Cuộc chiến Ukraine – Nga Sô tính đến ngày 24/8/2022

351 (lượt xem) |

Đây là bài thứ 3 trong loạt bài viết về cuộc chiến Ukraine. Bài viết này ghi tiếp các dữ kiện kể từ khi cuộc chiến bắt đầu với những điểm chính trong giai đoạn III kể từ 2/7/2022:

  • Giai đoạn I kéo dài 75 ngày từ 24/2/2022 cho đến 9/5/2022.
  • Giai đoạn II bắt đầu từ 10/5/2022 đến 1/7/2022.
  • Giai đoạn III bắt đầu từ 2/7/2022 đến 24/8/2022.

Cả Nga và Ukraine ở trong vị thế tiến thối lưỡng nan. Ông Putin xem Crimea và Donbass là 2 khu vực của Nga.  Crimea đã bị Nga sát nhập trong cuộc Trưng cầu dân ý năm 2014. Hai khu vực ly khai Donetsk và Lugansk, gọi chung là vùng Donbass, đã tách khỏi kiểm soát của chính phủ Ukraine cũng trong năm này. Theo một cuộc khảo sát được công bố vào năm 2021, hơn một nửa người ở khu vực ly khai muốn gia nhập Nga, dù có hoặc không có một số quyền tự trị. Thỏa thuận Minsk được Bộ tứ Normandy, gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức, thúc đẩy tại thủ đô của Belarus năm 2015, nhằm kết thúc cuộc xung đột đẫm máu khi đó đã kéo dài 10 tháng ở miền đông Ukraine. Thỏa thuận Minsk được đưa ra khá vội vàng. Nga tham gia ký thỏa thuận, nhưng vai trò của nước này trong cuộc xung đột không được thừa nhận. Từ “Nga” không xuất hiện trong bất kỳ nội dung nào của văn kiện. Điều đó cho phép Moskva tuyên bố họ chỉ là một quan sát viên và cho rằng thỏa thuận phải được thực thi giữa chính phủ Ukraine và phe ly khai ở miền đông. Ngôn ngữ của thỏa thuận cũng khá mơ hồ, nguyên nhân khiến Nga và Ukraine diễn giải lộ trình chính trị của nó theo những cách rất khác nhau. Việc Ukraine muốn lấy lại 2 vùng này là một vấn đề hắc búa mà chỉ có khi Nga bị kiệt quệ trong cuộc chiến mới có hy vọng tìm ra một giải pháp.

Bán đảo Crimea và vùng Donbass. Đồ họa: Washington Post.

Bán đảo Crimea và vùng Donbass. Đồ họa: Washington Post.

Thế nhưng sau hơn 4 tháng, cuộc chiến tranh này có thể đi về đâu? James Landale phóng viên Ngoại giao của đài BBC đã nêu ra 5 kịch bản có thể xảy ra (Chiến tranh hao mòn – Putin tuyên bố ngừng bắn – Bế tắc trên chiến trường – Một “chiến thắng” cho Ukraine – Một “chiến thắng” cho Nga? (Tra cứu thêm trong phần Tham khảo) – không loại trừ lẫn nhau, nhưng tất cả đều nằm trong vùng khả thi. Tổng thống Zelensky nói rằng Nga phải trở lại vị trí mà họ đã nắm giữ trước cuộc xâm lược năm 2014. Các đồng minh của ông, dẫn đầu là Mỹ và Anh, muốn làm suy yếu nước Nga của Putin vĩnh viễn. Họ đã nói Nga không được phép thắng. Đức và Pháp cũng nghĩ như vậy nhưng không muốn đóng vai chủ động.

GIAI ĐOẠN III

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine là cuộc chiến giữa Goliath và David. Thoạt tiên, Nga dự trù đánh gục Ukraine chỉ trong 1 tuần, lật đổ Zelensky và lập lên một chính phủ bù nhìn. Nga không ngờ rằng cuộc chiến vẫn kéo dài chưa biết đến khi nào. Và Moscow tới nay công bố rất ít thông tin về thương vong trong lực lượng của mình và đồng minh, và không đưa ra con số thống kê thường dân thiệt mạng trong các khu vực do họ kiểm soát. Ở một số nơi, chẳng hạn như thành phố Mariupol bị bao vây suốt nhiều tháng, có thể là tử địa lớn nhất trong chiến tranh – các lực lượng Nga bị cáo buộc tìm cách che đậy số người chết và vứt xác vào những ngôi mộ tập thể, khiến con số tổng thể thêm mơ hồ.

Với những lưu ý đó, “ít nhất hàng chục ngàn” thường dân Ukraine đã thiệt mạng cho đến nay, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết trong các phát biểu trước nghị viện Luxembourg. Chỉ riêng ở Mariupol, các quan chức báo cáo hơn 21,000 thường dân thiệt mạng. Sievierodonetsk, một thành phố ở khu vực Luhansk ở miền đông gần đây trở thành tâm điểm của cuộc tiến công của Nga, đã chứng kiến khoảng 1,500 người tử vong, theo thị trưởng. Những con số ước tính này bao gồm những người thiệt mạng do các cuộc tấn công của Nga hoặc binh sĩ và những người hứng chịu tác động thứ cấp như đói ăn và bệnh tật khi nguồn thực phẩm và dịch vụ y tế cạn kiệt.

Ông Zelenskyy trong tuần này nói 60 đến 100 binh sĩ Ukraine đang tử trận mỗi ngày, với khoảng 500 người khác bị thương. Những vũ khí phòng thủ do Hoa Kỳ và NATO cung cấp, đang làm thay đổi đáng kể cục diện chiến trường và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho Ukraine. Ukraine đã loại bỏ Cỗ máy Chiến tranh Nga từng được ca tụng. Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine hôm 5/7 khẳng định kể từ khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2, Nga đã tổn thất 36,350 binh sĩ, 1,594 xe tăng, 3,772 xe bọc thép chở quân, 806 hệ thống pháo, 247 hệ thống rốc két phóng loạt, 105 hệ thống phòng không, 187 trực thăng, 217 máy bay, 660 máy bay không người lái (UAV) và 15 tàu, theo trang tin The Kyiv Independent.

Tại chiến trường miền Đông, Nga đang tận dụng hoả lực của pháo binh. Hỏa lực pháo binh Nga hơn Ukraine gấp 20 lần ở một số khu vực. Theo tờ The New York Times ngày 2/7, những vũ khí hiện đại nhất mà Mỹ và Liên Âu cung cấp cho Ukraine đến nay đang tạo tác động trong những ngày đầu tiên được đưa vào chiến sự, khi phá hủy các kho đạn và trung tâm chỉ huy của Nga.

Tin tức chiến sự:

  • Giới chức Ukraine ngày 29/6, thông báo Nga và Ukraine đã thả 144 tù binh chiến tranh của mỗi bên, đánh dấu sự kiện trao đổi tù binh lớn nhất kể từ khi bắt đầu chiến tranh, theo UPI. Trong số những người Ukraine được trả tự do, có 95 chiến binh từng góp sức bảo vệ nhà máy thép Azovstal ở Mariupol. Hàng trăm quân nhân và dân thường dân đã tập trung trong nhà máy nhằm giữ vững thành lũy cuối cùng của thành phố trước cuộc xâm lược của Moscow.
  • Ngày 29/6, Reuters dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ quyết định rút khỏi đảo Rắn như một “cử chỉ thiện chí” nhằm chứng tỏ Moscow không cản trở nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong việc mở hành lang nhân đạo cho phép vận chuyển ngũ cốc từ các cảng của Ukraine.
  • Trong một cập nhật hiếm hoi từ lực lượng Ukraine đang cố thủ Severodonetsk, lực lượng Ukraine đang tìm cách kéo quân Nga vào các cuộc giao tranh trên đường phố nhằm vô hiệu hóa lợi thế đến từ pháo binh của đối phương. Tuy nhiên, Ukraine đang bị thiếu trầm trọng vũ khí có thể đối đầu bộ binh Nga. HHHHiện Nga và Ukraine đều tuyên bố kiểm soát Lysychansk, thành phố chiến lược ở miền đông Ukraine.
  • Ngày 25/7, truyền thông Ukraine dồn dập đưa tin về các đợt phản công tại khu vực Kherson, đồng thời Kiev tuyên bố đã “lật ngược tình thế” ở miền Nam và sẽ lấy lại được cứ địa này trong vòng một tháng nữa.
Ukraine có giành lại được Kherson?

Mặt trận Kherson tính đến 25/7

  • Tình báo Mỹ cho biết hơn 75,000 binh lính Nga thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược vào Ukraine hồi Tháng Hai, theo tin từ giới truyền thông Mỹ hôm 29 Tháng Bảy. Dân Biểu Elissa Slotkin (Dân Chủ-Michigan) cho hay con số trên được tiết lộ trong cuộc họp kín với giới chức chính quyền Biden. “Chúng tôi đã được thông báo rằng hơn 75,000 lính Nga đã chết hoặc bị thương ở Ukraine, một con số rất lớn. Hơn 80% lực lượng bộ binh của họ đang kiệt sức,” bà nói với CNN. Ước tính của tình báo Mỹ phù hợp với con số thương vong mà ông William Burns, giám đốc CIA, từng đề cập vào ngày 20 Tháng Bảy. Tại Aspen Security Forum, ông Burns cho rằng có khoảng 15,000 lính Nga đã thiệt mạng và số người bị thương có thể nhiều gấp ba lần. Theo ông, quân đội Ukraine “cũng bị tổn thất” nhưng vẫn kém hơn một chút so với đối phương. Mới đây, cố vấn cao cấp của tổng thống Ukraine tiết lộ số trường hợp thương vong của quân đội vào khoảng 100 – 200 người mỗi ngày.

6 THÁNG QUA HÌNH ẢNH (24/2/2022 – 24/8/2022)

Ukraine map

Ukraine trước khi bị xâm lược 24/2/2022

Ukraine map

Khu vực do quân Nga kiểm soát 24/9/2022

total death

13,000 người chết được báo cáo tại Ukraine

Lúa mì của Ukraine xuất khẩu đi đâu?. Các nước nhập khẩu lúa mì hàng đầu của Ukraine (triệu tấn). Biểu đồ thể hiện 10 quốc gia nhập khẩu lúa mì Ukraine nhiều nhất (tính theo triệu tấn) vào năm 2021 Số liệu năm 2021.

Lúa mì của Ukraine được xuất khẩu đi đâu

refugee

Hơn 6.4 triệu người tị nạn từ Uraine

Ukraine thiệt hại 104 tỷ USD trong 6 tháng

VAI TRÒ CỦA UKRAINE

Cho đến đầu tháng 7, dư luận quốc tế không còn bàn đến một Ukraine trung lập. Ngày 18/5, Thụy Điển và Phần Lan chính thức loan báo gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tờ Financial Times ngày 26/6 đưa tin một quan chức cấp cao Ukraine cho biết nước này muốn NATO công nhận vai trò trung tâm về an ninh ở châu Âu, khi lãnh đạo liên minh này gặp nhau tại Tây Ban Nha vào tuần tới để xem xét lại chiến lược. Cố vấn ngoại giao Ihor Zhovkva của Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng phiên bản mới của khái niệm chiến lược, văn bản định hướng của NATO, nên ghi nhận Ukraine là “nền tảng” trong sắp xếp về an ninh ở châu Âu, do nước này đối phó chiến dịch quân sự của Nga.

Quân sự:

  • Ukraine “muốn lập đội quân một triệu lính” với vũ khí do NATO cung cấp để giành lại miền Nam, theo lời bộ trưởng quốc phòng nước này. Thế nhưng, các nhà bình luận và cả giới chức quân sự Phương Tây cho rằng kế hoạch “phản công” của Ukraine không khả thi, ít ra là vào lúc này. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nêu ra kế hoạch lập “quân đội một triệu binh sĩ” nhằm lấy lại các vùng đất phía Nam bị Nga xâm chiếm. Theo ông Oleksii Reznikov thì việc giành lại dải đất ven Biển Đen có ý nghĩa chính trị lớn cho Ukraine.
  • Vào ngày 16/7, phát ngôn viên Vadim Skibitskiy của Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine tiết lộ Kyiv xem bán đảo Crimea là một trung tâm quân sự chính của Nga và vì vậy trở thành mục tiêu hợp pháp cho vũ khí tầm xa do Mỹ chế tạo. Ông Skibitskiy đưa ra tiết lộ này trong lúc xuất hiện trực tiếp trên Kênh truyền hình 1 + 1, khi được hỏi liệu Kyiv có thể sử dụng hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS М142 và MLRS M270 do Mỹ chế tạo để tấn công Crimea hay không, theo Đài RT. Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014. Đáp lại, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng giới lãnh đạo Ukraine sẽ ngay lập tức đối mặt ngày tận thế nếu Kyiv mạo hiểm tấn công Crimea, theo hãng tin TASS.
  • Tình báo quốc phòng Anh dự đoán xung đột Nga – Ukraine chuẩn bị bước sang giai đoạn mới, giữa lúc Mỹ chuẩn bị cung cấp cho Kyiv khoản viện trợ quân sự mới trị giá 1 tỷ USD. Trong báo cáo ngày 6/8, Bộ Quốc phòng Anh dự đoán trong giai đoạn mới của xung đột Nga – Ukraine, hầu hết các trận đánh sẽ tập trung ở khu vực trải dài 350 km theo hướng tây nam từ gần Zaporizhzhia đến Kherson, dọc theo sông Dnieper, Reuters đưa tin.

Tình hình Ukraine tính đến 8/8/2022

  • Các bức ảnh vệ tinh được công bố hôm thứ Năm 11/8 cho thấy một căn cứ không quân của Nga ở Crimea bị tàn phá nặng nề. Căn cứ này bị tấn công hôm 9/8, được cho là do Kyiv thực hiện và dẫn đến suy đoán rằng phía Ukraine có lẽ hiện nay đã đạt được khả năng mới về tấn công tầm xa hơn, có tiềm năng thay đổi cục diện cuộc chiến. Các bức ảnh do công ty vệ tinh độc lập Planet Labs công bố cho thấy ba hố đạn nổ gần như giống hệt nhau là kết quả của những đòn tấn công chính xác vào các tòa nhà tại căn cứ không quân Saki của Nga. Căn cứ này, nằm trên bờ biển phía tây nam của Crimea, đã bị thiệt hại do cháy lớn, bên cạnh đó là xác của ít nhất 8 máy bay chiến đấu bị phá hủy, có thể nhìn thấy rõ ràng.
Ảnh vệ tinh cho thấy căn cứ Saki ở Crimea bị thiệt hại nặng, 10/8/2022. (Planet Labs PBC/Handout via Reuters)

Căn cứ không quân Saky của Nga ngày 10/8, sau vụ nổ; có thể thấy một số máy bay thiệt hại

Kinh tế: Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal hôm 4/7 phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Tái thiết Ukraine ở Thụy Sĩ, nhấn mạnh nước này bị tàn phá nặng nề và nhu cầu tài chính để tái thiết đất nước là vô cùng lớn. “Chúng tôi ước tính tái thiết Ukraine cần 750 tỷ USD. Ông Shmyhal đề nghị lấy tài sản bị tịch thu của Nga và các nhà tài phiệt Nga, tổng giá trị được ước tính đạt $300 – $500 tỷ, để làm nguồn vốn chính. Ông Valdis Dombrovskis, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu (EU), cho rằng việc sử dụng tài sản tịch thu từ Nga sẽ vướng đến luật hình sự, và các “trở ngại pháp lý” này chưa được giải quyết. Ukraine cũng nên bắt đầu nghĩ đến trường hợp của Đức và Nhật sau Thế chiến thứ hai. Một phần tư tài sản quốc gia của Nhật Bản đã bốc hơi trong cuộc chiến. Đức cũng tổn thất hàng triệu binh lính và thường dân, cùng hàng trăm nghìn người khác bị giết tại các vùng chiếm đóng ở phía đông châu Âu. Năm 1968, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, với tốc độ tăng trưởng trung bình lên đến 9%/năm trong giai đoạn 1955-1973. Phép màu kinh tế ở Đức xảy ra còn nhanh hơn, khi Tây Đức đã trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới trong những năm 1950. Kế hoạch Marshall (tiếng Anh: Marshall Plan) là một sáng kiến của Mỹ được ban hành vào năm 1948 nhằm cung cấp viện trợ nước ngoài cho Tây Âu sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Điều khác biệt là Nga Sô có thể không phải là kẻ thất trận.

  • Ukraine và Nga ký thỏa thuận do LHQ hậu thuẫn cho phép xuất khẩu hàng triệu tấn ngũ cốc từ các cảng ven Biển Đen. Lễ ký diễn ra tại cung điện Dolmabahce ở Istanbul ngày 22/7 với sự tham gia của đại diện Nga và Ukraine, cũng như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Khoảng 25 triệu tấn lúa mì và ngũ cốc Ukraine mắc kẹt tại các tháp chứa do Biển Đen bị phong tỏa. Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau rải thủy lôi trên biển khiến tàu hàng không thể tiếp cận các cảng trong khu vực. Xuất khẩu ngũ cốc đình trệ được cho là nguyên nhân khiến giá lương thực toàn cầu tăng, đồng thời làm dấy lên lo ngại về nạn đói, đặc biệt ở những nước nghèo nhất thế giới.
  • Bốn ngày sau vụ Nga tấn công, oanh kích cảng Odessa ở miền nam Ukraine, chính quyền Kiev ngày 27/7/2022 thông báo các cảng hoạt động trở lại để xuất hàng trăm triệu tấn ngũ cốc đang bị mắc kẹt trong nước. Bất chấp mối nguy Nga lại tấn công vào các cảng, Ukraine quyết định tuân thủ kế hoạch xuất khẩu theo thỏa thuận đã ký ở Istanbul.
  • Chiếc thương thuyền đầu tiên chở ngũ cốc Ukraine xuất cảng đã rời bến Odesa, theo Bộ Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ hôm 1/8. Chiếc tàu Razoni, treo cờ Sierra Leone, đã rời cảng Odesa của Ukraine để lên đường sang Lebanon, theo tin từ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Một bản thông cáo của Liên Hiệp Quốc cho hay chiếc Razoni chở theo hơn 26,000 tấn bắp.

VAI TRÒ CỦA HOA KỲ, LIÊN ÂU VÀ NATO

Vào đầu tháng 7, Tổng thống Ukraine cho biết nước này muốn cả hỗ trợ quân sự và tài chính trực tiếp, tuyên bố cần khoảng 5 tỷ USD/tháng để giải quyết thâm hụt tài chính. Các quan chức cấp cao Ukraine cũng nhiều lần kêu gọi phương Tây hỗ trợ tài chính. “Hỗ trợ tài chính cho Ukraine cũng quan trọng không kém hỗ trợ vũ khí. Chúng tôi cần khoảng 5 tỷ USD mỗi tháng. Và đó là khoản ngân sách cơ bản cần thiết cho quốc phòng và bảo vệ đất nước. Để hỗ trợ Ukraine chấm dứt cuộc chiến này với chiến thắng trên chiến trường, hay thể hiện phản ứng mạnh mẽ trước những hành động của Nga. Đó là những gì mà chúng tôi, toàn liên minh và cộng đồng châu Âu – Đại Tây Dương cần”. Khi xung đột qua đi, Ukraine phải được cung cấp một vị trí đảm bảo trong cấu trúc an ninh của phương Tây, ông Zelensky cho hay, bác bỏ khả năng Ukraine vẫn là “vùng xám” giữa Nga và NATO.

Quân sự & Chính trị: Tổng thống Volodomyr Zelensky phát biểu trong cuộc họp tuần này với NATO: “Chúng tôi cần phá vỡ lợi thế pháo binh của Nga. Chúng tôi cần những hệ thống hiện đại hơn nhiều”. Ông nói, nếu Ukraine không nhận được vũ khí cần thiết để đánh bại Nga, NATO sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến trong tương lai với chính Moscow.

  • Một trong những tuyên bố quan trọng của Tổng thống Joe Biden hôm 29/6/2022 tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid là việc tăng cường sự hiện diện của quân Mỹ ở Đông Âu. Thông báo cùng ngày của Quân đội Hoa Kỳ xác nhận kế hoạch đã lên từ mấy năm qua, rằng bộ chỉ huy Quân đoàn bộ binh số 5, thuộc Bộ tư lệnh châu Âu của Hoa Kỳ, sẽ chuyển hẳn sang Ba Lan, cùng một doanh trại đóng vĩnh viễn ở quốc gia Đông Âu này. Hiện có bộ chỉ huy trung tâm tại Fort Knox, bang Kentucky và các đơn vị tiền phương ở Frankfurt, Wiesbaden (Đức). 
  • Về hỗ trợ quân sự, Nhà Trắng cho biết Mỹ đã hỗ trợ an ninh 6.9 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng 1/2021. Sau đó là Vương quốc Anh đã cung cấp 1.6 tỷ USD (1.3 tỷ bảng Anh), 1.7 tỉ Euro của Ba Lan, 240 triệu Euro của Estonia. Tổng giá trị thiết bị quân sự do Pháp viện trợ chỉ có 162 triệu Euro. Tổng thống Zelensky đã kêu gọi thêm tài trợ và cho biết chi phí quốc phòng hàng tháng của Ukraine là khoảng 5 tỷ USD (4.1 tỷ bảng Anh). Hoa Kỳ gửi Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao M142, viết tắt là Himars, pháo tự hành M777 và NASAMS, một hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến cho Ukraine. Ukraine rất cần nguồn cung cấp pháo và đạn dược tốt hơn để giữ vững các vị trí chủ chốt ở miền đông. Cho đến nay, người ta cho rằng 10 bệ phóng tên lửa tầm xa đã được chuyển giao cho Ukraine hoặc đang được chuyển giao từ Mỹ, Anh và Đức. Hoa Kỳ gửi Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao M142, viết tắt là Himars.
  • Nhóm binh sỹ Ukraine đầu tiên đã bắt đầu chương trình huấn luyện tại Anh vào đầu tháng 7/2022 nhằm giúp họ chiến đấu chống quân Nga. Gần 10,000 binh sỉ sẽ được đào tạo tại các địa điểm khác nhau của Bộ Quốc phòng (MOD) trên khắp nước Anh trong vài tháng tới. Chương trình này sẽ cung cấp các kỹ năng cần thiết để chiến đấu ở tuyến đầu cho những chiến binh tình nguyện. Các sĩ quan cấp cao của Ukraine cũng đang học tập tại bang Kansas của Mỹ, cách nơi diễn ra cuộc xâm lược của Nga và chiến trường Donbas hàng nghìn dặm. Bên ngoài căn cứ quân đội Fort Leavenworth, những cánh đồng lúa mì đang bắt đầu chuyển màu. Vùng đất thảo nguyên rộng mở, với những ngọn đồi thoai thoải trải dài hàng dặm, bầu trời bao la. Cảnh quan tinh túy của Kansas này đã trở thành nơi nhiều thế hệ binh sĩ quốc tế, những người tới căn cứ của Hoa Kỳ để được huấn luyện chiến lược. Thứ trưởng Nội vụ Ukraine, Anton Herashchenko, đã nhận xét về những điểm tương đồng giữa nơi này với cảnh quan của Donbas – khu vực phía đông đang xảy ra giao tranh ác liệt của đất nước. Theo các chuyên gia, khóa đào tạo mà họ nhận được tại Fort Leavenworth tập trung vào lý thuyết chiến tranh, đạo đức và các khía cạnh khác của quân đội hiện đại, trái ngược hẳn với cách đào tạo kiểu Liên Xô đã được áp dụng ở Nga. Vitaly Chernetsky, giáo sư tại Đại học Kansas ở Lawrence, cho biết: “Nền giáo dục của Liên Xô hoàn toàn là về sự phục tùng và không khuyến khích tư duy độc lập. Tại Leavenworth, trọng tâm là cách tiếp cận mang tính phân tích. Nó tạo ra những chuyên gia quân sự là những trí thức thực thụ”. Các giáo sư tại Leavenworth mô tả mô hình huấn luyện quân sự của Liên Xô là cứng nhắc và độc đoán. Một trong số họ, Mahir Ibrahimov, 66 tuổi, đã có trải nghiệm thực tế: Ông từng học tại một trường quân sự của Liên Xô vào những năm 1970. Ông nói, những người hướng dẫn của Liên Xô “sẽ đứng cạnh bạn cho đến khi bạn học được”, và nếu bạn không làm vậy, “họ sẽ đập bàn. Đôi khi bạn sẽ bị đánh”. Ukraine ngày nay phải đối mặt với một cuộc chiến mà lực lượng phòng thủ của nước này bị lép vé và bị thất thủ trước lực lượng của Nga được cho là lớn hơn gấp 10 lần tại các thành phố ở Donbas, nơi các cuộc giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn để giành quyền kiểm soát khu vực. Nhưng lợi thế của người Ukraine là họ có thể suy nghĩ độc lập trên chiến trường, theo Matt Hofmann, người đã tốt nghiệp chương trình Leavenworth và từng làm việc với các sĩ quan Ukraine ở Afghanistan. Ông nói: “Người Nga vẫn đang cố gắng chiến đấu trong một trận chiến liên tiếp, với xe tăng trên tuyến và rất bám sát học thuyết của họ. Họ không thể giải quyết được sự hỗn loạn mà người Ukraine đang tạo ra”.
  • Kiev lần đầu công bố hỏa tiễn HIMARS do Hoa Kỳ cung cấp bắn tan một kho đạn Nga ở Nova Kakhovka, tỉnh Kherson tạo niềm phấn khởi cho quân đội Ukraine. Đây cũng là một phần của chiến dịch ‘chọi pháo’ (artillery duel) mà Ukraine mong muốn sẽ chặn được sức tiến công chậm mà chắc của Nga. Thậm chí, có ý kiến cho rằng việc dùng các loại hỏa tiễn tầm trung và tầm xa theo tiêu chuẩn NATO sẽ giúp Ukraine ít ra là chặn bước tiến quân của Nga, bằng cách bắn phá các kho đạn, bộ chỉ huy quân sự Nga nằm sau chiến tuyến trải dài từ phía Nam qua Donbas lên gần Kharkiv. Cho đến nay, quân Nga áp dụng chiến thuật “pháo kích” rồi bao vây và công phá các cứ điểm phòng thủ của Ukraine ở Donbas và đạt được một số thành tích. Tuy thế, Nga gặp vấn đề tiếp liệu, độ chính xác của pháo binh và tính bền vững của chiến thuật này. Việc bắn hàng nghìn trái đạn pháo một ngày có thể nhanh chóng tiêu hao kho vũ khí. Với Ukraine, việc phòng thủ giữ đất đi kèm với nỗ lực tái chiếm, phản công diện hẹp trên thực địa là cách duy nhất chống lại cuộc chiến lâu dài của Nga. Để làm được điều này, Ukraine cần vũ khí NATO, vì các loại pháo tầm trung và tầm ngắn của Ukraine vẫn còn nhưng đạn đang cạn. Các cuộc đấu pháo, hỏa tiễn ở vùng đồng bằng phía Đông Ukraine đang là bước tiếp theo của chiến tranh. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết hôm 20/7 rằng Mỹ sẽ chuyển thêm 4 hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) cho Ukraine. Việc chuyển giao này nằm trong gói quân sự mới nhất để trợ giúp cho Kyiv giữa lúc họ đương đầu với những cuộc tấn công dồn dập của các lực lượng Nga. Gói viện trợ mới nhất sẽ nâng tổng số các hệ thống HIMARS mà Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine lên 16 dàn.
Nga chê “cơn mưa thép'' từ Mỹ bán cho Ba Lan, tính năng và sự thực nghiệt  ngã

Pháo HIMAS tầm xa 70 km của Hoa Kỳ

  • Tòa Bạch Ốc ngày 19/7 tố giác Nga đang đặt nền móng cho việc sáp nhập lãnh thổ Ukraine và đang cài đặt các quan chức ủy nhiệm bất hợp pháp tại các khu vực thuộc quyền kiểm soát của Nga trong lúc Moscow tìm cách kiểm soát toàn bộ những phần đất đã chiếm được ở phía đông Ukraine. Đây là chiến thuật tương tự từng được sử dụng vào năm 2014 khi Nga tuyên bố sáp nhập Crimea sau khi giành quyền kiểm soát từ Ukraine, ông Kirby nói. Cộng đồng quốc tế coi việc sáp nhập Crimea là bất hợp pháp.
  • Ông Burns, giám đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Mỹ (CIA cho biết quân Nga phải thay đổi chiến thuật sau khi “thất bại thảm hại” hồi đầu cuộc chiến. Theo ước tính mới nhất của tình báo Mỹ, khoảng 15,000 lính Nga tử trận và có lẽ 45,000 lính Nga bị thương, ông Burns cho hay. Thương vong phía Ukraine có lẽ ít hơn như cũng “nặng nề,” ông Burns cho biết thêm), tuyên bố ông Putin “hoàn toàn khỏe mạnh” nhưng quân Nga tổn thất “nặng nề” ở Ukraine.
  • Moskva tố Washington tham gia trực tiếp vào xung đột Ukraine, khi các sĩ quan Mỹ điều phối lực lượng của Kiev tập kích Nga bằng pháo HIMARS. Bộ Quốc phòng Nga hôm nay nói thiếu tướng Vadym Skibitsky, lãnh đạo cơ quan tình báo quân đội Ukraine, đã thừa nhận Mỹ điều phối các cuộc tấn công bằng Tổ hợp Pháo phản lực Cơ động cao (HIMARS) nhắm vào các mục tiêu Nga. “Tất cả đã cho thấy một điều không thể chối cãi rằng Mỹ liên quan trực tiếp tới xung đột ở Ukraine, trái với tuyên bố của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga có đoạn.
  • Trung Quốc, nước mà Nga tranh thủ như một đồng minh kể từ khi bị phương Tây làm mặt lạnh vì cuộc xâm lược Ukraine, đã gọi Mỹ là “kẻ xúi giục đầu sỏ” trong cuộc khủng hoảng. Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Nga TASS được đăng hôm 10/8, Đại sứ Trung Quốc tại Moscow, ông Trương Hán Huy, cáo buộc Washington dồn Nga vào chân tường khi mở rộng khối quân sự NATO liên tục và hỗ trợ các lực lượng muốn Ukraine ngả về phía Liên minh châu Âu thay vì Moscow. “Là kẻ khởi xướng và xúi giục đầu sỏ của cuộc khủng hoảng Ukraine, Washington một mặt áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện chưa từng có đối với Nga, mặt khác vẫn tiếp tục cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine,” ông Trương được dẫn lời nói. “Mục tiêu cuối cùng của họ là làm kiệt sức và đè bẹp Nga bằng một cuộc chiến kéo dài và thúc đẩy các lệnh trừng phạt”.
  • Hoa Kỳ sẽ công bố một gói viện trợ an ninh mới cho Ukraine trị giá khoảng 3 tỷ USD sớm nhất vào ngày 24/8, một quan chức Mỹ cho biết ngày 23/8. Gói viện trợ đang được chuẩn bị để trùng với Ngày lễ Độc lập của Ukraine 24/8. Washington đã cung cấp 10.6 tỷ USD viện trợ quân sự cho chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy kể từ ngày 24/2.

Kinh tế:

  • Cũng trong ngày 4/7, Public Eye, một tổ chức phi chính phủ tại Thụy Sĩ, lên án chính phủ quốc gia này vì giữ vai trò là “nơi giấu tài sản an toàn” cho các nhà tài phiệt Nga, và là trung tâm thương mại cho dầu thô, ngũ cốc và than đá từ Nga. Tổ chức này khen ngợi thỏa thuận nhân đạo của Thụy Sĩ với Ukraine tại hội nghị, nhưng hối thúc họ kiên quyết áp dụng lệnh trừng phạt quốc tế lên giới tài phiệt và chính phủ Nga, đồng thời tăng cường quản trị trung tâm thương mại của Thụy Sỹ.
  • Liên minh châu Âu vừa gửi cho Ukraine 1 tỷ euro viện trợ tài chính để hỗ trợ cho ngân sách của nước này và giúp nước Ukraine giải quyết hậu quả tài chính của cuộc xâm lược của Nga, Thủ tướng Ukraine, Denys Shmygal, cho biết hôm thứ Hai (1/8). “1 tỷ euro là một phần trong gói hỗ trợ lớn cho Ukraine… có tổng trị giá 9 tỷ euro. Khoản tiền này sẽ giúp tài trợ cho các nhu cầu ngân sách ưu tiên”, Thủ tướng Shmygal viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.
  • Trong tuần qua, các ngân hàng JPMorgan và Goldman Sachs đều đưa ra dự báo nguy cơ suy thoái kinh tế sẽ xảy ra trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) năm nay. Trang Hellenicshippingnews dẫn quan điểm của nhóm các nhà kinh tế tại Goldman Sachs nhận định, tăng trưởng kinh tế của khối Eurozone sẽ giảm 0,1% trong quý 3 và giảm thêm 0,2% trong quý 4 năm nay. JPMorgan dự báo cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên ở châu Âu cùng với những hỗn loạn trong chính trường Ý sẽ đẩy EU vào tình trạng suy thoái vào đầu năm 2023 và hạn chế khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục tăng lãi suất. Trước đó, ngày 26/7, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cảnh báo cả châu Âu và Mỹ hầu như sẽ không tăng trưởng kinh tế trong năm tới nếu Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt tự nhiên cho châu Âu và tiếp tục cắt giảm thêm lượng dầu thô xuất khẩu.

Tình báo Liên Âu và cuộc chiến Nga – Ukraine: Với tư cách là Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Anh trong 4 năm qua, tướng Hockenhull hoạt động trong bóng tối, điều hành một tổ chức chuyên xử lý thông tin tuyệt mật và bí mật. Cuộc chiến ở Ukraine đã làm cho công việc tổ chức và của ông trở nên quan trọng hơn. Ông cho biết ngày càng tin rằng Nga dự định tiến hành cuộc xâm lược vào tháng 11/2021. Một tuần trước cuộc xâm lược, ông Hockenhull đã đưa ra một quyết định rất bất thường là đăng một tấm bản đồ dự đoán các kế hoạch xâm lược có khả năng xảy ra của Nga trên Twitter. Theo ông, đó là một quyết định không hề dễ dàng, nhưng ông tin rằng cần phải đưa thông tin này ra phạm vi công cộng. “Điều quan trọng là phải nói ra sự thật trước khi những lời nói dối xuất hiện”, ông nói. Người đứng đầu cơ quan tình báo của Anh cũng bảo vệ quyết định của phương Tây trong việc nhấn mạnh khả năng sử dụng vũ khí hóa học và sinh học của Nga. Ông tin rằng điều này đã giúp ngăn Nga tiến hành chiến thuật cờ giả, nhằm cố gắng khắc họa người Ukraine hoặc phương Tây là những kẻ chủ mưu gây ra xung đột. Hiếm khi có nhiều thông tin tình báo tuyệt mật được chia sẻ với công chúng. Tình báo Quốc phòng Anh kể từ đó đã đăng tải các bản tin hàng ngày trong suốt cuộc chiến. Tướng Hockenhull nói rằng sức mạnh của sự đoàn kết phương Tây và sự phản kháng của người Ukraine đã vượt qua sự mong đợi.

Người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự của Anh nói với BBC rằng cả Nga và Ukraine đều không có khả năng đạt được bất kỳ hành động quân sự mang tính quyết định nào ở Ukraine trong năm 2022. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi trước công chúng, Trung tướng Jim Hockenhull cũng cho biết ông đã theo dõi rất sát sao việc Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, dù rằng là vũ khí chiến thuật. Khó mà đoán được não trạng của 1 lãnh tụ Cộng Sản như ông Putin nhưng hy vọng rằng những lãnh tụ thân cận của ông Putin có thể ngăn ngừa ông ta làm những quyết định hoang tưởng.

Sau bốn năm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng, tướng Hockenhull hiện chuyển sang lãnh đạo Bộ Chỉ huy Chiến lược của quân đội Anh – bao gồm giám sát các hoạt động của Vương quốc Anh trong không gian, trên không gian mạng và sử dụng các lực lượng đặc biệt. Ông vẫn coi Nga là mối đe dọa lớn nhất, nhưng cũng ngày càng lo ngại về Trung Quốc. Bắc Kinh đã tăng cường màn phô diễn quân sự của mình đối với Đài Loan trong những tuần gần đây. Tướng Hockenhull nói rằng sẽ không hợp lý nếu ông không coi “một quốc gia với quân sự hiện đại hóa đáng kinh ngạc quyết tâm giải quyết một vấn đề chính trị” thành vấn đề.

Các biện pháp cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ và Đồng Minh với Nga: Ngày 4/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã công bố đề xuất gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga. Tin tức về phát biểu của bà Ursula von der Leyen ngay lập tức đã tác động tiêu cực tới thị trường dầu mỏ thế giới. Giá dầu Brent giao sau tăng 3% lên 108 USD/thùng. Giá dầu đã tăng khoảng 40% kể từ đầu năm nay do lo ngại chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine sẽ gây ra cú sốc về nguồn cung, thúc đẩy lạm phát và áp lực chồng chất lên các nền kinh tế châu Âu. Lệnh cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt đối với dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga đã không nhận được đủ sự ủng hộ từ một số các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Các nước Hungary, Slovakia, Czech không ủng hộ những biện pháp trừng phạt dầu mỏ bởi nó sẽ không đưa ra được các kế hoạch chia sẻ gánh nặng về nguồn cung nhiên liệu thay thế cho các nước thành viên. Đề xuất về gói trừng phạt mới nhất này của EU, một khi được tất cả 27 nước thành viên thông qua, sẽ được áp dụng vào cuối năm nay, góp phần gây thêm áp lực lên nền kinh tế trị giá 1.8 nghìn tỷ USD của Nga – vốn đã bị vùi dập bởi các đòn trừng phạt kinh tế nặng nề của Mỹ và các nước phương Tây. Theo đó, EC đề xuất loại bỏ nguồn cung dầu thô của Nga trong vòng 6 tháng tới và loại bỏ các sản phẩm tinh chế vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, EU vẫn chưa nhắm đến việc cấm vận khí đốt tự nhiên của Nga, vốn được sử dụng vào việc sưởi ấm và sản xuất điện trên toàn khối EU. Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới và năm ngoái chiếm khoảng 27% lượng dầu nhập khẩu của EU. Hiện Mỹ và một số nước phương Tây như Canada, Anh, Australia đã cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Trước đó, ngày 3/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh áp dụng các biện pháp trả đũa kinh tế đặc biệt nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã khiến giá năng lượng toàn cầu tăng vọt Trong khi đó, giá các mặt hàng khác như lúa mì và kim loại đang tăng nhanh. Lịch sử cho thấy các lệnh cấm vận với Nga sau biến cố Crimea năm 2014 từng gây ra một số hệ quả không mong đợi và cho đến cuối tháng 5, Nga vẫn chưa có dấu hiệu chịu khuất phục.

  • Chiến sự tại Ukraine đã định hình lại bản đồ năng lượng toàn cầu, Mỹ cung cấp chủ yếu cho châu Âu trong khi Nga trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc.

NƯỚC NGA VÀ CUỘC CHIẾN UKRAINE

Tại diễn đàn kinh tế ở St. Petersburg hồi tháng 6, Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga “sẽ đạt được mọi mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt”. Trong cuộc họp cấp chính phủ hồi tuần trước, ông Putin cũng đưa ra lời thách thức rằng: “Tôi nghe nói họ muốn đánh bại chúng ta trên chiến trường. Vậy thì có thể nói gì bây giờ? Cứ để họ thử”. Thật sự, Hoa Kỳ và đồng minh không muốn đánh bại Nga mà chỉ muốn Nga kiệt lực vì cuộc chiến.

Quân sự:

  • Đài BBC kiểm chứng và nêu ra ước tính tới một nửa quân số của Trung đoàn Dù 331 tinh nhuệ thuộc Quân đội Liên bang Nga “đã bị loại khỏi vòng chiến đấu tính từ tháng 2/2022” gồm cả số người chết, bị thương và mất tích kể cả trung đoàn trưởng, đại tá Sergei Sukharev. Thế nhưng, con số thật có thể cao tới 120 tử sĩ, theo bài của phóng viên BBC Mark Urban. Nếu xét về tỉ lệ chết – bị thương thường là 1 – 3 thì con số thương vong nói chung của trung đoàn có thể lên tới 400, hoặc 500, bằng nửa tổng số quân của họ. Tương tự, một đơn vị pháo binh cơ động của Nga là trung đoàn 1065, cũng đóng ở Kostroma, ghi nhận con số 80 quân nhân tử trận khi tham chiến ở Ukraine. Hôm 22/06/2022, BBC News trích các nguồn Nga và Ukraine cho rằng tại vùng Donbas, nơi hai bên Ukraine và Nga, với sự hỗ trợ của quân thuộc hai cộng hòa tự xưng, đang có cuộc chiến tiêu hao lẫn nhau, con số thương vong cả hai bên đều tăng. Chính phát ngôn viên về nhân quyền của CH tự xưng Donetsk, bà Daria Morozova nêu ra con số từ tuần trước đó rằng 2,128 binh sĩ thuộc lực lượng vũ trang của họ “bị giết” trong chiến trận. Con số bị thương là 8,897, và có thêm 654 thường dân bị thiệt mạng trong giao tranh. Nếu đúng, con số này cho thấy phe ly khai ở Đông Ukraine, chỉ tính riêng tại CH Nhân dân Donetsk, đã có quá 50% quân số bị loại khỏi vòng chiến đấu sau mấy tháng cùng Nga đánh lại quân Ukraine.
  • Bộ Quốc Phòng Anh mới đây đưa ra các nhận xét có tính cách chê bai về thành phần binh lính và quân cụ hiện được Nga vơ vét từ đủ mọi nơi để bổ sung cho chiến trường Ukraine, chẳng bao lâu sau khi Tổng Thống Vladimir Putin lên tiếng đe dọa rằng Nga vẫn “chưa dùng toàn lực” cho cuộc xâm lăng này. Truyền thông Nga đưa tin Lữ Đoàn Bộ Binh Cơ Giới Số 200 của Hạm Đội Bắc Cực đã được điều động đến Ukraine. Trong khi đó, theo tình báo Ukraine, Nga đang thành lập một quân đoàn bộ binh mới gần Nizhny Novgorod. Rob Lee, thuộc khoa Nghiên Cứu Chiến Tranh tại King’s College London, tiết lộ Lữ Đoàn Bộ Binh Cơ Giới 200 từng chiến đấu ở Kharkiv, bị tổn thất nặng nề và mất một lượng lớn quân cụ.
  • Theo Reuters, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns trong bài phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen ở bang Colorado (Mỹ) ước tính khoảng 15,000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong xung đột tại Ukraine và Kyiv cũng hứng chịu tổn thất lớn.

Chính trị: Trong vòng chưa đầy sáu tháng, cuộc chiến mà Tổng thống Nga Vladimir Putin lựa chọn đã gây ra những hậu quả thảm khốc – đối với chính nước Nga. Nó đã khiến ít nhất 60,000 người Nga thương vong, nhiều hơn tổng số người thiệt mạng trong 10 năm Liên Xô chiếm đóng Afghanistan. Nó đã khiến Nga mất ảnh hưởng chính trị và đòn bẩy năng lượng lâu dài ở phương Tây. Nó đã giúp hồi sinh liên minh NATO, mà chỉ vài năm trước đây dường như đang ở trên những chân cuối cùng của nó. Và nó đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng, lâu dài cho nền kinh tế Nga, xóa bỏ một cách hiệu quả tất cả những thành quả đạt được kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Và Nga đã nhận được gì cho điều này? Chỉ còn một vài mảnh đất ở Ukraine – vùng đất mà Điện Kremlin có thể không giữ được lâu.

Giới tinh hoa của Nga đã biết điều này. Khi những chiếc túi đựng thi thể, những người lính bị thương và đã giải ngũ trở về Nga, người dân Nga cũng bắt đầu hiểu được điều đó. Tất cả những điều đó làm gia tăng tính dễ bị tổn thương về chính trị trong nước của Putin – và khiến ông ấy ngày càng phải chịu áp lực phải tìm ra cách nào đó để tuyên bố chiến thắng. Kết quả là, tổng thống Nga đã tiếp tục tăng gấp đôi chiến dịch gây hấn của mình. Sau thất bại trong việc chiếm Kyiv, Kharkiv và các lãnh thổ Ukraine khác, điện Kremlin đã trang bị lại các mục tiêu chiến lược của mình, thu hẹp chúng vào mục tiêu hạn chế hơn là chinh phục hoàn toàn các tỉnh Donetsk và Luhansk của Ukraine, cả hai đều đã bị chiếm đóng một phần kể từ năm 2014. Chi phí con người, một số lợi ích đã được thực hiện cho mục tiêu đó. Tuy nhiên, nhìn chung, cuộc tấn công tân trang của Nga có thể được coi là một thất bại chiến lược, vì ngày càng có nhiều người Nga chết để tạm thời nắm giữ vùng lãnh thổ phi chiến lược.

Đến lượt nó, thất bại này lại kéo theo những vấn đề khác. Các binh sĩ được sử dụng để làm mồi cho đại bác trong chiến dịch của điện Kremlin không giống nhau về sắc tộc – điều gì đó đã gây ra sự suy yếu về tinh thần quân đội và gây ra căng thẳng giữa quân đội Nga theo sắc tộc và những người đến từ những nơi như Buryatia (theo truyền thống Phật giáo) và Dagestan (chủ yếu là người Hồi giáo). Một số binh sĩ hiện đang từ chối chiến đấu và sự bất mãn trong gia đình của họ là một vấn đề ngày càng gia tăng đối với chính phủ Nga.

Nhưng điều có lẽ là “trò cá cược tồi” nguy hiểm nhất của Putin hiện đang diễn ra. Với việc phá hủy các cây cầu cần thiết để tiếp tế và / hoặc củng cố chúng, ước tính khoảng 20,000 quân Nga ở bờ Tây sông Dnipro bị mắc kẹt, bị các lực lượng Ukraine bao vây hiệu quả mà không có khả năng lao ra hoặc chiến đấu trong thời gian dài. thời gian. Putin đã không bố trí lại những binh sĩ này khi ông có cơ hội làm như vậy, khiến họ bị mắc kẹt một cách hiệu quả. Do đó, một số chỉ huy cấp cao đã đào ngũ qua sông, làm tổn hại đến tinh thần binh lính Nga ở Kherson và các nơi khác.

Tất cả những điều này khiến tình hình nội bộ của Putin trở nên tồi tệ hơn khi ngày càng có nhiều thành viên trong các bộ quyền lực của Nga tập trung vào những sai lầm đang diễn ra – và tai hại – của ông. Cuối cùng, một bộ phận quan trọng trong giới tinh hoa ra quyết định của Nga (những người có súng hoặc tiền) sẽ kết luận rằng nước này cần cắt giảm thiệt hại bằng cách rút lực lượng khỏi Ukraine, bởi vì làm như vậy sẽ là điều kiện tiên quyết để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây và cho phép Nga để tái thiết quân đội và kinh tế.

Tuy nhiên, điều này không thể thực hiện được khi Putin vẫn nắm quyền. Mặc dù việc loại bỏ tổng thống Nga khỏi quyền lực sẽ không hề dễ dàng, nhưng cuối cùng cán cân sẽ thay đổi một cách chắc chắn từ số lượng ngày càng ít những người kiên cường vẫn ủng hộ cuộc chiến của ông sang những người muốn cắt giảm tổn thất của họ. Thời điểm đó rất có thể xảy ra nếu tình trạng bế tắc ở Donbas tiếp tục, và Ukraine bắt đầu tái chiếm lãnh thổ hiện do Nga chiếm đóng. Ngày nay, cả hai kết quả đó đều có thể xảy ra một cách rõ ràng. Kết quả là, chiến tranh hiện tại cũng có thể kết thúc

  • Đại sứ Nga tại Bulgaria hôm 1/7 nói bà sẽ yêu cầu Moscow đóng cửa đại sứ quán ở quốc gia vùng Balkan sau khi Sofia phớt lờ lời kêu gọi của bà là đảo ngược điều mà bà gọi là bước đi thù địch chưa từng có khi Sofia trục xuất 70 nhà ngoại giao Nga.
    Trong tuyên bố gửi tới người dân Bulgaria, đại sứ Nga Eleonora Mitrofanova cho biết việc đóng cửa đại sứ quán Nga tất yếu sẽ dẫn đến việc đóng cửa đại sứ quán Bulgaria ở Moscow.
  • 30 quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 5/7 đã ký nghị định thư cho phép Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối liên minh quân sự NATO một khi quốc hội của các nước phê duyệt.
  • Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đang phải đối mặt với sự phản đối từ phía quân đội khi họ cho biết không đồng tình với cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Các sĩ quan cấp cao từ lữ đoàn thứ năm của Lực lượng Đặc nhiệm đã viết trong một bức thư ngỏ gửi cho ông Lukashenko, một đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, rằng nếu ông có ý định gửi quân đến chiến đấu ở Ukraine thì đó sẽ là một quyết định “tự sát”, tờ Express đưa tin hôm 7/7. “Khi tham gia cuộc chiến chống Ukraine, Belarus sẽ bị đuổi khỏi cộng đồng các quốc gia văn minh và sẽ bị quốc tế ruồng bỏ trong nhiều năm tới”, các sĩ quan quân đội viết.

  • Theo ông John Kirby – phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, chính quyền Washington đã nhận được thông tin tình báo rằng Nga đang tiến hành các bước cần thiết để sáp nhập những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát tại Ukraine. Theo phát ngôn viên của NSC, đây là chiến thuật tương tự được Nga sử dụng vào năm 2014 khi Moscow tuyên bố sáp nhập Crimea sau khi giành quyền kiểm soát bán đảo này từ Ukraine.
  • Ngày 1/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận rằng chiến tranh hạt nhân không phải là một lựa chọn, nhưng nhận xét của ông hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố trước đây của Nga. Nhưng Putin dường như cố gắng dập tắt những lo ngại này trong một bức thư gửi tới một hội nghị về hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, theo một báo cáo từ Reuters. Ông Putin viết: “Chúng tôi tiến hành từ thực tế rằng không thể có kẻ chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân và nó không bao giờ được mở ra, và chúng tôi ủng hộ an ninh bình đẳng và không thể chia cắt cho tất cả các thành viên của cộng đồng thế giới”. Tuy nhiên, bức thư của Putin sử dụng một giọng điệu khác hẳn so với những gì ông và các nhân vật chính quyền Nga đã đưa ra trước đây về việc có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong những tháng trước, các đồng minh của Putin và đài truyền hình nhà nước Nga liên kết với Điện Kremlin đã sử dụng lo ngại về một cuộc tấn công hạt nhân để chế nhạo phương Tây – cũng như cố gắng đe dọa các nhà lãnh đạo thế giới ủng hộ Ukraine.

Khi Putin lần đầu tiên phát động cuộc chiến vào ngày 24/2, ông cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào của các quốc gia khác nhằm can thiệp vào cuộc xâm lược của ông sẽ “dẫn bạn đến những hậu quả mà bạn chưa từng gặp phải trong lịch sử của mình”, một nhận xét được nhiều người coi là mối đe dọa chiến tranh hạt nhân.

Kinh tế: Những cảnh cáo liên tục trước ngày 24/2/2022 về cấm vận đã không làm cho Nga bỏ ý định mang quân xâm chiếm Ukraine. Cuộc chiến đã bước qua ngày thứ 55 nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ chấm dứt cuộc xâm lăng Ukraine.

Một trong những tính toán sai lầm của Putin là ông không ngờ được Tây phương đã đoàn kết đồng loạt thi hành những biện pháp trừng phạt kinh tế sâu rộng nhất từ Thế Chiến II đến nay, đã làm đảo lộn và suy thoái nền kinh tế Nga một cách đáng kể. Kinh tế Nga tương đối nhỏ cho nên biện pháp trả đũa kinh tế của Nga đối với Tây phương không đáng kể. Putin cũng không ngờ được rằng dù lệ thuộc vào dầu khí của Nga, ông cũng không thể hăm dọa được các nước Liên Âu.

Lịch sử cho thấy cấm vận đơn thuần rất khó đưa đến mục tiêu mong muốn như trong trường hợp này là Nga rút quân ra khỏi Ukraine, đặc biệt đối với một nước độc tài. Nó cần phải có những biện pháp quân sự đi kèm như các nước Tây phương đang làm là giúp Ukraine những võ khí tự vệ hiện đại cần thiết.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng cấm vận thường chỉ có 30% – 40% cơ may thành công và đạt được mục tiêu khiêm nhường. Mục tiêu của cấm vận năm 2022 để trục xuất Nga ra khỏi Ukraine. Nếu không đạt được, Nga cũng phải trả một giá rất đắt về mặc kinh tế cũng như quân sự. Elvia Nabiullina, Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương Nga, nói hệ quả của cấm vận chỉ mới bắt đầu. Thật vậy, Nga sẽ tiếp tục bị cô lập về kinh tế và mức sống của dân Nga sẽ suy giảm ít nhất trong 5 năm tới.

  • Nga hầu như không gặp khó khăn gì trong việc điều chuyển dầu xuất khẩu từ thị trường châu Âu sang các nước khác sau khi xảy ra xung đột tại Ukraine. Lượng dầu thô của Nga xuất khẩu sang châu Âu – thị trường lớn nhất của Moscow – giảm rất sâu trong năm 2022 do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sau khi xung đột bùng lên tại Ukraine vào ngày 24-2. Tuy nhiên, Moscow đã xoay chuyển tình thế kịp thời khi chuyển lượng dầu xuất khẩu đáng lẽ tới châu Âu đó qua các nước châu Á, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước tăng cường lượng mua vào rất lớn. Lượng dầu thô Trung Quốc nhập từ Nga đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 5/2022, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước, đẩy Saudi Arabia xuống vị trí nhà cung cấp dầu lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Đài CNN dẫn dữ liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, trong tháng 5, trung bình mỗi ngày Trung Quốc nhập khoảng 1.98 triệu thùng dầu từ Nga, cao hơn mức 1.59 triệu thùng/ngày của tháng 4. Không chỉ dầu, Nga cũng đang tăng thêm lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Trung Quốc, theo hãng tin Bloomberg. Thông tin từ JPMorgan xác nhận lại những tuyên bố trước đó vào ngày 22-6 của Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi ông nói Nga đang điều chuyển lại các lô dầu thô xuất khẩu tới “các đối tác quốc tế tin cậy”, mà trước hết là các nước trong nhóm BRICS như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Ở thời điểm đó, theo ông Putin, thương mại giữa Nga và các nước BRICS đã tăng 38%, đạt 45 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2022. Dù vậy, giới chuyên gia quốc tế vẫn nhận định kinh tế Nga sẽ giảm tốc trong năm nay do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt, cấm vận kinh tế của phương Tây.

Vai trò dầu khí của Nga: Năm 2021, Nga cung cấp khoảng 27% lượng dầu nhập khẩu và 40% lượng khí đốt tự nhiên của Châu Âu. Về dầu hỏa, Nga đứng thứ sáu về sản lượng và là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ. Nếu không mua của Nga thì EU sẽ mua từ Mỹ, Trung Đông và Bắc Phi với giá có thể đắt hơn do phải vận chuyển bằng tàu thủy và phải hóa lỏng khí. Kể từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đến nay, EU đã chi hơn 20 tỷ Euro mua dầu mỏ Nga. Các nhà lãnh đạo EU đã hứa sẽ cắt giảm nhập khẩu khí đốt của Nga tới 66% trong năm nay và chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào năm 2027. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 18/5 cho biết Liên minh châu Âu (EU) dự định huy động khoản đầu tư trị giá lên tới 300 tỷ Euro (hơn 315 tỷ USD) vào năm 2030 để chấm dứt sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga. Việc tự cắt mình rời xa khỏi dầu mỏ Nga có thể khiến khối EU bị chia rẽ. Một bên là những nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp ít dùng dầu mỏ Nga hơn, và một bên là những nước như Hungary, Slovakia nhập khẩu đến hơn 75% dầu từ Nga. Châu Âu có thể chuyển sang các nhà xuất khẩu khí đốt tại Trung Đông. Nga có thể thay thế Châu Âu bằng Trung Quốc, Ấn Độ nhưng về dài hạn, đây là một sự thất bại của ông Putin. Trung Quốc, Ấn Độ không dại gì để cho Nga Sô lợi dụng. Mỗi ngày ông Putin phải thu được khoảng 1 tỷ USD từ việc bán dầu và khí vào EU, số tiền này là cực kỳ quan trọng đối với ông ta nhằm duy trì cỗ máy chiến tranh của mình đặt trong bối cảnh bị cấm vận toàn diện và nguồn dự trữ quốc gia ước vào khoảng 400 tỷ USD trong tổng số 600 tỷ USD đã bị phương Tây khóa chặt, cả tiền gửi, trái phiếu, vàng …

VAI TRÒ HÒA GIẢI CỦA CÁC NƯỚC KHÁC

  • Các ngoại trưởng G20 sẽ đến hòn đảo nghỉ dưỡng Bali trong tuần này để dự một cuộc họp được cho là bị bao phủ bởi cuộc chiến ở Ukraine, với sự tham dự của Nga, tạo ra những rạn nứt trong khối khi nước chủ nhà Indonesia cố gắng làm trung gian hòa giải. Nhóm G20, bao gồm các nước phương Tây, cáo buộc Moscow về tội ác chiến tranh ở Ukraine và áp dụng các biện pháp trừng phạt, nhưng trong nhóm cũng có các nước như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Nam Phi không làm theo. Cuộc họp sẽ là lần đầu tiên các ngoại trưởng của các nền kinh tế hàng đầu thế giới gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai. Cố gắng tận dụng sự trung lập của Indonesia, Tổng thống Joko Widodo đã bắt đầu một sứ mệnh trung gian hòa bình đầy tham vọng vào tuần trước.
  • Ngày 6/7 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thăm Việt Nam. Sự kiện này diễn ra khi Nga tiếp tục tấn công các vùng Đông và Nam của Ukraine trong cuộc xâm lăng khiến Phương Tây tung ra các lệnh cấm vận, trừng phạt nặng nề lên Moscow. Ông Lavrov đến thăm Việt Nam mà không đến thăm Lào, Campuchia, hay Thái Lan. Chuyến đi này cho thấy Nga đang ở thế yếu trên trường quốc tế. Nga muốn Việt Nam nếu không hỗ trợ thì “cũng không nói cái gì hay làm cái gì để làm họ thiệt hại thêm trên trường quốc tế”. Các nước của thế giới thứ 3 hiện nay tranh nhau mua dầu giá rẻ của Nga. Lãnh đạo Việt Nam “rất cầm chừng” và họ đã ” nhấn mạnh đến chuyện tôn trọng luật pháp quốc tế, không can thiệp vào nội bộ…”. Đây có thể hiểu như “lời nhắc nhở Nga tìm giải pháp hòa bình”.

KẾT LUẬN

Đây đang trở thành một cuộc chiến tiêu hao cho cả 2 bên. Ukraine cho biết khoảng 20% lãnh thổ của họ đang bị Nga tạm chiếm và khoảng 10,000 binh sĩ nước này thiệt mạng. Cuộc chiến bao trùm tất cả mọi lãnh vực từ lương thực, năng lượng, quân sự. Trên phương diện chủ quyền quốc gia, Ukraine muốn thương thuyết lấy lại các vùng đất bị chiếm đóng kể cả Donbass và Crimea.

Khi được hỏi liệu Ukraine có cần nhượng một phần lãnh thổ để đạt được hòa bình hay không, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: “Đó là lãnh thổ của họ. Tôi sẽ không nói cho họ biết họ nên làm gì và không nên làm gì.” Ông Biden hôm 3/6 nói thêm rằng “có vẻ như” tại một thời điểm sẽ cần phải có một “dàn xếp” giữa hai quốc gia, nhưng “điều đó đòi hỏi gì, tôi không biết. Tôi không nghĩ rằng có ai lại biết vào thời điểm lúc này. Nhưng trong khi chờ đợi, chúng tôi sẽ tiếp tục giúp người Ukraine để có thể tự vệ”.

Thiệt hại của Nga có thể còn nhiều hơn cả Ukraine. Quân dân Ukraine, nếu được yễm trợ đầy đủ từ Hoa Kỳ và Liên Âu, có đủ dũng khí để lấy lại những vùng đang bị chiếm kể cả bán đảo Crimea. Vấn đề còn lại là Tổng thống Putin của Nga có nhận thức được sự sai lầm của mình để chấm dứt chiến tranh. Cho đến bây giờ, ông ta vẫn so sánh mình như là một Peter Đại đế. Ông ta ca ngợi những chiến thắng của Sa Hoàng Peter Đại Đế trong cuộc chiến kéo dài 21 năm với Thụy Điển và đế quốc Ottoman hồi thế kỷ 18, mang lại cho nước Nga những vùng lãnh thổ rộng lớn, hiện thuộc Ukraine, trên bờ biển Azov và biển Hắc Hải; sáp nhập các lãnh thổ ven biển Caspian vốn thuộc nước Ba Tư và chấm dứt vai trò thống trị của Thụy Điển trên vùng biển Baltic. Nếu thủ đoạn cướp đất này thành công, nếu Ukraine không chiến đấu quyết liệt để ngăn chặn thì đội quân xâm lược của ông Putin có thể một ngày nào đó sẽ tiếp tục lấn sâu vào Ba Lan, Moldova hoặc Thụy Điển. Dù chính xác là bao nhiêu vùng lãnh thổ Ukraine đã bị chiếm giữ, thì thông điệp của ông Zelensky về sự cần thiết châu Âu phải thống nhất chống lại Nga là không thể nhầm lẫn. Ông nói: “Khi chúng tôi giành chiến thắng trong cuộc chiến này, tất cả người dân châu Âu sẽ có thể tiếp tục tận hưởng tự do của họ. Nhưng nếu kẻ muốn phá hủy bất kỳ sự tự do nào ở Ukraine và châu Âu thắng thế, sẽ là một thời kỳ đen tối cho tất cả mọi người trên lục địa”.

Mẫu số chung của hai phe nói trên là niềm tin cuộc chiến sẽ phải kết thúc với một thỏa thuận được thương lượng, ngay cả khi tình trạng của thỏa thuận này đang bị tranh cãi gay gắt. Thay vì đi vào kết thúc, điều có vẻ ngày càng nhiều khả năng là một cuộc xung đột âm ỉ lâu dài. Tại đó, Kiev rất khó giành lại được toàn bộ lãnh thổ của mình và quân đội Nga cũng sẽ không rời khỏi những vùng lãnh thổ họ vừa cưỡng chiếm được. Tổng thống Putin đặt cược uy tín chính trị của mình vào chiến thắng ở Ukraine, điều mà phương Tây muốn ngăn chận.

Hôm 10/8, Tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky tuyên bố, nước này sẽ còn chiến đấu chống lại Nga cho đến khi giành lại được quyền kiểm soát bán đảo Crimea – mà Nga đã sáp nhập từ năm 2014. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine thừa nhận hiện tại “không thể nói thời điểm chính xác Ukraine có thể giành lại Crimea”. Nhiều quan chức Ukraine cho rằng, mục tiêu đề ra của nước này có thể sẽ phải mất tới vài năm.

Chiến sự đã kéo dài trong nhiều tháng qua và dường như đang có một cuộc chạy đua ngầm giữa Nga – Ukraine để xem nước nào sẽ là bên kiệt sức trước trong giai đoạn mới của cuộc xung đột, cũng như liệu phương Tây có thể tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine hay không khi Nga đang dần đạt được các mục tiêu ở miền Đông nước này. Xung đột leo thang có thể khiến Nga phải ban bố lệnh tổng động viện để gia tăng quy mô lực lượng quân đội. Lời cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân có thể trở thành hiện thực vào một ngày nào đó nếu ông Putin cảm thấy mình có nguy cơ thất bại. Nỗi sợ hãi lớn nhất của phương Tây là cuộc chiến sẽ nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát, thậm chí dẫn đến chiến tranh hạt nhân dù rằng hạn chế – điều mà tất cả các bên, trong đó có Nga đều muốn tránh.

THAM KHẢO

1)    Bài viết “Chiến sự tại Ukraine xoay chuyển bản đồ năng lượng toàn cầu” đăng trên mạng  Zing News ngày 26/6/2022.

2) Bài viết “Sau hơn 100 ngày, cuộc chiến tranh Ukaine có thể diễn tiến như thế nào?” của phóng viên James Landale đăng trên đài  BBC ngày 5/6/2022.

3)    Bài viết “Vì sao chiến tranh hạt nhân giữa Nga và Mỹ sẽ không như tưởng tượng?” đăng trên mạng  VOV.VN ngày 14/12/2021.

4)    National Response Scenario Number One – From Wikidedia, the free encyclodedia

5)    This is what nuclear war between US and Russia would look like, according to scientists

6)    Bài viết “Putin hints he will use nukes against anyone who gets involved in Ukraine” của tác giả Kate Plummer ngày 28/4/2022.

7) Bài viết “Ukraine: Vụ nổ ở Crimea giáng đòn mạnh vào hải quân Nga” đăng trên mạng  BBC News  ngày 12/8/2022.

8) Bài viết “Cuộc chiến Ukraine: Dự đoán bước tiếp theo của Nga ở Ukraine” đăng trên mạng  BBC News  ngày 13/8/2022.

9) Bài viết “Căn cứ Nga ở Crimée bị ‘‘tấn công’’: Giai đoạn mới trong xung đột Matxcơva – Kiev ?” đăng trên mạng  BBC News  ngày 18/8/2022.

10) Bài viết “Putin’s on the brink” by Herman Pirchner, Jr., opinion contributor – The Hill on 18/8/2022.

 

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *