Cuộc chiến Ukraine – Nga Sô 20/10/2022 – 24/2/2023

257 (lượt xem) |

Đây là bài thứ 4 trong loạt bài viết về cuộc chiến Ukraine. Bài viết này ghi tiếp các dữ kiện kể từ khi cuộc chiến bắt đầu với những điểm chính trong giai đoạn III kể từ tháng 10/2022 cho đến ngày 24/2/2023, đánh dấu một năm cuộc chiến Ukraine – Nga Sô.

  • Giai đoạn I vào tháng 2/2022, ông Putin cố gắng tương tự một lần nữa trên quy mô lớn nhất có thể có tại Ukraine – để chiếm chính phủ Ukraine trong vòng khoảng 72 giờ tại đất nước gồm 45 triệu dân, có diện tích đất liền lớn thứ 2 tại Châu Âu. Đây là một canh bạc gây ngỡ ngàng và nguy hiểm và nó đã hoàn toàn thất bại ngay trong tuần quan trọng đầu tiên.
  • Thất bại với Kế hoạch A nhằm chiếm chính phủ Kyiv trước khi lực lượng của Tổng thống Zelensky hoặc thế giới bên ngoài có thể phản ứng, sau đó Moscow đã chuyển sang Kế hoạch B từ đầu tháng 3. Đây là cách tiếp cận quân sự mang tính “thủ đoạn” hơn nhằm bao vây Kyiv và di chuyển gần hơn đến các thành phố khác tại Ukraine – Chernihiv, Sumy, Kharkiv, Donetsk, Mariupol và Mykolaiv và chỉ đơn giản là nhằm tiêu diệt sức kháng cự của lực lượng vũ trang Ukraine trong khi chính Kiev sẽ bị đe dọa chấp nhận thất bại hay bị tàn phá. Kế hoạch này cũng lại thất bại.
  • Nản chí, Nga giờ chuyển sang kế hoạch C, đó là từ bỏ Kyiv và miền Bắc, thay vào đó tập trung toàn bộ lực lượng cho một cuộc tấn công quan trọng ở vùng Donbas và trên khắp miền nam Ukraine, có lẽ là xa đến cảng Odesa ở miền Tây Nam – nhằm cắt đường tiếp cận ra biển của Ukraine một cách hiệu quả. Đây là chiến dịch mà chúng ta hiện đang thấy tại miền đông Ukraine, quanh thành phố Iziyum và Popasne, Kurulka và Brazhkivka. Nga chính thức sát nhập 4 thành phố này vào ngày 3/10/2022.
  • Giai đoạn IV bắt đầu từ đầu tháng 10/2022. Ngày 2/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẵn sàng gặp mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin “nếu thực sự ông ta quan tâm đến chuyện quyết định tìm cách kết thúc chiến tranh”. Nói với các phóng viên khi đứng cạnh Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Biden nhấn mạnh ông Putin tới giờ chưa làm điều đó. Hai nhà lãnh đạo Pháp và Mỹ khẳng định họ sẽ tiếp tục chống lại cuộc chiến của Nga. Vị tổng thống Pháp nói rõ rằng Pháp sẽ không bao giờ giục Ukraine có sự nhượng bộ mà nước này coi là không chấp nhận được.
  • Vào đầu năm 2023, quyết định gần như cùng lúc của Pháp, Mỹ, Anh và Đức đã thể hiện sự ủng hộ cho Ukraine trước những diễn biến của chiến trường miền Đông Ukraine trong những tháng tiếp theo. Điều đó cũng gửi đi tín hiệu tới Nga rằng các cuộc đàm phán hòa bình sẽ không sớm diễn ra. Kể từ đầu cuộc xung đột cho đến nay, hầu hết các phương tiện chiến đấu bọc thép được phương Tây viện trợ cho Ukraine như xe tăng, xe chiến đấu bộ binh đều có nguồn gốc từ Liên Xô hoặc các nước Đông Âu. Chỉ vài ngày sau khi Pháp tuyến bố viện trợ xe tăng AMX-10 RC, Đức và Mỹ cũng cho biết sẽ chuyển giao các xe chiến đấu bộ binh Marder và M2 Bradley cho Kiev, một phần của kế hoạch giúp quân đội Ukraine thực hiện các cuộc phản công ở mặt trận phía đông. Cùng với sự nóng lên ở hai chiến trường Soledar và Bakhmut, ngày 9/1, truyền thông Mỹ và Anh đồng loạt đưa tin cả hai nước này sẽ tiếp tục chuyển giao thêm các xe tăng Challenger 2 và xe thiết giáp đa năng Stryker cho Ukraine. Đây được cho là động thái mang tính biểu tượng, song việc Anh chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên do phương Tây sản xuất cho Ukraine cũng sẽ khuyến khích Mỹ và Đức làm điều tương tự.

GIAI ĐOẠN IV

Đang có chỉ dấu Nga quyết định chiến lược, tập trung vào chiến lược phá hủy hạ tầng cơ sở điện nước của Ukraine. Nga vào giữa tháng 10/2022 đã cáo buộc Kiev bắn hỏa tiễn vào con đập và có dự tính phá hủy nó, điều mà các quan chức Ukraine nói là dấu hiệu cho thấy Moscow có thể cho nổ tung con đập để đổ tội cho Kyiv. Không bên nào trưng ra bằng chứng chứng minh cho cáo buộc của họ. Con sông Dnipro rộng lớn chia đôi lãnh thổ Ukraine và có những chỗ rộng vài cây số. Việc vỡ đập có thể làm thoát ra một biển nước gây ngập lụt cho các khu dân cư ở hạ du về phía thành phố Kherson, nơi các lực lượng Ukraine đang hy vọng sẽ tái chiếm trong một bước tiến lớn. Sự việc như vậy cũng sẽ phá hủy hệ thống kênh đào tưới tiêu cho phần lớn miền nam Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea mà Moscow đã chiếm giữ hồi năm 2014.

Dnipro Basin River Town International.png

Sông Dnipro chảy từ Bắc xuống Nam Ukraine

  • Ngày 10/10, quân đội Nga đã phóng 81 tên lửa hành trình nhằm vào nhiều khu vực tại Ukraine. Cuộc tấn công khiến 11 cơ sở hạ tầng quan trọng tại thủ đô Kyiv và 8 vùng khác Ukraine bị hư hỏng. Theo Sputnik, phát biểu trong cuộc họp Hội đồng An ninh Nga hôm 10/10, Tổng thống Vladimir Putin cho biết lực lượng vũ trang nước này đã thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao nhằm vào hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng, thông tin liên lạc và các trung tâm chỉ huy quân sự tại Ukraine. Theo Tổng thống Putin, các cuộc tấn công được Nga thực hiện nhằm đáp trả hàng loạt cuộc tấn công “khủng bố” do Ukraine thực hiện, bao gồm vụ đánh bom ở cầu Crimea.
  • Quân đội Nga “tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn bằng vũ khí tầm xa có độ chính xác cao vào các cơ sở chỉ huy và hệ thống năng lượng của Ukraine”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong thông cáo hôm nay. Bộ này thêm rằng các tên lửa Nga đã đánh trúng “tất cả mục tiêu được chỉ định”. “Mục tiêu chính trong các cuộc tấn công của Nga là nhắm vào cơ sở năng lượng. Họ đã tấn công nhiều cơ sở năng lượng hôm qua và hôm nay lại tiếp tục tập kích. Đây là những tội ác chiến tranh được lên kế hoạch từ trước nhằm khiến người dân rơi vào cảnh không thể chịu nổi. Đây là chiến lược của Nga từ nhiều tháng nay”, ông viết trên Twitter. Đợt tập kích vào hạ tầng năng lượng Ukraine diễn ra chỉ một ngày sau khi Nga tiến hành loạt đòn không kích trên khắp lãnh thổ nước láng giềng, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và gần 100 người khác bị thương. Moskva cho biết đây là đòn đáp trả lại vụ tấn công cầu Kerch trên bán đảo Crimea mà Nga cáo buộc Ukraine thực hiện cuối tuần qua.
Những thành phố Ukraine bị Nga tập kích hôm 10/10. Đồ họa: WP.

Những thành phố Ukraine bị Nga tập kích hôm 10/10. Đồ họa: WP.

  • Hôm 11/10/2022, quân đội Nga tiếp tục oanh kích các cơ sở hạ tầng năng lượng thiết yếu điện và nước của Ukraine. Mặc dù Kiev ít bị ảnh hưởng, nhưng một số nhà máy điện và nhiệt điện ở một số nơi như Lviv hay Vinnytsia đã bị trúng tên lửa. Điều này báo hiệu một mùa đông khắc nghiệt đối với người dân Ukraine. Theo bộ trưởng Năng Lượng Herman Haluschchenko, quân đội Nga kể từ hôm thứ Hai đã oanh kích 30% cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraina, chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện than, vốn hết sức quan trọng, trong khi hệ thống sưởi tập thể ở Ukraine phải hoạt động khoảng từ ngày 15 tháng 10 cho cả mùa đông. Chính quyền Ukraine đã yêu cầu người dân giảm tiêu thụ năng lượng, trong khi ở thủ đô Kiev, một số quận đang bị cắt điện và nước trong nhiều giờ. Dự ứng tình hình, giá gỗ và viên củi đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, trong khi máy phát điện chạy bằng diesel đang bị khan hiếm. Ở các thành phố và vùng nông thôn, cư dân chuẩn bị đối phó với một mùa đông theo kiểu thời xưa, trong khi Kiev hy vọng vào nguồn cung cấp năng lượng từ các đối tác châu Âu. Theo chính phủ Ukraine, cách tốt nhất để chấm dứt cuộc khủng hoảng là cộng đồng quốc tế cung cấp hệ thống phòng không để Kiev ngăn chặn việc Matxcơva phá hủy toàn bộ hệ thống năng lượng một cách có hệ thống.
  • The Guardian dẫn lời Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal cho biết Nga đã tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng ở ba khu vực của Ukraine vào sáng 17/10, làm hàng trăm thị trấn và làng mạc trên khắp đất nước mất điện. “Nga một lần nữa tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine ở ba khu vực. Năm cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) đã được ghi nhận ở Kyiv. Các cơ sở năng lượng và một tòa nhà dân cư đã bị hư hại”, ông Shmygal nói. Thủ tướng Shmygal cho biết Nga cũng đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa vào “cơ sở hạ tầng quan trọng” ở tỉnh Dnipropetrovsk thuộc miền trung và tỉnh Sumy ở miền đông Ukraine.
  • Giữa lúc Nga đang gia tăng các cuộc tập kích bằng drone vào Ukraine, hôm qua, 20/10/2022, Nhà Trắng khẳng định nhiều nhân viên quân sự Iran đang có mặt tại Crimée giúp Nga sử dụng các loại drone do Iran chế tạo để tấn công các mục tiêu của Ukraina. Trong khi đó, nhiều nước phương Tây đòi trừng phạt Teheran vì đã cung cấp drone cho Matxcơva.
  • Nga hôm 25/10 đã đưa cáo buộc lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc rằng Ukraine đang chuẩn bị sử dụng “bom bẩn” trên lãnh thổ của mình, điều mà phương Tây và Kiev bác bỏ.Nga đã gửi một lá thư nêu chi tiết các cáo buộc lên Liên hợp quốc (LHQ) vào hôm thứ Hai trước đó, cũng như đã nêu vấn đề này tại một cuộc họp kín với Hội đồng Bảo an. “Chúng tôi khá hài lòng vì chúng tôi đã nâng cao nhận thức về vấn đề này”, Phó Đại sứ LHQ Dmitry Polyanskiy của Nga nói với các phóng viên.
  • Nga Sô cho biết Ukraine đã tấn công Hạm đội Biển Đen gần Sevastopol bằng 16 máy bay không người lái vào ngày 29/10 và rằng các “chuyên gia” của hải quân Anh đã giúp điều phối cái mà Moscow gọi là một cuộc tấn công khủng bố, một tuyên bố mà Anh bác bỏ. Các quan chức Ukraine cho rằng chính Nga có thể phải chịu trách nhiệm về các vụ nổ, mà nước này lấy cớ để rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc do Liên hợp quốc làm trung gian, một động thái làm suy yếu nỗ lực xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Reuters đã không thể xác minh ngay lập tức tuyên bố của bên nào. Bộ cho biết trong một tuyên bố: “Theo kết quả thu hồi thông tin từ bộ nhớ của máy thu điều hướng, việc phóng máy bay không người lái được thực hiện từ bờ biển gần thành phố Odesa”. Tuyên bố cho biết các máy bay không người lái đã di chuyển dọc theo khu vực an ninh “hành lang ngũ cốc”, trước khi đổi hướng để hướng đến căn cứ hải quân của Nga ở Sevastopol, thành phố lớn nhất trên bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014.
  • Hơn 80% người dân Kiev không có nước dùng và “hàng trăm địa phương” ởUkrainekhông có điện sau các cuộc oanh kích của Nga hôm qua 31/10/2022 nhắm vào cơ sở hạ tầng ở nhiều khu vực trong nước. Theo AFP, tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine Valeriy Zaluzhnyi cho biết trên mạng Telegram rằng quân đội Nga hôm qua đã phóng 55 tên lửa hành trình, một tên lửa địa đối không, 22 tên lửa phòng không và 5 drone “nhắm vào các mục tiêu dân sự ở Ukraine”. Trong một thông cáo báo chí, bộ tư lệnh miền nam Ukraine cho biết ở miền nam, “kẻ thù tiếp tục phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng”. Còn theo bộ Quốc phòng Nga, “tất cả các cuộc oanh kích đều đã đánh trúng mục tiêu”. Cố vấn tổng thống Ukraine, ông Oleksiy Arestovych, thì nhận định rằng vụ oanh kích hôm qua là một trong những vụ oanh kích dữ dội nhất của quân đội Nga. Tuy nhiên, theo ông, “mức độ tàn phá không quá nghiêm trọng” nhờ các hệ thống phòng thủ, đặc biệt là Iris-T của Đức “đã chứng minh là rất hiệu quả”. Về tình hình ở Kherson, chính quyền chiếm đóng của Nga hôm nay 01/11 thông báo đã bắt đầu di dời thêm 70,000 người dân khỏi vùng này, nơi mà quân đội Ukraine đang tiến hành một cuộc phản công để tái chiếm các vùng lãnh thổ đã lọt vào tay quân Nga.
  • Ngày 11/11, quân đội Ukraine vừa tiến vào làm chủ lại khu vực trung tâm thành phố Kherson, thủ phủ tỉnh cùng tên, sau khi quân xâm lược Nga rút đi. Cờ Ukraine đã tung bay trên một số điểm công cộng và Bưu chính Ukraine – “Ukrposhta” vừa công bố tem mới, đánh dấu sự kiện “Kherson là Ukraine”. Hơn 30 nghìn quân Nga đã rút về bờ Đông của sông Dnipro, mà như Bộ Quốc phòng Nga nói, “để bảo toàn lực lượng và bảo vệ phòng tuyến này”.
Cờ Ukraine

Quân Ukraine chiếm lại Kherson

  • Việc Nga gia tăng các cuộc tấn công bằng phi đạn nhắm vào Ukraine một phần là để làm cạn kiệt nguồn cung ứng hệ thống phòng không của Kyiv và cuối cùng giành được sự thống trị trên bầu trời nước này, một quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc nói ngày 19/11. Nga đang dội phi đạn xuống các thành phố trên khắp Ukraine trong tuần qua, trong một trong những đợt tấn công phi đạn ác liệt nhất kể từ khi Moscow bắt đầu cuộc xâm lược gần 9 tháng trước. Ukraine nói các cuộc tấn công đã làm tê liệt gần một nửa hệ thống năng lượng của Ukraine, tạo ra một thảm họa nhân đạo tiềm ẩn khi mùa đông bắt đầu. Ukraine khẩn thiết cần thêm các hệ thống phòng không từ phương Tây – hoặc Nga có thể lặp lại các chiến thuật mà họ đã dùng ở Syria để bắn phá các thành phố Ukraine từ trên trời, theo một báo cáo mới. Tổng thống Ukraine nói sáu triệu hộ gia đình vẫn không có điện sau các cuộc tấn công của Nga tuần qua. “Cho tới tối nay, tình trạng cắt điện vẫn tiếp tục ở hầu hết các vùng và ở Kyiv,” ông Volodymyr Zelensky nói trong bài phát biểu hàng đêm. Nhưng hàng triệu người vẫn không có điện, nước và sưởi khi mùa đông ngày càng thêm lạnh. Hãng tin Ukrinform dẫn lời Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 18/11 xác nhận trong cuộc gặp với Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis rằng, “gần một nửa hệ thống năng lượng Ukraine đã bị vô hiệu hóa” trong các đợt không kích do Nga thực hiện vài tuần qua.
  • Tính đến ngày 25/11/2022, chính quyền Ukraine đang tìm mọi cách để khôi phục hệ thống điện và nước cho hàng triệu người dân, sau các đợt oanh kích dồn dập của quân đội Nga bằng tên lửa hành trình trong những ngày qua. Hệ thống năng lượng ở Ukraina đang trên bờ vực sụp đổ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về những hậu quả “đe dọa tính mạng” và cho rằng hàng triệu người dân có thể sẽ phải bỏ nhà để đi sơ tán.
  • Ngày 6/12, sân bay thứ ba của Nga bị tấn công bằng máy bay không người lái, chỉ 1 ngày sau khi Ukraine thể hiện năng lực mới với việc vào sâu hàng trăm kilomet trong không phận Nga để tấn công 2 căn cứ không quân.

VAI TRÒ CỦA UKRAINE

Quân sự:

  • Ủy ban Điều tra của Nga nói hôm 8/ 10 rằng ba người đã chết trong vụ nổ trên cầu đường bộ và đường sắt nối Nga với Crimea. Họ được cho là hành khách của một chiếc xe gần một chiếc xe tải đã phát nổ vào lúc 06:00 sáng nay theo giờ địa phương. Hai phần đường của cây cầu dẫn đến bán đảo Crimea đã bị sập, nhưng một làn đường dẫn từ bán đảo này đến vùng Krasnodar thuộc Nga được cho là vẫn còn nguyên vẹn. Giao thông đường sắt ngoại ô qua cầu nối Crimea được khôi phục tối 9/10, Bộ Giao thông Vận tải Nga cho biết hôm 9/10. Dự án cầu vượt qua eo biển Kerch khởi công năm 2015, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014. Cây cầu nối bán đảo Crimea với vùng Krasnodar ở tây nam nước Nga. Với chiều dài 19 km, đây là cây cầu dài nhất châu Âu, và ô tô và tàu hỏa có thể qua lại.
https://znews-photo.zingcdn.me/w960/Uploaded/tmuizn/2022_10_09/cau_crimea_maxar_2.jpeg

Cầu vượt qua eo biển Kerch

  • Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu ra lệnh rút quân khỏi thành phố Kherson, sang bờ đông sông Dnieper để thiết lập hàng phòng thủ. Mệnh lệnh được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đưa ra trong cuộc họp phát sóng trên truyền hình hôm 9/11 với tổng chỉ huy chiến dịch quân sự tại Ukraine Sergey Surovikin. Đại tướng Surovikin cho biết ông đã đề xuất “quyết định khó khăn” là rút quân khỏi thành phố Kherson, miền nam Ukraine, và thiết lập phòng thủ ở phía đông sông Dnieper.
Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 8 tháng giao tranh

Nga rút lui khỏi bờ Tây sông Dnieper

  • Ngày 1/12/2022 cố vấn của tổng thống Volodymyr Zelensky, ông Mykhailo Podolyak xác nhận thiệt hại quân sự về phía Ukraina từ đầu chiến tranh tới nay ước tính từ 10 ngàn đến 12 ngàn quân nhân. Về phía Matxcơva, bộ Quốc đưa ra con số 5,937 binh sĩ Nga thiệt mạng. Tư lệnh Mỹ, tướng Mark Milley trong tháng 11/2022 nói đến hơn 100 ngàn lính Nga thương vong hay bị thương từ khi tổng thống Vladimir Putin đưa quân xâm chiếm Ukraine.
  • Đài CNN ngày 6/12 đưa tin Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Ukraine dùng các máy bay không người lái (UAV) tấn công 2 căn cứ không quân Nga sâu ở trong nội địa Nga. Bộ Quốc phòng Nga cho hay các vụ tấn công xảy ra tại các khu vực Saratov và Ryazan, nhưng đã bị ngăn chặn bởi lực lượng phòng không, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng đăng bởi hãng RIA Novosti.
  • Bộ Quốc Phòng Nga tối 13/1/2023 khẳng định quân đội “hoàn toàn chinh phục được Soledar, giải phóng thành phố” trong vùng Donetsk này tại khu vực miền đông Ukraine. Lần đầu tiên Matxcơva nhìn nhận đóng góp của nhóm bán quân sự Wagner trên mặt trận này. Lập tức Kiev bác bỏ tin Soledar thất thủ. Tổng thống Zelensky khẳng định “những trận đánh ác liệt” vẫn đang diễn ra trong vùng.
Lý do Nga quyết chiếm Soledar - VnExpress

Vị trí TP Soledar

  • Xe tăng Leopard & Abrams: Trong cuộc họp ở căn cứ quân sự Mỹ ở Ramstein, miền tây nước Đức, ngày 20/1/2023, Ba Lan đã gây nhiều sức ép với thủ tướng Đức Olaf Scholz từ đầu năm để Kiev được cấp xe tăng Leopard. Vacxava vẫn hy vọng đạt thỏa thuận với Berlin để có thể sớm giao cho Ukraine xe tăng Leopard. Tình hình đã được làm sáng tỏ. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã không bật đèn xanh để giao cho Ukraine những chiếc xe tăng Leopard, loại xe tăng mà theo nhiều nhà phân tích, là sẽ có thể mang lại lợi thế đáng kể cho quân đội Ukraine. Nhưng dù gì thì 15 nước sở hữu xe tăng Leopard, trong đó có Đức, cũng đang thảo luận để tìm ra một giải pháp phù hợp hơn. Một cuộc họp cũng được dự kiến sẽ diễn ra trong vài ngày tới. Ba Lan còn dọa tiến đến một liên minh nhỏ hơn không có Đức. Hồi đầu tháng 1, Anh thông báo sẽ gửi 14 xe tăng chiến đấu chủ lực, cùng với hỗ trợ pháo binh. Ngày 24/1, trong một động thái tăng cường hỗ 1trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine, Tổng thống Joe Biden đã ký kết gửi 31 xe tăng M1 Abrams tới quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này khi lo ngại về một cuộc tấn công mới của Nga vào mùa xuân này, theo các quan chức chính quyền cấp cao. Hãng thông tấn Sputnik của Nga trong cùng ngày trích dẫn các nguồn tin từ truyền thông Đức cho biết Berlin cũng đã thay đổi lập trường về việc giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 cho Ukraine. Đức xác nhận sẽ cung cấp 14 xe tăng Leopard 2A6 cho Ukraine nhằm giúp Kiev chống lại các lực lượng Nga. Leopard 2 của Đức là xe tăng chiến đấu thế hệ ba được phát triển từ những năm 1970 cho quân đội Tây Đức, được đưa vào biên chế năm 1979. Đức chế tạo hơn 3,600 xe tăng Leopard 2, hàng loạt biến thể có trong biên chế trong quân đội Đức và 13 nước châu Âu, cũng như nhiều quốc gia ở ngoài khu vực. Hiện có 2,000 xe tăng Leopard tại Âu Châu, Quyết định này mở đường cho các nước như Ba Lan, Tây Ban Nha, Phần Lan, Hà Lan và Na Uy cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraine. Ukraine muốn có 300 xe tăng. Một tiểu đoàn xe tăng khoảng 30 chiếc. Đây là con số mà một quan chức phương Tây đã mô tả là “không quá đáng” và cần thiết cho một cuộc phản công hiệu quả ở chiến trường miền Đông. Cho đến 1/27/2023, có tổng cộng 321 xe tăng hạng nặng được một số quốc gia hứa cung cấp cho Ukraine, theo lời đại sứ Ukraine tại Pháp cho biết trên truyền hình BFM, Reuters loan tin. Ngày 30/1, Ukraine biên chế thêm hai tiểu đoàn xe tăng từ viện trợ của phương Tây.
  • Tháng 11/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy đã trình bày kế hoạch đổi mới các MBT của nước này từ năm 2025. Sau khi đánh giá 9 phương án, Na Uy đã quyết định mua xe tăng chiến đấu chủ lực mới và chọn hai phương án khả dĩ – K2 Black Panther của Hàn Quốc và Leopard 2A7 của Krauss-Maffei Wegmann (KMW, Đức). Na Uy có kế hoạch mua 200 MBT và người chiến thắng có thể được xướng danh vào năm 2025. Tháng 11/2021, Công ty Hyundai Rotem đã tiết lộ, đề xuất của Na Uy về MBT K2 (được gọi là K2NO) tại triển lãm quốc phòng ADEX 2021 ở Hàn Quốc.
sieu tang han quoc k2 black panther voi su menh chinh phuc thi truong moi hinh anh 1

K2 Black Panther của Hàn Quốc

Ngoại giao:

  • Hôm 25/10/2022, tại hội nghị quốc tế về tái thiết Ukraine, được tổ chức ở thủ đô Berlin của Đức, phát biểu qua video từ Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky đã kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ để bù đắp khoản thâm hụt ngân sách của Ukraine năm 2023, được dự báo sẽ lên tới 38 tỷ USD. Về phần thủ tướng Đức Olaf Scholz, ông kêu gọi phải giúp Ukraine tái thiết ngay từ bây giờ, và quốc tế phải có một “kế hoạch Marshall” cho Ukraina. 
  • Trong cuộc trả lời dành cho hãng tin Pháp ngày 20/11/2022, cố vấn TT Ukraine Mykhailo Podoliak nhận định việc phương Tây tìm cách thuyết phục Kiev đàm phán với Nga hơi “lạ kỳ” vào lúc mà quân đội Ukraine đang giành được những thắng lợi quan trọng về mặt quân sự. Đòi Ukraine đàm phán với bên đã đem quân xâm lược nước này không khác gì bắt chính quyền Kiev phải “đầu hàng”. Vẫn theo cố vấn của tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraina tự vệ đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ của mình thì tại sao lại phải đầu hàng trước trong lúc mà quân Nga đang thua và phải bỏ chạy. Kiev coi đây là kế hoãn binh để chuẩn bị cho những đợt tấn công sắp tới. Đây cũng sẽ là thời gian cần thiết để quân đội Nga đào tạo tân binh, tìm kiếm thêm các nguồn cung cấp vũ khí. Trước khi kết thúc cuộc nói chuyện dành cho hãng tin Pháp AFP, Mykhailo Podoliak cho rằng “thời kỳ mà Nga là một đối tác đáng tin cậy đã qua”. Chiến tranh sẽ kết thúc khi mà “Ukraine giành lại được quyền kiểm soát biên giới”. Truyền thông Mỹ gần đây đưa tin nhiều quan chức cao cấp Hoa Kỳ, như là tổng tham mưu trưởng Mark Milley, cho rằng trong tình huống hiện tại, “một cơ hội đang mở ra cho các cuộc đàm phán”. Để giải quyết xung đột, ngoài sức mạnh quân sự, các bên còn cần đến những giải pháp về chính chính trị và ngoại giao. Nhà Trắng cách nay hai ngày xác định lại: “đàm phán hay không là quyết định tùy thuộc duy nhất vào Tổng thống Volodymyr Zelensky”. 
  • Phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 21/12, Tổng thống Ukraine Zelensky nói: “Cuộc chiến này không chỉ vì lãnh thổ của chúng tôi mà còn vì các nước châu Âu. Cuộc chiến này không chỉ cho cuộc sống, tự do và an ninh của Ukraine mà còn cho những nước khác mà Nga muốn chinh phạt. Cuộc chiến đấu này sẽ định nghĩa thế giới mà con hay cháu của chúng ta và sẽ sống. Sau đó là đến con cái hay cháu của chúng. Cuộc chiến này sẽ xác định liệu sẽ có nền dân chủ cho người dân Ukraine, Mỹ, và cho tất cả, hay không”.
https://znews-photo.zingcdn.me/w960/Uploaded/rotntv/2022_12_22/01d401c9_8d86_4495_b809_e203f10218e1.jpg

Ông Zelensky trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Ảnh: CNN.

  • Tổng thống Zelensky truyền đi thông điệp kiên cường dịp lễ Giáng Sinh 2022.Ông kêu gọi nhân dân Ukraine kiên cường nhân lễ Giáng Sinh trong bối cảnh các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã khiến hàng triệu người bị mất điện. Tổng thống Zelensky: “Chúng ta sẽ không chờ đợi một phép màu. Sau cùng thì, chúng ta phải tự mình tạo nên phép màu đó”. Ông nói tiếp: “Phải trả giá đắt để có nền tự do. Thế nhưng cái giá trả cho sự nô lệ còn đắt hơn.” Chuyến đi chớp nhoáng, chỉ trong chưa đầy 10 tiếng đồng hồ, của ông Zelensky góp phần thuyết phục Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua khoản viện trợ $45 tỷ cho Ukraine trong dự luật ngân sách 2023, nhiều hơn yêu cầu của chính quyền Biden. 
Ukraine thúc đẩy công thức hòa bình chấm dứt xung đột với Nga | Báo Dân trí

Tổng thống Zelensky nói cuộc chiến đấu của Ukraine “sẽ định nghĩa thế giới mà con hay cháu chúng ta sẽ sống”

  • Khi các vụ nổ làm rung chuyển thủ đô Kyiv, một số người dân Ukraine cất vang quốc ca, trong khi giới chức Ukraine cáo buộc Nga cố ý nhắm vào thường dân khi họ tụ họp chào đón năm mới. Andriy Nebitov, người đứng đầu cảnh sát Kyiv đã đăng một bức ảnh lên mạng xã hội về một chiếc drone bị bắn hạ với dòng chữ “Chúc mừng năm mới” bằng tiếng Nga được khắc bên trên.
Một chiếc drone bị bắn hạ của Nga, rơi tại một sân chơi trẻ em ở Kyiv, với dòng chữ "Chúc mừng năm mới" bằng tiếng Nga được khắc bên trên

Một chiếc drone bị bắn hạ của Nga, rơi tại một sân chơi trẻ em ở Kyiv, với dòng chữ “Chúc mừng năm mới” bằng tiếng Nga được khắc bên trên

VAI TRÒ CỦA HOA KỲ

Mỹ là nước hỗ trợ Ukraine tích cực nhất và cũng nỗ lực dẫn dắt các đồng minh trừng phạt Nga vì chiến dịch quân sự. Washington đã cung cấp các khoản hỗ trợ ước tính 50 tỷ USD, trong đó có khoảng 20 tỷ USD hỗ trợ quân sự, trung bình khoảng 2 tỷ đô la mỗi tháng cho vũ khí, đạn dược, huấn luyện và các nhu cầu quốc phòng khác của Ukraine.  Nhà Trắng ngày 21/12 thông báo rằng nhân chuyến thăm của Tổng thống Ukraine, ông Biden sẽ công bố gói hỗ trợ an ninh mới trị giá gần 2 tỷ USD cho Ukraine, trong đó có hệ thống tên lửa Patriot. Chính quyền Tổng thống Mỹ cũng kỳ vọng quốc hội sẽ thông qua gói viện trợ bổ sung quan trọng cho Ukraine vào năm 2023, ước tính trị giá hơn 40 tỷ USD.

Tổng hỗ trợ an ninh từ Mỹ và các quốc gia khác dành cho Kiev đã lên tới ít nhất 45 tỷ USD kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Quân sự:

  • Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine từ ngày 24/2. Trong bối cảnh đó, từ tháng 3, tập đoàn SpaceX của tỉ phú Elon Musk đã kích hoạt dịch vụ băng thông rộng vệ tinh Starlink để phát internet cho Ukraine. Tập đoàn của tỉ phú Mỹ này đã gửi khoảng 20.000 thiết bị để Ukraine duy trì liên lạc trên chiến trường khi mạng điện thoại di động và mạng internet của Ukraine bị phá hủy trong xung đột. SpaceX cho biết chi phí của hoạt động viện trợ này đến nay đã lên tới 80 triệu USD, dự kiến tốn hơn 120 triệu USD đến hết năm 2022 và gần 400 triệu USD cho 12 tháng tới. Với chi phí quá lớn như thế, SpaceX nói rằng họ không còn đủ khả năng cung cấp dịch vụ Starlink miễn phí cho Ukraine và yêu cầu Lầu Năm Góc trả tiền. “SpaceX không yêu cầu Ukraine bù đắp chi phí trong quá khứ nhưng cũng không thể tài trợ vô thời hạn hay gửi thêm vài ngàn thiết bị tới nước này. Các thiết bị Starlink ở Ukraine có mức sử dụng dữ liệu gấp hơn 100 lần thông thường” – ông Musk viết trên Twitter. Tỉ phú công nghệ người Mỹ này cũng nhấn mạnh: “Điều đó rõ ràng không hợp lý. Chúng tôi đã tốn công sức để bảo hệ thống Starlink ở Ukraine khỏi các cuộc tấn công gây nhiễu. Mọi thứ ngày càng khó khăn hơn”. Bình luận trên được tỉ phú Musk đưa ra sau khi báo chí đưa tin SpaceX đã yêu cầu Lầu Năm Góc “chia sẻ kinh phí” với họ trong việc triển khai hệ thống Starlink tại Ukraine. Bản thân ông Musk phải nhận một số chỉ trích sau khi cho rằng Ukraine nên nhượng bộ lãnh thổ Crimea cho Nga để đổi lấy hòa bình – theo Reuters. Tỷ phú Mỹ Elon Musk hôm Thứ Bảy, 15/10, gửi tweet ra nói rằng công ty SpaceX sẽ tiếp tục tài trợ dịch vụ internet Starlink miễn phí cho Ukraine, cho thấy đã đổi ý sau khi ít ngày trước đó yêu cầu quân đội Mỹ đứng ra gánh vác phí tổn tài chánh.
  • Giới chức Ukraine hôm nay 22/10 cho hay các cơ sở hạ tầng quan trọng lại bị tấn công, trong khi giới chỉ huy Sư đoàn Dù 101 của Mỹ tuyên bố họ sẵn sàng tiến vào Ukraine nếu cuộc xung đột Nga – Ukraine leo thang. Sư đoàn Dù 101 của quân đội Mỹ đã được triển khai tới châu Âu lần đầu tiên sau gần 80 năm, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và NATO leo thang, theo Đài CBS ngày 21/10. Tổng cộng 4,700 binh sĩ từ căn cứ nhà của Sư đoàn Dù 101 ở bang Kentucky (Mỹ) đã được triển khai để tăng cường bảo vệ sườn phía đông của NATO.
  • Ngũ Giác Đài cũng xác nhận kế hoạch thiết lập một trụ sở tại Đức để giám sát quá trình chuyển giao võ khí và huấn luyện lực lượng Ukraine. Kể từ khi chiến tranh nổ ra, Mỹ đã viện trợ võ khí và các thiết bị khác với tổng giá trị hơn $18.2 tỷ cho Ukraine.Các quân nhân Mỹ đã đến Ukraine để hỗ trợ việc quản lý hàng tỉ USD vũ khí mà Washington viện trợ cho Kyiv. Các cuộc thanh tra do chuẩn tướng Garrick Harmon, tùy viên quốc phòng Mỹ tại Ukraine, dẫn đầu. Hoạt động cũng có sự hỗ trợ của nhân viên Văn phòng Hợp tác Quốc phòng đã quay lại Ukraine. Những cuộc kiểm tra này từng được thực hiện trước đó, nhưng đã bị chiến dịch quân sự của Nga làm gián đoạn. Các cuộc kiểm tra diễn ra sau khi Nga và một số nghị sĩ Cộng Hòa cáo buộc rằng vũ khí và thiết bị quân sự Mỹ gửi đến Ukraine có thể đã bị đưa ra thị trường chợ đen. Để bác bỏ những lo ngại này, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tuần trước đã đưa ra một kế hoạch nhằm theo dõi chặt chẽ hơn các khoản viện trợ.
  • Vị tướng cao cấp nhất của Mỹ ước tính rằng khoảng 100,000 binh sĩ Nga và 100,000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc chiến ở Ukraine.Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, cũng cho rằng khoảng 40,000 dân thường đã thiệt mạng sau khi bị cuốn vào cuộc xung đột. Các ước tính này là con số cao nhất mà một quan chức phương Tây đưa ra. Ông cũng nói rằng dấu hiệu Kiev sẵn sàng tái đàm phán với Moscow mang lại “một cánh cửa” cho các cuộc đàm phán.
  • Mỹ đang lên kế hoạch gửi các tên lửa phòng không Patriot đến Ukraine, truyền thông Mỹ đưa tin. Ukraine đã yêu cầu có thêm hỗ trợ phòng không trong bối cảnh các cuộc tấn công của Nga vẫn tiếp diễn, khiến dân thường thiệt mạng và gây mất điện nghiêm trọng. Patriot là một trong những hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất của Mỹ, nhưng nguồn cung cho Ukraine có thể sẽ hạn chế. Một khi được phê chuẩn, các hệ thống này có thể được gửi đến Ukraine trong những ngày tới, quân đội Ukraine được huấn luyện để sử dụng chúng tại một căn cứ quân đội Mỹ ở Grafenwoehr, Đức, giới chức Mỹ cho biết. Hệ thống Patriot sẽ là một mục tiêu hợp pháp cho các cuộc tấn công của Nga tại Ukraine, Điện Kremlin nói hôm 14/12. Nhà Trắng xác nhận sẽ gửi cho Ukraine hệ thống tên lửa Patriot – loại vũ khí phòng không tối tân mà Mỹ sở hữu, Guardian đưa tin ngày 21/12.
  • Bộ Quốc phòng Mỹ đang chuyển một phần kho dự trữ đạn dược khổng lồ của nước này ở Israel để cung cấp cho Ukraine. Truyền thông Mỹ hôm 17/2 dẫn lời các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng một nửa trong số 300.000 viên đạn pháo từ kho dự trữ vũ khí của Mỹ ở Israel sẽ được chuyển đến Ukraine. Mỹ đã chuyển số vũ khí này đến châu Âu và chúng sẽ được chuyển đến Ukraine qua Ba Lan. Hoa Kỳ cũng đang chuyển dự trữ vũ khí và đạn dược từ Hàn Quốc qua Ukraine.
  • Các quan chức cấp cao của Mỹ đang khuyến nghị Ukraine khoan phát động một cuộc tiến công lớn nhắm vào các lực lượng Nga cho đến khi vũ khí mới nhất mà Mỹ cung cấp đến nơi và việc huấn luyện hoàn tất, một quan chức cao cấp của chính quyền Biden cho biết ngày 22/1/2023.
  • Hơn 600 binh sĩ Ukraine đã kết thúc chương trình huấn luyện của Mỹ, được tổ chức tại một căn cứ quân sự của Mỹ tại Đức, theo thông báo của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm qua, 17/2/2023. Theo AFP, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, tướng Pat Ryder, cho biết ‘‘trong tuần này, một tiểu đoàn Ukraina đầu tiên đã hoàn tất chương trình đào tạo sử dụng vũ khí với xe thiết giáp bộ binh M2 Bradley’’. M2 Bradley trang bị nhiều súng 25 ly, và một dàn phóng hỏa tiễn chống tăng. Chương trình huấn luyện kéo dài 5 tuần lễ. Ngoài đào tạo sử dụng súng, 635 binh sĩ Ukraina cũng được huấn luyện ‘‘các kỹ thuật sơ cứu y tế cơ bản của’’, theo tướng Pat Ryder. Đơn vị quân đội Ukraina vừa được tập huấn dự kiến sẽ tham gia các chiến dịch chống lại cuộc tấn công quy mô lớn sắp tới của Nga.Hơn 600 binh sĩ Ukraine đã kết thúc chương trình huấn luyện của Mỹ, được tổ chức tại một căn cứ quân sự của Mỹ tại Đức, theo thông báo của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm qua, 17/2/2023. Theo AFP, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, tướng Pat Ryder, cho biết ‘‘trong tuần này, một tiểu đoàn Ukraina đầu tiên đã hoàn tất chương trình đào tạo sử dụng vũ khí với xe thiết giáp bộ binh M2 Bradley’’. M2 Bradley trang bị nhiều súng 25 ly, và một dàn phóng hỏa tiễn chống tăng. Chương trình huấn luyện kéo dài 5 tuần lễ. Ngoài đào tạo sử dụng súng, 635 binh sĩ Ukraina cũng được huấn luyện ‘‘các kỹ thuật sơ cứu y tế cơ bản của’’, theo tướng Pat Ryder. Đơn vị quân đội Ukraina vừa được tập huấn dự kiến sẽ tham gia các chiến dịch chống lại cuộc tấn công quy mô lớn sắp tới của Nga.

Kinh tế & Ngoại giao:

  • Ngày 21/10, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nga và Mỹ vừa có cuộc điện đàm hiếm hoi, trong đó hai vị thảo luận về tình hình Ukraine và an ninh quốc tế. Theo Reuters, Nga và Mỹ đã thiết lập một đường dây nóng từ khi xung đột Ukraine bùng phát vào tháng 2 nhằm ngăn ngừa tính toán sai và xung đột lan rộng. Ngày 23/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm Chủ nhật đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin. Đây là cuộc trao đổi thứ hai trong ba ngày.
  • Ông Bill Burns, giám đốc cơ quan tình báo Mỹ CIA, hôm 14/11, đến gặp chỉ huy tình báo Nga ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, để nhấn mạnh rõ ràng hơn về những hậu quả Nga sẽ gánh chịu nếu dùng võ khí nguyên tử ở Ukraine, theo một giới chức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tòa Bạch Ốc.
  • Mỹ được cho là “rất vui” khi Ấn Độ tiếp tục mua nhiều dầu của Nga theo ý muốn, kể cả với mức giá cao hơn cơ chế giới hạn giá do G7 áp đặt, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết. Bà Yellen cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters bên lề một hội nghị làm sâu sắc mối quan hệ kinh tế Mỹ – Ấn, việc áp trần giá dầu Nga sẽ giúp giảm giá dầu toàn cầu trong khi hạn chế doanh thu của Nga. Bà Yellen cho biết thêm, Nga sẽ không thể bán nhiều dầu như hiện nay một khi Liên minh châu Âu ngừng nhập khẩu mà không chiết khấu sâu hơn nữa so với thời điểm hiện tại. Ấn Độ hiện là khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga, ngoài Trung Quốc. Thông tin cuối cùng về mức áp trần được đặt ra bởi G7 và Úc vẫn đang được thống nhất trước thời hạn vào ngày 5/12. Yellen cho biết việc áp trần giá dầu Nga sẽ cho phép Ấn Độ, Trung Quốc và các nước mua dầu thô lớn khác của Nga sẽ tiếp tục nhận được chiết khấu sâu hơn. Dầu của Nga “sẽ được bán với giá hời và chúng tôi rất vui khi Ấn Độ, châu Phi hoặc Trung Quốc mua được món hời đó”, bà Yellen nói thêm.
  • Một ngày sau Thượng Viện đến lượt Hạ Viện Hoa Kỳ hôm 23/12/2022 thông qua gói viện trợ 45 tỷ USD cho Ukraine cho năm 2023. Đây là một khoản tiền nằm trong số gần 1,700 tỷ ngân sách của chính phủ Liên bang cho năm tới. Trước khi đa số ở Hạ Viện thuộc về bên đảng Cộng Hòa, các dân biểu Mỹ trong những ngày cuối cùng nhiệm kỳ đã thông qua dự luật tài chính nói trên với 255 phiếu thuận và 201 phiếu chống. 
  • Cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine lúc này có 3 kịch bản có thể xảy ra, theo cựu lãnh đạo Bộ Ngoại giao, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger. Nếu Nga dừng lại ở vị trí hiện tại, thì nước này sẽ chiếm 20% Ukraine và phần lớn Donbass, khu vực công nghiệp và nông nghiệp chính, và một phần đất dọc Biển Đen. Nếu dừng lại ở đó thì đây sẽ là một chiến thắng (đối với Nga) và vai trò của NATO sẽ không còn đáng kể như người ta vẫn nghĩ. Lựa chọn thứ hai, theo quan điểm của cựu Ngoại trưởng Mỹ, liên quan đến nỗ lực “loại bỏ” Nga ra khỏi Crimea và các vùng lãnh thổ được giải phóng như một phần của một chiến dịch đặc biệt, có thể dẫn đến việc khởi động một cuộc tấn công trực tiếp xung đột giữa phương Tây và Nga. Còn đối với kịch bản thứ ba, theo ông Kissinger, là tua ngược tình hình xung quanh Ukraine về trạng thái của các bên vào thời điểm ngày 24/2, ngày bắt đầu hoạt động đặc biệt của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine. Như nhà ngoại giao nhấn mạnh, trong những điều kiện như vậy, có thể nói về việc Kiev tái vũ trang một cách nghiêm túc và hợp tác chặt chẽ giữa phía Ukraine và NATO, không loại trừ khả năng Ukraina có thể trở thành thành viên tiếp theo của liên minh. Trước đó, ngày 12/6, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Times, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nói rằng không nên lãng quên nước Nga và cần phải “tìm chỗ đứng” cho nước Nga sau các sự kiện ở Ukraine. Ngoài ra còn một giải pháp thư tư mà cựu ngoại trưởng Kissinger vô tình hay cố ý quên nói là cuộc chiến kéo dài cho đến một lúc Nga Sô kiệt lực và một biến cố nội bộ xảy ra cho lãnh đạo Nga.

VAI TRÒ CỦA LIÊN ÂU & QUỐC TẾ

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin DPA của Đức hôm 30/12, ông Stoltenberg tuyên bố: “Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng hỗ trợ quân sự cho Ukraine là con đường nhanh nhất mang lại hòa bình cho quốc gia này”. Theo ông, Nga sẽ chỉ chấp thuận đàm phán hòa bình với Ukraine khi đối mặt với tình huống không thể đạt được các mục tiêu quân sự của nước này.

Liên minh châu Âu đang tìm cách tăng cường giúp đỡ cho lĩnh vực năng lượng của Ukraine, vốn đã bị tổn hại sau nhiều tuần bị Nga tấn công, Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson cho biết trong chuyến thăm Kyiv hôm thứ Ba 1/11. “Tôi có mặt ở Kyiv hôm nay để giúp mở rộng quy mô hỗ trợ cho ngành năng lượng Ukraine”, bà Simson nói trong một bài đăng trên Twitter. “Tôi đã tận mắt chứng kiến quy mô tàn phá ở Ukraine và đang nỗ lực hết sức để tăng cường trợ giúp về tài chính, kỹ thuật thiết thực”. Bà Simson gọi các cuộc tấn công của Nga là “một chiến thuật tàn nhẫn và vô nhân đạo nhằm gây ra đau khổ cho con người khi mùa đông đang đến gần”. Bà nói “Sự trợ giúp bổ sung sẽ phải đến từ các tổ chức EU, các quốc gia thành viên, các đối tác quốc tế và các nhà tài trợ tư nhân”. Bà Simson có kế hoạch gặp các nhà chức trách và các công ty năng lượng của Ukraine để nói về cách EU, các đối tác quốc tế và khu vực tư nhân có thể giúp đỡ. Bà cũng sẽ thảo luận về tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị Nga chiếm đóng, về an ninh nguồn cung và việc tái thiết hệ thống năng lượng trong tương lai.

Quân sự: Cho đến 15/12, báo chí Liên Âu cho biết họ đang cạn kiệt vũ khí quân sự. Hoa Kỳ là quốc gia mà Thượng đế đã ban phát một sức mạnh địa chính trị vượt trội so với Trung Quốc, Nga Sô và Liên Âu. Sức mạnh của 4 khối chính trên thế giới như sau:

  Hoa Kỳ Liên Âu Nga Sô Trung Quốc
Dân số 332 triệu 447 triệu 143 triệu 1,400 triệu
GDP 23,000 ngàn tỷ USD 15,000 ngàn tỷ USD 1,776 ngàn  tỷ USD 17,000 ngàn     tỷ USD
Lợi tức đầu người 69,227 USD 33,557 USD 12,420 USD 12,143 USD
NS Quốc Phòng 847 tỷ 214 tỷ 51 tỷ 230 tỷ

Theo ước tính của TASS, Ukraine nhận khoản viện trợ quân sự của phương Tây trị giá khoảng 48.5 tỷ USD kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này. Theo đó, viện trợ của phương Tây cho Ukraine gần bằng ngân sách quốc phòng năm 2022 của Nga. TASS cho hay, viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine bằng 95% chi tiêu quốc phòng của Nga. Năm ngoái, ngân sách quốc phòng Nga là 51.1 tỷ USD.

Phải nói là cho đến nay, Mỹ là nước đi đầu trong công cuộc viện trợ cho Ukraine để chống lại sự xâm lược của Nga, đặc biệt là trợ giúp về mặt quân sự. Theo Lầu Năm Góc, kể từ ngày 24/02, tức là ngày Nga khởi động cuộc xâm lược nước láng giềng, Mỹ đã chuyển hơn 18.5 tỷ USD thiết bị quân sự cho Ukraine. Để so sánh, ngân sách quốc phòng của Ukraine chỉ khoảng 5 tỷ đô la một năm trước khi Nga xâm lược. Theo một báo cáo của Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Thế Giới Kiel tại Đức, công bố vào tháng 8 vừa qua, chỉ riêng Hoa Kỳ đã cung cấp đến 70% viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine. Nước đứng hàng thứ hai là Ba Lan, tiếp theo sau là Vương Quốc Anh. Politico cũng cho rằng các quốc gia lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là Đức và Pháp đã muốn có vị trí quan trọng trong EU nhưng không làm tròn bổn phận trong nỗ lực hỗ trợ quân sự cho Ukraine như Mỹ, Anh và Ba Lan thực hiện. Mỹ đã cam kết viện trợ quân sự trị giá hơn 19 tỷ đô la cho Ukraine kể từ ngày 24/2, khi Nga xua quân xâm lược nước láng giềng này. Đó là mức trung bình khoảng 2 tỷ đô la mỗi tháng cho vũ khí, đạn dược, huấn luyện và các nhu cầu quốc phòng khác của Ukraine. Ông Frank nói rằng quốc gia hỗ trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine là Mỹ với cam kết hiện tại là 24.37 tỷ USD. Anh đứng thứ hai với 4.4 tỷ USD. Anh là quốc gia cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Ukraine. Chính phủ Anh đã chuyển giao hoặc cam kết Ukraine hàng nghìn vũ khí chống tăng, hàng trăm tên lửa tầm ngắn, xe thiết giáo, hệ thống chống chiến đấu cơ Starstreak… Không lâu sau khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng cam kết chuyển thêm cho Ukraine 125 tên lửa chống chiến đấu cơ. Đức đứng thứ ba sau Mỹ và Anh về dòng viện trợ quân sự, với 2.49 tỷ USD tính đến nay. Theo IfW, các quốc gia thành viên EU đã dành tổng cộng 9,18 tỷ USD cho viện trợ quân sự. Ông Frank nhấn mạnh nếu tính cả chương trình European Peace Facility do EU điều hành thì tổng số hỗ trợ quân sự của EU cho Ukraine, tính cả các cam kết đến ngày 20/11, là 12.48 tỷ USD.

Thiếu tiền có nguy cơ trở thành “gót chân Achilles” của Ukraine. Trước chiến sự, chính phủ Ukraine nỗ lực cân bằng giữa thu và chi. Nhưng hiện nguồn thu từ thuế chỉ trang trải được khoảng 40% chi tiêu chính phủ, trong khi chiến phí chiếm tới 60% ngân sách. Ông Marchenko nói đã cắt giảm chi tiêu không cần thiết “đến tận xương tủy”, nhưng chính phủ Ukraine vẫn cần khoảng 5 tỷ USD/tháng để trang trải chi tiêu phi quân sự. Phương Tây đã cam kết hỗ trợ và cho Ukraine vay khoảng 30 tỷ USD trong năm nay, nhằm giúp Kiev đa dạng nguồn lực phân bổ cho chiến sự. Nhưng nguồn này không đủ đáp ứng nhu cầu của Kiev, trong khi việc giải ngân cũng chậm chạp.

Dư luận cho rằng Hoa Kỳ và Liên Âu viện trợ cho Ukraine những vũ khí củ lấy từ kho dự trữ. Điều này đúng vì ngay cả Nga Sô cũng phải lấy vũ khí từ thập niên 70, 80 ra sử dụng. Vũ khí mới sẽ được đem ra sử dụng vào thời điểm thích hợp. Sau 9 tháng triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga đã chi 82 tỷ USD cho cuộc chiến này, trung bình 9 tỷ một tháng, theo Forbes. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ và Liên Âu là 1,061 tỷ, gấp 10 lần so với Nga Sô với 91 tỷ. Đây là một cuộc chiến tiêu hao và sự thắng bại có thể một phần quyết định do khả năng chịu đựng.

  • Hôm 20/01/2023, những nước hậu thuẫn quân sự cho Ukraine có cuộc họp quan trọng, mang tính quyết định, tại căn cứ quân sự Mỹ ở Ramstein, miền tây nước Đức: Đó là thảo luận về việc cung cấp các loại vũ khí hạng nặng mà Ukraine đã đề nghị từ nhiều tháng qua như các hệ thống tên lửa tầm xa hay xe tăng hạng nặng. Vấn đề này vốn gây chia rẽ phương Tây, một phần vì nước Đức do dự.   Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine cách nay gần một năm, các đồng minh châu Âu của Kiev đã chuyển giao cho nước này gần 300 xe tăng từ thời Liên Xô được tân trang, nhưng chưa bao giờ cung cấp cho Ukraine loại xe tăng hạng nặng do phương Tây chế tạo, bất chấp yêu cầu nhiều lần từ Ukraine. Ukraine cần thêm 300 xe tăng hiện đại, nhất là loại Leopard 2 của Đức. Leopard 2 là xe tăng chiến đấu thế hệ ba được phát triển từ những năm 1970 cho quân đội Tây Đức, đưa vào biên chế năm 1979. Pháo chính nòng trơn 120 mm của Lepoard 2 có hệ thống ổn định, có thể khai hỏa khi xe tăng di chuyển trên địa hình gồ ghề. Đức chế tạo hơn 3.600 xe tăng Leopard 2, hàng loạt biến thể có trong biên chế trong quân đội Đức và 13 nước châu Âu, cũng như nhiều quốc gia ở ngoài khu vực. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), có trụ sở tại Anh, ước tính số lượng xe Leopard 2 ở châu Âu hiện nay là khoảng hơn 2,000 chiếc. Mặc dù Ukraine đã yêu cầu được cung cấp xe tăng hiện đại kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột với Nga vào cuối tháng 2/2022, nhưng nỗ lực đáp ứng những yêu cầu đó mới được tăng tốc trong tuần này khi chính phủ Anh và Ba Lan công khai thúc giục thay đổi lập trường của liên minh phương Tây. Ngày 11/1/2023, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố: “Một đại đội tăng Leopard (gồm 14 chiến xa) sẽ được chuyển giao (cho Ukraine), trong khuôn khổ một liên minh đang hình thành”. Tập đoàn Rheinmetall chuyên sản xuất chiến xa Leopard 2 của Đức vào hôm nay, 15/1, khẳng định là họ không thể giao loại vũ khí này cho Ukraine trước năm 2024. Một số quốc gia châu Âu, đáng chú ý là Ba Lan và Phần Lan, công khai tuyên bố rằng họ sẵn sàng chuyển xe tăng Leopard cho Ukraine. Họ sẵn sàng tặng chúng, nhưng cần Đức chấp thuận chuyển nhượng cho bên thứ ba”, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 19/1 của Lầu Năm Góc. Đức sẽ duyệt đề nghị tái xuất xe tăng Leopard 2 của một số nước phương Tây cho Ukraine nếu Washington cung cấp xe M1 Abrams cho Kiev.
  • Mỹ và các nước đồng minh phương Tây đang chạy đua cung cấp các loại xe bọc thép cho Ukraine. Văn phòng thủ tướng Anh ngày 14/1 thông báo, 14 xe tăng Challenger 2, 30 pháo tự hành AS90 sẽ được chuyển đến Ukraine trong vài tuần tới. Trước đó, Mỹ công bố gói viện trợ mới cho Ukraine, bao gồm 50 xe chiến đấu bộ binh Bradley. Đức và Pháp cũng đã tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, với việc Pháp đồng ý cung cấp thiết giáp AMX-10 và Đức thông báo sẽ gửi 40 xe chiến đấu bộ binh Marder. Đây là lần đầu tiên một đồng minh phương Tây cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine.
  • Gói viện trợ quốc phòng quy mô lớn mới nhất từ Anh dành cho Ukraine vào tháng 1/2023, ngoài xe tăng Challenger 2, hệ thống pháo tự hành AS90 và xe bọc thép chở quân bánh xích FV430 Mk3 Bulldog, còn bao gồm cả tên lửa đất đối đất Brimstone. Thông tin trên được Reuters cho biết sau cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace. Cụ thể, trong cuộc gặp với người đứng đầu bộ quốc phòng các nước đồng minh NATO tại căn cứ quân sự Tapa ở Estonia, ông Wallace đã công bố kế hoạch chuyển giao thêm 600 tên lửa Brimstone cho Ukraine. “Tôi có thể nói rằng nước Anh sẽ gửi thêm 600 tên lửa Brimstone tới chiến trường, điều cực kỳ quan trọng để giúp Ukraine chiếm ưu thế”, ông Wallace lưu ý.
Xe tăng Nga gặp ác mộng khi Ukraine nhận thêm 600 tên lửa Brimstone - Ảnh 3.

Những xe tăng Nga được cho là bị tên lửa Brimstone phá hủy.

Ngoại giao & Chính trị:

  • Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bao biện cho chính sách của mình đối với Nga trước cuộc xâm lược Ukraine hồi tháng Hai 2022, nói rằng bà đã cạn kiệt quyền lực để gây ảnh hưởng đến Vladimir Putin. Bà đã có chuyến thăm cuối cùng tới Moscow vào tháng 8/2021 và nói với tạp chí tin tức Đức rằng “cảm giác rất rõ ràng đối với Putin, chỉ có quyền lực mới được tính”. Cân nhắc về cuộc xâm lược của Tổng thống Putin – với việc trước đó nhiều tuần Nga tăng cường quân sự quy mô lớn ở biên giới Ukraine – nhiều người lập luận rằng bà Merkel và các nhà lãnh đạo EU khác nên áp dụng một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Điện Kremlin. Bà Merkel đã biết ông Putin đang cố gắng chia rẽ và làm suy yếu châu Âu, nhưng bà tin rằng “quyền lực mềm” là cách tiếp cận đúng đắn. Tuy nhiên, Đức quá phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Trong cuộc phỏng vấn với Spiegel, bà Merkel cho biết lập trường của bà về Ukraine trong cuộc đàm phán hòa bình Minsk đã giúp Kyiv có thời gian để tự vệ tốt hơn trước quân đội Nga. Một thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được ở Minsk sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 và trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở khu vực Donbas. Nhưng những điểm chính, bao gồm giải trừ quân bị và giám sát quốc tế, đã không được thực hiện. Bà Merkel cho biết bà không hối tiếc khi rời nhiệm sở vào tháng 12 vì bà cảm thấy chính phủ của mình thất bại trong việc tạo nên tiến triển không chỉ trong cuộc khủng hoảng Ukraine mà còn trong các cuộc xung đột ở Moldova, Gruzia, Syria và Libya, tất cả đều có sự nhúng tay của Nga.
  • Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người đã bị chỉ trích nặng nề sau chuyến đi đến Bắc Kinh vào tuần này nói hôm 5/11 rằng tuyên bố chung của ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine cũng đáng là lý do cho chuyến công du.
  • Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 14/11 kêu gọi Nga phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình ở Ukraine, bỏ phiếu thông qua nghị quyết xác nhận Nga phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Ukraine. Nghị quyết được ủng hộ bởi 94 trong số 193 thành viên của hội đồng. Mười bốn quốc gia đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết hôm 14/11, bao gồm Nga, Trung Quốc và Iran, trong khi 73 quốc gia bỏ phiếu trắng, bao gồm Brazil, Ấn Độ và Nam Phi. Không phải tất cả các quốc gia thành viên đều bỏ phiếu. Vào tháng Ba, 141 thành viên của Đại hội đồng đã bỏ phiếu lên án cuộc xâm lược của Nga, và 143 thành viên hồi tháng Mười đã bỏ phiếu lên án âm mưu của Moscow sáp nhập các phần của Ukraine.
  • Tổng thống Emmanuel Macron ngày 9/11/2022 công bố chiến lược quốc phòng mới của Pháp, làm rõ quan điểm về răn đe hạt nhân và đặc biệt nguyên thủ Pháp tái khẳng định vai trò sức mạnh răn đe hạt nhân Pháp đối với an ninh châu Âu.   
  • Sau ba giờ hội đàm tại Nhà Trắng, Washington, 2/12/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden và đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron, trong buổi họp báo chung, cam kết sát cánh giúp đỡ Ukraina. Chủ nhân Nhà Trắng khẳng định “sẵn sàng nói chuyện” với tổng thống Nga, nhưng có điều kiện. Phát biểu tại buổi họp báo chung, trước hết cả hai nguyên thủ Pháp và Mỹ đều nhấn mạnh đến mong muốn tạo dựng một liên minh xuyên Đại Tây Dương vững chắc, ủng hộ nền dân chủ và đối mặt với Nga và Trung Quốc. Liên quan đến Ukraina, tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc lại cam kết, rằng “Pháp và Mỹ cùng với tất cả các đồng minh NATO, Liên Hiệp Châu Âu và G7, sẽ đứng vững hơn bao giờ hết trước cuộc chiến tàn khốc của Nga”.  Trả lời chất vấn của giới báo chí về việc tổng thống Pháp dự tính gặp nguyên thủ Nga trong những ngày sắp tới, tổng thống Biden tuyên bố “sẵn sàng nói chuyện với ông Putin nếu ông ấy tìm ra một phương cách để chấm dứt chiến tranh. Tôi sẽ rất vui lòng ngồi nói chuyện với ông Putin để biết những gì ông ấy nghĩ trong đầu”. Nhưng tổng thống Mỹ nhấn mạnh thêm rằng mọi cuộc thảo luận với nguyên thủ Nga sẽ phải được thực hiện “với sự tham vấn các bằng hữu Pháp và khối NATO”. Về phần mình, tổng thống Pháp Macron cho biết Paris vẫn tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kiev, đồng thời khẳng định sẽ “không bao giờ hối thúc Ukraina chấp nhận một thỏa hiệp mà họ không thể chấp nhận”. Theo ông, điều đó sẽ không cho phép tái lập “một nền hòa bình bền vững”. 
  • Kênh truyền hình Mỹ CNN hôm 18/1 đã đưa tin về triển vọng xung đột Nga – Ukraine, khi trích dẫn lời kêu gọi của Phó Tổng thư ký NATO Mircea Geoana về việc các thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine. Phát biểu trước các nhà lãnh đạo quốc phòng của các nước tại cuộc họp của Ủy ban Quân sự NATO ở Brussels (Bỉ), ông Geoana nói rằng, các đồng minh nên đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng. Ông cũng kêu gọi mọi người ngừng đánh giá thấp Moscow, cả về năng lực chiến đấu và quyết tâm đạt được các mục đích đã định trong cái gọi là “Chiến dịch Quân sự Đặc biệt” của Nga ở Ukraine. Theo ông Mircea Geoana, NATO nhìn nhận rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy các mục tiêu của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thay đổi. Ngược lại, Nga đang huy động nhiều quân nhân mới, mà nhiều người trong số họ đã hoàn thành quá trình đào tạo, huấn luyện, sau cuộc động viên cục bộ hồi tháng 9. Theo ông, Nga sẵn sàng chịu đựng những tổn thất đau đớn và đang nỗ lực hướng tới một số đồng minh, ví dụ như Iran, để có thêm đạn dược và vũ khí mới. Vì vậy, các đồng minh của khối cần phải chuẩn bị cho “một hành trình dài” (ám chỉ cuộc xung đột Nga – Ukraine sẽ còn tiếp tục kéo dài). Năm 2023 sẽ là một năm đầy khó khăn đối với cả Brussels và Kiev. NATO cần hỗ trợ Ukraine đúng những gì cần thiết và đúng như những cam kết. Tổng thống Nga Vladimir Putin không có dấu hiệu chuẩn bị cho hòa bình và vẫn đang tiếp tục chuẩn bị cho chiến tranh. Thời gian tới sẽ là giai đoạn bước ngoặt trong cuộc chiến, đòi hỏi khối này phải tăng cường hỗ trợ đáng kể cho Ukraine. Theo người đứng đầu NATO, con đường ngắn nhất để đạt được thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine là buộc Moscow phải chấp nhận thất bại. “Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng hỗ trợ quân sự cho Ukraine là con đường ngắn nhất dẫn đến hòa bình” – ông Stoltenberg nói trong cuộc phỏng vấn với DPA hôm 30/12.
  • Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki hôm 18/1 cho biết các đối tác của Ukraine dường như đang “hơi mệt mỏi” và “ít bày tỏ cảm xúc hơn” về cuộc xung đột Nga – Ukraine. “Vài tháng trước, các cuộc thảo luận được tiến hành ở một mức độ cảm xúc khác, và mối quan tâm cũng khác”, Thủ tướng Morawiecki cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước TVP bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos. “Phương Tây hơi mệt mỏi và muốn trở lại cuộc sống bình thường. Giờ đây, tôi có thể thấy điều này một cách rõ ràng, và tôi muốn cảnh báo các nhà lãnh đạo thế giới vì Nga vẫn đang kiên nhẫn và sẽ tìm cách thắt chặt kiểm soát Ukraine trong thời gian dài.” “Mọi người đều muốn sống một cuộc sống bình thường. Nhưng nếu Ukraine sụp đổ, liệu đó cuộc sống có trở về bình thường?”, ông Morawiecki lập luận, nói thêm rằng “may mắn thay”, ông nhận thấy “sự đồng thuận rộng rãi” về vấn đề Ukraine giữa các nhà lãnh đạo phương Tây ở Davos. Kể từ khi xung đột bùng phát, Ba Lan đã trở thành trung tâm chuyển giao các lô hàng viện trợ quân sự cho Ukraine.
  • Hai ngày trước thượng đỉnh Liên Âu – Ukraine tại Kiev, hôm 1/2/2023, Liên Hiệp Châu Âu (EU) cho biết sẵn sàng huấn luyện 30,000 binh sĩ Ukraina, tăng gấp đôi so với kế hoạch ban đầu. Hôm qua, một quan chức Liên Âu ẩn danh cho AFP biết Bruxelles muốn huấn luyện 30,000 lính Ukraine, nâng gấp đôi chỉ tiêu đã đề ra hồi tháng 11/2022. Kế hoạch huấn luyện 15.000 binh sĩ sẽ hoàn tất trước quý 2 năm nay, và sẽ có thêm 15,000 binh sĩ được huấn luyện sau đó. Việc huấn luyện được tiến hành tại nhiều nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, với trung tâm chính đặt ở Ba Lan, nước có biên giới chung với Ukraina. Mục tiêu mới sẽ được chính thức công bố tại thượng đỉnh EU-Ukraine dự kiến ​​diễn ra ở Kiev ngày mai.

Kinh tế:

  • Sau khi châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt lên năng lượng Nga, Mỹ đã nhân cơ hội này bán khí đốt tự nhiên cho châu Âu với giá cao, gây ra không ít bất mãn. Theo RIA Novosti, ông Peskov đã nói trong chương trình ngày 9/10 rằng: “Người Mỹ hiện đang kiếm được nhiều tiền, rất nhiều tiền vì họ bán khí đốt tự nhiên với giá gấp 3 đến 4 lần. Người châu Âu trả tiền cho họ và cũng khiến cho chính nền kinh tế của đất nước họ mất sức cạnh tranh”. Giá khí đốt của châu Âu đã tăng lên trên 340 euro (332,6 USD/MGh vào cuối tháng 8, nhưng tuần này lần đầu tiên giảm xuống dưới 100 Euro kể từ khi Nga cắt giảm nguồn cung. 
  • Đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng và thách thức trong việc tìm nguồn năng lượng thay thế cho khí đốt của Nga, các nhà lãnh đạo châu Âu đã mất nhiều tháng để cân nhắc các dự án năng lượng tại châu Phi, bước đi đang được các đối tác tại châu lục này đón nhận. Senegal và Mauritania đang lên kế hoạch sẽ cung cấp khí tự nhiên hoá lỏng cho Đức. Chính phủ Senegal kì vọng sẽ cung ứng cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu khoảng 2.5 triệu tấn khí đốt từ 2023 và tăng lên 10 triệu tấn vào 2030. Liên minh châu Âu (EU) cũng đang thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng về năng lượng, bao gồm khí hoá thạch. Một số quốc gia như Nam Phi và Tanzania đang sở hữu những mỏ khí lớn có thể mang lại lợi nhuận hàng tỉ đô la. “Đây là thời khắc tuyệt vời cho châu Phi”, Giám đốc điều hành Liên đoàn châu Phi Rashid Ali Abdallah nói với DW. “Không chỉ châu Âu, đây là cuộc khủng hoảng toàn cầu và châu Phi có thể giúp đáp ứng nhu cầu trên thế giới”. Từ Nigeria đến Ai Cập, Algeria hay Mozambique, các nước châu Phi đang thúc đẩy việc sản xuất nguồn khí đốt để sử dụng trong nước và xuất khẩu sang châu Âu.
buctranhthegioi - vnggenergy
  • Qatar sẽ cung cấp cho Đức hàng triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) theo một thỏa thuận kéo dài tới 15 năm, bước đi được mô tả là sẽ giúp quốc gia châu Âu phần nào thay thế dòng khí đốt từ Nga. Reuters hôm 29/11 dẫn lời ông Saad al-Kaabi, Bộ trưởng Năng lượng Qatar kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn QatarEnergy, xác nhận, QatarEnergy đã đạt thỏa thuận về việc cung cấp cho Đức khoảng 2 triệu tấn LNG mỗi năm, bắt đầu từ năm 2026. Thỏa thuận mới có thời hạn ít nhất 15 năm. Tuy vậy, nguồn cung từ Qatar cũng sẽ chỉ đáp ứng một lượng nhỏ khí đốt mà Đức cần. SPGlobal cho hay, Đức trong năm 2021 nhập khẩu 46 tỷ m³ khí tự nhiên từ Nga. Theo Novatek, 2 triệu tấn LNG tương đương khoảng 2.8 tỷ m³ khí đốt, tức hơn 6% lượng khí đốt Nga cung cấp cho Đức năm ngoái.

NƯỚC NGA VÀ CUỘC CHIẾN UKRAINE

Ngày 17/10, báo “Viewpoint” của Nga đăng bản tin dưới tiêu đề “Nga lần đầu tiên tấn công Trung tâm quyết định chính sách năng lượng của thủ đô Ukraine”. Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 18 cho biết, kể từ ngày 10/10, có tới 30% số nhà máy điện của Ukraine đã bị phá hủy, đồng thời nhắc lại việc từ chối đàm phán với Nga. Số liệu Zelensky công bố làm cho mọi người nghi ngờ, bởi lẽ vào đầu tuần trước Bộ trưởng Năng lượng Ukraine đã đề cập đến các số liệu tương tự. Kể từ đó, số lượng và phạm vi các cuộc tấn công của Nga đã tăng lên.

Tuy nhiên, ngày 14/10, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga không còn cần phải thực hiện thêm các cuộc tập kích lớn nhằm vào Ukraine, và nước này cũng không muốn phá hủy toàn bộ Ukraine.

Theo AFP, thay cho khung cảnh điện Kremlin như thông thường, năm nay, tổng thống Nga đọc lời chúc mừng năm mới trước một nhóm quân nhân tham chiến ở Ukraine. Tại tổng hành dinh của quân khu miền nam, tổng thống Nga trước hết nhắc lại rằng năm 2022 vừa qua là một “năm của những quyết định khó khăn” và những “sự kiện chết người ». Chủ nhân điện Kremlin khẳng định « sự đúng đắn về đạo đức và lịch sử” là “đứng về phía nước Nga”. Do vậy, theo ông, nước Nga “sẽ chiến đấu vì một nền độc lập thật sự, bảo vệ dân tộc Nga trên chính lãnh thổ lâu đời của Nga”. Đó còn là một lời kêu gọi mà tổng thống Nga muốn gửi đến những vùng của Ukraine bị Nga sáp nhập hồi tháng Chín năm 2022. Vladimir Putin còn có lời tri ân các binh sĩ Nga tử trận trong “chiến dịch quân sự đặc biệt”, khi xem họ như là những “anh hùng” hoàn thành một “nghĩa vụ thiêng liêng”.  Trong lời chúc đầu năm, tổng thống Putin còn đưa ra những dự phóng cho năm 2023. Đó sẽ là một năm quyết định “số phận cho nước Nga”. Ông tố cáo một “cuộc chiến trừng phạt thực sự do phương Tây tiến hành chống lại nước Nga”. Tổng thống Nga khẳng định “phương Tây đã nói dối chúng ta khi nói về hòa bình nhằm chuẩn bị tấn công nước Nga”. Chủ nhân điện Kremlin lên án Hoa Kỳ và châu Âu đang “dùng Ukraine và người dân Ukraine một cách gian xảo để làm suy yếu và chia rẽ nước Nga” trước khi hứa rằng “Nga rồi sẽ chiến thắng”. 

Quân sự:

  • Ngày 17/10/2022, bộ Quốc Phòng Belarus thông báo Nga sẽ triển khai đến 9,000 binh sĩ và khoảng 170 xe tăng tại Belarus để thành lập một lực lượng quân sự chung giữa hai nước. 
  • Tháng 1/2023, Moscow vừa chỉ định Tướng Valery Gerasimov, tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, kiêm nhiệm thêm trách nhiệm tư lệnh chiến trường Ukraine nơi mà mới ba tháng trước điện Kremlin giao cho Tướng Sergey Surovikin. Tướng Sergey Surovikin sẽ trở thành phó tướng cùng với Tư lệnh lục quân Oleg Salyukov, và Phó tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga, đại tướng Alexey Kim.

Ngoại giao:

  • Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov hôm nay, 11/10/2022, cho biết Matxcơva để ngỏ khả năng cuộc gặp giữa tổng thống Vladimir Putin và đồng nhiệm Mỹ Joe Biden, nhân cuộc họp thượng đỉnh G20 sắp tới tại Indonesia.
  • Tổ chức tư vấn RAND đã vạch ra bốn “hướng leo thang” của xung đột Ukraine có thể dẫn đến chiến tranh NATO – Nga. Các nhà nghiên cứu của RAND đã đưa ra “bốn hướng leo thang” của xung đột Ukraine, bắt đầu từ các biện pháp trừng phạt Nga mà Mỹ và các đồng minh đang thực hiện. Ba viễn cảnh khác bao gồm việc Moscow tin rằng sắp có sự tham gia trực tiếp của NATO vào xung đột ở Ukraine; vũ khí phương Tây giao cho Ukraine đang tạo ra sự khác biệt lớn trên chiến trường; hoặc tình trạng bất ổn trong nước đang đe dọa chính phủ Nga.
  • Tổng thống Vladimir Putin sẵn sàng đàm phán về một giải pháp khả thi ở Ukraine nhưng việc Mỹ từ chối công nhận các vùng lãnh thổ bị Nga sáp nhập đang cản trở việc tìm kiếm bất kỳ thỏa hiệp tiềm năng nào, Điện Kremlin tuyên bố ngày 2/12.

Vai trò của ông Mervedez: Ông Mervedez, cựu tổng thống và hiện là phó chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia Nga hình như được TT Putin sử dụng trong những lời tuyên bố “dao to búa lớn”:

  • Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 17/10/2022 cảnh báo việc Israel cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ gây tổn hại tới quan hệ song phương giữa Nga và Israel.
  • Khi được hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra nếu vũ khí mà Mỹ hứa cung cấp cho Ukraine sẽ được dùng tấn công vào Crimea, ông Medvedev nói Tổng thống Putin đã từng tuyên bố rõ ràng về vấn đề này. “Chúng tôi không tự đặt bất kỳ giới hạn nào cho mình, phụ thuộc vào bản chất của các mối đe dọa, chúng tôi sẵn sàng sử dụng tất cả các loại vũ khí. Phù hợp với các tài liệu mang tính học thuyết của chúng tôi, trong đó có Những Quy tắc cơ bản về Răn đe Hạt nhân. Tôi có thể chắc chắn với bạn rằng sự đáp trả của chúng tôi sẽ là nhanh chóng, cứng rắn và thuyết phục”, ông Medvedev nói với nhà báo Fridrikhson.
  • Đây là nhận xét bắt mắt mới nhất mà ông Medvedev đưa ra kể từ khi bắt đầu “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Đầu tháng 1/2023, ông đã kêu gọi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida “tự mổ bụng” sau khi ông đưa ra một tuyên bố cùng với Tổng thống Joe Biden lên án khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga ở Ukraine. Tháng 5 năm ngoái, ông đã dự đoán về “sự sụp đổ” của một thế giới lấy Mỹ làm trung tâm.
  • Theo Hãng tin Reuters ngày 4/2, trả lời phỏng vấn bằng văn bản mới đây với nhà báo Nga Nadana Fridrikhson, ông Dmitry Medvedev – cựu tổng thống, cựu thủ tướng, hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga – cảnh báo việc Mỹ cung cấp các vũ khí tiên tiến cho Ukraine đồng nghĩa “toàn bộ Ukraine sẽ bốc cháy”.
  • Ngày 20/1, Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev mới đây ám chỉ rằng Moscow có thể sẽ phải dùng đến các cuộc tấn công hạt nhân nếu họ không thắng trong cuộc chiến tranh với Ukraine bằng vũ khí thông thường.
  • Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho rằng các cuộc thảo luận về “kịch bản Triều Tiên” ở Ukraine là dấu hiệu cho thấy Kiev đang trên đường thừa nhận thực tế và chấp nhận tổn thất của mình. Ý tưởng cho rằng Ukraine có thể bị chia cắt theo cách của Triều Tiên sau chiến tranh vào những năm 1950 “đã được cân nhắc trong nước” và đang được cho là “ý tưởng khôn ngoan”, ông Medvedev trích dẫn các “nhà tuyên truyền” giấu tên đang tuyên truyền về ý tưởng này cho biết. Điều đáng chú ý là “họ đã bắt đầu thử nghiệm một cách rụt rè ý tưởng rằng không thể có chiến thắng” và rằng “bị chia rẽ là kịch bản tốt nhất,” cựu Tổng thống Medvedev cho hay. “Kịch bản Triều Tiên” có nghĩa là một Ukraine nhỏ hơn, do Mỹ hậu thuẫn, cuối cùng có thể phát triển ngang tầm với Hàn Quốc trong khi vẫn duy trì yêu sách đối với các vùng lãnh thổ đã mất vào tay Nga, ông Medvedev giải thích. “Về bản chất, đây là bước đầu tiên để chấp nhận tình hình thực tế,” cựu Tổng thống Nga nhấn mạnh. Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai phần sau cuộc nội chiến kéo dài ba năm, trong đó các phe đối lập ở phía bắc và phía nam lần lượt được hỗ trợ bởi một bên là Liên Xô, Trung Quốc và bên kia là Mỹ. Cả Bình Nhưỡng và Seoul đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Bán đảo Triều Tiên và mỗi bên đều coi chính phủ kia là bất hợp pháp.

Kinh tế & Vai trò dầu khí của Nga:

  • Tính đến ngày 24/12/2022, cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine do Nga tiến hành đã tròn 10 tháng. Ngay sau khi Matxcơva khởi chiến, phương Tây đã ban hành hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế và thương mại nhằm bóp nghẹt Nga, buộc nước này ngưng chiến. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là dù bị suy yếu, nền kinh tế Nga vẫn đứng vững bất chấp 10 tháng trừng phạt.

Sự chống đối trong nước:

  • Tổng thống Putin nói rằng những sai sót mắc phải trong việc triệu tập lực lượng dự bị cần được khắc phục. Điều này liên quan những công dân đủ điều kiện hoãn nhập ngũ. Việc Nga tuyên bố động viên quân đội lần đầu tiên kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2 vào hôm 21.9 đã khiến hàng nghìn người tìm cách rời khỏi đất nước để tránh nhập ngũ.

Chiến tranh hạt nhân: Hai tuần sau khi tổng thống Mỹ công bố chiến lược an ninh quốc gia, hôm 27/10/2022, Lầu Năm Góc công bố chiến lược quốc phòng. Washington sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu ‘‘các lợi ích sống còn’’ của Mỹ và các đồng minh, đối tác, bị xâm phạm. Nga được xác định là ‘‘mối đe dọa cấp bách’’. Đây là lần thứ hai trong vòng hơn 10 năm, chính quyền Mỹ cập nhật chiến lược quốc phòng. Lần gần nhất trước đó là vào đầu năm 2018, dưới thời tổng thống Donald Trump. Hãng tin Pháp AFP nhấn mạnh đây là ‘‘lần đầu tiên’’ chính quyền Mỹ cập nhật cùng lúc chiến lược quốc phòng và chiến lược liên quan đến vũ khí hạt nhân. Nâng cao uy lực răn đe hạt nhân để tự vệ và bảo vệ các đồng minh, đối tác là mục tiêu căn bản của chiến lược hạt nhân nói trên. Đối tượng nhắm đến trước hết của Mỹ là chính quyền Nga. Trong văn bản tóm tắt về chiến lược hạt nhân dài khoảng 20 trang được công bố, bộ Quốc Phòng Mỹ nhận định: ‘Nga đã tiến hành cuộc xâm lăng chống Ukraine cùng lúc với đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, với các tuyên bố vô trách nhiệm, các cuộc diễn tập hạt nhân được tiến hành một cách thất thường và những lời lẽ dối trá liên quan đến khả năng dùng đến các vũ khí hủy diệt hàng loạt’’, bao gồm hạt nhân và các vũ khí khác.  

Trả lời báo giới, một quan chức cao cấp của bộ Quốc Phòng Mỹ giải thích rõ về lập trường mới về răn đe hạt nhân của Mỹ nhằm ‘‘gây khó khăn hơn cho quyết định của đối thủ’’ về việc sử dụng các vũ khí hủy diệt hàng loạt. Quan chức nói trên nhấn mạnh: Vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ được sử dụng để chống lại việc đối phương tiến hành ‘‘các cuộc tấn công rất quan trọng có ý nghĩa chiến lược, bất kể với sức công phá ra sao, kể cả với các vũ khí phi hạt nhân’’. Chiến lược răn đe hạt nhân được Mỹ đưa ra đúng vào lúc chính quyền Nga liên tục cáo buộc Ukraine sử dụng ‘‘bom bẩn’’. Kiev và các đồng minh lên án Nga lấy cớ để biện minh cho việc sử dụng các vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Ukraine.  

Hiện tại quân đội Nga có khoảng 2,000 vũ khí ‘‘hạt nhân chiến thuật’’. Mỹ hiện sở hữu 420 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), mỗi tên lửa mang một đầu đạn hạt nhân; 240 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), mỗi tên lửa được trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân. Trong số khoảng 5,000 đầu đạn hạt nhân các loại, số đầu đạn đang trực chiến là 2,150, số đầu đạn dự bị là gần 2,850. Tại Âu Châu, Hoa Kỳ có khoảng 200, và một nửa trong số đó hiện đã được bố trí tại một số căn cứ ở Ý, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Hà Lan. Bộ Quốc Phòng Mỹ hôm 27/10 công bố Chiến lược Hạt nhân (Nuclear Posture Review). Theo một quan chức Lầu Năm Góc, lập trường mới về răn đe hạt nhân của Mỹ nhằm ‘‘gây khó khăn hơn cho quyết định của đối thủ’’ về việc sử dụng các vũ khí hủy diệt hàng loạt, và Hoa Kỳ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại ‘‘các cuộc tấn công rất quan trọng có ý nghĩa chiến lược, bất kể với sức công phá ra sao, kể cả với các vũ khí phi hạt nhân’’, nhắm vào nước Mỹ và các đồng minh, đối tác của Hoa Kỳ. 

Bài viết “Kịch bản chiến tranh hạt nhân nếu NATO can thiệp vào Ukraine đăng trên mạng VOV ngày 3/12/2022 nói khái quát sự tàn phá khi cuộc chiến tranh hạt nhân Nga – Mỹ xảy ra. Đó là điều mà không một người nào muốn. Chắc chắn phương Tây cũng đã nghĩ đến nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường Ukraine và sự đáp trả cũng đã được tiên liệu đến. Khác hẵn với Hoa Kỳ và Liên Âu với hàng trăm thành phố lớn thì Nga Sô chỉ có 2 thành phố Moscow và St. Petersburg. Sự tàn phá 2 thành phố này sẽ là một thiệt hại quá lớn cho Nga Sô.

Ngày 1/11/2023, cựu Tổng thống Nga và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói rằng chỉ chiến thắng của Nga ở Ukraine mới có thể ngăn chặn được một cuộc chiến tranh hạt nhân trên thế giới, đài RT đưa tin. Chủ tịch Hạ Viện Nga, Vyacheslav Volodin hôm 22/1/2023 đe dọa: những quốc gia nào trang bị thêm vũ khí lợi hại cho Ukraine sẽ bị “tiêu diệt”. Mỹ và NATO cấp thêm vũ khí cho Ukraine thì Nga sẽ “trả đũa đích đáng” bằng những vũ khí còn “nguy hiểm hơn”.

DƯ LUẬN THẾ GIỚI

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 12/10 đã bỏ phiếu với tỷ lệ áp đảo, lên án việc Nga nỗ lực sáp nhập bốn khu vực của Ukraine. Nghị quyết được 143 quốc gia ủng hộ, và 35 quốc gia – trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan – bỏ phiếu trắng. 

Cùng với Nga, có bốn quốc gia nữa bác bỏ, gồm Belarus, Bắc Hàn, Syria và Nicaragua. Mặc dù mang tính biểu tượng, nhưng đây là lần đạt số phiếu chống Nga cao nhất kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. 

Quan hệ với Nhật Bản: Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang xem xét việc thăm Kyiv vào tháng 2/2023 và hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelenskyy, tờ Yomiuri đưa tin, dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết. Tờ Yomiuri đưa tin, với tư cách là chủ tịch của Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu (G7) trong năm nay, Nhật Bản muốn thể hiện ý định tiếp tục hỗ trợ Ukraine đồng thời ra một tuyên bố cùng với Kyiv lên án hành động gây hấn của Nga. Ông Kishida sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có nên tiếp tục chuyến thăm hay không dựa trên tình hình chiến tranh ở Ukraine, tờ Yomiuri cho biết, trích dẫn nhiều nguồn tin chính phủ giấu tên.

Quan hệ với Trung Quốc: Những khó khăn đáng kể mà quân đội Nga gặp phải ở Ukraina giống như một lời cảnh báo đối với Tập Cận Bình vài tuần trước Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20 ở Bắc Kinh. Phát động cuộc chiến chống Đài Loan sẽ không chỉ là một cuộc phiêu lưu vô cùng mạo hiểm có thểkhiến Tập Cận Bình phải trả giá đắt mà còn khiến Trung Quốc bị ruồng bỏ. Cuộc trao đổi ngày 16/9/2022 của Tập Cận Bình với Vladimir Putin tại Samarkand, Uzbekistan, đã minh họa cho sự bối rối, khó xử của ông Tập. Khác hẳn với lúc cam kết mạnh mẽ đứng về phía nhà độc tài Nga, Tập Cận Bình lần này tỏ ra vô cùng thận trọng, tránh lời hứa viện trợ quân sự cho Nga trong chiến tranh và tránh lặp lại những tuyên bố trước đó về một sự hợp tác “vô bờ bến” với Nga. 

Quan hệ với Việt Nam: Khi được hỏi về quan điểm của Việt Nam về việc Nga sáp nhập 4 khu vực của Ukraine, đại diện Bộ Ngoại giao hôm 6/10 nói Việt Nam “quan tâm, theo dõi chặt chẽ” diễn biến cuộc xung đột Nga – Ukraine. “Việt Nam kêu gọi các bên liên quan nối lại đối thoại, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói. Trong riêng tư, Việt Nam có thể nói chuyện riêng với Nga, nhắc lại cuộc chiến biên giới với Trung Quốc năm 1979. Việt Nam, trong mối liên hệ với Trung Quốc, có nhiều điểm tương đồng với Ukraine trong cuộc chiến hiện nay với Nga. Gần đây, vị thượng phụ Chính thống giáo tại Nga nói rằng Nga và Ukraine cũng như anh em. Thật sự, Nga với các nước Trung Á, Đông Âu thì cũng như dân tộc Hán với các nước Bách Việt, Đài Loan. Ngoại trừ Việt Nam, Đài Loan đến nay vẫn giữ sự độc lập thì các nước lân bang đã bị đồng hóa vào Trung Quốc, Nga Sô.

KẾT LUẬN

Bài viết này được đưa lên mạng 1 năm sau ngày 24/2/2022. Kể từ tháng 10/2022, Nga đã thay đổi chiến lược, cố gắng tiêu diệt lực lượng không quân và hệ thống phòng không của Ukraine. Đó là yếu tố cốt lõi của chiến lược quân sự hiện đại, cho phép yểm trợ tốt hơn cho các lực lượng trên bộ tiến công. Quân đội Ukraine với phi đạn đất đối không và các hệ thống phòng không khác đã có thể đe dọa máy bay Nga và bầu trời phía trên Ukraine vẫn trong thế giằng co giữa hai bên cho đến nay. Thất bại sớm và hệ trọng đó là một yếu tố cốt lõi trong những rắc rối của Nga ở Ukraine khi nước này xúc tiến cuộc xâm lược đang thất bại của mình, với cái giá rất lớn về nhân mạng và thiết bị quân sự. Nga đã thay đổi chiến lược, tiến hành một loạt cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, bao gồm các nhà máy nhiệt điện và đường dây điện, gây thiệt hại cho hạ tầng cơ sở của Ukraine. Điều này có thể khiến người dân Ukraine đối mặt cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông 2022.

Trong chuyến viếng thăm Washington cuối tháng 12/2022, tổng thống Ukraine nói rằng ông Biden đã tán thành “kế hoạch hòa bình 10 điểm” của ông, trong đó có 2 điểm bị Nga thẳng thừng bác bỏ: Kêu gọi triệt thoái hoàn toàn quân đội Nga ra khỏi lãnh thổ Ukraina và thành lập một tòa án đặc biệt để truy tố các tội ác chiến tranh của Nga. Tổng thống Zelensky trước đây đã nhắc đến mục tiêu thu hồi cả vùng Crimea đã bị Nga sáp nhập từ năm 2014, điều khiến cho phương Tây dè dặt. Tháng 10 vừa qua nhóm G7 – trong đó có Mỹ – đã tán thành rộng rãi tầm nhìn hòa bình của Ukraina, nhấn mạnh đến nhu cầu “toàn vẹn lãnh thổ”, nhưng lại tránh đề cập đến Crimea. Ngoài ra, bồi thường chiến tranh là vấn đề hắc búa.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố hòa bình chỉ có thể xãy ra trên bàn đàm phán. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì ngây thơ nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phạm một “sai lầm lịch sử và cơ bản” khi xâm lược Ukraine. Nhưng Tổng thống Pháp nhấn mạnh rằng Nga không nên bị “làm nhục … để đến ngày giao tranh ngừng lại, chúng ta có thể mở đường thông qua các biện pháp ngoại giao”. Thật sự chẳng có ai làm nhục ông Putin cả. Ông ta chỉ mang trong đầu những tham vọng của các Sa hoàng Nga. Cuộc chiến Ukraine – Nga Sô là một cuộc chiến tranh tiêu hao và ý chí. Chiến tranh sẽ kéo dài cho đến một ngày nào ông Putin không còn trên chính trường nước Nga.

Trong một bài phát biểu nhân kỷ niệm 80 năm kết thúc Trận chiến Stalingrad, Vladimir Putin đã so sánh cuộc xâm lược Ukraine của Nga với cuộc chiến chống Đức Quốc xã. Điều khôi hài là trong Thế chiến thứ 2, Đức tấn công Nga mà bây giờ, Nga lại tấn công Ukraine rồi gọi đó là cuộc chiến chống Đức Quốc xã.

Như đã nói trong bài viết “Câu chuyện của 2 ông Putin và Simon Perez năm 2015” của tác giả David Samuels, nước Nga với diện tích 17 triệu km² và kho vũ khí hạt nhân chỉ sau Hoa Kỳ. Kinh tế của Nga cũng chỉ ngang hàng Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nga chẳng có gì để cung cấp cho lân bang. Các nước Trung Á chỉ còn vài quốc gia độc tài phải bám vào Nga vì không còn chọn lựa nào khác. Các quốc gia khác chọn lựa đường đi riêng của mình đều có tương lai tốt đẹp hơn nhiều. Quyết định còn lại là của Tổng thống Zelensky và người dân Ukraine. Họ đang chiến đấu cho nền độc lập của quốc gia họ. Còn ông Oleh Jdanov, chuyên gia quân sự của Ukraine, so sánh: Nhắc đến cụm từ “Crimea Ukraine” như là “vẫy khăn đỏ trước con bò tót”. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi Điện Kremlin coi Hội nghị tại Kiev là “thù nghịch”, “chống Nga”. Ukraine cho biết họ sẽ chỉ sẵn sàng đàm phán khi nào Nga rút quân khỏi lãnh thổ của họ, bao gồm cả bán đảo Crimea, nơi Moscow sáp nhập vào năm 2014. Kiev nói rằng Nga sẽ chỉ sử dụng các cuộc đàm phán để câu giờ và tái xây dựng lực lượng của mình.

Nếu như cách nay một năm, kịch bản chỉ cần bỏ ra “vài phần trăm trong ngân sách quốc phòng để phá tan một nửa năng lực quân sự quy ước của quân đội Nga mà không phải đổ một giọt máu nào” được cho là ảo tưởng, thiếu thực tế, thì cuộc xung đột tại Ukraine lại cho thấy kịch bản này đã xẩy ra và thậm chí với một cái giá rất “bèo bọt”. Trong hơn 73 năm, các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO – đã chi ra tổng cộng hơn vài trăm nghìn tỷ đô la cho quốc phòng. Nhưng chỉ trong vòng có hơn 9 tháng xung đột vừa qua, NATO, với khoảng 50 tỷ đô la viện trợ, thông qua cung cấp vũ khí, đạn dược, tin tình báo và đào tạo sĩ quan cho Ukraine, đã làm cho Nga thiệt hại một nửa trong số 3,500 xe tăng tác chiến, 45% xe pháo binh bọc thép, 10% chiến đấu cơ và hạm đội tàu chiến, và làm bốc hơi một phần lớn tên lửa đạn đạo và hành trình (ngoài hạt nhân). Báo Pháp Les Echos lưu ý, số vũ khí và trang thiết bị quân dụng này, Nga khó thể hồi phục do lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây.  

Hôm 27/10, phát biểu tại Diễn Đàn Valdai ở Moscow, ông Putin khẳng định: “Chúng tôi chưa bao giờ chủ động nói bất cứ điều gì về việc Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Chúng tôi chỉ phản hồi những bình luận của các nhà lãnh đạo các nước Phương Tây”. Giới quan sát nhận định nếu Ukraine và phương Tây tiếp tục leo thang căng thẳng, Tổng thống Nga Putin sẽ đáp trả bằng điều mà ông đã cảnh báo nhiều lần – sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường Ukraine. Nhưng giới chuyên gia cho rằng một khi vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng, mọi thứ có diễn tiến ngoài vòng kiểm soát.

Biện pháp đối phó của Ukraine: Nếu Ukraine quyết định đưa cuộc chiến sang thêm nhiều phần lãnh thổ của Nga thì đây sẽ là bước ngoặt mới đối với Kiev, khi các chiến dịch thời gian qua của họ chủ yếu tập trung vào các kho tiếp tế của Nga gần vùng chiến sự. Lập luận của Ukraine là Nga không có lực lượng quy ước để bảo vệ các vùng trên, do vậy, một cuộc phản công của Ukraine sẽ đẩy Nga vào thế khó.

Ukraine từng là một chư hầu của Nga và hơn ai hết, TT Zelensky hiểu được não trạng của ông Putin. Theo trang web của Tổng thống Ukraine, nhân Ngày của Lực lượng tấn công đường không thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine, trong bài phát biểu chúc mừng ngày 21/11, ông Zelensky nhấn mạnh: “Và bây giờ chúng ta có một cơ hội lịch sử để bảo vệ nền tự do của Ukraine một lần và mãi mãi. Tôi tin rằng nó sẽ như vậy. Tôi cảm ơn tất cả những người ủng hộ đất nước của chúng tôi! Cảm ơn tất cả những người đã chiến đấu và nỗ lực vì Ukraine! Vinh quang và danh dự vĩnh cửu cho tất cả những người đã hy sinh mạng sống của họ cho tự do của nhân dân chúng ta!”.

Trong khi đó, trong bài phát biểu ngày 22/11, nhà lãnh đạo Ukraine thông báo, các lực lượng vũ trang cần phải giải phóng thêm gần 2,000 thành phố và làng mạc vẫn còn đang bị Nga kiểm soát. Quan chức cấp cao của Ukraine nói: “Không có các tuyến phòng thủ mạnh trên đất Nga do họ tính toán rằng người Ukraine sẽ không tiến vào đó. Do vậy, nếu Nga tính toán rằng mình có thể bắt đầu các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật nhằm vào Ukraine thì phía Ukraine sẽ đáp trả bằng cách mở rộng chiến sự sang đất Nga, nhất là 2 thành phố Mạc Tư Khoa và Saint Petersburg. Hoa Kỳ, các nước nòng cốt của Liên Âu và Ukraine chắn cũng đã bàn thảo đến viễn ảnh này.

Một phần nỗi sợ từ phía EU là quan niệm cho rằng Nga theo đuổi học thuyết “leo thang để giảm leo thang”, tức là họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân tương đối nhỏ để hủy diệt lực lượng đối nghịch và giành chiến thắng trong cuộc chiến. Khi đối mặt một cuộc tấn công như vậy, một cuộc phản công quy ước ở nơi nào đó trong lãnh thổ Nga sẽ là một cách để che chắn cho lực lượng Ukraine trong tầm ngắm của lực lượng hạt nhân Nga. Nếu Ukraine được tái trang bị vũ khí hạt nhân tầm trung thì 2 thành phố Moscow và St. Petersburg nằm trong tầm ngắm của vũ khí hạt nhân tầm trung của đối phương (863 km từ Kiev đến Moscow và 1,226 km từ Kiev đến St. Petersburg).

Ukraina "trung lập" : Giải pháp tháo gỡ nguy cơ xung đột Nga - phương Tây ?

Moscow cách Kiev 863 km

THAM KHẢO

Các bài nghiên cứu đăng trên mạng Nghiên Cứu Quốc Tế.

2) Các bài nghiên cứu đăng trên mạng Nghiên Cứu Quốc Tế.Bài viết “Những khó khăn của Nga ở Ukraina: Lời cảnh báo cho Tập Cận Bình” đăng trên mạng RFI ngày 10/10/2022.

3)    Bài viết “4 kịch bản khiến xung đột Ukraine trở thành chiến tranh NATO – Nga” đăng trên mạng Thanh Niên ngày 28/7/2022.

4)    Bài viết “Putin không lạc quan sau 8 tháng xâm lăng Ukraine” đăng trên mạng Người Việt ngày 28/10/2022.

5)    Bài viết “4 kịch bản khiến xung đột Ukraine trở thành chiến tranh NATO – Nga” đăng trên mạng Thanh Niên ngày 28/7/2022.

6)    Bài viết “Ba xu hướng mới đáng quan tâm trên chiến trường Nga – Ukraine” đăng trên mạng Nghiên Cứu Quốc Tế ngày 25/10/2022.

7)    Bài viết “Câu chuyện của 2 ông Putin và Simon Perez năm 2015” của tác giả David Samuels.

8)    Bài viết “Giải phóng Crimea khỏi Nga: Cuộc chiến gần như “bất khả thi” của Ukraina” đăng trên mạng RFI ngày 24/8/2021.

9)    Bài viết “Nga còn phương tiện cho cuộc chiến tại Ukraina? đăng trên mạng RFI ngày 8/12/2022.

10) Bài viết “Lý do phương Tây lo ngại Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine? đăng trên mạng RFI ngày 4/10/2022.

11) Bài viết “Chiến tranh Ukraine: Kịch bản nào trong năm 2023?” đăng trên mạng BBC News ngày 29/12/2022.

12) Bài viết “Kịch bản chiến tranh hạt nhân nếu NATO can thiệp vào Ukraine đăng trên mạng VOV ngày 3/12/2022.

13) Bài viết “Chuyên gia Pháp: Thế chiến thứ III đã bắt đầu” đăng trên mạng RFI ngày 20/1/2023.

14) Bài viết “Cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger nêu 3 cách kết thúc xung đột Nga-Ukraina” đăng trên mạng Nguyễn Quang (theo Gazeta.ru) ngày 03/07/2022.

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *