Mai vàng Việt Nam

111 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Trên thế giới tính đến năm 2019 hiện nay, ước tính có hơn 30 giống mai vàng các loại. Trong số đó, các loại mai vàng được phát hiện sinh sống tại Việt Nam đạt con số xấp xỉ 2/3, cho thấy đất nước Việt Nam được trời phú cho khung cảnh thiên nhiên rất chi là đẹp và đa dạng.

Mai vàng (còn gọi là hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai, danh pháp khoa học: Ochna integerrima) là loài thực vật có hoa thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae). Cây này được trồng làm cảnh phổ biến ở miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán.

Mai vàng được lưu dân người Việt Nam thuần hóa từ cây dại khi họ đi khai khẩn miền Nam nước này. Hoa mai vàng có năm cánh và thường nở trùng với dịp Tết Nguyên Đán như hoa đào ở miền Bắc nên người ta đã đem về trang trí vào dịp Tết. Dần dà về sau, hoa mai trở thành một hình ảnh đặc trưng khi nhắc đến ngày Tết của miền Nam Việt.

Mai vàng là cây lâu năm, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Hoa mai vàng nở thắm tươi vào mỗi độ xuân về vì vậy nó tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam Việt Nam.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b1/M%E1%BB%99t_c%C3%A2y_mai_v%C3%A0ng.jpg/220px-M%E1%BB%99t_c%C3%A2y_mai_v%C3%A0ng.jpg

Một cây mai vàng trong khuôn viên miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên đến 12 – 18 cánh, gọi là “mai núi”. Ở Tây Nguyên, mai núi phân bố khá phổ biến. Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng, mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là “mai chủy”. Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là “mai động”. Loài mai này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là “mai sẻ”. Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh …. Xét về góc độ sai hoa, ngoài mai sẻ còn phải nhắc đến “mai chùm gởi”. Loài này có thân cứng, trên cành mọc lên những khối u, chung quanh khối u đâm ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra khá dày, hoa nở san sát vào nhau, tạo thành chùm. Người ta gọi loài này là “mai tỳ bà” hay “mai vương”. Hiện nay ở vùng Nam Bộ có rất nhiều giống mai.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/08/Ochna_integerrima1.jpg/200px-Ochna_integerrima1.jpg

Mai chùm gởi

Thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra. Song, ở Việt Nam lại có loài mai vàng năm cánh hương thơm đậm hơn hẳn những loài mai khác nên được gọi là “mai hương”. Nó còn tên khác là “mai thơm” (thường được trồng ở Bến Tre) tại miền Nam hay “mai ngự” (mọc khá nhiều ở Huế) ngoài miền Trung. Riêng loài mai có cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình thường được gọi là “mai châu” (đọc trại từ “trâu” thành “châu”). Loài có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là “mai cánh nhọn”.

Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, những cành nhánh mềm mại, rũ xuống như cây liễu nên được gọi là “mai liễu”. Ở khu rừng Cà Ná có loài cây mai thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là “mai rừng Cà Ná”. Ngoài ra, còn có loài mai thân rất nặng (nặng gấp rưỡi thân cây mai bình thường) gọi là “mai đá” hay “mai Vĩnh Hảo”. Loài này thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn. Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai

Thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra. Song, ở Việt Nam lại có loài mai vàng năm cánh hương thơm đậm hơn hẳn những loài mai khác nên được gọi là “mai hương”. Nó còn tên khác là “mai thơm” (thường được trồng ở Bến Tre) tại miền Nam hay “mai ngự” (mọc khá nhiều ở Huế) ngoài miền Trung. Riêng loài mai có cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình thường được gọi là “mai châu” (đọc trại từ “trâu” thành “châu”). Loài có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là “mai cánh nhọn”.

Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, những cành nhánh mềm mại, rũ xuống như cây liễu nên được gọi là “mai liễu”. Ở khu rừng Cà Ná có loài cây mai thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là “mai rừng Cà Ná”. Ngoài ra, còn có loài mai thân rất nặng (nặng gấp rưỡi thân cây mai bình thường) gọi là “mai đá” hay “mai Vĩnh Hảo”. Loài này thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn.

Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh, cá biệt có hoa tới những chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang.

Ở miền Trung thường chuộng dòng mai Huế và mai Bình Định để chưng Tết, mai Huế có giá trị và được chuộng hơn, gốc đẹp hơn, chưng được nhiều năm hơn. Mai Huế có lá dày hơn, thẫm màu hơn, thuần một màu trong khi mai Bình Định lá mỏng hơn, thon kim hơn, có thể có màu nâu sẫm nhưng mai Bình Định thông dụng hơn vì giá cả vừa phải. Mai Huế hay còn gọi là mai Ngự danh với xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố Đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự, mai vàng xứ Huế phải là mai năm cánh, hiếm hoi lắm mới có cây mọc nhiều cánh. Hoa mai Huế không có lá màu đỏ như hồng diệp mai của vùng Trung Trung bộ hay nhiều cánh như hoa mai của miền Nam mà mai Huế chỉ năm cánh và lá xanh, đặc biệt màu vàng đẹp.

Nuôi trồng: Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai chín mẩy, ngâm nước rồi đem gieo vào đất ẩm (có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn). Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy, cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm. Để có một chậu hoa đẹp, ta nên thường chú ý cắt nhánh, uốn cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo. Để mai ra hoa đúng mồng 1 Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng 25 ngày.

CÁC LOẠI MAI ĐẶC BIỆT

Mai vàng xứ Huế: Ở miền Trung thường chuộng dòng mai Huế và mai Bình Định để chưng tết, mai Huế có giá trị và được chuộng hơn, gốc đẹp hơn, chưng được nhiều năm hơn. Mai Huế có lá dày hơn, thẫm màu hơn, thuần một màu trong khi mai Bình Định lá mỏng hơn, thon kim hơn, có thể có màu nâu sẫm nhưng mai Bình Định thông dụng hơn vì giá cả vừa phải. Mai Huế hay còn gọi là mai ngự danh với xưng Mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự, mai vàng xứ Huế phải là mai năm cánh, hiếm hoi lắm mới có cây mọc nhiều cánh. hoa mai Huế không có lá màu đỏ như hồng diệp mai của vùng trung Trung bộ hay nhiều cánh như hoa mai của miền Nam mà mai Huế chỉ năm cánh và lá xanh, đặc biệt màu vàng đẹp.

mai vang khoe sac trong trien lam mai vang hue - tuyet tac mua xuan hinh anh 8

Mai vàng xứ Huế

Mai vàng Yên Tử: Sinh sống ở vùng núi Yên Tử – miền Đông Bắc Bộ Việt Nam, chịu được lạnh, và hoa có mùi thơm. Truyền thuyết cho rằng giống Mai Yên Tử này là con cháu của gốc Mai Vàng do vua Trần Nhân Tông trồng trên núi Yên Tử khi nhà vua đi tu.

MAI VÀNG YÊN TỬ BUNG SẮC GIỮA TIẾT XUÂN ĐINH DẬU.

Mai rừng Yên Tử

Mai trắng: Cây mai trắng Bắc cùng họ với đào, mơ, mận, là loại khá dễ trồng, hơi khó nhân giống và chăm sóc cho lớn, tiêu chí chơi cây không cốt ở gốc lớn tán dày mà là ở dáng phong sương, bền bỉ. Mai trắng (Bạch mai, Hàn mai, Lưỡng nhị mai, nhị độ mai) cây mai trắng có vài điểm khác biệt với Nhất Chi Mai về cánh hoa. Tên khoa học là Prunus mume Sieb. & Zucc, thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Ở đây cần phân biệt rõ, tuy tên dân dã là mai nhưng thực sự là một loài cùng họ với đào, anh đào, mơ, mận. Nó hoàn toàn khác với giống mai vàng miền Nam có tên khoa học là Ochna integerrima thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae).

Cây Hoa Mai Có Bao Nhiêu Loại

Mai trắng

Nhất chi mai: Nhất chi mai còn được gọi với cái tên khác là nhị độ mai, đây là loại mai khác so với giống cây hoa mai vàng và giá cây nhất chi mai thường khá đắt đỏ.

Không giống như hoa mai vàng, hoa nhất chi mai khi còn là nụ thường có màu hồng pha sắc trắng, khi nở thì có màu trắng hoặc trắng pha hồng nhạt. Điểm đặc biệt của hoa nhất chi mai là khi sắp lìa cành, màu sắc sẽ chuyển sang hoa nhất chi mai đỏ đẹp lạ thường rồi mới rụng.

Cây nhất chi mai là loài cây thân gỗ và sống lâu năm, gốc cây nhất chi mai thường phình to, xù xì nhìn già nua và không có quả. Cây nhất chi mai thường chỉ ra hoa vào mùa xuân và sẽ không ra quả. Đây là loại hoa Tết được nhiều người chọn để đặt trong nhà vào dịp đầu năm mới để đón may mắn, cầu sức khỏe và tài lộc cho gia đình.

Tìm hiểu về hoa nhất chi mai, vua của những loài hoa Tết - Trường THCS Võ  Thị Sáu

Nhất chi mai hay Nhị độ mai

Mai rừng: Hay còn gọi là mai rừng, là loại mai vàng số trong núi rừng có số lượng cánh từ 12 cho đến 18 cánh, có khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi đá khô khốc và sống chủ yếu bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong lòng đất cộng với khí hậu ẩm thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và nước bạn Campuchia.

mai-nui

Mai rừng Tây Nguyên

Mai liễu: Là cây mai vàng 5 cánh thường, nhưng cành nhánh mềm mại, quằn quại, rũ xuống như vây liễu. Hoa nở đầy cành phất phơ theo chiều gió, trông thật là nên thơ!.

cay-mai-lieu

Mai liễu

Mai chiếu thủy: Có nguồn gốc từ miền Ðông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh, bonsai, cây cảnh trang trí sân vườn… mai chiếu thủy biểu trưng cho sự bền vững và ổn định của gia đình. Hoa có 5 cánh nhìn thoáng qua giống hoa mai, nên có tên gọi là mai. Hoa mai chiếu thủy nở luôn luôn nhìn xuống mặt đất, nên gọi là chiếu thổ, chiếu thủy (vi.wikipedia.org). Mai chiếu thủy là loài cây mang lại nhiều sự may mắn, sung túc cho ngôi nhà của bạn và nó tượng trưng cho sự vững trãi, bền vững. Theo quan niệm phong thủy, cây mai chiếu thủy có khả năng trấn giữ long mạch để duy trì vượng khí trong nhà.

Cây mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy

Mai tứ quý: (danh pháp hai phần: Ochna serrulata) là một loại hoa mai có hoa màu vàng thuộc chi Ochna của họ Ochnaceae, còn được gọi là nhị độ mai, tức mai nở hai lần, trước vàng (cánh hoa) sau đỏ (lá đài). Loại này nở hoa quanh năm, tùy theo đặc trưng của từng dạng mai, có tên gọi khác nhau, nó có nguồn gốc từ Nam Phi. Mai tứ quý Việt Nam cao khoảng 2-3m, còn những loài mai tứ quý ở Thái Lan và một số nước khác thuộc châu Á thì có thể cao đến 8m, hoa có đường kính khoảng 4 cm. Cây ra hoa từ tháng 2 đến tháng 5 DL, có trái từ tháng 4 đến tháng 6. Người ta có thể nhân giống mai tứ quý bằng hạt, chiết cành hoặc giâm cành.

Trên thế giới có nhiều loài mai vàng, đài hoa đỏ giống như mai tứ quý Việt Nam nên “mai tứ quý” nói chung có những tên khoa học khác nhau: Ochna atropurpureaOchna atropurpurea DC; Ochna integerrimaOchna serrulata … Người nước ngoài thường gọi mai tứ quý là “cây chuột Mickey” (Mickey-mouse plant), vì họ liên tưởng đài hoa đỏ và trái đen giống như gương mặt và chiếc quần của con chuột nổi tiếng này (chuột trong phim hoạt hình). Mai tứ quý Việt Nam thường có hai tầng cánh, còn mai Mỹ chỉ có một tầng cánh, lá màu xanh đậm. Chúng sống trong môi trường có độ ẩm vừa phải, đất nhiều mùn và có ánh sáng từ 30 đến 50% .

Mai tứ quý

Mai cây cảnh: Thiết kế hòn non bộ trong sân vườn tiểu cảnh không chỉ có tác dụng làm đẹp cảnh quan mà còn mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy cho gia chủ. Thiết kế hòn non bộ tùy theo việc sắp xếp vị trí của hòn non bộ và nên tuân thủ theo những quy tắc nhất định để mang lại sự hài hòa về thẩm mỹ, phong thủy cho không gian sân vườn tiểu cảnh.

Mai cây cảnh đẹp ở Việt Nam

Mai vàng Florida: Người Việt Nam dù có bôn ba khắp bốn phương trời, mỗi khi đến Tết vẫn luôn tìm và mang về nhà một chậu hoa mai hay hoa đào để nguôi nỗi nhớ quê hương. Không chỉ vậy, có người còn tìm cách trồng cả một vườn mai vàng trên đất Mỹ, như vợ chồng anh Sang Bùi ở thành phố Sarasota, tiểu bang Florida. Từ khi ươm hạt, cho đến khi lớn thành cây, ra lá, kết hoa, những cây mai trong vườn của anh Sang giờ đây đã quen với khí hậu Florida. Anh cười và ví von: “Mai cũng như con người mình vậy. Sống đâu quen đó, thích nghi với thời tiết, khí hậu thì sẽ mạnh khoẻ.”

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/01/Tet-Vuon-Mai-florida-lon-nha-nuoc-My-5.jpg

Mai vàng Florida

KHÁC NHAU GIỮA HOA MAI VÀ HOA ĐÀO

Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta trưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới.

su-khac-nhau-giua-hoa-dao-va-hoa-mai-5

Màu vàng tráng lệ của hoa mai

Nguồn gốc xuất xứ chính là yếu tố khác biệt đầu tiên giữa hoa đào và hoa mai. Nhiều tài liệu cho rằng, đào có nguồn gốc từ đất nước Ba Tư. Tuy nhiên, cũng có nhiều ghi chép cho rằng tổ tiên của đào từ Trung Quốc, tên khoa học là Prunus persica thuộc họ Rosaceae. Đào không chỉ là loại cây phổ biến tại châu Á mà còn gắn liền với tín ngưỡng lý giải tại sao đây là loại cây không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền.

Hoa đào được ưa chuộng tại miền Bắc và một số tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ và Trung Bộ vào dịp Tết. Có thể nói, hoa đào được xem là linh hồn của ngày Tết tại nơi đây. Nhà nào cũng phải có một cành đào, hay một chậu cây hoa đào được lựa chọn kỹ lưỡng với dáng, thế đẹp nhất để trưng trong nhà vào dịp Tết.

Nếu hoa đào được ưa chuộng tại miền Bắc thì miền Nam trưng hoa mai vào dịp Tết. Do thời tiết ấm nóng hơn, nên hoa đào không phù hợp để sinh sôi, phát triển. Trong khi đó, hoa mai phát triển rất tốt dưới thời tiết ấm, mang một vẻ đẹp sang trọng, thanh khiết nên cũng được người dân ưa chuộng vào dịp Tết cổ truyền.

Ý nghĩa của hoa đào, hoa mai cũng có những điểm khác nhau trong quan niệm của người Việt Nam. Hoa đào được xem là, tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Bên cạnh đó, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Hoa đào chính là biểu trưng cho niềm tin và hy vọng của con người về một năm mới an khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt, gia đình yên ấm. Hoa đào còn là tượng trưng cho nguồn sinh khí mới, cho hình ảnh người con gái xứ Bắc: dịu dàng, e lệ, kiều diễm…

Hoa đào còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa thủy chung. Trong Tam quốc, ba vị: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: “Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng.” Vườn đào là nơi đã chứng kiến cho tình bạn thắm thiết thật đáng khâm phục của ba con người.

su-khac-nhau-giua-hoa-dao-va-hoa-mai-4

Màu hồng rực rỡ của hoa đào

LẶT LÁ MAI

Hằng năm, cứ đến rằm tháng Chạp, người trồng mai ở “thủ phủ” mai vàng miền Tây lại bắt đầu vào mùa bứt lá để hàng triệu bông hoa kịp bung nở đón nắng xuân. Giữa tháng Chạp ghi nhận mùa mai thay lá đơm bông và tìm hiểu vì sao cây mai vàng phải trút bỏ hết lớp lá cũ để những bông hoa vàng rực có thể bung nở đón chào năm mới và mang lại may mắn cho gia chủ. Những cây mai vàng có tuổi đời gần trăm năm, người dân phải “chế” những cây thang chuyên dụng cao hơn 5 m để bứt lá, Lúc đầu, chủ yếu trồng để hoa nở cho đẹp ngày tết. Dần dần, thấy được giá trị kinh tế của mai vàng nên người trồng dần mở rộng hơn và trở thành làng trồng mai vàng.

Làng nghề hoa mai truyền thống tỉnh Vĩnh Long có diện tích trồng cây thành phẩm 2.5 ha, hiện có khoảng 550 gốc mai cổ, 4,000 gốc mai trung và 25,000 gốc mai tiểu, bonsai cùng một số loại kiểng khác là khoảng 2,500 gốc. Nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây cũng từ cây mai vàng.

Thủ phủ mai vàng miền Tây với 30.000 gốc: Nhà nhà, người người lặt lá đón tết - ảnh 10

Một cây mai vàng 50 tuổi giá khoảng 2 tỷ (80,000 USD)

Ông Lê Văn Nữa (71 tuổi, ngụ ấp Phước Định 1, xã Bình Hòa Phước) đang thoăn thoắt đôi tay bứt lá mai cho biết, gia đình ông trồng mai ở đây rất lâu đời, từ thời ông còn nhỏ đã thấy có cây mai vàng. Sở dĩ rằm tháng Chạp phải bứt hết lá mai là để đúng Mùng 1 Tết Nguyên đán bông mai vàng sẽ bung nở và đem lại may mắn cho gia chủ như tên của loài hoa này.

“Mình phải bứt hết lá đi thì cây mới nở hoa được, nếu để lá sẽ làm suy cây và hoa không nở đúng thời điểm sẽ mất giá trị của loài hoa tết này. Do đó, ai bận rộn làm gì làm cũng phải ngày rằm tháng chạp đều phải bứt hết lá mai đi, tết cho nó nở hoa. Nhà nào nhiều mai thì phải thuê thêm người, chậm nhất 17-18 tết là phải xong”, ông Nữa nói.

Giàn giáo để tỉa lá mai

KẾT LUẬN

Mai cũng như con người mình vậy. Sống đâu quen đó, thích nghi với thời tiết, khí hậu thì sẽ mạnh khoẻ”. Con người chúng ta khi đã quen thuộc với mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên thì sẽ vững vàng, trưởng thành trong tình thương yêu gắn bó. Chăm sóc một loài cây để nó ra hoa, kết nụ cũng thế, trải qua nhiều vất vả nhưng cũng nhiều ân tình.

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về trên khắp các nẻo đường Nam Bắc và gần đây tại hải ngoại lại tràn đầy những cây hoa mai, hoa đào khoe sắc thắm như báo hiệu mùa xuân đang đến. Đối với người dân miền Bắc, hoa đào được xem là loài hoa tượng trưng cho ngày Tết thì với người miền Nam, sắc vàng của hoa mai chính là điều báo hiệu mùa xuân sắp đến. Hoa mai tại hải ngoại đem lại niềm nhớ quê hương.

THAM KHẢO

  1. Mai vàng – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  2. Bài viết “Thủ phủ mai vàng miền Tây với 30.000 gốc: Nhà nhà, người người lặt lá đón tết” đăng trên mạng namlongbaothanhnien@gmail.com ngày
  3. Bài viết “Các loại mai vàng đẹp nhất ở Việt Nam hiện nay”
  4. Bài viết “Khác nhau giữa hoa đào và hoa mai ngày Tết”  Biên dịch: Thịnh Lê ngày 2 February, 2021.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *