Các điểm chuẩn đường cơ sở lãnh hải Việt Nam

1.077 (lượt xem) |

TÓM TẮC

Tháng 9/2017, báo chí quốc tế đưa tin về lập luận có tên gọi “Tứ Sa” do Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ. Theo đó, Tứ Sa được thông báo là một trong các chủ đề của cuộc đối thoại song phương về luật biển giữa Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 8/2017. Quan chức Mỹ tham dự phiên đối thoại bày tỏ sự ngạc nhiên về chiến thuật mới của Trung Quốc nhằm kiểm soát Biển Đông và cho rằng nội dung này không được thảo luận trong đối thoại. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao và nhắc lại lập trường lâu năm của Mỹ rằng nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh rằng Mỹ có quan điểm rõ ràng và nhất quán rằng các yêu sách biển của tất cả các bên ở Biển Đông và trên thế giới cần được xác định phù hợp với luật biển quốc tế, theo quy định của Công ước Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS). Lập luận Tứ Sa của Trung Quốc bao gồm những nội hàm gì, tại sao lại được đăng tải trên báo chí quốc tế với những nhận định trái chiều và dẫn tới phản ứng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như các nước trong vùng.

ĐƯỜNG CƠ SỞ 

Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa). Điều cần để ý là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là 2 trường hợp riêng biệt đang là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei.

Nhằm làm phù hợp với địa hình thực tế của từng quốc gia và phù hợp với luật quốc tế, hiện nay đường cơ sở được phân ra làm hai loại phổ biến nhất, đó là:

Đường cơ sở thẳng:  Được xác định theo phương pháp nối liền các điểm thích hợp được lựa chọn tại những điểm ngoài cùng nhất nhô ra biển tại mức nước thủy triều thấp nhất (trung bình nhiều năm). Trước khi được pháp điển hóa thành các điều khoản của các điều ước quốc tế thì nó là phương pháp tập quán phổ biến nhất của tập quán quốc tế. Cụ thể là phán quyết năm 1951 của Tòa án quốc tế trong vụ tranh chấp Anh – Na Uy về ngư trường. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1958 đã pháp điển hóa và đưa nó vào điều 4 khi giải thích về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, cũng như trong điều 7 của Công ước 1982. Theo Công ước 1982 thì đường cơ sở thẳng phải tuân thủ quy định là không đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển nằm bên trong các đường cơ sở này phải có liên quan đến phần đất liền đủ để có thể coi như vùng nằm dưới chế độ nội thủy (điều 7 khoản 7§1). Tuy nhiên, ở đây có một số ngoại lệ khi kẻ một số đường cơ sở thẳng. Cụ thể như sau: Theo điều 7 khoản 7.5 của Công ước 1982 thì quốc gia ven biển có thể tính đến lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà tầm quan trọng của nó đã được chứng minh rõ ràng thông qua quá trình sử dụng lâu dài. Với phương pháp này cần lưu ý đến việc lựa chọn các điểm xuất phát, không được chọn các điểm thuộc các bãi nửa nổi nửa chìm (các bãi nổi trên biển có đặc tính nổi khi thủy triều xuống, chìm khi thủy triều lên do địa hình không bằng phẳng hoặc thoải đều), trừ trường hợp ở đó có đèn biển hoặc các thiết bị hoa tiêu khác thường xuyên nhô lên trên mặt nước hay việc vạch đường cơ sở đó đã được thừa nhận chung của quốc tế. Việc này phải bảo đảm không làm cho lãnh hải của quốc gia khác bị tách ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của họ hay biển cả.

Đường cơ sở thông thường: Là ngấn nước thủy triều thấp nhất (trung bình nhiều năm) dọc theo bờ biển đã được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ xích lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận. Đối với các đảo san hô hay đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp này cũng được áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh đúng đắn hơn đường bờ biển thực tế của các quốc gia, hạn chế sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán của họ. Hạn chế của nó là khó áp dụng trong thực tế, nhất là đối với các vùng có bờ biển khúc khuỷu.

Khi nói về đường cơ sở của Việt Nam, cần để ý đến 2 khu vực:

  • Khu vực vịnh Bắc Bộ mà lằn ranh là đường trung tuyến giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt

Ranh giới biển Trung Quốc – Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ từ Cồn Cỏ

  • Bản đồ toạ độ các điểm chuẩn đường cơ sở phía Nam Cồn Cỏ của Việt Nam:
Chinh phục 3 điểm đánh dấu lãnh hải Việt Nam - VnExpress Du lịch

Bản đồ tọa độ 11 điểm chuẩn đường cơ sở của Việt Nam

Điểm Cơ Sở A1: Hòn Nhạn – Quần Đảo Thổ Chu – Tỉnh Kiên Giang

Hướng dẫn đi Đảo Thổ Chu - Quần Đảo Thổ Châu - Kiên Giang

Quần đảo Thổ Châu nằm ở địa đầu Tây Nam của nước ta, cách mũi Cà Mau khoảng 160 km về phía Tây Bắc và cách Rạch Giá (Kiên Giang) khoảng 220 km. Với vị trí gần với đường biển quốc tế, đảo có vị trí quân sự vô cùng quan trọng nên được lực lượng biên phòng bảo vệ nghiêm ngặt để khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Có lẽ vì sự nghiêm ngặt này mà nơi đây chưa có các hoạt động du lịch chuyên nghiệp. Tuy nhiên nhờ đó mà Thổ Châu giữ lại được cho mình vẻ đẹp hoang sơ nhất mà những hòn đảo khác không có. Hòn Nhạn nằm về phía Nam của quần đảo, chỉ có một ít cây bụi, còn lại là trơ trọi đá. Từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch, chim nhạn sẽ kéo về đây làm tổ, đẻ trứng. Hàng vạn con chim nhạn bay rợp trời, sinh sôi, nảy nở. Bạn cũng sẽ được nhìn thấy những vách đá cao hùng vĩ, nơi có điểm A1 – đường biên giới trên biển của Việt Nam.

Quần đảo Thổ Châu

Điểm Cơ Sở A2: Hòn Đá Lẻ – Hòn Khoai – Tỉnh Cà Mâu

Hòn Khoai là tên một cụm đảo nằm ở phía Đông Nam mũi Cà Mau thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Hòn Khoai cách đất liền hơn 6 hải lý (14.6 km) có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh. Nơi đây được ví như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển và dải đất phía Tây Nam của Tổ quốc. Cụm đảo Hòn Khoai gồm 5 đảo nhỏ: Hòn Khoai, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ. Trong đó Hòn Khoai là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 4 km² và cũng là hòn đảo cao nhất so mực nước biển là 318 m. Xưa kia, địa danh này còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Hòn Giáng Hương, Hòn Độc Lập hay đảo Poulo Obi vào thời Pháp. Tuy nhiên, bởi hình dạng giống như một củ khoai khổng lồ mà người địa phương vẫn quen gọi với cái tên là Hòn Khoai cho đến tận ngày nay. Hòn Đá Lẻ nằm về phía cực Nam của hòn Khoai, có chiều dài khoảng 125 m, chiều rộng nhất 34 m và điểm cao nhất khoảng 7 m so với mực nước biển, là nơi cư trú của nhiều loài chim biển như hải âu, nhạn, mòng biển.

Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau Kỳ 7: Trông ra Hòn Khoai | Cà mau đất nước con  người | Báo ảnh Đất Mũi

Mủi Cà Mâu và đảo Hòn Khoai

Điểm Cơ Sở A3, A4, A5: Hòn Tài Lớn – Hòn Bông Lan – Hòn Bảy Cạnh – Côn Đảo

Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ Việt Nam và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Quần đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý theo đường biển. Nơi gần Côn Đảo nhất trên đất liền là xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cách 40 hải lý. Côn Đảo từng được biết đến là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân lớn nhất Đông Dương trước năm 1975. Ngày nay, Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan với các bãi tắm và khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo.

Hòn Tài nằm về phía Đông Nam đảo Côn Sơn, có diện tích 34 ha, cách Cầu tàu du lịch Côn Đảo 5.3 km và cách mũi Cá Mập khoảng 1 km. Hòn Tài có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn khi du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, ngắm cảnh, khám phá thiên nhiên trên đảo. Hòn Tài có 2 bãi cát nhỏ, trắng mịn hàng năm đến mùa sinh sản có hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi làm tổ và đẻ trứng và có hàng ngàn lượt rùa con được trở về với đại dương (từ tháng 4 – 9 hàng năm). Tài nguyên biển xung quanh Hòn Tài phong phú và đa dạng, có nhiều loài sinh vật biển như: san hô, cá, trai tai tượng, rùa biển, … nên được quy hoạch phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc hợp phần bảo tồn biển. Hòn Bảy Cạnh và Hòn Cau là 2 trong số các hòn đảo được bảo tồn nghiêm ngặt tại Côn Đảo, cũng là 2 hòn đảo được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp hoang sơ và hệ sinh thái biển phong phú vào bậc nhất của Việt Nam.

Thông tin qui hoạch huyện Côn Đảo mới nhất

Côn Đảo

Điểm Cơ Sở A6: Đá Hòn Hải – Nhóm Đảo Phú Quí – Tỉnh Bình Thuận

Đảo Hòn Hải được ghi tên trên hải đồ quốc tế là Poulo Sapate (Sapata, Sepate) cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) 60 km về phía đông nam, là điểm A6 trên đường cơ sở để tính lãnh hải Việt Nam, điểm xa nhất của đường viền nội thủy ở vùng nam Biển Đông.

Đảo dài khoảng 130 m, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 60 m, điểm cao nhất là 113 m tính từ mặt biển.

Trước năm 2000, đảo hoang vu do không ai trèo lên được. Còn ngư dân, khi ra đánh cá mùa biển lặng, cũng chỉ ngước nhìn khối đá khổng lồ giữa biển, không có nước ngọt, cây cối và kể với nhau về “hòn đá khổng lồ” là nơi sinh sống của các loài chim biển, đông đến nỗi chỉ vỗ tay cũng bay túa lên, đen đặc vùng trời… Năm 1999, Bộ Quốc phòng giao Bộ Tư lệnh công binh khảo sát và xây dựng hạ tầng trên đảo Hòn Hải. Đoàn công tác của công binh, Đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển (Quân chủng Hải quân) ra Hòn Hải phải bơi vào đảo và căng bạt, làm lán trại để thực hiện nhiệm vụ. Gần 5 năm, những người lính công binh đã hoàn thành căn nhà kiên cố dưới chân đảo, bến cập tàu rộng và nhất là đường hầm lên đảo. Ban đầu, công binh định làm đường chạy thẳng lên đảo, tuy nhiên do vách núi dựng đứng nên phải chuyển sang phương án đào hầm. Ròng rã khoan đá, ăn ngủ trong lòng núi với những phương pháp thi công “độc nhất vô nhị”, con đường hầm dài 170 m đã trổ lên mặt đảo và tiếp tục được gia cố bằng bê tông cốt thép có mái vòm chống đá rơi. Ngay sau đó, từng xẻng cát, viên gạch, bao xi măng, can nước ngọt cũng được gùi cõng trên lưng bộ đội, lên xây dựng con đường bê tông trên mặt đảo dài 107 m và các công trình phục vụ ngọn hải đăng có kết cấu bền vững, cao vút …

Khám phá đảo Hòn Hải - kỳ quan giữa Biển Đông - Kênh truyền hình Đài Tiếng  nói Việt Nam - VOVTV

Đảo Đá Hòn Hải

Điểm Cơ Sở A7: Đá Hòn Đôi – Tỉnh Khánh Hòa

Mũi Đôi là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam, vị trí nằm trên bán đảo Hòn Gốm, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Về hướng đông bắc 600 m là Hòn Đôi. Mũi Đôi ở Vạn Ninh, Khánh Hòa và là một trong những nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam.

Kinh nghiệm phượt Cực Đông Mũi Đôi (Cập nhật 03/2021)

Mủi Đôi tại Khánh Hòa

Điểm Cơ Sở A8: Mủi Đại Lãnh – Tỉnh Phú Yên

Mũi Đại Lãnh, hay còn được biết đến với tên Mũi Điện, là một mũi đất nhô ra biển từ một nhánh của dãy Trường Sơn, hướng thẳng ra bãi Môn, thuộc địa phận xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 35 km về phía Đông Nam. Mũi Đại Lãnh do một tướng người Pháp tên Varella phát hiện nên có tên gọi trước đây là Cap Varella trên các bản đồ cũ. Đây là điểm địa thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Việt Nam và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Danh thắng cấp Quốc gia vào năm 2008. Trải qua nhiều tranh cãi, mũi Đại Lãnh dần được xem là điểm xa thứ hai về phía Đông, sau mũi Đôi ở Vạn Ninh, Khánh Hòa và là một trong những nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 25 tháng 8 năm 1883, Hòa ước Harmand được ký kết, trong đó điều 8 cho phép thực dân Pháp xây dựng ngọn hải đăng tại mũi Varella. Từ đó hải đăng được chính thức xây dựng vào năm 1890 bởi những kiến trúc sư người Pháp. Sau khi hoàn tất, nó được đưa vào hoạt động trong vòng 55 năm đến khi Thế chiến thứ 2 nổ ra thì bị tạm dừng vận hành. Vào năm 1961, ngọn hải đăng này được Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khôi phục nhưng sau đó lại bị hủy bỏ hoàn toàn, đến năm 1995 mới được phục dựng và giữ nguyên hình dạng đến hiện tại. Hiện ngọn hải đăng mũi Đại Lãnh gồm khối nhà cao 5 m với diện tích 320 m², dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa và trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời. Tháp đèn hải đăng là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26.5 m so với nền nhà, 110 m so mực nước biển và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa đến 27 hải lý (xấp xỉ 40 km), giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hướng tàu bè trên biển. Đây là ngọn hải đăng xa nhất về phía Đông trên đất liền của Việt Nam.

Mũi Điện - nơi đón những ánh nắng đầu tiên ở Phú Yên

Mủi Đại Lãnh – Một trong 2 nơi đón ánh sáng đầu tiên của Việt Nam

Điểm Cơ Sở A9: Hòn Ông Căn – Tỉnh Bình Định

Theo các tài liệu lưu trữ, hòn Ông Căn được hình thành do núi lửa phun trào từ triệu năm trước, dòng dung nham gặp phải nước biển nên đột ngột đông cứng. Hòn nằm ở tọa độ 13°53’57″ Bắc 109°21’08″ Đông, cách bờ khoảng 7 km theo hướng đông, cách điểm A8 khoảng 140 km về phía nam, cách điểm A10 khoảng 170 km về phía bắc. Hòn thuộc cụm đảo Nghiêm Kinh Chiểu xã đảo Nhơn Lý, có chiều dài khoảng 200 m, chỗ rộng nhất khoảng 95 m.

Khám phá hòn Ông Căn - mốc đánh dấu lãnh hải Việt Nam - VnExpress Du lịch

Điểm Cơ Sở A10: Đảo Lý Sơn – Tỉnh Quảng Ngải

Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Là huyện đảo duy nhất của Quãng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý. Vào cuối kỷ Neogen (là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh) đầu đệ tứ, cách ngày nay khoảng 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành di sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Chúng còn trải trên bề mặt đảo ở phía nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng nhất là tỏi, đồng thời còn tạo nên những rạng đá ngầm là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc sinh sống.

Cu-Lao Re Volcano, Vietnam - facts & information / VolcanoDiscovery

Vị trí Cù lao Ré

Điểm Cơ Sở A11: Đảo Cồn Cỏ – Tỉnh Quảng Trị

Cồn Cỏ (còn gọi là Hòn Cỏ, Con Cọp, Hòn Mệ…) là một đảo nhỏ ở biển Đông, thuộc tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam. Diện tích của đảo trước đây gần 4 km², nay khoảng 2.2 km². Về mặt hành chính, đảo Cồn Cỏ đồng thời là huyện đảo Cồn Cỏ, thuộc tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Cồn Cỏ cách Mũi Lay 27 km về phía đông, có vị trí ở 17°10′ vĩ bắc và 107°21′ kinh đông. Trước khi thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, đảo thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh và do Tỉnh đội Quảng Trị quản lý. Đảo Cồn Cỏ được coi là dấu mốc để bắt đầu vẽ đường cơ sở của lãnh hải Việt Nam.

Doanh nghiệp địa ốc nhắm đến vùng ven biển Quảng Trị - VnExpress Kinh doanh

Đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị

4 CỘC MỐC CỦA QUỐC GIA

Bốn cột mốc quốc gia là: Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang (Cực Bắc) – A Pa Chải, Mường Nhé, Điện Biên (Cực Tây) – Mủi Đôi, Khánh Hòa (Cực Đông) – Mũi Cà Mau (Cực Nam).

  • Cực Bắc (Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang): Xã Lũng Cú nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn, cách trung tâm huyện Đồng Văn 24 km về phía Bắc, cách thành phố Hà Giang khoảng 200 km, là điểm cực bắc của Việt Nam.

A Pa Chải, Mường Nhé, Điện Biên

  • Cực Tây (A Pa Chải, Mường Nhé, Điện Biên): A Pa Chải thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, là điểm cực tây của Tổ quốc, nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.
Những thông tin chi tiết về điểm cực Tây của Việt Nam - Cinebox.vn

A Pa Chải – Điện Biên – Cực Tây

  • Cực Đông (Mũi Đôi, Khánh Hòa): Nằm ở phía nam đèo Cả, cách TP. Nha Trang khoảng 100 km. Từ TP.HCM đến gần chân đèo Cổ Mã có ngã 3 lớn, quẹo phải là đường đi vào chợ Đầm Môn thuộc Vạn Giã, đến đây bạn phải gửi xe và đi bộ hay chính xác hơn là trekking thêm 13 km qua nhiều địa hình mới đến được điểm mốc Mũi Đôi.
Điểm cực đông đất liền tổ quốc | CÔNG TY TNHH DU LỊCH CHÀO NGÀY MỚI

Mủi Đôi – Khánh Hòa – Cực Đông

  • Cực Nam (Mũi Cà Mau, Cà Mau): Tại đây, du khách sẽ được check-in với Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (cây số 0) – điểm đánh dấu lãnh thổ phía cực Nam của Tổ quốc.
4 cột mốc thiêng liêng của Tổ quốc, thanh xuân nhất định phải đến check-in

Cộc mốc Cà Mâu

KẾT LUẬN

Việc xác định đường cơ sở luôn là vấn đề có tính nhạy cảm trong quan hệ quốc tế. Một văn bản pháp lý của quốc gia liên quan đến việc xác định đường cơ sở không hợp lý, không tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế có thể gây ra những phản ứng khác nhau từ phía các quốc gia khác vì nó có thể ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích của họ. Do vậy, các tuyên bố về xác định được đường cơ sở của quốc gia ven biển phải hết sức thận trọng và tuân thủ những phương pháp chung đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Việc Luật Biển Việt Nam quy định Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là thống nhất, hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tập quán quốc tế.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Luật pháp quốc tế về đường cơ sở”.
  2. Bài viết “Tìm hiểu một số nội dung cơ bản về Công ước Luật Biển 1982” đăng trên mạng ngày 29/10/2014.
  3. Bài viết “Tứ Sa – chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông” đăng trên mạng Hoangsa.danang.gov.vnQuần đảo Thổ Chu – Wikipedia.
  4. Hòn Khoai – Wikidedia.
  5. Côn Đảo – Wikipedia
  6. Bài viết “Hòn Hải – hòn đá khổng lồ giữa biển” đăng trên mạng Thanh Niên Online ngày 7/6/2019.
  7. Mủi Đôi – Wikipedia tiếng Việt.
  8. Mủi Đại Lãnh – Wikipedia tiếng Việt.
  9. Đảo Lý Sơn – Wikipedia.
  10. Đảo Cồn Cỏ – Wikipedia.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *