Kỹ nghệ viên nén gỗ của Việt Nam

175 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Hãng tin của Nga dẫn lời ông Brooks Mendell, Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Forisk Consulting (Mỹ), cho biết giá khí đốt tự nhiên và giá than ở châu Âu đã tăng gấp nhiều lần so với mức giá trước đại dịch Covid-19, do nguồn cung bị gián đoạn từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, khiến viên nén gỗ trở thành chất đốt thay thế được ưa chuộng. Đây là cơ hội rất lớn cho Mỹ và Việt Nam, 2 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới mặt hàng này. Nhu cầu viên nén gỗ tăng mạnh khi nhiều công ty điện lực chuyển sang đốt sản phẩm này, thay thế than và khí đốt, để sản xuất điện. Theo Công ty Tư vấn lâm nghiệp Wood Resources International (Mỹ), nhu cầu đối với viên gỗ có khả năng tăng 30 – 40% trong 5 năm tới và tùy thuộc vào cách thức phát triển nhập khẩu, sản lượng viên gỗ của châu Âu cần có thể tăng đến 10 triệu tấn. Theo ghi nhận của Cục Nông nghiệp nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng viên nén gỗ xuất khẩu của Mỹ tăng đều đặn trong thập niên qua và tăng bứt phá vào năm ngoái với 7.4 triệu tấn. Khả năng xuất khẩu của Việt Nam là 3.5 triệu tấn.

https://media-exp1.licdn.com/dms/image/C5112AQFic94k4ZntYQ/article-cover_image-shrink_720_1280/0/1555749966932?e=2147483647&v=beta&t=EsTPU7mFmzytbM44HJZjJ5BC7gaXF5J6a9SttQr6vnM

Sản phẩm viên nén gỗ

Trên thế giới có những quốc gia lớn mà tài nguyên rừng rất là lớn như là Nga Sô, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Brazil, Indonesia, Úc Đại Lợi.

Nhà máy sản xuất viên gỗ lớn nhất của Nga Vyborg có công suất 300,00 tấn / năm, đứng thứ hai tại Arkaim trên bờ biển phía tây. Sau này ở Nga cũng có nhiều nhà sản xuất viên công suất nhỏ ở phía tây bắc và đặc biệt là để đáp ứng thị trường sưởi ấm ở châu Âu. Úc hiện chỉ có 2 nhà máy viên gỗ xuất khẩu lớn của họ đầu tư – Plantation Energy và Altus. Sản xuất viên gỗ từ Plantation Energy là khoảng 250,000 tấn / năm trong khi Altus chỉ 75,000 tấn / năm. Mục tiêu xuất khẩu từ viên gỗ Úc đặc biệt là Nhật Bản. Khu vực Trung Đông cũng giống như Châu Phi, rất ít nhà sản xuất viên gỗ và từ đó, các sản phẩm của nó cũng chỉ được sử dụng ở nước này. Mỹ Latinh là nhà sản xuất viên gỗ sản lượng nhỏ và một trong những công ty xuất khẩu viên nén gỗ lớn nhất của họ là Tanac ở Brazil với công suất 400,000 tấn / năm. Tất cả các sản phẩm viên gỗ từ Tanac được xuất khẩu cho nhà máy điện Drax Biomass ở Anh. Dựa trên các tài liệu tham khảo ở trên, các nhà sản xuất viên gỗ Indonesia có thể cạnh tranh với họ. Điều này là do tiềm năng của nguyên liệu thô là rất lớn ở Indonesia. Việt Nam là trường hợp đặc biệt. Hai nước láng giếng Lào và Campuchia cũng có tài nguyên lâm nghiệp khá lớn. Các cảng nước sâu của Việt Nam rất thuận tiện để xuất cảng các sản phẩm lâm nghiệp.

CÁC QUỐC GIA SẢN XUẤT & XUẤT KHẨU VIÊN NÉN GỖ

Hiện nay, các quốc gia sản xuất & xuất khẩu viên nén gỗ chính là Hoa Kỳ, Việt Nam, Canada, Đông Âu. Lượng tiêu thụ viên nén gỗ của châu Âu năm nay dự báo ở mức 24.3 triệu tấn, tăng 5% so với năm trước.

Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là quốc gia hợp lý nhất sản xuất để sản xuất viên gỗ vì các tiểu bang miền Đông Nam như North Carolina, South Carolina với những rừng thông bạt ngàn là nơi cung cấp gỗ thông cho kỹ nghệ ván ép Hoa Kỳ:

  • Enviva: được thành lập năm 2004, hiện vận hành 7 nhà máy viên gỗ với tổng sản lượng hơn 3 triệu tấn / năm. Sản phẩm Viên nén gỗ của Enviva được xuất khẩu sang Anh và châu Âu. Nguyên liệu thô của Enviva chủ yếu được lấy từ 1,183 rừng công nghiệp ở 77 huyện và ở năm bang phía đông nam. 
  • Drax Biomass: Ngoài việc là đơn vị tiêu thụ viên gỗ lớn nhất hiện nay với hơn 10 triệu tấn / năm, còn là nhà sản xuất viên gỗ lớn nhất thế giới. Drax Biomass, ban đầu là nhà sản xuất viên gỗ bắt đầu hoạt động từ năm 2017 với tổng sản lượng khoảng 1.5 triệu tấn / năm. Drax Biomass có trụ sở chính tại Atlanta và hiện đang vận hành 3 nhà máy viên gỗ tại các bang Louisiana và Mississippi. Các sản phẩm viên gỗ của họ được sử dụng để cung cấp cho các nhà máy điện ở Anh vận chuyển qua Baton Rouge Transit trên sông Mississippi tại cảng Greater Baton Rouge, Louisiana.

Đông Âu: Graanul Investment – Latvia được phát triển với việc mua lại các nhà máy mới và xây dựng nhà máy, đến nay đã vận hành 11 nhà máy viên gỗ. Cảng xuất khẩu cảng Riga ở Latvia và cảng Tallinn, Parnu và Kunda ở Estonia.

Canada: Pinnacle được thành lập vào năm 1989 và hiện đang vận hành 6 nhà máy viên gỗ tại British Columbia, Canada với nguyên liệu chủ yếu là gỗ rừng thải loại. Năng lực sản xuất của Pinnacle là 1.4 triệu tấn mỗi năm và các sản phẩm viên gỗ được xuất khẩu sang châu Âu, Anh và châu Á. Các nhà máy viên gỗ Pinnacle nằm trên tuyến đường sắt chính, vì vậy việc vận chuyển đến cảng là bằng tàu hỏa. Cảng được sử dụng là nhà ga Westview ở Prince Rupert, là cảng riêng của công ty và nhà ga Fibreco tại cảng Vancouver. Để tăng sản lượng, Pinnacle hiện đang xây dựng một nhà máy viên gỗ ở Entwistle, Alberta và Smithers, British Columbia.

VIỆT NAM VÀ KỸ NGHỆ VIÊN NÉN GỖ

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, viên nén là mặt hàng mới nổi của ngành chế biến gỗ xuất khẩu. Sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này chỉ mới phát triển mạnh trong khoảng 5 năm trở lại đây, thế nhưng hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, với lượng xuất khẩu mỗi năm trên 3 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 400 triệu USD. Hiện nay, giá viên nén gỗ xuất khẩu trung bình của Mỹ trước bảo hiểm và chi phí vận chuyển đã tăng lên gần 170 USD/tấn, từ khoảng 140 USD vào năm ngoái. Giá viên nén gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc hiện nay đang ở mức 180$ – 190$/tấn tương đương với khoảng 4.1 – 4.4 triệu đồng/tấn. Việt Nam có lợi thế là khoảng cách đến Hàn Quốc và Nhật Bản rất gần.

Công ty An Việt Phát: là nhà sản xuất viên gỗ từ Việt Nam hoạt động từ năm 2014 với công suất hiện tại hơn 800,000 tấn / năm. An Việt Phát cũng là nhà sản xuất viên gỗ lớn nhất châu Á và là nhà sản xuất than gỗ lớn trên thế giới. Thị trường hoặc điểm đến xuất khẩu cho các sản phẩm viên nén gỗ, ví dụ như Hàn Quốc và Nhật Bản, với phần lớn hơn là Hàn Quốc. Xuất khẩu được thực hiện từ cảng Cái Mép – Thị Vải và các cảng miền Trung.

Dây chuyền sản xuất viên nén gỗ 3A37Kw - Thu lời "khủng" từ phế phẩm!

Dây chuyền đơn giản viên gỗ nén

Đến nay, quy mô xuất khẩu viên nén của Việt Nam vào Nhật Bản và Hàn Quốc gần như ngang bằng nhau. Năm 2021, lượng viên nén xuất khẩu sang Hàn Quốc chiếm 56% và Nhật Bản chiếm 43.8%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của thị trường Nhật Bản mạnh và ổn định hơn nhiều so với thị trường Hàn Quốc. Theo nhìn nhận của ngành chức năng, trong tương lai, nhu cầu viên nén của thị trường Nhật Bản sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay. Do đó, viên nén của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường rất lớn tại Nhật Bản.

Hiện nay, một số nhà nhập khẩu lớn của thị trường Nhật Bản đã yêu cầu viên nén của Việt Nam cần có chứng chỉ FSC (Forest Management Certification), viên nén phải được sản xuất từ nguyên liệu của rừng trồng có chứng chỉ bền vững. Trong khi diện tích rừng trồng sản xuất có chứng chỉ FSC ở Việt Nam hiện chỉ có khoảng 186,000 ha; trong đó, diện tích cho khai thác mới chỉ chiếm khoảng 40 – 50% nên lượng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC đưa vào làm viên nén còn hạn chế, tập trung ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, những vùng có nhiều diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC”, ông Đỗ Xuân Lập cho hay. Điều này cũng không khó giải quyết, ngoài việc xây dựng các nhà máy chế biến và sản xuất, AVP Group còn tập trung vào các kế hoạch trồng rừng nhằm bảo được nguồn nguyên vật liệu chất lượng và ổn định. Một thành viên của AVP Group – Hợp tác xã (HTX) An Việt Phát là đơn vị chuyên phụ trách các dự án trồng rừng, và hỗ trợ người dân đảm bảo chất lượng rừng phù hợp với yêu cầu các thị trường khó tính. Mới đây HTX đã giúp 1,153 chủ rừng tại Quảng Bình có được chứng chỉ FSC bảo đảm cho 3,070 ha rừng. Đây là chứng chỉ yêu cầu bắt buộc tại các thị trường nhập khẩu viên nén khó tính, giúp cho các nhà quản lý rừng, nhà sản xuất sản phẩm từ rừng đảm bảo được các tiêu chí liên quan đến khai thác rừng. Tập đoàn cũng đã đề xuất với ban lãnh đạo tỉnh Điện Biên về việc trồng 100,000 ha rừng với mức đầu tư 2,000 tỷ đồng, phục vụ cho Nhà máy chế biến của tập đoàn tại đây. Nếu như năm 2015, Điện Biên có hơn 52,000 ha rừng được khoanh nuôi tái sinh thì đến nay có trên 110,000 ha. Trung bình mỗi năm, số diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh toàn tỉnh tăng khoảng 11,600 ha. 

Cũng theo ông Đỗ Xuân Lập, ngày 8/3 vừa qua, Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm gỗ, trong đó có viên nén và gỗ tròn để trả đũa các lệnh trừng phạt của các nước châu Âu về xung đột giữa Nga và Ukraine, lệnh cấm này sẽ được duy trì đến cuối năm 2022. Với lệnh cấm này, viên nén xuất khẩu từ Nga được coi là bất hợp pháp. Theo đó, nguồn cung viên nén từ Nga với 2.4 triệu tấn/năm đang đứt đoạn, thị trường nhập khẩu viên nén trên thế giới phải tìm nguồn cung thay thế, đây là cơ hội để xuất khẩu viên nén của Việt Nam phát triển.

Theo báo cáo thường niên, dù mới chỉ thành lập từ năm 2014, AVP Group đã vươn lên là nhà sản xuất viên nén số 1 ở châu Á, đứng trong top 5 doanh nghiệp cung cấp viên gỗ nén lớn nhất thế giới năm 2020. Từ thành công trong ngành năng lượng sạch, tập đoàn này đã mở rộng kinh doanh sang các ngành công nghiệp khác như than đá, gỗ, giấy và bì carton các loại. Để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh liên quan đến gỗ và giấy, An Việt Phát cũng khá thành công trong việc trồng rừng.

Dăm gỗ là gì? Thị trường xuất khẩu dăm gỗ - Phương Quân

Những vùng không có diện tích gỗ rừng trồng thì phế phẩm trong chế biến gỗ xuất khẩu như mùn cưa, dăm bào, đầu mẩu gỗ… là nguyên liệu đầu vào để sản xuất viên nén. Ảnh: V.Đ.T.

Doanh nghiệp Việt góp mặt trong top 5 thị trường viên nén gỗ trên thế giới: Tại thị trường viên nén gỗ, Tập đoàn An Việt Phát (AVP Group) do bà Bùi Thị Lan – người được truyền thông đặt tên “nữ hoàng rơm rạ” là một trong những cái tên nổi tiếng nhất. Hiện tại, ông Bùi Tuấn Anh là Tổng giám đốc của công ty.

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

Trồng rừng tại Điện Biên

Riêng trong năm 2021, Tập đoàn này đã đưa Nhà máy Sản xuất, chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu An Việt Phát Hà Tĩnh (giai đoạn 1) vào hoạt động tại khu kinh tế Vũng Áng. Nhà máy này có tổng vốn đầu tư 1,287 tỷ đồng, do Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát (thuộc Tập đoàn An Việt Phát) làm chủ đầu tư. Nhà máy có diện tích trên 155,000 m²; công suất gỗ xẻ đạt 56,160 tấn/năm; ván ép trên 187,200 tấn/năm; sản lượng phế phẩm từ hoạt động khai thác gỗ xẻ và ván ép là 224,640 tấn/năm; công suất viên gỗ nén đạt 150,000 tấn/năm và các sản phẩm, dịch vụ cung cấp gỗ xẻ, ván ép, viên gỗ nén.

Các nhà máy sản xuất viên nén gỗ tại Việt Nam

Hiện nay, An Việt Phát đang sở hữu 9 nhà máy sản xuất viên gỗ nén tại Bình Dương, Đồng Nai, Phú Thọ; 2 nhà máy liên doanh ở Quy Nhơn – Bình Định; 2 kho chứa gỗ ở miền Nam; 1 kho gia công sản xuất giấy ở Củ Chi (TP.HCM).

Cũng tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), vào tháng 3/2022, Tập đoàn An Việt Phát đề xuất với UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận địa điểm nghiên cứu, khảo sát dự án nhà máy điện sinh khối với vốn đầu tư 8,500 tỷ đồng. Theo đề xuất của nhà đầu tư, dự án nhà máy điện sinh khối An Việt Phát Hà Tĩnh có công suất 112 MW, diện tích sử dụng 30 ha và thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.

Báo cáo thường niên của công ty cũng cho thấy quá trình tăng vốn điều lệ rất nhanh của An Việt Phát, từ 100 tỷ năm 2017 lên 800 tỷ vào năm cuối năm 2020. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng vọt vào năm 2018, đến năm 2020 đạt lần lượt 2,440 tỷ đồng (102 triệu USD) và 127 tỷ đồng.

KẾT LUẬN

Từ tháng 3/2022, khi Chính phủ Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm gỗ, trong đó có viên nén và gỗ tròn để trả đũa các lệnh trừng phạt của các nước châu Âu thì nguồn cung viên nén xuất khẩu 2.4 triệu tấn/năm từ thị trường Nga bị mất hoàn toàn. Điều này buộc các nước đang nhập khẩu viên nén từ Nga (chủ yếu là EU) phải tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Viên nén gỗ là một loại nhiên liệu tái tạo được dùng phổ biến trên thế giới, làm từ chất thải của gỗ thông, gỗ cao su (mùn cưa và dăm gỗ…), nén dưới áp lực lớn bằng dây chuyền viên nén. Nó được đánh giá là loại nhiên liệu có thể giảm đáng kể lượng khí thải CO² so với nhiên liệu hóa thạch.


Tiết kiệm gỗ để có cây

Theo Wood Resources International LLC, tại EU, 40% lượng viên nén gỗ được sử dụng để sưởi ấm khu dân cư, 36% được dùng làm nguyên liệu cho nhà máy điện, 14% được dùng để sưởi ấm các tòa nhà thương mại. Nhu cầu đối với viên nén gỗ có khả năng tăng 30 – 40% trong 5 năm tới. Tùy thuộc vào cách thức phát triển, nhu cầu viên gỗ của châu Âu có thể tăng lên đến 10 triệu tấn.

Trước đây, Việt Nam tập trung xuất khẩu viên gỗ nén sang Hàn Quốc và Nhật Bản (chiếm tới 99.8% tổng kim ngạch xuất khẩu), nhưng với nhu cầu cao từ châu Âu lúc này, giá xuất khẩu viên gỗ nén tại Việt Nam đã tăng vọt từ 1.8 – 2 lần so với đầu năm – theo chia sẻ của ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest).

Không chỉ tăng giá khả quan tại thị trường EU, báo cáo của Nhóm nghiên cứu từ các Hiệp hội gỗ và tổ chức Forest Trends còn cho biết, trong những tháng đầu năm 2022 giá viên nén xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng tăng mạnh. Nguyên nhân do giá các loại nhiên liệu như than, dầu đều tăng, nhu cầu viên nén gỗ của các nhà máy nhiệt điện tại Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tăng lên.

Theo Viforest, viên nén là mặt hàng mới nổi của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam nhờ lợi thế về nguồn nguyên liệu. Với quy trình đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao, để sản xuất viên nén gỗ các cơ sở sản xuất tận dụng tất cả các “phế phẩm” của mình, như mùn cưa, gỗ mẩu, gỗ dăm… thậm chí tận dụng cả những phế phẩm ngành khác như vỏ trấu, rơm, bã mía, thân cây, vỏ hạt … Hiện nay, thị trường viên nén gỗ trong nước đang có nhiều biến động lớn với số xưởng sản xuất viên nén gỗ ngày càng gia tăng, các sản phẩm viên nén gỗ cũng ngày càng phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại như viên nén gỗ mùn cưa, viên nén gỗ bã mía, viên nén gỗ vỏ đậu phộng, viên nén gỗ keo, viên nén vỏ trấu … Tùy theo tính chất mà viên nén gỗ làm từ những nguyên liệu này cũng có chất lượng khác nhau, thường thì viên nén gỗ làm bằng mùn cưa hay gỗ vụn thuần sẽ có chất lượng cao hơn từ đó giá thành đắt hơn.

Đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ, với sản lượng và giá trị liên tục tăng. Riêng năm 2021, lượng xuất khẩu đạt trên 3.5 triệu tấn, mang về hơn 400 triệu USD cho ngành gỗ. Với cuộc chiến giữa Ukraine – Nga vào mùa đông năm 2022, nhu cầu sưởi ấm cho các nước Âu Châu có thể đòi hỏi các quốc gia sản xuất viên gỗ tăng gia sản lượng.

Giới quan sát cho rằng, việc thiếu khí đốt của Nga đẩy EU bên bờ vực khủng hoảng năng lượng và phải tính đến việc gia tăng nhu cầu nhập khẩu viên nén gỗ, hay còn gọi là viên nén mùn cưa từ nhiều nhà cung cấp trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Cũng xuất phát từ chính nguy cơ thiếu hụt trầm trọng khí đốt ở EU, giá xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam thời gian qua đã tăng cao cũng như chưa có dấu hiệu chững lại. Báo cáo trước đó của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, EU hiện là thị trường tiêu thụ viên nén gỗ lớn nhất thế giới, chiếm 75% nhu cầu viên gỗ toàn cầu, đạt 23.1 triệu tấn vào năm 2021. Báo Doanh nghiệp và Kinh doanh cho hay, vào cuối năm 2021, giá xuất khẩu viên nén gỗ có lúc xuống 100 USD/tấn nhưng hiện nay giá đang ở mức 180 – 200 USD/tấn. Đây là một cơ hội tốt cho Hoa Kỳ và Việt Nam.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Viên nén gỗ – Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt” đăng trên mạng Saigon Consumption and Production ngày 19/04/2022
  2. Bài viết “Năm Nhà xuất khẩu viên nén gỗ lớn trên thế giới” đăng trên mạng Linked In ngày 19/4/2019
  3. Bài viết “Giá viên nén gỗ tăng gấp đôi khi EU ‘khát’ năng lượng, một DN Việt lọt top 5 thế giới” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 4/9/2022.
  4. Bài viết “Giá viên nén gỗ xuất khẩu 2020” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 7/8/2022.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *