Việt Nam và nền kinh tế tri thức

181 (lượt xem) |

Trong những năm trước, tác giả có viết vài bài về kinh tế Việt Nam và các nước ASEAN; tuy nhiên không đi sâu vào chi tiết. Mới đây, tờ Business Times (Singapore) đã có bài viết “Tiếng gầm của một con hổ  châu Á mới – Roar of a new Asian tiger”, nói về Việt Nam. Trong đó nhận định Việt Nam có cơ hội trở thành “con hổ châu Á mới” với những dẫn chứng. Trong bài viết này, tác giả sẽ đi rất xa, bỏ qua chuyện tranh đua với các quốc gia ASEAN để đưa Việt Nam vào trong bộ tứ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam và mục đích tối hậu là đạt đến nền kinh tế tri thức như Nhật Bản. Đây là bài viết trong năm 2022 mà tác giả mất nhiều thời gian nhất để truy cập và kiểm chứng tài liệu.

NHỮNG NÉT ĐẶC THÙ CỦA VIỆT NAM

Dù rằng là 2 quốc gia mà phương diện lịch sữ có thể xem như là 2 kẻ thù truyền kiếp, Trung Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia toàn trị mà trong khá nhiều lãnh vực lại chứng tỏ có những nét tương đồng trong việc cai trị và phát triển đất nước. Việt Nam và Trung Quốc đều nằm dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản và chọn xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Việt Nam lại thêm vào mục tiêu độc lập dân tộc. Trung Quốc có những lợi điểm mà Việt Nam không có. Tuy nhiên, nuôi sống 1.4 tỷ dân luôn là nổi ám ảnh của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Một số nét mới về thể chế chính trị và bộ máy nhà nước một số quốc gia trên  thế giới

Hệ thống chính trị của các nước trên thế giới

Hệ thống tài chánh của Trung Quốc và Việt Nam: Lấy ngân sách Quốc phòng Trung Quốc làm ví dụ căn bản. Trong báo cáo ngân sách chính phủ công bố ngày 5/3/22, Trung Quốc thông báo sẽ tăng ngân sách quốc phòng năm 2022 thêm 7.1% so với năm ngoái, lên 1.45 nghìn tỷ nhân dân tệ (230 tỷ USD), cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Vào ngày 28/3/2022, Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden công bố đề nghị ngân sách quốc gia năm 2023 của ông, trong đó đáng chú ý nhất là chi tiêu dành cho quốc phòng và an ninh lên đến 813 tỷ USD, mức chi tiêu cao nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ngân sách đảng của Trung Quốc là một bí mật tuyệt đối mà ngay cả ước tính của CIA cũng không có gì chính xác. Tờ Breaking Defense dẫn một số dữ liệu mới chỉ ra rằng, bất chấp số liệu chi tiêu quốc phòng chính thức của Trung Quốc thấp “đến mức vô lý”, giá trị ngân sách quốc phòng của nước này có thể đã vượt qua những gì Mỹ thực sự chi cho quốc phòng. Nếu các số liệu là chính xác, luận điệu cho rằng Mỹ vẫn còn bỏ xa Trung Quốc cả thập kỷ là điều không tưởng và thời gian để Mỹ “xoay trục” sang châu Á theo các có thể dự đoán trước với ngân sách hiện có là không nhiều. The Economist tính toán rằng chi tiêu thực tế của Trung Quốc vào năm 2020 là 518 tỷ USD – gấp đôi ước tính của Viện Hòa bình Stokholm (SIPRI). Năm 2021, Trung Quốc cho biết họ có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng 6.8%, sẽ nâng ước tính này lên khoảng 550 tỷ USD. Tức là ngân sách quốc phòng Trung Quốc hằng năm chỉ kém Mỹ 190 tỷ USD. Nếu tính thêm yếu tố hiệu năng gấp rưởi thì ngân sách quốc phòng thật sự của Trung Quốc là 550 tỷ x 3/2 = 825 tỷ USD, tương đương với ngân sách Hoa Kỳ.

Cách tính GDP của Việt Nam: Vào tháng 2, 2022, các nước ASEAN đã công bố GDP của các quốc gia mình. Năm nước được đề cập trong báo cáo là Singapore (7.2%), Indonesia (3.69%), Malaysia (3.1%), Philippines (5.6%) và Việt Nam (2.58%). GDP mà chưa kể đến các yếu tố khác chưa phải là thước đo sức mạnh của một quốc gia.

http://kinhtetrunguong.vn/upload/104765/fck/thuyntk/lo%20dien%20top%20nen%20kinh%20te%20lon%202%202322022.jpg

Tính toán theo dữ liệu GDP của IMF và dữ liệu tăng trưởng do cơ quan thống kê của các quốc gia công bố

Như vậy, trong năm 2021, Việt Nam đứng thứ 5 về GDP trong khu vực Đông Nam Á với GDP khoảng 352 tỷ USD, xếp sau Singapore với vị trí thứ 4 với 364 tỷ USD. Vị trí top 3 là Indonesia, Thái Lan và Philippines không thay đổi so với năm 2020. Malaysia cũng tiếp tục giữ vị trí thứ 6 trong nhóm các nền kinh tế lớn của khu vực.

Năm 2020 là lần đầu tiên Việt Nam vượt Singapore để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á về GDP. Trước đó, năm 2019, Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng DBS Bank cho hay: “Kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng 6 – 6.5% trong thập kỷ tới, nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh và tăng trưởng năng suất trong những năm sắp tới. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore sau 10 năm nữa”.

Ở thời điểm đó, dự báo kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore vào năm 2029 của DBS dựa trên một số giả định: (1) Việt Nam có thể tăng trưởng bình quân 5.5% trong những năm tới và trung bình khoảng 6 – 6.5% trong trung hạn khoảng 10 năm. (2) Tỷ lệ tăng trưởng dân số ngắn hạn trong độ tuổi lao động của Việt Nam là 1% rồi giảm dần xuống 0.5%. (3) Các nền kinh tế khu vực cũng giữ mức tăng trưởng bình quân vốn có, với Singapore là 2.5%.

Nhưng bất ngờ cho các chuyên gia này, là Việt Nam đã vượt qua Singapore về mặt quy mô kinh tế ngay một năm sau đó. Tuy nhiên, thứ hạng của Việt Nam đã giảm sau 1 năm nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của làn sóng Covid-19 lần thứ 4. Năm nay, Việt Nam đang được kỳ vọng có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng 6 – 7% như trước Covid-19, theo đó trở lại vị trí thứ 4 về quy mô nền kinh tế trong khu vực ASEAN.

Những năm gần đây, IMF đã 2 lần hỗ trợ Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP. Lần thứ nhất là đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010 – 2017 và cho kết quả tăng bình quân 25.4%/năm so với trước đó. Lần thứ 2 là đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2018 – 2020, cũng cho kết quả tăng bình quân trên 25%/năm so với trước đó.

Mặc dù vậy, IMF nhận định, 2 đợt thực hiện đánh giá lại quy mô GDP trên chỉ mới xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, mà chưa đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm, bất hợp pháp. Việt Nam đã loại trừ một số hoạt động kinh tế không quan sát được, dẫn đến ước tính thiếu, có thể làm sai lệch tốc độ tăng trưởng GDP, gây trở ngại cho so sánh quốc tế.

Kể từ 2017, IMF đã 3 lần hỗ trợ cho Việt Nam trong việc xây dựng những hệ thống về thống kê, về kinh tế và đặc biệt là các quốc gia có sự phát triển và thay đổi nhanh như Việt Nam, thì việc cập nhập số liệu thống kê về kinh tế là rất khó khăn và cũng rất quan trọng như bỏ sót các doanh nghiệp, chưa thống kế kinh tế ngầm, chính xác của quy mô GDP … Ngoài các nguyên nhân được Thống kê Việt Nam nêu, còn một nguyên nhân nữa đáng để xem xét trong việc tính lại GDP, đó là sự đánh giá của quốc tế về GDP theo sức mua (PPP). Không quốc gia nào ngoài Hoa Kỳ có tỷ số đó bằng 1 (20,807/20,807 tỷ USD).

Theo công bố của IMF, GDP toàn cầu năm 2020 tính theo “danh nghĩa” là 83,844 tỷ USD, tính theo “sức mua” là 130,186 tỷ USD. Tỷ số giữa GDP sức mua với GDP danh nghĩa trên đây của toàn cầu là 1.52. Khá nhiều quốc gia có hệ số đó cao hơn 1, như Trung Quốc 1.61; Nga 2.44; Brazil 2.25; Mexico 2.33; Thái Lan 2.47… Việt Nam thuộc tốp ít ỏi có tỷ số lớn hơn 3, trong đó cao nhất là Thổ Nhĩ Kỳ 3.70; Việt Nam 3.08 (1047/340 tỷ USD), Indonesia 3.05 …

Như vậy, tính theo phương pháp củ thì trong các nước thuộc khối ASEAN 2021, xếp sau Singapore về GDP bình quân đầu người là Brunei, xếp thứ 2 trong các nước ở Đông Nam Á và xếp thứ 31 thế giới với GDP bình quân khoảng 33,979 USD. Xếp thứ 3 là Malaysia với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 11,125 USD, xếp thứ 69 trên thế giới. Thái Lan đứng thứ 4 với GDP bình quân đạt khoảng 7,809 USD, xếp thứ 85 trên thế giới. Đứng ở vị trí thứ 5 là Indonesia với GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.225 USD, xếp thứ 117 trên thế giới. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2021 đạt khoảng 3,743 USD, đứng thứ 6 trong khu vực và thứ 124 trên thế giới. Sau Việt Nam, Philippines, Lào, Campuchia và Myanmar có thứ hạng trên thế giới về GDP bình quân đầu người lần lượt là 129, 139, 156 và 164.

Có 2 phương án để đánh giá chính xác GDP: Phương án 1, đánh giá lại từ các nguyên nhân dẫn đến GDP bị đánh giá thấp, đặc biệt là 4 nguyên nhân đã được chính thức nêu ra trên đây. Từ đó tính toán những gì cần được đưa vào GDP. Phương án 2, tiếp thu đầy đủ và có chọn lọc các đánh giá của các tổ chức quốc tế về Việt Nam và về GDP của Việt Nam. So sánh hai phương án để đúc kết lại thành phương án cần được lựa chọn. Để hình dung, có thể phác họa một vài tính toán sau:

  • Theo Đại học Fulbright, GDP Việt Nam được tính lại có thể cao hơn so với hiện tại trong khoảng 25-30%. Từ đó, GDP Việt Nam năm 2020 là 340 x 1.25 = 425 tỷ USD, hoặc là 340 x 1.30 = 442 tỷ USD, mức trung bình là 433 tỷ USD.
  • Theo tỷ số bình quân của thế giới về GDP sức mua/GDP danh nghĩa là 1.56 thì GDP Việt Nam năm 2020 là 340 x 1.56 = 530 tỷ USD.
  • Theo quan hệ giữa GDP/kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 vào loại cao nhất thế giới là 0.81, thì GDP sẽ là 543 ÷ 0.81 = 670 tỷ USD.
  • Theo ước đoán về kinh tế phi chính thức có thể lớn bằng 50% kinh tế được công bố, thì GDP năm 2020 sẽ là 340 x 1.5 = 510 tỷ USD.
  • Nếu không thể chấp nhận, hoặc bác bỏ tất cả các tính toán trên, thì đơn giản nhất, phải chăng là chấp nhận mức bình quân của các tính toán này. Theo đó, GDP năm 2020 sẽ là (433 + 530 + 670 + 510) ÷ 4 = 535 tỷ USD với mức tăng trưởng 6 – 8% (trung bình 7%). Như vậy GDP thực sự của Việt Nam năm 2021 là 572.5 tỷ USD và năm 2022 là 612 tỷ USD, chỉ còn thua Indonesia.

CÁC YẾU TỐ CĂN BẢN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

Kể từ khi bắt đầu chính sách đổi mới năm 1986, Việt Nam đã dùng vị thế địa chính trị của mình để phát triển kinh tế. Bắt đầu từ 2020, sự phát triển kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có những dấu ấn rõ ràng.

Vị thế địa chính trị: Với vị trí tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu ở Đông Nam Á cho các nhà đầu tư nước ngoài trong chiến lược Trung Quốc + 1 nhằm tiết giảm chi phí và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 45 cảng biển được đưa vào khai thác, trong đó có 2 cảng biển Quốc tế, 12 cảng biển đầu mối khu vực, 18 cảng biển địa phương cùng 13 cảng biển dầu khí ngoài khơi riêng biệt. Nhiều nhà sản xuất đã mở rộng dây chuyền sang các quốc gia bên cạnh khi chi phí hoạt động tại Trung Quốc liên tục tăng cao. Trong khi đó, Việt Nam được cho có thể là điểm đến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, cũng như của nhiều người nước ngoài vì đã các hoạt động phòng chống trước dịch Covid-19 lẫn chiến lược tái mở cửa, phục hồi kinh tế sau dịch. Dưới đây là những quốc gia hàng đầu châu Á được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, được xếp theo thứ tự tăng lợi nhuận gộp sản phẩm trong nước (GDP) tiềm năng, theo Nomura.

  • Việt Nam (7.9%): Linh kiện cho điện thoại, các thiết bị cho văn phòng và máy xử lý dữ liệu tự động. Việt Nam cũng có thể đón nhận mức tăng 5% trong tổng mặt hàng xuất khẩu. 
  • Đài Loan (2.1%): Thiết bị điện cho điện thoại, các thiết bị dùng cho văn phòng và máy xử lý dữ liệu tự động.
  • Malaysia (1.5%): Chất bán dẫn và khí tự nhiên.
  • Hàn Quốc (0.8%): Thiết bị điện cho điện thoại, các thiết bị văn phòng và máy xử lý dữ liệu tự động.
  • Thái Lan (0.5%): Các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu là máy móc văn phòng, thiết bị điện tử, xe cộ, vàng và dầu.
  • Philippines (0.1%): Các mặt hàng chính bao gồm chất bán dẫn và thiết bị điện tử.

Henrik Bork, một nhà tư vấn của Asia Waypoint, hôm 10/5/2022, cho biết các tập đoàn điện tử Trung Quốc và Đài Loan như Luxshare Precision Industry, Goertek và nhà lắp ráp iPhone Đài Loan Pegatron, đang chuyển cơ sở sang Việt Nam. Tạp chí Nikkei Asia của Nhật đầu tháng 6 biết Apple đang dịch chuyển việc sản xuất iPad ra bên ngoài Trung Quốc, hướng đến Việt Nam.

Mặc dù vẫn đang duy trì sự hiện diện của mình ở Trung Quốc, thế nhưng tập đoàn sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, card mạng và các thiết bị máy tính của Mỹ lớn nhất thế giới đang theo chân nhiều công ty đồng hương để chuyển công việc làm ăn của mình từ Trung Quốc sang các điểm đến mới, trong đó có Việt Nam và châu Âu. Tính đến 20/12/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt 31.15 tỷ USD, tăng 9.2% so với cùng kỳ năm 2020.

Ổn định chính trị: Dù rằng theo thể chế toàn trị, theo nhận định của các chuyên gia nước ngoài, sự ổn định chính trị đã trở thành ưu điểm xuyên suốt quá trình phát triển của Việt Nam, ưu điểm mà không phải quốc gia nào cũng có được. Đây là một trong những yếu tố chính khiến Việt Nam vượt lên rất mau so với các nước Đông Nam Á. Giáo sư Chuan Petkaew thuộc Đại học Suratthani Rajabhat (Thái Lan) đánh giá Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt trong những năm qua, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong khu vực và trên thế giới. Theo Giáo sư Chuan Petkaew, những thành tựu nói trên có được là nhờ ổn định chính trị dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam. Là người có mối quan tâm đặc biệt tới tình hình Việt Nam, bà Poldi Sosa Schmidt, Chủ tịch Viện Văn hóa Argentina – Việt Nam (ICAV) thường xuyên theo dõi thông tin, nghiên cứu các vấn đề về Việt Nam thông qua các cuốn sách được xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha, các tạp chí đăng các bài viết nói về lịch sử, đất nước và con người Việt Nam. Cuộc sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt qua từng giai đoạn, đất nước Việt Nam ngày nay đã và đang trở thành một điểm đến mà nhiều bạn bè quốc tế luôn mong đợi. Phó Giáo sư người Đức, ông Martin Grossheim, thuộc Khoa Lịch sử châu Á, Trường Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) cho biết, ông đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1987, khi đó, Việt Nam còn rất nghèo, với tỷ lệ nghèo chiếm tới gần 60% dân số, và công cuộc đổi mới chính thức bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 chưa có nhiều kết quả. Do đó, nếu so sánh Việt Nam cách đây 30 năm với Việt Nam hiện nay thì nhiều lúc ông cảm giác đây là hai đất nước khác nhau. Hiện nay tỷ lệ nghèo giảm rất nhiều, dưới 10%, cuộc sống của người dân nói chung khá hơn rất nhiều so với những năm 1980. Tham nhũng vẫn là vấn đề lớn; tuy nhiên với sự phát triển kinh tế, hy vọng vấn đề này sẽ được nhẹ đi.

Hạ tầng cơ sở: Cụ thể, mức lương ngành sản xuất năm 2020 của Việt Nam khá rẻ, khoảng 252 USD, tương đương (5.796 triệu đồng), chỉ nhỉnh hơn một chút so với Indonesia, nhưng vẫn thấp hơn các quốc gia khác như Trung Quốc 968 USD, Malaysia 766 USD Thái Lan 431 USD. Chi phí xây dựng theo đơn vị m² tính đến năm 2019 Việt Nam cũng được ghi nhận khá rẻ so với Trung Quốc. Cụ thể, chi phí xây dựng nhà xưởng và kho cơ bản tại Việt Nam hơn 300 USD/m²; kho lớn và trung tâm phân phối 400 USD/m²; nhà máy công nghệ cao 600 USD/m². Trong đó, chi phí các khoản này tại Trung Quốc lần lượt là: gần 400 USD/m²; gần 500 USD/m² và gần 700 USD/m².  Tương tự, so với các quốc gia khác như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, chi phí xây dựng tại các khu công nghiệp của Việt Nam cũng rẻ hơn rất nhiều. Tính đến năm 2020, Việt Nam có hơn 350 khu công nghiệp được thành lập, nhiều hơn Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.  Trong 10 năm tới, Việt Nam dự kiến quy hoạch tăng thêm 115,000 ha đất dành cho khu công nghiệp, với khoảng 558 khu công nghiệp trên cả nước, gấp gần 1.5 lần so với số lượng hiện nay … Dự báo đến năm 2050, diện tích đất khu, cụm công nghiệp sẽ cơ bản ổn định ở mức khoảng 300,000 – 350,000 ha. Ba khu vực phát triển mạnh nhất là là Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Phát triển tri thức: Việt Nam hiện có hơn 240 trường đại học, trong đó gần 160 trường có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật gồm công nghệ thông tin, điện tử – viễn thông, an toàn thông tin. Số lượng tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thông tin hằng năm chiếm khoảng 50,000 sinh viên. Hiện nay, Việt Nam có 120 trường đại học cấp chứng chỉ về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn nhân lực, tỷ lệ nhân lực kỹ thuật trên tổng lao động của nền kinh tế Việt Nam chỉ đạt hơn 1%. “Đây là tỷ lệ tương đối thấp so với một số quốc gia như Mỹ (4%), Hàn Quốc (2.5%), Ấn Độ (1.78%)”, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết. Nói về cuộc cách mạng 4.0 và lập trình ở Việt Nam, nhiều người cho rằng Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực công nghệ cao trong khu vực. Điều này có thể là vì Việt Nam có nền giáo dục thiên về các môn học tự nhiên như toán học và khoa học trong nhiều năm qua. “Việt Nam thực sự là một trong những lựa chọn cạnh tranh nhất trên thế giới về gia công phần mềm”, theo Gartner. Lợi thế lớn của đất nước này là chi phí lao động ở Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Ấn Độ. Việt Nam đã có những trung tâm dạy lập trình trong 6 tháng. Dù Ấn Độ và Mỹ có số lượng lập trình viên tham gia đông nhất, cả hai lại có thành tích khiêm tốn: Mỹ đứng thứ 28 còn Ấn Độ đứng thứ 31. Đặc biệt, lập trình viên Việt Nam xếp thứ 23 trong tổng số 50 quốc gia thử thách trên HackerRank với điểm số trung bình là 81.1. Ba vị trí đầu bảng lần lượt thuộc về Trung Quốc (100 điểm), Nga (99.9 điểm) và Ba Lan (98 điểm). Nếu xét theo từng lĩnh vực, Việt Nam duy nhất lọt top trong bảng xếp hạng về trí tuệ nhân tạo, xếp thứ 3 sau Nhật và Bỉ. Không chỉ khẳng định tại thị trường trong nước, nhiều nền tảng công nghệ do các doanh nghiệp công nghệ số trong nước đang vươn ra thế giới, được thị trường nước ngoài đón nhận. Một số tổ chức du học sinh Việt Nam và người Việt hải ngoại đã có những nỗ lực tổ chức các khóa học lập trình miễn phí trên mạng cho các trẻ em Việt Nam với sự hợp tác của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Intel, Apple và Google. Sau 3 năm kể từ 2019, hơn 300,000 học sinh, sinh viên tại 9 tỉnh thành Việt Nam đã được học về lập trình sớm. Kết quả khảo sát năm 2019 đã cho thấy Việt Nam thuộc nhóm 5 nước có sự tiến bộ vượt trội nhất về khả năng Anh ngữ. Việt Nam có được một điều mà ít quốc gia có được là 5 triệu người gốc Việt ở hải ngoại. Theo một khảo sát của PEW năm 2019, 22% người Mỹ gốc Việt trên 25 tuổi có bằng cử nhân và 10% có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ. Trong khi cả nước Mỹ, người trên 25 tuổi có bằng cử nhân là 20% và 13% có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ.

Các chuyên gia báo động đỏ về tình trạng thiếu kỹ sư công nghệ thông tin chất lượng cao trên toàn thế giới. Theo thống kê của TopDev, nhu cầu nhân sự ngành IT Việt Nam trong năm 2021 là 450,000 người, tuy nhiên, hiện vẫn bị thiếu hụt khoảng hơn 100,000 nhân sự. Việt Nam hiện có 5 công viên phần mềm: 2 tại TP.HCM, 1 tại Hòa Lạc – Hà Nội, 1 tại Đà Nẵng và 1 công ty phần mền do tập đoàn FPT ký kết với chính quyền Quy Nhơn chuyên sâu về Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence). Được biết, tập đoàn FPT là một trong những công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin. Năm 2020, doanh thu FPT đạt 29,830 tỷ đồng (1.2 tỷ UD).

Trong lãnh vực quốc tế, một thông tin rất đáng chú ý được công bố bởi ông Pierre Bonnet, đồng sáng lập Orchestra Networks, một công ty chuyên cung cấp các giải pháp quản trị dữ liệu của Pháp. Được thành lập từ năm 2000, theo đánh giá của hãng nghiên cứu Gartner, hiện sản phẩm về quản trị dữ liệu của Orchestra Networks thuộc nhóm hàng đầu thế giới. Song một điểm đáng chú ý là sau Pháp, Việt Nam là trụ sở phát triển phần mềm thứ hai của Orchestra Networks. Điều này trái ngược với rất nhiều công ty công nghệ khi mà Nhật Bản, Singapore … mới là điểm đến ưu tiên.

Ông Tạ Sơn Tùng là chủ tịch Rikkeisoft, doanh nghiệp nằm trong tốp doanh nghiệp CNTT Việt Nam với hơn 1,200 nhân sự. Thành lập công ty từ năm 2012 với chỉ 4 nhân viên, ông Tùng và đội ngũ sáng lập Rikkeisoft là một trong những thế hệ đầu tiên phát triển và xuất khẩu phần mềm cho thị trường Nhật Bản. Thành công của Rikkeisoft đã góp phần cho sự ra đời của một loạt những công ty mới trong lĩnh vực này. Ông Tùng tốt nghiệp Kỹ sư CNTT tại Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản. Để mở rộng thị trường cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội hợp tác với các khách hàng thuộc khu vực Tokai của Nhật Bản, Ban Lãnh đạo Rikkei Japan đã ra quyết định khai trương văn phòng mới ở Nagoya, thành phố lớn thứ tư của Nhật Bản. Văn phòng Rikkei Nagoya sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2021. Với việc chính thức thành lập văn phòng tại Nagoya, Rikkei Japan kỳ vọng sẽ có bước đi đón đầu làn sóng phục hồi sau đại dịch Covid, chuẩn bị nguồn lực và công việc cho năm 2022.

Dù còn trẻ tuổi nhưng những doanh nhân gốc Việt dưới đây đã làm chấn động không chỉ thung lũng Silicon mà cả nước Mỹ với những lần gọi vốn triệu đô hay những công ty và dự án có tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn.

  • Sinh ra tại Việt Nam, Tri Tran đã sớm cùng cha mẹ tới Mỹ để định cư. Sau khi tốt nghiệp Đại học MIT, Tri Tran đã trở thành kỹ sư tại một công ty phần mềm ở California. Xuất phát từ cảnh 2 vợ chồng anh thường xuyên không thể tự nấu cơm tại nhà, Tri Tran đã nảy ra ý tưởng về việc thành lập nên Munchery – công ty vận chuyển bữa ăn đã hoàn thiện tới tận nhà khách hàng. Mục tiêu của Munchery giống như rất nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ trên khắp thế giới là giải quyết những vướng mắc trong các bữa ăn của khách hàng, giúp họ dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch cho bữa ăn chỉ nhờ một ứng dụng. Điểm tạo ra sự khác biệt của Munchery là họ tự chế biến món ăn và chuyển tới cho khách hàng với mức giá khá tốt. Công ty hiện đã huy động được 115 triệu USD và được định giá ở mức 300 triệu USD. Tri Tran nói rằng, Munchery hiện là nhà chế biến các bữa ăn lớn nhất tại những thành phố mà họ hoạt động. Tri Tran hy vọng có thể mở rộng thêm ít nhất 10 thị trường nữa trong năm tới nhưng không cho biết chi tiết về kế hoạch này.
  • Sau khi cùng gia đình tới Mỹ, Thuận Phạm bắt đầu đi học và làm thêm trong một cửa hàng rửa xe ô tô. Ông tham gia học chuyên ngành Khoa học máy tính tại Đại học MIT vào năm 1986 và tốt nghiệp năm 1991. Lúc này Internet mới chỉ vừa bắt đầu phát triển, ông đầu quân cho HP Labs, Silicon Graphics, DoubleClick và VMWare. Năm 2013, được biết trong suốt 2 tuần liên tiếp, ngày nào CEO Uber là Travis Kalanick cũng gọi điện thoại cho Thuận Phạm để bàn bạc về một danh sách các chủ đề đã được ghi ra từ trước. Phải sau 30 giờ trò chuyện, Kalanick mới chuyển sang thảo luận với Thuận Phạm về lời đề nghị làm Giám đốc công nghệ cho Uber và Thuận Phạm chỉ mất 30 phút suy nghĩ để đồng ý. Được biết, khi gia nhập, Uber mới chỉ có mặt tại 60 thành phố và 200 nhân viên. Hiện tại họ đã phát triển con số này lên 400 thành phố. Tại Uber, Thuận Phạm cũng đang xây dựng lại kiến trúc ứng dụng theo cách dù xảy ra một trục trặc nào đó thì nền tảng vẫn chạy bình thường. Ngoài ra, ông cũng đang xây dựng trạm máy chủ riêng cho Uber để không phải phụ thuộc vào những bên thứ 3 như Amazon.
  • Hùng Trần – Người làm nên kỳ tích gọi vốn triệu đô ở thung lũng Silicon. Gọi vốn chưa bao giờ là việc dễ dàng với các startup, nhất là tại thung lũng Silicon, Mỹ. Tuy nhiên, Hùng Trần – CEO của GotIt, một ứng dụng giáo dục dựa trên mô hình nền kinh tế chia sẻ đã gọi vốn thành công tới hơn 9 triệu USD gây xôn xao giới khởi nghiệp Việt Nam. GotIt! được cấp vốn bởi một số quỹ đầu tư và nhà đầu tư thiên thần, trong đó có Capricorn Investment Group (sáng lập bởi Chủ tịch đầu tiên của eBay, từng đầu tư vào các startup đột phá như Tesla Motors, QuantumScape và Planet Labs) hay Brad Bao (từng phụ trách quỹ đầu tư Tencent Investment) và may mắn có được những cái tên nổi tiếng ở Thung lũng Silicon làm cố vấn, điển hình là Guy Kawasaki và Shaherose Charania. Hơn hai năm sau khi chính thức phát hành trên App Store (tháng 1/2014), GotIt! đã nắm giữ vị trí thứ 2 về lượng download trong mảng giáo dục tại Mỹ, chỉ sau iTunes U. iTunes U là sản phẩm của Apple, do đó có thể coi GotIt! là ứng dụng top 1 mảng giáo dục do bên thứ ba phát hành. Đội ngũ GotIt! hiện có khoảng 20 nhân viên làm việc tại trụ sở chính tại Thung lũng Silicon, Mỹ và 11 người tại Việt Nam. Ở Mỹ, GotIt! thu hút được cả những nhân sự cấp cao của HP, Oracle, Google, Facebook hay Lyft. Tuy GotIt! hiện tại mới tập trung vào cung cấp chuyên gia cho các môn Toán, Lý, Hóa nhưng về lâu dài, công ty muốn trở thành nền tảng khổng lồ cung cấp chuyên gia cho tất cả các lĩnh vực, có thể là nơi mọi người tìm đến thay cho Google hay Quora.
Bảng xếp hạng theo Statista – một trong những tổ chức thống kê lớn nhất thế giới.

Mười quốc gia với số lượng kỹ sư tốt nghiệp cao nhất

  • Kể từ 2020, các trung tâm dạy tiếng Anh online cho người Việt ở quốc nội cũng như nước ngoài được thành lập một cách có hệ thống khóa học giao tiếp, luyện thi chứng chỉ. Dạy tiếng Anh online cho người Việt đáp ứng nhu cầu cho trẻ em bắt đầu học tiếng Anh, sinh viên, người đi làm, nhân viên công ty, Việt kiều để phục vụ cho công việc, nhu cầu cá nhân như tìm việc làm lương cao, du lịch, xin visa, kết hôn … Giáo trình học theo chuẩn tiếng Anh Quốc tế Cambridge, được lựa chọn phù hợp với trình độ và nhu cầu của học viên. Học viên người Việt được tương tác trực tiếp với giáo viên qua phần mềm Zoom, Google Meet, Skype trên máy tính, điện thoại thông minh, thuận lợi học 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, mức độ tiếp thu và hiệu quả như học trực tiếp tại trung tâm. Ngoại ngữ SGV tổ chức các lớp tiếng Anh online cho người Việt quốc nội cũng nước ngoài với mục đích giúp học viên được trang bị các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp để học viên có đủ tiếng Anh khi giao tiếp. Học phí tùy theo thời gian và cấp độ.
  • Terry F. Buss là một vị giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng người Mỹ. Trong hơn 30 năm qua, ông đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong cả các thể chế chính trị và các trường đại học. Ông từng là cố vấn cho Ngân hàng Thế giới, cố vấn cho Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị Mỹ; giữ chức vụ quản lý ở các trường: Đại học Quốc tế Florida (Miami), Đại học Suffolk (Boston), Đại học Akron (Ohio), Đại học Carnegie Mellon (Australia) và nhiều cơ quan nghiên cứu khác … Ông từng tham gia các dự án nghiên cứu tại khắp các châu lục trong đó có Việt Nam. Ông là thầy dạy của hàng trăm sinh viên Việt Nam từ các trường đại học ở khắp nơi trên thế giới. Sự thông minh, chăm chỉ và quyết tâm của những sinh viên Việt Nam khi ông tiếp xúc đã để lại cho vị giáo sư nổi tiếng này nhiều ấn tượng tốt đẹp. Trong You Tube gần đây, ông đã có một bài phỏng vấn rất tốt đẹp nói về sinh viên Việt Nam.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 130,000 du học sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài (tại gần 50 quốc gia) tăng hơn gấp đôi so với con số này vào năm 2009. Số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản đông nhất, lên tới 38,000 người.  Nhóm nghiên cứu cho rằng chỉ số này chứng tỏ Việt Nam đã bắt kịp xu thế và đạt mức trung bình trong số các nước có tỷ lệ nhập học tương đương. Việt Nam tiếp tục đứng thứ sáu trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học tại Hoa Kỳ, khoảng 24,000 sinh viên mổi năm với số lượng cao nhất là 28,000 sinh viên năm 2015. Điều đáng để ý là gần đây, các gia đình Việt Nam, dùng mối liên hệ với thân nhân ở Hoa Kỳ, bắt đầu gởi các em qua Hoa Kỳ từ lớp 9 nên khi vào đại học, các cháu không còn bị trở ngại vì tiếng Anh.

World Bank cho biết chỉ số Vốn con người (HCI: Human Capital Index) của Việt Nam hiện xếp thứ 48 trên 157 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ hai ở ASEAN, chỉ sau Singapore và trên Thái Lan 17 bậc. Sáu học sinh Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế (IMO) 2022 đều giành huy chương, trong đó một trong hai em giành vàng đạt điểm tuyệt đối. Hai huy chương vàng thuộc về Ngô Quý Đăng (lớp 12) và Phạm Việt Hưng (lớp 11), cùng là học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Trong đó, Đăng đạt mức tuyệt đối 42/42, Hưng giành 39/42 điểm. Mức này vượt xa mốc giành huy chương vàng (34 điểm). Ngoài Đăng, 9 thí sinh khác trong tổng 589 thí sinh đạt mức 42 điểm, gồm 6 từ Trung Quốc, một Nhật Bản, một Ukraine và một từ Nga. Ngoài ra, em Phan Xuân Hành xuất sắc giành Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế (IChO) năm 2022 do Trung Quốc đăng cai tổ chức.

Đối phó với Covid-19: Trên trang brookings.edu mới đây đăng tải một bài viết mang tựa đề: “Một mô hình y tế công cộng lý tưởng? Dưới sự lãnh đạo của chính phủ, Việt Nam áp dụng mô hình ngăn chặn dịch từ sớm với chi phí thấp.” Bài viết phân tích những khía cạnh làm nên sự thành công của Việt Nam trong kiểm soát dịch COVID-19. Stellapharm là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam, một trong 35 công ty tại 12 nước được MPP nhượng quyền sản xuất và cung cấp thuốc này. 12 quốc gia được MPP thỏa thuận nhượng quyền thuốc đợt này gồm: Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Cộng hòa Dominica, Jordan, Ấn Độ, Israel, Mexico, Pakistan, Serbia, Hàn Quốc và Việt Nam. 

35 công ty được nhượng quyền sản xuất Nirmatrelvir của Pfizer – Ảnh: MPP

Lực lượng lao động: Theo Trade Finance Global, trong thập niên qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến hàng đầu cho các khoản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, hấp dẫn hơn các nước ASEAN-4 (Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines). Theo đó, 4 lý do giúp Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư hơn các nước ASEAN-4 gồm chi phí lao động thấp hơn, tích hợp chuỗi cung ứng đơn giản hơn, tiếp cận thương mại tự do tốt hơn và sự ổn định chính trị.

Chi phí lao động thấp hơn là một trong những lý do khiến nhiều công ty sản xuất chuyển đến Việt Nam trong thập niên qua. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định địa điểm đặt nhà máy. Các công ty cũng phải xem xét các yếu tố như tích hợp chuỗi cung ứng. Việc kết hợp các nhà sản xuất Việt Nam vào chuỗi cung ứng là tương đối đơn giản cả ở thượng lưu (các hoạt động giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp của họ) và hạ lưu (các hoạt động nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng). Xét về chuỗi cung ứng thượng lưu, gần như không có nhà sản xuất Đông Nam Á nào có thể hoàn toàn thoát khỏi “trường hấp dẫn” của Trung Quốc. Không giống như các quốc gia ASEAN-4, Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc, điều này giúp các công ty chế tạo ở Việt Nam dễ dàng hòa nhập hơn vào mạng lưới rộng lớn của Trung Quốc. Về hạ lưu, việc kết hợp Việt Nam vào chuỗi cung ứng cũng là một quá trình tương đối ít trở ngại, do Việt Nam có hai sân bay quốc tế, một số cảng lớn, nguồn điện đáng tin cậy và truy cập Internet dễ dàng. Thêm vào đó, do Việt Nam có quy mô địa lý nhỏ nên hầu hết nhà cung cấp đều nằm gần sân bay hoặc cảng biển lớn. Điều này giúp cho việc vận chuyển thành phẩm từ nhà máy đến tay khách hàng trở nên dễ dàng. Ngoài ra, so với nhiều nước Đông Nam Á khác, Việt Nam rất dễ bán hàng hóa được sản xuất trong nước ở các nước khác mà không phải trả thêm chi phí không cần thiết, do Việt Nam là thành viên của 15 hiệp định thương mại tự do bao trùm hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đối với các nhà sản xuất, điều này có nghĩa là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có thể được bán sang các thị trường khác – bao gồm nhiều thị trường giàu có hơn ở phương Tây – mà không cần phải trả mức thuế quá đắt. Cuối cùng, một yếu tố quan trọng nữa giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về đầu tư sản xuất là sự ổn định chính trị. Tuyên bố về môi trường đầu tư năm 2021 của Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá “môi trường chính trị và an ninh của Việt Nam phần lớn ổn định”. Theo chỉ số của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam xếp trên nhiều quốc gia Đông Nam Á, bao gồm ba trong số các quốc gia ASEAN-4, về mức độ ổn định chính trị và không có bạo lực.

Trade Finance Global đánh giá sự kết hợp của cả 4 yếu tố trên rõ ràng là đủ để tạo ra sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư. Việt Nam đã vượt qua rất tốt sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra và được coi là một trung tâm sản xuất chủ chốt và đang phát triển. Khi chính phủ tiếp tục thực hiện các hiệp định thương mại tự do trên khắp thế giới và đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông cũng như thông tin liên lạc, vị thế của Việt Nam là một “trung tâm sản xuất đang lên” sẽ ngày càng được củng cố.

Lương nhân công hàng tháng tại Việt Nam

Việt Nam có mức chi phí sinh hoạt khá thấp so với thế giới trong năm 2022

Ngoài ra, sức mua tương đương (hay được viết tắt là PPP xuất phát từ Purchasing Power Parity) là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ. Chỉ số này còn quan trọng hơn cả GDP khi tính toán về điều kiện sống của người dân tại 1 quốc gia. Ví dụ, 1 USD khi chi tiêu ở Việt Nam sẽ mua được số hàng hóa tương đương 3 USD khi chi tiêu ở Hoa Kỳ. Việt Nam có GDP bình quân đầu người khoảng 3,500 USD/năm vào năm 2021, sẽ cho phép mức sống tương đương với một người tại Hoa Kỳ có thu nhập 3,500 x 3 = 10,500 USD/năm. Với cùng thu nhập 1,000 USD/tháng, một người sẽ sống khá nghèo khổ tại một nước có mức giá hàng hóa cao như Hoa Kỳ, nhưng ở một nước có mức giá hàng hóa thấp như Việt Nam thì thu nhập đó đủ để sống khá thỏa mái. Vì lý do này, người ta thường không sử dụng GDP danh nghĩa mà sử dụng sức mua tương đương khi so sánh tỷ lệ nghèo đói và mức sống của người dân giữa các quốc gia.

Tầng lớp giàu có: Từng là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam hiện đang phát triển vượt bậc và Ngân hàng Thế giới đánh giá đây là một trong những quốc gia mới nổi và năng động nhất trong toàn bộ khu vực Đông Á.

Báo cáo Tài sản mới nhất của Knight Frank ước tính có khoảng 19,500 triệu phú USD tại Việt Nam (những người có tài sản ít nhất 1 triệu USD). Đến năm 2025, con số đó dự kiến ​​sẽ tăng gần 25%, lên 25,000 người. Danh sách tỉ phú thế giới 2022, do tạp chí Forbes thu thập và công bố, cho biết Việt Nam hiện có 7 tỷ phú, thêm một người so với năm trước. Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn lần đầu tiên được Forbes tính là tỉ phú với tài sản khoảng 2.9 tỷ USD.

Nhờ đó, GDP của Việt Nam, nếu như năm 1985 chỉ là 14 tỷ USD, thì đến năm 2020 đã tăng gấp gần 20 lần, theo Ngân hàng Thế giới. Tất nhiên, tăng trưởng cũng được phản ánh trong thu nhập thực tế. Từ chỉ 246 USD vào năm 1996, người dân Việt Nam trung bình vào năm 2020 đã có thu nhập hàng năm gần 2,800 USD và thật sự còn có thể cao hơn nhiều. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã cho phép người dân Việt Nam tiếp cận với những hàng hóa mà cách đây chỉ vài thập kỷ, họ không bao giờ có thể mua được. Tiêu dùng nội địa đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Và chính mô hình mới này đã thu hút một số thương hiệu lớn nhất thế giới đến với Việt Nam.

Cần sớm giải quyết nhu cầu nhà ở để công nhân 'an cư lạc nghiệp' | Vietstock

Cư xá công nhân tại Việt Nam

Ngoài ra, một nét đặc thù trong xã hội Việt Nam là sức mạnh của gia đình. Nhờ vào sự ủng hộ, hỗ trợ tài chính của gia đình, giới trẻ Việt Nam có thể tập trung khởi nghiệp. Ở Việt Nam, các gia đình thường bao gồm ba thế hệ chung sống với nhau dưới một mái nhà. Con cái chăm sóc bố mẹ khi về già, ông bà giúp trông nom các cháu để cha mẹ chúng đi làm. Kiểu gia đình ba thế hệ này trở thành nguồn hỗ trợ quan trọng và tấm lưới an toàn nâng đỡ cho những doanh nhân trẻ ở Việt Nam. Họ có thể dành nhiều thời gian, công sức hơn cho công việc, yên tâm rằng đã có bố mẹ giúp chăm lo nhà cửa và con cái.

Công nghệ cao và Xanh hóa thương mại: Theo trang Fibre2Fashion của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong năm 2022, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghệ cao cũng như các lĩnh vực kinh doanh “xanh” và bền vững. Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), Việt Nam là nước tiêu thụ điện lớn thứ hai trong Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia, và lớn thứ 23 trên thế giới.

Việc đưa vào sử dụng và phát triển LNG tại Việt Nam đã và đang còn nhiều cơ hội cho ngành năng lượng Việt Nam. Chính phủ và các cơ quan chức năng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của LNG trong bối cảnh phát triển năng lượng gắn liền với bảo vệ môi trường. Đáng chú ý trong thông cáo này là việc Ngân hàng Thế giới cho rằng Việt Nam cần ưu tiên “xanh hóa ngành thương mại” bởi thương mại ngành có cường độ phát thải các-bon cao — chiếm một phần ba tổng lượng phát thải khí nhà kính của cả nước — và gây nhiều ô nhiễm.

“Việt Nam cần hành động quyết liệt hơn nữa để ứng phó với áp lực gia tăng từ các thị trường xuất khẩu chính, khách hàng và công ty đa quốc gia với yêu cầu những sản phẩm và dịch vụ phải xanh và sạch hơn.” “Thương mại sẽ là hợp phần chính trong chương trình hành động vì khí hậu của Việt Nam trong những năm tới,” Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam được dẫn lời trong thông cáo.

Hiện tại, Việt Nam có 16 dự án LNG tại Thị Vải, Long Sơn và Hải Linh (Bà Rịa – Vũng Tàu), Bạc Liêu, Sơn Mỹ (Bình Thuận), Quảng Ninh, Chân Mây (Thừa Thiên), Long An, Cát Hải (Hải Phòng), Hòn Khoai- Cà Mau, Mỹ Giang – Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Vũng Áng (Hà Tĩnh), Thái Bình, Vân Phong, Thanh Hoá, Cà Ná. Đây là kế hoạch quốc gia dài hạn đòi hỏi sự đầu tư rộng lớn. Lấy ự án do Công ty Delta Offshore Energy (Singapore) làm chủ đầu tư làm thí dụ. Đây là dự án tích hợp tổng thể gồm Nhà máy điện có tổng công suất thiết kế 3,200 MW với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4 tỷ USD. 

Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh nam Trung Bộ.

Vì thế điện gió cùng với điện mặt trời đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch. Việt Nam hiện đang xây dựng 20 nhà máy năng lượng mặt trời. Một nhà máy với công suất 450 MW cần vốn đầu tư khoảng 12,000 tỷ đồng (522 triệu USD).

Tập đoàn năng lượng AES có trụ sở tại Hoa Kỳ có kế hoạch phát triển một trang trại điện gió lớn ngoài khơi Việt Nam, có khả năng giúp tăng gấp đôi công suất điện gió của quốc gia Đông Nam Á, Reuters dẫn thông cáo của Bộ Công thương Việt Nam cho biết hôm 29/7/2022. Trang trại điện gió ước tính trị giá 13 tỷ USD với tổng công suất 4,000 megawatt (MW) sẽ được xây dựng ngoài khơi tỉnh Bình Thuận, miền trung Việt Nam.

Trên trang tin chính thức, Bộ Công thương Việt Nam cho biết tập đoàn AES đã đề xuất Ý định thư với phái đoàn Việt Nam trong khuôn khổ hội nghị “Đối thoại thường niên An ninh Năng lượng Việt Nam – Hoa Kỳ”, diễn ra từ ngày ngày 27 – 28/7 tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, về mong muốn triển khai dự án điện gió, với mong muốn đóng góp vào kế hoạch giảm phát thải carbon của Việt Nam để đạt được mục tiêu cam kết tại Hội nghị COP26. Đại sứ quán Đan Mạch và chính quyền thành phố Hải Phòng cũng đang có những đàm phán được đánh giá là khả quan về một dự án điện gió ngoài khơi có tổng công suất là 3,900 MW và tổng mức đầu tư là khoảng 13.6 tỷ USD. Hôm 3/8/2022, Đại sứ quán Đan Mạch đã có buổi làm việc thứ ba với chính quyền thành phố Hải Phòng về dự án này.

Truyền thông Nhà nước cũng cho biết đại diện Đại sứ quán Đan Mạch và nhà đầu tư là liên doanh nhà đầu tư Công ty CP Tập đoàn T&T và Tập đoàn Orsted Đan Mạch đã bày tỏ cam kết sẽ thực hiện dự án này. Nếu được thông qua, dự án điện gió ngoài khơi này sẽ nằm cách đảo Bạch Long Vỹ khoảng 14 km về phía đông nam và cách quần đảo Long Châu khoảng 36 km về phía Tây Bắc. Dự án dự kiến được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 1,300 MW, vận hành vào các năm 2029, 2035 và 2037. Với công suất điện gió hiện nay vào khoảng 4,000 MW, Việt Nam đặt mục tiêu tăng công suất lên 11,700 MW vào năm 2030 và 66,000 MW vào năm 2045, theo truyền thông nhà nước. Bộ Công thương Việt Nam trong tuần này đã đề nghị chính phủ loại bỏ các dự án nhiệt điện than trong tương lai với tổng công suất 14,120 MW khỏi dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển điện quốc gia.

Tập đoàn Mỹ AES dự tính làm trang trại điện gió tại Việt Nam | VOA Tiếng  Việt - YouTube

Turbine điện gió tại Việt Nam

Nhược điểm của điện gió là điện năng chỉ được tạo ra khi có gió, và công suất phát ra thay đổi theo mức gió. Vùng thuận lợi cho đặt nhà máy cũng thường cách xa vùng tiêu thụ. Điều này làm cho lưới điện phải bố trí dẫn truyền điện, và có kế hoạch điều hòa nguồn phát thích hợp để đảm bảo năng lượng cho các phụ tải tiêu thụ.

What's next for Vietnam LNG | White & Case LLP

Vị trí các nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam

Điện mặt trời ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện mặt trời cùng với điện gió đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch .

Những ưu đãi về đầu tư xây dựng nhà máy và giá bán điện cho Điện lực Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Vì thế, tuy chỉ bắt đầu xây dựng nhà máy điện mặt trời từ năm 2015, đến giữa năm 2019 đã có vài trăm dự án có công suất lắp máy từ 20 đến 250 MW đã hoặc sắp hoàn thành. Theo EVN tính tới ngày 30/5/2019 đã có 47 dự án điện mặt trời với tổng công suất 2.300 MW được đấu nối vào lưới điện quốc gia.

Nhược điểm của điện mặt trời là điện năng chỉ được tạo ra khi có ánh sáng mặt trời, và công suất phát ra thay đổi liên tục theo mức ánh sáng. Vùng thuận lợi cho đặt nhà máy cũng thường cách xa vùng tiêu thụ. Điều này làm cho lưới điện phải bố trí dẫn truyền điện, và có kế hoạch điều hòa nguồn phát thích hợp để đảm bảo năng lượng cho các phụ tải tiêu thụ.

First Solar ráo riết tuyển nhân công cho nhà máy pin mặt trời tại Việt Nam

Nhà máy điện năng lượng mặt trời

THÀNH QUẢ

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với tăng trưởng GDP dự báo tăng lên 7% so với 2.6% năm 2021, theo báo cáo Điểm lại Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới nhận xét. Vượt qua chặng đường đầy khó khăn bởi dịch Covid-19, năm 2021 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ lục 668.54 tỷ USD, tăng 22.6% so với năm 2020.

Tính trong 5 tháng/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 306.14 tỷ USD, tăng 16% tương ứng tăng 42.19 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, GDP của Việt Nam năm 2022 có thể tăng lên 734 tỷ USD. Như đã nói trong phần trên, nếu tính thêm hai yếu tố: Hệ thống tài chánh của Việt Nam và sữa đổi cách tính chính xác GDP của Việt Nam thì ít nhất GDP của Việt Nam có thể tăng lên 1.5, lên đến 1,100 tỷ USD. Lẽ dĩ nhiên, để được ngang hàng với các nước ASEAN không phải là mục tiêu chiến lược của Việt Nam.

Xuất khẩu: Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, Việt Nam đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch. Nhưng dịch Covid-19 bắt đầu từ 2020 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ra nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Những biến động, khó khăn đó đã khiến các nước có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu khi thực hiện biện pháp đóng cửa biên giới để phòng chống dịch bệnh. Do đó nhiều nước đã sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, các rào cản kỹ thuật để tăng cường bảo hộ sản phẩm nội địa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu đạt 545.4 tỷ USD. Vượt qua chặng đường đầy khó khăn bởi dịch Covid-19, năm 2021 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ lục 668.54 tỷ USD, tăng 22.6% so với năm 2020. Tính trong 5 tháng/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 306.14 tỷ USD, tăng 16% tương ứng tăng 42.19 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với tăng trưởng GDP dự báo tăng lên 7% so với 2.6% năm 2021, theo báo cáo Điểm lại Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới nhận xét.

KINH TẾ VIỆT NAM VÀ LÂN BANG

Bloomberg Economics ước tính chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Trung Quốc lên đến 23 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2021 (3,400 tỷ USD). Ước tính Trung Quốc đã chi cho hạ tầng 8% GDP con số cao gấp ba so với Hoa Kỳ theo Hội đồng Quan hệ Quốc tế Hoa Kỳ. Mới đây, tổng thống Joe Biden nêu lên những thành tựu xây dựng hạ tầng của Trung Quốc như cái cớ để thúc giục quốc hội thông qua kế hoạch cơ sở hạ tầng đầy tham vọng 2,000 tỷ USD. Với tỷ lệ dân số 99 triệu so với 1.4 tỷ dân, Việt Nam cần phải đầu tư 243 tỷ USD cho hạ tầng cơ sở. Một vài con số cần để ý: hệ thống điện gió 126 tỷ, USD sân bay Long Thành cần 16 tỷ USD, cao tốc Bắc – Nam phía Đông 16 tỷ USD, các cảng nước sâu 13 tỷ USD …

Trong bài viết với tiêu đề “Điều gì khiến Việt Nam hấp dẫn hơn Thái Lan trong thu hút vốn đầu tư vào sản xuất“, BW Industrial khẳng định, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung kéo dài sang năm thứ 4, thúc đẩy làn sóng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc thì Thái Lan và Việt Nam được coi là hai điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đáng chú ý, Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ trong khu vực nhờ nhiều lợi thế.

  • Thứ nhất là về dân số như đã nói ở trên.
  • Thứ hai về số lượng các hiệp định thương mại tự do. Việt Nam đang từng bước mở rộng lợi thế cạnh tranh bằng việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn. Hiện số lượng các FTA mà Việt Nam tham gia nhiều hơn Thái Lan và các quốc gia trong khu vực, trong đó có những hiệp định lớn như CPTPP, RCEP …
  • Thứ 3, tiêu dùng nội địa tăng mạnh. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng gấp 3, từ 600 USD trong năm 2005 lên khoảng 2,800 USD vào năm 2019. Theo báo cáo của WB, tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện chiếm 13% dân số cả nước và được dự đoán sẽ tăng lên 26% vào năm 2026. Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia hàng đầu trong khu vực, bao gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines về sự gia tăng của tầng lớp trung lưu (nhóm có mức sống 15 USD/ngày, theo WB). Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế – Xã hội Quốc gia (NCIF), sự bùng nổ chi tiêu của tầng lớp trung lưu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng chi tiêu dùng quốc gia và do đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
  • Sự kiểm soát các thành phần gốc Hoa trong nền kinh tế quốc gia. Tác giả đã có bài viết riêng về đề tài này vào cuối tháng 10/2022.
  • Trung Quốc và Việt Nam có 2 hệ thống ngân sách đảng và nhà nước. Ngân sách đảng của 2 nước này là một bí mật tuyệt đối mà ngay cả ước tính của CIA cũng không có gì chính xác. Các phương pháp tính GDP, GDP/Bình quân đầu người, Sức mua tương đương (PPP: Purchasing Power Parity) được mổi nước dùng tùy theo lợi ích của họ. Ngoài ra, Việt Nam có đường lối riêng để tăng gia phúc lợi cho nhân viên. Các công ty đầu tư ngoại quốc được yêu cầu phối hợp với chính quyền địa phương xây cư xá giá rẻ cho nhân công. Điều này ảnh hưởng đến sự an sinh, năng suất cũng như sự trung thành của công nhân rất nhiều.

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam vẫn đứng thứ 6 về quy mô GDP trong số các quốc gia thuộc nhóm ASEAN với quy mô GDP khoảng 408.95 tỷ USD vào năm 2022. Bỏ qua yếu tố Indonesia với dân số 278 triệu người và Singapore và Brunei là 2 đảo quốc nhỏ, nếu Việt Nam đồng ý với ước tính của IMF thì GDP của Việt Nam năm 2021 là 535 x 1.07 = 572.5 tỷ USD và năm 2022 là 572.5 x 1.07 = 612.5 tỷ USD, vượt qua Philippines và Thái Lan và sẽ bỏ xa 2 nước này trong những năm sắp đến.

Kinh tế Việt Nam vs Philippines

Nền kinh tế công nghiệp mới của Philippines mới thoạt nhìn có vẻ lớn hơn nhiều nền kinh tế thị trường của Việt Nam nhưng thực tế không hẳn là như vậy. Những năm gần đây, Việt Nam đã tăng tốc để đứng sát nút Philippines trong bảng xếp hạng. Năm 2020, Việt Nam vươn lên đứng thứ 4 nền kinh tế lớn của Đông Nam Á, chỉ sau Philippines 1 bậc. Những năm gần đây, Việt Nam dần thu hẹp khoảng cách giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với Philippines. Năm 2019, GDP của Philippines gấp 1.4 lần của Việt Nam. Nhưng đến 2020, con số này chỉ còn là gấp 1.3 lần. 

Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách là nhờ tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đã bắt đầu vượt Philippines vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng GDP Philippines năm 2018 là 6.3% còn Việt Nam vượt lên ở mức 7.0%. Đến năm 2020, khi cả khu vực bị ảnh hưởng bởi khó khăn dịch bệnh, tăng trưởng Philippines giảm sâu xuống gần -10%, còn Việt Nam duy trì ở mức 2.9%.

Nhìn về tương lai, nhiều chuyên gia nhận định kinh tế Việt Nam có thể sớm vượt qua Philippines nhờ nội lực dồi dào cùng cách ứng phó dịch bệnh hiệu quả hơn. Theo đó, giới phân tích cho rằng so các nước khác trong khu vực như Việt Nam hay Thái Lan, Philippines có vẻ bộc lộ nhiều lúng túng trong việc đặt ra ưu tiên giữa một bên là khôi phục kinh tế và một bên là đối phó với khủng hoảng y tế. Do đó, thay vì thực hiện được “mục tiêu kép”, kinh tế Philippines hai năm qua rơi vào suy giảm trong khi ca bệnh vẫn tiếp tục tăng.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức trên 6.5% trong vài năm tới còn Philippines nhỉnh hơn vực lên ở mức trên 7% trong năm 2022. Với dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP kết hợp yếu tố nhân khẩu học, chuyên gia phân tích của PhilStar cho rằng khả năng Việt Nam vượt qua Philippines là chuyện tất nhiên.

Kinh tế Việt Nam vs Thái Lan

Điểm khiến Việt Nam có lợi thế hơn so với Thái Lan đó là vị trí địa lý. Trong 10 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới có một tuyến chạy qua và 5 tuyến liên kết với Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam lại ghi nhận tốc độ tăng trưởng ổn định hơn, với mức từ 5.2% năm 2012 đến 7.1% vào năm 2018. Việt Nam đã duy trì mức tăng 7% trong suốt giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 gấp 1.7 lần so với Thái Lan. Ngoài ra, nhiều chỉ số kinh tế như xuất nhập khẩu, FDI, chỉ tiêu tiêu dùng … của Việt Nam cũng vượt Thái Lan.

https://bwindustrial.com/wp-content/uploads/2021/04/Picture3.png

Chỉ số kinh tế của Việt Nam

Tờ Bangkok Post cho hay, năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam là 55.2 tỷ USD. Trong khi đó, Thái Lan chỉ đạt 8.8 tỷ USD. Con số này phản ánh, mặc dù “đi sau” hàng thập kỷ, nền kinh tế Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh và vượt qua Thái Lan.

Một điểm đặc biệt là cách đây 10, Thái Lan được xem như là một Detroit tại Á Châu. Sự xuất hiện của công ty Vinfast của Việt Nam năm 2020 với xe hơi chạy bằng điện dùng công nghệ BMW đã thay đổi tất cả. Vinfast sẽ bắt đầu xây nhà máy sản xuất xe điện tại tiểu bang North Carolina vào cuối năm 2022 và phân phối xe bắt đầu 2024.

Hôm 29/3/2022, đích thân Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có dòng tweet, cũng như thông cáo trên trang web Nhà Trắng, cho hay đây là dự án 4 tỉ USD tạo ra hơn 7,000 việc làm và hàng trăm ngàn xe điện và chạy pin tại Mỹ.

Tính đến nay, các doanh nghiệp Thái Lan đã đầu tư vào Việt Nam 653 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 13 tỷ USD, đứng thứ 9/141 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam. Xuất nhập khẩu Thái Lan – Việt Nam là 6 tỷ USD, chia đều 50% mổi bên. Thái Lan cũng đã mua sản phẩm trái cây của Việt Nam để xuất khẩu qua Trung Quốc. Thái Lan có lợi thế hơn Việt Nam trong mối tương quan với Trung Quốc; tuy nhiên, Việt Nam cũng có những phương cách để hóa giải.

Theo sự tính toán của IMF và bài viết của Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Thái Lan gần đây, GDP Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và có thể vượt xa trong những năm sắp đến.

Kinh tế Việt Nam vs Malaysia

Malaysia là quốc gia giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp và khoáng sản. Thiếc và dầu mỏ là hai nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của kinh tế Malaysia. Về nông nghiệp, Malaysia là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm cao su tự nhiên và dầu cọ, gỗ xẻ và gỗ nguyên liệu, cocoa, hạt tiêu, dứa và thuốc lá cũng là những mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực này. Dầu cọ là một nguồn thu ngoại tệ lớn.

Malaysia có diện tích 328,550 km², tương đương với Việt Nam nhưng dân số chỉ là 33 triệu, bằng 1/3 dân số Việt Nam. Thành thử, không có gì đáng ngạc nhiên khi GDP đầu người của Malaysia cao gần gấp đôi so với Thái Lan, và cao gấp ba tới năm lần so với thu nhập trung bình của Việt Nam, Indonesia và Philippines. Việt Nam cần bức tốc để tăng lợi tức đầu người lên một tỷ lệ hợp lý hơn.

Báo Malaysia gần đây tiết lộ: GDP Việt Nam thực tế có thể đã tăng 15% mỗi năm trong những năm qua thay vì từ 6 – 7% như dự đoán.

Kinh tế Việt Nam vs Indonesia

Dân số của Indonesia năm 2021 là 278 triệu và của Malaysia là 33 triệu trong khi đó của Việt Nam là 98 triệu. Do đó, GDP hay GDP/Bình quân đầu người có thể sử dụng tùy theo sự tính toán của mổi quốc gia.

KẾT LUẬN

Với Việt Nam, sau ba thập niên đổi mới, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới. Ông Patarapong Intarakumnerd cũng cho rằng kinh tế Việt Nam đang phát triển “đa dạng”. “Việt Nam đang đuổi nhanh về công nghệ (điện tử, phần mềm, bán dẫn), kỹ thuật bậc trung (xe hơi điện) và các ngành tốn nhân công (cà phê, thủy hải sản)”.

Sau 2 năm thi công, hiện dự án R & D 220 triệu USD của Samsung tại Hà Nội đã hoàn thành trên 50% tiến độ, dự kiến có thể đi vào hoạt động vào cuối năm 2022 theo đúng kế hoạch. Theo kế hoạch, khi hoàn thành vào cuối năm 2022, Trung tâm R&D mới của Samsung sẽ thu hút 3,000 kỹ sư tới làm việc và sẽ không chỉ tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mà còn trong cả các lĩnh vực đang là xu hướng của thế giới, như trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), mạng 5G

Tiến sĩ Chayodom Sabhasri, Khoa Kinh tế, Đại học Chulalongkorn, Bangkok, chia sẻ suy nghĩ với BBC News Tiếng Việt “Kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Gần đây rõ ràng, đầu tư nước ngoài trực tiếp của Tây phương, Nhật Bản đã chuyển từ một số thành viên ASEAN sang Việt Nam. “Chắc chắn Việt Nam sẽ sớm theo kịp các thành viên hàng đầu trong ASEAN,” ông Chayodom Sabhasri nhấn mạnh.

Châu Á trở thành khu vực tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. GDP của bốn con hổ châu Á là Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan là 30,000 USD/người/năm ngày nay. Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, thu nhập bình quân đầu người ước đạt khoảng 7,500 USD/năm. Đến năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 12,535 USD/năm. Trong quá trình phát triển kinh tế, dân số đông sẽ vừa là một lợi thế, vừa là một điểm yếu đối với sự phát triển kinh tế đất nước tùy theo khả năng của người lãnh đạo.  Vị thế Việt Nam trong các nước ASEAN không nên là mối ưu tư lớn của Việt Nam. Việt Nam phải đặt mục tiêu quốc gia lên một tầm cao hơn. Mục tiêu tối hậu là phát triển tri thức như của Nhật Bản.

Nói đến Dubai, nhiều người vẫn ngộ nhận rằng, đất nước này giàu lên nhờ dầu mỏ. Nhưng một sự thật là, dầu mỏ chỉ chiếm 5% tổng thu nhập của Dubai. Ít ai biết rằng, 95% thu nhập của đất nước này đến từ du lịch và bất động sản. Tầm nhìn thay đổi quốc gia (biên dịch từ My Vision) của tác giả, đồng thời cũng là Quốc vương Dubai – Mohammed bin Rashid Al Maktoum, được chuyển ngữ bởi nhóm dịch giả Viện Kinh tế Việt Nam. Cuốn sách là một cái nhìn toàn diện về Dubai nói riêng và về các tiểu vương quốc Ả Rập nói chung, sẽ là một kinh nghiệm, một tham chiếu quý báu cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 

Tác giả lý giải: “Tầm nhìn là con đường để phát triển thực sự, nó cũng là vấn đề của lòng can đảm và chinh phục những điều không thể. Đó là lòng tin vào khả năng đạt được mục tiêu, có mục tiêu rõ ràng và thực hiện chúng với sự quyết tâm, hiệu quả và tốc độ, không bao giờ dừng lại cho đến khi con cái chúng ta nhìn thấy quốc gia chúng ta cạnh tranh với các trung tâm kinh tế thành công nhất trên thế giới”.

Hiện nay, Nhật Bản là một trong những nước dẫn đầu về phát triển kinh tế tri thức. Nhiều người nói đùa rằng Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho nước này nổi tiếng thế giới đó là nhiều núi lửa, lắm động đất. Mỗi năm Nhật Bản chịu vào khoảng 1,000 trận động đất. Loại quít ngon nhất của Nhật là loại Mikan với giá 350,000 đ/kg (14.6 USD/kg) so với loại quít đường ngon nhất của Việt Nam giá chỉ 55,000 đ/kg (2.3 USD/kg). Điều này nói lên tinh thần của người Nhật phải chống chọi với thiên nhiên như thế nào.

Quít Mikan của Nhật

Nhật Bản là quốc gia mà sự phấn đấu đã vượt qua hầu hết các nước trên thế giới. Quan điểm của Nhật Bản là phải nhanh chóng áp dụng những công nghệ cao trong sản xuất để tung ra thị trường những hàng hóa tốt nhất, mới nhất, nhanh nhất và giảm giá thành ở mức thấp nhất. Chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách nhằm khuyến khích công tác đào tạo trong các trường đại học trong nước. Kết quả, trong những năm đầu tiên qua, tổng số các nhà khoa học và kỹ sư trong lực lượng lao động của Nhật Bản tăng rất nhanh, vượt trội hơn tất cả các nước công nghiệp khác, kể cả Mỹ. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam sẽ là một khối để phụ giúp Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh giữ thế cân bằng trong vùng Đông Á. Cũng có nhiều chuyện mà Hoa Kỳ và Liên Âu phải thay đổi để nâng cao vị thế của 4 quốc gia này. Mong rằng trong thời gian ngắn nhất, Việt Nam sẽ đạt được những ưu tiên của mình. Nguồn nhân lực có chất lượng cao, với số lượng và cơ cấu hợp lý, giàu trí tuệ, giàu ý chí và khát vọng, có lý tưởng dân tộc soi sáng, sẽ là động lực để sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Lộ diện top nền kinh tế lớn theo GDP ở Đông Nam Á năm 2021: Việt Nam đứng thứ mấy?” đăng trên mạng ngày
  2. Bài viết “Câu chuyện thành công của Việt Nam khiến nhiều nước phải ‘lo sợ’ như thế nào?”  đăng trên mạng Sputnik ngày 16/3/2021.
  3. Bài viết “Người nước ngoài nhận xét về hiện tượng doanh nghiệp lớn rời TQ sang VN BBC đăng trên mạng BBC News ngày 25/6/2022.
  4. Bài viết “Xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc và giải pháp thu hút đầu tư cho Việt Nam” đăng trên mạng Tạp chí Ngân hàng ngày 12/1/2021.
  5. Bài viết “Kinh tế Việt Nam liệu có đuổi kịp Thái Lan, Malaysia? đăng trên mạng Người Việt Boston ngày 12/1/2021.
  6. Bài viết “Tầm nhìn thay đổi quốc gia – hồi ký của Quốc vương Dubai” đăng trên mạng Tuổi Trẻ Online ngày 2/4/2015.
  7. Bài viết “Kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức ở Nhật Bản, Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam đăng trên mạng Kinh tế và Dự báo ngày 5/8/2020.
  8. You Tube “Báo Malaysia: GDP VN Thực Tế Có Thể Đã Tăng 15% Mỗi Năm Trong Những Năm Qua – Là Nhà Vô Địch Thế Giới”.
  9. Bài viết “Việt Nam là điểm đến đầu tư sản xuất hàng đầu: Giấc mơ của bốn “ông lớn” Đông Nam Á khác” đăng trên mạng SOHA ngày 28/7/2022.
  10. Bài viết “Thí sinh Việt Nam đạt điểm tuyệt đối Olympic Toán quốc tế” đăng trên mạng VNE ngày 15/7/2022.
  11. Bài viết “Chủ tịch 8x của doanh nghiệp Việt đầu tiên vào danh sách tăng trưởng đột phá tại Nhật Bản: Làm kinh doanh ở nước ngoài đừng khiêm tốn!” đăng trên mạng CafeF ngày 30/7/2022.
  12. Bài viết “Dạy tiếng Anh online cho người Việt” đăng trên mạng Trung tâm Ngoại ngữ SGV ngày 28/6/2021.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *