Kinh tế & Chính trị Việt Nam 2022

144 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Xác định 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, nhưng dự báo tình hình thách thức lớn hơn cơ hội, mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, cùng với tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp, với nhưng thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và hoạt động dịch chuyển từ các ngành công nghiệp cấp thấp, sang các ngành công nghiệp cấp cao, nhờ đó đạt được những thành tựu kinh tế tuyệt vời, để hướng tới một quốc gia có thu nhập cao, vào năm 2045.

Moody’s nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam lên 8.5%, mức cao nhất trong số các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam cũng là nền kinh tế duy nhất trong khu vực được Moody’s điều chỉnh dự phóng tăng. Với mức dự báo này, đây cũng là tổ chức đưa ra mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam cao nhất. IMF cũng đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm nay, tăng 1 điểm % so với dự báo được đưa ra ba tháng trước đó và là lần điều chỉnh tăng đáng kể duy nhất trong số các nền kinh tế lớn ở châu Á. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm ASEAN-6.

Tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm nay dự báo mức 6.5% với nhiều thách thức, trong đó, kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 7.5%. Theo đó, ấn tượng nhất tăng trưởng của Việt Nam trong quý 3 năm nay là 13.5%. Mức tăng trưởng này có được nhờ chiến lược tiêm chủng vaccine, sự phục hồi nhanh trở lại của các ngành du lịch dịch vụ, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức từ bên ngoài khi đơn hàng giảm, nhu cầu tiêu dùng chậm lại ở các quốc gia phát triển, là những đối tác lớn nhập khẩu của Việt Nam hay là diễn biến về chính sách tiền tệ của Mỹ và Châu Âu.

Dự báo tăng trưởng Việt Nam 2022 theo một số tổ chức

RCEP, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực, được kỳ vọng giúp Việt Nam kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, có hiệu lực từ hôm 1/1/2022. RCEP là FTA lớn nhất thế giới khi đóng góp 30% GDP toàn cầu. RCEP gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng 5 quốc gia khác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Hiện Hoa Kỳ và Ấn Độ vẫn chưa gia nhập RCEP.

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tế khu vực với mức 7.2%, tăng đáng kể so với con số 5.3% dự báo hồi tháng 4/2022. Trong dự báo kinh tế mới nhất công bố vào ngày thứ Tư, WB hạ mạnh dự báo tăng trưởng Trung Quốc xuống mức 2.8% từ mức 5% trong báo cáo hồi tháng 4/2022. Như vậy kinh tế khu vực châu Á được dự báo sẽ tăng trưởng 3.2% trong năm 2022, giảm đáng kể so với mức 5% từng được đưa ra vào tháng 4/2022.

Trang eurekalert.org ngày 27/7 đăng kết quả nghiên cứu của Phòng thí nghiệm tăng trưởng thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy, Việt Nam được dự báo sẽ nằm trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất đến năm 2030. Trong số này, ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ.

CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

  • Chính quyền của Tổng thống Biden tháng 2/2021 sắp đề cử một nhà ngoại giao tài giỏi mới ngoài 50 tuổi, từng làm việc ở Việt Nam và có nhiều kinh nghiệm về châu Á, làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam, các nguồn tin am hiểu ngành ngoại giao Mỹ mới cho VOA biết. Ông Marc Knapper, hiện là Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách Hàn Quốc và Nhật Bản, được đội ngũ của ông Biden nhắm cho chức đại sứ Mỹ ở Hà Nội từ cách đây nửa năm, khi ông Biden còn đang trong giai đoạn tranh cử, các nguồn tin không muốn nêu danh tính nói với VOA.
  • Tỉnh Khánh Hòa vừa đề xuất Bộ Tài chính và được báo cáo Thủ tướng Chính phủ về dự án đầu tư, xây dựng khu du lịch và vui chơi tổng hợp có Casino tại đảo Hòn Tre – Nha Trang. Truyền thông Nhà nước vào ngày 3/3 cho biết dự án Casino Hòn Tre có tổng vốn đầu tư khoảng 50 ngàn tỷ đồng (2.24 tỷ USD). Trong đó, Công ty Cổ phần Vinpearl là nhà đầu tư với số vốn góp 7,500 tỷ đồng (chiếm 15%), 85% vốn sẽ được huy động từ các nguồn khác. Hồi tháng 8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý dự án đầu tư Casino Cam Ranh với tổng số vốn hơn 46 ngàn tỷ đồng. Người dân địa phương ở Việt Nam muốn đến chơi ở casino phải được chứng minh trên 21 tuổi trở lên và có thu nhập tối thiểu 430 USD mỗi tháng. Báo trong nước cho biết 8 Casino ở Việt Nam đã đạt doanh thu hơn 108 triệu USD trong năm 2019.
  • Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink được Tổng thống Joe Biden đề cử giữ một chức vụ cao cấp trong Bộ Ngoại giao Mỹ, Nhà Trắng cho biết ngày 25/3, trong khi một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm về Châu Á dự kiến sẽ được đề cử kế nhiệm ông tại Hà Nội. Ông Kritenbrink, người giữ chức đại diện ngoại giao cao cấp nhất của Mỹ tại Việt Nam từ năm 2017, là ứng viên Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Sự vụ Đông Á và Thái Bình Dương, một vị trí lãnh đạo tại Cục Sự vụ Đông Á và Thái Bình Dương có nhiệm vụ cố vấn Ngoại trưởng và Thứ trưởng đặc trách Sự vụ Chính trị về các vấn đề trong khu vực này, cũng như phụ trách chính sách đối ngoại của Mỹ và quan hệ của Mỹ với các nước trong khu vực. Đề cử của ông Kritenbrink sẽ cần phải được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận. 
  • Ngày 25/6/2022, một câu chuyện nho nhỏ tại Việt Nam là ban tổ chức đêm nhạc “Dấu chân địa đàng” tại Đà Lạt bị chính quyền làm khó dễ vì Khánh Ly đã hát một bài không có trong chương trình 24 ca khúc đã được kiểm duyệt và cho phép trước. Nói cho cùng, chiến tranh chống Mỹ, thống nhất đất nước hay nội chiến, muốn dùng thế nào cũng được. Nhưng, Khánh Ly, không biết vô tình hay cố ý, khi trình bày ca khúc Gia tài của mẹ đã nói lên một sự thật gây nhiều tranh cãi. Biết đâu, chính quyền Việt Nam và cả Khánh Ly đều muốn dùng sự tranh cãi để nói lên một điều gì đó.

THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM

Trong năm 2022, tại Việt Nam, nhiều cựu quan chức lẫn doanh nhân nổi tiếng bị truy tố, xét xử và phải nhận bản án. Ai cũng hiểu tại Trung Quốc và Việt Nam có 2 ngân khoản Đảng và Nhà Nước đi song song với nhau. Các dự án là mãnh đất màu mở để làm kinh tài cho đảng. Việt Nam không thể vừa duy trì hệ thống kinh tài cho Đảng vừa chống tham nhũng. Các dự án phát triển, nhất là trong lãnh vực bất động sản, là môi trường béo bở cho tham nhũng. Tài sản của 2 ông Chu Ngọc Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và ông Phạm Hồng Hà, cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long, lên tới trên dưới 10 triệu USD mổi người, đã nói lên sự trầm trọng trong lãnh vực tham nhũng tại Việt Nam. Một số chuyên viên quốc tế về tham nhũng tại Việt Nam, cho biết các viên chức cấp Tỉnh Uỷ, đã phải tham nhũng 20% trong các dự án, bỏ túi 5% còn 15% còn lại chia cho cấp trên cũng như cấp dưới. Những người trong sạch thì không ở trong guồng máy kinh tài của Đảng.

  • Chu Ngọc Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế.
Kê biên, phong tỏa tài sản ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long

Ngôi nhà của Chu Ngọc Anh đến 3.4 triệu USD

  • Ngày 18/5, cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) Phạm Hồng Hà bất ngờ bị khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Phạm Hồng Hà. Khởi tố và bắt tạm giam cựu Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long |  TTVH Online

Trong quá trình khám xét căn biệt thự tiền tỷ của ông Phạm Hồng Hà nằm trên đường Trần Quốc Nghiễn, cơ quan chức năng đã tạm giữ, kê biên 4 chiếc ô tô, gồm: 1 xe Lexus 570, 1 xe Lexus ES 350, 1 xe Vinfast Lux SA và 1 xe Mercedes. Có thể thấy, đây là “bộ sưu tập” xe đáng mơ ước của nhiều người Việt với đầy đủ các dòng xe, từ sedan cho đến SUV hạng sang, với tổng giá trị lên đến gần 20 tỷ đồng (870,000 USD). Trong khi đó, theo một chủ doanh nghiệp từng nhiều lần đến nhà ông Hà, khu đất mà vị cựu Chủ tịch TP. Hạ Long đang ở có vị trí đẹp, nằm trên đường bao biển Trần Quốc Nghiễn. Hiện tại, khu đất này có giá dao động 300 – 350 triệu đồng/m²; diện tích dao động từ 315 – 400 m² (4 triệu – 6 triệu USD). Căn nhà ông Hà ở có 4 tầng, nội thất đều là những đồ sang trọng, đắt giá. Thậm chí, số cây cảnh trồng quanh nhà cũng thuộc dạng hiếm.

Sự từ chức của ông Nguyễn Xuân Phúc dù sao cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Chuyện tham nhũng tại Việt Nam xẩy ra đều có tính cách hệ thống. Bà Trần Thị Nguyệt Thu, vợ ông Phúc và thân nhân của ông bà được cho là nằm trong vụ tai tiếng lừa đảo về bộ xét nghiệm COVID-19 có quy mô 170 triệu đô la Mỹ. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc (2018), hàng năm, số tiền tham nhũng trên thế giới ở dạng hối lộ, tiền đánh cắp từ công quỹ lên tới 3.6 nghìn tỷ USD. Trung Quốc và Việt Nam là 2 thành viên cốt cán đang “góp lửa” vào danh sách này. Các viên chức cấp trung đều mong có dự án để kiếm lợi nhuận. Nếu không có sự chấp thuận của thượng cấp thì dự án không khởi động được. Hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam có thể biết đàn em qua mặt mình mà không dám có phản ứng hay tệ hơn cũng được chia chác. Thay đổi hệ thống là một quá trình cần cả thời gian và niềm tin. Trung Quốc, trong vài khía cạnh, đã làm hay hơn Việt Nam nhiều.

Đại án Việt Á: Trong đại án Việt Á, Bộ Công an và công an cả nước đã khởi tố 26 vụ án, 94 bị can để làm rõ nhiều tội danh. Trong số các bị can, có 8 người là cựu lãnh đạo, quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ KH-CN. Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định bị can Phan Quốc Việt, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã thu lãi 4,000 tỷ đồng (160 triệu USD) và chi “bôi trơn” khoảng 800 tỷ đồng (32 triệu USD) cho các đối tác để được cung ứng kit xét nghiệm. Đại án Việt Á dẫn đến “cú ngã ngựa” của Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế – ông Nguyễn Thanh Long và cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội – ông Chu Ngọc Anh.

Vào tháng Tám, Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, chủ trì phiên họp của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, yêu cầu xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án liên quan đến Công ty Việt Á. Ngày 30/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bị bắt vì cáo buộc ông này lợi dụng vị trí công tác can thiệp, tác động các đơn vị, cá nhân tại Bộ Y tế để Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành kit test.

Ngày 30/12/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bất thường để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ. Tại phiên họp bất thường lần thứ hai của Trung ương Đảng chiều nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, thống nhất để Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng khoá XIII. Cũng tại Hội nghị Trung ương bất thường chiều nay Bộ Chính trị đã thống nhất để Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII. Quy trình xử lý kỷ luật đối với hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam diễn ra đúng như những gì giới quan sát tình hình chính trị và cộng đồng mạng xã hội bàn luận suốt những ngày qua. Ông Phạm Bình Minh bị cho phải chịu trách nhiệm trong vụ tham nhũng qua các chuyến bay giải cứu vào mùa dịch COVID-19; còn ông Vũ Đức Đam là vụ bộ xét nghiệm n-CoV-2 của Công ty Cổ phần Việt Á. Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản hôm 17/1 đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc, ủy viên Bộ Chính trị, chủ tịch nước Việt Nam. Thông cáo phát đi cùng ngày nói ông “chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự”. Năm ngoái, khi vụ Việt Á bùng phát, đã có dư luận nói về sự chủ động của gia đình ông Phúc. “Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu,” các bản tin viết. Theo thông cáo, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, An ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Chuyến bay giải cứu: Tính đến cuối tháng 10/2022 đã có 30 người thuộc Bộ Ngoại Giao, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công An và các công ty liên hệ bị bắt. Như vậy tổng cộng năm 2021 có 573 chuyến bay đưa hơn 120 ngàn người về nước trong đại dịch. Sau gần một năm khởi tố vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan “chuyến bay giải cứu” tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 37 người của 8 bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp. Phần lớn trong đó số này có nhiều lãnh đạo thuộc các bộ, ngành và địa phương như Bộ Ngoại giao, Công an, Y tế, Văn phòng Chính phủ … Và cũng trong số đó, có những cán bộ cấp cao là thứ trưởng, cựu thứ trưởng … của Bộ Ngoại giao. Cũng theo kết quả điều tra ban đầu của Công an, có tới gần 2,000 chuyến bay “giải cứu”. Có chuyến bay sau khi trừ các chi phí, số tiền “bỏ túi” lên đến vài tỉ đồng.

Ngày 28/1, những cá nhân ở Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án nhận hối lộ. Những người này gồm Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng lãnh sự; Đỗ Hoàng Tùng, Phó Cục Lãnh sự; Lê Tuấn Anh, Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự; Lưu Tuấn Dũng, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự. Đến ngày 25/3, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ ra quyết định bổ sung quyết định khởi động vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao buộc tội danh mới là hối lộ. Ngay sau đó, Cơ quan An ninh điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Dịch vụ hàng không An Bình.

Tiếp đến ngày 14/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam về tội nhận hối lộ đối với ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Phạm Trung Kiên, Chuyên viên Vụ trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế và Vũ Anh Tuấn, nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Ngày 27/9, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an còn khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn Thanh Hải, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ về tội nhận hối lộ; Nguyễn Quang Linh, trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, về tội nhận hối lộ. Đến những ngày đầu tháng 10, nhiều cán bộ Đại sứ quán cũng rơi vào vòng lao lý do liên quan vụ việc.

Cụ thể, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hồng Hà, nguyên cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản về tội nhận hối lộ; bà Nguyễn Lê Ngọc Anh, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngày 22/12 vừa qua, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam về tội nhận hối lộ. Ông Dũng được xác định có sai phạm liên quan đến vụ chuyến bay giải cứu. Cùng bị bắt về tội danh với ông Dũng còn có ông Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.

Diễn biến mới nhất về vụ việc, ngày 27/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao và các ông: Bùi Thanh Sơn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Kết quả, ông Bùi Thanh Sơn bị phê bình nghiêm khắc và Bộ Chính trị cho rằng, ông Sơn cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016 – 2021.

  • Ông Nguyễn Thành Phong, Huỳnh Tấn Việt và Bùi Nhật Quang được Trung ương đồng ý cho thôi tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa XIII. Quyết định để 3 Ủy viên Trung ương đương nhiệm thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII vừa được các đại biểu thống nhất tại Hội nghị Trung ương 6, khai mạc ngày 3/10. Trong số này có ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, nguyên Phó bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM kỳ 2016-2021.
  • Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật buộc thôi việc đối với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng. Quyết định số 1141 cũng được ban hành cùng ngày với nội dung thi hành kỷ luật ông Nguyễn Quang Linh (Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Thường trực). Với những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác, ông Linh cũng nhận hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
  • Việt Nam loan báo đã bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vì cáo buộc ông này lợi dụng vị trí công tác can thiệp, tác động các đơn vị, cá nhân tại Bộ Y tế để Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành kit test. Ngày 30/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Văn Trịnh, về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự. Tháng 12/2018, Thủ tướng khi đó, Nguyễn Xuân Phúc, đã bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Trịnh, Hàm Vụ trưởng – Thư ký Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, giữ chức Trợ lý của ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Theo nhận định của một số người trong ngành y tế, người đầu tiên chịu trách nhiệm trong vụ mua kit test của Việt Á với giá cao ngất ngưỡng ở cả 62 tỉnh thành phải là bộ trưởng Bộ Y tế. Và người thứ hai là Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, chịu trách nhiệm mảng văn hóa xã hội y tế.
  • Ngày 21/12/2022, UBKT Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản. UBKT Trung ương ngày 21/12 nói họ quyết định thi hành kỷ luật: Khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Ngoại giao, Cảnh cáo Đảng ủy Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Khai trừ ra khỏi Đảng: Nguyễn Hồng Hà, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản; Lý Tiến Hùng, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga; Nguyễn Lê Ngọc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia; Vũ Ngọc Minh, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Angola. Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia. Cảnh cáo Nguyễn Hoàng Linh, Nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia. Khiển trách: Phạm Sanh Châu, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ; Vũ Bình, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản; Phạm Như Ý, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.

Các vụ án buôn lậu tại Tổng cục Hải quan, Học viện Quân Y: Thông cáo ngày 31/3 nói Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban cán sự đảng Bộ Y tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhiệm kỳ 2016 – 2021, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, Học viện Quân Y đã có nhiều sai phạm, trong đó gồm có:  

  • Tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gồm các ông: Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Nguyễn Thành Long, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Lê Hải Trà, nguyên Thành viên phụ trách Hội đồng quản trị; Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
  • Nguyễn Hùng Anh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Nguyễn Phi Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Nguyễn Văn Ổn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu.

Công ty FLC: Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt với cáo buộc “thao túng” và “che giấu thông tin chứng khoán”, ngày 29/3. Ông Quyết bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự. Bộ Công an cho hay, cùng với ông Quyết, nhiều cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty cũng đang bị điều tra về cùng tội danh. Được biết,hai ngân hàng đang có các khoản cho vay lớn nhất với FLC là Sacombank và BIDV với tổng dư nợ trên 3,500 tỷ đồng (152 triệu USD), được đảm bảo bằng cổ phiếu Bamboo Airways và các dự án của FLC. Ngày 5/4, Công An xác nhận vừa ra quyết định khởi tố, thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Trịnh Thị Thúy Nga – Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS, về tội “thao túng thị trường chứng khoán”. Như vậy, tính đến nay, đã có 2 em gái của ông Quyết bị bắt trong vụ án này. Trước đó, hôm 4/4, bà Trịnh Thị Minh Huế, thành viên Ban kế toán Tập đoàn FLC, về cùng tội danh. Bà Nga và bà Huế đều là em gái ông Trịnh Văn Quyết.  Ngày 7/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) đã ra quyết định khởi tố để tạm giam thời hạn 3 tháng đối với Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh cùng với vai trò đồng phạm. Bà Hương Trần Kiều Dung là Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán BOS; Nguyễn Quỳnh Anh là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS.

Công ty Tân Hoàng Minh: Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh vừa bị khởi tố bị can và bị bắt tạm giam với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tân Hoàng Minh là một trong những doanh nghiệp được “nhắc tên” nhiều nhất trong thời gian gần đây, sau vụ công ty thành viên của tập đoàn, Ngôi Sao Việt hồi trung tuần 12/2021 thắng thầu với giá kỷ lục một lô đất vàng ở Thủ Thiêm. Chỉ ít tuần sau đó, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng xin rút lui, chấp nhận mất gần 600 tỷ đồng tiền đặt cọc đấu thầu. Trước đó, ngay sau khi Ngôi Sao Việt trúng thầu “lô đất vàng” Thủ Thiêm, đã có 11 dự án bất động sản được coi là cao cấp của Tân Hoàng Minh tại Hà Nội đã bị cơ quan công an tiến hành điều tra. Trong diễn biến mới nhất, ngoài ông Đỗ Anh Dũng, và con trai là Đỗ Hoàng Việt còn có năm người khác là các quan chức của Tân Hoàng Minh, Ngôi Sao Việt và Soleil bị bắt với cùng tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo tài liệu điều tra, từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, ông Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật với tổng trị giá 10,300 tỷ đồng (448 triệu USD). Mục đích để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.

Trong thời gian gần đây, đã có sự “hợp tác chiến lược” giữa FLC và Tân Hoàng Minh.  Các vi phạm đều liên quan tới chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp hay bất động sản. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, một vấn đề có tính quy luật là với các vi phạm này, dòng tiền đều tìm đến nơi “trú ẩn” cuối cùng là bất động sản, các cơ quan liên quan cần lưu ý để có giải pháp phù hợp trong quá trình xử lý.

Công ty CP Louis Holdings: Ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Công ty CP Louis Holdings, vừa bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, theo Bộ Công an Việt Nam ngày 20/4.

Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Sáng nay 8/10, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của Bộ Công an thông tin với báo chí rằng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với bà Trương Mỹ Lan để làm rõ tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo điều 174 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Bà Lan, tên khác là Trương Muội, được biết là “đại gia” lừng lẫy ở Sài Gòn, làm giàu nhờ “quan hệ thân hữu” với ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư Thành Ủy. Hầu hết các khu “đất vàng” ở Sài Gòn đều thuộc sở hữu của tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bà Nguyễn Phương Hồng, 39 tuổi, trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, người vừa bị công an khởi tố, bắt giam hôm 7/10 trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, được gia đình thông báo chết hôm 10/10. Hôm 7/10, truyền thông nhà nước loan tin ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đột ngột qua đời vào tối ngày 6/10. Ông Nguyễn Tiến Thành sinh 1973 (quê Hải Dương), ngụ quận Bình Tân, TP.HCM. Ông Thành đồng thời cũng là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 

Quân sự:

  • Cơ Quan Điều Tra Hình Sự Bộ Quốc Phòng vừa bắt giam 10 tướng lĩnh, bao gồm cựu Tư lệnh Cảnh sát Biển, và 2 sĩ quan cấp tá của lực lượng này với cáo buộc “Tham ô tài sản và Nhận hối lộ”. Các tướng tá bị bắt bao gồm: Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, cựu Tư lệnh Cảnh sát Biển; Trung tướng Hoàng Văn Đồng, cựu Chính ủy; Trung tướng Nguyễn Viết Lượng, Chính Uỷ, Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y,  Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, cựu Phó Chính ủy; Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, cựu Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng; Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, cựu Phó Tư lệnh, Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, cựu Phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị; Thiếu tướng Lê Xuân Thanh, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, và Thiếu tướng Lê Văn Minh, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chủ nhiệm Kỹ thuật và Phó Tư lệnh và Thượng tá Bùi Văn Hòe, Phó Phòng Tài chính. Bị can Sơn được xác định “có vai trò chủ mưu, khởi xướng” chỉ đạo “rút ruột” 50 tỷ đồng ($2.1 triệu USD) từ ngân sách mua thiết bị để ăn chia với bốn cán bộ dưới quyền, nên phải chịu trách nhiệm chính.
  • Trong một diễn tiến liên quan, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng Việt Nam hiện đang điều tra một vụ án khác liên quan đến sai phạm về xăng dầu. Theo đó, Cục Điều tra Hình sự đã khởi tố 14 người về tội “Nhận hối lộ”, trong đó có nhiều người giữ vị trí quan trọng trong lực lượng Cảnh sát biển như Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương của Quân đội Việt Nam kết luận Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 đã có nhiều sai phạm liên quan mua sắm vật tư, kit xét nghiệm từ Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cảnh cáo, khiển trách, khai trừ ra khỏi đảng Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Phó giám đốc Học viện Quân y và một số sỉ quan thuộc cấp.

XUẤT NHẬP KHẨU

Năm nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc 732 tỷ USD, tăng 10% so với 2021, theo Bộ Công Thương. Số liệu vừa công bố của Bộ Công Thương công bố tại hội nghị tổng kết 2022 chiều 26/12, cho thấy xuất khẩu năm 2022 đạt khoảng 371.5 tỷ USD, tăng 10.5% so với 2021. Đây là lần đầu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam vượt mốc 700 tỷ USD.

Kỷ lục xuất nhập cảng hàng hoá Việt Nam

  • Hơn 500 công ty tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề do đơn đặt hàng từ các nước bị cắt giảm, khiến cho khoảng 637,000 công nhân bị ảnh hưởng, trong đó 53,000 người đã mất việc làm, theo một thống kê mới công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam. Tại TP.HCM, trung tâm kinh tế của cả nước, khoảng 102.000 công nhân đã bị cắt giảm giờ làm và 6.000 người bị sa thải, Việt Nam News dẫn nguồn từ Ban Chính sách và Pháp luật thuộc Liên đoàn Lao động thành phố cho biết. Các nước ASEAN và các đối tác, tổ chức quốc tế chia sẻ nguy cơ suy thoái kinh tế, lạm phát cao, bất ổn tiền tệ – nợ công; đứt gãy chuỗi cung ứng năng lượng – lương thực … Sáng 13.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự phiên Đối thoại toàn cầu ASEAN lần 2 tại Phnom Penh (Campuchia), với chủ đề “Phục hồi toàn diện sau Covid-19”. Đối thoại có sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, các nước đối tác và các tổ chức quốc tế, gồm: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Viện nghiên cứu kinh tế về ASEAN và Đông Á (ERIA)…
  • Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ, đạt kỷ lục về xuất khẩu gạo trong năm 2022: gần 7.2 triệu tấn, thu về khoảng 3.49 tỉ đô la nhờ được mùa và giá gạo tăng trên thế giới. Tháng 10/2022 là tháng kỷ lục trong lịch sử ngành gạo Việt Nam, đạt 713,546 tấn, trị giá hơn 341 triệu đô la, tăng 22.3% về lượng và tăng 23.9% về giá trị so với tháng 09 trước đó.
  • Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu (XK) thủy sản tháng cuối cùng của năm 2022 tuy giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng nhờ tăng trưởng liên tục trong 10 tháng đầu năm nên ngành thủy sản đã cán đích năm 2022 với kim ngạch XK 11 tỷ USD, tăng gần 24% so với năm 2021. Đây cũng là mức kỷ lục của ngành sau 20 năm gia nhập thương mại thủy sản toàn cầu.
  • Tính đến 30/8/2021, 85% công nhân khu công nghiệp và khu chế xuất TP.HCM đã được tiêm vaccine.
  • Ngay sau khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Anh trong tháng 1 đạt hơn 657 triệu USD tăng 78.6% so với cùng kỳ 2020.
  • Dù đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trị giá xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản năm 2021 ước tính vẫn thu về kết quả ngoạn mục 15.6 tỷ USD, xuất siêu 12.6 tỷ USD, tăng trên 18% so với năm 2020.Con số này vượt đáng kể so với kế hoạch xuất khẩu 14 tỷ USD đặt ra từ đầu năm. Năm 2022, mục tiêu xuất khẩu toàn ngành đặt ra là trên 16.5 tỷ USD.
QG HK TQ HQ EU NB ASEAN
XK 96.3 56.0 22.0 45.8 20.1 28.8
NK 15.3 109.9 56.2 17.9 22.6 41.1
TC 111.6 165.9 78.2 63.7 42.7 69.9
+/- + 81.0 -53.9 -34.2 +27.9 -2.5 -12.3

Xuất nhập cảng với các đối tác chính 2021 (tỷ USD) – Tổng cục Thống kê

QG HK TQ HQ EU NB ASEAN
XK 109.4 57.7 24.3 46.1 24.2 33.7
NK 14.5 118.0 62.1 *12.8 15.3 47.4
TC 123.9 175.7 86.4 *52.5 39.5 81.1
+/- + 94.9 -60.3 -38.3 +31.8 +8.9 -13.7

Xuất nhập cảng với các đối tác chính 2022 (tỷ USD) – Tổng cục Thống kê

Hoa Kỳ: Về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch kỷ lục 109.1 tỷ USD.

  • Đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ đang có xu hướng giảm xuống sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa ra kết luận sơ bộ liên quan đến “xuất xứ Trung Quốc” của gỗ dán Việt Nam giữa bối cảnh lạm phát gia tăng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 7, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,3 tỷ USD, giảm 7,1% so với tháng trước và giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ ba liên tiếp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ bị sụt giảm.
  • Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm gần 7 lần thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết hôm 12/4. Đây là một phần trong kết luận cuối cùng của DOC về mức áp thuế trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam. Theo đó, thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam từ 410.93% – 413.99% trong kết luận sơ bộ đã được cắt giảm xuống còn 58.74% – 61.27%.
  • Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá ước đạt 55.9 tỷ USD sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2022, duy trì vị trí của Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của quốc gia ở Đông Nam Á, theo số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hôm 29/6. Một bài báo của tờ Đầu Tư hồi giữa tháng 5 năm nay dẫn phân tích của các chuyên gia đưa ra dự báo rằng trong cả năm, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể cán mốc 115 tỷ USD – cao nhất từ trước đến nay, tăng gần 20 tỷ USD so với năm trước; nhập khẩu từ Mỹ có thể đạt 15 tỷ USD; xuất siêu có thể cán mốc 100 tỷ USD, tăng gần 19 tỷ USD.

Trung Quốc: Năm 2022 được coi là năm “mở cửa” thị trường Trung Quốc của ngành nông nghiệp Việt Nam khi nhiều loại nông sản được ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc như sầu riêng, khoai lang, chuối, tổ yến. Ngoài ra, chanh leo và ớt tươi cũng được nước bạn chấp nhận thí điểm xuất khẩu chính ngạch. Nhờ bước đệm này, năm 2023 được kỳ vọng là “thời cơ chín muồi” để nông sản Việt mở rộng thị phần, nhất là khi Trung Quốc mở cửa biên giới sau một thời gian dài hạn chế giao thương do dịch Covid-19.  Theo thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, từ ngày 8/1/2023, hủy bỏ tất cả các biện pháp giám sát, xét nghiệm axit nucleic phát hiện virus SARS-CoV-2 đối với các mặt hàng thực phẩm bảo quản chuỗi lạnh và hàng hóa không bảo quản lạnh nhập khẩu ở các cửa khẩu. Các tỉnh (khu tự trị) có liên quan, theo thứ tự phân loại thúc đẩy việc nối lại hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách tại các cửa khẩu biên giới một cách có trình tự và ổn định. Bloomberg ngày 16/8 có bài viết so sánh chính sách chống dịch Covid-19 nặng tay của Trung Quốc hiện nay với những thành tựu chống dịch mà Việt Nam đã đạt được. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia Cộng sản đều đã phá bỏ giới hạn tuổi đối với chính trị gia, để hai nhà lãnh đạo tối cao của họ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể nắm quyền thêm nhiệm kỳ thứ ba. Cả hai ông Tập và Trọng được cho là “những chiến binh chống tham nhũng” nhằm duy trì tính hợp pháp của chế độ độc đảng và giữ gìn thanh danh cho đảng Cộng Sản, theo hãng tin Mỹ. Tuy nhiên, bài trên Bloomberg chỉ ra một điểm khác biệt chính, đó là trong khi Trung Quốc tự lún sâu hơn vào cái hố khó khăn kinh tế, ĐCS Việt Nam dường như có khả năng sửa chữa những sai lầm của mình trong chính sách chống Covid-19.

Nghẽn hàng hóa ở cửa khẩu: Nhìn đầu ra, thấu đầu vào - Ảnh 1.

Ùn tắc tải cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn

Hàn Quốc: Sau hai lần nâng cấp vào các năm 2001 và 2009, quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc đã đạt được những bước phát triển vượt bậc, mạnh mẽ và toàn diện trong tất cả các lĩnh vực hợp tác. Với niềm tin vào tương lai tốt đẹp của quan hệ song phương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Yoon Suk Yeol nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, định hướng giai đoạn hợp tác bền chặt, cùng phát triển hơn nữa giữa hai quốc gia.

Liên Âu:  Xuất khẩu của Việt Nam sang Liên hiệp Châu Âu (EU) vừa lập kỷ lục mới trong 5 tháng đầu năm 2022, với thặng dư thương mại là 13.4 tỷ USD, tăng gần 47%, nhờ hưởng lợi từ hiệp định thương mại tự do song phương (EVFTA).

Thị trường chứng khoán: Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có xu hướng giảm, nhưng điểm đáng chú ý là những diễn biến của thị trường diễn ra trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước tương đối tốt và ổn định, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng khả quan. Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, TTCK Việt Nam có triển vọng phục hồi trong tháng cuối năm 2022 và tăng trưởng tích cực hơn năm 2023. Chỉ sau một tuần tăng mạnh, vốn hóa toàn thị trường đã lấy lại được hơn 19 tỷ USD. Tính từ đáy 2 năm xác nhận vào giữa tháng 11, con số này thậm chí còn lên đến 30 tỷ USD.

Thị trường chứng khoán 2022: sau giai đoạn “tạm ứng trước” - VnEconomy  Emagazine

VNIndex và Thế giới

  • Sau các biện pháp can thiệp của NHNN, thị trường tiền tệ trong nước đã dần ổn định trở lại. Theo đó, liên tục từ ngày 2/11 đến 15/11, lãi suất qua đêm liên ngân hàng đã giảm mạnh từ mức 7.12% xuống còn 4,2%/năm. Doanh số vay mượn lẫn nhau giữa các nhà băng cũng tăng trở lại về mức trên 250,000 tỷ đồng/phiên từ mức dưới 200,000 tỷ hồi đầu tháng. Trên thị trường ngoại tệ, dù vẫn liên tục niêm yết ở vùng tối đa cho phép, song giá USD tại các ngân hàng đều đã giảm từ 17 – 20 đồng trong nửa đầu tháng 11. Trong khi giá USD tự do ghi nhận mức giảm lên đến 150 đồng. ự ổn định trở lại của thanh khoản hệ thống và tỷ giá là tiền đề quan trọng để NHNN có những động thái tinh chỉnh chính sách điều hành trong những ngày gần đây; đặc biệt là trong bối cảnh có sự hỗ trợ từ các yếu tố quốc tế khi cuối cùng lạm phát của Mỹ đã hạ nhiệt, USD Index giảm mạnh và thông tin Mỹ chính thức đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát thao túng tiền tệ.

Du lịch: Trong số những ngành du lịch hàng đầu Đông Nam Á, chỉ có Thái Lan và Việt Nam hiện còn cách khá xa mục tiêu về lượng khách quốc tế năm 2022. Tính đến ngày 26/10, Thái Lan đón khoảng 7.35 triệu lượt khách quốc tế. Với dự báo mỗi tháng đón ít nhất 1.5 triệu khách quốc tế trong phần còn lại của năm, Thái Lan tự tin sẽ đạt mục tiêu 10 triệu lượt khách năm 2022. Đặt mục tiêu 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022, tuy nhiên sau 10 tháng, Việt Nam mới đón khoảng 2.35 triệu lượt khách, giảm 83.7% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Kiều hối: Gần 19 tỷ USD là lượng kiều hối ước tính đổ về Việt Nam trong năm 2022, cao hơn khoảng 1 tỷ USD so với năm trước đó. Việt Nam là nằm trong top 3 các nước nhận tiền kiều hối châu Á – Thái Bình Dương và top 10 nước trên thế giới. Theo giới chuyên gia nhận định, lượng kiều hối về Việt Nam sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm do yếu tố mùa vụ bởi cuối năm là thời điểm người Việt lao động ở nước ngoài, kiều bào gửi tiền về Việt Nam hỗ trợ người thân hoặc đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Dự trữ ngoại hối: Theo số liệu được công bố vào tháng 3/2022, dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức cao kỷ lục: gần 110 tỉ USD. Tuy nhiên sau đó Ngân hàng Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng ba mục tiêu chính là kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ giá và mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng. Trong 10 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã phải bán một lượng lớn dự trữ ngoại hối để ổn định tỉ giá (ước gần 20% dự trữ ngoại hối). Điều này đã khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm xuống dưới mức khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khi về mức thấp hơn 3 tháng nhập khẩu.

Tình trạng đầu tư: Nhận xét về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tổng đầu tư trong năm 2022 giảm so với năm 2021 do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu giảm sút.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đây tuy không phải là mức tăng cao nhất trong năm so với cùng kỳ, song là tín hiệu tốt cho thấy các doanh nghiệp đang dần phục hồi, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh sau đại dịch. Số liệu tổng hợp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, trong năm 2022, đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6.46 tỷ USD, chiếm 23.3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 4.88 tỷ USD. Nhật Bản đã vươn lên vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4.78 tỷ USD. Dự án Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.

Xét về số vốn thì là vậy, nhưng theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn, mua cổ phần nhiều nhất trong năm 2022 (chiếm 20.4% số dự án mới).

Du lịch: Trong số những ngành du lịch hàng đầu Đông Nam Á, chỉ có Thái Lan và Việt Nam hiện còn cách khá xa mục tiêu về lượng khách quốc tế năm 2022. Tính đến ngày 26/10, Thái Lan đón khoảng 7.35 triệu lượt khách quốc tế. Với dự báo mỗi tháng đón ít nhất 1.5 triệu khách quốc tế trong phần còn lại của năm, Thái Lan tự tin sẽ đạt mục tiêu 10 triệu lượt khách năm 2022. Đặt mục tiêu 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022, tuy nhiên sau 10 tháng, Việt Nam mới đón khoảng 2.35 triệu lượt khách, giảm 83.7% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Kiều hối: Gần 19 tỷ USD là lượng kiều hối ước tính đổ về Việt Nam trong năm 2022, cao hơn khoảng 1 tỷ USD so với năm trước đó. Việt Nam là nằm trong top 3 các nước nhận tiền kiều hối châu Á – Thái Bình Dương và top 10 nước trên thế giới. Theo giới chuyên gia nhận định, lượng kiều hối về Việt Nam sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm do yếu tố mùa vụ bởi cuối năm là thời điểm người Việt lao động ở nước ngoài, kiều bào gửi tiền về Việt Nam hỗ trợ người thân hoặc đầu tư, sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam năm 2023 vẫn sáng sủa trong bức tranh chung, nhưng khó khăn của các đối tác sẽ mang lại thách thức lớn cho khu vực châu Á và Việt Nam nói riêng. Trong báo cáo tháng 12/2022, WB đánh giá cả hai động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam gồm xuất khẩu và nhu cầu trong nước đều đang chững lại, đồng thời tiêu dùng hậu thời kỳ dịch bệnh COVID-19 cũng đang có dấu hiệu phục hồi chậm. So với cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm còn 5,3% trong tháng 11, thấp nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Cuộc chiến ở Ukraine, giá năng lượng leo thang, lạm phát cao, cũng như việc các ngân hàng trung ương trên toàn cầu thắt chặt chính sách tiền tệ đang khiến nhiều nền kinh tế lớn lao đao, trong đó có Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.

Trong bối cảnh này, kinh tế Việt Nam được xem là một điểm sáng. Trong báo cáo mới nhất công bố tuần trước, ADB hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế đối với khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương. Theo đó nền kinh tế khu vực sẽ tăng trưởng 4.2% trong năm nay và 4.6% vào năm sau. Đối với Việt Nam, ADB nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay lên 7.5%, trong khi lạm phát 2022 được điều chỉnh xuống còn 3.5%. Tương tự, Ngân hàng đầu tư Natixis (trụ sở ở Paris, Pháp) cũng dự báo kinh tế Việt Nam 2022 tăng trưởng 7.5%. Theo bà Alicia Garcia Herrero – kinh tế trưởng phụ trách châu Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng đầu tư Natixis, Việt Nam chính là nền kinh tế châu Á phát triển nhanh nhất năm 2022.

“Với cơ sở hạ tầng cải thiện từ đường sá tới năng lượng, nhờ đầu tư mạnh mẽ trong thập kỷ qua cũng như chính sách tự do hóa thương mại, Việt Nam đã biến mình trở thành điểm đến thu hút đối với các nhà đầu tư vốn đang muốn đa dạng hóa chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc”.

Tham nhũng vẫn là án mây mù bao trùm xã hội Việt Nam. Ai cũng hiểu tại Trung Quốc và Việt Nam có 2 ngân khoản Đảng và Nhà Nước đi song song với nhau. Bất cứ một dự án nào nếu không được kiểm soát chặc chẻ đều là mãnh đất màu mở cho tham nhũng. Cho đến bây giờ, Việt Nam chưa thể vừa duy trì hệ thống kinh tài cho Đảng vừa chống tham nhũng. Trong khá nhiều trường hợp, Trung Quốc bỏ xa Việt Nam khá nhiều dù hệ thống tương tự như nhau.

Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021, ông Nguyễn Xuân Phúc chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng.  Mất hơn 6 năm để thấy được vấn đề là điều không tưởng trong lãnh đạo. Nếu Việt Nam có một hệ thống kiểm soát chặc chẻ hơn thì những vụ tham nhũng trong mấy năm qua đã không đến mức tồi tệ như bây giờ. Ông Phúc, nhân vật thứ hai sau Tổng Bí thư trong cơ chế lãnh đạo “tôn ty trật tự”, đã xin từ chức, và được đảng Cộng Sản (ĐCS) chuẩn thuận công khai ngày 17/1/2023. Trong thông cáo của hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có nêu: “nhận thức rõ trách nhiệm của mình, ông Phúc quyết định từ chức và nghỉ hưu” và đồng thời nhấn mạnh ông Phúc phải chịu trách nhiệm về việc “để một số cán bộ, trong đó có hai phó thủ tướng và ba bộ trưởng có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng.” Với người dân trong nước, ai lên thay ông Phúc là chuyện không mấy người bận tâm, vì cốt lõi vấn đề là thể chế chính trị chứ không phải cá nhân.

Những người gia nhập đảng Cộng Sản Việt Nam có 2 thành phần. Thành phần đa số kể cả những nhân vật chủ chốt đảm nhiệm những nhiệm vụ được giao phó nhưng cũng sẵn sàng tham gia những dự án làm kinh tài cho đảng để có những lợi nhuận riêng. Mức độ lợi nhuận tùy theo vị thế mà họ là thành viên. Nhóm thứ hai những người có khả năng nhưng không muốn dính dáng đến chuyện tiền bạc. Họ cố giữ mình trong sạch nhưng nhiều khi trở thành kỳ đà cản mủi, không đủ can đảm để chống lại hệ thống. Vai trò của 2 ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam diễn ra đúng như những gì giới quan sát tình hình chính trị và cộng đồng mạng xã hội bàn luận suốt những ngày qua.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình năm ngoái, ông Trọng, người đắc cử nhiệm kỳ thứ ba “không có trong tiền lệ”, nói rằng “mỗi cán bộ và đảng viên phải có trách nhiệm làm gương. Chức vụ, cấp bậc càng cao thì càng phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, lời nói của TBT Trọng đã đi ngược với những gì thuộc cấp làm. Chuyện ông Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính Trị và là bộ trưởng Bộ Công An CSVN, ăn thịt bò dát vàng tại nhà hàng thượng lưu Nusr-Et Steakhouse, ở London, Anh, vừa được The New York Times, một nhật báo hàng đầu của Mỹ, đề cập cuối năm 2021. Việc này xảy ra trong lúc ông Lâm công du với Thủ Tướng Phạm Minh Chính, tham dự hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP 26 ở Glasgow, Scotland, và thăm chính thức Anh và Pháp.

Cứ nhìn bài học về sự thẳng thắng từ nước láng giềng Singapore: Ông Lý Quang Diệu khẳng định, để có được những người tài giỏi, tận tụy, chính trực, liêm chính và sẵn sàng cống hiến giai đoạn sung sức nhất của cuộc đời và dám vượt qua tiến trình bầu cử đầy rủi ro, chúng ta không thể trả lương thấp cho các vị bộ trưởng. Theo ông, phần thưởng duy nhất họ được hưởng là sự đóng góp cho lợi ích chung. Tính đến năm 2023, mức lương cơ sở của một bộ trưởng Singapore là 55,000 SGD (41,000 USD), tương đương mức lương hàng năm là 1.1 triệu SGD (826,000 USD). Việt Nam có thể không bao giờ bằng được Singapore nhưng ít ra cũng có thể vượt qua Philippines, Thái Lan, Maylaysia. Trong nhiều khía cạnh, những người lãnh đạo Việt Nam cố lấy lòng tin của dân chúng khi trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Đảng CS không tin tưởng để cho báo chí được tự do tố cáo tham nhũng và không muốn áp dụng bốn tiêu chuẩn chống tham nhũng hiệu quả của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International). Trong một bài đăng trên tạp chí East Asia Forum (2/2022), tổ chức này đã nêu ra bốn thành tố của các quốc gia không tham nhũng: cơ chế kiểm tra và cân bằng quyền lực (check-and-balance mechanisms), xã hội dân sự tự chủ (autonomous civil society), nguyên tắc pháp quyền mạnh (strong rule of law) và báo chí độc lập (independent journalism) …” Thiếu việc thực hiện bố điều này thì không tin rằng chống tham nhũng ở VN sẽ có hiệu quả.

Ngày 6/2/2023, TBT Nguyễn Phú Trọng đã có 1 buổi họp đặc biệt với TTCP Phạm Minh Chính; CTQH Vương Đình Huệ; nguyên CTQH  Nguyễn Thị Kim Ngân; quyền CTN Võ Thị Ánh Xuân. Cùng dự buổi gặp mặt có ông Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; cùng các Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ viên Trung ương Đảng, các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng và lãnh đạo các Ban, bộ ngành Trung ương. Tham dự hội nghị còn có nguyên TBT Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Đáng chú ý là trong thành phần tham dự có những ủy viên Bộ Chính trị đã bị kỷ luật hay phải từ nhiệm vì dính líu đến bê bối như cựu CTN Nguyễn Xuân Phúc, cựu PTT Phạm Bình Minh, cựu TBKTTU Nguyễn Văn Bình. Ngoài ra còn có CTT Nguyễn Tấn Dũng, người được xem là “đối thủ” một thời của ông Trọng và ông Lê Thanh Hải, cựu BTTU TP.HCM trong một nhiệm kỳ mà nhiều cán bộ cấp dưới của ông đã vướng vòng lao lý vì tham nhũng.

Ông Trọng nói việc kỷ luật nhằm mục đích khiến các đương sự nhận ra sai sót, khuyết điểm đồng thời làm bài học răn đe, cảnh tỉnh người khác đừng đi vào vết xe đổ. Ông Trọng nói trước cử tri: “Phải cắt bỏ một cành cây sâu mọt để cứu cả cây”. Tuy nhiên, một số người chỉ trích tự hỏi có bao nhiêu “cành cây sâu mọt” khi chỉ riêng vụ Việt Á đã liên quan tới hàng chục quan chức ngành y tế từ Trung ương đến địa phương, trải dài từ Bắc vào Nam.

Trong nhiều khía cạnh, những người lãnh đạo Việt Nam đã không lấy được lòng tin của dân chúng. Đối với các quan chức Việt Nam, thu nhập chính thức chưa tới chục ngàn Mỹ kim/năm nhưng đủ khả năng tài chính để chi hàng trăm ngàn Mỹ kim/năm cho con cái du học thì làm sao đủ “sạch” để tẩy rửa hệ thống? Các cô Vương Hà My, con gái Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tô Hà Linh, con gái Tô Lâm, Bộ trưởng Công An, đều tốt nghiệp tại ngoại quốc. Đó là chưa kể những căn hộ mua tại Hoa Kỳ giá cả nữa triệu USD lúc mới mua rồi đến những căn nhà mua tại Việt Nam. Giá trị các cổ phần trong các tập đoàn hàng đầu của Việt Nam rồi đến tài sản của các con cháu. Những tin đồn về ông Nguyễn Chí Hùng, con rễ ông Nguyễn Xuân Phúc, từ 2 bàn tay trắng khi về nước, chỉ sau 8 năm làm rể của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Chí Hùng đã vơ vét được khối tài sản có giá trị chí ít là 500 tỷ đồng (20 triệu USD), mà đấy mới chỉ là chàng rể, chưa kể các con cháu khác. Tài sản của 2 ông Chu Ngọc Anh, Phạm Hồng Hà, những quan chức trung lưu của chế độ, cũng lên đế vài chục triệu USD.

Kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ có những bước đi mạnh mẽ hơn trong cải cách và kiểm soát thể chế trong đó Quốc Hội sẽ đóng vai trò tích cưc hơn. Các tài sản tham nhũng phải được trả lại cho công quỹ. Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn cất cánh, quản trị quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt. Quốc hội, vì vậy không chỉ có vai trò giám sát; mà quan trọng hơn, có vai trò rất lớn trong góp phần trong vai trò điều hành quốc gia. Chiến dịch “đốt lò” của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ mang tính chất chính trị thuần túy, chứ không phải là một chiến dịch sữa đổi hệ thống. Tích cực ngăn ngừa hơn là đợi chuyện xảy ra mới quy định ai chịu trách nhiệm.

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Vai trò của Trung Quốc trong đảo chính ở Myanmar và tác động đến Việt Nam” đăng trên mạng RFA ngày 26/2/2021.
  2. Bài viết “Việt Nam: Thu hồi tiền từ án tham nhũng ‘chỉ đạt 5%’ còn chống đối trong dịch tăng 48%” đăng trên mạng BBC ngày 28/10/2021.
  3. Bài viết “Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ năm 2022” đăng trên mạng Doanh Nhân Sài Gòn ngày 4/11/2021.
  4. Bài viết “Xuất nhập khẩu sẽ thiết lập kỷ lục mới” đăng trên mạng VN Economy ngày 6/12/2021.
  5. Bài viết “Trung Quốc đối mặt bài toán khó năm 2022” đăng trên mạng VN Economy ngày 6/12/2021.
  6. Bài viết “Trái cây tỷ đô thanh long và bài toán mở rộng xuất khẩu trong dịch Covid-19 đăng trên mạng Doanh Nhân Trẻ ngày 30/8/2021.
  7. Bài viết “GDP của Việt Nam phải vượt mốc 500 tỷ USD đăng trên mạng Vietnam Net ngày 17/6/2021.
  8. Bài viết “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những lần “đau xót khi kỷ luật đồng chí” đăng trên mạng BBC News ngày 23/6/2021.
  9. Bài viết “Nga và Trung Quốc ra sức lôi kéo, Việt Nam ngả về ai?” đăng trên mạng RFA ngày 11/7/2022.
  10. Bài viết “Đánh giá chuyến trở về Việt Nam của Khánh Ly đăng trên mạng VOA ngày 13/7/2022.
  11. Bài viết “Bloomberg: TQ học được gì từ cách VN sửa sai chống Covid? đăng trên mạng BBC News ngày 18/8/202.
  12. Bài viết “Báo Anh phân tích lợi thế của Việt Nam trong làn sóng đầu tư từ các công ty lớn” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 29/9/2022.
  13. Bài viết “Khi nào GDP (PPP) Việt Nam vượt mốc 2,000 tỷ USD và thứ hạng trong ASEAN-6 sẽ thay đổi ra sao?” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 17/10/2022.
  14. Bài viết “Việt Nam: Những vụ khởi tố, bắt quan chức, doanh nghiệp năm 2022” đăng trên mạng BBC News ngày 31/12/2022.
  15. Bài viết “Việc thay Nguyễn Phú Trọng vẫn phải chờ đến “phút 89” đăng trên mạng RFA ngày 11/9/2022.

—–

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *