuy vậy, vị trí số 1 của “Táo khuyết” phải nhường lại cho Samsung trong quý đầu năm nay. Xếp sau Samsung và Apple trong quý 1/2022 là Xiaomi của Trung Quốc (13% thị phần) nhờ sự xuất sắc của dòng Redmi Note. Oppo (bao gồm thương hiệu OnePlus) và Vivo nằm trong top 5 với thị phần lần lượt là 10% và 8%.

Thị phần smartphone toàn cầu quý 1/2021 và quý 1/2022

Dù bị Apple vượt qua trong quý IV/2021, Samsung tiếp tục là nhà sản xuất điện thoại lớn nhất năm qua khi xuất xưởng 272 triệu smartphone. CNet dẫn thống kê của hãng nghiên cứu IDC cho biết trong năm 2021, các nhà sản xuất điện thoại đã tung ra thị trường 1.35 tỷ smartphone, tăng 5.7% so với năm trước đó. Mối quan tâm của người dùng đến smartphone màn hình gập và 5G cũng tăng mạnh. Nhà máy ở Thái Nguyên có khả năng sản xuất khoảng 100 triệu chiếc smartphone Samsung mỗi năm. Nhà phân tích Sanyam Chaurasia của Canalys đánh giá: “Bất chấp sự không chắc chắn trong thị trường toàn cầu, các hãng điện thoại vẫn hướng đến mục tiêu tăng trưởng bằng cách mở rộng danh mục sản phẩm cho năm 2022.

Với Apple, dòng iPhone 13 tiếp tục bán tốt, iPhone SE mới ra mắt vào tháng 3 đang trở thành động lực tăng trưởng cho phân khúc tầm trung quan trọng của hãng. Với mức giá tương tự phiên bản cũ, iPhone SE 2022 sở hữu con chip nâng cấp, cải thiện hiệu suất pin và bổ sung kết nối 5G.

Trong khi đó, Samsung tăng cường sản xuất dòng Galaxy A để cạnh tranh trong phân khúc từ trung cấp đến giá rẻ. Ngoài ra, dòng Galaxy S22 ra mắt giúp Samsung cạnh tranh tốt hơn với flagship của đối thủ.

Các hãng Trung Quốc vẫn phải chịu những hạn chế về nguồn cung khiến việc mở rộng ra toàn cầu bị cản trở. Thị trường nội địa cũng tăng trưởng chậm”. Dịch bệnh cơ bản được khống chế trên toàn cầu nhưng thị trường smartphone vẫn đối mặt với nhiều rủi ro. Theo Canalys, sự không chắc chắn đến từ xung đột Nga – Ukraine, những đợt giãn cách xã hội quy mô lớn ở Trung Quốc cùng mối đe dọa lạm phát toàn cầu. Những nguyên nhân này càng làm nhu cầu tiêu dùng giảm trong mùa mua sắm thấp điểm đầu năm.

“Các nhà cung cấp phải phản ứng nhanh với các cơ hội và rủi ro mới xuất hiện trong khi vẫn tập trung vào các kế hoạch chiến lược dài hạn. Tin tốt là tình trạng thiếu hụt linh kiện có thể cải thiện sớm hơn dự kiến, điều này chắc chắn sẽ giúp giảm bớt áp lực chi phí”, chuyên gia Nicole Peng của Canalys nhận định.

Samsung Electronics có 7 nhà máy sản xuất điện thoại di động trên toàn cầu (Hàn Quốc, Indonesia và Ấn Độ mỗi nước có 1 nhà máy; Brazil và Việt Nam mỗi nước có 2 nhà máy). Trung Quốc không còn nhà máy nào của Samsung. Hai nhà máy ở Việt Nam là SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên, thành lập năm 2013, vốn đầu tư là 5 tỷ USD). Hiện nay đây là 2 nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp điện thoại di động lớn nhất và hiện đại nhất của Samsung Electronics trên toàn cầu. SEV hiện có khoảng 40,000 lao động, SEVT có 70,000 lao động. 2 nhà máy này chiếm hơn 30% nhân lực của Samsung Electronics toàn cầu và cung cấp hơn 50% tổng số lượng điện thoại Samsung trên toàn cầu. Khoảng 70% công suất của cả hai nhà máy là dành cho sản xuất linh kiện điện thoại di động phục vụ lắp ráp trong nước cũng như xuất khẩu sang các nhà máy khác.

Trung Quốc

Hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng Trung Quốc là công xưởng của thế giới nên cũng sẽ là nơi sản xuất hầu hết smartphone Galaxy của Samsung. Thực tế trước đây là vậy nhưng bây giờ thì không. Trung Quốc cũng là nơi sản xuất phần lớn iPhone trên thế giới và hầu hết smartphone Android. Tuy nhiên Samsung đã đóng cửa hai nhà máy sản xuất smartphone của hãng tại Trung Quốc từ năm ngoái. Nhà máy cuối cùng phải đóng cửa nằm ở Huệ Châu. Tháng 10/2019, hãng điện tử khổng lồ Samsung của Hàn Quốc đóng cửa nhà máy sản xuất smartphone cuối cùng tại Trung Quốc, sau gần 30 năm hoạt động tại khu tổ hợp Jinxinda ở thành phố Huệ Châu, Quảng Đông. Hãng này được cho là sẽ chuyển dây chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và Ấn Độ do cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và thất thế trước các nhà sản xuất điện thoại nội địa. 

Nhà máy tại Huệ Châu của Samsung mở cửa vào tháng 8/1992 - Ảnh: SCMP.

Nhà máy tại Huệ Châu của Samsung mở cửa vào tháng 8/1992 – Ảnh: SCMP.

Việt Nam

Việt Nam đang nổi lên là đại bản doanh mới của Samsung khi hãng có tới hai cơ sở sản xuất ở Việt Nam, một nằm ở Bắc Ninh và hai ở Thái Nguyên. Hai nhà máy của Samsung tham gia sản xuất smartphone, máy tính bảng và cả thiết bị đeo. Sản lượng thiết bị xuất xưởng mỗi năm ở hai nhà máy này lên tới 120 triệu chiếc/năm. Samsung thường sản xuất dòng Galaxy S, Galaxy Note và cả Galaxy Watch tại Việt Nam.

Ngày 5/8, Thủ tướng Việt Nam tiếp ông Roh Tae-Moon, Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Điện tử (Hàn Quốc) đang thăm, làm việc tại Việt Nam – Báo Chính phủ đưa tin. Thủ tướng đề nghị Samsung tiếp tục nghiên cứu mở rộng đầu tư nhà máy sản xuất sản phẩm bán dẫn – 1 trong 3 mảng hoạt động thế mạnh của Tập đoàn – cùng với 2 mảng thiết bị di động và điện tử gia dụng đã hoạt động hiệu quả tại Việt Nam, góp phần khép kín “chuỗi sản xuất” trong lĩnh vực điện, điện tử của tập đoàn tại Việt Nam; nỗ lực đẩy nhanh quá trình xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2022. Tập đoàn Samsung đang chuẩn bị các điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chíp bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà từ tháng 7/2023 tại nhà máy Samsung Electro – Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên.

Samsung rót thêm vốn đầu tư vào Thái Nguyên thêm 920 triệu USD trong năm  2022 - Galaxylands.com

Nhà máy smartphone của Samsung tại Thái Nguyên

TÌNH TRẠNG SUY THOÁI SMARTPOHONE TOÀN CẦU

Thị trường smartphone toàn cầu đang bước vào thời kỳ suy thoái. Các thương dẫn đầu như Samsung, Apple, Oppo, Vivo và Xiaomi cũng phải cắt giảm sản lượng do lạm phát, xung đột Nga-Ukraine và sự thiếu hụt thiếu linh kiện toàn cầu.

Thị trường smartphone Việt Nam: Doanh số trên đà suy giảm nhưng sản xuất lại vươn lên vị trí thứ 2 toàn cầu: Lượng điện thoại thông minh nhập khẩu về Việt Nam trong quý 1 năm nay ghi nhận sự sụt giảm so với năm ngoái. Các chuyên gia dự đoán rằng đà giảm sẽ tiếp tục trong một thời gian sau khi xem xét các yếu tố như sự gián đoạn trong mạng lưới công cộng toàn cầu và sự gia tăng lạm phát.

Theo số liệu của Counterpoint, trong quý I/2022, lượng smartphone do các nhà sản xuất nhập về tại thị trường Việt Nam giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh số trên đà suy giảm nhưng sản xuất lại vươn lên vị trí thứ 2 toàn cầu. Lượng điện thoại thông minh nhập khẩu về Việt Nam trong quý 1 năm nay ghi nhận sự sụt giảm so với năm ngoái. Các chuyên gia dự đoán rằng đà giảm sẽ tiếp tục trong một thời gian sau khi xem xét các yếu tố như sự gián đoạn trong mạng lưới công cộng toàn cầu và sự gia tăng lạm phát. Theo số liệu của Counterpoint, trong quý I/2022, lượng smartphone do các nhà sản xuất nhập về tại thị trường Việt Nam giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, vào đầu tháng 8/2022, Tập đoàn Khoa Học Kỹ Thuật Hồng Hải (Tập đoàn Foxconn), nhà lắp ráp iphone của Apple, đã ký kết Biên bản ghi nhớ với CTCP KCN Sài Gòn – Bắc Giang (SBG) – công ty con của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) về việc nghiên cứu thuê lại 50.5 ha đất tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang. Foxconn dự kiến đầu tư vào dự án mới này với tổng mức đầu tư khoảng hơn 300 triệu USD, sử dụng hơn 30,000 lao động địa phương. Vào tháng 4 năm ngoái, Foxconn từng công bố dự kiến đầu tư thêm 700 triệu USD vào Việt Nam, kỳ vọng mang lại doanh thu 10 tỷ USD trong ít năm tới.

Xét tiêu chí lượng smartphone được các hãng sản xuất và nhập khẩu, Samsung vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với 30,8% thị phần trong quý đầu năm 2022 nhờ vào sự phổ biến của doanh Galaxy A và Galaxy S22, đặc biệt là S22 Ultra. Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ưa chuộng các dòng smartphone cao cấp. Theo đó, Galaxy S22 Ultra của Samsung và iPhone 13 Promax của Apple đang là hai trong số những mẫu smartphone bán chạy nhất danh mục này.

Xiaomi đứng ở vị trí thứ hai với 20.6% thị phần. Sự ưa chuộng đối của người dùng với dòng Redmi 9 và Redmi Note 11 mới ra mắt gần đây đã đóng góp một phần rất lớn vào thành công của Xiaomi. Oppo và Vivo đứng thứ ba và thứ tư với thị phần lần lượt là 14.4% và 11%.

Counterpoint dự đoán rằng tình trạng thiếu linh kiện toàn cầu và lạm phát sẽ gây áp lực lên các hoạt động sản xuất địa phương và ảnh hưởng đến các lô hàng điện thoại thông minh từ nửa cuối năm nay.

Samsung Electronics đã điều chỉnh số ngày làm việc tại nhà máy Việt Nam, cơ sở sản xuất chính của công ty. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc như Apple, Oppo, Before và Huawei cũng đã bắt đầu cắt giảm sản lượng.

Công ty nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ IDC, dự đoán rằng các lô hàng điện thoại thông minh sẽ đạt 1.31 tỷ chiếc trong năm nay, giảm 3.5% so với năm ngoái.

Giữa lúc thị trường toàn cầu lo ngại sự tăng trưởng âm, Việt Nam vươn lên trở thành nhà xuất khẩu smartphone thứ 2 thế giới.

Theo Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021, sản lượng smarphone được sản xuất vào năm ngoái là 233.7 triệu chiếc, tăng 7.6% so với năm 2020 và giá trị sản xuất linh kiện smartphone đạt 58.08 nghìn tỷ đồng, tăng 29.5%. Trong khi TP.HCM và các khu vực lân cận đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hậu quả của COVID-19 vào năm 2021, thì chuỗi cung ứng ở khu vực phía Bắc lại ít bị ảnh hưởng.

Xuất khẩu smartphone thành phẩm (CBU) của Việt Nam năm 2021 lên tới hơn 33.1 tỷ USD, tăng 14.9% so với năm 2020, chiếm 57.6% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng. Xuất khẩu linh kiện và phụ kiện điện thoại lên tới hơn 24,4 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2020, chiếm 42,4% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng.

Sự tăng trưởng của Việt Nam là nhờ sự gia tăng của các công ty tìm cách đa dạng hóa cơ sở sản xuất bên ngoài Trung Quốc do sự kéo dài của xung đột thương mại Mỹ-Trung và ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nga-Ukaine.

Từ tháng này, một số thiết bị của Xiaomi đã bắt đầu được sản xuất tại Việt Nam. Xiaomi đứng thứ ba trong bảng xếp hạng doanh số smartphone toàn cầu sau Samsung và Apple vào năm ngoái. Đây có thể coi là một bước đi đón đầu, mở rộng sản xuất tại Việt Nam của Xiaomi trong bối cảnh từ nhà sản xuất đặt cơ sở chính tại Việt Nam là Samsung cho đến các nhà sản xuất ký gửi cho Apple như Foxconn, Luxshare, Goretech và BYD đều đang cân nhắc mở rộng sản xuất. 

Theo đó, Samsung và Xiaomi, hai trong số năm thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, đã chọn Việt Nam làm nơi sản xuất. Apple, công ty vẫn chỉ sản xuất AirPods, iPad, đồng hồ và phụ kiện tại Việt Nam, đang xem xét việc sản xuất iPhone thông qua Luxshare, một trong những đối tác sản xuất ký gửi chính. Nếu điều đó xảy ra, chỉ còn lại Oppo và Vivo là không có cơ sở sản xuất tại Việt Nam.

Các sản phẩm của Xiaomi, bao gồm cả điện thoại thông minh, được sản xuất tại Việt Nam thông qua đối tác DBG Technology. Sản phẩm được bán tại thị trường Việt Nam và được cho là sẽ xuất khẩu sang một số thị trường trong khu vực như Thái Lan và Malaysia.

Những lô hàng điện thoại thông minh đầu tiên của Xiaomi đã được chuyển đến Digiworld, một trong những nhà phân phối chính thức các sản phẩm của Xiaomi.

Henry Wu, Giám đốc điều hành của DBG Technology, cho biết “Việc hợp tác với Xiaomi để sản xuất các sản phẩm tại Việt Nam không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường trong nước mà còn mang đến cơ hội xuất khẩu các sản phẩm ‘Made in Vietnam’ sang các thị trường quan trọng khác trong khu vực”.

Samsung vẫn thống trị thị trường smartphone toàn cầu | Tin tức |  nghenhinvietnam.vn

Thị trường Smartphone trên thế giới

Số giờ làm việc của công nhân tại nhà máy Samsung Thái Nguyên bị cắt giảm do nhu cầu hàng điện tử toàn cầu lao dốc: Samsung Electronics thu hẹp sản xuất tại nhà máy smartphone lớn ở Việt Nam, các nhân viên nói với Reuters. Lý do là nhu cầu điện thoại của thế giới giảm khi các nhà bán lẻ đang đầy kho hàng tại thời điểm mà chi tiêu của người tiêu dùng chậm lại. Tác động của điều này được cảm nhận sâu sắc ở tỉnh Thái Nguyên, 1 trong 2 cơ sở sản xuất điện thoại của Samsung tại Việt Nam, nơi nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới xuất xưởng một nửa số điện thoại của mình.

Samsung – công ty đã xuất xưởng khoảng 270 triệu smartphone vào năm 2021 – cho biết nhà máy ở Thái Nguyên có khả năng sản xuất khoảng 100 triệu thiết bị mỗi năm, theo trang web của mình. “Chúng tôi chỉ làm việc 3 ngày mỗi tuần, một số dây chuyền đang điều chỉnh sang tuần làm việc 4 ngày thay vì 6 ngày trước đây và tất nhiên là không cần làm thêm giờ”, Phạm Thị Thương, một công nhân 28 tuổi, cho biết. “Hoạt động kinh doanh thậm chí còn mạnh hơn trong khoảng thời gian này năm ngoái khi đợt bùng phát Covid-19 đang ở đỉnh điểm”.

Ngoài Việt Nam, Samsung cũng sản xuất điện thoại ở Hàn Quốc và Ấn Độ. Công ty cho biết chưa cân nhắc khả năng giảm mục tiêu sản lượng hàng năm ở Việt Nam. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc tương đối lạc quan về nhu cầu smartphone trong nửa cuối năm. Công ty cho biết trong cuộc họp báo công bố kết quả kinh doanh vào tuần trước rằng sự gián đoạn nguồn cung hầu hết đã được giải quyết và nhu cầu sẽ không thay đổi hoặc thậm chí tăng trưởng một chữ số. Samsung đặt mục tiêu trong nửa cuối năm rằng doanh số bán điện thoại gập vượt qua mẫu hàng đầu trước đây là Galaxy Note. Công ty dự kiến ​​sẽ công bố các dòng máy gập mới nhất của mình vào ngày 10/8.

Nhưng hàng chục công nhân được Reuters phỏng vấn bên ngoài nhà máy hầu hết đều cho biết tình hình công việc không tốt.

Thương và những người bạn của cô đã làm việc cho Samsung khoảng 5 năm cho biết họ chưa bao giờ chứng kiến cắt giảm sản lượng sâu như hiện nay. “Tất nhiên năm nào cũng có mùa thấp điểm, thường vào khoảng tháng 6-7, nhưng thấp điểm có nghĩa là không có tăng ca, chứ không phải là cắt giảm ngày làm việc như thế này”, cô nói. Cô cho biết quản lý nói với công nhân rằng lượng hàng tồn kho đang cao và không có nhiều đơn đặt hàng mới. Công ty nghiên cứu Gartner dự kiến ​​lượng xuất xưởng smartphone toàn cầu sẽ giảm 6% trong năm nay do người tiêu dùng hạ bớt chi tiêu và doanh số bán hàng tại Trung Quốc giảm mạnh.

Samsung là nhà đầu tư nước ngoài và xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với 6 nhà máy trên khắp cả nước, từ Thái Nguyên và Bắc Ninh ở miền Bắc – nơi sản xuất hầu hết điện thoại và linh kiện – đến nhà máy sản xuất tủ lạnh và máy giặt ở TP HCM. Công ty Hàn Quốc đã rót 18 tỷ USD vào Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Riêng Samsung đóng góp 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Sự xuất hiện của Samsung cách đây gần một thập kỷ tại Thái Nguyên biến khu vực này từ một vùng nông nghiệp yên bình thành một trung tâm công nghiệp rộng lớn, nơi hiện cũng sản xuất điện thoại cho các thương hiệu Trung Quốc bao gồm Xiaomi. Những phúc lợi hào phóng bao gồm trợ cấp bữa ăn và chỗ ở đã thu hút hàng chục nghìn lao động trẻ đến khu vực này, nhưng hiện tại, việc giảm số giờ làm việc khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Một công nhân cho biết: “Tháng trước, lương của tôi bị giảm một nửa vì chỉ làm 4 ngày và không làm gì trong tuần còn lại”. Một số công nhân lo ngại về khả năng giảm quy mô nhân sự, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông báo nào về việc này. “Tôi không nghĩ sẽ có chuyện giảm việc làm, chỉ cắt giảm một số giờ làm việc để phù hợp với tình hình toàn cầu hiện nay”, một công nhân từ chối nêu tên cho biết. “Tôi hy vọng rằng việc cắt giảm hiện tại sẽ không kéo dài và chúng tôi sẽ sớm trở lại nhịp độ bình thường”.

TẬP ĐOÀN TAIWAN SEMICONDUCTOR MANUFACTURING CO (TSMC)

Vai trò của TSMC: Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., Ltd (TSMC)  còn được gọi là Taiwan Semiconductor, là tập đoàn chuyên về chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới, với trụ sở chính và các hoạt động chính nằm trong Khu Khoa học và Công nghiệp Tân Trúc tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan. Ngoài trụ sở chính hoạt động ở Tân Trúc ở phía Bắc Đài Loan, nơi một số nhà máy chế tạo vi mạch của công ty tọa lạc, hãng cũng có các nhà máy khác trong miền Nam Đài Loan và Trung Đài Loan, với các nhà máy chế tạo vi mạch khác nằm ở các công ty con của nó TSMC Trung Quốc ở Thượng Hải, Trung Quốc, Wafer Tech ở tiểu bang Washington, Hoa Kỳ, và SSMC ở Singapore, và công ty có văn phòng tại Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Bắc Mỹ và Hàn Quốc.

Đầu tư $1.000​​ vào công ty chip lớn nhất Đài Loan TSMC: Một năm lãi bao  nhiêu?

Công ty TSMC

Công ty được thành lập tại Đài Loan vào năm 1987, là công ty sản xuất bán dẫn đầu tiên và từ lâu đã trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Ngoài các chất bán dẫn, công ty cũng đã bắt đầu tư trong các ngành công nghiệp liên quan đến lĩnh vực chiếu sáng và năng lượng mặt trời. Hãng được niêm yết trên cả hai Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan và Sở giao dịch chứng khoán New York. Trương Trung Mưu (Morris Chang) là Chủ tịch Hội đồng quản trị, còn Tằng Phồn Thành (FC Tseng) là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Lưu Đức Âm (Mark Liu) và Ngụy Triết Gia (C.C. Wei) là Chủ tịch Công ty kiêm đồng Tổng giám đốc điều hành. Mặc dù TSMC cung cấp một loạt các dòng sản phẩm vi mạch (bao gồm cả cao áp, tín hiệu hỗn hợp, tương tự và MEMS), hãng được biết đến với dòng sản phẩm chip logic của nó với thế mạnh đặc biệt trong quá trình thụ điện năng thấp tiên tiến như 28 nm HPM với công nghệ HKMG cho các ứng dụng điện thoại di động và hiệu suất cao.

Hầu hết các tập đoàn hàng đầu về bán dẫn như Qualcomm, NVIDIA, Advanced Micro Devices, Media MediaTek, Marvell và Broadcom là khách hàng của TSMC, cũng như các công ty mới nổi như Spreadtrum, AppliedMicro và  HiSilicon và nhiều công ty nhỏ hơn. Các công ty thiết bị logic lập trình hàng đầu Xilinx và Altera cũng sử dụng các dịch vụ đúc của TSMC. Một số nhà sản xuất thiết bị tích hợp mà có riêng của họ cơ sở chế tạo như Intel và Texas Instruments thuê TSMC làm một số dịch vụ cho họ. Ít nhất một công ty bán dẫn, LSI, bán lại vi mạch TSMC thông qua dịch vụ thiết kế ASIC và thiết kế danh mục sở hữu trí tuệ. Công ty đã không ngừng gia tăng và nâng cao năng lực sản xuất của mình trong suốt thời gian hoạt động của mình, mặc dù chịu ảnh hưởng của chu kỳ nhu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Trong năm 2011, công ty có kế hoạch tăng chi phí nghiên cứu và phát triển tới gần 39% lên 50 tỷ Tân Đài tệ trong một nỗ lực đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Công ty cũng có kế hoạch mở rộng công suất 30% trong năm 2011 để đáp ứng nhu cầu thị trường mạnh mẽ. Vào tháng 5 năm 2014, ban giám đốc của TSMC đã phê duyệt phân bổ vốn của 568 triệu USD để thiết lập, chuyển đổi, và nâng cao năng lực công nghệ tiên tiến sau khi công ty dự báo cao hơn so với nhu cầu dự kiến. Vào tháng 8 năm 2014, hội đồng quản trị của TSMC giám đốc phê duyệt phân bổ vốn bổ sung 3.05 tỷ USD.

Không chỉ có Trung Quốc mà cả phần còn lại của thế giới cũng lệ thuộc vào sản phẩm bán dẫn của Đài Loan. Trang kinh tế le Figaro chạy tựa: “Chip điện tử: Thế giới trong tình trạng báo động”. Tờ báo đưa ra con số, chỉ riêng Đài Loan sản xuất 60% vi mạch điện tử của cả thế giới. Một cuộc xung đột Trung Quốc và Đài Loan nếu xảy ra chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm vi mạch bán dẫn trầm trọng, có nguy cơ làm tê liệt toàn bộ kinh tế thế giới. Chính vì thế mà những cuộc tập trận vừa rồi của Trung Quốc xung quanh Đài Loan đã làm thế giới không khỏi lo lắng. Trước thực tế đó, châu Âu và Hoa Kỳ đang tìm cách bù đắp cho sự thiếu hụt đó mà nguyên nhân do chậm chễ của họ trong lĩnh vực chế tạo bán dẫn. Theo Le Figaro, châu Âu và Hoa Kỳ vừa mới đưa ra một chương trình đặc biệt thúc đẩy sản xuất vi mạch điện tử mang tên gọi « Chip Act ». Mỗi bên đầu tư 50 tỷ USD, mục đích để giúp các nhà công nghiệp xây mới hoặc mở rộng các nhà máy sản xuất vi mạch trên lãnh thổ của mình. Hiện tại Hoa Kỳ sản xuất 12% vi mạch bán dẫn của thế giới. Con số này của châu Âu là 10%.

Từ lâu nay, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Đài Loan. Năm 2021, 42% xuất khẩu của Đài Loan đổ sang Trung Quốc và hàng từ Hoa Lục chiếm 22% nhập khẩu của Đài Loan. Trung Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào các sản phẩm bán dẫn của Đài Loan, điều này giúp cho hòn đảo luôn có cán cân thương mại tích cực so với Trung Quốc.

Đến năm 2022, TSMC đã lọt vào danh sách 10 công ty lớn nhất thế giới.

Hé lộ danh sách 10 công ty công nghệ lớn nhất thế giới năm 2022

Đường đi của Hoa Kỳ: Tháng 4/2021,Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận với đại diện các công ty công nghệ toàn cầu về vấn đề thiếu hụt vi mạch, cũng như triển vọng Hoa Kỳ trở lại với vai trò dẫn đầu toàn cầu trong ngành bán dẫn. Như thông cáo của Nhà Trắng cho biết: tại cuộc họp đã thảo luận về kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng của đất nước, trong số đó là kế hoạch của Biden đầu tư vào cơ sở hạ tầng của đất nước. Mỹ bày tỏ sẵn sàng tăng cường đầu tư vào công nghệ, bao gồm cả sản xuất chip, vì Trung Quốc và các đối thủ khác “không ngủ đông”, còn Mỹ phải giành lại vị thế dẫn đầu của mình. Cuộc họp hiện tại được tổ chức trực tuyến. Về phía các quan chức, ngoài tổng thống Mỹ, còn có sự tham dự của Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo, cố vấn của tổng thống về an ninh quốc gia Jake Sullivan và giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Brian Dees. Đại diện cho giới doanh nghiệp có các giám đốc điều hành cấp cao của General Motors, Alphabet, Intel, TSMC và một số công ty công nghệ khác tham dự. Trên thực tế, như Reuters đã đưa tin trước đây, cuộc họp được tổ chức, do nhu cầu của các nhà sản xuất ô tô Mỹ, vốn vẫn đang bị thiếu chip trên thị trường. Họ xác định rằng: nếu tình hình vẫn như hiện tại, họ sẽ có thể sản xuất ít hơn 1.28 triệu chiếc ô tô.

TT Biden, với tư cách tổng thống Mỹ, đã thốt lên những lời khoa trương rằng “chúng ta đã dẫn dắt cả thế giới theo sau vào giữa thế kỷ 20, dẫn dắt thế giới trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ mới, chúng ta sẽ dẫn đầu thế giới ngay cả bây giờ. Các quyết định cụ thể, như thư ký báo chí của Nhà Trắng Jennifer Psaki tuyên bố, vẫn chưa được hình thành hoặc lên kế hoạch. Mục đích của cuộc họp là đối thoại thẳng thắn với các công ty hàng đầu của ngành công nghệ, và theo Psaki, đó là một thành công. Trong thông cáo chính thức của Nhà Trắng có rất ít chi tiết cụ thể. Thông cáo nói rằng: các bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tính minh bạch của chuỗi cung ứng hiện có trong ngành công nghiệp bán dẫn để tình trạng thiếu chất bán dẫn không phát sinh trong tương lai. Cũng thảo luận kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của Biden, như đã thông tin, nhằm cải thiện an ninh quốc gia, khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng trong tương lai.

“Biden cần xúc tiến kế hoạch đầu tư của mình, nhằm phục hồi kinh tế, khoa học và công nghệ Mỹ, do đó ông tạo ra những điểm nhấn tương ứng. Ông cần thu hút sự chú ý của công chúng vào chương trình của mình để đại diện của đảng Cộng hòa có ít cơ hội phản đối đương kim tổng thống hơn. Hiện tại, Biden đã đề xuất kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ USD. Mục tiêu chính của kế hoạch này là tạo công ăn việc làm. Tôi cho rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra, vì tỷ lệ thất nghiệp đã gia tăng trong nhiều lĩnh vực do đại dịch, trước hết là trong lĩnh vực dịch vụ. Nhưng các nhà sản xuất bán dẫn lại là một vấn đề khác. Ở đây chúng ta đang nói về công nghệ cao, và không phải nhân công cũng thích hợp với công việc trong lĩnh vực này. Rất khó để đưa ngành này trở lại Hoa Kỳ, nhưng có thể xây dựng chiến lược liên minh. Ví dụ, trợ cấp cho các nhà sản xuất chip ở các nước thân thiện khác – Hàn Quốc, Ấn Độ, v.v. Ở những nước này, chi phí lao động thấp hơn ở Mỹ “.

Dĩ nhiên, kế hoạch chi 50 tỷ USD của chính phủ Mỹ cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn đã truyền cảm hứng cho những người tham dự hội thảo. Phó Chủ tịch TSMC Peter Cleveland nói rằng những phát biểu thận trọng của Tổng thống Mỹ khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với hành động quyết định sẽ mang lại lợi ích tuyệt đối cho tất cả thành viên trên thị trường toàn cầu, và TSMC nhiệt liệt hoan nghênh nỗ lực của cả hai đảng và Tổng thống Hoa Kỳ. TSMC đã đầu tư 12 tỷ USD vào một nhà máy gần thành phố Phoenix, bang Arizona, Hoa Kỳ. Công trình sẽ bắt đầu hoạt động từ 2024. Kèm theo đó, thêm 5 nhà máy khác cũng đặt tại bang này sẽ lần lượt ra đời. Theo tiết lộ của báo chí Mỹ, kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ “tốn kém hơn” so với các tính toán ban đầu. Cũng có thể “càng bị Trung Quốc sách nhiễu trên biển, trên không, Đài Bắc càng cần cột chặt vận mệnh vào với Hoa Kỳ”, mà kinh tế, thương mại là những kênh không thể thiếu.

Vấn đề không chỉ là chi phí lao động ở Hoa Kỳ cao, mà do việc sản xuất chip trong lãnh thổ nước này không có lãi. Không phải vô cớ mà trung tâm năng lực trong lĩnh vực tiên tiến này đang dịch chuyển sang phương Đông – sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Ở những vùng này, chi phí nhân công cũng không hề quá rẻ. Tuy nhiên, việc sản xuất chip ở vị trí địa lý gần với thị trường bán hàng chính – Trung Quốc đại lục. Trung Quốc là nước tiêu thụ chip lớn nhất thế giới. Hàng năm, quốc gia này xuất khẩu sản phẩm này với giá trị 300 tỷ USD – nhiều hơn cả dầu về giá cả. Rõ ràng, việc vận chuyển chip từ Hoa Kỳ sẽ khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với việc phân bố cơ sở sản xuất gần các chuỗi cung ứng cần thiết.

Nếu nói về tình trạng thiếu chip hiện nay, thì một phần, chính Hoa Kỳ đã kích động điều đó. Washington đã nhiều lần mở rộng “danh sách stop – list” các công ty Trung Quốc bị cấm cung cấp linh kiện và chip của Mỹ mà sử dụng linh kiện và công nghệ của Mỹ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều công ty, chủ yếu là của Trung Quốc, không chắc chắn về tương lai – tức là trước hành động khó đoán định trong tương lai của Hoa Kỳ – đã tích cực đưa các sản phẩm này lấp đầy kho của họ để không bị mất toàn bộ hoạt động kinh doanh chỉ sau một đêm do các quyết định của Nhà trắng. Kết quả là, doanh thu của các nhà sản xuất như TSMC đã tăng gần 50%. Và lợi thế cạnh tranh của họ đã được củng cố chính xác nhờ các lệnh trừng phạt của Mỹ: là một công ty không phải của Mỹ, TSMC dễ hợp tác với Trung Quốc hơn các đối thủ từ Mỹ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 9/8 ký thông qua đạo luật cấp 52.7 tỷ USD trợ cấp cho việc sản xuất và nghiên cứu hàng bán dẫn của Mỹ, đồng thời thúc đẩy các nỗ lực giúp Mỹ cạnh tranh tốt hơn trước các nỗ lực phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc. Nhà Trắng đang đề cao các khoản đầu tư mà các công ty chip đang tiến hành mặc dù vẫn chưa rõ khi nào Bộ Thương mại sẽ soạn các quy định cụ thể về việc xét duyệt cấp tiền tài trợ và sẽ mất bao lâu để bảo lãnh các dự án. Các giám đốc điều hành của Micron, Intel, Lockheed Martin, và Advanced Micro Devices sẽ dự lễ ký của ông Biden, dự kiến diễn ra lúc 10 giờ sáng ngày 9/8, cùng với các quan chức chính phủ, lãnh đạo ngành ô tô và công đoàn, bao gồm ông Ray Curry, Chủ tịch United Auto Workers, Nhà Trắng cho biết. Cũng có mặt trong lễ ký là thống đốc các bang Pennsylvania và Illinois, thị trưởng các thành phố Detroit, Cleveland và Salt Lake City, và các nhà lập pháp.

Do đó, ngay cả khi các nhà sản xuất toàn cầu không chống lại được sự cám dỗ kiếm tiền từ trợ cấp, họ cũng khó có thể từ bỏ thị trường Trung Quốc. Đầu tư của Mỹ sẽ không giúp họ giành lại vị trí dẫn đầu toàn cầu về chip, mà ngược lại, nó sẽ tạo ra sự phân mảnh thị trường. Và các công ty từ các nước thứ ba sẽ xây dựng năng lực của họ, bởi vì họ sẽ làm việc không chỉ cho Hoa Kỳ, mà còn cho Trung Quốc, quốc gia đang phát triển lĩnh vực công nghệ, cũng dự định chi hơn 1 nghìn tỷ USD trong 5 năm tới.

Chất bán dẫn và ván cờ thế giới: Những nhà máy này là một phần trong kế hoạch của Intel CEO Pat Gelsinger nhằm giành quyền kiểm soát về mặt sản xuất từ châu Á và giải quyết tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu. Tham vọng của ông là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hứa hẹn sẽ hỗ trợ với tổng cộng 100 tỷ USD trong một cuộc đua trợ cấp để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Giống như Trung Quốc có kế hoạch biến mình thành một cường quốc chip. Tuy nhiên, một số người trong ngành dần cảm thấy thầm lo ngại rằng sự thúc đẩy làm cho phương Tây cạnh tranh hơn có thể phản tác dụng.

Lo lắng của họ không chỉ là số tiền sẽ quá ít hay tới quá muộn, mà các liên kết chính trị gắn liền với viện trợ có thể làm phức tạp thêm chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Sự khan hiếm chất bán dẫn đã khiến một số nhà sản xuất ô tô bị đình trệ, trì hoãn các lô hàng máy chơi game và điện thoại thông minh. Điều này cảnh tỉnh Washington và Brussels về thực tế là lục địa của họ phụ thuộc vào một số khu vực cung cấp các linh kiện chính. Đáng chú ý nhất là Đài Loan. Đây là một điểm nóng về địa chính trị vì mối quan hệ căng thẳng trong lịch sử với Trung Quốc và là một điểm dễ bị tổn thương.

Tại sao thế giới thiếu chip và tại sao chip lại quan trọng đến vậy? Mặc dù hơi rối loạn ở thời điểm hiện tại, chuỗi cung ứng là sự tổng hợp chung và sự phối hợp đầy đủ. Giám đốc điều hành của nhà sản xuất chip Đức X-Fab Silicon Foundries Rudi De Winter cho biết: Tách rời chuỗi cung ứng có thể mang lại rủi ro lớn hơn.

Nga, vốn đã bị Mỹ và châu Âu trừng phạt, giờ đây là một ví dụ rõ ràng về việc chất bán dẫn đã ngày càng trở thành công cụ chính trị quan trọng. Các mặt hàng này là một trong những hàng hóa đầu tiên mà Washington và Brussels nhắm đến để loại bỏ Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu. Và họ cũng liên tục đe dọa sẽ có nhiều hành động hơn. Ví dụ như việc sản xuất ô tô ở Nga đã bị ảnh hưởng.

Mặt khác, Nga và Ukraine xuất khẩu palladium và neon dùng để sản xuất chất bán dẫn.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 9/3 rằng nếu các công ty Trung Quốc bất chấp các hạn chế của Mỹ đối với việc xuất khẩu sang Nga, thì Washington có thể ngưng hoạt động các công ty bằng cách loại bỏ họ khỏi các thiết bị và phần mềm của Mỹ.

Rafael Laguna de la Vera, Giám đốc điều hành cơ quan liên bang của Đức về đổi mới đột phá SPRIN-D, cho biết chất bán dẫn và các công nghệ cao khác đang dần trở thành vũ khí đối với các cuộc chiến thương mại hiện tại và các vấn đề về chuỗi cung ứng. “Đây là lý do tại sao các khu vực cần đầu tư vào công nghệ cao để phục hồi“, ông nói.

Tổng thống Biden lên kế hoạch giải quyết tình trạng thiếu hụt này như thế nào: Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/8 vừa ký thành luật một gói chi tiêu trị giá 52 tỷ USD để thúc đẩy hoạt động sản xuất chip tại nước này. Đây được xem là một trong những đạo luật về công nghiệp táo bạo nhất của Mỹ trong nhiều thập kỷ. Việc thông qua Đạo luật Khoa học và CHIPS, với tổng số tiền được phân bổ là 280 tỷ USD, đánh dấu sự đồng thuận hiếm hoi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, khi các nghị sĩ thuộc cả hai đảng đều đánh giá luật này là cần thiết để giúp Mỹ cạnh trạnh kinh tế với Trung Quốc cũng như tăng cường an ninh quốc gia. Trong khi đó, 27 quốc gia thành viên của EU chỉ đang xem xét kỹ lưỡng đề xuất gần đây của Ủy ban châu Âu trị giá 48 tỷ USD để xây dựng năng lực sản xuất chip của khối này. 

Trung Quốc đã chi 150 tỷ USD đến năm 2030 để khởi động sản xuất. Đất nước này vẫn còn tụt xa phía sau, đặc biệt là khi nói đến sản xuất chip tiên tiến, nhưng họ đang bắt kịp một cách nhanh chóng.

CEO Gelsinger của Intel tin rằng công quỹ có thể giúp Intel giảm chi phí để cố gắng bắt kịp các chip tiên tiến sau khi tụt lại phía sau Taiwan Semiconductor Manufacturing hay còn gọi là TSMC và Samsung Electronics của Hàn Quốc. Điều này cũng sẽ làm cho Mỹ và châu Âu tự lực hơn. Cho dù các con số vẫn tăng trưởng, de la Vera của SPRIN-D nói Mỹ và châu Âu có một số việc quan trọng cần làm. Có thể thấy, Nhật Bản cũng cam kết sẽ viện trợ để thúc đẩy sản xuất. Các cơ sở mới bao gồm một nhà máy trị giá 7 tỷ USD do TSMC đã lên kế hoạch kết hợp với Sony Group Corp. và Denso Corp. Hàn Quốc cũng muốn trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới. Các công ty và chính phủ rót tổng cộng 450 tỷ USD vào ngành công nghiệp này tính đến năm 2030.

Các nền kinh tế đạt được quy mô có thể cạnh tranh với mô hình kinh doanh của Đài Loan cũng sẽ rất khó khăn nếu mỗi khu vực riêng đang chạy đua để xây dựng năng lực của riêng mình. TSMC chiếm hơn 50% thị trường xưởng đúc chip toàn cầu, hay kinh doanh thuần túy sản xuất chip cho các công ty khác. Khách hàng của họ bao gồm Apple là công ty phụ thuộc vào chip Đài Loan cho iPhone. 

Thật vậy, sự phụ thuộc vào TSMC là mối quan tâm cốt lõi: Những biến động trên hòn đảo này có thể khiến phương Tây gặp khủng hoảng. TSMC sẽ có một cơ sở mới ở Mỹ hoạt động tại Arizona trong 2 năm tới. Họ hiện đang cân nhắc một nhà máy tiềm năng ở Đức sau khi các nhà sản xuất ô tô châu Âu liên tục bày tỏ lo ngại về tác động từ tình trạng thiếu chip. Nhưng những người trong ngành công nghiệp Đài Loan vẫn hoài nghi về kế hoạch di dời sản xuất trở lại phương Tây.

Tổng thống Biden có kế hoạch đầu tư 52 tỷ USD vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất chất bán dẫn trong nước, một phần của dự luật cạnh tranh nhiều mặt với Trung Quốc được đảng Dân chủ Hạ viện thông qua vào tháng 2. Ủy viên thị trường nội bộ EU Thierry Breton sau đó đã công bố Đạo luật Chip châu Âu nhằm đảm bảo an ninh nguồn cung, khả năng phục hồi và lãnh đạo về công nghệ của EU. Năm ngoái, các đại diện thương mại Mỹ và các đối tác EU đã gặp nhau tại Pittsburgh để định hình các quy tắc và tiêu chuẩn xung quanh các công nghệ quan trọng như chất bán dẫn.

Mỹ và châu Âu có thể hợp tác: Mỹ và châu Âu sẽ thảo luận về các chiến lược của họ về chất bán dẫn như một phần của Hội đồng Thương mại và Công nghệ. Nhưng vẫn còn một chặng đường dài để tìm hiểu xem có thể hay không và làm cách nào để phối hợp viện trợ của chính phủ theo những cách chiến lược nhất. Một quan chức Mỹ cho biết họ muốn tránh một cuộc chạy đua trợ cấp, mặc dù sự ngờ vực kéo dài từ những năm nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump đã khiến EU cảnh giác.

Trong khi Mỹ đang để mắt đến Trung Quốc, EU có kế hoạch tăng thêm vào các khoản trợ cấp để có sự đảm bảo cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. Ủy viên thị trường nội bộ EU Thierry Breton cho biết Đạo luật Sản xuất Quốc phòng của Mỹ là nguồn cảm hứng cho các đề xuất về “an ninh nguồn cung”.

Theo ông, các kế hoạch này không phải là chủ nghĩa bảo hộ, cũng không tìm cách làm cho châu Âu hoàn toàn tự chủ động. Thay vào đó, họ cung cấp cho EU đòn bẩy để cạnh tranh. Bây giờ, mục tiêu chung là châu Âu sẽ sản xuất 20% chất bán dẫn của thế giới vào năm 2030. Với nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi, trong thực tế, điều đó có nghĩa là tăng gấp bốn lần sản lượng của châu Âu trong vòng 8 năm. Lần này, EU đã sử dụng tiền công quỹ để sản xuất chip. Nhưng nhiều công ty trong khu vực đặt câu hỏi liệu khối này có nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc tạo ra thế hệ chip tiếp theo mà vẫn có thể là chip tiên tiến hay không.

CEO Sievers của NXP cho biết khối nên tập trung vào việc cung cấp trước tiên những gì ngành công nghiệp cần bây giờ. “Ngay lập tức nhảy vọt lên vị trí dẫn đầu, tôi nghĩ sẽ bỏ lỡ tiết tấu của những gì ngành công nghiệp châu Âu cần trong vài năm tới“, ông nói.

Bất kể cuối cùng loại chip nào được sản xuất, những người trong ngành hy vọng Mỹ và châu Âu sẽ luôn phụ thuộc vào châu Á bởi nguyên liệu của họ. Vào tháng 12, Chủ tịch TSMC Mark Liu đã nhấn mạnh về sự kết nối giữa Mỹ và châu Âu với nguồn cung của châu Á. Ông nói rằng một số hóa chất bán dẫn theo yêu cầu của Intel được vận chuyển đến Mỹ bởi các nhà cung cấp Đài Loan. Nói cách khác, ngay cả các sản phẩm do Mỹ sản xuất cũng dựa vào thế giới bên ngoài.

Đó là những gì làm cho các kế hoạch của Washington và Brussels trở nên không thực tế, Jan-Peter Kleinhans, một nhà nghiên cứu tại nhà tư tưởng Đức Stiftung Neue Verantwortung ở Berlin cho biết. Ngoài ra còn có nguy cơ khác làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nếu các chính trị gia yêu cầu các công ty ưu tiên một số chip nhất định cho một số khu vực nhất định, ông Kleinhans nói. “Đột nhiên, thị trường không còn là yếu tố quyết định nữa. Đó thực sự là các công cụ chính sách của thế kỷ 20 được áp dụng cho chuỗi giá trị ở thế kỷ 21.”

Việt Nam và công nghệ bán dẫn: Tại Việt Nam, công nghiệp bán dẫn được coi là nền tảng hỗ trợ và đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Đây cũng là ngành kinh tế được Chính phủ xác định có sản phẩm nằm trong 9 sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 theo Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, và là phương thức quan trọng để chuyến hóa các thành tựu khoa học công nghệ thành hàng hóa thương mại có giá trị gia tăng cao.

Từ nay đến năm 2035, Công ty Amkor Technology (Hàn Quốc) sẽ đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh 1.6 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C. Được biết, Công ty Amkor Technology, Inc là một trong những nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn thuê ngoài lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Được thành lập vào năm 1968, Công ty Amkor Technology, Inc đi tiên phong trong lĩnh vực gia công bao bì và thử nghiệm vi mạch và hiện là đối tác sản xuất chiến lược cho các công ty bán dẫn, xưởng đúc và OEM điện tử hàng đầu thế giới.Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính cả năm 2020, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 51.18 tỷ USD, giảm nhẹ 0.4% so với năm 2019. Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 12.34 tỷ USD, tăng mạnh 48.8%; sang EU (28 nước) đạt 10.06 tỷ USD, giảm 18.6%; sang thị trường Mỹ đạt trị giá 8,79 tỷ USD, giảm 1.2%; sang Hàn Quốc đạt 4.58 tỷ USD, giảm 11% so với năm trước. Trong đó chỉ tính riêng tháng 12/2020, trị giá xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 4.61 tỷ USD, tăng 4.6% so với tháng trước. Có mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 11.9%, các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã đạt 2.31 tỷ USD trong cùng kỳ. Đặc biệt là trong kỷ nguyên IoT (Internet vạn vật), nhu cầu của thị trường đối với ngành công nghiệp bán dẫn sẽ ngày càng trở nên bức thiết.

Xét theo khu vực, số liệu của WSTS cho thấy, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất với 23.5%, tiếp theo là Châu Âu với 21.1%, Nhật Bản là 12.7% và Châu Mỹ với 11.1%.

Intel Corporation pours additional US$475 million into Vietnam - NewsPlus

                                              Intel Việt Nam tại TP.HCM
 
Trong đó, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam những năm gần đây đã phát triển thành ngành công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia. Tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này vào năm 2020 lên tới 95.8 tỷ USD, bằng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hiện Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử.

Hiện nay, với sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, thị trường bán dẫn ở các quốc gia đang phát triển cũng liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, Việt Nam được biết đến là một thị trường mới nổi ở khu vực châu Á, được các chuyên gia phân tích và doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao với nhiều tiềm năng phát triển. Sự gia tăng về lượng cầu tiêu dùng là nguyên nhân trực tiếp giúp các nhà máy bán dẫn Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút nguồn vốn FDI của nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian qua. Nhờ chính sách và hành lang pháp lý tạo điều kiện cho việc đầu tư và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, lĩnh vực vi mạch bán dẫn là ưu tiên hàng đầu, các khu công nghiệp và công nghệ cao tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bắc Ninh và Bắc Giang … với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư.

KẾT LUẬN

Thật sự công nghiệp bán dẫn không phải thuần túy là sự tranh đua công nghệ cao mà là trò chơi của các nước lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc và các nước liên hệ như Liên Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN như Việt Nam. Hoa Kỳ nắm vững những kỹ thuật tiên tiến nhưng sản xuất tại Hoa Kỳ thì giá nhân công đắc đỏ nhất thế giới. Thỉnh thoảng, Hoa Kỳ cũng yêu cầu các quốc gia Đồng Minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thiết lập 1, 2 nhà tại Mỹ để xoa dịu dư luận trong nước. Trung Quốc từ trước cho đến bây giờ không bao giờ thay đổi. Làm hết mọi cách để đánh cắp công nghệ rồi xuất cảng qua Mỹ. Giai đoạn đó đã qua. Vào ngày 15/3/2022, tập đoàn Intel đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy khổng lồ trị giá 17 tỷ Euro (18.7 tỷ USD) sản xuất chất bán dẫn tiên tiến. Họ bổ sung thêm các nhà máy mới ở Arizona và Ohio mà tập đoàn đã công bố trong 6 tháng qua.

Gần đây nhất, Công ty Intel Products Việt Nam (IPV, thuộc Tập đoàn Intel, Mỹ) đã nhận được Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh dự án với vốn đầu tư tăng thêm 475 triệu USD để xây dựng cơ sở sản xuất thử nghiệm và lắp ráp chip hiện đại nhất tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP); nâng tổng số vốn đầu tư của Intel vào Việt Nam đến thời điểm hiện tại lên tới 1.5 tỷ USD. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex (SEHC) vừa được chấp nhận chuyển đổi từ doanh nghiệp công nghệ cao sang doanh nghiệp chế xuất đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phụ trợ trong chuỗi cung ứng của Samsung, đặc biệt là doanh nghiệp ngành bán dẫn, đem lại giá trị thặng dư tốt hơn. Hai khu công nghiệp Bắc Ninh và Thái Nguyên có thể tái cấu trúc để vừa sản xuất smartphone và chất bán dẫn theo nhu cầu thị trường mà không tốn nhiều tiền đầu tư.

Ngày 16/8, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho đơn vị này được tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu. Đề xuất của Viettel được đưa trong bối cảnh tình trạng thiếu chip trên toàn cầu thời gian qua ảnh hưởng trầm trọng tới nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện cũng đã thúc đẩy sản xuất chip vì an ninh quốc gia. Hiện tại, không nhiều tập đoàn trên thế giới tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất chip. Hiện 3 nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới gồm: TSMC, Samsung và Intel. Sự gia tăng các thiết bị điện tử và ngành công nghiệp ô tô phát triển cùng với đại dịch COVID-19 là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu hụt chip. Hiện chưa có chi tiết Viettel cần chính phủ đầu tư bao nhiêu.

Đây là bài viết phụ thứ nhất trong số 3 bài được đưa lên mạng trước khi bài viết chính “Việt Nam và kinh tế tri thức” được đưa lên mạng ngày 10 tháng 10, 2022.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Kỳ vọng Samsung sản xuất bán dẫn ở Việt Nam, giống như đã làm với công nghiệp điện tử” đăng trên mạng Đầu tư Online ngày 23/10/2020.
  2. Bài viết “Trong cơn suy thoái của thị trường toàn cầu, Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai thế giới về smartphone” Thứ 3, 28/06/2022 | 15:10
  3. Liệu Mỹ có thể vượt Đài Loan về sản xuất chip điện tử?” đăng trên mạng Sputnik Vietnam ngày 14/4/2021.
  4. Bài viết “Những câu chuyện ít biết về TSMC – trung tâm của cuộc chạy đua công nghệ bán dẫn toàn cầu” đăng trên mạng ICT News ngày 13/10/2021.
  5. Bài viết “Cuộc chiến chip trên toàn cầu sẽ ngày càng trở nên tồi tệ: Mỹ, châu Âu muốn tự lực, Trung Quốc muốn vươn lên và châu Á không muốn bị lãng quên” đăng trên mạng GenK ngày 13/10/2021.
  6. Bài viết “Samsung Electronics trong cuộc đua về công nghệ chất bán dẫn” đăng trên mạng Vietnam Plus ngày 30/6/2022

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *