Tranh chấp Biển Đông 6 tháng đầu 2023

265 (lượt xem) |

TỔNG QUÁT

Vì tình hình căng thẳng tại Biển Đông, bài viết về Biển Đông 2023 được chia làm 2 phần mổi 6 tháng.

Trong bối cảnh an ninh khu vực phức tạp, Nhật Bản đã công bố chính sách quốc phòng mới, xác định Trung Quốc, Triều Tiên và Nga là các mối đe dọa. Các điều chỉnh mới cho thấy sự thay đổi lớn nhất trong các chính sách an ninh và quốc phòng của Nhật Bản, tồn tại từ sau Thế chiến thứ hai. Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt 3 văn kiện quốc phòng quan trọng, gồm Chiến lược an ninh quốc gia sửa đổi, Chiến lược quốc phòng và Chương trình quốc phòng trung hạn. Nhật Bản sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên khoảng 2% GDP vào năm tài chính 2027, nâng tổng số tiền lên khoảng 315 tỷ USD. 

Tòa án Tối cao Philippines hôm 10/1/2023 đã phán quyết rằng Khảo sát Địa chấn Biển chung (JMSU) giữa Công ty Dầu khí Quốc gia Philippines, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là ‘vô giá trị’ và ‘vi hiến’. “Phán quyết của tòa Philippines không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam. Do vào năm 2005 khi thỏa thuận này được ký, Việt Nam cũng không quá mặn mà, tuy nhiên nó cho thấy một xu hướng đáng lo ngại hiện nay khi chính quyền Philippines thời đó rất ngả về Trung Quốc,” ông Hoàng Việt, giảng viên Luật Quốc tế tại TP Hồ Chí Minh nói với BBC News Tiếng Việt hôm 12/1. “Ý định của Việt Nam khi cùng tham gia thỏa thuận này chỉ để tránh thiệt hại. Vì Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc khi hai nước nói trên thực hiện thăm dò tại vùng biển mà Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền. Tổng thống Philippines thời đó là bà Gloria Macapagal Arroyo rất thân Trung Quốc.”

Trong năm 2022, Từ Philippines đến Australia rồi Nhật Bản – và một căn cứ mới của Thủy quân lục chiến Mỹ ở đảo Guam – ngày càng nhiều binh lính và khí tài quân sự của Mỹ đang hướng đến châu Á

Đầu năm 2023, họ đã mở rộng một hiệp ước phòng thủ với Philippines, cho phép quân đội Mỹ tiếp cận bốn căn cứ bổ sung, cho phép Washington giám sát tốt hơn các vùng biển thuộc Biển Đông đang tranh chấp và xung quanh Đài Loan. Thủy quân lục chiến Mỹ cũng đã mở một căn cứ mới ở Guam hồi tháng trước – căn cứ đầu tiên sau 70 năm – nhằm mục đích cuối cùng là nơi trú ngụ của khoảng 5,000 lính thủy đánh bộ được giao nhiệm vụ phát hiện và chống lại các mối đe dọa trong khu vực, những người sẽ đóng vai trò then chốt trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc. Xa hơn, Mỹ đang có kế hoạch triển khai thêm khí tài quân sự tại Australia, bao gồm cả việc cùng phát triển các sân bay ở nước này để hỗ trợ số lượng luân chuyển máy bay nhiều hơn.

Trung Quốc không được nhắc tên trong tuyên bố chung công bố thỏa thuận Mỹ -Philippines, nhưng trong chuyến thăm Australia hồi đầu tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã nói rõ rằng các hành động của Bắc Kinh trong khu vực là đáng lo ngại. Ông nói: “Các hành động nguy hiểm và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm xung quanh Đài Loan, đối với các quốc đảo ở Thái Bình Dương và ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực”.

TÌNH HÌNH QUÂN SỰ TẠI BIỂN ĐÔNG

Trong khu vực, Hoa Kỳ đã có mặt trong các nhóm như Aukus, kết hợp ba nước Úc, Anh và Mỹ, cũng như là nhóm Quad, tức là Bộ Tứ, liên kết Nhật, Mỹ, Úc và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Washington cũng đang nỗ lực thúc đẩy hai đồng minh có hiệp ước phòng thủ với mình là Seoul và Tokyo hòa thuận với nhau để củng cố một liên minh tay ba Mỹ – Nhật – Hàn, vừa để đối phó với Bắc Triều Tiên, vừa nhằm đặt Trung Quốc trong tầm nhắm.

Philippines đang bàn với Mỹ về khả năng tổ chức tuần tra chung bốn bên, kết hợp với Úc và Nhật Bản ở Biển Đông. Ngày 27/02/2023, đại sứ Jose Manuel Romualdez của Philippines tại Mỹ cho biết “các cuộc họp đã được ấn định”, đồng thời nhấn mạnh đó vẫn chỉ là “ý tưởng đang thảo luận”.

Eo biển Triều Tiên: Sau nhiều năm căng thẳng, Hàn Quốc và Nhật Bản rốt cuộc đã tìm được cách hàn gắn quan hệ. Hôm 16/3/2023, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol công du Nhật Bản. Đây là thượng đỉnh Nhật – Hàn quan trọng nhất kể từ 12 năm nay, với ưu tiên là tăng cường hợp tác quốc phòng. Trong năm 2022, chế độ Bình Nhưỡng đang tận dụng tình hình địa chính trị trên thế giới bất ổn nhằm phô trương sức mạnh, đồng thời bắn đi một thông điệp rất rõ ràng đến chính quyền Biden.  Những đợt bắn thử tên lửa mới của Bắc Triều Tiên còn là một cách để chế độ Bình Nhưỡng tái khẳng định vị thế của mình trong khu vực. 

  • Hôm 31/10/2022, Hoa Kỳ và Hàn Quốc bắt đầu một trong những cuộc tập trận không quân phối hợp lớn nhất của họ, với hàng trăm máy bay chiến đấu của cả hai bên thực hiện các cuộc tấn công giả định liên tục 24 giờ/ngày trong suốt một tuần, theo Reuters. Cuộc tập trận mang tên Vigilant Storm (tạm dịch: Bão táp Cảnh giác) sẽ diễn ra cho đến ngày 4/11 và sẽ có khoảng 240 máy bay chiến đấu thực hiện khoảng 1,600 phi vụ, Không lực Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố vào tuần trước. Tuyên bố nói thêm rằng đây là số lượng phi vụ nhiều nhất từ trước đến nay đối với sự kiện hàng năm này.
  • Theo thông báo của Bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc, được hãng tin AFP trích dẫn, hôm 18/11/2022, Bắc Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa, mà theo Nhật Bản có thể bắn tới lãnh thổ lục địa của Hoa Kỳ. Ngay sau vụ bắn tên lửa mới này, tại Bangkok, Hoa Kỳ đã họp khẩn cấp với lãnh đạo 5 quốc gia trong khu vực.
  • Lần đầu tiên kể từ những năm 1980, một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân (gọi tắt là SSBN) của Hải quân Mỹ sẽ đến thăm Hàn Quốc để giúp thể hiện quyết tâm của Washington trong việc bảo vệ nước này khỏi một cuộc tấn công của Triều Tiên. Chuyến thăm được công bố trong tuyên bố chung tại cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Washington hôm 26/4. Vì các tàu SSBN của Hoa Kỳ dựa vào hoạt động bí mật và khả năng tàng hình để đảm bảo tính sống còn của chúng và duy trì khả năng phóng tên lửa hạt nhân trong chiến tranh, nên chúng hiếm khi cập cảng công khai ở các cảng nước ngoài. Chuyến thăm của tàu ngầm cũng được coi là một cách để trấn an Hàn Quốc và xua đi những bàn luận ở Seoul về việc phát triển vũ khí hạt nhân trong nước. “Nếu một tàu SSBN của Hoa Kỳ đến thăm và cập cảng ở Hàn Quốc, điều đó rất bất thường và mang tính biểu tượng … Hoa Kỳ muốn chứng tỏ rằng họ sẽ răn đe mạnh mẽ hơn một cách rõ ràng và xoa dịu những lo ngại của người Hàn Quốc”. Hải quân Hoa Kỳ có 14 chiếc SSBN. Mỗi tàu ngầm lớp Ohio này chở 20 tên lửa Trident II D5, mỗi tên lửa có thể mang tới 8 đầu đạn hạt nhân có thể đánh các mục tiêu cách xa 12,000 km. Theo một báo cáo của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, các tàu SSBN đã thăm Hàn Quốc thường xuyên hồi những năm 1970, cũng là một thời kỳ mà Hàn Quốc đã thảo luận về sức nặng của các cam kết của Hoa Kỳ và sự cần thiết phải có kho vũ khí hạt nhân của riêng mình. Sau đó, vào năm 1981, các chuyến thăm dừng lại và các tàu SSBN đã không quay trở lại kể từ đó.

Eo Biển Nhật Bản và Đài Loan: Ngày 24/12/2022, tổng thống Hoa Kỳ ký ban hành một đạo luật tăng cường hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, với tổng trị giá 10 tỷ USD (từ 2023 đến 2027), để đối phó với các đe dọa từ Trung Quốc. Ngay lập tức Bắc Kinh lên tiếng phản đối.

  • Nhóm tàu sân bay Nimitz 11 bao gồm tàu tuần dương phi đạn hành trình dẫn đường Bunker Hill và các tàu khu trục phi đạn dẫn đường Decatur, Wayne E. Meyer và Chung-Hoon. Tàu Chung-Hoon vào ngày 5 tháng 1 đã đi qua eo biển Đài Loan nhạy cảm, khiến Trung Quốc khó chịu.
  • Đài Loan hôm 14/3 trình làng các mẫu máy bay quân sự không người lái sản xuất nội địa, cho biết đây là chìa khóa cho khả năng ‘chiến tranh phi đối xứng’ để giúp lực lượng của họ linh hoạt hơn trong trường hợp phải đối mặt với quân đội Trung Quốc lớn mạnh hơn nhiều.

Máy bay không người lái Đài Loan

 

·         Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung với Hàn Quốc ở vùng biển quốc tế ngoài khơi đảo Jeju ngày 27/3. Một quan chức hải quân Hàn Quốc cho biết, các cuộc tập trận được tổ chức nhằm cải thiện năng lực răn đe mở rộng của Mỹ trong bối cảnh mối đe dọa ngày càng tăng từ Triều Tiên.

Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy và Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn trong cuộc gặp lịch sử trên đất Mỹ ngày 5/4/2023 tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở Thung lũng Simi, California.

  • Trung Quốc đã tiến hành tấn công giả định nhằm vào các mục tiêu trọng yếu tại Đài Loan trong 3 ngày tập trận xung quanh hòn đảo, truyền thông nhà nước đưa tin. Cuộc tập trận được phía Bắc Kinh gọi là “lời cảnh báo cứng rắn” đối với Đài Bắc – xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng dâng cao sau chuyến đi Mỹ của Tổng thống Thái Anh Văn hồi tuần rồi. Mỹ kêu gọi Trung Quốc thể hiện sự kiềm chế khi lực lượng hải quân và không quân nước này tham gia cuộc bao vây giả định hòn đảo Đài Loan. Đài Loan cho biết hàng chục máy bay Trung Quốc đã bay tập trận tấn công xung quanh hòn đảo này vào ngày 9/4. Đài Loan cho biết đã phát hiện chín con tàu. Cuộc tập trận, được phía Bắc Kinh gọi là “Joint Sword” sẽ còn diễn ra cho hết ngày 10/4.
  • Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO lên kế hoạch mở văn phòng liên lạc tại Tokyo, Nhật Bản, vào năm tới, theo tin của trang mạng Nikkei Asia hôm 3/5/2023. Đây sẽ văn phòng liên lạc đầu tiên của NATO ở châu Á.

Khu vực Biển Đông: Theo giới chức Mỹ, các vụ chạm trán như ngày 24/2/2023 trên Biển Đông gần như xảy ra hàng ngày và đang dần nguy hiểm hơn. Tháng 12/2022, Mỹ đã cáo buộc một máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay cách máy bay do thám Mỹ chỉ 20 feet (khoảng hơn 6 m) trên Biển Đông song Bắc Kinh cáo buộc sự việc là do máy bay Mỹ đột ngột chuyển hướng về phía chiến cơ Trung Quốc.

Hai tàu sân bay, hai tàu đổ bộ Mỹ cùng 5 chiến hạm diễn tập với tàu sân bay trực thăng Nhật Bản trên Biển Philippines. 4 chiến hạm gồm tàu sân bay USS Abraham Lincoln và USS Carl Vinson, tàu đổ bộ tấn công USS America và USS Essex, cùng với tuần dương hạm USS Mobile Bay, USS Lake Champlain, khu trục hạm USS Spruance, USS Chafee, USS Gridley (DDG-101) tuần trước diễn tập cùng tàu sân bay trực thăng JS Hyuga của Nhật Bản trên Biển Philippines. Hải quân Mỹ không tiết lộ thời gian và địa điểm cụ thể của cuộc diễn tập. Hôm 23/1/2022, Hải quân Mỹ cho biết cả hai nhóm tác chiến tàu sân bay đã tập trận với hải quân Nhật Bản ở Biển Philippines, khu vực bao gồm vùng biển phía đông Đài Loan.

  • Hạm đội 7 của Hoa Kỳ, đóng tại Nhật Bản, hôm Chủ Nhật 12/2/2023 thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 13 đã tiến hành “các hoạt động của lực lượng tấn công viễn chinh tổng hợp” ở Biển Đông. Cuộc tập trận diễn ra vào thứ Bảy 11/2, gồm các tàu, phương tiện trên mặt đất và phi cơ. Tuy nhiên, Hạm đội 7 không cho biết thời điểm bắt đầu và kết thúc cuộc tập trận. Đây là lần thứ 2, hạm đội Hoa Kỳ vào Biển Đông.
  • Ngày 24/2, máy bay tuần tra Hải quân Mỹ Poisedon P-8 Mỹ bay ở độ cao 21,500 feet (6,553 m) trên Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) khoảng 30 dặm (48 km). Theo hãng tin CNN, lúc đó, có tiếng thông báo phát ra từ thiết bị vô tuyến trên máy bay của Hải quân Mỹ, giới thiệu là từ phía sân bay (mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa – PV), cảnh báo máy bay Mỹ đây là khu vực 12 hải lý của họ, yêu cầu không tiếp cận nếu không sẽ phải chịu mọi trách nhiệm. Máy bay Trung Quốc không trả lời đáp trả của phi công Hoa Kỳ và chỉ đi sau máy bay Mỹ khoảng 15 phút rồi quay đầu.
  • Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Momsen của Hải quân Mỹ vừa tiến hành tập trận chung trên Biển Đông với tàu của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản và Hải quân Hoàng gia Úc, kết thúc vào ngày 15/ 3 vừa qua.
  • Hoạt động của nhóm tàu sân bay Nimitz: Theo trang web của Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Kỳ, ba tầu USS Nimitz, USS Wayne E. Meyer và USS Decatur đã phối hợp tập trận chống tàu ngầm, phòng không, đổ bộ trực thăng trên boong và tập bắn đạn thật trên biển với tầu khu trục chở trực thăng JS Ise của Nhật Bản. Mục đích là nhằm “mở rộng khả năng tương tác và tăng cường năng lực” của hai bên và khẳng định “quyết tâm bảo vệ quyền lưu thông trên biển và trên không ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”. Sau chuyến tập trận ở Biển Đông, nhóm tầu sân bay Nimitz cập cảng Busan của Hàn Quốc hôm 28/3 để chuẩn bị một cuộc tập trận ba bên Mỹ – Nhật – Hàn, đánh dấu kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ đồng minh Hoa Kỳ – Hàn Quốc. Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Nimitz quay lại Biển Đông và tham gia các hoạt động huấn luyện trên biển, trên không và dưới biển tại đó. Cùng tham gia những hoạt động này còn có các máy bay cánh cố định và cánh quay. Mạng USNI và Marine Tracker loan tin vừa nêu ngày 17/4. Phó Đề đốc Christopher Sweeney- chỉ huy Nhóm Tác chiến tàu Sân bay 1 ra thông cáo về hoạt động của nhóm tàu USS Nimitz như vừa nêu và cho biết rõ hoạt động này nhằm hoàn thành cam kết với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực: Mỹ không bỏ đi đến nơi nào khác. Phó Đề đốc Christopher Sweeney cho rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực giúp củng cố các tuyến liên lạc rộng mở trên biển và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Đây là lần thứ ba nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Nimitz hoạt động tại Biển Đông kể từ khi được bố trí cho chương trình Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Vào đầu tháng tư vừa qua, nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Nimitz tham gia cuộc tập trận ba bên với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải Quân Hàn Quốc tại khu vực Biển Hoa Đông.
  • Hoạt động của tàu khu trục Millus: Trong 4 tháng đầu 2023, ngày 23/3, tàu khu trục USS MilIus Mỹ thực hiện chiến dịch tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Bộ tư lệnh Chiến khu miền Nam thuộc quân đội Trung Quốc cho biết đã theo dõi và “phát cảnh báo rời đi” đối với tàu Milius. Hạm đội 7 hải quân Mỹ sau đó ra thông cáo cho hay tàu Milius “đang hoạt động bình thường ở Biển Đông và không bị xua đuổi”, nhưng không cho biết chiến hạm lúc đó đang thực hiện nhiệm vụ gì. Thông báo được đưa ra sau khi quân đội Trung Quốc tuyên bố tiếp tục “giám sát và xua đuổi” tàu Milius sau khi khu trục hạm này áp sát quần đảo Hoàng Sa lần thứ hai trong vòng hai ngày qua. Ngày 10/4, USS Milius lại thực hiện hoạt động tự do hàng hải trong vòng 12 hải lý gần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Philippines. Ngày 16/4, KTH Milius trở lại Hoàng Sa lần thứ ba.
  • Hoạt động của tàu khu trục Millus: Trong 6 tháng đầu 2023, ngày 23/3, tàu khu trục USS MilIus Mỹ thực hiện chiến dịch tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Bộ tư lệnh Chiến khu miền Nam thuộc quân đội Trung Quốc cho biết đã theo dõi và “phát cảnh báo rời đi” đối với tàu Milius. Hạm đội 7 hải quân Mỹ sau đó ra thông cáo cho hay tàu Milius “đang hoạt động bình thường ở Biển Đông và không bị xua đuổi”, nhưng không cho biết chiến hạm lúc đó đang thực hiện nhiệm vụ gì. Thông báo được đưa ra sau khi quân đội Trung Quốc tuyên bố tiếp tục “giám sát và xua đuổi” tàu Milius sau khi khu trục hạm này áp sát quần đảo Hoàng Sa lần thứ hai trong vòng hai ngày qua. Ngày 10/4, USS Milius lại thực hiện hoạt động tự do hàng hải trong vòng 12 hải lý gần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Philippines.

Một tàu chiến Trung Quốc được cho là đã lao tới trong phạm vi cách tàu khu trục Mỹ USS Chung-Hoon khoảng 137 m ở eo biển Đài Loan, khi tàu sân bay Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận chung với Canada.
 

Chiến đấu cơ Trung Quốc lượn ‘hung hãn’ gần máy bay quân sự Mỹ

  • Từ ngày 1 đến 7/6/2023, lần đầu tiên tuần duyên ba nước Philippines, Nhật và Mỹ tổ chức một cuộc tập trận chung ở  Biển Đông, ngoài khơi tỉnh Bataan, phía tây bắc Philippines. Dù Manila khẳng định rằng cuộc tập trận chỉ là một hoạt động thường lệ giữa lực lượng tuần duyên thuộc các nước đối tác, nhưng theo giới phân tích, hoạt động này là một bước mới trong chiến lược của Mỹ muốn hình thành các liên minh nhỏ tại vùng châu Á-Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc.

Vịnh Bengal và Vùng biển nam Thái Bình Dương:

  • Hãng tin Mỹ AP ngày 14/1/2023 tiết lộ, Mỹ và quần đảo Marshall, Palau trong tuần đã ký kết một thỏa thuận khung mở rộng quan hệ giữa Washington và khu vực này trong vùng Thái Bình Dương trong hai thập niên sắp tới. Đẩy mạnh an ninh và quân sự để làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực là một trong những mục tiêu của Washington.

Vị trí 2 quần đảo Marshall, Palau

HOA KỲ VÀ CÁC ĐỒNG MINH

Quan chức chịu trách nhiệm trực tiếp về Lục quân Hoa Kỳ đưa ra chi tiết đáng ngạc nhiên trong tuần này về một chiến lược nhiều gọng kìm để ngăn chặn, và nếu cần, chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai với Trung Quốc. Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ Christine Wormuth phát biểu trước cử tọa tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI) hôm 27/2/2023. “Nhưng rõ ràng là chúng ta phải chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc chiến đó.” Các yếu tố của kế hoạch bao gồm triển khai thêm binh sĩ ở châu Á và trang bị cho họ các thiết bị được nâng cấp, bao gồm cả tàu đổ bộ và vũ khí siêu thanh, phần lớn trong số đó sẽ được bố trí sẵn trong khu vực.

Bà Wormuth đã đưa ra ba thành phần chính của cái mà bà gọi là “chiến dịch” của Lục quân Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn một cuộc chiến như vậy, bắt đầu bằng việc xây dựng liên minh với các đồng minh và đối tác nước ngoài để “làm phức tạp” quá trình ra quyết định của giới lãnh đạo Trung Quốc. Bà nói, thứ hai là, Lục Quân đang xem xét việc xây dựng “các trung tâm phân phối” trong khu vực để dự trữ vật tư và nhiên liệu, “có khả năng bắt đầu từ Úc”. Bà Wormuth cũng nêu tên Nhật Bản là một địa điểm tiềm năng và bà gợi ý rằng các thiết bị phi sát thương có thể được tồn trữ ở Philippines và Singapore. Yếu tố thứ ba của chiến dịch răn đe là bố trí các lực lượng có thể nhìn thấy được, đáng tin cậy trong chiến đấu, các lực lượng trong khu vực, bà Wormuth nói. “Mục tiêu của chúng tôi là triển khai các lực lượng Lục quân ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương từ 7 đến 8 tháng trong năm.”

Liên Âu (Anh – Pháp – Đức – Tây Ban Nha – Ý):

  • Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu hoàn tất cuộc tập trận chung kéo dài hai ngày 23 và 24/3/2023 để thúc đẩy “hợp tác hàng hải”, ủng hộ “một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Đây là lần đầu tiên, hai bên phối hợp với nhau để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển trước “những hành động đơn phương của Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Đông”. Theo thông cáo ngày 24/3 của bộ Ngoại Giao Mỹ, địa điểm tập trận được giữ bí mật. Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu đã tiến hành trao đổi nghiệp vụ về trình tự đổ bộ, điều khiển tàu chiến và các bài tập huấn nhằm cải thiện sự phối hợp tác chiến giữa các lực lượng. Ba tầu chiến của Mỹ, Tây Ban Nha và Ý tham giam cuộc tập trận trong khuôn khổ “tuần tra và thực hiện quyền tự do hàng hải trên biển”.
  • Tổng thống Pháp Macron hứng chỉ trích từ cả hai bờ Đại Tây Dương sau khi ông kêu gọi châu Âu không “theo chân Mỹ” trong vấn đề Đài Loan. Trong bài phỏng vấn sau chuyến thăm Trung Quốc tuần qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng châu Âu cần phải là thế lực thứ ba, bên cạnh Mỹ và Trung Quốc, trong trật tự thế giới. Ông cũng hối thúc châu lục này không nên là “chư hầu” trong vấn đề Đài Loan, nhằm tránh bị vướng vào “khủng hoảng không phải của mình”. Tuyên bố của ông lập tức vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội từ các chính trị gia Mỹ và châu Âu.

“Nếu ông Macron đại diện cho châu Âu và lập trường của họ là không chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, Mỹ nên tập trung chính sách đối ngoại vào kiềm chế Trung Quốc, để châu Âu tự giải quyết cuộc chiến ở Ukraine”, nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, viết trên Twitter ngày 9/4. Một số nghị sĩ Cộng hòa, như Chris Smith, chủ tịch một ủy ban Hạ viện về Trung Quốc, còn kêu gọi đánh giá lại quan hệ Mỹ – Pháp. Số khác cho rằng ông Macron “tiêu chuẩn kép” khi Pháp ủng hộ các nỗ lực của Mỹ trong bảo vệ Ukraine, nhưng lại làm ngơ trong vấn đề Đài Loan.

  • Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorious phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 4/6/2023 rằng các quốc gia cần đứng lên vì một trật tự quốc tế dựa theo luật và bảo vệ các tuyến đường hàng hải quan trọng. Reuters dẫn phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Đức tại hội nghị có đoạn: “Chính phủ Đức đã gửi một khu trục đến khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vào năm 2021 và vào năm 2024 sẽ lại điều thêm tàu chiến đến khu vực này – lần này là một khu trục và một tàu hậu cần.” Ông nói thêm việc Đức điều tàu chiến tới khu vực này không nhắm vào bất cứ quốc gia nào.

Úc Đại Lợi: Tình hình Biển Đông là một trong những chủ đề đối thoại của thủ tướng Úc và đồng nhiệm Ấn Độ nhân chuyến công du New Delhi của ông Anthony Albanese. Trong thông cáo chung công bố ngày 10/3/2023, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường quan hệ đối tác về quốc phòng và an ninh hàng hải.

  • Úc đăng cai tổ chức cuộc tập trận chung Malabar (cùng với hải quân Nhật Bản và Mỹ) vào cuối năm 2023 ở ngoài khơi tây Úc. Ấn Độ cũng sẽ tham gia cuộc tập trận Talisman Sabre của Úc.

Nhật Bản: Chuyến công du dày đặc từ châu Âu qua Bắc Mỹ của thủ tướng Nhật Fumio Kishida kết thúc tại Washington hôm 13/1/2023. Hội đàm tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Joe Biden và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã nhất trí tăng cường quan hệ đồng minh giữa hai nước. Washington khẳng định quyết tâm bảo vệ Nhật Bản trước các mối đe dọa từ bên ngoài.

  • Hôm 18/3/2023, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vận chuyển tên lửa chống hạm và phòng không đến căn cứ mới trên đảo Ishigaki ở tỉnh Okinawa phía tây nam đất nước. Lực lượng Phòng vệ Trên bộ đã bắt đầu đưa căn cứ đi vào hoạt động. Đây là một phần trong nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của các đảo phía tây nam. Sẽ có khoảng 570 nhân viên làm việc tại đây, trong đó có các thành viên của đơn vị tên lửa.

Các căn cứ Nhật Bản đối diện bờ biển Trung Quốc

  • Hôm 5/4, Nhật Bản cho biết họ có kế hoạch sẽ trợ giúp tài chính cho các quốc gia để giúp họ tăng cường phòng vệ, đánh dấu việc Nhật Bản có bước đi rõ ràng đầu tiên thôi áp dụng các quy định cấm sử dụng viện trợ quốc tế cho mục đích quân sự, theo Reuters. Những nước nhận viện trợ đầu tiên nhiều khả năng sẽ là Philippines, Malaysia, Bangladesh hoặc Fiji. Bộ Ngoại giao hôm 5/4 khởi động một chương trình để bắt đầu một nghiên cứu khả thi cho OSA ở những quốc gia đó, với mục đích tăng cường an ninh hàng hải của họ. Nhật đang xem xét cung cấp radar cho Philippines để giúp nước này giám sát hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông có nhiều tranh chấp, báo Yomiuri đưa tin hôm 3/4.

Hàn Quốc:

  • Ngày 5/12/2022, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện để thúc đẩy hợp tác về thương mại và đầu tư. 
  • Quân đội Hàn Quốc và Hoa Kỳ vào hôm 3/3/2023 loan báo việc sẽ tổ chức cuộc tập trận chung lớn nhất trong 5 năm gần đây vào cuối tháng Ba này, Bắc Triều Tiên đã đe dọa sẽ có hành động mạnh mẽ “chưa từng có” chống lại các cuộc tập trận như vậy. Có khả năng nước này sẽ đáp trả cuộc tập trân sắp tới bằng các vụ thử tên lửa.

Đài Loan:

  • Mỹ đã chấp thuận bán gói vũ khí trị giá 1.1 tỷ USD cho Đài Loan, khiến Trung Quốc tức giận. Thỏa thuận được đề xuất bao gồm một hệ thống radar cảnh báo có khả năng theo dõi tên lửa đang tiến đến hòn đảo, tên lửa đối hạm và và tên lửa phòng không.
  • Chính phủ Mỹ đang xem xét kế hoạch hợp tác sản xuất vũ khí với Đài Loan. Đây là một sáng kiến nhằm tăng tốc chuyển giao vũ khí để tăng cường khả năng ngăn chặn Trung Quốc của Đài Bắc, theo Reuters.Hammond-Chambers cho biết họ vẫn chưa xác định được loại vũ khí nào sẽ được coi là một phần của nỗ lực này, mặc dù họ có thể sẽ tập trung vào việc cung cấp cho Đài Loan nhiều vũ khí và công nghệ tên lửa lâu đời. Các quan chức Mỹ đang thúc đẩy Đài Loan hiện đại hóa quân đội để nước này có thể trở thành “con nhím”, khó bị Trung Quốc tấn công.

Các nước ASEAN: Ngày 12/11, ASEAN – Mỹ ra tuyên bố thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đồng thời Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố hỗ trợ 850 triệu USD cho ASEAN trong năm 2023. Như giáo sư Thayer đã nói: “Phần lớn các thành viên ASEAN lặng lẽ hoan nghênh sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực như một đối trọng với Trung Quốc.” ASEAN là một khối khu vực bao gồm 10 quốc gia.

Philippines:

  • Philippines đang cố gắng đẩy mạnh hợp tác quân sự với Nhật Bản. Hôm 20/1, đô đốc Philippines Artemio Abu sau cuộc gặp với chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật, Tanaka Akihiko cho biết, Manila đã đề nghị Tokyo hỗ trợ để trang bị thêm ít nhất 5 tàu tuần tra loại lớn. Lực lượng tuần duyên Philippines hiện đã nhận 12 tàu tuần tra của Nhật nhằm đối phó với các hoạt động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong vùng Biển Đông. Dự kiến tổng thống Philippines, Ferdinand Maros Jr. Sẽ tới thăm Nhật Bản lần đầu vào tháng 2/2023.
  • Mỹ đã đảm bảo việc tiếp cận thêm bốn căn cứ quân sự tại Philippines – khu vực chính để giám sát trực diện Trung Quốc trên Biển Đông và xung quanh Đài Loan.

Tuyên bố chung không nêu rõ địa điểm của bốn căn cứ mới, nhưng theo nhiều nguồn tin, đa số sẽ nằm trên đảo chính Luzon gần Đài Loan nhất, nơi mà Mỹ đã có hai căn cứ. Một căn cứ khác có thể nằm trên đảo Palawan (phía tây Philippines), đối diện với quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Với thỏa thuận này, Washington đã lắp được khoảng trống trong một vòng cung gồm các đồng minh của Mỹ trải dài từ Hàn Quốc và Nhật Bản ở phía bắc đến Úc ở phía nam. Tuyến kết nối bị thiếu là Philippines, giáp với hai điểm nóng tiềm tàng lớn nhất, Đài Loan và Biển Đông, phía Manila gọi là Biển Tây Philippines. Mỹ trước đó đã có sự tiếp cận mang tính hạn chế đến năm địa điểm theo Thỏa thuận Tăng cường Phòng vệ, Enhanced Defense Cooperation Agreement (EDCA) – các bổ sung mới và mở rộng tiếp cận, theo một tuyên bố từ Washington, sẽ “cho phép sự hỗ trợ nhân đạo nhanh chóng hơn và các thảm họa liên quan đến khí hậu ở Philippines, và phản ứng trước những thách thức chung”, có lẽ liên quan đến việc đối phó với Trung Quốc trong khu vực. Tuyên bố được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin gặp Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr ở Manila hôm thứ Năm 26/1/2023. Mỹ và Philippines bắt đầu dự án trị giá 25 triệu USD nhằm cải tạo đường băng ở căn cứ không quân Basa trên đảo Luzon. Trước thỏa thuận mở rộng quyền tiếp cận hạ tầng quân sự công bố ngày 2/2, quân đội Mỹ được phép sử dụng căn cứ Basa cùng 4 cơ sở khác ở Philippines là căn cứ không quân Antonio Bautista, Benito Ebuen, Lumbia và căn cứ lục quân Fort Magsaysay.

Bản đồ minh họa đường lưu thông hàng hải từ Bắc xuống Nam xuyên qua biển Tây Philippines, xuyên qua biển Hoàng Sa, biển Trường Sa băng ngang Biển Đông tới eo Malacca; Vị trí đảo Palawan tây-nam Philippines, đảo Cagayan phía bắc Philippines cách căn cứ Cao Hùng Đài Loan 200 km, đảo Pag Asa (Thị Tứ) và rạn san hô Ba Đầu hình chữ V thuộc cụm Sinh Tồn cách đảo nhân tạo Vành Khăn 60 hải lý ở khu vực biển Trường Sa – VHO Map.

  • Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr công du Nhật Bản trong 5 ngày, từ 8 đến 13/2/2023. Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất thể hiện tầm mức quan trọng của Tokyo đối với Manila. Chính quyền Marcos Jr. trông cậy nhiều vào Nhật Bản để giữ thế cân bằng giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc.  Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn, tổng thống Ferdinand Marcos Jr. xác nhận một đề xuất hợp tác quân sự ba bên Mỹ – Nhật – Philippines đã được thảo luận trong chuyến công du Nhật Bản kéo dài năm ngày vừa qua, bắt đầu từ hôm thứ Tư 8/2, và sẽ tiếp tục nghiên cứu đề nghị này một khi trở về nước. 
  • Ngày 13/2/2023, Philippines cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc đã chiếu tia laser cấp quân sự vào một tàu tuần duyên của Manila, khiến một số thủy thủ đoàn nước này mất thị lực tạm thời.
  • Thủy quân lục chiến Philippines (PMC) đang xem khu đất rộng 10 ha trên đảo Lubang thuộc tỉnh Occidental Mindoro, hướng ra Biển Đông, như một điểm quan trọng trong “chiến lược phòng thủ bờ biển” của quân đội nước này trước các mối đe dọa từ bên ngoài, theo tờ Philippine Daily Inquirer hôm nay 27.2. Khu đất 10 ha ở Lubang được tặng cho PMC cũng có thể đóng góp một phần cho sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng cho những tên lửa BrahMos đầu tiên mà Philippines sẽ nhận từ Ấn Độ, theo Philippine Daily Inquirer.
  • Philippines đang thảo luận với Nhật Bản và Úc về kế hoạch tuần tra Biển Đông chung với Mỹ trong thời gian tới. Truyền thông Philippines hôm 28/2 dẫn lời của Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez cho biết như vậy. Đại sứ Philippines cho biết các cuộc gặp đã được thiết lập, Nhật Bản và Úc có thể sẽ tham gia vào các thảo luận chung này với Mỹ và Philippiines. Nếu cả bốn nước thống nhất tham gia hoạt động chung này thì đây sẽ là lần đầu tiên Philippines tham gia một hoạt động tuần tra quân sự chung như vậy ở Biển Đông, một hành động được đánh giá là sẽ làm Bắc Kinh tức giận. Hiện các cơ quan ngoại giao của Úc và Nhật Bản vẫn chưa đưa ra lời bình luận gì về thông tin này. Philippines cũng đang triển khai làm việc cùng các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Singapore, về phương cách mở rộng hợp tác an ninh và quốc phòng.
  • Cảnh sát biển Philippines thông báo phát hiện ít nhất 42 tàu Trung Quốc, được cho là tàu dân quân biển, xuất hiện gần đảo Thị Tứ trên Biển Đông. Trong tuyên bố ngày 4/3, cảnh sát biển Philippines (PCG) cho biết số tàu nghi là của dân quân biển Trung Quốc này neo đậu cách đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 4.5 – 8 hải lý. PCG không nói rõ những tàu này xuất hiện từ thời điểm nào. PCG thêm rằng tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu CCG-5203 và một tàu hải quân cũng xuất hiện ở khu vực cách đảo Thị Tứ 4 – 8 hải lý. Các tàu được cho là thuộc dân quân biển Trung Quốc chia thành hai nhóm lớn, một nhóm gồm 14 tàu thả neo gần khu vực đá Hoài Ân, cách đảo Thị Tứ khoảng 4 hải lý về phía tây, và một nhóm 28 tàu tập trung gần đá Cái Vung, đều thuộc quần đảo Trường Sa.

Thi Tu Reefs

  • Philippines và Hoa Kỳ trong năm 2023 sẽ tiến hành cuộc tập trận quân sự chung lớn nhất kể từ năm 2015, tư lệnh quân đội Manila cho biết hôm 15/2, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc ở Biển Đông, theo Reuters. Cuộc tập trận nhấn mạnh mối quan hệ được cải thiện với Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., và diễn ra khi Philippines lên án các hành động “hung hang” của Trung Quốc trên tuyến đường thủy đang tranh chấp, bao gồm cả việc chiếu “tia laser cấp độ quân sự” vào một trong các tàu của Manila trước đây trong tháng này. Cuộc tập trận hàng năm có tên ‘Balikatan’ sẽ được tiến hành vào quý II với sự tham gia của 17,600 người tham gia từ cả hai bên, trong đó có khoảng 12,000 người từ phía Hoa Kỳ, và lần đầu tiên sẽ có “các cuộc diễn tập bắn đạn thật”. Trước đó, cuộc tập trận chung lớn nhất diễn ra vào năm 2015 với hơn 11,000 binh sĩ tham gia.
  • Hoa Kỳ vừa đưa ra các điều khoản rõ ràng về phạm vi cam kết theo hiệp ước phòng thủ với Philippines, đó là các định hướng chỉ đạo mới đề cập cụ thể đến các cuộc tấn công ở Biển Đông, bao gồm cả các cuộc tấn công vào lực lượng tuần duyên của nước này. Bản “Định hướng phòng thủ song phương” dài 6 trang đã được hai bên nhất trí ở Washington hôm 3/5 sau một nỗ lực thúc đẩy mới dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos nhằm cập nhật Hiệp ước phòng thủ chung giữa nước ông với Mỹ, vào thời điểm ngày càng có nhiều căng thẳng và đối đầu trên biển với Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên có các định hướng chỉ đạo được viết rõ ràng kể từ khi hiệp ước được ký kết vào năm 1951 và ra đời sau khi Philippines đưa ra hàng loạt những lời phản đối ngoại giao trong năm qua về các hành động và mối đe dọa “hung hãn” của Trung Quốc đối với lực lượng tuần duyên của Phillipines. Các định hướng viết cụ thể rằng các cam kết theo hiệp ước song phương sẽ được kích hoạt nếu một trong hai bên bị tấn công ở trong chính Biển Đông và kể cả khi các tàu tuần duyên bị nhắm mục tiêu. Phần cập nhật cũng bao gồm các điều nói về các hình thức chiến tranh hiện đại, bao gồm cả “chiến thuật vùng xám”. Trung Quốc thường bị cáo buộc là sử dụng chiến thuật này để khẳng định yêu sách chủ quyền của họ. Bản định hướng chỉ đạo không nêu đích danh Trung Quốc.

Việt Nam: GSThayer nói Việt Nam là một ví dụ điển hình của sự chào đón thầm lặng này. ông lưu ý cách quốc gia này – một trong nhiều bên yêu sách trong tranh chấp Biển Đông – “ủng hộ một cách riêng tư” sự hiện diện liên tục của Mỹ trong khu vực, với việc lầu năm góc cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á này các tàu cho lực lượng bảo vệ bờ biển.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vừa có cuộc điện đàm với Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào sáng 29/3, giờ Washington, là buổi tối cùng ngày, theo giờ Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo trao đổi về việc nâng cấp mối quan hệ hai nước lên thành đối tác chiến lược, một trong những nội dung đang được quan tâm nhân kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và trên nền tảng đó, hai ông thảo luận một thoả thuận mới về hợp tác quốc phòng, theo nguồn tin am tường nói với VOA.

  • Báo điện tử đảng CSVN xác nhận hôm 24/1/2023 rằng Indonesia và Việt Nam cuối cùng đã đi đến thống nhất về ranh giới EEZ dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 sau 12 năm đàm phán.

Vùng tranh chấp Việt Nam – Indonesia

  • Năm 2023, Việt Nam đánh dấu 35 năm ngày diễn ra hải chiến Gạc Ma (Trường Sa) với Trung Quốc vào tuần này bằng một loạt những tưởng niệm cho thấy một sự thay đổi rõ rệt trong cách tiếp cận trong nước đối với sự kiện lịch sử này.

Tưởng niệm Gạc Ma 1988 – 2023

  • Theo dữ liệu của trang theo dõi tàu thuyền Marine Traffic (Giao thông Hàng hải), một tàu hải cảnh của Trung Quốc và một tàu kiểm ngư của Việt Nam rõ ràng đã có một cuộc chạm trán căng thẳng vào cuối tuần qua ở Biển Đông. Vụ việc xảy ra ở vùng biển cách Bãi Tư Chính 50 hải lý (92.6km) về phía nam – nơi được biết đến như một điểm nóng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông. Một chuyên gia nghiên cứu ở California cho biết, theo dữ liệu dựa trên tín hiệu của Hệ thống Nhận diện Tự động (AIS) từ hai tàu này, tàu Hải cảnh Trung Quốc CCG5205 và tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã tiến “gần nhau một cách điên rồ” vào lúc khoảng 7h sáng Chủ Nhật (giờ địa phương hay nửa đêm giờ UTC). Theo dữ liệu theo dõi, đến khoảng chiều thứ Hai (giờ địa phương), tàu hải cảnh CCG5205 đã đang hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia sau khi rời vùng biển của Việt Nam – nơi trước đó đã bị tàu Kiểm ngư 278 bám đuổi từ ngày 24/3/2023 mặc dù tàu này của Trung Quốc to hơn tàu Việt Nam một cách đáng kể. Có thời điểm, hai tàu này chỉ cách nhau chưa đầy 10 m – ông Ray Powell, người đứng đầu dự án Myoushu (Biển Đông) ở Đại học Stanford – người đầu tiên phát hiện ra vụ việc trên biển này. “Mặc dù có sự khác biệt về kích cỡ nhưng tàu Việt Nam khá táo bạo. Tàu Trung Quốc to gấp đôi tàu Việt Nam” – ông Powel nói. “Chắc chắn đã có một cuộc chạm trán rất căng thẳng”. Khoảng 90 phút sau, tàu Trung Quốc rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nơi nó đã ở đó từ tối 24/3.

Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã bám sát tàu hải cảnh Trung Quốc CCG 5205. Ảnh: Maritime Traffic

  • Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến Việt Nam vào giữa tháng 4/2023, Thượng nghị sĩ Jeff Merkley cho biết trong một cuộc họp báo ở Hà Nội ngày thứ Bảy, như một phần trong nỗ lực của Washington nhằm nâng quan hệ ngoại giao với Hà Nội lên một tầm cao mới trong năm nay. Chuyến thăm của ông Blinken, chưa được công bố chính thức, diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc điện đàm vào tuần trước với Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tàu khảo sát của Trung Quốc đang có mặt tại Bãi Tư Chính của Việt Nam trong khi tàu Cảnh sát biển Việt Nam CBS 7011 đang theo sát. Dữ liệu từ Marine Traffic mà RFA ghi nhận được trong ngày 15/5 cho thấy tàu khảo sát Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong 10) của Trung Quốc trong hai ngày qua vẫn đi lại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Như RFA đã đưa tin, từ hôm 7 tháng 5 năm 2023, tàu khảo sát của Trung Quốc Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong 10) cùng đội tàu hộ tống hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các tàu chấp pháp của Việt Nam ra thực địa để đi theo giám sát các hoạt động của Trung Quốc. Trong ngày 13 tháng 5 năm 2023, tàu Xiang Yang Hong 10 đã tiến về phía đông bắc, dường như muốn rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau thời gian dài tiến hành khảo sát bất hợp pháp. Tuy nhiên, hôm 14 tháng 5, con tàu này đột ngột quay ngược trở lại vùng Tư Chính, nơi khai thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam. Hành động tiến về phía đông bắc của tàu Xiang Yang Hong 10 dường như là để đánh lạc hướng các tàu chấp pháp của Việt Nam. Theo dữ liệu của AIS mà RFA có được hôm 15/5, tại vùng biển Bãi Tư Chính, tàu Cảnh sát biển Việt Nam CBS 7011 đang theo sát tàu Xiang Yang Hong của Trung Quốc. Tàu CSB 7011 được hỗ trợ bởi tàu CSB 8001.

Tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) của Trung Quốc và đoàn tàu hộ tống gồm tàu hải cảnh và dân quân biển đã rời vùng biển Việt Nam sau 28 ngày liên tục đi lại trong vùng nước này. Chuyên gia Raymond Powell, người đứng đầu dự án Myoushu thuộc Trung tâm Gordian Knot về An ninh Quốc gia thuộc Đại học Standford, Mỹ, cho biết thông tin này trên Twitter với hình ảnh theo dõi đoàn tàu được cập nhật. Chuyên gia Raymond Powell là người liên tục theo dõi các hoạt động của tàu Trung Quốc ở vùng Biển Đông và đưa tin về hoạt động của các tàu này trong vùng biển của Việt Nam thời gian qua. Chuyên gia này viết trên Twitter hôm 5/6: “Cuối cùng cũng kết thúc (có thể). 28 ngày sau khi đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiên cứu trái phép, tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc cùng đoàn tàu hộ tống lớn bao gồm hải cảnh và dân quân biển dường như đang hướng trở về nước”.

Indonesia: Cuối năm 2021, giới quan sát chú ý thông tin người đứng đầu Cơ quan An ninh hàng hải Indonesia mời tư lệnh các lực lượng tuần duyên/cảnh sát biển của Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Singapore dự một hội nghị hàng hải vào tháng 2/2022 để “chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy tình anh em”. Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines và Việt Nam nằm trong khái niệm mới của giới chuyên gia là nhóm A5 – quốc gia có các vấn đề về lãnh thổ và hàng hải với Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay Indonesia vẫn chưa tiết lộ nghị trình cuộc họp cũng như vẫn chưa có quốc gia nào trong 5 quốc gia ASEAN được mời chính thức xác nhận tham gia cuộc họp vào tháng 2/2022.

  • Theo tin tức từ Bộ Quốc phòng Indonesia, cuộc tập trận năm nay sẽ diễn ra ở khu vực quần đảo phía Nam Sumatra và phía Đông của đảo Borneo, từ ngày 1 đến 14 Tháng Tám. Đây là cuộc tập trận được mô tả là lớn nhất từ khi được bắt đầu vào năm 2009 đến nay, bao gồm cả huấn luyện tác chiến trên bộ và đổ bộ tấn công từ biển. Ngoài hai nước đồng tổ chức là Indonesia và Mỹ, tin tức cho hay trong số 14 nước tham gia, mới thấy nêu tên thêm Nhật Bản, Úc, Singapore, Malaysia, Anh Quốc, Canada.

TRUNG QUỐC VÀ CÁC ĐỒNG MINH

Ngày 30/12/2022, Đài truyền thanh Trung Quốc cho biết ông Tần Cương, 56 tuổi, hiện là đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng Ngoại giao thay ông Vương Nghị, 69 tuổi, người được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10. Ông được kỳ vọng sẽ đóng vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Với chức vụ mới, ông Tần Cương sẽ trở về Bắc Kinh từ Washington sau 17 tháng công tác với tư cách là đại sứ thứ 11 của Trung Quốc tại Mỹ.

CÁC NƯỚC GIỮ LIÊN LẠC TỐT VỚI TRUNG QUỐC

Năm 2022, Campuchia đảm nhiệm chức vụ chủ tịch khối ASEAN và Hun Sen lập lại trò cũ.

Campuchia:  Campuchia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay đã đóng một vai trò quan trọng để giúp Ukraine hiện diện ở Đông Nam Á, dù chỉ mang tính biểu tượng.

Điều đặc biệt là trong dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng 11 ở Phnom Penh là lúc vai trò của Thủ tướng Hun Sen được truyền thông thế giới chú ý, nhất là quan điểm nhất quán ủng hộ Ukraine của ông. Tuy thế, không phải chỉ khi đăng cai các sự kiện quốc tế quan trọng, chính quyền của Thủ tướng Hun Sen mới lên tiếng về vấn đề Ukraine. Đầu tháng 11, ông Hun Sen đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để bày tỏ nhu cầu chấm dứt chiến tranh, giúp “Ukraine giành lại hòa bình, ổn định, sự toàn vẹn lãnh thổ và phát triển”, theo Phủ Thủ tướng Vương quốc Campuchia. Ngay từ trong năm, ông Hun Sen đã công khai lên án Nga xâm lăng Ukraine. Trong khi đó, bốn lần tổng cộng, Việt Nam đã bỏ các phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược mà Nga phát động tại Ukraine.

  • Ngày 21/1/2022, các tàu nạo vét đã được phát hiện ở ngoài khơi căn cứ hải quân Ream của Campuchia, nơi Trung Quốc đang tài trợ các hoạt động thi công và sẽ cần có các cơ sở cảng nước sâu hơn để các tàu quân sự lớn hơn có thể cập cảng, một viện nghiên cứu của Mỹ cho biết.

Không ảnh chụp các tàu nạo vét ngoài khơi căn cứ hải quân Ream của Campuchia

  • Một căn cứ hải quân của Campuchia đang được xây dựng với sự trợ giúp của Trung Quốc và sẽ có một phần dành riêng cho quân đội Trung Quốc, báo Mỹ Washington Post loan tin hôm 6/6. Báo Anh The Guardian hôm 7/6 nhận định rằng sự hiện diện như vậy sẽ đánh dấu sự mở rộng đáng kể khả năng tiếp cận quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Các đảo quốc vùng Thái Bình Dương: Solomo lần đầu tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh vào tháng 3/2022. Thủ tướng Sogavare cho rằng động thái này nhằm giúp đa dạng hóa các đối tác an ninh của quốc đảo Thái Bình Dương. Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố hiệp ước này nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh giữa hai quốc gia. Dù đã ký kết thoả thuận cuối cùng, song hai bên chưa công bố rộng rãi nội dung chi tiết các điều khoản. Tuy nhiên, một tài liệu dự thảo bị rò rỉ hồi tháng 3 cho biết thỏa thuận an ninh giữa hai bên hứa hẹn việc Bắc Kinh sẽ hỗ trợ Solomon duy trì trật tự xã hội, cứu trợ thiên tai cũng như cho phép tàu chiến của Trung Quốc cập cảng nước này để tiếp viện và chuyển giao thuỷ thủ. Theo thoả thuận, Trung Quốc cũng có thể đặt các thiết bị quân sự và căn cứ quân sự ở nước này, nếu nhận được sự đồng ý của chính phủ Quần đảo Solomon.

Tháng 5/2022, 10 đảo quốc ở Thái Bình Dương đã không đạt được thỏa thuận hiệp ước an ninh với Bắc Kinh, tuy Ngoại trưởng Trung Quốc nói với họ chớ nên lo lắng về những ý định của Bắc Kinh. Ông Vương Nghị đang tham dự một kỳ họp thượng đỉnh khu vực ở Fiji, nơi các tham vọng của Bắc Kinh về những mối quan hệ an ninh rộng lớn hơn đã gây ra tâm lý lo ngại. Papua Tân Guinea, Samoa và Liên bang Micronesia được cho là nằm trong số các nước quan ngại về đề xuất của Bắc Kinh, bên cạnh Palau, đảo quốc đã công nhận Đài Loan và không được mời dự họp lần này. Đây mới chỉ là lần thứ hai Ngoại trưởng Trung Quốc gặp gỡ các vị ngoại trưởng Thái Bình Dương trong một cuộc họp hỗn hợp. Cuộc họp đầu tiên diễn ra hồi tháng Mười năm ngoái.

KẾT LUẬN

Tuyên bố IPS vào đầu năm 2022 là thời điểm để Việt Nam có thể thể hiện một vai trò tích cực hơn trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Một số lo lắng của Việt Nam đã được IPS đưa ra quan điểm rõ ràng. Thứ nhất, Việt Nam e ngại việc buộc phải chọn bên giữa Mỹ và Trung Quốc thì quan điểm của Mỹ thể hiện rõ trong IPS là không buộc các quốc gia phải chọn bên. Thứ hai, Việt Nam cũng chọn chiến lược “Bốn không” để tránh bị vướng vào các căng thẳng khi có các liên minh quân sự. Nhưng Nhà Trắng đã cho thấy IPS không chỉ là các liên minh quân sự mà còn là sự thúc đẩy phát triển thịnh vượng chung giữa các quốc gia ở đây. IPS nhắc lại việc Hoa Kỳ có kế hoạch khởi động Khung kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương là một sáng kiến mà chính quyền Biden hy vọng ít nhất sẽ lấp đầy một phần khoảng cách lớn trong cam kết với khu vực kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump từ bỏ khuôn khổ thương mại đa phương vào năm 2017.

Chính phủ Hoa Kỳ cho biết trong IPS rằng họ sẽ mở rộng sự hiện diện và hợp tác của Lực lượng Cảnh sát biển ở Đông Nam và Nam Á, cũng như tại các quần đảo Thái Bình Dương, và tập trung vào “tư vấn, đào tạo, triển khai và xây dựng năng lực” cho các lực lượng này. Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam có thể hiện đại hóa và nâng cao năng lực của Lực lượng Cảnh sát biển của mình, nhằm chống lại các đe dọa từ chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc.

Cuộc chiến Ukraine cho thấy khả năng quân sự của Nga Sô không mạnh mẽ như mọi người thường nghĩ. Như vậy, liên hệ giữa Việt Nam và Nga Sô về khí tài quân sự có thể chyển đổi qua những quốc gia khác như Đức Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây chính là cơ hội để Việt Nam thay đổi và bứt phá nếu biết tận dụng các thời cơ mang lại từ IPS này. Ngay cả Ukraine cũng là đối tác tiềm năng.

Nhìn lại những phát biểu giữa hai phía Mỹ và Trung Quốc, chuyên gia về kinh tế, Jean-François Di Meglio, nhận định, cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên này giữa Joe Biden và Tập Cận Bình chỉ cho phép đôi bên tạm hạ nhiệt căng thẳng. Ông ví cuộc dàn xếp này như là quãng thời gian “nghỉ lấy sức” giữa hai hiệp đấu, trong bối cảnh cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chịu nhiều sức ép từ trong nước và bên ngoài. “Trung Quốc của ông Tập Cận Bình, bất chấp vẻ bề ngoài thành công rực rỡ của Đại hội 20 ĐCSTQ, vào lúc này đang bị dồn vào chân tường. Suy thoái kinh tế đúng là không hiện hữu ở Trung Quốc, nhưng khi tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2.5%, hay 3%, rồi mối đe dọa dân số, tỷ lệ thất nghiệp cao, thì đúng là vào lúc này người ta không thể quá tập trung vào một cuộc đối đầu trực diện với đối tác muôn thuở. Họ cần nghỉ lấy sức, giống như là đợt nghỉ giải lao giữa hai hiệp đấu”.

Ngược lại, về phía Hoa Kỳ, trước hệ quả do chiến tranh Ukraine mà Nga phát động gây ra, dẫn đến lạm phát tăng vọt, giá nhiên liệu tăng cao, gây khó khăn cho đời sống thường nhật và cho sản xuất, sức ép từ người dân trong nước và từ các nước đồng minh cũng như cộng đồng quốc tế mỗi lúc một lớn buộc chính quyền Biden phải chấp nhận lùi bước. Đối với Washington, kỳ “nghỉ dưỡng sức” này cũng là lúc để chuẩn bị cho một trận đấu khác lớn hơn mà cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đang nhắm đến, nhằm giành thế bá quyền làm chủ công nghệ bán dẫn, cho phép thống trị thế giới trong tương lai.

Hôm 18/6/2023, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến công du đầu tiên đến Trung Quốc trong gần năm tháng qua, sau khi mối quan hệ song phương rạn nứt nghiêm trọng liên quan đến vụ khinh khí cầu tình nghi là do thám của Bắc Kinh. Trên hết, chuyến công du của ông Blinken là về việc thiết lập lại tương tác, ngăn chặn chiến tranh. Thế nhưng chờ đợi ông Blinken hưởng ứng những cảnh báo được Mỹ đưa ra cho phía Trung Quốc tại Vienna về những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng nếu Trung Quốc có trợ giúp tài chính và quân sự cho Nga. Các tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đã có những màn đối đầu căng thẳng liên quan đến eo biển Đài Loan và Biển Đông. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trong phần lớn khu vực ở Biển Đông, trong khi Mỹ khẳng định đây là vùng lãnh hải quốc tế. Một kết quả thỏa mãn từ chuyến đi cho cả đôi bên có thể chỉ đơn giản là mở lại các kênh liên lạc, nhằm giúp ngăn chặn xảy ra vụ việc dẫn đến xung đột quân sự.

THAM KHẢO

  1. Việt Nam ghi nhận Báo cáo số 150 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các ranh giới biển” đăng trên mạng VOV.VN ngày 14/1/2022.
  2. Bài viết “Thất bại với đường lưỡi bò, Trung Quốc giải thích gì về Tứ Sa? đăng trên mạng RFA ngày 27/1/2022.
  3. Bài viết “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới của Mỹ có tên Việt Nam” đăng trên mạng VOA ngày 14/2/2022.
  4. Bài viết “Việt Nam nằm đâu trong Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương Mỹ mới công bố?” đăng trên mạng RFA ngày 16/2/2022.
  5. Bài viết “Bắc Kinh dỗ ASEAN đẩy ‘thế lực bên ngoài’ ra khỏi tranh chấp Biển Đông” đăng trên mạng RFA ngày 25/7/2022.
  6. Bài viết “Cam Ranh – con chốt quan trọng trong thế trận đối ngoại mới” đăng trên mạng BBC Tiếng Việt ngày 27/8/2022.
  7. Bài viết “Triển vọng nào cho Hải Quân Châu Á trước sức mạnh Trung Quốc? đăng trên mạng RFI ngày 9/12/2022.
  8. Bài viết “Quân Mỹ ‘bao vây’ Trung Quốc, ASEAN có ‘lặng lẽ chào đón’? đăng trên mạng APNEWS.COM ngày 11/2/2023.
  9. Bài viết “Trung Quốc gây sức ép với Nga, có thể tạo xung đột cao ‘chưa từng có’ trên Biển Đông” đăng trên mạng BBC News Tiếng Việt ngày 8/4/2023.

 

*****

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *