Bưởi da xanh

128 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long, Miền Tây Nam Bộ hoặc Miền Tây) là vùng cực nam của Việt Nam, một trong hai phần của Nam Bộ. Khu vực này có 1 thành phố trực thuộc Trung ương là TP. Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích 39,195 km² và có tổng dân số là 17.3 triệu người (2021). Vùng chiếm 11.8% diện tích cả nước nhưng có 17.6% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7.8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước… Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn thấp hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 54 triệu đồng (cả nước là 64 triệu đồng/người/năm).

Tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn và tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị-xã hội của vùng, đưa nông thôn vùng ĐBSCL tiến lên văn minh, hiện đại. Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, phát huy lợi thế sản phẩm chủ lực của vùng (lúa gạo, thủy sản, trái cây). Tại ĐBSCL đã hình thành một số mô hình tập trung chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, áp dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

Các viện, trường, trung tâm nghiên cứu tại vùng ĐBSCL đã tham gia tích cực vào việc lai tạo, cung ứng cây, con giống, vật nuôi và sản xuất các chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ nông nghiệp. Thời gian tới, ĐBSCL cần phải đầu tư mạnh hơn cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp và công nghệ. Thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa; ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường, là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Đặc biệt, phải hoàn thiện chính sách khuyến khích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản giữa nông dân với doanh nghiệp, phát huy hiệu quả vai trò của ngành công nghiệp phụ trợ đối với sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp giảm giá thành, tăng giá trị, nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản vùng ĐBSCL trên thị trường trong và ngoài nước.

Thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa (khóm), chôm chôm, sầu riêng, mít, chanh dây, bơ và cây mãng cầu (na) là 14 cây ăn trái chủ lực được Bộ NN/PTNT chọn tập trung phát triển đến năm 2025 và 2030.

  • Cụ thể, đối với thanh long, định hướng của Bộ NNPTNT là giữ ở diện tích 60,000 – 65,000 ha, sản lượng đạt từ 1.3 – 1.5 triệu tấn.
  • Xoài phát triển từ 130,000 – 140,000 ha, sản lượng đạt từ 1.1 – 1.5 triệu tấn.
  • Chuối đạt từ 165,000 – 175.000 ha, sản lượng 2.6 – 3 triệu tấn.

Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam đến năm 2030 đạt mục tiêu khoảng 6.5 tỷ USD. Theo phóng viên tìm hiểu, phần lớn các loại cây ăn trái chủ lực được Bộ NNPTNT chọn tập trung phát triển đến năm 2025 và 2030 đều nằm trong nhóm xếp hạng có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam.

Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt gần 463 triệu đồng trong 8 tháng đầu năm nay; chuối xếp thứ hai, đạt 237 triệu USD; thứ ba là sầu riêng, đạt 158 triệu USD. Thứ tư là mít, đạt 104 triệu USD; xoài đứng thứ 5, đạt trên 96.5 triệu USD; chanh dây xếp thứ 7 với kim ngạch đạt 46.4 triệu USD. Vải đứng thứ 8 với kim ngạch 26 triệu USD; bưởi xếp thứ 13, đạt kim ngạch 12.1 triệu USD; nhãn và khóm xếp thứ 15 và 16 với kim ngạch lần lượt đạt 6.7 và 3.2 triệu USD trong 8 tháng đầu năm nay…

Bộ NN/PTNT đề ra mục tiêu đến năm 2025 diện tích cây ăn trái cả nước đạt 1.2 triệu ha với sản lượng đạt 14 triệu tấn, trong đó, 14 loại cây ăn trái chủ lực như nêu trên đạt 960,000 ha với sản lượng đạt khoảng 11 – 12 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu trái cây đến năm 2025 đạt trên 5 tỷ USD.

Còn đến năm 2030, diện tích cây ăn trái cả nước đạt 1.3 triệu ha, sản lượng trên 16 triệu tấn, trong đó, diện tích 14 loại cây ăn trái chủ lực đạt 1 triệu ha, sản lượng khoảng 13 – 14 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu trái cây đến năm 2030 đạt khoảng 6.5 tỷ USD.

Trong 14 cây ăn trái chủ lực được Bộ NN/PTNT chọn tập trung phát triển đến năm 2025 và 2030, có 7 cây ăn trái đã được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gồm thanh long, xoài, nhãn, vải, vú sữa, chôm chôm và bưởi. Với Trung Quốc (thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam hiện nay), trong 14 cây ăn trái chủ lực nói trên, có 9 cây ăn trái nằm trong danh sách được xuất chính ngạch vào quốc gia này, bao gồm thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, chuối, vải, sầu riêng và chanh dây.

Từ 2021 và cho đến năm 2023, tác giả đã có 6 bài viết về Vải, Nhãn, Bưởi, Sầu Riêng, Chuối và Mít. Tác giả cũng có bài viết về Dừa, Mãng Cầu dù loại trái cây này không được loại vào loại trái cây chủ lực.

Trở lại bài viết về bưởi thì hai loại bưởi ngon nhất Việt Nam là loại bưởi Da Xanh và Năm Roi. Bưởi Da Xanh được trồng phổ biến nhất ở tỉnh Bến Tre. Bưởi Năm Roi thường được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ điển hình là Vĩnh Long.

BƯỞI DA XANH

Đây là đề tài mà tác giả thích viết. Trong năm 2022, đã có những bài viết về gạo Sóc Trăng ST25, dừa Bến Tre, sầu riêng Tây Nguyên, heo ăn chuối HAGL, cá ngừ đại dương. Sản xuất nông sản an toàn theo hướng hữu cơ là mục tiêu được nhiều nhà vườn trồng bưởi ở ĐBSCL đang làm và hiện cho hiệu quả về chất lượng nông sản.

Trong bài viết này, tác giả đề cập đến Bưởi da xanh hữu cơ (citrus maxima) là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ kể từ tháng 11/2022.

Việt Nam có 105,400 ha trồng bưởi với các giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền, sản lượng gần 905,000 tấn. Cụ thể, Đồng bằng sông Hồng có hơn 13,000 ha với sản lượng trên 175,000 tấn, Trung du miền núi phía Bắc có hơn 30,000 ha với sản lượng 253,000 tấn. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 32,000 ha với sản lượng khoảng 369,000 tấn (theo Cục Trồng trọt, 2022) … Đây là dư địa và cơ hội rất lớn cho trái cây Việt Nam nói chung và quả bưởi tươi nói riêng để tiếp cận thị trường Hoa Kỳ.

Cây bưởi da xanh ở miền Đông Nam Bộ

Bưởi da xanh là một giống bưởi có nguồn gốc đầu tiên ở xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Trái bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1.2 – 2.5 kg/trái; vỏ có màu xanh đến xanh hơi vàng khi chín, dễ lột và khá mỏng (14 –18 mm); tép bưởi màu vàng nhạt, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi; vị ngọt không chua (độ brix: 9.5 – 12%); mùi thơm; không hạt đến khá nhiều hạt (có thể có đến 30 hạt/trái), khi chín hạt bưởi tiêu biến hoàn toàn; tỷ lệ thịt/trái >55%. Tính đến năm 2009, Bến Tre có diện tích trồng bưởi da xanh là 3,284 ha, với năng suất 9 – 14 tấn/ha.

Bưởi da xanh múi vàng

CÁC LOẠI BƯỞI ĐẶC SẢN

Hiện nay trên thị trường bưởi da xanh đã được lai tạo thành rất nhiều loại bưởi khác nhau, được kể đến như:

Bưởi năm roi: Bưởi năm roi thường được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ điển hình là Vĩnh Long. Quả có dạng hình tháp đáy rộng với trọng lượng trung bình khoảng 1.5 kg – 2.5 kg/quả. Khi chín quả có màu vàng nhạt, vỏ mỏng. Đặc biệt bưởi có mùi hương khá đậm. Thịt quả màu vàng nhạt, dễ tách, có nhiều nước, khi ăn có cảm giác ngọt, hơi chua thanh rất đặc trưng không có ở bất kỳ giống bưởi nào.

Dù là bưởi rất ngon, không chỉ có người dân miền Nam mà cả người dân ở các miền khác cũng rất thích loại bưởi này nhưng giá thành của bưởi cũng khá là rẻ, ở mức trung bình, dễ mua.

Bưởi năm roi xuất khẩu Vinagreenco

Bưởi da xanh được trồng phổ biến nhất ở tỉnh Bến Tre. Đúng với tên gọi của loại bưởi này, bưởi có hình cầu, nặng đến 2.5 kg, vỏ màu xanh khi chín thì mới chuyển sang xanh hơi vàng một chút. Khi tách vỏ, múi bưởi có màu hồng đỏ, mùi thơm, vị ngọt không chua.

Bưởi Tân Triều: Quay lại với khu vực miền Nam. Nếu bạn có dịp đi Đồng Nai thì đừng quên tìm đến giống bưởi này, bưởi Tân Triều. Bưởi Tân Triều hay còn gọi là bưởi đường lá cam, có quả to và đẹp, dạng quả lê khi chín có màu xanh vàng.

Bưởi có hương thơm dịu như mùi ổi chín và khi ăn có vị hơi chua chua ngọt ngọt đặc trưng của giống bưởi này. Chính vì là giống bưởi ngon nức tiếng nên giá thành của bưởi cũng khá là cao và đây cũng là giống bưởi thường được mang đi xuất khẩu.

Giá loại bưởi Tân Triều: Loại 1 (>1.4 kg): 950,000 VNĐ – Loại 2 (1.2 kg – 1.4 kg): 800,000 VNĐ – Loại 3 (1 kg – 1.2 kg): 650 VNĐ.  

Bưởi Tân Lạc: Từ những ngày đầu năm 2004, bưởi đỏ Tân Lạc đã được đưa vào trồng tại xóm Tân Hường 1, xã Thanh Hối, Huyện Tân Lạc. Bưởi đỏ Tân Lạc có nguồn gốc chính xác tại xã Khánh Thương, huyện Ba Vì, Hà Nội. Do hợp với điều kiện địa lý cũng như thời tiết ở vùng huyện Tân Lạc nên người dân nơi đây đã nhanh chóng nhân giống và trồng giống bưởi ruột đỏ này thay thế những đồi keo trước đó. Về hình dáng, quả bưởi đỏ Tân Lạc có quả hình tròn, vỏ màu vàng, khi chín múi bưởi có màu hồng đỏ, rất bắt mắt. Một quả thường có khối lượng trung bình từ 1.2 kg – 1.4 kg. Tép bưởi đỏ Tân Lạc có màu đỏ hồng, đẹp mắt, bó chặt, dễ tách. Khi ăn, một cảm giác ngọt của những múi giòn giòn, thơm dịu khiến người thưởng thức nhớ mãi không quên. Vị ngọt dịu hoà lẫn tươi mát lan tỏa mà không hề bị he hay đắng đủ để tạo nên sức hút “thần kì” cho thức quả này. Về hình dáng, quả bưởi đỏ Tân Lạc có quả hình tròn, vỏ màu vàng, khi chín múi bưởi có màu hồng đỏ, rất bắt mắt. Tép bưởi đỏ Tân Lạc có màu đỏ hồng, đẹp mắt, bó chặt, dễ tách. Khi ăn, một cảm giác ngọt của những múi giòn giòn, thơm dịu khiến người thưởng thức nhớ mãi không quên. Vị ngọt dịu hoà lẫn tươi mát lan tỏa mà không hề bị he hay đắng đủ để tạo nên sức hút “thần kì” cho thức quả này.

Bưởi Tân Lạc

Bưởi Luận Văn: Trong số những loại bưởi nổi tiếng tại Việt Nam thì có một loại bưởi đặc biệt, vỏ màu đỏ, thịt màu đỏ, hương thơm đặc trưng, mùi vị ấn tượng thường được dùng để dâng lên vua chúa ngày xa xưa. Đó là bưởi Luận Văn.

Bưởi Luận Văn có quả hình bầu dục và đỉnh quả lồi. Trọng lượng trung bình của bưởi đến 1.2 kg khi trưởng thành. Khi chưa chín bưởi sẽ có màu xanh đặc trưng như các giống bưởi khác.

Tuy nhiên khi chín màu xanh này sẽ dần nhường chỗ cho màu đỏ hồng óng ả trông rất bắt mắt. Cũng chính màu đỏ này theo quan niệm sẽ giúp mang lại may mắn nên mỗi dịp lễ Tết đây là giống bưởi được nhiều người đặt trang trọng nên mâm ngũ quả mong muốn cầu tài lộc cho cả năm may mắn.

Giá thành của giống bưởi này cũng không hề rẻ và dễ mua. Một trái bưởi có giá dao động từ 100,000đ có khi đỉnh điểm lên đến 1 triệu đồng.

Bưởi Luận Văn

Bưởi da xanh ruột đỏ và ruột hồng: Các đặc điểm nổi bật giúp phân biệt dòng này với các loại bưởi khác là ruột bưởi mang màu đỏ tươi, vỏ mỏng, con tép rất nhiều nước. Khi ăn chúng ta có thể cảm nhận thấy vị ngọt lịm còn vương vấn nơi đầu lưỡi. Loại bưởi da xanh ruột đỏ được rất nhiều người ưa chuộng.

Bưởi da xanh ruột đỏ và ruột hồng đều cùng một giống nhưng khác nhau ở đặc điểm sau:

Khi hái quả bưởi đúng độ chín tới thì ruột bưởi sẽ có màu hồng hồng tự nhiên. Múi bưởi cũng mọng nước, có vị chua ngọt của bưởi chín cây. Điều đặc biệt là tép bưởi rất giòn, khi ăn sẽ cảm nhận độ giòn bụp bụp của múi bưởi. Nếu thích ăn múi bưởi giòn thì nên chọn quả bưởi vừa chín tới ăn sẽ rất ngon miệng.

Nếu thích ăn bưởi có ruột màu đỏ thì chọn quả bưởi chín vàng nhiều hơn thì múi bưởi sẽ có màu đỏ. Càng chín nhiều thì múi bưởi càng đỏ đậm hơn, ngọt hơn và mọng nước hơn. Tuy nhiên tép bưởi sẽ không giòn như bưởi ruột hồng bởi vì độ chín của bưởi nhiều hơn. Nhưng khi cắt ra tép bưởi đỏ au nhìn rất đẹp, kích thích cả thị giác và vị giác.

Một bí mật nữa là khi gọt vỏ bưởi, nếu phần cùi trắng của vỏ bưởi có màu hồng thì tép bưởi bên trong càng đỏ đậm.

Bưởi da xanh ruột đỏ

Bưởi Diễn – Hà Nội: Là loài cây ăn quả lâu năm, thuộc nhóm cây có múi, thân gỗ, khá dễ trồng thích hợp nhất trên loại đất thịt. Cây khi trưởng thành và bắt đầu cho thu hoạch sẽ có chiều cao trên 2 mét, bề rộng tán cũng vậy. Cây bưởi Diễn ra quả 1 năm 1 lần, thường ra hoa vào tháng hai, quả chín đúng vào dịp tết. Khi bước vào thời kỳ chính thức cho thu (thường là năm thứ 5) một cây có thể cho 80 trái. Về quả bưởi Diễn, khác biệt với các loại quả bưởi khác, nó có kích thước nhỏ, đường kính chừng 15 cm, trọng lượng 0.8 – 1 kg. Phần cùi và vỏ của đặc sản này rất mỏng người bổ phải rất khéo nếu không muốn cắt vào ruột. Múi bưởi có tôm vàng óng, hạt bên trong se nhỏ, khi ăn sẽ thấy vị ngọt đậm đà, khi ăn xong rồi còn lưu mãi ở đầu lưỡi.Hiện nay, bưởi Diễn được coi là loại cây có giá trị kinh tế cao hàng đầu trong các loại cây ăn quả tại Việt Nam. Tuy nhiên do việc thay đổi cơ cấu kinh tế tại khu vực Văn Trì – Minh Khai nói riêng và khu vực trồng bưởi Diễn chính gốc trước đây nói chung… khiến số lượng trái đem đến cho thị trường ngày một ít đi. Do nhu cầu lớn về chuyển đổi cây trồng, cây bưởi Diễn được rất nhiều bà con lựa chọn đưa vào khu vườn và trang trại của mình. Mỗi cây giống hiện có giá bán dao động trong mức 50,000 – 70,000 đồng đem lại giá trị kinh tế không hề nhỏ cho người nông dân. Cùng với việc bán quả và cây giống, việc phát triển mô hình trồng bưởi cảnh cũng đang trở thành một xu hướng được nhiều người dân chú ý và phát triển. Đặc biệt trong dịp tết một cây khi lên chậu cũng được ít nhất 2 triệu đồng.

Múi bưởi diễn

 BƯỞI DA XANH HỮU CƠ

Hiện nay, bưởi Diễn được coi là loại cây có giá trị kinh tế cao hàng đầu trong các loại cây ăn quả tại Việt Nam. Tuy nhiên do việc thay đổi cơ cấu kinh tế tại khu vực Văn Trì – Minh Khai nói riêng và khu vực trồng bưởi Diễn chính gốc trước đây nói chung… khiến số lượng trái đem đến cho thị trường ngày một ít đi. Do nhu cầu lớn về chuyển đổi cây trồng, cây bưởi Diễn được rất nhiều bà con lựa chọn đưa vào khu vườn và trang trại của mình. Mỗi cây giống hiện có giá bán dao động trong mức 50,000 – 70,000 đồng đem lại giá trị kinh tế không hề nhỏ cho người nông dân. Cùng với việc bán quả và cây giống, việc phát triển mô hình trồng bưởi cảnh cũng đang trở thành một xu hướng được nhiều người dân chú ý và phát triển. Đặc biệt trong dịp tết một cây khi lên chậu cũng được ít nhất 2 triệu đồng.

Hiện tại tỉnh Đồng Tháp bắt đầu hình thành một số mô hình sản xuất, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang hướng hữu cơ. Điển hình là 8 công bưởi da xanh của ông Nguyễn Văn Mười Một (Út Một), ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Vườn bưởi da xanh của ông Út Một trồng được hơn 5 năm tuổi đang được chăm sóc theo phương pháp hữu cơ sinh học từ lúc nhỏ. Nhờ kiên trì theo đuổi quy trình sản xuất an toàn và hướng đến chuẩn hữu cơ nên vườn bưởi của ông Út Một phát triển xanh tốt, chất lượng, an toàn nên được thương lái và khách hàng đánh giá cao.

Ông Út Một cho biết, trước đây cũng từng trải qua trồng nhiều loại cây ăn trái khác như xoài, mít, cam, quýt, vú sữa…nhưng đều thất bại vì sâu bệnh tấn công. Bên cạnh đó giá cả bấp bênh, đầu ra khó khăn nên vụ được vụ mất.

Ông Út Một tự ủ các loại bả đậu nành, vỏ khóm, hèm bia, chuối… dùng để bón cho cây nhằm thay thế phân bón hóa học. Ảnh: TL.

Năm 2016, ông Út Một thấy người dân Bến Tre trồng bưởi da xanh rất hiệu quả, bán giá cao và có sử dụng phương pháp sinh học nên cây ít sâu bệnh. Từ đó, ông quyết định cải tạo 8 công vườn để trồng bưởi da xanh theo phương pháp hữu cơ nhằm đảm bảo được tính bền vững cho đất, sức khỏe cho nông dân và an toàn cho người sử dụng nông sản.

Theo ông Út Một, từ trước tới giờ khi nông dân khi bắt tay vào trồng lúa hay cây ăn trái mục đích đều muốn năng suất cao, giá bán tốt. Vì vậy, bà con đa phần phải sử dụng phân bón hóa học rất nhiều khiến chi phí sản xuất ngày một tăng lên mà không nghĩ việc lạm dụng phân, thuốc hóa học làm mất đi sự cân bằng hệ sinh thái trong đất, cây dễ bị sâu bệnh tấn công, nông sản lại nguy cơ mất an toàn.

Chính vì vậy, ông Út Một tự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi, mới quyết định đưa ra công thức phân bón hữu cơ riêng cho bản thân bằng cách ủ các loại bã đậu nành, vỏ khóm, hèm bia, chuối… dùng để bón cho cây trồng nhằm thay thế phân bón hóa học, giúp gia đình ông hàng năm giảm 40 – 50% chi phí sản xuất so với lối canh tác truyền thống.

Ông Út Một bên vườn bưởi da xanh canh tác theo hướng hữu cơ, cho ra sản phẩm an toàn. Ảnh: LHV.

Để có phân hữu cơ sử dụng, ông Út Một dùng các lu, thùng phuy bỏ bã đậu nành, vỏ khóm, hèm bia, chuối vào chung rồi ủ hoai mục trong vòng 1.5 – 2 tháng trước khi đem bón cho bưởi.

Đối với bưởi chuẩn bị làm bông, ông Út Một pha phân hữu cơ ủ hoai cộng nước để phun xịt lên lá và thân cây. Khi bưởi ở giai đoạn đậu trái, ông dùng phân hữu cơ kết hợp sữa tươi, trứng gà phun lên trái nhằm giúp đẹp vỏ, hạn chế châu bệnh tấn công, tăng chất lượng.

Ngoài phân tự ủ, ông Út Một còn sử dụng phân sinh học SEA để phun qua lá, có tác dụng làm trẻ hóa cây, dưỡng chồi, bổ sung diệp lục cho cây khỏe, đồng thời làm tăng vi sinh vật trong đất, giúp đất tơi xốp.

Bên cạnh đó, để phòng trừ sâu bệnh mà không dùng đến thuốc bảo vệ thực vật, ông Út Một đã tận dụng thiên địch có lợi và các loại bẫy để bắt côn trùng. Song song đó, ông còn nuôi kiến vàng làm “vệ sĩ” cho cây bưởi.

Kiến vàng – Vệ sĩ của cây ăn trái

Kiến vàng sẽ bắt, ăn thịt các loại sâu, nhện, xua đuổi các loại côn trùng gây hại có cánh và phát ra mùi góp phần hạn chế côn trùng lại gần cây trồng. Thực tế cho thấy, những vườn cây ăn trái được nuôi kiến vàng mật độ sâu hại giảm, quả đẹp và bóng hơn so những vườn không nuôi thả kiến. 

Ông Út Một đã bỏ ra 200 triệu đồng đầu tư hệ thống phun tưới tự động trên cao thông qua điều khiển bằng điện thoại di động từ xa nhằm phục vụ tưới nước và phun xịt phân thuốc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Út Một tâm sự, canh tác theo hướng hữu cơ thời gian đầu có khó khăn và vất vả hơn vô cơ, cây bưởi chưa thể hấp thu ngay loại phân bón mới như phân vô cơ nên không cho được nhiều trái như bình thường.

Vì vậy, 8 công bưởi da xanh của ông Út Một năm đầu chỉ cho thu hoạch 250 triệu đồng, nhưng sang các năm sau cây xanh tốt trái sai, lợi nhuận tăng dần từng năm, từ 400 triệu, 500 triệu rồi đến 700 triệu đồng trong năm 2020.

Hiện giá bán bưởi da xanh tại vườn thông thường được thương lái thu mua khoảng 40,000 đồng/kg, nhưng vườn bưởi của gia đình ông Út Một luôn bán được giá cao hơn từ 45,000 – 50,000 đồng/kg mà đầu ra lại rất thuận lợi.

Để phát triển vườn bưởi sạch, xanh, an toàn và bắt kịp công nghệ 4.0, hiện nay ông Út Một đã bỏ ra 200 triệu đồng đầu tư hệ thống phun tưới tự động trên cao thông qua điều khiển bằng điện thoại di động từ xa nhằm phục vụ tưới nước và phun xịt phân thuốc cho 8 công bưởi. 

Trong thời gian tới, ông Út Một dự định thành lập HTX bưởi da xanh và xin cấp mã số vùng trồng để cung cấp cho thị trường một sản phẩm chất lượng truy suất được nguồn gốc.

HOA KỲ CHẤP NHẬN NHẬP CẢNG TRÁI BƯỞI TƯƠI CỦA VIỆT NAM

Quả bưởi da xanh của Bến Tre là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ kể từ tháng 11/2022 sau xoài, nhãn, vải, thanh long, vú sữa và chôm chôm.  Ba loại bưởi đầu tiên được xuất khẩu qua Hoa Kỳ là bưởi da xanh, bưởi Năm Roi và bưởi Phú Thọ. Bên cạnh đó, một số loại trái cây khác như dừa, sầu riêng được xuất khẩu đến Mỹ nhưng dưới dạng sản phẩm đông lạnh.

Để khởi động cho việc xuất khẩu bưởi sang Mỹ, ngày 28/11/2022, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thôn phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre chủ trì tổ chức “lễ công bố xuất khẩu lô bưởi đầu tiên của Việt Nam sang Mỹ”.

Như vậy, bưởi là loại trái cây thứ 7 của việt nam được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ, sau các loại quả xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. trước đó, ngày 17/10/2022, cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam và Mỹ đã cùng nhau ký kết chương trình xuất khẩu bưởi từ việt nam sang Mỹ.

Theo quy định của mỹ, vùng trồng và cơ sở xử lý trái bưởi tươi của việt nam xuất khẩu sang phải được đăng ký với cục bảo vệ thực vật và cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) và phải được kiểm tra giám sát định kỳ trong suốt vụ bưởi. các lô hàng bưởi tươi xuất khẩu phải được xử lý chiếu xạ, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật…

trong đó phần khai báo bổ sung phải ghi rõ lô hàng không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật và được sản xuất theo phương pháp tiếp cận hệ thống.

Đặc biệt, cần lưu ý áp dụng các biện pháp quản lý đối với nấm cylindrocarpon lichenicola và phyllosticta citriasiana như: loại bỏ tất cả quả rụng trước khi đưa vào nhà đóng gói; làm sạch, xử lý nấm và phủ sáp toàn bộ quả; loại bỏ hết lá, cuống và các bộ phận khác của cây (trừ cuống ngắn hơn 2,5 cm và vẫn còn gắn vào quả). 

Cục bảo vệ thực vật cho biết đơn vị đã và đang phối hợp với các bên liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là tập trung tập huấn cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu bưởi về yêu cầu nhập khẩu của Mỹ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, Mỹ là thị trường lớn đầy tiềm năng đối với các loại hoa quả tươi xuất khẩu của Việt Nam. Mỗi năm, nhu cầu tiêu thụ trái cây tại Mỹ lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của nước này hiện chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại (tương đương với khoảng 3.6 triệu tấn) phải nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện có 105,400 ha trồng bưởi, sản lượng gần 905,000 tấn, với các giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền. Riêng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 32,000 ha, với sản lượng khoảng 369,000 tấn … đây là dư địa và cơ hội rất lớn cho trái cây Việt Nam nói chung và bưởi tươi nói riêng để tiếp cận thị trường Mỹ.

Thông qua buổi lễ công bố xuất khẩu trái bưởi tươi đi Mỹ, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ vọng các đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xuất khẩu bưởi sang mỹ nhanh chóng triển khai, tuân thủ đầy đủ các quy định của việt nam và các yêu cầu nhập khẩu, cùng phối hợp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bưởi của Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang Mỹ nói riêng nhằm mang lại giá trị kinh tế cao cho tất cả các bên tham gia chuỗi sản xuất.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, 2 tấn bưởi da xanh Bến Tre đầu tiên đã được xuất khẩu sang Mỹ qua đường hàng không. Thời gian đầu, những trái bưởi tươi sẽ được phân phối trên hệ thống siêu thị của các bang D.C, Maryland, Virginia và một phần thành phố Philadelphia thuộc bang New Jersey.

Bưởi da xanh vào Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có nhu cầu tiêu thụ trái cây lớn, lên tới 12 triệu tấn mỗi năm. Sản xuất trái cây tươi nội địa của nước này hiện chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại (tương đương với khoảng 3.6 triệu tấn) phải nhập khẩu (theo USDA, 2021). Chỉ riêng 6 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã mang về kim ngạch khoảng 20 triệu USD mỗi năm. Với bưởi da xanh – loại trái cây có thời gian bảo quản dài ngày hứa hẹn sẽ là điểm sáng trong thời gian tới. Khi đó, những chuỗi liên kết tiêu thụ sẽ còn được kéo dài, không chỉ riêng ở Bến Tre.

Theo quy định của Mỹ, vùng trồng và cơ sở xử lý quả bưởi tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này phải được đăng ký với Cục BVTV và Cơ quan kiểm dịch động-thực vật Mỹ (APHIS); quả không được nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà Mỹ quan tâm; được xử lý chiếu xạ; và được Cục BVTV cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Các vùng trồng, cơ sở đóng gói bưởi phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng dịch hại phía Mỹ quan tâm như các loại ruồi đục quả. Đặc biệt lưu ý trong việc áp dụng các biện pháp quản lý đối với nấm.

Bên cạnh đó, các lô hàng bưởi tươi xuất khẩu sang Mỹ phải được xử lý chiếu xạ với với liều tối thiểu là 150 Gy, kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. 

Cục BVTV sẽ phối hợp với các bên liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt sẽ tập trung tập huấn cho người sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu bưởi về các yêu cầu nhập khẩu của Mỹ; thực hiện đăng ký, duy trì mã số vùng trồng xuất khẩu và điều kiện nhập khẩu bưởi vào Mỹ. 

Cùng với đó, giám sát chặt chẽ sinh vật gây hại và hướng dẫn phòng trừ tại vùng trồng, bảo đảm tránh tái lây nhiễm sinh vật gây hại tại cơ sở đóng gói; xử lý chiếu xạ tại các cơ sở chiếu xạ được Mỹ công nhận dưới sự giám sát của APHIS và Cục BVTV đối với tất cả các lô hàng xuất khẩu đi Mỹ.

Giống bưởi này đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam công nhận là giống quốc gia. Theo Cục BVTV, hiện bưởi tươi Việt Nam đã được xuất khẩu sang 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản lượng xuất khẩu hơn 3,000 tấn trong năm 2021. Trong điều kiện bình thường quả bưởi da xanh có thể để lâu hơn 15 ngày.  Với việc Mỹ chấp nhận cho nhập khẩu trái bưởi Việt Nam, Cục BVTV kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu bưởi sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Song, trước mắt sẽ xuất khẩu bưởi da xanh đầu tiên, sau đó làm tiếp các loại bưởi đặc sản khác.

Việt Nam hiện có 105,400 ha bưởi, sản lượng gần 905,000 tấn. Trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long có khoảng 32,000 ha với sản lượng khoảng 369,000 tấn, còn lại là Đồng Bằng Sông Hồng và khu vực Trung du miền núi phía Bắc. Đến nay, đã có 36 vùng trồng bưởi của 10 tỉnh gồm Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và Đăk Nông được cấp mã số xuất cảng sang Mỹ, với sản lượng dự kiến 13,100 tấn, chiếm 1.4 % tổng sản lượng bưởi của Việt Nam.

Những năm gần đây bưởi da xanh rất được ưa chuộng bởi chất lượng ổn định và có khả năng bảo quản lâu nên giá thành bưởi da xanh cũng tương đối cao. Tại các cửa hàng, siêu thị tại nhiều bang khác nhau ở Mỹ, giá bưởi da xanh được niêm yết ở mức 15 – 22 USD/kg. Bưởi da xanh Chánh Thu xuất khẩu sang Mỹ có trọng lượng khoảng 1.5 kg/quả, tính ra giá mỗi quả dao động từ 375,000 – 900,000 đồng, tùy loại. Mức giá này cao gấp khoảng 16 – 20 lần so với giá bưởi da xanh tại thị trường nội địa. Bà Ngô Tường Vy, tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu – đơn vị đảm nhận việc xuất lô bưởi đầu tiên sang nước Mỹ, cho biết: “Trong thời gian qua, chúng ta đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ các chuyên gia Mỹ. Sau buổi lễ xuất khẩu, chúng ta cần hoàn thiện lại các chuỗi liên kết. Trong thời gian tới, mục tiêu của Chánh Thu là đưa trái bưởi vào các chuỗi hệ thống siêu thị lớn như Costco, Walmart”.

THAM KHẢO

1)    Đồng bằng sông Cửu Long – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

2) Bưởi da xanh – Bách khoa toàn thư mở Wikidedia

3)    Bài viết “Thủ tục cấp mã số vùng trồng nông sản – 2022” đăng trên mạng Viet Quality ngày đăng trên mạng 19/5/2014.

4)    Bài viết “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long” đăng trên mạng 19/05/2014.

5)    Bài viết “Bảo vệ và phát triển kiến vàng trong vườn cây ăn trái” đăng trên mạng Siêu thị WAO ngày 19/5/2014.

6)    Bài viết “Trồng bưởi hữu cơ, thu nhập tăng theo năm” đăng trên mạng Nông Sản Việt ngày 5/10/2022.

7) Bài viết “Hoa Kỳ chấp nhận nhập cảng trái bưởi tươi của Việt Nam sau 5 năm đàm phán” đăng trên mạng ANTĐ.VN ngày 18/10/2022.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *