Tình hình Biển Đông 2022

335 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Chính quyền Biden công bố chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương (Indo – Pacific Strategy: IPS) được mong đợi từ lâu hôm 12/2/2022, một kế hoạch dựa nhiều vào liên minh, răn đe quân sự và sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á, được xem là để chống lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực và toàn cầu. Việt Nam được nhắc tới như là một trong các đối tác dẫn đầu ở khu vực mà Mỹ sẽ tăng cường mối quan hệ trong Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Cộng đồng ASEAN vừa kỷ niệm 55 năm ngày tổ chức này ra đời (8/8/1967 – 8/8/2022). Trước sự kiện thường niên này, ngày 3/8/2022, một Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao diễn ra tại Phnom Penh (AMM-55) đã quy tụ Ngoại trưởng 27 nước, trong đó có các ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Úc …Trong Tuyên bố chung ngày 3/8, Ngoại trưởng các nước ASEAN đã cảnh báo, căng thẳng ở Đài Loan có thể dẫn đến những tính toán sai lầm, đối đầu nghiêm trọng, xung đột công khai và hậu quả khôn lường giữa các cường quốc. Tuyên bố cũng kêu gọi các bên hãy giữ kiềm chế tối đa.

Trong một cuộc phỏng vấn trong chương trình 60 phút của CBS phát sóng hôm 18/9, ông Biden được hỏi liệu các lực lượng Hoa Kỳ có bảo vệ hòn đảo dân chủ Đài Loan mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hay không. Tổng thống Bien trả lời “Có, nếu trên thực tế, có một cuộc tấn công chưa từng thấy như thế”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên kể từ năm 2015 đến nay tại Bali vào chiều 14/11. Cuộc gặp rất được chờ đợi này diễn ra ngay trước thềm Thượng đỉnh G20 diễn ra tại Bali (Indonesia), vốn sẽ chính thức bắt đầu vào ngày mai 15/11. Dự kiến ông Biden và ông Tập Cận Bình sẽ thảo luận về tình Đài Loan, Ukraine và các tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn, đây là những vấn đề sẽ nằm trong chương trình nghị sự tại G20.

Hai ngày họp thượng đỉnh G20 tại Bali vào tháng 11/2022 là cơ hội để chủ tịch Trung Quốc bù lại cho ba năm “cô lập” trên trường quốc tế vì Covid-19, với lịch trình dày đặc các cuộc gặp nguyên thủ nhiều nước lớn. Việc tổng thống Nga vắng mặt cũng giúp ông Tập trở thành nhân vật chính, được phương Tây kỳ vọng tác động đến “bạn hữu” Putin ngừng chiến ở Ukraine.  Bên lề G20, ông Tập Cận Bình lần lượt họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ, Pháp, Indonesia, thủ tướng Úc và dự trù với thủ tướng Nhật Bản tại hội nghị APEC ở Bangkok (Thái Lan). Ông Tập trở thành nhân vật trung tâm mà ai cũng muốn gặp, theo nhận định của AFP ngày 15/11. Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 14/11/2022, bên lề thượng đỉnh G20, tại Bali, Indonesia. Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Ukraine và Công nghệ là những chủ đề được lãnh đạo hai bên đề cập tới. Ngoài những lợi ích cốt lõi không lay chuyển, đặc biệt là “lằn ranh đỏ” Đài Loan, chủ tịch Trung Quốc đã có những phát biểu ôn hòa hơn, thiện chí hơn trên nhiều vấn đề quốc tế. Trong cuộc họp với đồng nhiệm Mỹ, ông Tập không chỉ trích “tâm lý chiến tranh lạnh” của các lãnh đạo Hoa Kỳ. Còn tổng thống Joe Biden cũng khẳng định không muốn có thêm “một cuộc chiến tranh lạnh mới”. Thiện chí giảm căng thẳng với Washington được ông Tập thể hiện qua phát biểu: “Chúng ta (Trung Quốc và Mỹ) phải tìm ra con đường đúng đắn để quan hệ song phương tiến bộ và cất cánh”

TÌNH HÌNH QUÂN SỰ TẠI BIỂN ĐÔNG

Philippines cho rằng Trung Quốc gây bất ổn khi triển khai hơn 100 tàu quanh bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 4/2022. Giới chức Philippines phát hiện hơn 100 tàu cá Trung Quốc xuất hiện quanh bãi Ba Đầu, thực thể nằm trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ tháng 4, nhưng thông tin mới được Bộ Ngoại giao Philippines công bố hôm 9/6, sau khi gửi công hàm phản đối đến đại sứ quán Trung Quốc tại Manila.

Tàu Trung Quốc tại bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 4/2022.

  • Hai tàu sân bay, hai tàu đổ bộ Mỹ cùng 5 chiến hạm diễn tập với tàu sân bay trực thăng Nhật Bản trên Biển Philippines. 4 chiến hạm gồm tàu sân bay USS Abraham Lincoln và USS Carl Vinson, tàu đổ bộ tấn công USS America và USS Essex, cùng với tuần dương hạm USS Mobile Bay, USS Lake Champlain, khu trục hạm USS Spruance, USS Chafee, USS Gridley (DDG-101) tuần trước diễn tập cùng tàu sân bay trực thăng JS Hyuga của Nhật Bản trên Biển Philippines. Hải quân Mỹ không tiết lộ thời gian và địa điểm cụ thể của cuộc diễn tập. Hôm 23/1/2022, Hải quân Mỹ cho biết cả hai nhóm tác chiến tàu sân bay đã tập trận với hải quân Nhật Bản ở Biển Philippines, khu vực bao gồm vùng biển phía đông Đài Loan.
  • Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Momsen của Hải quân Mỹ vừa tiến hành tập trận chung trên Biển Đông với tàu của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản và Hải quân Hoàng gia Úc, kết thúc vào ngày 15/ 3 vừa qua.

Eo biển Triều Tiên: Trong năm 2022, chế độ Bình Nhưỡng đang tận dụng tình hình địa chính trị trên thế giới bất ổn nhằm phô trương sức mạnh, đồng thời bắn đi một thông điệp rất rõ ràng đến chính quyền Biden.  Những đợt bắn thử tên lửa mới của Bắc Triều Tiên còn là một cách để chế độ Bình Nhưỡng tái khẳng định vị thế của mình trong khu vực. 

  • Hôm 31/10, Hoa Kỳ và Hàn Quốc bắt đầu một trong những cuộc tập trận không quân phối hợp lớn nhất của họ, với hàng trăm máy bay chiến đấu của cả hai bên thực hiện các cuộc tấn công giả định liên tục 24 giờ/ngày trong suốt một tuần, theo Reuters. Cuộc tập trận mang tên Vigilant Storm (tạm dịch: Bão táp Cảnh giác) sẽ diễn ra cho đến ngày 4/11 và sẽ có khoảng 240 máy bay chiến đấu thực hiện khoảng 1,600 phi vụ, Không lực Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố vào tuần trước. Tuyên bố nói thêm rằng đây là số lượng phi vụ nhiều nhất từ trước đến nay đối với sự kiện hàng năm này.
  • Theo thông báo của Bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc, được hãng tin AFP trích dẫn, hôm 18/11/2022, Bắc Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa, mà theo Nhật Bản có thể bắn tới lãnh thổ lục địa của Hoa Kỳ. Ngay sau vụ bắn tên lửa mới này, tại Bangkok, Hoa Kỳ đã họp khẩn cấp với lãnh đạo 5 quốc gia trong khu vực.
  • Ngày 14/12, Mỹ đã cho ra mắt đơn vị tác chiến vũ trụ ở Hàn Quốc trong bối cảnh hai nước đồng minh đang nỗ lực đối phó với các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân từ Triều Tiên. Đây là đơn vị tác chiến vũ trụ thứ hai của Mỹ ở nước ngoài và có nhiệm vụ giám sát, phát hiện và truy vết tên lửa cũng như tăng cường năng lực vũ trụ nói trung của quân đội Mỹ. Chỉ huy đơn vị tác chiến vũ trụ Mỹ ở Hàn Quốc, Tướng Paul LaCamera nhấn mạnh rằng lực lượng này sẽ giúp củng cố năng lực của Mỹ nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á.

Eo Biển Nhật Bản và Đài Loan: Tổng Thống Joe Biden trong cuộc họp với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 14/11/22, bày tỏ sự bất bình về “các hành động hung hăng và đe dọa” của Trung Quốc đối với Đài Loan, khi tìm cách giải quyết các khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc kinh tế lớn nhất, nhì thế giới, theo bản tin hãng thông tấn AP.

Cuộc họp kéo dài gần ba giờ đồng hồ này được coi là quan trọng nhất trong chuyến công du kéo dài bảy ngày quanh thế giới của ông Biden và diễn ra trong lúc hai quốc gia đi vào khúc quanh quan trọng do các căng thẳng tăng cao trong lãnh vực kinh tế và an ninh. Khi phát biểu trong một cuộc họp báo sau đó, Tổng Thống Biden nói rằng nước Mỹ sẽ “cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc nhưng tôi không trông đợi có cuộc chiến tranh.” Ông Biden cũng nói thêm rằng “Tôi hoàn toàn tin rằng không cần có một cuộc Chiến Tranh Lạnh với Trung Quốc”. Tổng Thống Biden tái khẳng định lập trường của Mỹ về chính sách “Một Trung Quốc,” theo đó công nhận chính quyền Bắc Kinh trong khi tiếp tục có các giao thiệp không chính thức và trợ giúp quốc phòng cho Đài Loan.

Theo diễn giải từ phía Nhà Trắng, trong cuộc trao đổi riêng, tổng thống Biden đã nhấn mạnh với đồng nhiệm Tập Cận Bình về những hành động “ngày càng hung hăng” của Trung Quốc đối với hòn đảo “tự cai quản”, khi cho rằng các hoạt động quân sự của Trung Quốc gần hòn đảo và các cuộc xâm nhập không phận Đài Loan đã tăng đáng kể. Phía Trung Quốc, qua thông cáo của bộ Ngoại Giao, cho biết Tập Cận Bình không ngần ngại đáp lại rằng tương lai của Đài Loan “là điều cốt lõi trong số các lợi ích cơ bản của Trung Quốc” và là một “lằn ranh đỏ” mà Hoa Kỳ không nên vượt qua.

Chỉ có điều trong hồ sơ này, sự đồng thuận lưỡng đảng tại Mỹ ngày một lớn. Một số nhà lập pháp thậm chí đang xúc tiến việc bỏ phiếu thông qua dự thảo Đạo Luật Chính Sách Đài Loan (Taiwan Policy Act). Văn bản này sẽ cho phép chính phủ Mỹ có thể trang bị vũ khí và huấn luyện binh sĩ Đài Loan trước khả năng xảy ra một cuộc xâm chiếm quân sự của Trung Quốc, theo cùng một cách thức mà Mỹ đang hậu thuẫn cho Ukraine sau khi xe tăng Nga băng qua biên giới. Các nhà hoạch định quân sự Mỹ nghĩ rằng triển vọng một hành động quân sự Trung Quốc chống Đài Loan là cao trong những năm sắp tới. Điểm đặc biệt đáng chú ý trong văn bản, theo như giải thích của nhà nghiên cứu về Đông Á, Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược, trong một lần trả lời phỏng vấn ban Tiếng Việt đài RFI, Taiwan Policy Act có thể chỉ định Đài Loan như là “một đồng minh chính không thuộc khối NATO. Một thuật ngữ, khái niệm cho đến nay chỉ dành cho các đồng minh lớn của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản hay như là Úc”.

Về phương diện quân sự, Hải Quân Mỹ vào 20/1/2022 đã lại cho một chiến hạm đi vào tuần tra tại vùng quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Như thường lệ, Bắc Kinh cho biết là Hải Quân của họ đã đuổi được tàu Mỹ ra khỏi vùng biển mà họ cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc. Trong một thông cáo, Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ cho biết là khu trục hạm USS Benfold “đã thực hiện quyền tự do hàng hải trong vùng lân cận quần đảo Hoàng Sa, phù hợp luật pháp quốc tế”. Hôm 13/7/2022, Khu trục hạm USS Benfold trở lại lại tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa, theo đúng luật hàng hải quốc tế theo một thông cáo báo chí của Hạm Đội 7 Hải Quân Hoa Kỳ cho biết.

  • Trung Quốc ngày 23/1/2022, đưa 39 chiến đấu cơ đến Đài Loan, thực hiện đợt bay khiêu khích lớn nhất của nước này trong năm mới, tiếp nối các hành động quân sự nhằm gây áp lực trong thời gian qua, theo AP. Đội hình Trung Quốc gồm 24 chiến đấu cơ J-16 và 10 chiến đấu cơ J-10, cùng các máy bay hỗ trợ khác và máy bay tác chiến điện tử, theo Bộ Quốc Phòng Đài Loan.
  • Cục hải sự tỉnh Hải Nam vừa thông báo cấm tàu bè ra vào một khu vực hơn 3,300 km² ở phía đông bắc đảo Hải Nam để phục vụ tập trận. Động thái diễn ra trong bối cảnh có thông tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có thể đến Đài Loan.
  • Tờ Nikkei của Nhật Bản hôm 1/8 cho biết quân đội Mỹ đang điều động hàng loạt khí tài không quân và hải quân đến khu vực gần Đài Loan, chuẩn bị cho khả năng Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thăm hòn đảo trong chuyến công du châu Á. Tờ báo cũng nói “Hoa Kỳ cử bốn chiếm hạm vào phía Đông của Đài Loan” trong diễn biến liên quan đến chuyến thăm của bà Pelosi. Ba chiến hạm lớn của Hải Quân Mỹ, gồm một hàng không mẫu hạm và hai tầu đổ bộ tấn công, có chở theo hàng chục chiến đấu cơ F-35, đang đến các điểm bố trí ngoài khơi Đài Loan, sau khi Trung Quốc một lần nữa đe dọa là có thể có biện pháp quân sự nếu chủ tịch Hạ Viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, nhất định viếng thăm Đài Loan. Theo bản tin của USNI News hôm 1/8, ba chiến hạm này là hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, có căn cứ tiền phương đặt tại Nhật, cùng hai tàu đổ bộ tấn công là USS America và USS Tripoli. Vào lúc 22:40 giờ Đài Bắc, kênh BBC News chạy tin trực tuyến cảnh một phi cơ quân sự đáp xuống sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc. Đúng 22:52 giờ Đài Loan, người xem truyền hình có thể thấy rõ bà Nancy Pelosi, vẫn mặc bộ đồ hồng như buổi chia tay quan chức Malaysia buổi sáng cùng ngày, xuống cầu thang máy bay.
  • Thật sự, Trung Quốc cố tình làm lớn chuyện chuyến thăm viếng này. Hoa Kỳ là một nước dân chủ với Lập pháp và Hành pháp là 2 ngành riêng biệt. Chính sách một Trung Quốc là trách nhiệm của hành pháp và cho đến bây giờ, Hoa Kỳ vẫn tuân thủ chính sách này. Năm 1997, Trung Quốc từng phản đối kế hoạch thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó là ông Newt Gingrich, nhưng cuối cùng chuyến đi vẫn diễn ra. Tuy nhiên, phía Mỹ đã lựa chọn một giải pháp khéo léo giúp hạ nhiệt tình hình. Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi năm 2022 cũng như vậy thôi. Bà Pelosi, rời Đài Loan vào tối ngày 3/8, sau chuyến thăm làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc mà trong đó bà nói rằng bà và các dân biểu khác của Quốc hội trong phái đoàn thể hiện rằng họ sẽ không từ bỏ cam kết đối với hòn đảo tự trị này. “Ngày nay, thế giới phải đối mặt với lựa chọn giữa dân chủ và chuyên chế”, bà nói trong bài phát biểu ngắn trong cuộc gặp với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. “Quyết tâm của Mỹ bảo vệ nền dân chủ, ở Đài Loan này và trên toàn thế giới, là chắc như đinh đóng cột”.
  • Ngày 2/8, Tân Hoa xã đưa tin từ ngày 4/8 đến 7/8, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành “các cuộc tập trận quân sự và hoạt động huấn luyện quan trọng”, trong đó có bắn đạn thật, trong tổng cộng 6 khu vực quanh đảo Đài Loan.

6 cuộc tập trận của Trung Quốc xung quanh Đài Loan

  • Ngày 28/8, Washington nói hai tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường – USS Antietam và USS Chancellorsville – đang thể hiện quyền tự do đi lại ở các vùng biển quốc tế. Đây là lần đầu tiên tàu Mỹ có hoạt động này kể từ khi căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc dâng cao sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tới Đài Loan hồi đầu tháng.
  • Hai chiến hạm, một của Mỹ và một của Canada ngày 20/9/2022 đã lại băng qua eo biển Đài Loan. Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ khẳng định đây là một chuyến quá cảnh “thường lệ”, phù hợp với luật lệ quốc tế. 

Khinh hạm lớp Halifax HMCS Vancouver (FFH 331) của hải quân Hoàng gia Canada đi ngang qua eo biển Đài Loan hôm 20/9/2022 – AP – Mass Communication Specialist 1st Class Donavan K. Patubo

  • Ngày 26/11, người đứng đầu chính quyền Đài Loan Thái Anh Văn đã từ chức Chủ tịch Đảng Dân tiến cầm quyền, đồng thời tuyên bố nhận trách nhiệm về kết quả của đảng này trong các cuộc bầu cử địa phương.

Khu vực Biển Đông:

  • Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) hôm nay 28/3 tiếp tục đăng hai thông báo tập trận ở Biển Đông, sau khi đã đăng thông báo về 3 cuộc tập trận ở những khu vực khác nhau ở vùng biển này. Theo đó, thông báo thứ nhất nói rằng cuộc tập trận diễn ra từ 8 giờ ngày 30/3 đến 18 giờ ngày 31/3. Kết quả đối chiếu 4 tọa độ giới hạn khu vực tập trận được nêu trong thông báo lên Google Maps cho thấy khu vực đó dường như nằm ở phía bắc Biển Đông. Còn theo thông báo thứ hai, cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông từ 7 giờ ngày 30/3 đến 19 giờ ngày 1/4. Kết quả đối chiếu 4 tọa độ giới hạn khu vực tập trận được nêu trong thông báo lên Google Maps cho thấy khu vực đó dường như nằm ở vùng biển gần bờ biển phía đông bắc đảo Hải Nam của Trung Quốc.
  • Tổ chức “Sáng kiến theo dõi tình hình chiến lược Biển Đông” (SCSPI), một tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc, cho biết hai nhóm tàu chiến Mỹ tiến vào Biển Đông tối 11/1/2022 từ hai hướng khác nhau. Hải quân Mỹ vẫn chưa công bố kế hoạch của hai nhóm tàu trên nhưng theo báo South China Morning Post, các tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ của Mỹ sẽ hội quân và có các hoạt động chung trong thời gian trên Biển Đông. Dựa trên tín hiệu AIS và các thông tin tình báo mở (ONI), SCSPI cho biết nhóm tàu USS Essex gồm tàu đổ bộ 40,000 tấn cùng tên, các tàu đổ bộ USS Portland và USS Pearl Habor. Nhóm này được hai tàu khu trục USS O’Kane và USS Michael Murphy hộ tống tiến vào Biển Đông qua eo biển Malacca. Tàu sân bay USS Carl Vinson thì tiến vào Biển Đông từ phía đông sau thời gian hoạt động trên biển Philippines.
  • Đô Đốc Hải Quân Mỹ John C. Aquilino, tư lệnh bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM), mới đây đã có chuyến thị sát vùng Biển Đông trên chiếc phi cơ tuần thám, trong hoàn cảnh có nhiều lo ngại là Trung Quốc sẽ có hành động hiếu chiến ở khu vực này, giữa khi thế giới đang chú ý vào cuộc chiến Ukraine. Trong chuyến bay tuần thám, chiếc P-8A bay qua một số đảo trong vùng quần đảo Trường Sa, khiến phía Trung Quốc liên lạc, đòi họ phải ra khỏi khu vực vì đây là nơi “thuộc chủ quyền Trung Quốc.”
  • Tàu sân bay Ronald Reagan và nhóm tác chiến đi kèm vừa quay trở lại Biển Đông sau khi ghé thăm cảng ở Singapore cuối tháng 7. Nhóm tàu này triển khai ở trong khu vực có tranh chấp vào lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng liên quan đến khả năng Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có thể sẽ thăm Đài Loan. Các quan chức thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ xác nhận việc triển khai tàu USS Ronald Reagan đến tuyến thương mại hàng hải quan trọng, nhưng họ không bình luận khi được hỏi về những căng thẳng liên quan đến chuyến đi có thể diễn ra của bà Pelosi.

Vịnh Bengal và Vùng biển nam Thái Bình Dương:

  • Bộ trưởng Vương Nghị của Trung Quốc, trong chuyến công du Thái Bình Dương nhằm tìm kiếm một thỏa thuận 10 quốc gia về an ninh và thương mại. Tính đến 28/5, Trung Quốc đã ký thỏa thuận an ninh với Solomon và Samoa. Mỹ, Nhật Bản, Úc, New Zealand cùng lo ngại Úc đẩy mạnh giao tiếp với các đảo Thái Bình Dương

Các đảo quốc và vùng lãnh thổ Nam Thái Bình Dương

  • Theo AFP, ngày 29/9/2022, Hoa Kỳ và lãnh đạo của 12 đảo quốc và vùng lãnh thổ Nam Thái Bình Dương đã ký một tuyên bố chung, đặt nền móng cho các hợp tác trong tương lai, tính đến 2050. Bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu là lĩnh vực hợp tác hàng đầu. Chính quyền Mỹ đã thông qua ngân khoản trị giá 810 triệu đô la để trợ giúp các đảo quốc, trong đó có 610 triệu đô la viện trợ trong vòng 10 năm cho các hoạt động làm sạch nước bị ô nhiễm. Washington cũng dự kiến có nhiều hỗ trợ khác liên quan đến trợ giúp phát triển. Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác với các đảo quốc Nam Thái Bình Dương trong bối cảnh ảnh hưởng Trung Quốc gia tăng tại khu vực. Lần đầu tiên, Mỹ và các đảo quốc nhỏ trong khu vực này tổ chức thượng đỉnh. Nhà Trắng khẳng định cuộc thượng đỉnh diễn ra hai ngày tại Washington nói trên là một sự kiện ‘‘lịch sử’’. Mỹ dự kiến mở thêm nhiều cơ quan đại diện ngoại tại khu vực này.

Hoa Kỳ và lãnh đạo của 12 đảo quốc và vùng lãnh thổ Nam Thái Bình Dương

HOA KỲ VÀ CÁC ĐỒNG MINH

Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ họp vào ngày 7/1/2022. Nhiều khả năng là vai trò an ninh của Nhật Bản sẽ được bàn thảo kỹ trong bối cảnh thời gian qua căng thẳng đã gia tăng liên quan đến Đài Loan. Cuộc họp của 4 vị bộ trưởng, thường được gọi là họp 2+2, sẽ diễn ra một ngày sau khi Nhật Bản ký hiệp định hợp tác quốc phòng với Australia, và giữa lúc có nhiều lo ngại về sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc.

Ngày 12/1, Mỹ công bố báo cáo số 150 dài 47 trang bác bỏ cơ sở địa lý và lịch sử liên quan đến các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Tài liệu nghiên cứu công bố ngày 12/1 của Cục Đại dương, Môi trường Quốc tế và Các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền phi pháp hoặc một số hình thức “thẩm quyền riêng” đối với hầu hết Biển Đông. “Những tuyên bố này làm suy yếu nghiêm trọng pháp quyền ở các đại dương và nhiều quy định được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế được nêu Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982”, tài liệu có đoạn.

Tổng Thống Joe Biden hôm 12/5 chào mừng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đến viếng thăm Washington, loan báo viện trợ $150 triệu, đồng thời hứa hẹn hỗ trợ về năng lượng sạch và an ninh hàng hải, thể hiện cam kết của Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đang bành trướng, theo bản tin hãng thông tấn AFP. Các nhà lãnh đạo của tám trong số 10 thành viên Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm Brunei, Indonesia, Cambodia, Singapore, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Malaysia bay đến Washington tham dự hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày, mở đầu bằng bữa tiệc tối tại Tòa Bạch Ốc. Tòa Bạch Ốc cam kết dành $60 triệu cho các nỗ lực hàng hải mới, bao gồm việc bố trí một tàu Tuần Duyên để chống tội phạm biển, bao gồm nạn đánh bắt cá trái phép của Trung Quốc. 

Tổng thống Biden và các lãnh tụ ASEAN

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng sẽ có chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc vào khoảng 20 – 24 tháng 5, đánh dấu chuyến thăm châu Á đầu tiên của ông kể từ khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng vào tháng 1/2021. Trong chuyến viếng thăm Nhật Bản hôm 23/5, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết ông sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan, theo Reuters.

Cuộc tập trận Hải quân RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương) hai năm một lần khai mạc ngày 29/6/2022. RIMPAC được coi là một trong những cuộc tập trận hải quân lớn nhất trên thế giới. Cuộc tập trận lần thứ 28 năm nay, có sự tham gia của 26 quốc gia, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa phương Tây với Trung Quốc và Nga gia tăng. Cuộc tập trận mang tên “Năng lực, Thích ứng, Đối tác” (Capable Adaptive Partners) diễn ra tại quần đảo Hawai (Hoa Kỳ) và khu vực phía nam California từ ngày 29/6 đến ngày 4/8. Theo trang mạng của bộ Quốc Phòng Mỹ DVIDS, 38 chiến hạm, 4 tàu ngầm, lực lượng trên bộ đến từ 9 quốc gia, với khoảng 170 máy bay và hơn 25,000 binh sĩ, nhân viên sẽ tham gia các cuộc huấn luyện, diễn tập. Chương trình tập trận năm nay sẽ bao gồm “các bài tập về pháo binh, tên lửa, chống tàu ngầm và phòng không, cũng như các hoạt động đổ bộ, chống cướp biển, rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, lặn và cứu hộ”. Tham gia cuộc diễn tập, ngoài bốn quốc gia Bộ Tứ Ấn Độ – Thái Bình Dương (Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc), còn có năm quốc gia ven Biển Đông, bao gồm Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines và Singapore, trong đó có bốn quốc gia có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc. Tám trong số 26 quốc gia RIMPAC là thành viên NATO – Canada, Colombia, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan, Anh Quốc và Mỹ. 

Sau hai ngày đàm phán, ngày 9/9/2022, tại Los Angeles, Mỹ đã đặt được nền móng cho liên minh với 13 nước châu Á-Thái Bình Dương trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ -Thái Bình Dương – IPEF. Các nước tham gia đã đưa ra tuyên bố chung cam kết hợp tác trong bốn lĩnh vực: Thương mại (gồm cả kinh tế số), chuỗi cung ứng, năng lượng xanh và chống tham nhũng. Văn bản mà 14 nước thông qua được coi là « lộ trình cho các cuộc đàm phán tương lai », theo bộ trưởng Thương Mại Mỹ Gina Raimondo. Bà cũng khẳng định thỏa thuận “sẽ tạo nhiều việc làm ở Mỹ cũng như ở các nước khác trong IPEF”, trong đó có Việt Nam. Theo AFP, Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương được tổng thống Mỹ Joe Biden khởi xướng tháng 5/2022 với hy vọng tái lập trụ cột kinh tế trong chiến lược của ông về khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương và cũng nhằm làm đối trọng với sáng kiến Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP của Trung Quốc. 

Tổng thống Joe Biden, trước lúc tới Bali dự Hội nghị thượng đỉnh G20 vào giữa tháng 11/2022, nói với các lãnh đạo Á châu rằng các đường dây liên lạc của Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ vẫn được duy trì nhằm tránh để xảy ra xung đột. Chủ đề cuộc chiến Ukraine được trông đợi sẽ nằm cao trong nghị trình thảo luận tại Bali và Bangkok, bên cạnh các vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, căng thẳng giữa hai bên Eo biển Đài Loan, Biển Đông và chuyện Bắc Hàn phóng tên lửa. Phát biểu tại kỳ họp Thượng đỉnh Đông Á được tổ chức ở Campuchia, ông Biden nói rằng Hoa Kỳ sẽ cạnh tranh với Trung Quốc và sẽ lên tiếng về tình trạng nhân quyền của nước này, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình tại Eo biển Đài Loan và việc đảm bảo quyền tự do đi lại ở Biển Đông. Ông Biden nói rằng “Hoa Kỳ sẽ cạnh tranh mạnh mẽ… trong lúc duy trì việc mở các đường dây liên lạc và đảm bảo để việc cạnh tranh không chuyển thành xung đột,” thông cáo của Tòa Bạch Ốc nêu.

Liên Âu (Anh – Pháp – Đức):

  • Ngày 2/8/2021 rời cảng Wilhelmshaven với hơn 200 thủy thủ để bắt đầu chuyến hoạt động kéo dài 6 tháng nhằm tăng cường hiện diện tại Indo – Pacific. Phát biểu trước khi tàu khởi hành, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp – Karrenbauer nhấn mạnh thông điệp của hoạt động này là nhằm bảo vệ các giá trị và lợi ích cùng các đồng minh và đối tác. Chiến hạm Đức sẽ vào Biển Đông đầu năm 2022. Đây sẽ là lần đầu chiến hạm Đức trở lại Biển Đông kể từ năm 2002.

Tàu hộ tống Bayern của Đức

  • Khinh hạm Bayern của Đức đã đến TP.HCM ngày 6/1/2022. Chuyến thăm TP.HCM của Khinh hạm Bayern nằm trong chương trình huấn luyện và duy trì sự hiện diện của Đức tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Đây là chương trình kéo dài nửa năm khởi sự từ đầu tháng tám năm 2021. Chương trình đánh dấu sự trở lại của Đức đến khu vực Biển Đông sau 20 năm. Mục đích được nói để củng cố luật pháp quốc tế và tăng cường an ninh trong khu vực.

Khinh hạm Bayern trên sông Sài Gòn

Nhật Bản:

Chính phủ Nhật Bản ngày 5/1/2022 thông báo các Bộ trưởng ngoại giao và Bộ trưởng quốc phòng nước này sẽ hội đàm với những người đồng cấp Mỹ theo hình thức trực tuyến trong khuôn khổ đối thoại “2+2” vào ngày 7/1 tới để thảo luận về các vấn đề an ninh. Chính phủ Nhật Bản hôm 16/12/2022, thông qua học thuyết quốc phòng mới nhằm đối phó với những mối đe dọa ngày càng lớn, chủ yếu đến từ ba nước Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên. Đặc biệt, học thuyết quốc phòng đổi mới năm nay còn khẳng định : « Trung Quốc là một thách thức chiến lược chưa từng có đối với hòa bình và ổn định của Nhật Bản ». 

  • Lãnh đạo của hai nước Nhật và Úc vào ngày 6/1/2022 ký kết một thỏa ước mới nhằm dọn đường cho hợp tác quốc phòng trong tương lai giữa hai phía. Đây là động thái được giới phân tích xem như là một ứng phó với một nước Trung Hoa đang trỗi dậy. Các chuyên gia hiểu biết về hoạt động đàm phán liên quan cho biết thỏa ước vừa nêu sẽ cho phép Nhật và Úc mở rộng hợp tác quân sự bao gồm sự tiếp cận các căn cứ của nhau, bảo đảm quyền vào cảng, quyền đáp trên đất liền, hỗ trợ hậu cần, chuẩn bị an ninh và những chế độ pháp lý.
  • Tàu ngầm lớp Taigei hay 29SS là loại tàu ngầm điện-diesel do Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries hợp tác chế tạo Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF). Taigei là lớp kế thừa của các tàu lớp Sōryū. Lớp Taigei được trang bị pin lithium-ion thay cho pin axit-chì, cho phép tàu có thể ở dưới nước lâu hơn so với các tàu ngầm diesel-điện thông thường. Chi phí đóng mới của một tàu ngầm lớp Taigei ước tính khoảng 639 triệu USD). Hải quân Nhật Bản có kế hoạch trang bị 7 tàu ngầm lớp này. Chiếc đầu tiên JS 513 hạ thủy cuối năm 2020. Tháng 12/2018, Chính phủ Nhật Bản đã được phê duyệt Chương trình Phòng thủ Trung hạn (MTDP), bao gồm giai đoạn 5 năm (từ 2019 – 2023). Tổng cộng dự kiến sẽ đưa vào hoạt động 7 tàu ngầm lớp Taigei. Tàu có lượng choán nước 3,000 tấn (cũng tương đương với tàu ngầm lớp Soryu, với lượng choán nước 2,950 tấn). Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện vận hành 9 chiếc tàu ngầm 2,750 tấn lớp Oyashio từ năm 1998, 12 chiếc tàu ngầm 2,950 tấn lớp Soryu từ năm 2009. Nhật Bản đang xem xét trang bị tên lửa tầm bắn trên 1,000 km cho lực lượng tàu ngầm, có thể tấn công căn cứ trên lãnh thổ đối phương.

JS 513 hạ thủy cuối năm 2020

  • Trong cuộc họp báo với thủ tướng Nhật ở Tokyo hôm 23/5, Tổng Thống Joe Biden của Mỹ tuyên bố ông ủng hộ quốc gia Châu Á này làm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
  • Bộ Quốc phòng Nhật Bản mới đây cho biết nước này sẽ triển khai bốn tàu chiến cùng máy bay ra khu vực Ấn độ – Thái Bình Dương từ ngày 14/6 đến ngày 28/10 năm nay. Mục đích được nói là để “cải thiện khả năng chiến thuật của Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản (JMSDF), và tăng cường hợp tác với hải quân các nước đối tác ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương qua tập trận chung và góp phần vào hòa bình, ổn định trong khu vực, cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau và mối quan hệ với các quốc gia đối tác qua cuộc triển khai này.” Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nhật, trong số các tàu chiến có tàu chở máy trực thăng JS Izumo (DDH-183) với ba máy bay trực thăng, tàu khu trục JS Takanami (DD-110), tàu khu trục JS Kirisame (DD-104). Ngoài ra, còn có ba máy bay khác cũng được triển khai gồm máy bay tuần tra trên biển P – 1, máy bay diễn tập tình báo điện tử Orion UP-3D, và một máy bay tìm kiếm cứu nạn trên biển. Các tàu chiến của Nhật bản sẽ ghé thăm một số nước trong đợt triển khai, trong đó có Singapore, Úc, Philippines và Việt Nam.
  • Diễn đàn ASEAN – Nhật Bản cấp Trưởng Quan chức cao cấp lần thứ 37 (ASEAN-Japan Forum 37) vào ngày 20/6 đã một lần nữa nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Diễn ra theo hình thức trực tuyến, tại diễn đàn thường niên này, ASEAN và Nhật Bản đã thống nhất hợp tác vì an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Nhật Bản nói họ ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, cũng như vai trò và nỗ lực của ASEAN trong thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ khởi động vào ngày 23/5 là chiến lược hợp tác kinh tế mới nhất có sự tham gia của Nhật Bản và 7 quốc gia thuộc ASEAN. Cụ thể IPEF gồm 13 quốc gia tham gia, gồm 4 quốc gia thuộc Bộ Tứ (Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản) và 7 quốc gia thuộc ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
  • Tàu chiến mặt nước hiện đại nhất của hải quân Mỹ đang có chuyến ra khơi dài ngày đầu tiên. Sau một khoảng thời gian lưu lại ở đảo Guam, tàu đã tới căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản ngày 26/9. Hải quân Mỹ nói tàu trực thuộc hải đội khu trục 15, hải đội tàu khu trục lớn nhất của hải quân Mỹ ở ngoài nước Mỹ, có trụ sở tại căn cứ Yokosuka gần Tokyo. Sự xuất hiện của tàu USS Zumwalt (DDG-1000) có thể mở đường để Mỹ đưa các tên lửa siêu vượt âm tới khu vực, theo CNN. Trong báo cáo hồi tháng 8, Viện Hải quân Mỹ nói tàu Zumwalt sẽ được nâng cấp để mang theo các vũ khí siêu vượt âm kể từ năm tới. “Vũ khí siêu vượt âm trang bị trên tàu Zumwalt có thể đạt vận tốc tối đa 20,921 km/giờ, đủ sức phá hủy mục tiêu chỉ bằng động năng”, báo cáo cho biết, theo CNN.
  • Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và đồng nhiệm Anthony Albanese ngày 22/10/2022 đã ký kết một thỏa thuận an ninh. Mục tiêu được cho là nhằm đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.Theo hãng tin Pháp AFP, văn kiện được hai thủ tướng Úc và Nhật Bản ký kết tại thành phố Perth là phiên bản được điều chỉnh của bản thỏa thuận an ninh soạn thảo cách nay 15 năm, vào thời điểm khủng bố và vấn đề phổ biến vũ khí còn là mối quan tâm hàng đầu.
  • Hải Quân Nhật Bản vào hôm 6/11/2022 đã tổ chức một buổi lễ lễ duyệt hạm đội quốc tế tại Vịnh Sagami, tỉnh Kanagawa, với sự tham gia của chiến hạm đến từ 12 nước. Điểm đáng chú ý là Hàn Quốc đã gửi một chiếc tàu đến dự. Theo hãng tin Nhật Kyodo, tham gia lễ duyệt hạm đội hôm nay có 18 chiếc tàu đến 12 quốc gia, trong đó có Úc, Canada, Ấn Độ, Mỹ, Anh…, cùng 6 chiến đấu cơ của Pháp và Mỹ. Đây là lần đầu tiên trong 20 năm nay, Nhật Bản tổ chức lễ duyệt hạm đội quốc tế nhằm kỷ niệm 70 năm thành lập ngày thành lập Hải Quân Nhật Bản. Phát biểu khi ông đến thị sát buổi duyệt tàu, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tố cáo Bắc Triều Tiên về các vụ phóng tên lửa gần đây, cho biết là Tokyo “không bao giờ có thể chấp nhận việc (Bắc Triều Tiên) phát triển tên lửa và hạt nhân”. Ngoài ra, thủ tướng Nhật cũng khẳng định rằng nước ông không thể chấp nhận việc Nga xâm lược Ukraina, cho rằng: “Những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, chẳng hạn như cuộc xâm lược Ukraine, không bao giờ được dung thứ ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới”.

Hàn Quốc: Ứng cử viên đối lập của đảng bảo thủ Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã được người dân nước này bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 9/3. Đây là một trong những cuộc đua sát sao nhất trong lịch sử gần đây của xứ sở kim chi, vốn sẽ định hình nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này trong 5 năm tới.

  • Ngày 5/12/2022, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện để thúc đẩy hợp tác về thương mại và đầu tư. 

Đài Loan:

  • Mỹ đã chấp thuận bán gói vũ khí trị giá 1.1 tỷ USD cho Đài Loan, khiến Trung Quốc tức giận. Thỏa thuận được đề xuất bao gồm một hệ thống radar cảnh báo có khả năng theo dõi tên lửa đang tiến đến hòn đảo, tên lửa đối hạm và và tên lửa phòng không.
  • Chính phủ Mỹ đang xem xét kế hoạch hợp tác sản xuất vũ khí với Đài Loan. Đây là một sáng kiến nhằm tăng tốc chuyển giao vũ khí để tăng cường khả năng ngăn chặn Trung Quốc của Đài Bắc, theo Reuters. Hammond-Chambers cho biết họ vẫn chưa xác định được loại vũ khí nào sẽ được coi là một phần của nỗ lực này, mặc dù họ có thể sẽ tập trung vào việc cung cấp cho Đài Loan nhiều vũ khí và công nghệ tên lửa lâu đời. Các quan chức Mỹ đang thúc đẩy Đài Loan hiện đại hóa quân đội để nước này có thể trở thành “con nhím”, khó bị Trung Quốc tấn công.

Các nước ASEAN: Ngày 12/11, ASEAN – Mỹ ra tuyên bố thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đồng thời Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố hỗ trợ 850 triệu USD cho ASEAN trong năm 2023. Đồng thời, Việt Nam mong Mỹ tiếp tục hỗ trợ ASEAN phát triển bền vững tiểu vùng Mê Kông thông qua Đối tác Mê Kông – Mỹ, trong đó có hỗ trợ tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương tại đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Philippines:

  • Ngày 14/1, Hãng tin Sputnik dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Philippines xác nhận đề xuất mua tên lửa BrahMos cho hải quân nước này đã được thông qua. Thỏa thuận trị giá khoảng 374 triệu USD. Tên lửa BrahMos do Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ và Doanh nghiệp Nhà nước liên bang NPO Mashinostroyenia (NPOM) của Nga cùng phát triển. Tên lửa có tầm bắn 290 km và có thể bay với tốc độ 2.8 Mach, tức gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh.
  • Philippines và Hoa Kỳ bắt đầu cuộc tập trận chung lớn nhất từ ​​trước đến nay tại vùng biển của Philippines từ ngày 28/3 đến 8/4, với 3,800 lính Philippines và 5,100 lính Mỹ, nhằm thể hiện mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ giữa hai quốc gia trước sức ép khu vực của Trung Quốc. Cuộc tập trận Balikatan (Vai kề vai) 2022 kéo dài trong 12 ngày trên đảo lớn Luzon. Hoạt động tập trận chung là sự kiện lẽ ra được tổ chức hàng năm nhưng đã bị hủy hoặc hạn chế hai năm qua do đại dịch.
  • Philippines đã thiết lập ba tiền đồn biên phòng tại ba đảo mà nước này đang chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Mục đích để giám sát hoạt động qua lại của tàu thuyền, tăng cường an ninh vào khi căng thẳng trên biển tại khu vực này với Trung Quốc ngày càng gia tăng. Theo lời vị chỉ huy tuần duyên này, tiền đồn trên ba đảo Bến Lạc (West York), Vĩnh Viễn (Nanshan) và Song Tử Đông (Northeast Cay) vừa được thiết lập trong tuần này. 
  • Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin ngày 23/6 tuyên bố các cuộc đàm phán về khai thác năng lượng chung giữa Manila và Bắc Kinh đã chấm dứt, theo Reuters. Philippines và Trung Quốc khởi động các cuộc đàm phán về khai thác chung trên Biển Đông kể từ năm 2018, hai năm sau khi ông Duterte – người được cho có chính sách với Trung Quốc mềm mỏng hơn người tiền nhiệm Benigno Aquino III – lên cầm quyền.
  • Lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ và Philippines cùng nhau tập trận tại bãi biển gần nơi đang có tranh chấp ở phía Nam Biển Đông, trong khuôn khổ cuộc tập trận chung với hơn 3,500 binh sĩ tham dự, theo AFP hôm 7/10. Đây là lần đầu tiên cuộc tập trận hải quân thường niên được tổ chức dưới thời Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. của Philippines. Ông Marcos bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với liên minh quân sự Mỹ và Philippines vốn đã có từ mấy thập niên, sau các rạn nứt dưới thời người tiền nhiệm là Tổng Thống Rodrigo Duterte.
  • Ngày 22/11, Phó Tổng thống Harris đã đến thăm một cơ sở được thiết lập dựa theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường Mỹ – Philippines (U.S.-Philippines Enhanced Defense Cooperation Agreement) tại căn cứ không quân Antonio Bautista ở thành phố Puerto Princesa – Palawan, đây cũng nơi đóng quân của trụ sở Tổng Tư lệnh Quân sự Philippines có nhiệm vụ phòng vệ và tuần tra Spratly Islands, mà phía Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa. Năm 2016, Hoa Kỳ và Philippines đã ký một thỏa thuận cho phép các lực lượng Hoa Kỳ sử dụng năm căn cứ ở nước này để chống lại các hoạt động triển khai của Trung Quốc ở Quần đảo Trường Sa, bao gồm cả Căn cứ Không quân Antonio Bautista.

Căn cứ Không quân Antonio Bautista trên đảo Palawan

Việt Nam: Tình hình Biển Đông trở nên yên lắng kể từ năm 2019 khi vụ đối đầu ở Bãi Tư Chính kết thúc. Việt Nam đã đơn phương hủy các hợp đồng thăm dò với các đối tác nước ngoài ký vào năm 2017 và 2018. Sau đó là tình trạng tương đối yên bình giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông nếu so với sức ép liên tục của Bắc Kinh lên Philippines, Indonesia và Malaysia. Việt Nam sẽ tìm cách tránh đối đầu với Trung Quốc trong tương lai bằng cách duy trì nguyên trạng và sẽ tiếp tục thảo luận trong các nhóm công tác chuyên trách về các vấn đề trên biển.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên ngày 8/12/2022

  • Hôm 26/1/2022, ở tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, tưởng niệm các liệt sỹ của đất nước đã ngã xuống khi chiến đấu chống cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc hồi tháng 2/1979. Trước đó, hôm 8/12/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ Vị Xuyên ở tỉnh Hà Giang.
  • Ngày 19/1/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tới Vương quốc Campuchia theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn. Chuyến thăm Campuchia của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn diễn ra chưa đầy một tháng sau chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước. Các quan sát viên quốc tế cho rằng Việt Nam và Campuchia cố gắng tìm tiếng nói chung về tình hình Myanmar và Biển Đông cũng như sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Campuchia trong thời gian gần đây.
  • Một cựu thứ trưởng ngoại giao của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vừa nêu kiến nghị với chính quyền hãy ghi công và xây tượng đài tương xứng về sự kiện binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cố gắng chống Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 1/1974. Ông Nguyễn Đình Bin, 78 tuổi, cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam, viết hôm 15/3 trên Facebook cá nhân có đông người theo dõi rằng ông “thiết tha kiến nghị” đảng Cộng Sản cầm quyền và nhà nước “truy phong Liệt sỹ và khen thưởng xứng đáng” các quân nhân và viên chức của Việt Nam Cộng Hòa “đã hy sinh để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc” trong trận hải chiến ngày 19/1/1974.

Người dân Việt Nam tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa tại một số địa điểm công cộng dù chưa có tượng đài chính thức

  • Ngày 7/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời các câu hỏi của báo chí liên quan đến tình hình Biển Đông, bao gồm đề xuất “Philippines nên tiến hành tuần tra chung trên Biển Đông với Việt Nam” của một cựu thẩm phán Tòa án tối cao Philippines. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: “Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, hợp tác và phát triển tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) vì lợi ích chung phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.”
  • Hôm 8/4, tin về một cuộc tập trận bắn đạn thật của quân đội Việt Nam được truyền thông Nhà nước loan đi. Quân đội Việt Nam đang thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật ở tỉnh duyên hải Bình Định, theo chuyên gia thì động thái này nhằm đáp trả lại Trung Quốc. Động thái này diễn ra ngay sau khi Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật bất ngờ ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên khu vực biển Vịnh Bắc Bộ.
  • Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper ngày 20/4 tuyên bố Tuần duyên Mỹ sẽ chuyển giao tàu tuần tra thứ 3 cho Cảnh sát biển của Việt Nam. Nếu thông tin này là chính xác, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ tiếp nhận tàu tuần tra lớp Hamilton thứ 3 từ Mỹ, sau 2 chiếc John Midgett (CSB 8020 năm 2017) và Morgenthau (CSB 8021 năm 2021). Tuần duyên Mỹ có tất cả 12 tàu lớp Hamilton. Sau hơn 40 năm phục vụ, hầu hết các tàu lớp Hamilton đã được loại biên và chuyển giao cho các nước đối tác của Mỹ. Thay thế tàu lớp Hamilton là các tàu lớp Legend hiện đại hơn và lớn hơn. Cơ quan Giảm thiểu đe dọa quốc phòng Hoa Kỳ (DTRA) cũng vừa bàn giao thêm một cơ sở sửa chữa bảo dưỡng tàu và hệ thống nâng hạ tàu cho Cảnh sát biển Việt Nam tại Hải Phòng. Được biết trong thời gian qua, DTRA đã hỗ trợ xây dựng 4 cơ sở huấn luyện và bảo dưỡng cho 4 vùng Cảnh sát biển Việt Nam.
  • Tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu tại trung tâm này vào ngày 11/5, trong chuyến đi đến thủ đô Washington của Hoa Kỳ để dự Hội nghị Cấp cao Hoa Kỳ – ASEAN. “Ông Chính sẽ đưa ra những nhận định của ông về hiện trạng và tương lai của mối quan hệ Việt – Mỹ trong một cuộc hội luận có người điều phối,” ông Gregory Poling, thành viên và Giám đốc cấp cao, Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á của CSIS, cho biết trong bản tin. Trong bài phát biểu với chủ đề “Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với thế giới hiện nay.
  • Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Mỹ dự kiến sẽ đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 7/2022, trang BenarNews trích từ hai nguồn tin địa phương cho biết. Chuyến thăm gần nhất của một hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam là khi tàu sân bay USS Theodore và tàu USS Bunker Hill (CG 52) tới Đà Nẵng vào tháng 3/2020. Cuộc thăm viếng đã bị hoãn lại vì căng thẳng tại eo biển Đài Loan.
  • Truyền thông quốc tế vừa tiết lộ, một phái đoàn cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ đến Israel vào tháng 9 tới cho một thương vụ mua sắm thiết bị quân sự. Phái đoàn của Việt Nam, do Phó tư lệnh lực lượng không quân và người đứng đầu lực lượng phòng không dẫn đầu sẽ thăm Israel, với tư cách khách mời của Israel Aerospace Industries (IAI – Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel) để thúc đẩy việc mua ba hệ thống phòng thủ tên lửa Barak 8 trị giá 500 triệu USD, báo Haaretz của Israel đưa tin hôm 18/8.
  • Trong buổi hội đàm hôm 31/10, ông Trọng nói rằng Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc cũng đề cập đến những vấn đề có tranh chấp giữa hai quốc gia. Hai tổng bí thư cùng cho rằng vấn đề trên biển “là vấn đề tồn tại” trong quan hệ hai nước và rằng việc duy trì hòa bình, ổn định trên biển “có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cả hai đảng, hai nước”, theo Tuổi Trẻ. Tranh chấp Biển Đông là xung khắc nổi cộm nhất trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong nhiều năm qua. Việt Nam, trong gần một thập kỷ qua, thường phải lên tiếng phản đối các hoạt động quân sự hóa và khai thác tài nguyên của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp mà Hà Nội cho là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
  • Sau cuộc gặp với Thủ tướng Chính vào giữa tháng 11, Thủ tướng Scholz đã hối thúc phía Việt Nam có “lập trường rõ ràng” đối với Nga liên quan tới cuộc xâm lược Ukraine của Moscow. Ông Scholz nói rằng “Vấn đề đặt ra là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga là vi phạm luật pháp quốc tế với tiền lệ nguy hiểm. Việt Nam đã 3 lần bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong việc lên án Nga trong việc Nga xâm lăng tại Ukraine.

Indonesia: Cuối năm 2021, giới quan sát chú ý thông tin người đứng đầu Cơ quan An ninh hàng hải Indonesia mời tư lệnh các lực lượng tuần duyên/cảnh sát biển của Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Singapore dự một hội nghị hàng hải vào tháng 2/2022 để “chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy tình anh em”. Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines và Việt Nam nằm trong khái niệm mới của giới chuyên gia là nhóm A5 – quốc gia có các vấn đề về lãnh thổ và hàng hải với Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay Indonesia vẫn chưa tiết lộ nghị trình cuộc họp cũng như vẫn chưa có quốc gia nào trong 5 quốc gia ASEAN được mời chính thức xác nhận tham gia cuộc họp vào tháng 2/2022.

  • Theo tin tức từ Bộ Quốc phòng Indonesia, cuộc tập trận năm nay sẽ diễn ra ở khu vực quần đảo phía Nam Sumatra và phía Đông của đảo Borneo, từ ngày 1 đến 14 Tháng Tám. Đây là cuộc tập trận được mô tả là lớn nhất từ khi được bắt đầu vào năm 2009 đến nay, bao gồm cả huấn luyện tác chiến trên bộ và đổ bộ tấn công từ biển. Ngoài hai nước đồng tổ chức là Indonesia và Mỹ, tin tức cho hay trong số 14 nước tham gia, mới thấy nêu tên thêm Nhật Bản, Úc, Singapore, Malaysia, Anh Quốc, Canada.

TRUNG QUỐC VÀ CÁC ĐỒNG MINH

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1/2022 đã công bố một báo cáo trong đó đưa ra những lập luận pháp lý bác bỏ những yêu sách sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt với báo cáo này. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là Trung Quốc dường như đang hướng đến một lập luận pháp lý mới, thay cho lập luận mà họ đặt tên là “đường 9 đoạn”, để củng cố những yêu sách chủ quyền rộng lớn ở Biển Đông. Thất bại pháp lý trước Phán quyết Biển Đông năm 2016, từ năm 2017, các học giả Trung Quốc này lại đưa ra một học thuyết mới, cụ thể là khái niệm “Tứ Sa” về Biển Đông. Trong học thuyết này, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Pratas, Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa và Bãi ngầm Mcclesfield với tên gọi lần lượt là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa. Thay vì được xem là một nhóm các thực thể tranh chấp, Trung Quốc coi mỗi nhóm đảo và đá ngầm trên là một quần đảo gồm nhiều thực thể khác nhau, với ranh giới biển cụ thể, có chủ quyền và quyền được xác lập xung quanh đó một vùng đặc quyền kinh tế. Phân tích yêu sách Tứ Sa của Trung Quốc căn cứ vào các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và Phán quyết PCA năm 2016, có thể thấy yêu sách này cực kỳ phi lý và thậm chí yếu hơn nhiều so với yêu sách “đường lưỡi bò” trước đây.

Tuy nhiên, về cơ sở pháp lý, Tứ Sa hay “đường lưỡi bò” đều không khác nhau. Đó chỉ là những cách diễn giải khác nhau cho âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc mà thôi. Nhưng bởi vì “đường lưỡi bò” đã bị Toà trọng tài bác bỏ, cho nên Trung Quốc muốn tìm cách “khoác tấm áo mới lên cho một tham vọng cũ”, nên họ tìm cách đưa ra những cách giải thích mập mờ, hòng tìm cách biện minh cho tham vọng của mình.

Trong cuộc hội thoại với người đồng cấp bên phía Việt Nam ngày 14/4, Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị đã đem tình hình ở Ukraine ra để phác hoạ về hậu quả của việc mối quan hệ hai nước không được xử lý khéo léo. Ông Vương Nghị cũng nêu đích danh Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm và cáo buộc nước này là đang “xúi giục căng thẳng và đối đầu” ở khu vực. Cuộc điện đàm lần này và lời lẽ được phía Trung Quốc sử dụng, theo Giáo sư Thayer, là nhằm cảnh báo và tạo ảnh hưởng lên Việt Nam, trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và các nước ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 12 và 13 tháng 5 tới đây tại thủ đô Washington.

  • Hôm 17/6, hãng tin Reuters đưa tin Trung Quốc tổ chức lễ hạ thủy chiếc tàu sân bay thứ ba của nước này mang tên Phúc Kiến. Đây được cho là chiếc tàu sân bay đầu tiên được thiết kế và đóng hoàn toàn bởi công nghệ nội địa, so với hai chiếc trước đó là Liêu Ninh và Sơn Đông có nguồn gốc từ Liên Xô cũ. Điều này cho thấy năng lực đóng tàu quân sự của Trung Quốc đã đạt bước tiến mới, và với sự bổ sung mới này thì sức mạnh của hải quân nước này sẽ tăng lên rõ rệt.

Tàu sân bay Phúc Kiến

CÁC NƯỚC GIỮ LIÊN LẠC TỐT VỚI TRUNG QUỐC

Năm 2022, Campuchia đảm nhiệm chức vụ chủ tịch khối ASEAN và Hun Sen lập lại trò cũ.

Campuchia:  Campuchia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay đã đóng một vai trò quan trọng để giúp Ukraine hiện diện ở Đông Nam Á, dù chỉ mang tính biểu tượng.

Điều đặc biệt là trong dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng 11 ở Phnom Penh là lúc vai trò của Thủ tướng Hun Sen được truyền thông thế giới chú ý, nhất là quan điểm nhất quán ủng hộ Ukraine của ông. Tuy thế, không phải chỉ khi đăng cai các sự kiện quốc tế quan trọng, chính quyền của Thủ tướng Hun Sen mới lên tiếng về vấn đề Ukraine. Đầu tháng 11, ông Hun Sen đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để bày tỏ nhu cầu chấm dứt chiến tranh, giúp “Ukraine giành lại hòa bình, ổn định, sự toàn vẹn lãnh thổ và phát triển”, theo Phủ Thủ tướng Vương quốc Campuchia. Ngay từ trong năm, ông Hun Sen đã công khai lên án Nga xâm lăng Ukraine. Trong khi đó, bốn lần tổng cộng, Việt Nam đã bỏ các phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược mà Nga phát động tại Ukraine.

  • Ngày 21/1/2022, các tàu nạo vét đã được phát hiện ở ngoài khơi căn cứ hải quân Ream của Campuchia, nơi Trung Quốc đang tài trợ các hoạt động thi công và sẽ cần có các cơ sở cảng nước sâu hơn để các tàu quân sự lớn hơn có thể cập cảng, một viện nghiên cứu của Mỹ cho biết.

Không ảnh chụp các tàu nạo vét ngoài khơi căn cứ hải quân Ream của Campuchia

  • Một căn cứ hải quân của Campuchia đang được xây dựng với sự trợ giúp của Trung Quốc và sẽ có một phần dành riêng cho quân đội Trung Quốc, báo Mỹ Washington Post loan tin hôm 6/6. Báo Anh The Guardian hôm 7/6 nhận định rằng sự hiện diện như vậy sẽ đánh dấu sự mở rộng đáng kể khả năng tiếp cận quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Các đảo quốc vùng Thái Bình Dương: Solomo lần đầu tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh vào tháng 3/2022. Thủ tướng Sogavare cho rằng động thái này nhằm giúp đa dạng hóa các đối tác an ninh của quốc đảo Thái Bình Dương. Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố hiệp ước này nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh giữa hai quốc gia. Dù đã ký kết thoả thuận cuối cùng, song hai bên chưa công bố rộng rãi nội dung chi tiết các điều khoản. Tuy nhiên, một tài liệu dự thảo bị rò rỉ hồi tháng 3 cho biết thỏa thuận an ninh giữa hai bên hứa hẹn việc Bắc Kinh sẽ hỗ trợ Solomon duy trì trật tự xã hội, cứu trợ thiên tai cũng như cho phép tàu chiến của Trung Quốc cập cảng nước này để tiếp viện và chuyển giao thuỷ thủ. Theo thoả thuận, Trung Quốc cũng có thể đặt các thiết bị quân sự và căn cứ quân sự ở nước này, nếu nhận được sự đồng ý của chính phủ Quần đảo Solomon.

Tháng 5/2022, 10 đảo quốc ở Thái Bình Dương đã không đạt được thỏa thuận hiệp ước an ninh với Bắc Kinh, tuy Ngoại trưởng Trung Quốc nói với họ chớ nên lo lắng về những ý định của Bắc Kinh. Ông Vương Nghị đang tham dự một kỳ họp thượng đỉnh khu vực ở Fiji, nơi các tham vọng của Bắc Kinh về những mối quan hệ an ninh rộng lớn hơn đã gây ra tâm lý lo ngại. Papua Tân Guinea, Samoa và Liên bang Micronesia được cho là nằm trong số các nước quan ngại về đề xuất của Bắc Kinh, bên cạnh Palau, đảo quốc đã công nhận Đài Loan và không được mời dự họp lần này. Đây mới chỉ là lần thứ hai Ngoại trưởng Trung Quốc gặp gỡ các vị ngoại trưởng Thái Bình Dương trong một cuộc họp hỗn hợp. Cuộc họp đầu tiên diễn ra hồi tháng Mười năm ngoái.

KẾT LUẬN

Tuyên bố IPS vào đầu năm 2022 là thời điểm để Việt Nam có thể thể hiện một vai trò tích cực hơn trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Một số lo lắng của Việt Nam đã được IPS đưa ra quan điểm rõ ràng. Thứ nhất, Việt Nam e ngại việc buộc phải chọn bên giữa Mỹ và Trung Quốc thì quan điểm của Mỹ thể hiện rõ trong IPS là không buộc các quốc gia phải chọn bên. Thứ hai, Việt Nam cũng chọn chiến lược “Bốn không” để tránh bị vướng vào các căng thẳng khi có các liên minh quân sự. Nhưng Nhà Trắng đã cho thấy IPS không chỉ là các liên minh quân sự mà còn là sự thúc đẩy phát triển thịnh vượng chung giữa các quốc gia ở đây. IPS nhắc lại việc Hoa Kỳ có kế hoạch khởi động Khung kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương là một sáng kiến mà chính quyền Biden hy vọng ít nhất sẽ lấp đầy một phần khoảng cách lớn trong cam kết với khu vực kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump từ bỏ khuôn khổ thương mại đa phương vào năm 2017.

Chính phủ Hoa Kỳ cho biết trong IPS rằng họ sẽ mở rộng sự hiện diện và hợp tác của Lực lượng Cảnh sát biển ở Đông Nam và Nam Á, cũng như tại các quần đảo Thái Bình Dương, và tập trung vào “tư vấn, đào tạo, triển khai và xây dựng năng lực” cho các lực lượng này. Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam có thể hiện đại hóa và nâng cao năng lực của Lực lượng Cảnh sát biển của mình, nhằm chống lại các đe dọa từ chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc.

Cuộc chiến Ukraine cho thấy khả năng quân sự của Nga Sô không mạnh mẽ như mọi người thường nghĩ. Như vậy, liên hệ giữa Việt Nam và Nga Sô về khí tài quân sự có thể chyển đổi qua những quốc gia khác như Đức Quốc, Nhật Bản, Israel và Hàn Quốc. Đây chính là cơ hội để Việt Nam thay đổi và bứt phá nếu biết tận dụng các thời cơ mang lại từ IPS này. Ngay cả Ukraine cũng là đối tác tiềm năng.

Nhìn lại những phát biểu giữa hai phía Mỹ và Trung Quốc, chuyên gia về kinh tế, Jean-François Di Meglio, nhận định, cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên này giữa Joe Biden và Tập Cận Bình chỉ cho phép đôi bên tạm hạ nhiệt căng thẳng. Ông ví cuộc dàn xếp này như là quãng thời gian “nghỉ lấy sức” giữa hai hiệp đấu, trong bối cảnh cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chịu nhiều sức ép từ trong nước và bên ngoài. “Trung Quốc của ông Tập Cận Bình, bất chấp vẻ bề ngoài thành công rực rỡ của Đại hội 20 ĐCSTQ, vào lúc này đang bị dồn vào chân tường. Suy thoái kinh tế đúng là không hiện hữu ở Trung Quốc, nhưng khi tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,5%, hay 3%, rồi mối đe dọa dân số, tỷ lệ thất nghiệp cao, thì đúng là vào lúc này người ta không thể quá tập trung vào một cuộc đối đầu trực diện với đối tác muôn thuở. Họ cần nghỉ lấy sức, giống như là đợt nghỉ giải lao giữa hai hiệp đấu”.

Ngược lại, về phía Hoa Kỳ, trước hệ quả do chiến tranh Ukraine mà Nga phát động gây ra, dẫn đến lạm phát tăng vọt, giá nhiên liệu tăng cao, gây khó khăn cho đời sống thường nhật và cho sản xuất, sức ép từ người dân trong nước và từ các nước đồng minh cũng như cộng đồng quốc tế mỗi lúc một lớn buộc chính quyền Biden phải chấp nhận lùi bước. Đối với Washington, kỳ “nghỉ dưỡng sức” này cũng là lúc để chuẩn bị cho một trận đấu khác lớn hơn mà cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đang nhắm đến, nhằm giành thế bá quyền làm chủ công nghệ bán dẫn, cho phép thống trị thế giới trong tương lai.

THAM KHẢO

  1. Việt Nam ghi nhận Báo cáo số 150 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các ranh giới biển” đăng trên mạng VOV.VN ngày 14/1/2022.
  2. Bài viết “Thất bại với đường lưỡi bò, Trung Quốc giải thích gì về Tứ Sa? đăng trên mạng RFA ngày 27/1/2022.
  3. Bài viết “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới của Mỹ có tên Việt Nam” đăng trên mạng VOA ngày 14/2/2022.
  4. Bài viết “Việt Nam nằm đâu trong Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương Mỹ mới công bố?” đăng trên mạng RFA ngày 16/2/2022.
  5. Bài viết “Bắc Kinh dỗ ASEAN đẩy ‘thế lực bên ngoài’ ra khỏi tranh chấp Biển Đông” đăng trên mạng RFA ngày 25/7/2022.
  6. Bài viết “Cam Ranh – con chốt quan trọng trong thế trận đối ngoại mới” đăng trên mạng BBC Tiếng Việt ngày 27/8/2022.
  7. Bài viết “Triển vọng nào cho Hải Quân Châu Á trước sức mạnh Trung Quốc? đăng trên mạng RFI ngày 9/12/2022.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *